Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 394/QĐ-UBND 2021 ứng dụng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử Vĩnh Long

Số hiệu: 394/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 18/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 394/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ/CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử, ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng, ngày 03/12/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công, ngày 13/6/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP , ngày 07/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP , ngày 09/04/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP , ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP , ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP , ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP , ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg , ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg , ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT , ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-UBND, ngày 08/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019-2025;

Căn cứ Quyết định số 1098/QĐ-UBND , ngày 07/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-UBND , ngày 21/01/2020 của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Ban hành Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng Internet và mạng xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND , ngày 10/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 20/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai“Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 11/TTr-STTTT, ngày 19/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, PCT phụ trách VHXH;
- LĐVP. UBND tỉnh;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 1.10.02.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ/CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Tỉnh đã ban hành các văn bản tạo môi trường pháp lý cho triển khai xây dựng, ứng dụng và phát triển Chính quyền điện tử và Dịch vụ đô thị thông minh.

(Đính kèm Phụ lục các văn bản)

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Mạng diện rộng của tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Hệ thống mạng hoạt động ổn định thông suốt. 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có xây dựng hệ thống mạng LAN kết nối mạng WAN của tỉnh, tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 98% (trừ máy tính soạn thảo văn bản mật). Tỷ lệ máy tính/CBCC sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện đạt 100%, UBND cấp xã đạt trên 95%. Tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt Virus đạt 100%.

Hệ thống tường lửa (firewall) đảm bảo an toàn thông tin được triển khai 100% Sở, ban, ngành, 100% UBND cấp huyện, 100% UBND cấp xã. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Vĩnh Long hiện nay vận hành ổn định, công tác đảm bảo an toàn thông tin từng bước được nâng cao.

Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh kết nối mạng Chính phủ qua mạng truyền số liệu chuyên dùng 1000Mbps; có 02 đường truyền cáp quang 100Mbps dùng để public hệ thống ứng dụng của tỉnh; có 07 đường truyền cáp quang 70Mbps phục vụ cho người dùng trên mạng diện rộng truy cập internet. Hiện tại Trung tâm đang vận hành hệ thống giám sát mạng thiết bị mạng, hệ thống chuyển mạch, hệ thống tường lửa, hệ thống lọc thư rác, phần mềm bảo mật/diệt virus, hệ thống cảnh báo truy nhập trái phép, các cổng/trang của các sở ban, ngành trong tỉnh, UBND cấp xã, hệ thống thư điện tử của tỉnh, cổng dịch vụ công của tỉnh, hệ thống thông tin một cửa điện tử, đăng ký kinh doanh, các ứng dụng trong dịch vụ đô thị thông minh, các CSDL dùng chung của tỉnh,…

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Xây dựng nền tảng phát triển chính quyền điện tử LGSP giai đoạn 1 gồm: trục tích hợp, trục kết nối ESB (Enterprise Service Bus ) tỉnh, trục xác thực (Identity Management) dữ liệu.

Thực hiện kết nối LSGP với NGSP, tích hợp thủ tục hành chính từ Cổng Dịch vụ công tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình: Đến tháng 12/2020 đã thực hiện tích hợp 115 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và tiếp tục thực hiện tích hợp trong thời gian tới; Đến tháng 10/2020, hoàn thành kết nối việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích (VNPost); Thực hiện tích hợp, đăng nhập một lần (SSO); Đồng bộ hồ sơ thủ tục hành chính: đến ngày 29/12/2020 đã đồng bộ được 28.649 hồ sơ lên Cổng dịch vụ công quốc gia; Đến tháng 12/2020, số lượng hồ sơ nộp từ Cổng dịch vụ công quốc gia là 3.744 hồ sơ; Kết nối hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia: Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông đang thực hiện kiểm thử, tích hợp trên hệ thống thật, hoàn thành 2/3 trường hợp, tiếp tục thực hiện để hoàn thành vào tháng 01/2021.

Trục xác thực (SSO) đã kết nối các ứng dụng dùng chung gồm: hệ thống thư điện tử của tỉnh; cổng dịch vụ công của tỉnh; hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; hệ thống trang thông tin điện tử; hệ thống hỗ trợ tham gia cộng đồng, tra cứu thông tin gis cơ bản; cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm; các dịch vụ trong triển khai thí điểm đô thị thông minh: hệ thống chỉ đạo điều hành, họp thông minh, dịch vụ phản ánh hiện trường.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

4.1 Dữ liệu dùng chung

Xây dựng CSDL, dùng chung: CSDL Thủ tục tục hành chính; CSDL nền doanh nghiệp; CSDL công chứng; CSDL an toàn vệ sinh thực phẩm....

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã triển khai thực hiện “Tạo lập, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành thuộc Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020” cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính. Năm 2020, Sở Thông tin và truyền thông đang triển khai thực hiện số hóa tài liệu, chuẩn hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chuyên ngành năm 2020.

4.2 Dữ liệu chuyên ngành

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh xây dựng các cơ sở dữ liệu

TT

Đơn vị

Tên CSDL, ứng dụng

Tình trạng kết nối với LGSP

Kết nối nội bộ ngành

1

Sở Thông tin và Truyền thông

CSDL bưu chính, viễn thông, CSDL báo cáo ngành thông tin và truyền thông, Hệ thống thông tin một cửa tỉnh

x

x

2

Sở Tài chính

Quản lý dự án đầu tư; Quản lý đăng ký tài sản nhà nước; Cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung

 

x

3

Thanh tra tỉnh

CSDL khiếu nại tố cáo

 

x

4

Sở Giáo dục và Đào tạo

CSDL Hệ thống quản lý nhà trường; CSDL quản lý thi; CSDL quản lý phổ cập chống mù chữ; CSDL Quản lý trường học; CSDL Quản lý thi nghề phổ thông

 

x

5

Sở Nông nghiệp

Hệ thống hỗ trợ cộng đồng tra cứu thông tin cơ bản GIS ; CSDL quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản chủ lực Vĩnh Long; CSDL trồng trọt - chăn nuôi thủy sản

x

x

6

Sở Công thương

CSDL Doanh nghiệp ngành Công Thương

 

 

7

Sở Kế hoạch đầu tư

CSDL đăng ký kinh doanh; CSDL Quản lý dự án đầu tư

 

x

8

Sở Tư pháp

CSDL hồ sơ khiếu nại tố cáo; CSDL tư pháp, hộ tịch

 

x

9

Sở Văn hóa thể thao du lịch

Phần mềm quản lý di sản

 

 

10

Sở Giao thông vận tải

CSDL cấp phép lái xe

 

x

11

Sở Lao động thương binh xã hội

CSDL quản lý Trẻ em; CSDL quản lý hồ sơ người có công; CSDL quản lý doanh nghiệp; CSDL Thông tin quản lý giảm nghèo và BTXH

 

 

12

Sở Nội vụ

CSDL lưu trữ

 

 

13

Sở Tài nguyên môi trường

CSDL TN&MT; CSDL quản lý thu phí nước thải công nghiệp, CSDL quản lý chất thải nguy hại

 

 

14

Sở Xây dựng

CSDL giá đất

 

 

15

Văn phòng UBND tỉnh

CSDL thông tin chỉ đạo điều hành

 

 

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

5.1 Ứng dụng, dịch vụ phục vụ nội bộ

Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, kết nối thông suốt với trục liên thông văn bản Quốc gia, trao đổi văn bản thông suốt với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Trung ương và các địa phương khác. 100% văn bản điện tử của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã. Phần mềm đã tích hợp chữ ký số nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành và xử lý văn bản theo chỉ đạo tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Hệ thống chỉ đạo điều hành và tương tác nội bộ được tích hợp trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh phục vụ công tác chỉ đạo của lãnh đạo đối với các Sở ban ngành và UBND cấp huyện. Hệ thống bao gồm các chỉ tiêu kinh tế xã hội, chỉ tiêu ngành, địa phương và bộ chỉ tiêu của tỉnh (Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 của UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long). Kết quả, hoàn thành việc thu thập số liệu báo cáo chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2019 của các sở, ban, ngành và địa phương và đơn vị triển khai kết nối về hệ thống điều hành dịch vụ đô thị thông minh cụ thể: 2.206 chỉ số, trong đó 2.196 chỉ số kết nối qua eForm. Đang vận hành thử nghiệm với chỉ tiêu của các đơn vị, có khả năng đồng bộ với dữ liệu với bộ chỉ tiêu của tỉnh và có khả năng đáp ứng liên thông với hệ thống báo cáo của chính phủ.

