Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho hỏi: Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của anh Tiến (Quảng Bình)

Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền với các mức phạt tương ứng, cụ thể:

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;

+ Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nếu nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?

Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hoạt động đầu tư kinh doanh pháo nổ có phải là hoạt động cấm không?

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh pháo nổ là một trong hoạt những động cấm theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ tùy vào mức độ mà sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm i khoản 3 Điều 11 hoặc điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong trường hợp vượt quá mức xử phạt hành chính có thể bị đi tù theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Giải quyết tranh chấp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, đối với việc tranh chấp hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được ưu tiên giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải.

Trường hợp không thương lượng, hòa giải thì được giải quyết thông qua trọng tài hoặc Tòa án tài các khoản 2, 3, 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020.

Trân trọng!

Đầu tư kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đầu tư kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh thuyết phục nhất cho các doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung công bố dự án đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ ngày 01/01/2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư kinh doanh tại Việt Nam không đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc sử dụng tài sản chung để đầu tư kinh doanh và chia tài sản không có di chúc được áp dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tôi là việt kiều muốn trở về Việt Nam để đầu tư kinh doanh
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về máy móc, thiết bị chuyên dùng trong đầu tư kinh doanh lĩnh vự tài nguyên nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đầu tư kinh doanh
Nguyễn Trần Cao Kỵ
556 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đầu tư kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào