Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày
02 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp
than cho sản xuất điện (Chỉ thị 29), trong năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ trì
và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thành lập Đoàn kiểm tra
liên ngành để kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn một số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng
than cho sản xuất điện năm 2021[1]; có các Văn bản[2] đề nghị, đôn đốc các Bộ (Quốc phòng, Công
an, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp (UBQLV), Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và doanh nghiệp liên quan báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được
Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29.
Đến nay, Bộ Công Thương đã nhận được
văn bản báo cáo của 4 Bộ (Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường);
UBQLV; 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15 doanh nghiệp liên quan
(chi tiết như Phụ lục kèm theo). Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp liên quan và tổng hợp kết quả kiểm tra của các Đoàn kiểm
tra nêu trên, Bộ Công Thương kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện
các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 29 như sau:
I. Tình hình thực
hiện Chỉ thị 29
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị 29, các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức quán triệt,
phân công nhiệm vụ, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai tổ chức thực
hiện Chỉ thị 29. Chi tiết tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của
các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp liên quan trong năm 2021 được Thủ
tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29 như sau:
1. Bộ Công
Thương
1.1. Về nhiệm vụ phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các đề
án, dự án theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Căn cứ các quy định của pháp luật về
xây dựng; thực hiện chức năng của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối
với lĩnh vực Công nghiệp Than, trong năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối
hợp với các Bộ, UBQLV, địa phương liên quan: (i) thẩm định Báo cáo nghiên cứu
khả thi, thiết kế xây dựng của một số dự án[3] do các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trình theo đúng quy định của pháp luật về xây
dựng và pháp luật chuyên ngành, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định;
(ii) kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng[4].
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên
và Môi trường trong công tác: (i) cấp mới, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép hoạt động
khoáng sản (Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác) cho các đơn vị ngành Than
theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt[5]; (ii)
hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan trong công tác thăm dò, khai thác, chế biến,
sử dụng khoáng sản; sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng các dự
án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh[6].
1.2. Về nhiệm vụ chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi việc thực thi pháp luật trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh than; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quá
trình thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với
các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác giám sát, theo dõi việc thực
thi pháp luật trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh than của các đơn vị
ngành Than, thông qua các hoạt động sau:
- Chỉ đạo các đơn vị ngành Than báo
cáo định kỳ hàng năm về kết quả sản xuất, kinh doanh theo Thông tư số
34/2019/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định về hệ thống
thông tin năng lượng.
- Chỉ đạo TKV và Tổng công ty Đông Bắc
(TCTĐB) báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm
2016 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1265/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm
2017; làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó,
Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, UBQLV, địa phương liên quan rà
soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ khó khăn vướng mắc
liên quan đến Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam[7] và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận[8]; đồng thời, chỉ
đạo, đôn đốc các đơn vị ngành Than triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã
được Thủ tướng Chính phủ giao tại các Văn bản nêu trên.
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa
phương liên quan kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn một
số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cung cấp than cho sản xuất điện năm
2021. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã tuyên truyền, phổ biến các quy
định pháp luật về khoáng sản và điều kiện kinh doanh khoáng sản (than) đến các
tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
1.3. Về nhiệm vụ rà soát, hoàn thiện
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan để phát triển ngành than theo cơ
chế thị trường; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh than
Việc rà soát, hoàn thiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật để phát triển ngành than theo cơ chế thị trường và quản
lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than được Bộ Công Thương thực
hiện thường xuyên trong thời gian qua, cụ thể:
(i) Ban hành Định mức dự toán xây dựng
công trình mỏ than hầm lò (Quyết định số 2579/QĐ-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2021)
để thay thế Định mức dự toán xây dựng mỏ than hầm lò - Phần Xây dựng được công
bố tại Quyết định số 12083/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương, góp phần hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng quốc gia
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thị trường
xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng
công trình mỏ than hầm lò.
(ii) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan trong việc thực hiện các quy định của
Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh than[9] và phát triển thị trường than theo đề án
Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2233/QĐ-TTg ngày 28
tháng 12 năm 2020.
1.4. Về nhiệm vụ thanh tra, kiểm
tra hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện
Triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng
Chính phủ giao tại Chỉ thị 29; trong quá trình xây dựng, phê duyệt Kế hoạch kiểm
tra năm 2021, Bộ Công Thương đã đưa vào kế hoạch kiểm tra đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh than và tình hình cung cấp, sử dụng than cho sản xuất điện. Thực
hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2021[10], Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp các Bộ,
UBQLV, địa phương liên quan thực hiện công tác kiểm tra theo Kế hoạch (đã được
điều chỉnh để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch Covid-19 tại các địa
phương được kiểm tra), cụ thể:
- Kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh
doanh than năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ ngày 20 đến 22 tháng 12 năm
2021. Thành phần Đoàn kiểm tra gồm đại diện các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài
nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương; UBQLV; UBND tỉnh Quảng Ninh; TKV
và TCTĐB.
- Kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụng
than cho sản xuất điện năm 2021 đối với Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả và Nhà máy
nhiệt điện Quảng Ninh từ ngày 23 đến 24 tháng 12 năm 2021. Thành phần Đoàn kiểm
tra gồm đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương và Sở Công Thương tỉnh
Quảng Ninh.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra hoạt động
sản xuất, kinh doanh than và tình hình cung cấp, sử dụng than cho sản xuất điện
năm 2021; báo cáo của các địa phương, doanh nghiệp được kiểm tra, trong quá
trình làm việc với các địa phương, doanh nghiệp được kiểm tra, các Đoàn kiểm
tra nêu trên đã nhận xét, đánh giá cụ thể về các nội dung sau:
(i) Việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước của UBND các tỉnh, thành phố Trung ương được kiểm tra đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh than.
(ii) Việc chấp hành chính sách pháp
luật của các địa phương, doanh nghiệp được kiểm tra liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh than trên địa bàn.
(iii) Tình hình thực hiện cung cấp, sử
dụng than cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29
và Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2021 được Bộ Công Thương phê duyệt tại
Quyết định số 343/QĐ-BCT ngày 02 tháng 02 năm 2021.
(iv) Khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn
chế trong quản lý, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than
cho sản xuất điện năm 2021; nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trong thời
gian tới.
1.5. Về nhiệm vụ chỉ đạo các doanh
nghiệp khai thác than và chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (NMNĐ) trong việc
cung cấp than cho các NMNĐ và nghiên cứu, sử dụng than pha trộn, than nhập khẩu
cho sản xuất điện
Để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than
cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29, trong
năm 2021 và các tháng đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã chỉ đạo sát sao, hướng dẫn
kịp thời các đơn vị liên quan trong việc cung cấp than cho sản xuất điện; đồng
thời, ban hành các văn bản theo thẩm quyền và hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị
liên quan tổ chức thực hiện, cụ thể:
- Phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và
vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021 và năm 2022[11].
- Phê duyệt Biểu đồ cấp than cho sản
xuất điện năm 2021 và năm 2022[12].
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực
hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp đủ than cho sản xuất
điện năm 2021 và năm 2022[13].
2. Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường tại Công văn số 965/BTNMT-ĐCKS ngày 28 tháng 02 năm 2022, tình hình thực
hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2021 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
2.1. Về nhiệm vụ rà soát, đổi mới,
cải cách thủ tục hành chính trong việc thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản
than
- Trong năm 2021, Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quyết định số 1980/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 về
quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, theo
đó, đã ban hành 11 quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép thăm dò, khai
thác khoáng sản, như: gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản; chuyển nhượng quyền
thăm dò khoáng sản; trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản; trả lại một phần diện
tích khu vực thăm dò khoáng sản; cấp khai thác khoáng sản; chuyển nhượng quyền
khai thác khoáng sản; trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại một phần
diện tích khu vực khai thác khoáng sản; khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án
đầu tư xây dựng công trình; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản...
- Trong quá trình thực hiện, việc tiếp
nhận, thẩm định và cấp phép thăm dò, khai thác than còn gặp một số khó khăn, vướng
mắc, nguyên nhân là do hồ sơ đề nghị cấp phép liên quan đến rừng phòng hộ, rừng
tự nhiên; quá kỳ Quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chủ giấy phép...
- Tính đến 31 tháng 12 năm 2021, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành 22 Quyết định về cấp phép hoạt động
khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản (4 Giấy phép khai thác khoáng sản, 4 Quyết
định phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, 14 Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản).
2.2. Về nhiệm vụ xây dựng, ban
hành văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng đất đai trong khai thác khoáng sản, bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác
Mặc dù công tác quản lý, sử dụng đất
đai trong khai thác khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được quy định
tại Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật. Tuy nhiên, qua thực tế quản lý, theo dõi cho thấy vẫn còn một số
vướng mắc, bất cập, như: việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi thuê đất để hoạt
động khoáng sản; việc xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và cơ
chế tài chính trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác... (vấn đề này đã
được Bộ Công Thương tổng hợp trong báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 29 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường năm 2020).
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đang tiếp tục tổng hợp ý kiến các ngành, địa phương và doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực khoáng sản về các vấn đề này; các nội dung bất cập sẽ tiếp tục
được nêu, phân tích, đánh giá cụ thể trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật
Đất đai và Luật Khoáng sản, làm cơ sở để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai và Luật
Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, ban hành trong năm 2022 và năm
2023.
2.3. Về nhiệm vụ khoanh định và
công bố khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ (đối với khoáng sản than)
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường tại Công văn số 965/BTNMT-ĐCKS ngày 28 tháng 02 năm 2022, trong năm
2021, UBND các tỉnh không có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đối với khoáng sản than.
2.4. Về nhiệm vụ thanh tra, kiểm
tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản than và bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than
Năm 2021, Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tiến hành thanh tra việc chấp
hành pháp luật về khoáng sản trong hoạt động khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh
đối với 17 tổ chức/30 Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp. Kết quả cho thấy, các tổ chức được thanh tra: (i) đã tổ chức cắm mốc,
lập hồ sơ, bàn giao và bảo quản mốc giới theo quy định; (ii) lập, phê duyệt thiết
kế mỏ và nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; (iii) bổ nhiệm
giám đốc điều hành mỏ có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm theo
quy định của Luật Khoáng sản và thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền; (iv) thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản
cũng như việc lập, cập nhật, lưu giữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan để xác
định sản lượng khai thác thực tế theo hướng dẫn tại Thông tư số
17/2020/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; (v)
thực hiện đầy đủ việc kê khai, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và
các loại thuế, phí khác theo quy định...
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vi
phạm như: (i) khai thác chưa tuân thủ đúng theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
(ii) khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản...
3. Bộ Quốc
phòng
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng tại
Công văn số 573/BQP-CKT ngày 28 tháng 02 năm 2022, tình hình thực hiện các nhiệm
vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2021 của Bộ Quốc
phòng như sau:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức
quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản và các Nghị định của Chính phủ hướng
dẫn Luật; Chỉ thị 29; Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt
động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Công văn của
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường phòng, chống buôn lậu, vận chuyển
trái phép khoáng sản.
- Chỉ đạo các lực lượng liên quan (Bộ
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển) xây dựng kế hoạch đấu tranh ngăn chặn
với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa nói
chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh than nói riêng.
4. Bộ Công an
Theo báo cáo của Bộ Công an tại Công
văn số 962/BCA-CSKT ngày 25 tháng 3 năm 2022, tình hình thực hiện các nhiệm vụ
được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2021 của Bộ Công an như
sau:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức
nghiên cứu, quán triệt thực hiện các nhiệm vụ có liên quan được đề cập trong Chỉ
thị 29.
- Ban hành Kế hoạch số 149/KH-BCA-C03
ngày 31 tháng 3 năm 2020 chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc
triển khai thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm góp phần bảo đảm an
ninh, trật tự đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho
sản xuất điện; chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng ở địa phương triển khai thực hiện
Chỉ thị 29 và Kế hoạch số 149/KH-BCA-C03 đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt
trong toàn quốc.
- Ban hành Phương án số 03/PA-BCA-V01
ngày 16 tháng 8 năm 2021 về việc tăng cường phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội trong và sau dịch Covid-19 trong đó có các vi phạm, tội phạm
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất
điện.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa
phương, nhất là các địa bàn có nguồn tài nguyên than và địa bàn tiêu thụ than lớn
chủ động nắm chắc, đánh giá, dự báo từ sớm, từ xa tình hình, các vấn đề nổi lên
trong hoạt động khai thác chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu than... để kịp
thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp có chủ trương, giải pháp quản lý,
chỉ đạo phù hợp; phối hợp với các doanh nghiệp ngành Than trong công tác bảo vệ,
đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.
- Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng các chương
trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó,
xác định nhiệm vụ và phân công trách nhiệm từ cấp tỉnh đến xã nhằm chủ động nắm
tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, tội phạm liên quan đến hoạt động
khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ và kinh doanh than trái phép trên địa
bàn quản lý ngay từ cơ sở.
- Kịp thời đưa tin, bài về kết quả
công tác đấu tranh, phương thức thủ đoạn phạm tội trong các vụ án, vụ việc
trong lĩnh vực than, góp phần định hướng dư luận và nâng cao hiệu quả tuyên
truyền, phòng ngừa, răn đe tội phạm; vận động các đoàn thể, nhân dân địa phương
khu vực có than tích cực tham gia công tác bảo vệ, giám sát và tố giác các hành
vi khai thác, vận chuyển, tập kết, chế biến và kinh doanh than trái phép, các
vi phạm tiêu cực trong quản lý, bảo vệ tài nguyên than.
5. Bộ Tài
chính
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại
Công văn số 1773/BTC-TCDN ngày 23 tháng 02 năm 2022, tình hình thực hiện các
nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2021 của Bộ Tài
chính như sau:
5.1. Về nhiệm vụ chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện
pháp liên quan đến quản lý tài chính (hóa đơn, thuế, phí, lệ phí), quản lý thủ
tục hải quan
(i) Về quản lý tài chính (hóa đơn,
thuế, phí, lệ phí):
- Chính sách thuế, phí và lệ phí đối
với khai thác khoáng sản, trong đó có than (thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi
trường, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phí bảo vệ môi trường) thời gian qua được
Bộ Tài chính đánh giá phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về khai thác,
chế biến tài nguyên khoáng sản, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, đảm bảo hài
hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương, đảm bảo phù hợp
với đặc thù trong khai thác; đồng thời đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu đặt ra,
trong đó có mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Chính sách thuế, phí, lệ phí nêu
trên đối với khoáng sản than được giữ ổn định trong thời gian qua. Trong năm
2021, Bộ Tài chính không điều chỉnh chính sách thuế, phí và lệ phí đối với
khoáng sản than.
(ii) Về quản lý thủ tục hải quan:
Cơ quan Hải quan đã căn cứ các văn bản
quy phạm pháp luật (các thông tư quy định về xuất khẩu than, điều kiện đầu tư
kinh doanh...) và các văn bản có liên quan (kế hoạch xuất khẩu than hàng năm được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...) để thực hiện các thủ tục hải quan theo đúng
quy định của pháp luật.
5.2. Về nhiệm vụ hướng dẫn các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than kê khai, đăng ký giá bán than; hằng năm
thực hiện việc kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh, giá thành than của các
đơn vị sản xuất, kinh doanh than trong nước theo quy định tại Luật Giá và các
văn bản hướng dẫn thi hành
(i) Về việc hướng dẫn các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh than kê khai, đăng ký giá bán than:
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11
tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ,
trong đó đã có hướng dẫn chung cho các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa thuộc
diện kê khai giá về quy trình, thủ tục, biểu mẫu văn bản kê khai giá.
Tuy nhiên, thực tiễn trong quá trình
Bộ Tài chính làm việc, trao đổi với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TKV, TCTĐB cho
thấy hoạt động kinh doanh than cho sản xuất điện có một số đặc thù riêng, trong
khi đó, do cách hiểu giữa các bên khác nhau nên việc áp dụng thực hiện các quy
định pháp luật hiện hành về kê khai chưa thống nhất. Vì vậy, căn cứ quy định
pháp luật hiện hành, đồng thời, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Chỉ thị 29, Bộ Tài chính đã ban hành Văn bản số 2670/BTC-QLG ngày 10 tháng 3
năm 2020 về việc kê khai giá bán than cho sản xuất điện để các bên phối hợp triển
khai theo đúng quy định hiện hành.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại
Công văn số 1773/BTC-TCDN, năm 2021, Bộ Tài chính không tiếp nhận ý kiến, kiến
nghị của doanh nghiệp liên quan đến quy định về kê khai, đăng ký giá bán than.
(ii) Việc kiểm tra, rà soát, đánh giá
chi phí sản xuất, kinh doanh, giá thành than và định mức kinh tế kỹ thuật của
các đơn vị sản xuất, kinh doanh than:
Trong năm 2021, Bộ Tài chính đã chủ
trì phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra rà soát, đánh giá chi phí sản xuất,
kinh doanh, giá thành than năm 2020 và dự kiến năm 2021 của TKV, TCTĐB. Thông
qua việc kiểm tra rà soát, ngoài việc nắm bắt thông tin thực hiện tại các doanh
nghiệp, chấn chỉnh việc thực hiện pháp luật về giá, Bộ Tài chính đã trao đổi
các vấn đề liên quan để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp
luật về giá.
6. Bộ Tư pháp
Đến nay, Bộ Công Thương chưa nhận được
văn bản báo cáo của Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện Chỉ thị 29.
7. Ủy ban Quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV)
Theo báo cáo của UBQLV tại Công văn số
198/UBQLV-NL ngày 25 tháng 02 năm 2022, UBQLV đã ban hành Công văn số
123/UBQLV-NL ngày 21 tháng 01 năm 2020 gửi Hội đồng thành viên, Người đại diện
phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp (Tập đoàn, Tổng công ty) do Ủy ban làm đại
diện chủ sở hữu để quán triệt và tổ chức triển khai các nội dung theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29.
Tuy nhiên, tại Công văn số
198/UBQLV-NL nêu trên, UBQLV chưa có báo cáo đối với các nhiệm vụ cụ thể được
giao tại Chỉ thị 29 và các nội dung Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chỉ
đạo tại Văn bản số 4015/VPCP-CN ngày 16 tháng 6 năm 2021 liên quan đến các kiến
nghị tại báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được
giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2020 (Công văn số 2353/BCT-DKT ngày 27 tháng 4
năm 2021).
8. UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có hoạt động sản xuất, kinh doanh than
Qua văn bản báo cáo của 55/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy:
- Năm 2021, có 31/55 tỉnh, thành phố
không có hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn quản lý; 24/55 tỉnh,
thành phố (Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn,
Điện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình...) có hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên
địa bàn quản lý.
- Hầu hết các địa phương đều thực hiện
nghiêm Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn quản lý (ban hành các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh than; tăng cường kiểm
tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản than...), giúp duy trì và giữ vững ổn
định trật tự trong hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than;
giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nơi có hoạt động sản xuất,
kinh doanh than. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản
lý, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho
sản xuất điện (chi tiết nêu tại Phần III của Công văn này).
8. TKV và
TCTĐB
TKV và TCTĐB là các đơn vị sản xuất
than trong nước lớn nhất hiện nay, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chịu
trách nhiệm chính trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam[14]. Khối lượng
than sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ của TKV và TCTĐB năm 2021 như sau:
- Than thương phẩm sản xuất khoảng
51,57 triệu tấn, đạt 103,19% kế hoạch năm, bằng 81,89% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó: than sản xuất trong nước khoảng 47,65 triệu tấn, đạt 107,87% kế hoạch
năm, bằng 109,47% so với cùng kỳ năm 2020; than nhập khẩu và mua than thương mại
khoảng 3,92 triệu tấn, đạt 67,59% kế hoạch năm, bằng 20,16% so với cùng kỳ năm
2020.
- Tổng than tiêu thụ khoảng 55,32 triệu
tấn, đạt 108,48% kế hoạch năm, bằng 105,35% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó:
tiêu thụ trong nước khoảng 53,52 triệu tấn, đạt 108,90% kế hoạch năm, bằng
103,68% so với cùng kỳ năm 2020[15]; xuất khẩu khoảng 1,80 triệu tấn, đạt
97,26% kế hoạch năm, bằng 201,56% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong năm 2021, TKV đã ký hợp đồng
mua bán than với 21/28 NMNĐ có sử dụng than trong nước/pha trộn/nhập khẩu đang
hoạt động; TCTĐB đã ký hợp đồng với 11/28 NMNĐ có sử dụng than trong nước/pha
trộn/nhập khẩu đang hoạt động và cung cấp đủ, ổn định than cho các NMNĐ theo Hợp
đồng mua bán than đã ký với chủ đầu tư NMNĐ.
II. Kết quả đạt được
trong thực hiện Chỉ thị 29
Với tinh thần nghiêm túc và quyết liệt
trong triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 29,
cùng với việc tổ chức thực hiện nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến công tác
quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất
điện, trong năm 2021, các Bộ, ngành và địa phương liên quan đã đạt được một số
kết quả như sau:
1. Hoạt động khai thác than tại các địa
phương trên cả nước đến nay cơ bản đã được kiểm soát, tuân thủ quy định của
pháp luật; tình hình quản lý an ninh trật tự, tài nguyên ranh giới mỏ thường
xuyên được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chấn chỉnh kịp thời, tạo sự chuyển biến
tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản than và công tác bảo vệ an
ninh trật tự, môi trường; hoạt động vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ than bất hợp
pháp đã được hạn chế, tạo điều kiện để các đơn vị ngành Than ổn định sản xuất,
kinh doanh và tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến hoạt động kinh doanh than từng bước đã được hoàn thiện để đảm bảo
hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
than.
3. Việc Quy hoạch phát triển ngành
than Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép điều chỉnh, bổ sung[16], đã góp phần
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho TKV và TCTĐB trong việc cấp mới, điều chỉnh,
gia hạn Giấy phép hoạt động khoáng sản, đảm bảo cơ sở pháp lý để các đơn vị triển
khai thực hiện các dự án đầu tư khai thác than theo quy định của pháp luật về
khoáng sản, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu than cho phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là cho sản xuất điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc
gia.
4. Từng bước xây dựng, hình thành và
phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh theo từng
giai đoạn với sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,
đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính
sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế theo Đề án Phát triển thị
trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt[17].
5. Với việc Bộ Công Thương phê duyệt
Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện[18]; phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận
hành hệ thống điện quốc gia[19]
hằng năm và chủ động, tích cực chỉ đạo các doanh nghiệp liên quan tổ chức thực
hiện nhiều giải pháp cụ thể, đã bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho sản xuất
điện trong năm 2021 (TKV, TCTĐB sản xuất và tiêu thụ năm 2021 đều vượt so với kế
hoạch; trong đó, than cấp cho điện khoảng 43,89 triệu tấn, đạt 99,28% kế hoạch
năm), góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Từ các kết quả trên cho thấy, về cơ bản,
các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan đã bám sát chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Chỉ thị 29, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện
nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Với việc triển khai quyết và đồng bộ nhiều
giải pháp như nêu trên, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh than trong năm 2021 đã có những biến chuyển tích cực, tình trạng
khai thác, chế biến và kinh doanh than bất hợp pháp đã được hạn chế; hoạt động
sản xuất, kinh doanh than của các đơn vị ngành Than bảo đảm ổn định, đảm bảo
cung cấp đủ than cho sản xuất điện năm 2021, tiếp tục đóng góp lớn vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng
quốc gia.
III. Một số tồn tại,
hạn chế và khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
than và cung cấp than cho sản xuất điện
Mặc dù đạt được một số kết quả trong
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than như đã
nêu trên; tuy nhiên, qua báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh
nghiệp liên quan về tình hình thực hiện Chỉ thị 29; tổng hợp kết quả kiểm tra của
Bộ Công Thương (theo Quyết định số 2821/QĐ-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2021) và thực
tế quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp
Than, Bộ Công Thương thấy rằng, vẫn còn một số tồn tại, khó khăn trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện.
Cụ thể:
1. Đối với
hoạt động sản xuất, kinh doanh than
- Một số doanh nghiệp khai thác than
thuộc TKV, TCTĐB[20]
và tại một số địa phương[21]
chưa chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường;
vẫn còn vi phạm, hạn chế các điều kiện về kỹ thuật, an toàn trong quá trình
khai thác mỏ (chủ yếu xảy ra ở các mỏ than địa phương thuộc thẩm quyền cấp phép
của UBND cấp tỉnh). Số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết người xảy ra
trong năm 2021 tại một số đơn vị sản xuất, chế biến than vẫn còn nhiều (TKV để
xảy ra 16 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 16 người).
- Ranh giới quản lý tài nguyên của
các đơn vị trong TKV, TCTĐB còn có sự đan xen, chồng lấn với ranh giới một số dự
án phát triển kinh tế - xã hội thuộc quản lý của các tổ chức và cá nhân khác
nhau (Quảng Ninh)[22].
- Công tác kiểm soát, quản lý than đầu
nguồn của một số đơn vị ngành Than có chỗ, có nơi còn chưa chặt chẽ, ảnh hưởng
đến việc bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn (Quảng Ninh).
- Phương thức thủ đoạn của các đối tượng
ngày càng tinh vi như: lợi dụng giấy phép khai thác để thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật; lợi dụng các hợp đồng bóc xúc đất đá thải, chế biến than... để trộm
cắp, tham ô; lợi dụng việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa
phương để khai thác than trái phép, vận chuyển than bằng các xe ô tô gắn lô gô,
mang biển kiểm soát giả của các đơn vị ngành than... gây khó khăn cho công tác
kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng.
- Công tác phối hợp, trao đổi thông
tin, tình hình giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và các đơn vị
ngành Than trong quản lý tài nguyên, quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, tập
kết, tiêu thụ than đôi lúc còn chưa kịp thời.
- Vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than. Trong năm 2021, các lực lượng chức
năng đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều đối tượng, vụ việc liên quan, như:
+ Lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ
5 vụ/8 trường hợp/1 tổ chức, tạm giữ 3.796,73 tấn than các loại; xử phạt hành
chính 8 cá nhân và 1 tổ chức với số tiền 255,6 triệu đồng; số tiền bán tang vật,
nộp ngân sách nhà nước trên 360 triệu đồng[23].
+ Lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện,
bắt giữ, xử lý 11 vụ/11 tàu/27 đối tượng; tang vật thu giữ 2.994,6 tấn than; tổng
số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật tịch thu nộp ngân sách
nhà nước hơn 3 tỷ đồng[24].
+ Công an các đơn vị, địa phương đã
trực tiếp phát hiện, bắt giữ, xử lý 139 vụ vi phạm và tội phạm liên quan đến hoạt
động khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ than; thu giữ trên 2
triệu tấn than nguyên khai, gần 170.000 tấn than các loại và 5.021,07 tấn sản
phẩm ngoài than. Đã khởi tố 5 vụ, 50 bị can; hiện đang xác minh, điều tra 03 vụ;
ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển cơ quan chức năng xử lý 171
đối tượng, xử phạt 2,132 tỷ đồng24.
+ Lực lượng Quản lý thị trường đã tiến
hành kiểm tra 26 vụ, xử lý 11 vụ tại các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh và
Hải Dương (riêng tỉnh Hải Dương đã chuyển 15 vụ sang Cục Thuế tỉnh Hải Dương tiếp
nhận, xem xét, đánh giá dấu hiệu vi phạm trong quản lý, sử dụng hóa đơn cũng
như thực hiện các nghĩa vụ thuế có tổng lượng hàng hóa thực tồn nhỏ hơn số liệu
theo hóa đơn, chứng từ đầu vào cũng như được thể hiện trên sổ sách theo dõi tồn
kho). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 985.000.000 đồng; trị giá hàng
hóa tạm giữ, tịch thu, bán phát mại 8.110.603.420 đồng (tương đương 65.455 tấn
than các loại)[25].
+ Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng
Ninh (Công an tỉnh, Cục Hải quan,...) đã xử lý, bắt giữ 135 vụ, 176 đối tượng;
thu giữ trên 140.000 tấn than các loại; trên 4.000 tấn sản phẩm ngoài than
(trong đó, khởi tố 01 vụ 14 bị can về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi
thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty than Hạ Long-TKV; 01 vụ 04 bị can về hành
vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty tuyển
than Hòn Gai - TKV, đã xử phạt vi phạm hành chính 111 vụ/136 đối tượng...) [26].
+ Các cơ quan chức năng của tỉnh Hải
Dương (Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường...) phát hiện, kiểm tra 34 vụ việc,
trong đó đã xác minh làm rõ, xử phạt 19 vụ, 19 đối tượng có hành vi mua bán, vận
chuyển, tiêu thụ khoáng sản (than) không có nguồn gốc hợp pháp và kinh doanh
hàng hóa (sản phẩm phụ từ than) không có nguồn gốc, xuất xứ; tàng trữ khoáng sản
không có nguồn gốc hợp pháp; kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng
đăng ký kinh doanh; tịch thu: 2040 m3 xít đá thải; 4.268,7 m3
xít thải; 13.756,935 tấn than các loại. Tổng trị giá hàng hóa khoảng 7,9 tỷ đồng.
Xử phạt vi phạm hành chính: 19 vụ, 19 đối tượng với tổng số tiền là 1.226.000 đồng[27].
2. Đối với
hoạt động cung cấp than cho sản xuất điện
- Về việc huy động các nhà máy nhiệt
điện than năm 2021: nhu cầu phụ tải hệ thống điện có mức tăng trưởng thấp do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 và công suất của nguồn điện mặt trời tăng đột biến vào
thời điểm cuối năm 2020, dẫn đến việc huy động công suất phát của các nhà máy
nhiệt điện than bị ảnh hưởng[28]
(Vĩnh Tân 4, Cẩm Phả, Quảng Ninh,...).
- Việc thu xếp nguồn than nhập khẩu từ
tháng 7 đến cuối năm 2021 gặp khó khăn do giá than nhập khẩu tăng cao[29] dẫn tới chi
phí sản xuất điện từ than nhập khẩu tăng cao, giảm hiệu quả doanh nghiệp cũng
như sức cạnh tranh và cơ hội tham gia thị trường điện[30].
- Về chất lượng than: than cung cấp
cho một số NMNĐ là than pha trộn, trong đó có một số đặc tính như độ tro, chất
bốc, nhiệt độ nóng chảy, thành phần oxit kim loại,... có thời điểm chưa phù hợp
hoàn toàn với thiết kế của nhà máy, ảnh hưởng tới vận hành ổn định tổ máy, suất
hao nhiệt và hiệu quả của nhà máy[31].
3. Đối với
công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan
liên quan trong việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản (than) đôi lúc còn chưa
chặt chẽ, kịp thời; nhất là trong việc các địa phương tham gia ý kiến đối với khu
vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực rừng tự nhiên... trong quá
trình cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
- Việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng
sản (than) còn gặp một số khó khăn, vướng mắc do công tác tính tiền cấp quyền
khai thác khoáng sản; hoàn trả kinh phí nhà nước đã đầu tư cho công tác điều
tra, thăm dò khoáng sản còn kéo dài; khu vực hoạt động khoáng sản có liên quan
đến rừng tự nhiên...
- Còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập
trong các quy định của pháp luật hiện hành (Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Đất
đai năm 2013...) đối với việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi thuê đất để hoạt
động khoáng sản, xây dựng kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và cơ chế
tài chính trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng
ngừa, đấu tranh với hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép của các lực
lượng chức năng gặp nhiều khó khăn do phương thức thủ đoạn của các đối tượng
ngày càng tinh vi, như: vận chuyển than không rõ nguồn gốc bằng xe Container;
“hóa trang” phương tiện thành các loại xe chở vật liệu xây dựng, xe chở đất,
đá; lợi dụng các hợp đồng bóc xúc đất đá, chế biến than để trộm cắp, tham ô; lợi
dụng việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để
khai thác, kinh doanh than trái phép...
- Một số địa phương có hoạt động sản
xuất than (Quảng Ninh, Thái Nguyên) tồn khối lượng lớn đất đá thải mỏ, bã sàng,
bã xít hình thành trong quá trình các doanh nghiệp thực hiện hoạt động khai
thác, chế biến than từ nhiều năm qua; đang chiếm nhiều diện tích đất sử dụng để
làm kho bãi chứa, tiềm ẩn nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường và cảnh quan
khu vực (về vấn đề này, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường, UBND tỉnh Quảng Ninh[32]
đề nghị hướng dẫn các doanh nghiệp liên quan để khai thác hiệu quả, tiết kiệm
tài nguyên.
- Một số tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh than xảy ra nhiều vi phạm liên quan đến việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, xây dựng, nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa, đê điều... (Hải Dương).
- Hoạt động tuần tra, kiểm soát tuy
đã được triển khai quyết liệt tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc
lực lượng phải triển khai, bố trí, tham gia các chốt kiểm soát phòng chống dịch
bệnh dẫn đến việc kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh than trái phép
còn chưa được triệt để.
- Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh than tại một số địa phương (Hải
Dương, Thái Nguyên...) chưa cao, chưa huy động được đông đảo quần chúng tham
gia giám sát, phát hiện, tố cáo, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương
và cơ quan chức năng về các vi phạm trong khai thác, chế biến, tập kết, vận
chuyển, kinh doanh than.
4. Đối với
các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển
ngành than Việt Nam (TKV và TCTĐB)
- Hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất
than của TKV và TCTĐB trong năm 2021 đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2020; tuy
nhiên, chỉ tiêu về nhập khẩu than, tiêu thụ than (cho điện, xi măng) và xuất khẩu
than đạt thấp hơn so với kế hoạch. Nguyên nhân là do: (i) ảnh hưởng của dịch
Covid-19, nên nhu cầu sử dụng than của nhiều ngành kinh tế suy giảm; (ii) một số
lượng lớn nhà máy điện năng lượng tái tạo vào vận hành từ cuối năm 2020, nên
nhu cầu sử dụng than cho phát điện suy giảm; (iii) một số NMNĐ vận hành không ổn
định do gặp sự cố, dẫn đến gây ngừng vận hành/suy giảm công suất phát điện
(Mông Dương 1&2, Quảng Ninh, Phả Lại, Vũng Áng I ...), giảm khối lượng sử dụng;
(iv) một số NMNĐ chưa thực hiện đúng theo cam kết về khối lượng than tại Hợp đồng
mua bán than trung hạn và dài hạn đã ký (không nhận đủ khối lượng than theo Hợp
đồng), gây khó khăn cho TKV và TCTĐB trong công tác dự báo, chuẩn bị kế hoạch sản
xuất và cấp than cho sản xuất điện và chuẩn bị đầu tư mỏ; (v) các đơn vị ngành
Than chủ động điều tiết giảm lượng than nhập khẩu để phù hợp nhu cầu sử dụng của
các ngành kinh tế trong nước và bảo đảm hiệu quả doanh nghiệp.
- Một số dự án khai thác than vào sản
xuất chậm tiến độ so với Quy hoạch; công tác đầu tư xây dựng cơ bản của TKV
chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm đề ra (đạt 97% kế hoạch năm điều chỉnh, bằng 93%
so với cùng kỳ). Nguyên nhân là do: (i) điều kiện địa chất của một số dự án có
biến động so với tài liệu ban đầu sử dụng lập thiết kế, dẫn đến phải điều chỉnh
dự án nhiều lần; (ii) công tác chuẩn bị dự án, đền bù, giải phóng mặt bằng gặp
nhiều khó khăn; (iii) thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác kéo dài do một số khó
khăn vướng mắc liên quan đến Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam (quá kỳ
Quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; kéo dài
thời gian khai thác so với Quy hoạch; điều chỉnh giai đoạn vào sản xuất...). Về
vấn đề này, trong năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến Quy hoạch phát triển ngành than Việt
Nam[33] và đã
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận[34].
- Điều kiện khai thác của các mỏ ngày
càng xuống sâu và đi xa hơn, làm tăng cung độ vận chuyển, hệ số bóc đất đá (đối
với các mỏ lộ thiên), gia tăng áp lực mỏ lớn, khí, nước... (đối với các mỏ hầm
lò), dẫn đến làm tăng chi phí khai thác, tăng giá thành sản xuất than trong nước.
- Ngành Than còn để xảy ra nhiều vụ
tai nạn lao động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người
lao động.
- Công tác đóng cửa mỏ của các đơn vị
ngành Than còn chậm và nhiều tồn tại dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân
lợi dụng tiến hành khai thác, tập kết trái phép khoáng sản tại các khu vực đang
làm thủ tục đóng cửa mỏ gây thất thoát tài nguyên, phức tạp về an ninh trật tự.
Việc quản lý các sản phẩm ngoài than (đất đá lẫn than, bã sàng, bã xít thải có
chứa than) trong quá trình khai thác của các mỏ than còn tiềm ẩn nhiều vi phạm,
tội phạm, thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.
- Ngành Than còn để xảy ra một số
tiêu cực, vi phạm như: lợi dụng các hợp đồng thuê ngoài thông đồng, cấu kết với
các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân để tiêu cực, tham nhũng, trục lợi; lập chứng
từ, hồ sơ nâng khống khối lượng đất đá thải sau sàng tuyển, chế biến để tư lợi
cá nhân...
- Sức thu hút lao động vào làm việc
trong ngành Than (đặc biệt là lao động làm việc trong các mỏ hầm lò) suy giảm
so với những năm trước đây, nên công tác tuyển dụng lao động gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động tay nghề cao để phục vụ sản xuất than.
IV. Nguyên nhân của
những tồn tại
Về việc vẫn còn hoạt động sản xuất, vận
chuyển, chế biến và kinh doanh than trái phép trên địa bàn các tỉnh, thành phố
diễn ra trong thời gian qua; qua xem xét của UBND các tỉnh, thành phố: Quảng
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng; TKV, TCTĐB và kết quả kiểm tra thực tế cho thấy có
một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác phối hợp quản lý, bảo vệ
tài nguyên giữa một số đơn vị ngành Than với các cơ quan chức năng của tỉnh và
chính quyền địa phương, đặc biệt là tài nguyên chưa khai thác tại một số thời điểm
còn chưa chặt chẽ, kịp thời.
- Sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố
có hoạt động sản xuất, kinh doanh than (Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Bắc Giang...) trong việc kiểm tra, trao đổi thông tin liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh than còn chưa đồng bộ, thường xuyên và liên tục; chưa
tạo được chuyển biến đột phá trong việc phối hợp kiểm soát hoạt động vận chuyển,
chế biến, kinh doanh than trái phép.
- Một số địa phương có doanh nghiệp
thực hiện hoạt động kinh doanh than, nhưng chưa ban hành quy định về quản lý bến
cảng, kho bãi kinh doanh than (tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương và thành
phố Hải Phòng) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29, dẫn đến khó
khăn trong việc quản lý địa điểm kinh doanh than, các bến cảng, kho bãi chứa
than.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát của
chính quyền địa phương các cấp còn chưa thường xuyên, liên tục; kiểm tra xử lý
những vi phạm về điều kiện kinh doanh than thiếu kiên quyết, biện pháp xử lý
chưa đủ mạnh hoặc chưa xử lý vi phạm các điều kiện kinh doanh than theo quy định.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật về kinh doanh than cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh than chưa
được thực hiện thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền còn chưa cao (tỉnh
Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên...) dẫn đến còn nhiều tồn tại trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh than.
- Việc quản lý, giám sát hoạt động
khai thác, chế biến, kinh doanh than của một số đơn vị ngành Than còn chưa chặt
chẽ, dẫn đến xảy ra một số vi phạm đã và đang bị cơ quan chức năng xử lý, như:
(i) Lợi dụng các Hợp đồng thuê ngoài
để thông đồng, cấu kết với các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân nhằm tham nhũng,
trục lợi mà điển hình là vụ “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” xảy ra tại Công ty Than Hạ Long-TKV.
(ii) Lợi dụng sơ hở trong công tác quản
lý, giám sát hoạt động chế biến, sàng tuyển để lập chứng từ, hồ sơ nâng khống
khối lượng đất đá thải sau sàng tuyển, chế biến để tư lợi cá nhân mà điển hình
là vụ “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công
ty Tuyển than Hòn Gai-TKV.
- Tại các địa phương như Hải Dương,
Thái Nguyên, trong năm 2021 đã xảy ra hiện tượng tập kết, chế biến, kinh doanh
than không đầy đủ hóa đơn, chứng từ; than có nguồn gốc bất hợp pháp; kinh doanh
than vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, quản lý đê điều, vi
phạm các quy định của pháp luật về môi trường... bị các cơ quan chức năng phát
hiện, xử lý và điển hình là:
(i) Ngày 19 tháng 8 năm 2021, Bộ Công
an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra lượng than đang được
tập kết tại các cảng, bến, bãi trên địa bàn thị xã Kinh Môn, Hải Dương; kết quả
đã phát hiện hàng chục nghìn tấn than, xít không có giấy tờ hợp pháp chứng minh
nguồn gốc xuất xứ.
(ii) Triệt phá đường dây khai thác,
tiêu thụ than trái phép tại mỏ than Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên,
thu giữ hơn 2 triệu tấn than nguyên khai, gần 100.000 tấn than thành phẩm các
loại đang được tập kết trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Hải Dương và nhiều
phương tiện, máy móc phục vụ khai thác, tiêu thụ than trái phép.
Liên quan đến vụ việc này, trong năm
2019, Đoàn kiểm tra liên ngành theo Chỉ thị 29 đã kiểm tra, phát hiện một số vi
phạm về kỹ thuật, an toàn, môi trường... tại mỏ than Minh Tiến và đã kiến nghị
UBND tỉnh Thái Nguyên khẩn trương thực hiện các công việc như: tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát các điều kiện về kỹ thuật, an toàn trong quá trình khai
thác mỏ của các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn quản lý; kiểm tra, xử
lý, kiên quyết rút ngành nghề kinh doanh than trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của những tổ chức, cá nhân kinh doanh than vi phạm các điều kiện về
an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường hoặc chế biến và kinh doanh
than không có nguồn gốc hợp pháp... Trên cơ sở kiến nghị của Đoàn kiểm tra, năm
2020 Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và các sở, ngành, địa phương thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra
liên ngành; đã phát hiện một số tồn tại, thiếu sót; và đã lập biên bản vi phạm
hành chính và trình người có thẩm quyền ban hành các quyết định xử phạt vi phạm
hành chính (trong đó, Công ty cổ phần Yên Phước - đơn vị được UBND tỉnh Thái
Nguyên cấp Giấy phép khai thác than tại mỏ than Minh Tiến - bị xử phạt vi phạm
hành chính 375 triệu đồng). Tuy nhiên, vụ việc chưa được xử lý triệt để dẫn đến
các tồn tại nêu trên.
2. Nguyên nhân khách quan
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên
công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh than nói riêng của hầu hết các địa phương, cơ quan phải điều chỉnh, thay
đổi thời gian về cuối năm 2021 hoặc lùi lại thực hiện trong năm 2022, nên mặc
dù một số địa phương đã ban hành kế hoạch kiểm tra trước đó (Hải Dương, Hải
Phòng) nhưng chưa thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh than, chưa tổng
hợp số liệu từ một số Sở, ngành có liên quan.
- Trong ranh giới các đơn vị của
ngành Than được giao quản lý, bảo vệ và khai thác còn nhiều diện tích chưa được
cấp phép khai thác; trong đó, một số khu vực có những phần diện tích nằm chồng
lấn, đan xen với diện tích quy hoạch một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, nên khó khăn cho hoạt động sản xuất than của một số đơn vị ngành
Than; tiềm ẩn nguy cơ khai thác than trái phép.
- Lợi nhuận bất chính từ hoạt động
khai thác, kinh doanh than trái phép lớn; chế tài xử lý hành vi khai thác, chế
biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép chưa đủ tính răn đe.
- Công tác triển khai thi công một số
đề án thăm dò của ngành Than gặp một số khó khăn (khu vực thăm dò chồng lấn với
diện tích quy hoạch Dự án phát kinh tế - xã hội của địa phương; tiến độ đền bù,
giải phóng mặt bằng phục vụ thi công thăm dò chậm...) nên việc hoàn thiện thủ tục
cấp giấy phép hoạt động khai thác than cho một số dự án khai thác ngành Than
còn chậm tiến độ so với Quy hoạch.
- Giá than thế giới từ tháng 7 đến cuối
năm 2021 tăng cao đã ảnh hưởng đến việc chuẩn bị nguồn than nhập khẩu của TKV
và TCTĐB để pha trộn cung cấp cho sản xuất điện các tháng đầu năm 2022.
V. Kiến nghị của
các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan
Từ những khó khăn, vướng mắc liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện
nêu trên, qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương liên
quan, Bộ Công Thương tổng hợp và giải trình như sau:
1. Về kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt công tác
quy hoạch, cấp phép, quản lý các dự án trên địa bàn; công tác quản lý các cảng,
bến có hoạt động tập kết, chế biến, kinh doanh than...; các Bộ, ngành tiếp tục
tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các sản xuất, kinh doanh than...
và các vấn đề liên quan (ý kiến Bộ Công an)
Hàng năm, qua công tác kiểm tra thực
tế và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Bộ Công Thương đã tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại
Chỉ thị 29[35];
trong đã đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành,
địa phương có hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than các nhiệm vụ cụ thể
để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và hoạt
động sản xuất, kinh doanh than nói riêng và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận[36].
Các đề xuất, kiến nghị nêu trên của Bộ
Công an đã được Bộ Công Thương tiếp thu, nghiên cứu và đưa vào báo cáo đề xuất,
kiến nghị tại mục VI.
2. Về một số khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện liên quan đến khoản 2 Điều 2 Luật
Khoáng sản năm 2010; khoản 2 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Nghị định
số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật khoáng sản (ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở
Công Thương thành phố Hải Phòng)
Tại buổi làm việc của Đoàn kiểm tra
liên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Chỉ thị 29, đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (thành viên của Đoàn kiểm tra) đã trao đổi, thảo luận những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện liên quan đến các quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên; đồng thời ghi nhận để báo cáo Lãnh đạo
Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, nghiên cứu trong quá trình tổng kết việc
thi hành Luật Đất đai và Luật Khoáng sản, làm cơ sở để hoàn thiện dự thảo Luật
Đất đai và Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, ban hành trong năm
2022 và năm 2023.
3. Về đẩy nhanh tiến độ giải quyết
các thủ tục pháp lý có liên quan đến các đề án/dự án của ngành Than như: cấp
phép thăm dò, khai thác, gia hạn thời gian, thu hồi khoáng sản, khoáng sản đi
kèm, cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ... (ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh)
Trong thời gian qua TKV, TCTĐB và các
doanh nghiệp thành viên đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác thăm
dò, khai thác và chế biến than để đáp ứng nhu cầu sử dụng than của các ngành
kinh tế trong nước, đặc biệt là than cho sản xuất điện, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia; tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên
quan đến các đề án/dự án còn gặp khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tình trạng tiến độ
thực hiện của một số đề án/dự án chậm hơn so với Quy hoạch phát triển ngành
than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Công Thương thấy rằng việc xem
xét, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục pháp lý có liên quan đến các đề
án/dự án của ngành Than là cần thiết và đã đưa vào báo cáo đề xuất, kiến nghị với
Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này tại mục VI.
4. Về đề nghị cho phép các đơn vị
khai thác khoáng sản chủ động khai thác, tiêu thụ khoáng sản đi kèm hoặc thực
hiện việc phân cấp, phân quyền cho tỉnh Quảng Ninh thực hiện việc cấp phép các
khu vực bãi thải mỏ nhằm giúp tỉnh chủ động công tác quản lý đất đai, tài
nguyên, bảo vệ môi trường... (ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh); chỉ đạo Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất than
trong công tác quản lý, khai thác, tiêu thụ xít thải, đá xít có than theo đúng
quy định của pháp luật (ý kiến Sở Công Thương thành phố Hải Phòng)
Về việc này, tại báo cáo tình hình
các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 29 năm 2020 (Công văn số 2353/BCT-DKT ngày
27 tháng 4 năm 2021), Bộ Công Thương đã có đánh giá cụ thể và đề xuất Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn
chung cho các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương liên quan trong công tác quản
lý, khai thác, tiêu thụ, sử dụng các loại khoáng sản đi kèm thu hồi được trong
quá trình khai thác, chế biến than theo đúng quy định của pháp luật về khoáng sản
và các quy định của pháp luật khác liên quan; và đã được Phó Thủ tướng Chính phủ
Lê Văn Thành chấp thuận tại Văn bản số 4015/VPCP-CN ngày 16 tháng 6 năm 2021.
Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, xử lý các
vấn đề nêu trên nhằm góp phần giảm thiểu diện tích chiếm đất của các bãi thải mỏ;
hạn chế các nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường và cảnh quan khu vực; sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
5. Về đề nghị sửa đổi một số quy định
tại Thông tư số 26/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương quy
định nội dung lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng
và dự toán xây dựng công trình mỏ khoáng sản (ý kiến UBND tỉnh Quảng Ninh)
Thông tư số 26/2016/TT-BCT được xây dựng
để hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật số
62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây
dựng năm 2014 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng
3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Do đó, Bộ Công Thương thấy rằng việc rà
soát các quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BCT để xem xét điều chỉnh, bổ sung
cho đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp tình hình thực
tế hiện nay là cần thiết. Bộ Công Thương sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
liên quan nghiên cứu, xử lý vấn đề này trong thời gian tới.
6. Về đề nghị rà soát Dự thảo Quy
hoạch về tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
(QHNL) để khắc phục một số tồn tại liên quan đến chồng lấn về diện tích, ranh
giới giữa các dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh
Quảng Ninh với các khu vực thăm dò, khai thác than (ý kiến UBND tỉnh Quảng
Ninh)
Bộ Công Thương đã có các Công văn: số
5913/BCT-DKT ngày 25 tháng 9 năm 2021, số 1335/BCT-DKT ngày 18 tháng 3 năm 2022
chuyển các ý kiến góp ý, đề xuất kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Ninh, TKV,
TCTĐB... về Dự thảo QHNL đến đơn vị Tư vấn lập Quy hoạch để nghiên cứu, tiếp
thu trong quá trình hoàn thiện nội dung quy hoạch phân ngành Than trong Dự thảo
QHNL.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát Dự
thảo QHNL để bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phát triển hài hòa giữa dự án phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và ngành Than.
7. Về đề nghị hướng dẫn việc ban
hành quy định về việc sắp xếp các vị trí bến cảng, kho bãi kinh doanh than trên
địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Luật Quy hoạch
năm 2017 (ý kiến Sở Công Thương thành phố Hải Phòng)
Tại Công văn số 2353/BCT-DKT ngày 27
tháng 4 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc báo cáo tình hình các nhiệm vụ được
giao tại Chỉ thị 29 năm 2020, Bộ Công Thương đã có đánh giá, đề xuất, kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong việc xây dựng, ban hành quy định về việc sắp xếp vị trí các bến
cảng, kho bãi kinh doanh than của các địa phương phù hợp với quy định của pháp
luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật liên quan; và đã được Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê Văn Thành chấp thuận tại Văn bản số 4015/VPCP-CN ngày 16
tháng 6 năm 2021.
Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, xử lý vấn đề nêu
trên nhằm hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc
xây dựng, ban hành quy định về việc sắp xếp vị trí các bến cảng, kho bãi kinh
doanh than trên địa bàn quản lý theo Chỉ thị 29.
8. Về đề nghị Bộ Công Thương có
văn bản hướng dẫn các địa phương về công cụ quản lý, điều kiện pháp lý cụ thể đối
với quản lý hoạt động kinh doanh than (ý kiến Sở Công Thương tỉnh Hải Dương)
Hiện nay, điều kiện kinh doanh khoáng
sản (trong đó có than) được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định
số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đã ban hành
Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 8 năm 2020 về việc sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Công Thương (trong đó có điều kiện kinh doanh than và quy định
về xuất khẩu than); Văn bản hợp nhất số 63/VBHN-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2020
quy định về hoạt động kinh doanh than. Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương tỉnh
Hải Dương nghiên cứu thực hiện.
9. Về đề nghị đưa hoạt động kinh
doanh khoáng sản nói chung và kinh doanh than nói riêng vào danh mục hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh (ý kiến Sở Công Thương tỉnh Hải Dương)
Như đã nêu trên, hiện nay hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật quy định hoạt động kinh doanh khoáng sản nói
chung, kinh doanh than nói riêng đã cơ bản hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý
thuận lợi để phát triển ngành Than theo cơ chế thị trường.
Mặt khác, phù hợp với chủ trương tại
Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ “bãi bỏ các
rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả
năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng”, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát
triển doanh nghiệp; bảo đảm tính công khai, minh bạch; đồng thời, đề cao trách
nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước và các cấp trong việc
thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, Bộ Công
Thương thấy rằng không nên đưa hoạt động kinh doanh than vào danh mục hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh.
10. Về kiến nghị Bộ Công Thương sớm
phê duyệt Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện với tổng khối lượng than cho từng
nhà máy; chỉ đạo các NMNĐ thực hiện nghiêm túc Hợp đồng mua bán than (ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn) đã ký, đặc biệt là cam kết về khối lượng than để các đơn vị
sản xuất than có kế hoạch sản xuất và cấp than cho sản xuất điện ổn định, dài hạn
(ý kiến của TKV).
Ngày 28 tháng 01 năm 2022, Bộ Công
Thương đã ban hành Quyết định số 126/QĐ-BCT phê duyệt Biểu đồ cấp than cho sản
xuất điện năm 2022, đồng thời, ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan về
việc đảm bảo cấp than cho điện, trong đó đã bao gồm các kiến nghị nêu trên của
TKV14.
11. Về kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ cho phép các NMNĐ than BOT thiết kế sử dụng than trong nước được sử dụng
thêm nguồn than pha trộn như các NMNĐ khác (ý kiến của TKV).
Về việc sử dụng than pha trộn cho sản
xuất điện đã được Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cụ thể tại Chỉ thị 29; Bộ Công
Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo TKV và các Chủ đầu tư các NMNĐ than BOT chủ
động nghiên cứu, sử dụng than pha trộn, than nhập khẩu cho sản xuất điện để vận
hành nhà máy an toàn, hiệu quả và đảm bảo môi trường theo quy định[37].
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các
đơn vị cung cấp than xem xét đầu tư bổ sung (theo quy định) thiết bị, hệ thống pha
trộn than đảm bảo chất lượng than pha trộn đồng đều, nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm than để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung cấp than ổn định, dài hạn cho các
NMNĐ than BOT.
12. Về kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xem xét phê duyệt danh sách các đơn vị được giao nhiệm vụ nhập khẩu than nhằm
tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh mua than làm giảm hiệu quả nhập
khẩu than; đồng thời góp phần tạo động lực cho các đơn vị được giao nhiệm vụ nhập
khẩu than tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chuyên môn hóa, nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như đảm bảo việc cấp than cho
các nền kinh tế trong nước (ý kiến của TKV).
Quy định pháp luật hiện hành về việc
nhập khẩu than như sau:
- Theo Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định
số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện, kinh doanh khoáng sản (trong đó có than) là ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh[38].
- Theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý ngoại thương, than không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu cũng như
Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện[39]. Điều kiện kinh doanh khoáng sản được quy định
tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm
2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương[40].
- Theo Chỉ thị 29: nguyên tắc
chung là chủ đầu tư NMNĐ than chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để
cung cấp trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy; riêng đối với than nhập
khẩu, chủ đầu tư nhà máy trực tiếp nhập khẩu hoặc mua than qua đầu mối là TKV,
TCTĐB hoặc qua doanh nghiệp khác, bảo đảm nguồn than hợp pháp theo quy định,
giá than cạnh tranh và hiệu quả.
- Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu than
còn phải tuân thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và tham gia các FTA
(Việt Nam cam kết không duy trì các biện pháp hạn chế số lượng như cấm, tạm ngừng
hạn ngạch đối với nhập khẩu mặt hàng than đá).
Như vậy, các doanh nghiệp có đủ điều
kiện theo các quy định của pháp luật đều có quyền bình đẳng trong việc nhập khẩu
than.
13. Về kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ xem xét cho phép TKV tự cân đối xuất khẩu than chất lượng cao theo kỳ hạn 5
năm (giai đoạn 2022-2025) hoặc dài hạn với khối lượng tối đa khoảng 2,0 triệu tấn/năm
(ý kiến của TKV).
Hiện nay, TKV và TCTĐB đang triển
khai xây dựng Kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh 5 năm 2021-2025 (trong đó
bao gồm kế hoạch xuất khẩu than 5 năm 2021-2025), trình cơ quan đại diện chủ sở
hữu xem xét, phê duyệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2021-2025.
Liên quan đến Kế hoạch xuất khẩu than
giai đoạn 2022-2025, Bộ Công Thương tiếp thu, nghiên cứu và đưa vào báo cáo đề
xuất, kiến nghị tại mục VI: trên cơ sở Kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh
5 năm 2021-2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đề nghị TKV báo cáo UBQLV, Bộ
Công Thương kế hoạch xuất khẩu than giai đoạn 2022-2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
14. Về việc đề nghị EVN sớm có ý
kiến về giá than pha trộn, nhập khẩu bán cho sản xuất điện và việc thanh toán
cước vận chuyển than cho một số NMNĐ thông qua đường bộ, băng tải; hướng dẫn
thanh toán các khoản doanh thu do chênh lệch tỷ giá (ý kiến của TCTĐB, Công ty
cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả - TKV).
(i) Về giá than pha trộn, nhập khẩu
bán cho sản xuất điện:
Từ cuối năm 2021, TKV và TCTĐB đã có
nhiều văn bản đề nghị EVN chấp thuận giá than pha trộn của TKV và TCTĐB kê khai
theo Luật Giá[41]
để có cơ sở nhập khẩu than về pha trộn, cung cấp cho sản xuất điện (tại một số
Hợp đồng mua bán than ký giữa Chủ đầu tư NMNĐ với TCTĐB, các Bên thống nhất
TCTĐB chỉ giao than pha trộn nhập khẩu sau khi EVN chấp thuận giá than pha trộn
nhập khẩu - các NMNĐ: Mông Dương 1, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phả Lại, Vĩnh Tân 2,
Duyên Hải 1,...); Bộ Công Thương cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các
đơn vị liên quan thực hiện nội dung này[42], tuy nhiên, ngày 02/3/2022 EVN mới có
Công văn số 993/EVN-TCKT+TTĐ+KTSX thống nhất về giá than pha trộn cho sản xuất
điện năm 2022 của TKV và TCTĐB dẫn đến việc nhập khẩu, pha trộn than cho sản
xuất điện bị chậm trễ so với kế hoạch và có khả năng thiếu than cho sản xuất điện.
(ii) Về việc thanh toán cước vận chuyển
than cho một số NMNĐ thông qua đường bộ, băng tải; hướng dẫn thanh toán các khoản
doanh thu do chênh lệch tỷ giá:
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Công
Thương đã ban hành Thông tư số 57/2020/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá
bán điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện; đề nghị các Bên liên quan
nghiên cứu để tổ chức thực hiện theo quy định. Trường hợp cần hướng dẫn và giải
quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện giữa
các bên; đề nghị các bên liên quan làm việc với Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công
Thương) để được hướng dẫn cụ thể.
VI. Đề xuất, kiến
nghị
Từ những phân tích, đánh giá nêu
trên; để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và
có cơ sở kiểm soát hiệu quả hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa
bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, để giải quyết các khó
khăn, vướng mắc xuất phát từ thực tế công tác quản lý nhà nước và hoạt động
khoáng sản (trong đó có than) thời gian qua, ngoài các nhiệm vụ, giải pháp cụ
thể đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 29, Bộ Công Thương đề xuất,
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương có
liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than; các đơn vị sản xuất,
kinh doanh than và chủ đầu tư các NMNĐ:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan liên
quan thực hiện nghiêm Chỉ thị 29; Chỉ thị 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản
theo thẩm quyền.
2. Tiếp tục nghiên cứu, xử lý hiệu quả
các đề xuất, kiến nghị đã được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về
tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 29 trong năm 2020 tại
Công văn số 2353/BCT-DKT ngày 27 tháng 4 năm 2021 và đã được Phó Thủ tướng
Chính phủ Lê Văn Thành chấp thuận tại Văn bản số 4015/VPCP-CN ngày 16 tháng 6
năm 2021.
3. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và đảm bảo
cung cấp đủ than cho sản xuất điện năm 2022 và các năm tiếp theo, các Bộ, cơ
quan, địa phương, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
(i) Bộ Công Thương
- Nghiên cứu, xem xét các kiến nghị của
UBND tỉnh Quảng Ninh trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch về tổng thể
năng lượng quốc gia nhằm hạn chế tối đa những tồn tại liên quan đến việc chồng
lấn về diện tích, ranh giới giữa các dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh của Tỉnh.
- Bám sát tình hình sản xuất than,
cung cấp than cho sản xuất điện để kịp thời xử lý các vướng mắc của các doanh
nghiệp liên quan trong việc cung cấp than cho sản xuất điện theo chức năng, nhiệm
vụ được giao.
(ii) Bộ Tài chính
- Hướng dẫn các đơn vị liên quan
trong việc kê khai giá than, đặc biệt là giá than bán cho sản xuất điện để xử
lý dứt điểm các vấn đề vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp đủ
than cho sản xuất điện.
- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan theo định
kỳ (tháng, quý, năm) cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình xuất khẩu,
nhập khẩu than (chi tiết tên doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu than; khối lượng,
chủng loại, thông số kỹ thuật, xuất xứ, trị giá than xuất khẩu, nhập khẩu; kim
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu than theo thị trường; mục đích nhập khẩu than...) về
Bộ Công Thương[43]
để phối hợp và giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với mặt
hàng than.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến
chính sách thuế, phí, chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu... theo
Quyết định số 2233/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2020 về việc phê duyệt Đề án
Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
(iii) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Sớm có văn bản hướng dẫn các đơn vị
sản xuất than về việc xác định giá tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm có độ
tro lớn thu hồi từ quá trình bóc đất đá, bã sàng, bã xít có lẫn than trong quá
trình khai thác than.
- Có ý kiến với Hội đồng đánh giá trữ
lượng khoáng sản quốc gia xem xét, điều chỉnh Quyết định số 157/QĐ-HĐTL ngày
19/5/2008 của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản về việc công nhận chỉ tiêu
tạm thời tính trữ lượng các mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh cho phù hợp với thực
tiễn khai thác hiện nay.
- Nghiên cứu chủng loại tài nguyên
than có chất lượng thấp (độ tro Ak từ 45%-70%) và xây dựng cơ chế quản lý để nhằm
thực hiện đúng chủ trương khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên than của đất
nước; phù hợp với tình hình thực tiễn phát sinh trong quá trình sản xuất và nhu
cầu thị trường hiện nay.
(iv) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp
Với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở
hữu nhà nước tại các Tập đoàn EVN, PVN, TKV:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương,...) giải quyết dứt điểm các vấn đề
liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có
các vướng mắc về giá nhiên liệu sơ cấp, thanh quyết toán chi phí mua bán nhiên
liệu sơ cấp (khí, than) cho sản xuất điện và các vấn đề khác có liên quan.
- Xem xét, giải quyết kịp thời vướng
mắc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp do UBQLV
là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch sản
xuất; việc thống nhất giá than bán cho sản xuất điện giữa EVN, PVN, TKV và
TCTĐB;...).
(iv) Đối với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh than
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29; yêu cầu của Bộ Công Thương tại các văn bản
liên quan đến cung cấp than cho sản xuất điện[44], trong đó tập trung:
- Thực hiện ngay các giải pháp tổ chức
sản xuất than hiệu quả, các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than; khẩn
trương khắc phục tình trạng thiếu lao động sản xuất than, luôn duy trì đủ số lượng,
bảo đảm chất lượng lao động phục vụ sản xuất, chế biến than; đảm bảo cung cấp đủ
than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký,
đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước.
- Nghiên cứu tiết giảm hợp lý chi phí
sản xuất kinh doanh than, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các
công đoạn sản xuất để nâng cao năng lực khai thác và giảm giá thành than trong
nước; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các quy trình, quy định và nội quy an toàn trong tất cả các công đoạn sản
xuất than để bảo đảm an toàn lao động.
- Bám sát thị trường than trong nước
và thế giới để có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu than phù hợp, hiệu quả; tích cực,
chủ động tìm kiếm nguồn than nhập khẩu về Việt Nam để cung cấp cho các ngành sản
xuất trong nước thông qua việc ký hợp đồng mua bán than trung hạn/dài hạn, bảo
đảm giá than cạnh tranh, hiệu quả và cung cấp đủ, ổn định than theo hợp đồng
mua bán than đã ký, đặc biệt là cho sản xuất điện.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với và
các Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than khẩn trương hoàn thành việc kê khai giá
than bán cho sản xuất điện theo quy định của Luật Giá và pháp luật khác liên
quan.
- Phối hợp với một số chủ đầu tư NMNĐ
lớn để nghiên cứu, thí nghiệm, đánh giá đầy đủ về kết quả đốt thử nghiệm than
trộn (bao gồm: xác định tỷ lệ than pha trộn cho từng dây chuyền công nghệ phát
điện; các thông số kỹ thuật vận hành của tổ máy khi đốt than trộn); thỏa thuận
thống nhất về việc sử dụng than trộn, báo cáo Bộ Công Thương để xem xét.
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển sản
xuất, kinh doanh 5 năm 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiên cứu
báo cáo UBQLV, Bộ Công Thương kế hoạch xuất khẩu than giai đoạn 2022-2025 để tổng
hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định.
(v) Đối với chủ đầu tư NMNĐ
- Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29; yêu cầu của Bộ Công Thương tại các văn bản
liên quan đến cung cấp than cho sản xuất điện. Chịu trách nhiệm cung cấp đủ khối
lượng, ổn định chất lượng than cho sản xuất điện của các nhà máy được giao quản
lý, vận hành theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia được
Bộ Công Thương phê duyệt, Kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia do Trung tâm
Điều độ hệ thống điện Quốc gia công bố.
- Chủ động tìm kiếm, thu xếp nguồn
than nhập khẩu ổn định, dài hạn để phục vụ vận hành các nhà máy nhiệt điện sử dụng
than nhập khẩu được giao quản lý thông qua việc ký hợp đồng mua bán than trung
hạn/dài hạn với các nhà cung cấp có nguồn than xuất khẩu uy tín, bảo đảm giá
than cạnh tranh và hiệu quả.
- Sớm thỏa thuận giá than cho sản xuất
điện và các nội dung Hợp đồng mua bán than cho sản xuất điện với các đơn vị
cung cấp than (trong đó có TKV và TCTĐB); thực hiện nghiêm các điều khoản quy định
tại Hợp đồng mua bán than đã ký, đặc biệt là các quy định về khối lượng than
giao nhận và thanh toán theo Hợp đồng.
- Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp,
công nghệ sản xuất sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên than và bảo đảm môi
trường; chủ động có chiến lược, giải pháp thu xếp nguồn than ổn định, dài hạn
phục vụ sản xuất.
- Chủ động nghiên cứu, sử dụng than
pha trộn, than nhập khẩu cho sản xuất điện để vận hành nhà máy an toàn, hiệu quả
và đảm bảo môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 29.
- EVN có giải pháp điều độ hệ thống
điện quốc gia phù hợp tình hình thực tế; chỉ đạo Trung tâm điều độ Hệ thống điện
quốc gia thông báo kế hoạch huy động cập nhật hàng tháng cho Chủ đầu tư các nhà
máy nhiệt điện than để kịp thời thu xếp nguồn than, đảm bảo cung cấp đủ than
cho hoạt động của nhà máy trong các tháng còn lại của năm 2022 và các năm tiếp
theo; phối hợp với các đơn vị liên quan (đơn vị cung cấp than, chủ đầu tư NMNĐ
than) giải quyết vướng mắc liên quan các chi phí trong giá phát điện và giá hợp
đồng mua bán điện theo quy định.
Trên đây là kết quả tổng hợp báo cáo
của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan đến tình hình thực hiện
các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 29. Bộ Công Thương kính báo cáo Thủ tướng
Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: QP, CA, TC, TNMT, TP, GTVT, NN&PTNT, KHĐT;
- UBQLV;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục QLTT;
- TKV;
- TCTĐB;
- Lưu: VT, DKT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hoàng An
|
[1] Quyết định số 2821/QĐ-BCT ngày
15/12/2021.
[2] Các Công văn: số 195/BCT-DKT
ngày 13/01/2022, số 751/BCT-DKT ngày 18/02/2022.
[3] Dự án Khai thác hầm lò dưới mức
-150 mỏ than Mạo Khê điều chