Di sản thừa kế

Di sản thừa kế đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Người không cùng hộ khẩu có được hưởng di sản thừa kế

Nhà tôi có 6 anh chị em, ba mẹ mất từ lâu mẹ mất năm 1990 và ba mất 20/6/2006 không để lại di chúc. Mẹ tôi Nguyễn Thi A là người đứng tên mua nhà (nhà không sổ đỏ và chỉ có giấy viết tay có xác nhận) với diện tích là dài 8m ngang 2,5m nhà bằng lá, nhà sàn. Trong nhà hiện giờ chỉ có tôi và con gái sống, anh chị em của tôi đã ra ở riêng từ lâu và chuyển hộ khẩu đi nơi khác. Tôi là người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu và con gái tôi là nhân khẩu trong sổ. Sau này tôi có sửa chửa nhà 3lần và nới rộng diện tích nhà ra dài 15m và ngang 4,5m nhà xây lại bằng gạch,đổ nền giả, 1 gác lửng (nhà ven sông). Nay anh chị em của tôi thấy nhà khang trang và có giá nên có ý dòm ngó muốn tranh chấp và chia đều tài sản làm 6 phần bằng nhau. Anh trai thứ 6 của tôi vì nghĩ rằng có tên trong hộ khẩu sẽ dễ chia tài sản hơn nên muốn nhập hộ khẩu về lại đây,tôi kiên quyết không cho và không chịu ký tên bảo lãnh. Anh tôi đòi nộp đơn kiện, nếu bị kiện tôi có bị buộc phải cho anh của tôi nhập hộ khẩu hay không? Về phần phân chia tài sản thừa kế không có di chúc thì sẽ chia theo diện tích nhà cũ 8-2,5m hay chia theo diện tích nhà mà tôi đã sửa chữa 15-4,5? Và tôi có được lấy lại số tiền mà mình đã bỏ ra xây lại nhà hay không? + Còn một chuyện quan trọng là trong giấy khai sinh của tôi họ và tên của mẹ là Nguyễn Thị B (vợ chánh của ba tôi)và bà cũng đã mất. Nhưng mẹ tôi lại là Nguyễn Thị A người đứng tên mua ngôi nhà này (mấy anh chị em của tôi cũng vậy chỉ riêng anh thứ 6 của tôi là đúng họ tên của mẹ Nguyễn Thị A) nhưng không ai biết việc này vì tôi là người giữ hết tất cả giấy tờ trong nhà. Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Trong giấy khai sinh bị như vậy thì tôi có được chia thừa kế cũng như là mấy người còn lại hay chỉ riêng người anh thứ 6 của tôi la được hưởng? Khi tranh chấp có cần sử dụng đến giấy khai sinh hay không? Xin cảm ơn đã đọc tâm sự của tôi. Thân...

Hỏi đáp pháp luật Khai nhận di sản thừa kế cho mẹ đã chết

Tại thời điểm mở thừa kế, xác định được 1 người hưởng thừa kế là hàng thứ III (chị của người để lại di sản). Tuy nhiên đến khi làm thủ tục khai nhận thừa kế thì người chị được thừa kế này cũng chết. Vậy con của người chị được thừa kế (đã chết) có được đứng ra làm thủ tục khai nhận thừa kế cho mẹ mình không.

Hỏi đáp pháp luật Cơ sở xác định di sản thừa kế

Năm 2005 ông nội tôi có làm di chúc để lại một lô đất thổ cư 5m*30m , trên lô đất này có một căn nhà gỗ lợp tôn. Lô đất này được chia cho bố tôi 2m*30m và người cô của tôi 3m*30m.lúc này bố tôi đã ra ở riêng còn người cô vẫn ở trong căn nhà này để chăm sóc ông nội tôi. Sau đó người cô tôi đã bỏ tiền ra xây lại một căn nhà cấp 4 trên lô đất này ( diện tích nhà 5m*30m).Năm 2006 ông tôi qua đời và di chúc đã được đọc . hiện giờ bố tôi muốn thực hiện di chúc thì bố tôi được hưởng 2m*30m đất thổ cư hay là 2m*30m căn nhà cấp 4 này .

Hỏi đáp pháp luật Chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế

Ông A có vợ và 5 người con, ông A chết không để lại di chúc. Di sản để  lại là một phần đất nông nghiệp 50.000 m2, ông A là người đứng tên  trên GCN QSDĐ. Tất cả người thừa kế hàng thứ nhất của ông A (vợ, các  con ruột) đến UBND xã yêu cầu chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế.  Trong văn bản thống nhất để lại toàn bộ quyền sử dụng đất phần đất nêu  trên cho anh B (con cả). Trong quá trình niêm yết văn bản trong 30  ngày trước khi chứng thực, UBND xã nhận được đơn yêu cầu của tập thể 10 chủ nợ của anh C  (con út) yêu cầu không chứng thực văn bản trên với lý do hiện anh C  thiếu nợ họ số tiền 500 triệu đồng và không có khả năng trả nợ, việc anh  C từ chối không nhận phần di sản trên là trốn tránh trách nhiệm trả  nợ. UBND xã đã cử cán bộ xác minh, việc anh C thiếu nợ số tiền trên và hiện nay anh C không có khả năng trả  là đúng sự thật. Do đó UBND xã đã từ chối chứng thực  văn bản phân chia di sản trên căn cứ vào khoản 1 điều 642 Luật dân sự 2005. Vậy việc t ừ chối chứng thực  văn bản phân chia di sản của UBND xã có đúng pháp luật hay không?

Hỏi đáp pháp luật Di sản thừa kế có người đứng tên

Vào tháng 03-2009 bà nội tôi mất có để lại một căn nhà và một thửa ruộng. Trong lúc hấp hối bà tôi có để lại Di trúc miệng là số đất trên cho cháu nội (3 đứa) mỗi đứa 2 công, còn lại bao nhiêu thì để thờ cúng ông bà tổ tiên tất cả các con của nội tôi đều nghe. Nhưng số đất trên không biết sau người cô út tôi đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng sau đócô cũng mất vào tháng 11- 2009. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đăng ký vào năm 1994 do tập đoàn trả lại, nhưng vào thời điểm 1993 Cô tôi do có chữa hoang nên bi bà nội tôi đuổi ra khỏi nhà không cho về nhà, đến năm 1996 cho về nhưng không cho ở chung. Từ sau khi nội tôi mất 2009 thì Cha tôi là người Canh tác số đất trên. Giờ con của cô tôi đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số đất trên.

Hỏi đáp pháp luật Người xuất ngoại có được chia di sản thừa kế

1. Ông Bà tôi có 9 nguoi con , Ong Ba mất 1995 không để lại di chúc , để lại căn nhà hiện giờ. và 2 nguoi con xuất ngoại năm 1989 . Còn 1 ng xuất ngoại năm 2005 Vậy 3 ng này có đuoc phân chia tài sản khi bán nhà? 2. Căn nhà này đuoc xây dưng lại năm 1992 do người con Thứ 9 bỏ tiền ra xây dựng nhưng k ở , để cho Ông Bà ở. Đến năm 1995 thì nguoi con thứ 6 độc thân dọn về ở và dùng nhà làm kinh doanh , trong thời gian ở tới nay , nguoi này có bỏ tiền ra tu bổ nhà cửa. Và thời gian gần đây Nhà nuoc có cho làm sổ Hồng mới đồng loạt cho các Hộ , thì nguoi này tự kê khai , đóng thuế , và đứng tên trên sổ Hồng nhà , trong gia đinh Khong ai biet , trên sổ ghi nguoi Đại Diện . Hiện nay, nguoi này vẫn ở và kinh doanh, từ xưa tới giờ, không nguoi anh em nào đuoc hưởng từ phẩn kinh doanh.y Bây giờ, 1 vài nguoi trong gia đình đòi bán nhà chia cho công bằng và tính lại phần kinh doanh . Nếu trong số 6 nguoi , có 3 nguoi đồng ý bán , còn lại không. Thì có cách nào giải quyet , để đuoc chia tài sản cho đúng quyền lợi. Và nhờ luat sư hướng dẫn thủ tục hay văn phòng luật sư nào giúp chúng tôi về việc trên. Thời gian bao lâu , kinh phí có nhiều khong ?

Hỏi đáp pháp luật Di sản thừa kế là gì?

Gia đình tôi có 6 anh chị em, tất cả đều đã lập gia đình. Tôi là con trai út. Bố mẹ tôi ở với vợ chồng anh cả. Năm ngoái bố mẹ tôi có mua 1 mảnh đất và có nói với tất cả anh chị em trong gia đình rằng sẽ chia đôi mảnh đất này cho vợ chồng anh cả và vợ chồng tôi. Nhưng vừa rồi anh cả đã làm sổ đỏ mảnh đất đó mang tên mình. Vậy nếu sau này bố mẹ tôi mất đi mà có để lại di chúc như lời bố mẹ tôi đã nói thì bản di chúc đó có được thực thi không? Hoặc nếu vì lí do nào đó bố mẹ tôi không để lại di chúc thì tôi có quyền đòi lại phần đất đó không? Xin cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Về việc phân chia di sản thừa kế

Chào luật sư, Ba tôi mất năm 2011, gia đình gồm mẹ tôi và 7 anh chị em.Năm 2014, gia đình chúng tôi ra phòng công chứng, làm giấy tờ khai nhận di sản thừa kế để chuyển quyền sử dụng đất từ cha tôi sang cho mẹ, nhưng sau đó phát sinh một số vấn đề như sau: Ba tôi mất không để lại di chúc. Gia đình chúng tôi họp lại với nhau, đồng ý thỏa thuận phân chia di sản theo luật định, trong đó: 2 người đồng ý nhận di sản; 1 người nói không nhận di sản, không tranh chấp nhưng kí tên chuyển quyền thì không kí, 4 người còn lại đồng ý chuyển di sản thừa kế của họ qua cho mẹ tôi. Thêm một vấn đề nữa, ông bà tôi cho ba mẹ tôi đất này, nhưng từ xưa đến giờ ba tôi đều khai là đất hộ gia đình nên xuất hiện các đồng sở hữu khác là 3 người cháu ngoại và 2 con dâu. Gia đình chúng tôi đã họp lại với nhau và đã đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản giữa các đồng sở hữu cũng như các đồng thừa kế thứ nhất như luật pháp quy định NHƯNG có 1 người chị gái (người chị này không đứng cùng hộ khẩu, không là đồng sở hữu tài sản, chỉ là hàng thừa kế thứ nhất) nói rằng chị ấy không nhận di sản thừa kế nhưng gọi chị ấy về kí tên không nhận di sản và chuyển quyền qua cho mẹ tôi đứng tên thì chị ấy không về kí. Vậy  gia đình chúng tôi phải làm sao khi tất cả đồng ý chia di sản thừa kế như luật pháp quy định và đồng ý chia cho chị ấy phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật nhưng chị ấy nói chị ấy nói không nhận, không ký gì hết? Câu 2. Trên phần đất này có nhà thờ do mẹ tôi và các chị bỏ tiền ra xây dụng nên,ngôi nhà này chưa được đăng ký quyền sở hữu dưới tên của cha tôi. Nay, mẹ tôi muốn đăng ký đứng tên sở hữu ngôi nhà này, vậy có hợp pháp hay không? Nếu có thì phải đăng kí như thế nào? Nếu không thì phải làm sao? Xin chân thành cám ơn và mong sớm nhận được hồi âm.

Hỏi đáp pháp luật Quyền được hưởng di sản thừa kế theo luật của con nuôi

Đầu năm 2011 (khi em 15 tuổi) em được cô hiệu trưởng nơi em đang học nhận làm con nuôi. Vừa rồi mẹ nuôi em mất đột ngột. Bà có 2 căn nhà nằm cạnh nhau nhưng không để lại di chúc. Xin cho hỏi em có được hưởng di sản thừa kế cùng với người con đẻ duy nhất của bà hay không?

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục bán di sản thừa kế là nhà ở

Bà ngoại em mất năm 2013 có để lại một căn nhà 156m2 ở Gò Vấp mà bà ngoại em đứng tên giấy tờ đầy đủ nhưng không có di chúc(có giấy chứng tử).bà có 6 người con trong đó có 2 người đang ở trong căn nhà đó.hiện nay tất cả anh chị em điều đồng ý bán căn nhà đó vậy cho em hỏi muốn bán căn nhà đó cần những giấy tờ gì? nếu không sang tên cho bất cứ người con nào đứng tên mà tất cả các con cùng ra ký tên không tranh chấp có bán được không?

