Phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế

Ba mẹ tôi có tất cả sáu người con và một căn nhà nhỏ tại Q.1, TP.HCM. Ba mẹ tôi nay đều đã mất. Căn nhà của ba mẹ tôi có đầy đủ giấy tờ mua bán hợp lệ của chế độ cũ. Mẹ tôi đã làm bản kê khai nhà cửa (năm 1977) và đăng ký nhà đất (năm 1999) theo hướng dẫn của UBND phường, nhưng tới ngày mẹ tôi mất vẫn chưa có được sổ hồng. Mẹ tôi có ủy thác cho tôi nhiệm vụ tiếp tục đứng ra làm giấy chủ quyền. Trong sáu đồng thừa kế, người anh cả và người chị kế sống ở Mỹ và có quốc tịch Mỹ từ rất lâu. Do mâu thuẫn nên tôi không có liên lạc với chị. Vì vậy quá trình làm giấy tờ nhà của tôi bị vướng. Ngoài ra, nghe nhiều người nói việc làm giấy tờ sẽ rất phức tạp nếu có “yếu tố người nước ngoài” nên tôi đã đánh liều không kê khai hai anh chị ở Mỹ để xin cấp chủ quyền được dễ dàng hơn. Hiện căn nhà của ba mẹ tôi để lại đã được cấp sổ hồng và tôi đứng tên đại diện thừa kế. Điều tôi băn khoăn suốt từ lúc làm sổ hồng đến nay là tôi đã... lách luật, khai thiếu đồng thừa kế. Tôi không biết làm sao có thể khắc phục điều này, pháp luật có cho phép tôi đăng ký bổ sung cho hai anh chị ở Mỹ không và thủ tục sẽ như thế nào? PHẠM CHÍ THÀNH

 

Trả lời: Theo lời trình bày của bạn, căn nhà bạn đang quản lý do ba mẹ của bạn để lại hiện cho sáu anh em của bạn. Bạn đã tiến hành hợp thức hóa mà giấu (thiếu) tên hai đồng thừa kế khác (hai anh chị đang ở bên Mỹ).

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đúng với quy định tại điểm c và điểm e, điều 100 Luật đất đai năm 2013 mặc dù có ảnh hưởng đến các đồng thừa kế khác.

Để tránh xảy ra tranh chấp giữa các anh em, bây giờ bạn phải liên lạc với tất cả đồng thừa kế để trình bày việc cha mẹ có để lại căn nhà đó mà không để lại di chúc và theo quy định của pháp luật Việt Nam (điểm a, điều 675 Bộ luật dân sự) phải tiến hành khai nhận di sản thì sau này mới định đoạt được. Sau đó, bạn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rồi liên lạc với văn phòng công chứng để tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật quy định.

Tiếp đó, bạn tiến hành đăng bộ cho di sản thừa kế đã khai nhận đó. Bởi vì trường hợp của bạn có yếu tố nước ngoài nên việc chuẩn bị giấy tờ và tiến hành khai nhận di sản thừa kế sẽ phức tạp. Bạn có thể nhờ luật sư tư vấn và tiến hành làm thủ tục này giúp bạn.

* Câu hỏi đề nghị tư vấn vui lòng gửi về [email protected].

 

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thừa kế mới nhất năm 2024 đang có hiệu lực là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng nam có được quyền chia tài sản thừa kế của cha, mẹ khi không để lại di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế là gì? Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi ngược đãi người để lại di sản thì có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
311 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào