Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?

Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?

Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương thức: thương lượng, hòa giải, Trọng tài, Tòa án.

Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

- Đối với tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

+ Tòa án Việt Nam;

+ Trọng tài Việt Nam;

+ Trọng tài nước ngoài;

+ Trọng tài quốc tế;

+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp
Thương lượng:

- Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản các bên có thể tự gặp nhau để thỏa thuận, không chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc, quy định của pháp luật, chi phí để giải quyết tranh chấp thấp.

- Nhược điểm: Kết quả thương lượng không có tính cưỡng chế thi hành

Hòa giải:

- Ưu điểm: Việc sử dụng phương thức hòa giải sẽ tạo điều kiện cho các bên giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém và nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu  khi có bên thứ 3 tham dự.

- Nhược điểm: Kết quả hòa giải phụ thuộc vào ý chí của các bên khi thi hành, bí mật thông tin khó được đảm bảo vì có sự tham gia của bên thứ ba.

Trọng tài:

- Ưu điểm: giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài được thể hiện khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, vụ việc đó xẽ được xét xử ở một cấp duy nhất, phán quyết của trọng tài đư ra có hiệu lực như bản bản án của tòa án và có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp. khi bphans quyết đưa ra các bên không thể chống án hay kháng án.

- Nhược điểm: chi phí cho việc giải quyết tranh chấp rất lớn, bí mật thông tin của các bên không được đảm bảo.

Tòa án: 

- Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có tính cưỡng chế cao nhất, chi phí giải quyết thấp, phán quyết của tòa có tính cưỡng chế đối với các bên.

- Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu. Ở tòa án việc giải quyết tranh chấp sẽ được xét xử công khai khiến cho bí mật của các bên không được đảm bảo.

Căn cứ pháp lý: Điều 14 Luật đầu tư 2014.

 

Đầu tư kinh doanh
Hỏi đáp mới nhất về Đầu tư kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh thuyết phục nhất cho các doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung công bố dự án đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ ngày 01/01/2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư kinh doanh tại Việt Nam không đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc sử dụng tài sản chung để đầu tư kinh doanh và chia tài sản không có di chúc được áp dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tôi là việt kiều muốn trở về Việt Nam để đầu tư kinh doanh
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về máy móc, thiết bị chuyên dùng trong đầu tư kinh doanh lĩnh vự tài nguyên nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đầu tư kinh doanh
Thư Viện Pháp Luật
2,246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đầu tư kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư kinh doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào