|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Kế hoạch 40/KH-UBND 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu:
|
40/KH-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Kế hoạch
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
Người ký:
|
Lữ Quang Ngời
|
Ngày ban hành:
|
10/07/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 40/KH-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
10 tháng 7 năm 2019
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
Thực hiện Nghị quyết số
17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
Tổ chức quán triệt và triển
khai thực hiện sâu rộng Nghị quyết số 17/NQ- CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn
2019-2020, định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP) nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, doanh
nghiệp; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, ứng cứu khẩn cấp sự cố an
toàn thông tin mạng của tỉnh.
Xác định cụ thể các nhiệm vụ,
chỉ tiêu cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 và giai đoạn
2021-2025 tại Nghị quyết số 17/NQ-CP để tổ chức thực hiện.
Huy động, sử dụng mọi nguồn lực
và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử; bảo
đảm nguồn ngân sách nhà nước chi cho phát triển và ứng dụng CNTT, xây dựng
Chính quyền điện tử của tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện nền tảng Chính quyền
điện tử tỉnh Vĩnh Long nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển
Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền
kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, cụ thể:
- Kế thừa, phát triển các
chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử theo chỉ
đạo của Tỉnh uỷ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với bối cảnh hiện nay
và xu hướng phát triển của trong nước và thế giới.
- Đổi mới phương thức phục vụ,
lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức
là thước đo quan trọng trong phát triển Chính quyền điện tử; bảo đảm gắn kết chặt
chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức
làm việc, xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách
hành chính.
- Dựa trên cơ sở Khung kiến
trúc Chính phủ điện tử và Kiến trúc chính quyền điện tử, thực hiện tích hợp,
chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo ra các dịch vụ
nền tảng dùng chung cho toàn hệ thống từ cấp tỉnh đến cấp xã; có sự đo lường,
đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.
- Gắn với bảo đảm an toàn, an
ninh thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; không để lộ
lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước;
- Huy động, sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn
xã hội trong xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử. Bảo đảm nguồn ngân sách
nhà nước chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển
và triển khai ứng dụng CNTT trên cơ sở kế thừa các kết quả đạt được từ các ứng
dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử đã triển khai; đồng thời tiếp tục tăng
cường triển khai trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nâng cao vị trí xếp
hạng về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin - Truyền
thông (ICT Index), chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong khu vực và trên cả
nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2019-2020
- Ban hành các văn bản liên
quan đến tạo lập, quản lý và chia sẻ dữ liệu dữ liệu dùng chung; quy định vận
hành, quản lý và sử dụng hệ thống nền tảng LGSP sau khi triển khai.
- 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh
và cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng,
Nhà nước; 100% cơ quan nhà nước cấp xã tham gia mạng diện rộng của tỉnh; xây dựng
lại mô hình mạng diện rộng của tỉnh theo hướng các cơ quan, đơn vị truy cập
Internet không qua mạng diện rộng của tỉnh.
- Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ
thuật, công nghệ cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo hướng tập trung
là nơi tập trung hạ tầng kỹ thuật CNTT với khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn,
hệ thống bảo mật an toàn dữ liệu và các hệ thống phần mềm ứng dụng CNTT dùng
chung của tỉnh, đảm bảo vận hành các hệ thống phần mềm của chính quyền điện tử;
hệ thống dịch vụ, phần mềm phục vụ xây dựng đô thị thông minh.
- Kết nối Trục kết nối liên
thông ESB của tỉnh với Trục liên thông Quốc gia.
- Xây dựng lộ trình kết nối các
ứng dụng, dịch vụ khi cần chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các ứng dụng, hệ thống
thông tin.
- Tối thiểu 20% số lượng người
dân, doanh nghiệp tham gia các hệ thống thông tin của tỉnh được xác thực định
danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các
cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
-
100% thủ tục hành chính có đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là cơ quan
nhà nước đảm bảo mức độ 3, mức độ 4; 100% thủ tục hành chính đạt mức độ 2; 30%
thủ tục hành chính có đối tượng thực hiện là doanh nghiệp đạt mức độ 4 và tăng
tỷ lệ theo từng năm.
- Tổ
chức thực hiện việc nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, mức độ 4, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận giải
quyết tối thiểu từ 20% và tăng dần trong các năm; 70% đối với các thủ tục hành
chính có đối tượng sử dụng là cơ quan nhà nước; có giải pháp ưu tiên xử lý hồ
sơ nộp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 so với các hồ sơ nộp trực tiếp.
- Đảm
bảo Cổng Dịch vụ công tỉnh cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch
vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; Tối thiểu
30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 50% cơ quan nhà nước công
khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Cổng
Thông tin điện tử của tỉnh và 100% Cổng/Trang thông tin điện tử các sở, ban,
ngành tỉnh và UBND cấp huyện công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị
định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ;
- 20%
dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ
tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông
tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến;
50% dịch
vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh
nghiệp.
- 90%
văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của
pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại cấp cấp tỉnh,
60% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý
trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- Tối
thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua hệ thống
thông tin báo cáo của tỉnh.
- Rút
ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông
qua hệ thống hội nghị truyền hình và hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin.
-
Nâng cao vị trí xếp hạng về ICT Index, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh
trong khu vực.
-
100% sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã triển khai và sử dụng có hiệu
quả hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: cung cấp trực tuyến 30%
thủ tục hành chính đạt mức độ 4; 10% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số
để thực hiện thủ tục hành chính.
- Tỷ
lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính
của tỉnh đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,
4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính được thực hiện thông qua hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh.
- Cổng
Dịch vụ công của tỉnh tích hợp tất cả thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến cấp
xã, Hệ thống thông tin một cửa điện tử liên thông và thống nhất 100% cơ quan
hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; Hoàn thành việc kết nối Cổng dịch vụ
công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; Triển khai hoàn thiện hệ thống
đánh giá sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện thủ tục hành chính từ
cấp tỉnh đến cấp xã.
- Xây
dựng kho dữ liệu mở dùng chung trong cơ quan nhà nước từng bước hình thành kho
dữ liệu lớn của tỉnh; triển khai liên kết, thu thập các nguồn dữ liệu, thông
tin từ các doanh nghiệp, người dân phục vụ dự báo tình hình kinh tế xã hội, trật
tự an toàn xã hội để xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển của các
ngành, các lĩnh vực một cách tổng thể.
-
100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố công khai mức độ
hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
b)
Giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp
tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; tăng cường triển khai các
giải pháp đảm bảo an toàn thông tin; đảm bảo 100% cơ quan trực thuộc các sở,
ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã kết nối mạng diện rộng và được đảm
bảo kiểm tra việc an toàn thông tin từ Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh.
- Tiếp
tục phát triển các hệ thống Chính quyền điện tử, hoàn thành kết nối các Cơ sở dữ
liệu của tỉnh và của trung ương sau khi triển khai và được sự chấp thuận của cơ
quan chủ quản.
- Cổng
Dịch vụ công, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp tỉnh được kết nối, liên
thông, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được
tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công
của tỉnh và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh được xác thực điện tử.
- 40%
số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được
xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống
thông tin của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã.
- Tỷ
lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ
đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,
4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh
nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 60%
các hệ thống thông tin của của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã
đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ
tại các kho dữ liệu mở của tỉnh (dữ liệu lớn, big data), cơ sở dữ liệu quốc gia
không phải cung cấp lại.
- 90%
hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ
công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý
công việc có nội dung mật).
- 80%
báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước
được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, phục vụ hiệu
quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Tiếp
tục hoàn thiện kho dữ liệu mở dùng chung của tỉnh trong cơ quan nhà nước từng
bước hình thành kho dữ liệu lớn của tỉnh; triển khai liên kết, thu thập các nguồn
dữ liệu, thông tin từ các doanh nghiệp, người dân phục vụ dự báo tình hình kinh
tế xã hội, trật tự an toàn xã hội để xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển
của các ngành, các lĩnh vực một cách tổng thể.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
a)
Xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT
tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu
hút các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển CNTT.
b)
Xây dựng các quy định, hướng dẫn về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác
thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân;
c)
Xây dựng quy định vận hành, quản lý và sử dụng hệ thống nền tảng LGSP của tỉnh,
các ứng dụng, dịch vụ sau khi triển khai.
d)
Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để cụ thể hóa các nội dung về an toàn
thông tin theo hướng quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin đối với
tổ chức, cá nhân; các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin dựa trên dữ liệu mở, ứng
dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Internet of
Things (IoT), dữ liệu lớn (Big data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open
API),…
đ) Tổ
chức đánh giá xếp hạng về chỉ số ICT Index cho các cơ quan hành chính nhà nước
cấp tỉnh, huyện và xã, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
e) Rà
soát, chỉnh sửa, bổ sung nội dung ứng dụng, phát triển CNTT vào các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.
g)
Xây dựng danh mục lộ trình sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước, từng bước
thực hiện văn phòng không giấy.
h)
Nghiên cứu, xây dựng chế độ đãi ngộ ưu đãi để thu hút nhân lực, giữ chân cán bộ
có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền
điện tử trong bộ máy nhà nước.
2. Tiếp tục xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính
quyền điện tử của tỉnh phù hợp với xu thế xây dựng Chính phủ điện tử
a)
Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (phiên bản 2.0) phù hợp
với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử (phiên bản 2.0) và thường xuyên cập nhật,
ban hành các phiên bản tiếp theo phù hợp với các phiên bản cập nhật Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
b)
Phát triển, hoàn thiện nền cơ bản LGSP của tỉnh theo kiến trúc chính quyền điện
tử của tỉnh, đưa vào vận hành năm 2019; tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong
giai đoạn 2020 - 2025.
c)
Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên các
công nghệ mới nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng
cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định,
an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
d) Rà
soát và triển khai mở rộng, kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp phường,
xã và các đối tượng theo yêu cầu, phù hợp với phạm vi và tính chất ứng dụng của
Chính quyền điện tử, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông
tin, triển khai trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục phát triển, nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ trong giai đoạn 2021 - 2025.
đ)
Triển khai và vận hành có hiệu quả hệ thống Cloud của tỉnh, kho dữ liệu mở dùng
chung của tỉnh; bắt đầu vận hành năm 2019 và từng bước hoàn thiện đảm bảo đến
năm 2025 cơ bản hình thành một kho dữ liệu lớn gồm các dữ liệu trong cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
e)
Xây dựng lộ trình kết nối các ứng dụng, dịch vụ khi cần chia sẻ, liên thông dữ
liệu giữa các ứng dụng, hệ thống thông tin để kết nối đối với các cơ quan trong
và ngoài tỉnh.
g) Đầu
tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, công nghệ Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm
bảo theo tiêu chuẩn trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier - 3 sẵn sàng phục vụ triển
khai các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh
trong giai đoạn 2021-2025.
3. Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh bảo đảm
gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính.
a)
Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, xây
dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh. Duy trì, hoàn thiện các ứng dụng
CNTT đã có;
b)
Tăng cường ứng dụng chữ ký số để gửi, nhận, trao đổi, liên thông văn bản điện tử
giữa các hệ thống thông tin; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; thư điện tử; các ứng
dụng trên thiết bị di động thông minh; đảm bảo đến tháng 12/2019 hoàn thành cấp
Chứng thư số chuyên dùng cho cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức
có nhu cầu sử dụng chữ ký số trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
c)
Triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh phục vụ họp và xử lý công việc
của tỉnh, phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh để rút ngắn thời gian họp,
giảm giấy tờ hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
d) Tổ
chức triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/ 2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính. Hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, tổ chức thực
hiện kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, hoàn
thành trong giai đoạn 2019 - 2020 và tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai
đoạn 2021 - 2025.
đ)
Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo để tích hợp, chia sẻ dữ liệu báo cáo trong
các cơ quan hành chính nhà nước nhằm tổng hợp thông tin vào kho dữ liệu chung,
phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch
UBND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước các cấp và hỗ trợ đánh giá hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ được giao.
e) Tổ
chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và
cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa
các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước.
g) Thực
hiện ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo, hỗ trợ các hoạt động dạy
và học, nghiên cứu khoa học; hệ thống quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo
hiểm y tế, kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc, hệ thống chẩn đoán, chữa
bệnh từ xa; từng bước hình thành hệ thống thông tin
về
giáo dục điện tử, y tế điện tử trên địa bàn tỉnh để người dân tăng cơ hội hưởng
phúc lợi xã hội thông qua ứng dụng CNTT.
4. Xây dựng Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với
bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân
a) Kiểm
tra, đánh giá toàn diện về hiện trạng, đánh giá phân loại các nhóm nguy cơ, mức
độ rủi ro, thiệt hại từ các sự cố an toàn thông tin; dự báo xu hướng phát triển
của tội phạm công nghệ cao và đề xuất hệ thống giải pháp thực thi hiệu quả việc
bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước hàng năm và giai đoạn
đến 2025.
b) Hướng
dẫn về hệ thống mạng, quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật của các cơ
quan nhà nước theo hướng khai thác hiệu quả sử dụng nhưng vẫn bảo đảm bảo mật,
an toàn thông tin phù hợp với khả năng tài chính và quy mô của hệ thống. Thực
hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống mã độc, bảo vệ máy trạm, thiết bị đầu
cuối liên quan tại các sở, ban ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.
c) Tổ
chức thực hiện xác định cấp độ an toàn các hệ thống thông tin của cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và Thông tư số
03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông;
Hàng năm tổ chức đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh
để xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn thông tin phù hợp.
d)
Triển khai hệ thống giám sát và phòng, chống tấn công mạng; các giải pháp đảm bảo
an toàn thông tin cho các hệ thống dùng chung của tỉnh: Cổng thông tin điện tử
tỉnh, cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước; hệ thống thư điện tử của
tỉnh; phần mềm quản lý điều hành của tỉnh; hệ thống cung cấp dịch vụ công trực
tuyến; hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; hệ thống đánh giá sự hài
lòng của doanh nghiệp và người dân.
đ)
Triển khai hoạt động thường trực, điều phối, xử lý, ứng cứu sự cố; huấn luyện,
diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng
đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố; xây dựng phương án, kịch bản đối phó, ứng cứu
đối với một số tình huống cụ thể; hàng năm tổ chức diễn tập an toàn thông tin.
5. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện
tử
a)
Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.
b)
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và
khai thác hiệu quả hạ tầng CNTT. Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ
chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cán bộ, công chức,
viên chức phụ trách về CNTT ở các ngành có ứng dụng chuyên sâu như: Giáo dục và
Đào tạo; Y tế; Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền
thông,… Trong đó, chú trọng đội ngũ chuyên gia về an ninh, an toàn mạng và bảo
mật thông tin.
c)
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực
tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử; khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ triển khai, phát triển Chính quyền điện tử.
d)
Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
trong việc triển khai Chính quyền điện tử; trong việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức
trên địa bàn xã thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
đ)
Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi
thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển
Chính quyền điện tử.
IV. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Danh
mục các nhiệm vụ, dự án kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện các văn bản
quy định về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường và đổi
mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về xây dựng,
phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã
hội số trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
- Chủ
trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất trình UBND tỉnh bố
trí ngân sách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát
triển Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.
- Phối
hợp Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến ứng dụng
và phát triển CNTT dùng chung theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của
Thủ tướng Chính phủ).
- Chủ
trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các ứng
dụng; Hoàn thiện và vận hành nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh; thực
hiện kết nối các CSDL chuyên ngành đã xây dựng trên địa bàn tỉnh qua Trục liên
thông ESB, Trục xác thực của tỉnh; Triển khai Cổng thanh toán điện tử của tỉnh;
cơ sở dữ liệu dùng chung.
- Chủ
trì cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh và hướng dẫn triển khai thực
hiện sau khi ban hành; các giải pháp ứng dụng công nghệ liên quan đến cuộc cách
mạng 4.0; đào tạo, tập huấn an toàn thông tin, sử dụng các kỹ năng về CNTT.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Chủ
trì, phối hợp các Sở, ngành thực hiện xây dựng, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ hệ
thống thông tin báo cáo cấp tỉnh với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia theo
triển khai và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
- Chủ
trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tiếp tục tổ
chức triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của
Thủ tướng Chính phủ).
- Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại
Danh mục nhiệm vụ kèm theo Kế hoạch này.
3. Sở Nội vụ
- Chủ
trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai xây dựng Đề
án cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng Đề án thực hiện nhiệm vụ
lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước.
-
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích để thu hút nhân lực tham gia xây dựng,
phát triển Chính quyền điện tử trong bộ máy nhà nước.
- Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành
chính, cải cách chế độ công vụ, công chức.
-
Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí cho việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí
kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2019 - 2020,
định hướng đến 2025.
-
Khai thác các phần mềm hệ thống thông tin sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư
phân quyền: Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch của Bộ Kế
hoạch và đầu tư; Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án đầu
tư; Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đầu tư công, giám sát đánh giá đầu
tư; Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản công
qua mạng, quản lý thống nhất thông tin, cơ sở dữ liệu về đấu thầu.
- Chủ
trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định việc bố trí lồng ghép các nguồn
vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh cho các dự án, nhiệm vụ trong dự toán
ngân sách hàng năm cho ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.
5. Sở Tài chính
- Chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí
kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2019-2020, định hướng
đến năm 2025; thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch xác định nhiệm vụ
khoa học và công nghệ ưu tiên các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ
thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội
số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI),
chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big
Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trong giai đoạn 2019 -
2020, định hướng đến 2025.
- Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về khoa học và
công nghệ của tỉnh liên kết, tích hợp với cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ
quốc gia nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì,
phối hợp với các Sở, ngành tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo giai đoạn 2019 - 2020 định hướng đến 2025.
8. Sở Y tế
Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ
các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu khoa học góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2019 - 2020 định hướng đến
2025.
9. Công an tỉnh
Chủ
trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan rà soát,
nắm bắt tình hình, phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền đối với
những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đến hoạt động an toàn thông tin, an
ninh thông tin mạng.
10. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã
- Căn
cứ vào Nghị quyết số 17/NQ-CP và Kế hoạch này để xây dựng, cụ thể hóa các nhiệm
vụ, tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả; định kỳ hàng năm, đánh giá tình
hình thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Chỉ
đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT vào kế hoạch công tác dài
hạn và hàng năm; gắn nội dung ứng dụng, phát triển CNTTvới các chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; bảo
đảm ứng dụng, phát triển CNTT là nội dung bắt buộc, quan trọng trong từng kế hoạch
phát triển, cũng như từng đề án, dự án đầu tư của đơn vị.
- Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: trực tiếp
chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả triển khai ứng
dụng, phát triển CNTT tại đơn vị, địa phương mình.
Trên
đây là Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025./.
Nơi nhận:
- TT. TU;
- TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- CVP, PVP phụ trách VHXH;
- UBND cấp huyện;
- Phòng VHXH;
- Lưu: VT, 1.10.02.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động số 40
/KH-UBND ngày 10 / 7 /2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện, hoàn thành
|
Ghi chú
|
I
|
Xây
dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển chính quyền điện tử
|
1.
|
Hướng dẫn triển khai áp dụng
Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh sau khi ban hành
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019
|
2.
|
Xây dựng và hướng dẫn Bộ tiêu
chí đánh giá mức độ Chính quyền điện tử tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
|
3.
|
Xây dựng chính sách thu hút
và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm
CNTT trong các cơ quan nhà nước.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan
|
2020
|
2021- 2025
|
|
4.
|
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế
khuyến khích để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền điện
tử trong bộ máy nhà nước.
|
Sở Nội vụ
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
|
5.
|
Hướng dẫn thực hiện định danh
và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức; Hướng dẫn về bảo vệ dữ liệu cá
nhân, tổ chức
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan
|
2020
|
2021 - 2025
|
|
6.
|
Hướng dẫn về thu thập, cập nhật,
chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm khả năng tiếp
cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021 - 2025
|
|
7.
|
Xây dựng kế hoạch đánh giá cấp
độ an toàn thông tin của các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước; Xây dựng
hướng dẫn về an toàn thông tin theo hướng quy định về trách nhiệm bảo đảm an
toàn thông tin đối với tổ chức, cá nhân.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
8.
|
Hướng dẫn xây dựng mã định
danh điện tử của các cơ quan, tổ chức thống nhất theo tiêu chuẩn kết nối,
chia sẻ dữ liệu của tất cả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở,
ban, ngành, địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Thường xuyên
|
9.
|
Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh
triển khai các quy định về sử dụng phần mềm có bản quyền (hệ điều hành,
CSDL,..) khi mua sắm máy tính và tỷ lệ phần trăm kinh phí dành cho duy trì cập
nhật phần mềm, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin được đầu
tư
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
Thường xuyên
|
10.
|
Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nội
dung ứng dụng, phát triển CNTT vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2019- 2020
|
|
|
11.
|
Tham mưu UBND tỉnh ban hành
Danh mục các loại văn bản được trao đổi, tiếp nhận xử lý bằng văn bản, hồ sơ
điện tử, không dùng văn bản giấy và danh mục các loại văn bản trao đổi, tiếp
nhận, xử lý song song vừa văn bản, hồ sơ giấy vừa văn bản hồ sơ điện tử.
|
Sở Nội vụ
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
12.
|
Tham mưu ban hành các quy chế
vận hành, khai thác các ứng dụng CNTT dùng chung sau khi triển khai.
|
Cơ quan quản lý ứng dụng
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
|
II
|
Xây
dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh
|
1.
|
Xây dựng, cập nhật và tham
mưu triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (phiên bản 2.0);
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019: Thường xuyên cập nhật, bổ
sung
|
2.
|
Hoàn thiện và vận hành cơ bản
nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP); thực hiện kết nối các CSDL
chuyên ngành, hệ thống thông tin (đối với hệ thống Quản lý văn bản và điều
hành của tỉnh do VPUBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan liên quan) của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh qua Trục
liên thông ESB, Trục xác thực của tỉnh; Triển khai Cổng thanh toán điện tử của
tỉnh.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Quý III/2019 (phiên bản 1.0); Tiếp tục hoàn thiện theo Khung kiến trúc
chính phủ điện tử.
|
2020- 2025
|
Đã có trong dự án Xây dựng Chính quyền điện tử đối với phiên bản 1.0
|
3.
|
Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của
tỉnh theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tác dựa trên công nghệ
điện toán đám mây, tối ưu hoá hạ tầng CNTT (thực hiện thuê dịch vụ của các
nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện
có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm hoạ, bảo
đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019
|
4.
|
Huy động các nguồn lực ưu
tiên xây dựng chính quyền điện tử theo hình thức thuê dịch vụ CNTT trọn gói do
các doanh nghiệp CNTT cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy
định hiện hành
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2121- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019
|
5.
|
Thực hiện nhiệm vụ kết nối,
liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với nền tảng tích hợp, chia
sẻ dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn và triển khai của Văn phòng Chính phủ.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Văn phòng Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành;
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
6.
|
Kết nối CSDL dân cư của tỉnh
với CSDL, hệ thống dữ liệu dùng chung của tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Công an tỉnh
|
2020
|
2021- 2025
|
|
7.
|
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, sẵn sàng cung cấp đủ hạ tầng cần
thiết cho phát triển các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành và lưu trữ tập
trung các hệ thống cơ sở dữ liệu.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
|
2020
|
2021- 2025
|
Đã hoàn thành giai đoạn 2019-2020 trong dự án xây dựng chính quyền điện
tử
|
8.
|
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
thông tin bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng, kịp
thời xử lý các mối nguy hại đe dọa an ninh mạng.
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2020
|
2021- 2025
|
Đã hoàn thành giai đoạn 2019-2020 trong dự án xây dựng chính quyền điện
tử
|
9.
|
Kết nối, sử dụng mạng truyền
số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên toàn tỉnh để triển
khai các phần mềm dùng chung của tỉnh đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2020- 2025
|
|
10.
|
Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho
mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh đảm bảo
sự phát triển, tính sẵn sàng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của các xu
hướng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp
viễn thông
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
11.
|
Xây dựng, hoàn thiện các CSDL
chuyên ngành, kết nối, liên thông, chia sẻ với hệ thống thông tin Một cửa điện
tử cấp tỉnh, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ
người dân và doanh nghiệp, triển khai trong giai đoạn 2019 - 2020, tiếp tục
pháp triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Văn phòng Chính phủ, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
2019 - 2020
|
2021 - 2025
|
|
III
|
Xây
dựng, phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng
CNTT với cải cách hành chính
|
1.
|
Thực hiện xây dựng, hoàn thiện,
kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh với Hệ thống thông tin
báo cáo quốc gia theo triển khai và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
|
2.
|
Tiếp tục tổ chức triển khai Kế
hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
(ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng
Chính phủ).
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở Thông tin Truyền thông và các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị
xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
3.
|
Triển khai nhân rộng Hệ thống
hội nghị truyền hình phục vụ họp và xử lý công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh
đến cấp xã
|
UBND cấp huyện
|
Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên
quan
|
2019 - 2020
|
2021- 2025
|
|
4.
|
Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ
thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu
đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin
của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Một phần hạng mục đang thực hiện trong dự án xây dựng chính quyền điện
tử, các dự án theo chương trình mục tiêu quốc gia.
|
5.
|
Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công,
Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, tổ chức thực hiện kết nối, tích hợp
chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua cơ chế đăng nhập một
lần từ Cổng Dịch vụ công quốc gia theo triển khai và hướng dẫn của Văn phòng
Chính phủ.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Văn phòng Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND cấp tỉnh được quy định tại
Nghị định số 92/2017/NĐ- CP ngày 07/8/2019 và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh
tại Thông báo số 19/TB-UBND ngày 11/3/2019; Công văn Số 1765/UBND- TTPVHCC
ngày 17/5/2019; Thông báo số 62/TB-UBND ngày 01/7/2019
|
6.
|
Thực hiện kết nối CSDL đăng
ký doanh nghiệp, CSDL chuyên ngành trung ương đã triển khai đến địa phương,
chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở
dữ liệu của tỉnh Vĩnh Long.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban ngành
liên quan
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
7.
|
Triển khai giải pháp cải thiện
xếp hạng chỉ số thành phần về hiện đại hoá nền hành chính trong đánh giá chỉ
số cải các hành chính của tỉnh; chỉ số phát triển và ứng dụng CNTT -
ICT-index; chỉ số đánh giá chính quyền điện tử; chỉ số đánh giá xếp hạng về
an toàn thông tin.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019 - 2020
|
|
Thường xuyên
|
8.
|
Đề án xây dựng giải pháp ứng
dụng công nghệ nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 định hướng
đến năm 2025.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2025
|
|
Quyết định số 207 /QĐ- UBND, 18/01/2019
|
9.
|
Đề án xây dựng hệ sinh thái số
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh với cuộc
cách mạng 4.0
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2025
|
|
|
10.
|
Khai thác các phần mềm hệ thống
thông tin sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân quyền:
+ Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về quy hoạch của Bộ Kế hoạch và đầu tư;
+ Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu quốc gia về các dự án đầu tư;
+ Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu về đầu tư công, giám sát đánh giá đầu tư;
+ Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia để thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản công qua mạng, quản lý thống nhất
thông tin, cơ sở dữ liệu về đấu thầu.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
11.
|
Đẩy mạnh phát triển thương mại
điện tử, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh
với thị trường trong nước và quốc tế.
|
Sở Công thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2019 - 2020
|
|
|
12.
|
Xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu
cán bộ, công chức, viên chức.
|
Sở Nội vụ
|
Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
13.
|
Xây dựng Đề án thực hiện nhiệm
vụ lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước.
|
Sở Nội vụ
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp
xã
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Lí do: Sở Nội vụ xây dựng đề án, Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp vào
hệ thống kho dữ liệu mở dùng chung của tỉnh
|
14.
|
Xây dựng kế hoạch xác định
nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm
công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới nền kinh tế
số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ
nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu
lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trong giai đoạn
2019 - 2020, định hướng đến 2025.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp
xã
|
2019-2020
|
2021-2025
|
|
15.
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về
khoa học và công nghệ của tỉnh liên kết, tích hợp với cơ sở dữ liệu khoa học
và công nghệ quốc gia nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, học tập và
giảng dạy.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã
|
2019- 2020
|
202- 2025
|
|
16.
|
Triển khai ứng dụng CSDL, hệ
thống thông tin và tích hợp, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành lĩnh vực như: Giáo
dục và Đào tạo, Y tế, Giao thông vận tải, du lịch, Tư pháp, …
|
Các sở, ban, ngành
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp
xã
|
2019- 2025
|
|
|
17.
|
Đầu tư, nâng cấp bổ sung
trang thiết bị để thí điểm trường học tiên tiến, hiện đại trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
|
2018- 2020
|
|
Quyết định số 2361/QĐ- UBND ngày 23/10/2018
|
18.
|
Tăng cường ứng dụng CNTT
trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2020 định hướng đến
2025
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
|
2018- 2025
|
|
QĐ số 662/ 662/QĐ-UBND , ngày 23/8/2019
|
19.
|
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ
thuật gồm hệ thống mạng LAN, các thiết bị CNTT từ cấp tỉnh đến cấp xã
|
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
20.
|
Tiếp tục xây dựng, kết nối,
chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành lao động, thương binh và xã hội
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Sở Thông tin và Truyền thông, , các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thị
xã, thành phố
|
2020
|
2021- 2025
|
|
21.
|
Tiếp tục xây dựng, kết nối,
chia sẻ cơ sở dữ liệu nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thị
xã, thành phố
|
2020
|
2021- 2025
|
|
22.
|
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố
|
2020
|
2021- 2025
|
|
23.
|
Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu
đất đai với hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành tỉnh và Trung ương
|
Văn phòng UBND tỉnh.
|
Văn phòng Chính phủ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền
thông, các sở, ban, ngành liên quan
|
2020
|
2021- 2025
|
|
24.
|
Nâng cao năng lực quan trắc
chất lượng môi trường tỉnh Vĩnh Long
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2017-2020
|
|
QĐ số 2575/QĐ-UBND , ngày 26/11/2018
|
25.
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý thu phí nước thải công nghiệp
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
2019
|
|
Công văn số 644/STC- THTK, ngày 15/5/2019
|
26.
|
Thực hiện Kế hoạch phát triển
thương mại điện tử giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Vĩnh Long
|
Sở Công thương
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Thuế
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
QĐ 71/QĐ- UBND, ngày 15/01/2015
|
27.
|
Chuẩn hoá và tạo lập dữ liệu
chuyên ngành trên nền GIS (Cơ sở dữ liệu hỗ trợ tra cứu cộng đồng, tra cứu
thông tin GIS cơ bản và phản hồi của người dân)
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2018- 2020
|
|
Đang thực hiện theo QĐ 1076/QĐ-TTg
|
28.
|
Chuẩn hoá, tạo lập cơ sở dữ
liệu phục vụ quản lý, điều hành phục vụ doanh nghiệp và người dân
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2018 - 2020
|
|
Đang thực hiện theo QĐ 1076/QĐ-TTg
|
29.
|
Tiếp tục nâng cấp hoàn thiện
hệ thống thông tin quản lý Văn bản và điều hành theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg
ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 01 và 02/2019/TT-BNV ngày
24/01/2019 của Bộ Nội vụ, đảm bảo việc trao đổi văn bản và lưu trữ hồ sơ điện
tử theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ
|
Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long
|
Văn phòng Chính phủ, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, TX và
TP
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
30.
|
Nâng cấp mở rộng Trục kết nối
liên thông văn bản đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL
với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia theo triển khai và hướng dẫn của
Văn phòng Chính phủ.
|
Văn phòng UBND tỉnh.
|
Văn phòng Chính phủ, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, TX và
TP
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
31.
|
Xây mới/nâng cấp Trang thông
tin điện tử của Sở Tài chính.
|
Sở Tài chính
|
Sở Thông tin Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên
quan.
|
2019
|
|
Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm triển khai đúng quy định về Cổng/trang
thông tin điện tử; quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu đảm bảo an toàn an ninh
thông tin và kết nối với Cổng thông tin điện tử của tỉnh
|
IV
|
Xây
dựng Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an ninh, an
toàn thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân
|
1.
|
Triển khai cung cấp chứng thư
số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin và các thiết bị để thuận tiện
cho việc sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
2.
|
Giải pháp giám sát, đánh giá,
quản lý rủi ro an toàn thông; giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ
thống thông tin trong cơ quan nhà nước của tỉnh; Xây dựng phương án, kịch bản
đối phó, ứng cứu đối với một số tình huống đảm bảo xử lý sự cố an toàn thông
tin trên địa bàn tỉnh; Chuẩn hóa hệ thống mạng, thực hiện đồng bộ các biện
pháp phòng chống mã độc, bảo vệ máy trạm, thiết bị đầu cuối
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Theo TT số 31/2017/TT- BTTTT, ngày 15/11/2017; Nghị định số 85/2018/NĐ-
CP, ngày 01/7/2016.
|
3.
|
Triển khai thực hiện Đề án
“Phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet giai đoạn
2017-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
QĐ số 2760 /QĐ-UBND, ngày 27/12/2017
|
4.
|
Đề án nâng cao dịch vụ hạ tầng
trung tâm dữ liệu tỉnh sẵn sàng đáp ứng với cuộc cách mạng 4.0 và đảm bảo an
ninh an toàn
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Quyết định số 207 /QĐ- UBND, ngày 18/01/ 2019
|
5.
|
Hội thảo về an toàn thông tin
mạng; diễn tập an toàn thông tin mạng, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Thường xuyên
|
V
|
Bảo
đảm các nguồn lực để triển khai xây dựng chính quyền điện tử
|
1.
|
Xây dựng chương trình, tổ chức
đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính quyền điện tử,
khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
và làm việc trên môi trường mạng
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Thực hiện liên tục hàng năm
|
2.
|
Triển khai chương trình truyền
thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của
người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019
|
3.
|
Nghiên cứu, triển khai hợp
tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính phủ điện tử với các tỉnh/thành
phố trong và ngoài nước có hạng cao về Chính phủ điện tử , ICT-index bảo đảm
đúng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với thế mạnh của các đối
tác, không phụ thuộc vào một đối tác duy nhất, đặc biệt trong vấn đề an toàn
thông tin, an ninh mạng, bảo đảm không lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia, làm
chủ công nghệ và mã nguồn hệ thống.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Công văn số 961/UBND- VX, ngày 22/5/2019
|
4.
|
Xây dựng Kế hoạch đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2020-2025
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
2020
|
2021- 2025
|
|
5.
|
Tăng cường sự tham gia của
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai Chính
quyền điện tử; trong việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức thực hiện các dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Trung tâm phục vụ hành chính công, Bưu điện tử và các sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
|
|
6.
|
Triển khai các chương trình
truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng
thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử.
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan
thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
|
7.
|
Đề án tuyên truyền, đào tạo,
tập huấn nguồn nhân lực có khả năng tận dụng lợi ích của cuộc cách mạng 4.0
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan
thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh và các đơn vị có liên quan
|
2019- 2020
|
2021- 2025
|
Quyết định số 207 /QĐ- UBND, ngày 18/01/ 2019
|
Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2019 triển khai thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 40/KH-UBND ngày 10/07/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
970
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|