Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền với các mức phạt tương ứng, cụ thể:
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
+ Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nếu nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hoạt động đầu tư kinh doanh pháo nổ có phải là hoạt động cấm không?
Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh pháo nổ là một trong hoạt những động cấm theo quy định của pháp luật.
Người có hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ tùy vào mức độ mà sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm i khoản 3 Điều 11 hoặc điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong trường hợp vượt quá mức xử phạt hành chính có thể bị đi tù theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Giải quyết tranh chấp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, đối với việc tranh chấp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được ưu tiên giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải.
Trường hợp không thương lượng, hòa giải thì được giải quyết thông qua trọng tài hoặc Tòa án tài các khoản 2, 3, 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?