Tải App trên Android

Hướng dẫn quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 05/01/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
27/11/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về việc quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 05/01/2025 được quy định trong Nghị định 153/2024/NĐ-CP.

Hướng dẫn quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 05/01/2025

Hướng dẫn quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 05/01/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 21/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.

Hướng dẫn quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ 05/01/2025

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 153/2024/NĐ-CP thì việc quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được thực hiện như sau:

- Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khí thải thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.

- Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí 2015:

“3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 3 Điều 4 như sau:

“1. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ xác định quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

b) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

c) Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí”.

“3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nước. Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức thu phí.”

Thì được trích để lại 25% trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP; nộp 75% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

“4. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 như sau:

“2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.

3. Ngoài các nội dung chi tại khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù theo quy định riêng của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiền phí để lại được sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ cho tới khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại khoản 2 Điều này: Đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, các Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Hằng năm, tổ chức thu phí (cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi, tổ chức thu phí phải báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành, để báo cáo Bộ Tài chính (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội); báo cáo Sở quản lý chuyên ngành (đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh)), để báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để nộp ngân sách nhà nước hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi tỷ lệ để lại cho phù hợp”.

Xem thêm Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 05/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 570

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]