Con vợ kế có được chia di sản thừa kế trên mảnh đất tổ tiên đứng tên bà vợ cả không?

Nhà tôi có mảnh đất rộng hơn 230 mét vuông (Từ đời các cụ tổ tiên để lại ) , vào năm 1940 Ông nội tôi lấy vợ cả ( là bà nội tôi ) và hạ sinh duy nhất một mình bố tôi . Năm 1943 Ông ra tỉnh lấy vợ hai và sinh được ba người con . Từ đó Ông sống ở tỉnh với gia đình bà vợ hai , thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Lúc này mảnh đất  230 mét vuông bao gồm Cụ nội tôi (mẹ đẻ ra Ông nội tôi ) , bà nội tôi và bố tôi cùng sinh sống . Sau hòa bình lập lại năm 1976 mảnh đất được làm sổ đỏ và bà nội tôi đứng tên chủ sở hữu ( Lúc này cụ nội tôi vẫn còn sống ). Năm 1986 cụ nội tôi mất không di chúc ,Năm 1988 Ông nội tôi mất đi không để lại di chúc , sau này các bà cả bà hai của ông nội tôi cũng lần lượt qua đời năm 2008 cũng không có di chúc . Năm 2011 bố tôi đã làm sổ đỏ và  đứng tên trên  mảnh đất 230 mét vuông này cho đến bây giờ , Còn các con bà hai đã lập gia đình và mỗi người sống một nơi. Gần đây các con bà hai về nhà tôi đòi bố tôi phải chia cho mỗi người một phần mảnh đất 230 mét vuông nói trên , nhưng bố tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi các vị Luật sư : - Bố tôi đứng tên trên sổ đỏ có hợp pháp không ? - Các con bà hai có quyền đòi hỏi đối với mảnh đất 230 mét vuông đất ở trên không ? Xin chân thành cảm ơn !

1. Theo thông tin bạn nêu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bà nội bạn (bả cả) nên về mặt pháp lý hiện có thì pháp luật thừa nhận bà nội bạn là chủ sở hữu hợp pháp tài sản đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra lại xem giấy chứng nhận cấp cho "hộ gia đình" của bà nội bạn hay cấp cho cá nhân bà bạn "chứng nhận bà..." ? để xác định bà bạn có toàn quyền quyết định đối với khối tài sản đó hay không. Dù là đất cha ông để lại nhưng cha ông không có giấy tờ hợp lệ, không được coi là sử dụng ổn định. Tại thời điểm xét cấp GCN QSD đất mà bà bạn được xác định là người duy nhất đủ điều kiện được công nhận QSD đất theo pháp luật thời điểm đó thì việc cấp GCN QSD đất cho cá nhân bà bạn mới hợp pháp.

2. Nếu GCN QSD đất đứng tên bà bạn nhưng quan hệ hôn nhân giữa bà bạn với ông bạn chưa chấm dứt thì theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực đến năm 1987) nhà đất đó vẫn là tài sản chung vợ chồng giữa ông bạn với bà nội bạn. Nếu ông nội bạn và bà nội bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản đó sẽ thuộc về các con đẻ, con nuôi của ông bà bạn. Vì vậy, các con của bà hai cũng có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản do ông bạn để lại. Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế của ông bà nội bạn tính từ năm 1990 - đến năm 2000 (với nhà ở thì tính đến năm 2003) theo quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP. Sau thời diểm 10 năm kể trên mà các con của bà hai không khởi kiện thì mất quyền khởi kiện, nay nếu có khởi kiện tranh chấp về thừa kế thì tòa án cũng sẽ không thụ lý giải quyết nữa trừ trường hợp đủ căn cứ để khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.

3. Đối với việc cấp GCN QSD đất của bố bạn: Nếu trong hồ sơ xin cấp GCN QSD đất của bố bạn không có di chúc hợp pháp của ông bà bạn thì phải có văn bản khai nhận thừa kế có chữ ký của các con bà hai... Nếu không đủ điều kiện như vậy thì UBND có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ GCN QSD đất đã cấp cho bố bạn. Tuy nhiên, việc chia thừa kế sẽ theo quy định lại mục 2 nêu trên. Nếu gia đình bạn không thống nhất được việc chia thừa kế thì bố bạn vẫn tiếp tục sử dụng thửa đất đó nhưng không được cấp sổ đỏ cho đến khi đủ 30 năm hoặc có sự đồng thuận giữa các anh em trong gia đình về việc định đoạt di sản do ông bà bạn để lại.

Di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung như vợ chồng thì được chia thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thừa kế mới nhất năm 2024 đang có hiệu lực là luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sống chung nhưng không đăng ký kết hôn trước năm 1987 thì khi chồng mất có được thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng nam có được quyền chia tài sản thừa kế của cha, mẹ khi không để lại di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế đã được chia thì có được làm văn bản từ chối nhận di sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản thừa kế là gì? Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi ngược đãi người để lại di sản thì có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
331 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào