Luật Tài nguyên nước hiện hành và văn bản hướng dẫn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
10/11/2022 16:30 PM

Xin cho hỏi cấu trúc của Luật Tài nguyên nước hiện hành như thế nào? Có những văn bản nào đang hướng dẫn Luật Tài nguyên nước? - Văn Nguyên (Bình Định)

Luật Tài nguyên nước hiện hành và văn bản hướng dẫn

Luật Tài nguyên nước hiện hành và văn bản hướng dẫn

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Luật Tài nguyên nước hiện hành

Luật Tài nguyên nước hiện hành được ban hành 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, bao gồm 10 chương và 79 điều.

Cụ thể các tiêu đề của các chương như sau:

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Điều tra cơ bản, chiến lược

+ Mục 1: Điều tra cơ bản tài  nguyên nước

+ Mục 2: Chiến lược

- Chương III: Bảo vệ tài nguyên nước

- Chương IV: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

+ Mục 1: Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

+ Mục 2: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

+ Mục 3: Điều hòa, phân phối tài nguyên nước

- Chương V: Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Chương VI: Tài chính về tài nguyên nước

- Chương VII: Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước

- Chương VIII: Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước

- Chương IX: Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước

- Chương X: Điều khoản thi hành

2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước hiện hành

Sau đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Tài nguyên nước hiện hành, cụ thể như sau:

- Nghị định 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

- Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định về việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

- Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

- Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.

- Thông tư 01/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng nguồn nước do cơ quan trung ương thực hiện.

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Thông tư 04/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

- Thông tư 40/2014/TT-BTNMT quy định về hành nghề khoan nước dưới đất.

3. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước

Theo Điều 4 Luật Tài nguyên nước, các chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:

- Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.

- Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.

- Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

- Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 19,319

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]