Quyền được hưởng di sản thừa kế theo luật của con nuôi
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, để được pháp luật công nhận quan hệ mẹ nuôi, con nuôi, cần phải xem xét đối chiếu điều kiện của người được nhận là con nuôi (Điều 8), người nhận con nuôi (Điều 14) và phải thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi (Điều 22).
Vì mẹ nuôi của em mất mà không để lại di chúc, nên theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005, di sản của bà được chia thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản như nhau.
Như vậy, khi là con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010, em được quyền hưởng di sản thừa kế của mẹ nuôi em để lại theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Trước tiên, em có thể thỏa thuận với người con đẻ của mẹ nuôi em (nếu không còn ai khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất) về việc phân chia di sản. Nếu không thỏa thuận được, em có thể nộp đơn đề nghị tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?