Hỏi đáp pháp luật Thế chấp tài sản là di sản thừa kế

Tôi là nhân viên ngân hàng, hiện tôi đang xử lý hồ sơ thế chấp của một khách hàng như sau: ông A vay vốn thế chấp bằng bất động sản đứng tên bố mẹ mình là ông B và bà C. Ông B đã mất mà không để lại di chúc. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B (bao gồm cả bà C và ông A) đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho bà C. Bà C có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt . Bà C không thực hiện đính chính thông tin trên GCN (sang bìa) mà đề nghị được thế chấp tài sản trên với chủ thể ký hợp đồng thế chấp là bà C. Vậy cho tôi hỏi: 1. Hợp đồng thế chấp trên có hiệu lực và phù hợp quy định không? 2. Nếu có, mong dẫn ra các quy định hay hướng dẫn làm cơ sở pháp lý để tôi có thể tiến hành các thủ tục nhận tài sản trên?

Hỏi đáp pháp luật Chuyển quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế

Bố tôi trước đây làm việc bên bất động sản, hiện tại bố tôi có đứng tên chủ sở hữu 3 mảnh đất khi ông qua đời để lại cho mẹ và 4 anh chị em chúng tôi. Mỗi người chúng tôi đều đã lập gia đình và điều kiện kinh tế rất tốt. Vì vậy, số tài sản mà bố tôi để lại, anh chị em chúng tôi thống nhất chuyển hết phần mà chúng tôi được hưởng sang cho mẹ tôi. Vậy Luật sư có thể giải đáp cho chúng tôi biết trình tự thủ tục phải làm như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Thừa kế quyền sử dụng đất và vấn đề chia di sản thừa kế

+ Những quy định của pháp luật và điều kiện để tách hộ gia đình ra ở riêng. + Gia đình tôi có thửa đất 300m2 do cha ông để lại. Bố mẹ tôi sinh được 5 người con 3 trai, 2 gái; cả 5 người đều đã có gia đình riêng, có 4 người thoát ly hiện sống trên thành phố có nhà cửa khang trang, riêng tôi làm ruộng xây dựng gia đình, ở chung cùng bố mẹ ở mảnh đất đó. Năm 1993, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình tôi và tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2004, bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc. Năm 2009, anh chị em chúng tôi về đề nghị vợ chồng tôi chia mảnh đất đó thành 1/3 để xây nhà thờ để cúng tổ tiên nhưng vợ chồng tôi chưa đồng ý (vì vợ chồng tôi đã xây căn nhà kiên cố thay căn nhà gỗ lá bố mẹ tôi để lại). Các chị em tôi nói rằng nếu vợ chồng tôi không đồng ý thì họ sẽ đề nghị chính quyền giải quyết chia đều mảnh đất đó cho 5 người. Xin hỏi anh chị em đề nghị như vậy có đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Chia di sản thừa kế đất đai

Năm 1975 cha mẹ tôi về sống trên một mảnh đất, năm 1977 thì ba tôi mất. Năm 1980 mẹ tôi làm thủ tục kê khai đất đai theo quy định 299. Năm 1994 gia đình tôi chuyển nhượng một phần diện tích đất mà tôi và mẹ tôi đang ở thì có 4 người con riêng của cha tôi về làm trích lục giả (nói là đất của ông bà để lại)  kiện tôi và mẹ tôi đòi chia đất (các con riêng của cha tôi chưa bao giờ sống trên mảnh đất này từ năm 1975 - nay). Sự việc kiện tụng được Tòa án nhân dân huyện Điện bàn và Tòa án nhân dan tỉnh Quảng nam thụ lý giải quyết. Đến năm 2000 thì mới được giải quyết xong.Tòa án nhân dân tĩnh Quảng nam đã bác đơn kiện của các con riêng của cha tôi và công nhận quyền sở hữu cho tôi và mẹ tôi. Năm 2001 mẹ tôi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất do mẹ tôi đứng tên. Hiện tại tôi là người thừa kế duy nhất của mẹ tôi. Nay tôi viết bài này kình nhờ các Luật sư tư vấn giúp cho tôi một số việc như sau: 1 ) Sau này khi mẹ tôi có việc không may, thì các con riêng của cha tôi có thể kiện tôi đòi chia đất đai với tôi không? 2 ) Bây giờ mẹ tôi muốn làm di chúc cho toàn bộ diện tích đất hiện tại do mẹ tôi đang sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền  sử dụng đất thì có đúng theo pháp luật không? Di chúc này có giá trị về mặt pháp lý sau này khi mẹ tôi mất không?  3 ) Bây giờ mẹ tôi muốn chuyển cho tôi được đứng tên trong Giấy chứng nhận sở hữu quyền sử dụng đất. Sau này các con riêng của cha tôi có thể kiện tụng tranh chấp đất đất dai với tôi không? Hiện tại tôi đang rất khó khăn còn các con riêng của cha tôi không sống tại địa phương và tất cả đã có gi đình rất bề thế.

Hỏi đáp pháp luật Phân chia di sản thừa kế đất đai

Gia đình tôi có một mảnh đất ở quê mang tên ông nội tôi, nhưng ông tôi đã mất năm 2004, bà nội tôi cũng đã mất năm 2010 và không để lại di chúc; Xin luật sư cho tôi hỏi những ai được thừa kế mảnh đất trên? (Ông bà tôi sinh được 5 người con, hiện tại thì bố tôi đã mất và sinh được 2 anh em tôi, bác cả tôi cũng đã mất và cũng sinh được 2 người con)  Nếu toàn bộ những người được hưởng thừa kế không muốn nhận mà nhường lại cho tôi thì phải làm những thủ tục gì? 

Hỏi đáp pháp luật Thời hạn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế đất đai.

Đất là của ông bà nội em để lại. Ông bà nôi mất ba và chú em tự khai , đất thổ canh chú đứng tên, thổ cư ba em đứng tên..cả hai đều có quyền sử dụng đât năm 96. Cả 2 tự khai vì ông bà không để lại di chúc! Gio chú em vê muôn danh lại đât, đòi chia đều! Hỏi ba em đã đung tên quyền sử dụng đất 18 năm nay thì thời hạn giải quyết tranh chấp đât đai thừa kế còn ko?? Ba em có phải chia đât cho chú em ko?

Hỏi đáp pháp luật Di sản thừa kế đất đai được chia như thế nào?

Gia đình tôi có 9 thành viên: Cha tôi, Mẹ tôi và 7 anh chị em. Năm người con gái và hai người con trai. Tôi là con trai thứ 4 và các chị em gái đều đã ở riêng và có sổ hộ khẩu riêng. Riêng em trai tôi (Người thứ 6 trong gia đình) vẫn còn tên trong sổ hộ khẩu của cha tôi và không sở hữu bất kì tài sản nào của cha tôi. Cha tôi có một mảnh đất rộng 3000m2 do cha Tôi đứng tên. Cha tôi mới mất và không để lại di chúc. Mẹ tôi cũng đã qua đời trước đó. Nếu xét theo pháp luật thì mảnh đất đó sẽ được phân chia như thế nào đối với 7 anh em tôi ạ. 

Hỏi đáp pháp luật Chia di sản thừa kế là đất đai có di chúc

Chào luật sư! Vui lòng trả lời giúp tôi thắc mắc có liên quan đến việc chia di sản thừa kế là đất đai theo di chúc như sau: Năm 2005 bà nội chồng của bạn tôi có để lại di chúc cho anh chồng của bạn  và chú của chồng là toàn bộ phần đất của bà, và được chia đều. Tuy nhiên trước khi lập di chúc khoảng nửa năm chú chồng của bạn tôi đã xây nhà lấn vào phần thửa đất bà để lại trong di chúc đáng lẽ là phần của anh chồng đó. Bây giờ vụ việc đang được đưa ra Tòa án xem xét giải quyết, vậy Luật sư cho tôi hỏi việc nhà xây lấn vào phần đất của chú chồng trước khi Bà lập di chúc có ảnh hưởng như thế nào tới việc chia di chúc, và làm thế nào để bên phía bạn tôi có thể đòi được quyền lợi chính đáng cho mình. Biết giấy tờ hợp pháp như GCN quyền sử dụng đất, sổ vẫn mang tên Bà nội đang  nằm trong tay của Vợ chồng bạn tôi. Cám ơn Luật sư nhiều!

Hỏi đáp pháp luật Chia di sản thừa kế không có di chúc để lại.
Tôi muốn tham khảo Luật sư một việc cụ thể về " phân chia di sản thừa kế không có di chúc"  như sau: Ông bà nội tôi đều đã mất hết từ năm 2006 và để lại khối di sản là 1000m2 đất ở và các bên qua việc họp gia đình để chia đất đều không đạt kết quả vì các bên bất đồng về cách chia.        Ông nội tôi có 4 người con và 2 vợ.        Vợ cả mất năm 1937, đẻ được 2 người con, khi đó ông nội tôi và bà cả sống trên mảnh đất của Cụ nội, cụ nội mất năm 1941, cụ bà mất năm 1986. Năm 1952 ông nội tôi lấy bà hai và sinh được 02 người con gồm bố tôi. Năm 2006 cả ông nội và bà hai đều mất và không để lại di trúc.        Năm 1960 Cụ bà tôi khi đó còn sống đã bán mảnh đất trên đi và mua mảnh đất hiện tại gồm 1000m2 là mảnh đất hiện tại. Vậy tôi xin tư vấn:         1. Bố tôi khởi kiện để chia di sản thừa kế và mong muốn mảnh đất trên thành 4 phần bằng nhau cho 4 người con theo đúng pháp luật có sai không       2. Mảnh đất hiện tại có chia cho bà cả đã mất từ năm 1937 không?       3. Nếu chia theo pháp luật khi tòa xử thì mảnh đất sẽ được chia như thế nào?             Rất mong Luật sư nghiên cứu và cho phương hướng giải quyết.          Xin trân trọng cám ơn.
Hỏi đáp pháp luật Phân chia di sản thừa kế không có di chúc

Ông bà của bố tôi chết đi không để lại di chúc "cả hai ông bà" (Ông chết trước bà hơn 10 năm và thời hiệu thừa kế vẫn còn vì ông không để lại di chúc). Ông bà cụ sinh được bốn người con trong đó có ba người con cũng đã mất người còn lại duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất là bố tôi. Ông bà cụ chết đi để lại vào khoảng 3.900.000 m 2 .khi bà còn sống bà cụ  cho bố tôi 240 m ­­2 đất và được cấp QSD đất, ông đã bán đi một phần "118 m 2 " phần còn lại giao đất cho chị dâu sử dụng (chị dâu của bố tôi sống cùng bà), tờ giấy này được viết không rõ nghĩa là cho đứt hay cho mượn nhưng với mục đích tăng thu nhập để chăm sóc bà lúc tuổi già (phần đất này đã sinh lời khi cho thuê) và chị dâu của bố tôi đã mang tờ giấy này đi chứng thực tại UBND xã An Tường (chị dâu của bố tôi coi như phần đất còn lại của ông đã thuộc quyền sử dụng của bà nhưng trên sổ QSD đất thì vẫn là tên ông, ông không đồng ý chuyển đổi ), khi chứng thực thì Chủ tịch UBND xã An Tường đã mắc lỗi kỹ thuật (sửa chữa chữ viết của phần chứng thực không đóng dấu ). Tờ giấy này đã được phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Tuyên Quang kết luận có sửa chữa. Hiện nay mảnh đất này do chị dâu của bố tôi quản lý, sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (và các hàng thừa kế kế vị của hàng thừa kế thứ nhất thuộc anh em của bố tôi đã thống nhất và làm biên bản họp của từng gia đình từ chối không nhận di sản thừa kế). Bố tôi khởi kiện để chia di sản thừa kế. Khi ông khởi kiện để chia di sản thừa kế thì trên thửa đất của ông bà cụ để lại đã tồn tại 5 ô đất được cấp QSD đất, trong đó 3 ô chị dâu của ông đã bán đi và 2 ô bà  chia cho con đẻ của bà (hai ô đất này vào khoảng 1.300.000 m 2 đã  được các cơ quan cấp QSD đất trả lời bằng văn bản là không lưu trữ hồ sơ chi tiết về việc cấp QSD đất). Vậy tôi xin hỏi: 1. Bố tôi có được chia di sản thừa kế hay không, nếu được chia thì như thế nào trong tổng diện tích 3.900.000 m 2? 2. Tờ giấy ông viết giao đất cho chị dâu ông sử dụng có được luật pháp công nhận là ông đã mất phần đất còn lại sau khi ông đã bán đi một nửa trong 240m 2 mà ông đã được cấp QSD đất. 3. Khi thực hiện việc chia di sản thừa kế thì tờ giấy ông viết giao đất cho chị dâu có được coi là di chúc hay không. 4. Hai ô đất mà chị dâu của bố tôi đã cho con của bà có hợp pháp hay không. Rất mong Luật sư cho phương hướng giải quyết. Xin trân trọng cám ơn.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào