Chia di sản thừa kế khi một trong các thừa kế đã chết
Khi ông nội chết, không để lại di chúc, di sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của ông được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Dượng của bạn là con đẻ của ông nội nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, do dượng đã chết nên việc xác định quyền hưởng di sản của ông nội phụ thuộc vào thời điểm chết của dượng. Cụ thể như sau:
- Nếu dượng bạn chết sau ông nội: Tại thời điểm mở thừa kế của ông nội (thời điểm ông chết), dượng vẫn còn sống nên dượng có quyền hưởng di sản do ông nội để lại. Đến nay, khi các đồng thừa kế tiến hành chia di sản do ông nội để lại thì dượng bạn đã chết nên không thể nhận phần di sản đó nữa. Do vậy, phần di sản mà dượng bạn được hưởng sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật của dượng bạn. Căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên thì mẹ bạn (với tư cách là vợ của dượng) và em bạn (với tư cách là con đẻ của dượng) sẽ được nhận phần di sản mà dượng được hưởng từ ông nội.
- Nếu dượng bạn chết trước ông nội: Theo quy định tại Ðiều 677 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị:Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Do đó, em của bạn (với tư cách là con đẻ của dượng) sẽ được hưởng phần di sản mà dượng bạn được hưởng từ ông nội nếu dượng còn sống.
Vậy, bạn có thể căn cứ thời điểm dượng bạn chết để xác định quyền lợi của mẹ và em bạn đối với di sản là ngôi nhà do ông nội để lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?