Hệ thống thư điện tử tỉnh triển khai đến 100% các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh, tổng số hộp thư điện tử hiện đang hoạt động là 10.136 hộp thư.

Chữ ký số triển khai 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Tổng số chứng thư số đang sử dụng là 1.882 chứng thư số (bao gồm 121 SIM-KPI). Chữ ký số triển khai theo hướng phục vụ thực hiện trong ứng dụng quản lý văn bản, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội và ngành thuế. Việc triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong nhiều ứng dụng giúp vừa tiết kiệm, vừa phát huy hiệu quả sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin.

Hội nghị trực tuyến triển khai hai hệ thống: triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thông qua hệ thống truyền số liệu chuyên dùng giữa UBND tỉnh và UBND cấp huyện; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thông qua hệ thống Viettel giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và cấp huyện.

Ngoài ra, triển khai hệ thống họp thông minh theo chương trình thí điểm dịch vụ đô thị thông minh, bao gồm phục vụ cuộc họp trực tuyến, họp không giấy góp phần từng bước thực hiện chuyển đổi số. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19: từ tháng 4 đến tháng 9 có 14 cuộc họp; Nhiều sở ngành trong tỉnh cũng đã tham gia họp trực tuyến như: Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục thuế tỉnh; 18 cuộc họp của Sở Thông tin và Truyền thông với cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra,

Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh từng bước hình thành tạo nền tảng phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử ngày càng được hoàn thiện mang lại hiệu quả bước đầu trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Các ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành trong các cơ quan Nhà nước tiếp tục được triển khai, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử.

5.2 Ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp

Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử triển khai tại 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã; hiện đang rà soát nhằm hoàn thiện việc đáp ứng theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Cổng dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đăng tải 1.851 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công của tỉnh; trong đó có 432 dịch vụ công mức độ 4, 505 dịch vụ công mức độ 3, 914 đạt mức độ 2. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến (tháng 9/2020): dịch vụ công mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 9,7%; dịch vụ công mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 24,3%. Đến tháng 12/2020 đạt tối thiểu 30% dịch vụ công đạt mức độ 3, 4.

Cổng dịch vụ công đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia (ngày 4/10/2020 đồng bộ 14.800 hồ sơ); Thực hiện kết nối đăng ký trực tuyến trên Cổng dịch công quốc gia theo Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tháng 9 kết nối 08 DVCTT mức 3, 2 DVCTT mức 4; Ngoài ra, cổng dịch vụ công tích hợp, công khai bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính; tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đảm bảo thực hiện 2 hệ thống thống nhất, thông suốt với Cổng Dịch vụ công quốc gia; kết nối Vnpost và cổng thanh toán điện tử; kết nối, chia sẻ với Phần mềm Quản lý đất đai (VLIS) của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Xây dựng và hoàn thiện cổng/trang thông tin điện tử cho 100% sở, ban, ngành tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

5.3 Ứng dụng chuyên ngành

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, xã, thành phố quan tâm, chỉ đạo khai thác các ứng dụng chuyên ngành, ứng dụng phục vụ nghiệp vụ nội bộ: Phần mềm Quản lý đối tượng chính sách, người có công; Sàn giao dịch thương mại của tỉnh; Phần mềm quản lý năng lượng; Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng; Phần mềm Cơ sở dữ liệu nền doanh nghiệp; Phần mềm cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm; Phần mềm kê khai thuế thu nhập cá nhân; Khiếu nại - Tố cáo; Phần mềm Quản lý đất đai VLAP; cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp; Hệ thống thông tin quản lý Hộ tịch; Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc; Phần mềm cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách nhà nước; Phần mềm quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công; cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội; cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo; Phần mềm xây dựng hệ thống hỗ trợ tham gia cộng đồng, tra cứu thông tin GIS cơ bản, phản hồi thông tin cho người dân; Phần mềm kế toán IMAS, Misa; Quản lý công trình thủy lợi.

5.4 Triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Tỉnh đang thí điểm cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh như: hệ thống chỉ đạo điều hành; giám sát an toàn thông tin mạng; họp thông minh, họp trực tuyến; tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, xã hội của ngành và địa phương; thu thập thông tin báo chí và mạng xã hội; giám sát camera tại một số điểm: Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận một cửa cấp huyện, xã, camera giao thông, ngành Giáo dục, Y tế (145 camera); Hệ thống điểm tin thông minh, hỗ trợ đọc tin tức bằng nhiều giọng đọc theo các vùng miền; cung cấp thông tin chính quyền, điểm tin, một số tiện ích: giao thông, giáo dục, y tế, hỗ trợ người dân tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ của thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ảnh hiện trường đối với một số lĩnh vực thông qua app IOC Vĩnh Long và Smart Vĩnh Long. Trước 31/12/2020, tỉnh sẽ tổ chức đánh giá kết quả triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh trong năm 2020.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

Tổng số CBCC chuyên trách, phụ trách CNTT của tỉnh 197 người; Tỷ lệ CBCCVC của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B đã cấp đạt 100%. 100% cán bộ chuyên trách CNTT của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trình độ đại học CNTT trở lên.

Công tác đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực CNTT được quan tâm, đặc biệt là nguồn nhân lực về ATTT. Tổ chức 145 lớp đào tạo, tập huấn về kỹ năng sử dụng các ứng dụng CNTT đã triển khai, về ATTT với 2.442 học viên.

Tổ chức 7 hội thảo chuyên ngành quy mô toàn tỉnh; tổ chức 01 hội thảo quy mô toàn quốc 1.912 lượt đại biểu tham dự là Lãnh đạo Bộ TT &TT lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các tỉnh/thành phố trong cả nước. Hội thảo có 27 bài tham luận liên quan đến việc định hướng xây dựng chính phủ điện tỉnh, ứng dụng CNTT trong biến đổi khí hậu trong xu thế cách mạng lần thứ tư. Trong hội thảo đã có giới thiệu sơ bộ về tình hình kinh tế xã hội tỉnh, tình hình ứng dụng CNTT, đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng tích cực quảng bá về hình ảnh, con người và tiềm năng du lịch của tỉnh Vĩnh Long. Hội thảo nhận được sự đánh giá cao của Bộ TT&TT, Hội tin học Việt Nam và các đại biểu tham dự về việc tổ chức thành công với nhiều đại biểu tham dự, các nội dung tham luận phù hợp xu thế và tình hình thực tế, sự chu đáo trong các khâu tổ chức thể hiện sự mến khách, nhiệt tình của người Vĩnh Long.

Tổ chức 04 cuộc thi tìm hiểu về ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp, người dân với tổng cộng khoảng 2.100 lượt; 02 hội nghị tuyên truyền 90 hội viên hội nông dân và 75 đoàn viên, thanh niên các cấp. Ngoài ra tăng cường đưa tin, bài liên quan công tác chỉ đạo, triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao vai trò quan trọng trong ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

7.1 Về văn bản chỉ đạo

- Chương trình hành động số 26-CTr/TU, ngày 13/01/2015 của Tỉnh Ủy Vĩnh Long Về việc thực hiện Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”.

- Chỉ thị số 05/CT-UBND, ngày 05/02/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định 524/QĐ-UBND , ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin cho cán bộ công chức viên chức tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020.

- Quyết định số 1246/QĐ-UBND , ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 26-Ctr/TU ngày 13/01/2015 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 15/04/2015 và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngay 14/10/2015 của Chính phủ.

- Quyết định số 677/QĐ-UBND , 29/3/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 2645/QĐ-UBND , ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Phê duyệt dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 214/QĐ-UBND, ngày 06/02/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Công bố vận hành chính thức hệ thống Một cửa liên thông cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 1380/QĐ-UBND, ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2020.

- Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg , ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Quyết định 2807/QĐ-UBND, ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 1.0.

- Quyết định số 2760/QĐ-UBND , ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Đề án “Phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh”.

- Quyết định số 2892/QĐ-UBND, ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long.

- Kế hoạch số 36/KH-UBND, ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.

- Quyết định số 2871/QĐ-UBND, ngày 15/1/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Vĩnh Long.

- Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND , ngày 10/7/2019 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

- Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND , ngày 29/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin mạng tin học diện rộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 2540/QĐ-UBND, ngày 8/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019 - 2025.

- Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kế hoạch triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp.

- Quyết định số 1564/QĐ-UBND, ngày 23/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Long.

- Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND , ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin mạng tin học diện rộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày 29/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long.

- Công văn số 1586/UBND-VX, ngày 08/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tăng cường đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ bí mật trong cơ quan Nhà nước.

7.2 Thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp theo Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời đã xác định cấp độ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho 24 hệ thống thông tin cấp độ 1; 03 hệ thống thông tin cấp độ 2; 03 hệ thống thông tin cấp độ 3. Trong đó đã phê duyệt 23 hồ sơ cấp độ 1, 03 hồ sơ cấp độ 3, Danh mục các hệ thống an toàn thông tin tại Phụ lục đính kèm.

7.3 Thí điểm Trung tâm, giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)

Trong năm, Sở Thông tin và Truyền thông đã thành lập Tổ quản lý, vận hành, khai thác Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, dịch vụ phản ánh hiện trường, hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Long và thí điểm hệ thống giám sát an thông tin (SOC) cho 78 cơ quan, địa phương (09 sở và 05 huyện, 64 xã) với 348 máy tính; hệ thống kết nối và chia sẻ dữ liệu Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia.

7.4 Triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo 4 lớp

Triển khai thực hiện Công văn số 1552/BTTTT-CATTT , ngày 28/4/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đôn đốc tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp” trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 9/2020 như sau:

- Lớp 1: Lực lượng tại chỗ: ban hành Quyết định số 1239/QĐ-UBND, ngày 02/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Thành lập Đội Ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Vĩnh Long; Quyết định số 1564/QĐ-UBND, ngày 23/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Long;

- Lớp 2: Tự thực hiện triển khai trong thí điểm đô thị thông minh; nội dung triển khai Giải pháp phòng chống mã độc tập trung đáp ứng chia sẻ dữ liệu với trung tâm giám sát quốc gia; Triển khai giám sát bảo vệ lớp mạng; Triển khai giải pháp đảm bảo an ninh mạng cho lớp máy chủ và Triển khai giải pháp giám sát cho lớp ứng dụng.

- Lớp 3: Phối hợp VNCERT/CC thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu; ngoài ra thường xuyên phối hợp đơn vị triển khai phần mềm rà soát, kiểm tra đánh giá lỗ hỏng bảo mật trên các hệ thống phần mềm dùng chung vận hành tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

- Lớp 4: kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia qua Sensor BKAV_01, cung cấp danh sách các IP Public đường truyền kết nối Internet tập trung của tất cả các đơn vị từ xã, phường đến sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh với hệ thống giám sát quốc gia nhằm giám sát các hành vi, kết nối không an toàn từ đó kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn thông tin.

7.5 Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin

Đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thư điện tử: Hệ thống lọc thư rác đã ngăn chặn 3.915.379 thư điện tử đánh dấu spam, 77 thư điện tử có chứa mã độc gửi tới người dùng và loại bỏ 771.658 lượt máy tính bị lây nhiễm mã độc.

Đảm bảo an toàn thông tin cho cổng/trang thông tin điện tử: Đã có điều chỉnh, cập nhật chính sách hạn chế các nguồn tấn công đã biết (các nguồn từ OTX) truy cập vào các hệ thống thông tin tại Trung tâm Tích hợp Dữ liệu nên các tấn công giảm và chỉ ghi nhận, ngăn chặn 09 trường hợp thăm dò các lỗ hổng, điểm yếu nguy hiểm (SQL Injection, XSS) trên các trang tin điện tử.

Xử lý sự cố, phòng chống mã độc và hỗ trợ xử lý sự cố mạng diện rộng: Hệ thống tường lửa tại tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đã ngăn chặn 3.740.081 kết nối có dấu hiệu tấn công mạng/mất an toàn thông tin. Đối với công tác ngăn chặn mã độc: phối hợp VNCERT/CC ngăn chặn các kết nối từ máy tính người dùng trong mạng diện rộng đến IP điều khiển ở nước ngoài.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Kinh phí đã giải ngân

Ghi chú

giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

Tổng

TW

ĐP

TW

NV ĐTPT

NV SN

1

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2015-2020

Sở Công thương

2015- 2020

1.890

 

1.890

 

 

1.890

 

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng bưu chính viễn thông trên hệ thống thông tin địa lý GIS (Dự án chuyển tiếp)

Sở TT&TT

2016

2.500

 

2.500

 

2.500

 

 

3

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước, hệ thống bảo mật, giám sát và quản lý mạng (Dự án chuyển tiếp)

Sở TT&TT

2016

6.000

 

6.1601

 

 

6.160

 

4

Xây dựng Chính quyển điện tử tỉnh Vĩnh Long (chuyển tiếp)

Sở TT&TT

2016- 2020

46.200

24.000

22.200

24.000

15.650

 

 

5

Xây dựng trụ sở Trung tâm tích hợp dữ liệu dùng chung của tỉnh

Sở TT&TT

2017

3.000

 

3.000

 

 

2.979

 

6

Xây dựng trạm biến áp phục vụ nguồn điện Trung tâm dữ liệu tỉnh

Sở TT&TT

2018

315

 

315

 

 

315

 

7

CSDL nền về doanh nghiệp

Sở TT&TT

2017

200

 

200

 

 

190

 

8

Xây dựng CSDL công chứng

Sở TT&TT

2018

200

 

200

 

 

190

 

9

CSDL về an toàn vệ sinh thực phẩm tại một huyện (Thí điểm)

Sở TT&TT

2018

200

 

200

 

 

190

 

10

Triển khai mở rộng hệ thống một cửa điện tử cấp xã (28 xã)

Sở TT&TT

2018-2019

2.068

 

2.068

 

 

1.942

 

11

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT

2017-2020

1.980

 

1.980

 

 

1.1972

 

12

Chuẩn hoá và tạo lập dữ liệu ngành trên nền GIS (cơ sở dữ liệu hỗ trợ tra cứu cộng đồng, tra cứu thông tin GIS cơ sở và phản hồi của người dân)

Sở TT&TT

2019

1.200

 

1.200

 

 

 

 

13

Chuẩn hóa, tạo lập CSDL phục vụ quản lý chuyên ngành

Sở TT&TT

2019

1.500

 

1.500

 

 

 

 

14

Thực hiện kết nối phần mềm một cửa điện tử cấp huyện với phần mềm quản lý đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

2018

200

 

200

 

 

188

 

15

Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường

2018

3.474

2.210

1.264

 

 

 

 

16

Xây dựng CSDL quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

2019

500

 

500

 

 

500

 

17

Nâng cao năng lực quan trắc môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

2019

50.000

 

50.000

 

50.000

 

 

18

Triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục vụ Quốc phòng

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

2017- 2019

7.800

 

7.800

 

7.800

 

 

19

Thuê phần mềm quản lý bệnh viện

Sở Y tế

2019

3.000

 

3.000

 

 

3.000

 

20

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng tỉnh Vĩnh Long

Văn phòng Tỉnh Ủy

2017- 2019

19.100

 

19.100

 

19.100

 

 

21

Đầu tư ứng dụng CNTT cho trường học tiên tiến

Sở Giáo dục và Đào tạo

2017- 2019

162.000

 

162.000

 

162.000

 

 

22

Hệ thống quản lý ngân sách dự án đầu tư

Sở Tài chính

2017- 2018

1.000

 

1.000

 

 

994

 

23

Phần mềm Quản lý Tiền lương

Sở Tài chính

2020- 2021

3.983

 

3.983

 

 

3.983

Đang thực hiện

24

Phần mềm quản lý Ngân sách

Sở Tài chính

2020

1.988

 

1.988

 

 

1.988

Đang thực hiện

25

Chuẩn hoá, tạo lập cơ sở dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành phục vụ doanh nghiệp và người dân

Văn phòng UBND tỉnh

2019

500

 

500

 

 

 

 

26

Ứng dụng đồng bộ CSDL quốc gia về TTHC với cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2019

100

 

100

 

 

100

 

27

Điều chỉnh phần mềm QLVB chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh theo Quyết định số 28/2018/QĐ- TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Văn phòng UBND tỉnh

2019

500

 

500

 

 

500

 

28

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2016- 2018

6.269

 

6.269

 

6.269

 

 

29

Xây dựng phiên bản App Stores quản lý Văn bản và điều hành chạy trên hệ điều hành iOS, Andriod và thực hiện ký số văn bản trên hệ thống qua SIM (Mobie-CA)

Văn phòng UBND tỉnh

2020

500

 

500

 

500

 

 

30

Xây dựng hệ thống họp UBND tỉnh không giấy phục vụ các cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2020

700

 

700

 

700

 

Đang thực hiện

31

Mua sắm thiết bị lắp đặt hệ thống mạng cục bộ (LAN) Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

2020

3.000

 

3.000

 

3.000

 

Chưa phân bổ vốn

32

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ và kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ

Văn phòng UBND tỉnh

2020-2021

3.000

 

3.000

 

 

 

Đang thực hiện

Tổng cộng

 

 

335.867

26.210

308.817

24.000

267.519

27.300

 

Trong đó, kinh phí đảm bảo cho an toàn thông tin giai đoạn 2016-2020 là 33,333 triệu đồng.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Giao dịch điện tử, ngày 29/11/2005;

Luật Công nghệ thông tin, ngày 29/6/2006;

Luật An toàn thông tin mạng, ngày 03/12/2015;

Luật Đầu tư công, ngày 13/6/2019;

Nghị quyết số 17/NQ-CP , ngày 07/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP , ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP , ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Nghị định số 73/2019/NĐ-CP , ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP , ngày 09/04/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Nghị định số 45/2020/NĐ-CP , ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Quyết định số 749/QĐ-TTg , ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Quyết định số 950/QĐ-TTg , ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT , ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Thông tư số 04/2020/TT-BTTTT , ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 170/QĐ-UBND , ngày 21/01/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long Ban hành Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng Internet và mạng xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;

Quyết định số 495/QĐ-UBND, ngày 14/02/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Long năm 2020;

Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kế hoạch triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp;

Quyết định số 1098/QĐ-UBND , ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025;

Quyết định số 2620/QĐ-UBND , ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long Ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Vĩnh Long;

Quyết định số 2540/QĐ-UBND, ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019 - 2025;

Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND , ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Kế hoạch số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của UBND tỉnh về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh về triển khai “Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030;

Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTT , ngày 15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy nhanh xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tới mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh; bước đầu hình thành nền kinh tế số, xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số.

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ tiện ích số mang lại giá trị gia tăng cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi, thân thiện, dễ dàng sử dụng. Từng bước hình thành văn hoá số, người dân có thói quen sử dụng dịch vụ số.

Triển khai các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển CNTT đảm bảo tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long và tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

Bổ sung, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT; xây dựng và hoàn thiện các Hệ thống thông tin (HTTT), cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành góp phần xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long.

Thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, hạ tầng cơ sở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu số, bảo vệ dữ liệu cá nhân, định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức phục vụ cho đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính phủ điện tử, kinh tế số.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Đến 2021: 100% văn bản do các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã và thành phố ban hành có tập tin văn bản điện tử có ký số kèm theo trên hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh đúng quy định.

Đến hết năm 2021: 100% văn bản được ký số theo hướng dẫn tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 25/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư và thực hiện luân chuyển văn bản trên môi trường mạng qua hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh.

Đến năm 2023:

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 70% văn bản do UBND cấp xã ban hành có tập tin văn bản điện tử có ký số kèm theo trên hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh đúng quy định.

- 100% Văn bản quy phạm pháp luật từ Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương gửi đến, UBND tỉnh sao y chuyển đến sở, ban ngành tỉnh, HĐND - UBND các huyện, thị xã và thành phố không dùng văn bản giấy thông qua hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh.

- 100% cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã và thành phố sử dụng hệ thống quản lý Văn bản và điều hành của tỉnh để xử lý văn bản trên môi trường mạng.

- 100% thủ tục hành chính của tỉnh được công bố qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh (đồng bộ từ CSDL Thủ tục hành chính quốc gia) và thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, tại bộ phận một cửa cấp huyện và cấp xã.

- 100% Cổng/trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành tỉnh và cấp huyện được tích hợp, kết nối lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- 100% cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện báo cáo theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ và thực hiện kết nối, tích hợp với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

- Các cơ sở dữ liệu dùng chung về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm … được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

- Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp tỉnh được kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; đến hết năm 2021, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

c) Bảo đảm an toàn thông tin

Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng là điều kiện cơ bản, là yếu tố quan trọng trong xây dựng, phát triển, vận hành chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Do đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin phải được tăng cường, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí, gắn kết an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số. Việc tổ chức bảo đảm an toàn thông tin phải tuân thủ nguyên tắc chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Triển khai các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường hoạt động đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống CNTT của tỉnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh.

Đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống nền tảng, hệ thống phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Tiếp tục triển khai hoàn thiện và duy trì bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp; Xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Đào tạo, tập huấn, diễn tập về bảo đảm ATTT.

Tăng cường hoạt động của Đội ứng cứu sự cố mạng, máy tính tỉnh, chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách nhằm bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng tự đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, trong các cơ quan, đơn vị.

Đảm bảo 100% cơ quan trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã kết nối mạng diện rộng và được đảm bảo kiểm tra việc an toàn thông tin theo quy định.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản lý vận hành, kết nối; các cơ chế, chính sách,... cần xây dựng để phát triển ứng dụng CNTT, Chính quyền điện tử/Chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin (văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn; quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật; quy định; quy chế; xây dựng/cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính phủ số;…như:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển chính quyền số, ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước hàng năm và giai đoạn 2021-2025; Chương trình, đề án, kế hoạch xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Xây dựng chính sách về cơ sở dữ liệu (gồm các nội dung: Chiến lược dữ liệu; Danh mục cơ sở dữ liệu (dùng chung, chuyên ngành); Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu; Kế hoạch mở dữ liệu);

Ban hành, cập nhật danh sách mã định danh điện tử cho các cơ quan nhà nước và chia sẻ với Bộ TTTT theo quy định tại Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg .

- Xây dựng, ban hành và cập nhật quy chế, chính sách bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; hoàn thiện các quy chế, quy định về quản lý, khai thác CSDL dùng chung trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành chính sách để thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực (8 lĩnh vực ưu tiên gồm: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp; và các lĩnh vực khác).

- Các Sở, ban, ngành, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, môi trường Internet và không gian mạng; Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông để bảo đảm đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội để chuyển đổi số theo hướng: Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho chuyển đổi số.

- Nghiên cứu, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số trên địa bàn tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hạ tầng, trang thiết bị CNTT tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh; tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan Nhà nước: trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN; mạng Internet tốc độ cao... đảm bảo các điều kiện cần thiết sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh, hướng tới hình thành hạ tầng số cho Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long.

Xây dựng hạ tầng Kho lưu trữ số tập trung phục vụ tích hợp tài liệu điện tử lưu trữ của các cơ quan trên địa bàn tỉnh đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.

Xây dựng/thuê hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh đã triển khai theo mô hình điện toán đám mây và đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; hoàn thiện, vận hành và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); xem xét triển khai Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC); Xây dựng nền tảng thanh toán trực tuyến, di động.

Các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển mạng viễn thông thế hệ mới (IPv.6, Internet băng thông rộng cố định và di động 4G, 5G) trên phạm vi toàn tỉnh, phát triển hạ tầng số. Xây dựng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin cho cấp xã giai đoạn 2021-2025.

Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi toàn bộ mạng Internet của tỉnh Vĩnh Long sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của tỉnh sử dụng tên miền quốc gia (.vn).

Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hạ tầng giao thông, đô thị, xây dựng phải có nội dung nghiên cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

Tiếp tục phát triển các hệ thống Chính quyền điện tử, hoàn thành kết nối các Cơ sở dữ liệu của tỉnh và của trung ương sau khi triển khai và được sự chấp thuận của cơ quan chủ quản.

Nâng cấp hoàn thiện Trục kết nối LGSP của tỉnh, kết nối, liên thông Trục liên thông NGSP của Trung ương, đảm bảo kết nối thông suốt với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh thành phố trực thuộc TW trên phạm vi toàn quốc.

Cập nhật hệ thống xác thực dùng chung của tỉnh, mở rộng kết nối xác thực cho các phần mềm dùng chung khác, ngoài các hệ thống dùng dung hiện tại. Đảm bảo các ứng dụng dùng chung của tỉnh được xác thực thông qua hệ thống xác thực tập trung của tỉnh.

Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển các hệ thống này.

Hoàn thành việc xây dựng nền tảng tích hợp cơ sở dữ liệu dùng chung, tạo lập các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, từng bước thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong các ngành kinh tế - xã hội. Triển khai nhiệm vụ số hóa, tạo lập kho dữ liệu mở, tổ chức các hệ thống thông tin, hệ sinh thái số đảm bảo tính kết nối, liên thông phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý của hệ thống chính trị; phục vụ người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tiếp tục phát triển, hoàn thiện các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, nông nghiệp, thông tin và truyền thông,.. kết hợp với ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh, chuyển đổi số.

Xây dựng Nền tảng kết nối dịch vụ số hóa tỉnh kết nối các dịch vụ số hóa với các ứng dụng tại đơn vị và Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Xây dựng ứng dụng và cung cấp dữ liệu mở (Open Data) phục vụ minh bạch, cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Phát triển nền tảng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trong phát triển đô thị thông minh.

Thực hiện chuyển đổi số, số hoá dữ liệu hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp.

4. Phát triển dữ liệu

Kết nối, chia sẻ dữ liệu, khai thác thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia như: CSDL dân dư, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tài nguyên & môi trường…

Xây dựng kho lưu trữ điện tử, dữ liệu, hồ sơ điện tử tập trung.

Xây dựng và triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý hành chính các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tư pháp, Văn hóa, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin quản lý văn thư, lưu trữ.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025”; Mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông giai đoạn 2019-2023 theo chỉ đạo của Bộ GDĐT GDĐT tại Công văn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông.

- Nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục.

Đảm bảo thực hiện Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, việc phát triển dữ liệu đảm bảo nguyên tắc sử dụng lại tối đa các dữ liệu, thông tin từ các cơ sở dữ liệu mà các Bộ, ngành, Trung ương đã xây dựng.

Tiếp tục cập nhật thông tin hồ sơ đất đai, bản đồ không gian, dữ liệu hồ sơ quét,... vào cơ sở dữ liệu Tài Nguyên và Môi trường; đảm bảo hệ thống tin đang vận hành tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thông suốt theo cơ chế một cửa một cửa liên thông.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

Tăng cường triển khai ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và xu hướng phát triển đô thị thông minh.

Xây dựng dịch vụ Quản lý danh mục điện tử dùng chung: Tạo lập, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác các bản mã điện tử, danh mục điện tử dùng chung của bộ/tỉnh.

Xây dựng các dịch vụ dùng chung hỗ trợ phát triển các ứng dụng, bao gồm các thành phần dùng chung:

+ Các dịch vụ nền tảng quản lý nội dung: tìm kiếm, truy vấn; quản lý biểu mẫu điện tử.

+ Các dịch vụ nền tảng quản lý văn bản, công việc: Nhóm các dịch vụ về quản lý, xử lý, lưu trữ văn bản đi, đến; các dịch vụ về tạo lập công việc, giao việc, theo dõi, giám sát, truy vết, thống kê, báo cáo về thực hiện các công việc;

+ Các dịch vụ nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ: Nhóm các dịch vụ về tạo lập hồ sơ nghiệp vụ; gửi hồ sơ nghiệp vụ; nhận hồ sơ nghiệp vụ; số hóa hồ sơ.

+ Nhóm dịch vụ xác thực, cấp quyền người dùng tập trung (SSO): Dịch vụ xác thực, cấp quyền theo cơ chế đăng nhập một lần đối với người dùng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khi sử dụng các dịch vụ do Bộ, tỉnh cung cấp; Dịch vụ xác thực, cấp quyền theo cơ chế đăng nhập một lần đối với người dùng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, tỉnh khi sử dụng các ứng dụng trong nội bộ của bộ, tỉnh phục vụ xử lý nghiệp vụ, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành;

+ Nhóm dịch vụ thanh toán điện tử: Giao diện kết nối tới các cổng thanh toán điện tử của bên thứ ba giúp người dùng có thể chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp; kiểm toán phục vụ việc đối soát (khi cần), truy vấn và báo cáo giao dịch thanh toán điện tử;

+ Nhóm các dịch vụ thông tin: Nhóm các dịch vụ khai thác thông tin thuộc CSDL quốc gia; hệ thống có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ; nhóm các dịch vụ thông tin để các Bộ, địa phương khác khai thác để bảo đảm sự thống nhất, tăng cường liên kết, sử dụng lại thông tin, dữ liệu đã có phục vụ giải quyết TTHC, hướng đến đơn giản hóa thành phần hồ sơ.

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước (phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; hệ thống thông tin báo cáo; họp trực tuyến; làm việc từ xa; phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; phục vụ các công tác khác;...).

Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp (cung cấp dịch vụ công trực tuyến; các kênh tương tác với người dân/doanh nghiệp; ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa; các dịch vụ đô thị thông minh).

Hoàn thiện, bổ sung các dịch vụ công trực tuyến của các cấp, các ngành đưa lên Cổng dịch vụ công tỉnh và tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ tại HĐND tỉnh, UBND tỉnh.

Triển khai thực hiện ứng dụng Văn phòng không giấy đối với các hoạt động của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện. Hoàn thiện hệ thống và thực hiện tuyên truyền sử dụng Dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đến người dân và doanh nghiệp.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

Quy hoạch, xây dựng đồng bộ các hệ thống kỹ thuật, công nghệ và nhân lực nâng cao an toàn thông tin phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống chính trị và phát triển đô thị thông minh.

Xây dựng hệ thống điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) giai đoạn 2020-2025; Nâng cấp Hệ thống an toàn thông tin mạng WAN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025; Nâng cấp hệ thống hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025.

Triển khai công tác an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin Chính quyền số theo mô hình 04 lớp; Đảm bảo hệ thống thông tin cơ quan nhà nước được triển khai phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt; Xây dựng hệ thống thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc về Trung tâm An toàn trên không gian mạng NCSC.

Triển khai hệ thống xác định, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng và kịp thời xử lý, gỡ bỏ. Yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số có trách nhiệm đảm bảo thông tin, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc và phát hiện tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản.

Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tham gia các khóa bồi dưỡng về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố mạng máy tính tỉnh; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

7. Phát triển nguồn nhân lực

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật làm công tác quản trị mạng, phát triển hệ thống thông tin đảm bảo có đủ năng lực vận hành, kiểm soát và bảo trì hệ thống mạng tin học, các hệ thống thông tin của của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh trong mạng nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh, Mạng tin học của UBND tỉnh và mạng Internet.

Định kỳ tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ công chức, viên chức tại Văn phòng UBND tỉnh, các sở ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp Xã về kỹ năng sử dụng và vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của UBND tỉnh đã triển khai sử dụng theo quy định, đảm bảo 100% chuyên viên văn phòng sử dụng thành thạo máy vi tính trong xử lý công việc chuyên môn và biết tra cứu, khai thác thông tin trên mạng.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho các bộ công chức viên chức của tỉnh về chuyển đổi số, chính phủ điện tử, chính phủ số, Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng phân tích dữ liệu, khai thác thông tin số phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ, công chức, viên chức để sẵn sàng chuyển đổi môi trường làm việc sang môi trường số.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm chuyên ngành.

Rà soát, cử công chức viên chức tham gia Cử cán bộ chuyên trách CNTT tham dự các lớp về bồi dưỡng về CNTT, an toàn thông tin.

Hằng năm tổ chức Hội nghị, hội thảo, diễn tập về phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin.

II. GIẢI PHÁP

Xác định các giải pháp để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra. Cụ thể bao gồm (không giới hạn) các nhóm giải pháp tiêu biểu như sau:

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Sử dụng hiệu quả hệ thống Cổng thông tin điện tử tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục.

- Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công tích hợp một cửa điện tử, tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng. Tăng số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, dạy-học.

- Tăng cường phát hành văn bản điện tử sử dụng chữ ký số, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan qua môi trường mạng. Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành giáo dục trong giải quyết công việc, quản lý hồ sơ.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

Bao gồm các hoạt động như: phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;…

Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các Doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT để triển khai hạ tầng, dịch vụ ứng dụng CNTT vào công tác truyền thông, quản lý, dạy-học, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng dịch vụ đô thị thông minh.

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh trong công tác nghiên cứu, tổ chức hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu những thành tựu công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng vào hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và phục vụ người dân.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo Khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách về CNTT do Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.

Tăng cường phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

5. Giải pháp tổ chức, triển khai

- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Xây dựng Kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh nhằm phát huy vai trò kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chung về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ban, ngành và UBND các cấp, phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị nhằm xây dựng thành công Chính quyền điện tử tỉnh.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT về đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng, giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Lộ trình thực hiện các nội dung Kế hoạch tại Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Cấp tỉnh

Kinh phí thực hiện: 203.486 triệu đồng (Hai trăm lẻ ba tỷ bốn trăm tám mươi sáu triệu đồng).

Trong đó:

- Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương: 146.397 triệu đồng

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 101.982 triệu đồng

2. Cấp huyện

Kinh phí thực hiện: 11.212 triệu đồng (Mười một tỷ hai trăm mười hai triệu đồng).

Trong đó:

- Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương: 0 triệu đồng

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 11.212 triệu đồng

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử và Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Long

Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ trên cơ sở nguồn vốn được giao; Chỉ đạo cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị trong việc triển khai Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, một cửa liên thông của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cán bộ chuyên trách CNTT đảm bảo mục tiêu phát triển của các ngành, địa phương.

Chủ trì triển khai, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, các HTTT trong nội bộ tỉnh thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP); triển khai kết nối với hệ thống kết nối quốc gia (NGSP); thực hiện liên thông các HTTT giữa các Bộ, ngành.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định; tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và hiệu quả thấp.

Hướng dẫn các cơ quan trên địa bàn tỉnh xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước thuộc tỉnh.

3. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì triển khai, thực hiện các nội dung được giao tại kế hoạch.

Tổng hợp trình UBND tỉnh cho chủ trương và phê duyệt các dự án theo kế hoạch được duyệt.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện Chương trình cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử tạo tiền đề cho ứng dụng CNTT hiệu quả.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách hằng năm cho triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng dụng CNTT hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

6. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

7. Các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phân công một đồng chí lãnh đạo trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng CNTT; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2021 của cơ quan, địa phương mình, tập trung vào triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch này.

Chủ động lồng ghép, đề xuất bố trí nguồn lực triển khai các hoạt động thường xuyên về ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai các dự án, triển khai và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư.

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
 (CẤP TỈNH)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên hạng mục, nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, quy mô

Thời gian thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí hàng năm

 

Ý kiến đầu tư hạng mục, nhiệm vụ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Dự kiến tổng kinh phí

Đầu tư

Sự nghiệp

Tổng

 

I

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

5.500

37.012

15.800

4.800

4.800

41.712

26.200

67.912

 

1

Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021-2025

500

500

 

0

0

 

1.000

1.000

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019

2

Mở rộng hệ thống lưu trữ phục vụ thí điểm dịch vụ đô thị thông minh

Sở TTTT

 

2021

500

 

 

 

 

 

500

500

Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh

3

Xây dựng, phát triển các hệ thống hạ tầng thương mại điện tử

Sở TTTT

 

2021- 2025

 

500

500

500

500

 

2.000

2.000

Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020

4

Nâng cấp hệ thống hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long

Sở TTTT

 

2022- 2023

 

17.106

10.000

 

 

27.106

 

27.106

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/202 Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 3101/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

5

Hoàn thiện Trung tâm dữ liệu từng bước đáp ứng tiêu chuẩn cấp độ 3 (Tier 3) đáp ứng xây dựng Chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền số trên phạm vi toàn tỉnh

Sở TTTT

 

2021- 2025

 

200

200

200

200

 

800

800

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

6

Triển khai giải pháp kỹ thuật, các phần mềm quản lý, giám sát thông tin

Sở TTTT

 

2021- 2025

 

100

100

100

100

 

400

400

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

7

Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2022- 2025

 

2.000

2.000

2.000

2.000

 

8.000

8.000

Công văn số 379 ngày 06/4/2020 Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 04/6/2020 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

8

Xây dựng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin cho cấp xã giai đoạn 2021-2025

Sở TTTT

 

2022- 2025

 

3.000

3.000

2.000

2.000

 

10.000

10.000

KH trung hạng 2020-2025 Công văn số 379 ngày 06/4/2020 Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 04/6/2020 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

9

Mua sắm thiết bị lắp đặt hệ thống mạng cục bộ (LAN) Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Đảm bảo hạ tầng cung cấp thông tin cho hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và công tác tham mưu của Văn phòng UBND tỉnh (Quyết định số 3252/QĐUBND tỉnh).

2021

3.000

 

 

 

 

 

3.000

3.000

Nhiệm vụ này được giao thực hiện năm 2020 tại Quyết định 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019, tuy nhiên năm 2020 chưa phân bổ vốn

10

Nâng cấp hoàn thiện Trục liên thông văn bản của tỉnh đảm bảo kết nối, liên thông an toàn và bảo mật với Trục liên thông văn bản quốc gia

Văn phòng UBND tỉnh

Hoàn thiện các tính năng kỹ thuật và đảm bảo an toàn bảo mật cho Trục liên thông văn bản của tỉnh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ

2021

500

 

 

 

 

 

500

500

Hiện tại VPUBND tỉnh quản lý vận hành Trục liên thông văn bản của tỉnh kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.

11

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin hệ thống mạng nội bộ Văn phòng UBND tỉnh, các hệ thống thông tin hành chính điện tử, Cổng thông tin điện tử tỉnh, của các sở, ban, ngành tỉnh và cấp huyện phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định

2021- 2020

1.000

13.606

 

 

 

14.606

 

14.606

Quyết định số 3100/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

II

Phát triển các hệ thống nền tảng

 

 

 

5.300

12.553

16.622

0

0

34.475

0

34.475

 

1

Nâng cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ chính quyền số

Sở TTTT

 

2021- 2023

2.300

4.453

4.400

 

 

11.153

 

11.153

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 3103/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

2

Xây dựng nền tảng số và kho dữ liệu mở phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long

Sở TTTT

 

2021- 2023

3.000

8.100

12.222

 

 

23.322

 

23.322

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 3103/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

III

Phát triển dữ liệu

 

 

 

850

0

0

0

0

0

850

850

 

1

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu tiếp nhận, theo dõi thống kê hồ sơ khiếu nại tố cáo của công dân phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh

Hoàn thiện CSDL tiếp nhận, lập biên bản, phiếu chuyển, phiếu hướng dẫn, hồ sơ người khiếu nại,v.v…và thực hiện theo dõi, thống kê kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh.

2021

500

 

 

 

 

 

500

500

Thống nhất

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thanh, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sản phẩm hàng hóa (lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và vàng trang sức, mỹ nghệ) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Sở Khoa học và Công nghệ

 

2021

350

 

 

 

 

 

350

350

 

IV

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

 

 

 

23.666

27.316

13.620

11.088

8.289

17.387

66.592

83.979

 

1

Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công; Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh,

Văn phòng UBND tỉnh

Nâng cấp, xây dựng hoàn thiện Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin 1 cửa điện tử của tỉnh đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ - CP và Nghị định số 45/2020/NĐ - CP của Chính phủ

2021- 2022

1.000

2.000

 

 

 

 

3.000

3.000

Nâng cấp, hoàn thiện để đáp ứng Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Nghị định 45/2020/NĐ-CP

2

Nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo

Tuyền truyền thông tin, cung cấp kịp thời các thủ tục hành chính, dịch vụ công, văn bản chỉ đạo điều hành

2023

 

 

432

 

 

 

432

432

 

3

Mua sắm phần mềm hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ và kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng UBND tỉnh

Thực hiện chế độ báo cáo của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển KT-XH, QP- AN trên địa bàn tỉnh qua phần mềm.

2020- 2021

3.000

 

 

 

 

 

3.000

3.000

Bắt đầu thực hiện năm 2020 theo Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019

4

Nâng cấp mở rộng Hệ chương trình quản lý Văn bản và điều hành với chức năng quản lý tài liệu lưu trữ điện tử triển khai thực hiện cho các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện

Văn phòng UBND tỉnh

Tin học hóa công tác quản lý nghiệp vụ chuyên môn ngành lưu trữ tại cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

2021- 2022

6.000

7.753

 

 

 

13.753

 

13.753

- Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 22/5/2020

- Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

5

Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Xây dựng hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng triển khai trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Xây dựng ứng dụng di động tích hợp các ứng dụng, phần mềm, phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trên thiết bị di động

2021

3.634

 

 

 

 

3.634

 

3.634

- Quyết định số 3102/QĐ-UBND tỉnh ngày 16/11/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh”

7

Rà soát, nâng cấp hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đảm bảo thống nhất đầu mối quản lý Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Hoàn thiện module chuyên ngành, thống nhất hoạt động Cổng thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh (bao gồm: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện)

2022

 

3.000

 

 

 

 

3.000

3.000

 

8

Hệ thống thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

2021

150

 

 

 

 

 

150

150

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Tỉnh ủy Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ

9

Xây dựng hệ thống học tập và thi trực tuyến

Sở Giáo dục và Đào tạo

Tạo ra một hệ thống học liệu, ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi trắc nghiệm

2021- 2025

1.360

1.360

1.360

1.360

1.360

 

6.800

6.800

 

10

Hệ thống thông tin kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Y tế

Sở Y tế

 

2021

150

 

 

 

 

 

150

150

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Tỉnh ủy Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ

11

Hệ thống quản lý ngân sách (chuyển tiếp)

STC

Triển khai CSDL tập trung cho STC, các PTC, VPUB tỉnh

2020-2021

1.000

 

 

 

 

 

1.000

1.000

 

12

Quản lý Tiền lương (chuyển tiếp)

STC

Quản lý, bàn giao, quyết toán biên lai thu tiền

2020-2021

2.000

 

 

 

 

 

2.000

2.000

 

13

Nâng cấp, mở rộng phần mềm Quản lý ngân sách dự án đầu tư

STC

Thêm các tính năng phục vụ kế toán chủ đầu tư, theo dõi tiến độ dự án

2022

 

2.000

 

 

 

 

2.000

2.000

 

14

Cơ sở dữ liệu về Giá

STC

Quản lý, cung cấp giá hàng hóa, tài sản…

2023

 

 

2.000

2.000

 

 

4.000

4.000

 

15

Xây dựng hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa tỉnh Vĩnh Long

Sở Khoa học và Công nghệ

 

2021- 2022

75

75

 

 

 

 

150

150

 

16

Kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2021

Sở Công thương

 

2021- 2025

597

728

728

728

729

 

3.510

3.510

Quyết định số 2620/QĐ-UBND ngày 30/9/2020

17

Nâng cấp, mở rộng quản lý CCVC toàn tỉnh

Sở Nội vụ

 

2021- 2025

1.700

1.300

 

 

 

 

3.000

3.000

 

18

Xây dựng kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với trục LGSP

Sở TTTT

 

2021

300

 

 

 

 

 

300

300

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Tỉnh ủy; Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ

19

Kết nối các hệ thống CSDL, chuyên ngành

Sở TTTT

 

2021

500

 

 

 

 

 

500

500

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020; Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020

20

Kết nối các cơ sở dữ liệu tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia

Sở TTTT

 

2021

500

 

 

 

 

 

500

500

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020; Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020

21

Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước

Sở TTTT

 

2021- 2025

200

200

200

200

200

 

1.000

1.000

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020

22

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4

Sở TTTT

 

2021- 2025

300

200

200

200

100

 

1.000

1.000

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020

23

Chuyển đổi số 4.0 - Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT trong kỷ nguyên số (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021- 2025

200

200

200

200

 

 

800

800

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019

24

Xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh

Sở TTTT

 

2021- 2025

 

400

400

400

300

 

1.500

1.500

Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

25

Đề án phát triển nền tảng dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030

Sở TTTT

 

2021- 2025

 

7.000

7.000

5.000

5.000

 

24.000

24.000

KH trung hạng 2020-2025 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020

26

Đề án xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 định hướng đến năm 2025 (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021- 2025

200

200

200

200

 

 

800

800

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019

27

Đề án xây dựng hệ sinh thái số hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh với cuộc cách mạng 4.0 (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021- 2025

300

400

400

400

300

 

1.800

1.800

 

28

Đề án tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực có khả năng tận dụng lợi ích của cuộc cách mạng 4.0 (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021- 2025

200

200

200

400

300

 

1.300

1.300

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

29

Thực hiện nhiệm vụ đầu mối kết nối, liên thông các hệ thống thông tin hành chính phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

 

2021- 2023

300

300

300

 

 

 

900

900

Thực hiện chức năng đầu mối kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 107/2020/NĐ - CP của Chính phủ

V

An toàn thông tin

 

 

 

10.050

20.400

11.400

8.673

4.300

52.823

2.000

54.823

 

1

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030” (chuyển tiếp)

Sở TTTT

 

2021- 2025

300

400

400

400

300

 

1.800

1.800

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

2

Nâng cấp, cập nhật bản vá các ứng dụng sau khi đánh giá an toàn thông tin

Sở TTTT

 

2021

200

 

 

 

 

 

200

200

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

3

Dự án nâng cấp hệ thống an toàn thông tin mạng WAN tỉnh

Sở TTTT

 

2021- 2022

9.550

14.000

 

 

 

23.550

 

23.550

KH trung hạng 2020-2025 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 3104/QĐ-UBND ngày 16/11/2020

4

Xây dựng trung tâm SOC chia sẻ dữ liệu an toàn, an ninh mạng với Trung tâm điều hành không gian mạng quốc gia

Sở TTTT

 

2022- 2025

 

6.000

11.000

8.273

4.000

29.273

 

29.273

KH trung hạng 2020-2025 Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 Đã trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại tờ trình số: 70/TTr- STTTT ngày 7/10/2020

VI

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

 

 

 

2.610

1.670

670

670

720

0

6.340

6.340

 

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin

Sở TTTT

 

2021- 2025

50

50

50

50

50

 

250

250

Kế hoạch số 37/KH-UBND , ngày 29/6/2020

2

Hội nghị, hội thảo phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin

Sở TTTT

 

2021- 2025

60

60

60

60

60

 

300

300

Kế hoạch số 37/KH-UBND , ngày 29/6/2020

3

Xây dựng nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số

Sở TTTT

 

2021- 2022

2.000

1.000

 

 

 

 

3.000

3.000

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

4

Đào tạo kỹ năng xử lý, phân tích, truy vết sự cố mạng máy tính, tấn công mạng

Sở TTTT

 

2021- 2025

100

100

100

100

100

 

500

500

 

5

Đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố

Sở TTTT

 

2021- 2025

70

70

70

70

70

 

350

350

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

6

Đào tạo về an toàn thông tin cho quản trị mạng sở, ban, ngành, huyện

Sở TTTT

 

2021- 2025

50

50

50

50

50

 

250

250

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

7

Đào tạo về an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT khối Đảng, đoàn thể

Sở TTTT

 

2021- 2025

40

40

40

40

40

 

200

200

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

8

Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT xã phường thị trấn

Sở TTTT

 

2021- 2025

60

60

60

60

60

 

300

300

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

9

Đào tạo nâng cao năng lực phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet

Sở TTTT

 

2021- 2025

30

30

30

30

30

 

150

150

Quyết định số 3252/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 Kế hoạch hành động số 40/KH-UBND Công văn số 1383/BTTTT-CATTT ngày 20/4/2020

10

Đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho chuyên trách CNTT, giáo viên

Sở Giáo dục và Đào tạo

Bồi dưỡng chuyên môn an toàn, an ninh thông tin cán bộ, giáo viên chuyên trách CNTT; Kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên

2021- 2025

150

150

150

150

200

 

800

800

 

11

Xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền

Sở TTTT

 

2022- 2025

 

30

30

30

30

 

120

120

Công văn số 1797/BTTTT-CATTT ngày 15/5/2020

12

Tham mưu đặt hàng các bài viết, phóng sự

Sở TTTT

 

2022- 2025

 

30

30

30

30

 

120

120

Quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 21/01/2020. phòng BCXB

TỔNG KINH PHÍ

47.976

98.951

58.112

25.231

18.109

146.397

101.982

248.379

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

HẠNG MỤC, DỰ ÁN CNTT ĐỀ XUẤT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(CẤP HUYỆN)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên hạng mục, nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Mục tiêu, quy mô

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí hàng năm

Dự kiến tổng kinh phí

Nguồn ngân sách

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Sự nghiệp

Đầu tư

Tổng cộng

I

Phát triển hạ tầng kỹ thuật

 

 

 

1.815

1.805

1.165

905

785

6.475

0

6.475

 

1

Đầu tư các trang thiết bị cho ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025

Phòng Tài chính - KH huyện Long Hồ

 

2021- 2025

600

600

300

 

 

1.500

 

1.500

Ngân sách huyện

2

Đầu tư các trang thiết bị cho ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025

Phòng Tài chính - KH huyện Mang Thít

 

2021- 2025

600

600

300

 

 

1.500

 

1.500

Ngân sách huyện

3

DA phát triển hạ tầng CNTT

UBND huyện Tam Bình

 

2021- 2025

205

205

205

205

205

1.025

 

1.025

Ngân sách huyện

4

Đầu tư trang thiết bị phục vụ triển khai họp trực tuyến giữa cấp huyện và cấp xã

UBND huyện Vũng Liêm

Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT, giảm chi phí và thời gian đi công tác cho Thủ trưởng các ban ngành huyện và UBND cấp xã. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong các cuộc họp

2021- 2025

100

 

 

 

 

100

 

100

Ngân sách huyện

5

Đầu tư trang bị màn chiếu tự động ở các phòng họp và Hội trường UBND huyện.

UBND huyện Vũng Liêm

Phục vụ tập huấn, họp của huyện và các cơ quan, đơn vị

2021- 2025

60

 

 

 

 

60

 

60

Ngân sách huyện

6

Đầu tư trang bị máy Ipad cho lãnh đạo UBND các xã - thị trấn (20 máy)

UBND huyện Vũng Liêm

Phục vụ triển khai họp trực tuyến giữa lãnh đạo UBND huyện với UBND xã - thị trấn.

2021- 2025

 

200

 

 

 

200

 

200

Ngân sách huyện

7

Đầu tư trang bị máy Ipad Thủ trưởng các ban ngành huyện (16 máy)

UBND huyện Vũng Liêm

Phục vụ triển khai họp trực tuyến, các cuộc định kỳ giữa lãnh đạo UBND huyện với các ban ngành huyện sử dụng văn bản điện tử không sử dụng văn bản giấy.

2021- 2025

 

 

160

 

 

160

 

160

Ngân sách huyện

8

Đầu tư nâng cấp hệ thống mạng cho các xã - thị trấn đã xuống cấp không đảm bảo cho vận hành

UBND huyện Vũng Liêm

Thi công lại đường mạng cho các xã

2021- 2025

 

 

50

 

 

50

 

50

Ngân sách huyện

9

Đầu tư trang bị máy vi tính để bàn (08 bộ)

UBND huyện Vũng Liêm

Trang bị cho Bộ phận một cửa thực hiện ứng dụng CNTT thay thế các máy đã xuống cấp không đảm bảo cho hoạt động

2021- 2025

 

 

 

120

 

120

 

120

Ngân sách huyện

10

Đầu tư trang bị máy vi tính để bàn (20 bộ)

UBND huyện Vũng Liêm

Trang bị cho 20 xã - thị trấn để thực hiện ứng dụng CNTT thay thế các máy đã xuống cấp

2021- 2025

 

 

 

300

 

300

 

300

Ngân sách huyện

11

Trang bị máy vi tính để bàn (20 bộ)

UBND huyện Vũng Liêm

Thay thế các máy ở bộ phận một cửa cấp xã

2021- 2025

 

 

 

 

300

300

 

300

Ngân sách huyện

12

Hạ tầng kỹ thuật

UBND huyện Trà ôn

 

2021- 2025

250

200

150

280

280

1.160

 

1.160

Ngân sách huyện

II

Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

 

 

 

630

1.260

660

640

630

3.820

0

3.820

 

1

Thực hiện kiểm tra, đánh giá, chấm điểm thi đua ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 tại các phòng ban chuyên môn; UBND xã, thị trấn.

Phòng VH&TT và Phòng Nội vụ - UBND huyện Long Hồ

 

2021- 2025

10

 

 

 

 

10

 

10

Ngân sách huyện

2

Đầu tư các phần mềm phục vụ chuyên ngành

Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - KH huyện Long Hồ

 

2021- 2025

30

30

30

10

 

100

 

100

Ngân sách huyện

3

Thực hiện kiểm tra, đánh giá, chấm điểm thi đua ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 tại các phòng ban chuyên môn; UBND xã, thị trấn.

Phòng VH&TT và Phòng Nội vụ - UBND huyện Mang Thít

 

2021- 2025

10

 

 

 

 

10

 

10

Ngân sách huyện

4

DA ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước

UBND huyện Tam Bình

 

2021- 2025

210

210

210

210

210

1.050

 

1.050

Ngân sách huyện

5

DA ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

UBND huyện Tam Bình

 

2021- 2025

250

250

300

300

300

1.400

 

1.400

Ngân sách huyện

6

Các nhiệm vụ dự án triển khai giai đoạn 2021-2025

UBND thành phố Vĩnh Long

 

2021- 2025

 

 

 

 

 

 

 

0

Ngân sách thành phố

7

Xây dựng Trang thông tin điện tử về quảng bá, xúc tiến du lịch của huyện Long Hồ

Phòng VHTT huyện Long Hồ

 

2021- 2025

 

50

 

 

 

50

 

50

Ngân sách huyện

8

Xây dựng hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin cho các xã, thị trấn

Phòng VHTT huyện Long Hồ

 

2021- 2025

 

500

 

 

 

500

 

500

Ngân sách huyện

9

Đầu tư các phần mềm phục vụ chuyên ngành

Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - KH huyện Mang Thít

 

2021- 2025

 

100

 

 

 

100

 

100

Ngân sách huyện

10

Nâng cấp Trang thông tin điện tử

UBND huyện Mang Thít

 

2021- 2025

 

 

 

 

 

0

 

0

Ngân sách huyện

11

Vận hành Website

UBND huyện Trà ôn

 

2021- 2025

120

120

120

120

120

600

 

600

Ngân sách huyện

III

An toàn thông tin

 

 

 

135

135

50

50

50

420

0

420

 

1

DA đảm bảo an toàn an ninh thông tin

UBND huyện Tam Bình

 

2021- 2025

135

135

50

50

50

420

 

420

Ngân sách huyện

VI

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

 

 

 

152

112

92

79

62

497

0

497

 

1

Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ quản lý CNTT cho cán bộ ban ngành huyện, xã - thị trấn.

Phòng VH&TT - UBND huyện Long Hồ

 

2021- 2025

20

20

10

 

 

50

 

50

Ngân sách huyện

2

Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ quản lý CNTT cho cán bộ ban ngành huyện, xã - thị trấn.

Phòng VH&TT - UBND huyện Mang Thít

 

2021- 2025

20

20

10

 

 

50

 

50

Ngân sách huyện

3

DA phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

UBND huyện Tam Bình

 

2021- 2025

50

50

50

50

50

250

 

250

Ngân sách huyện

4

Bố trí kinh phí hoạt động ban chỉ đạo CNTT

UBND huyện Vũng Liêm

Phục vụ hoạt động Ban Chỉ đạo CNTT

2021- 2025

12

12

12

12

12

60

 

60

Ngân sách huyện

5

Đào tạo nguồn nhân lực

UBND huyện Trà Ôn

 

2021- 2025

50

10

10

17

 

87

 

87

Ngân sách huyện

TỔNG KINH PHÍ

2.732

3.312

1.967

1.674

1.527

11.212

0

11.212

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Cập nhật 2020

2 + 217 Trđ đào tạo ATTT năm 2020

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.141

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.75.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!