Thiết quân luật có nghiêm trọng hơn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng? Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ban bố khi nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
04/12/2024 16:15 PM

Thiết quân luật có nghiêm trọng hơn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng? Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ban bố khi nào?

Thiết quân luật có nghiêm trọng hơn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 đã quy định về thiết quân luật như sau:

Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn đội thực hiện. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Còn tại khoản 10 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 thì quy định về tình trạng khẩn cấp về quốc phòng như sau:

Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Như vậy, từ hai quy định trên có thể thấy giữa trường hợp áp dụng thiết quân luật và trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thì tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ở mức độ nghiêm trọng hơn về chính trị, an ninh, quốc phòng. Và chỉ đứng sau Tình trạng chiến tranh của quốc gia.

Thiết quân luật có nghiêm trọng hơn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng? Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ban bố khi nào? (Hình từ internet)

Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ban bố khi nào?

Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được ban bố khi đất nước có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Và khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ sẽ có thẩm quyền quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.

(Điều 18 Luật Quốc phòng 2018)

Đề xuất các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?

Tại Dự thảo Luật Trình trạng khẩn cấp, đã đề xuất các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng như sau:

Trong địa bàn có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, các biện pháp được áp dung bao gồm:

(1) Các biện pháp quy định về Thiết quân luật, giới nghiêm quy định tại Luật Quốc phòng 2018 và Điều 14, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 Dự thảo Luật Trình trạng khẩn cấp.

(2) Sử dụng chướng ngại vật, công cụ, phương tiện làm giảm tốc độ hoặc kiểm soát tốc độ phương tiện, buộc người và phương tiện giao thông phải qua trạm canh gác, kiểm soát.

(3) Sử dụng vũ lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để ngăn chặn bắt giữ người và phương tiện giao thông cố tình vượt trái phép trạm canh gác và kiểm soát hoặc chống lại việc canh gác, kiểm soát.

(4) Trưởng ban Chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ở Trung ương, Trưởng ban Chỉ huy tình trạng khẩn cấp về quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 14 Dự thảo Luật Trình trạng khẩn cấp, Luật Trưng mua, trưng dụng, tài sản, quy định về thiết quân luật tại Điều 21 Luật Quốc phòng 2018, Điều 21 Luật An ninh quốc gia trong phạm vi thẩm quyền, địa bàn quản lý và biện pháp thích hợp khác phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 646

Bài viết về

lĩnh vực Quốc phòng - An ninh

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]