Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử phạt giao thông đường bộ

Xử phạt giao thông đường bộ là những hình thức, mức kỷ luật đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Dưới đây là danh mục văn bản hướng dẫn chi tiết xử phạt giao thông đường bộ ở thời điểm hiện tại, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT sẽ tiếp tục cập nhật khi có văn bản hướng dẫn mới nhất.

1. Những đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tổ chức bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

+ Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

2.  Một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm:

- Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: các vi phạm người tham gia giao thông thực hiện trái với quy tắc phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: vi phạm về các công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

- Vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ: vi phạm về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.

- Vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: vi phạm về người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

- Vi phạm quy định về vận tải đường bộ: những hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.

- Các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ khác

3. Văn bản hướng dẫn xử phạt giao thông đường bộ

Dưới đây là các văn bản hướng dẫn xử phạt giao thông đường bộ:

1

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 số hiệu 15/2012/QH13 có hiệu lực ngày 01/07/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Cần lưu ý các quy định Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính tại Điều 15 cũng như mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực tại Điều 24.

2

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2020 quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

3

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng

Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2022 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

4

Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực ngày 15/09/2023 quy định phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung; trang phục; trang bị, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Như tại Điều 20 có quy định về Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát và Điều 27, Điều 28 quy định về trình tự xử lý vi phạm.

5

Thông tư 28/2024/TT-BCA sửa đổi Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành

Thông tư 28/2024/TT-BCA có hiệu lực ngày 01/07/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.168.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!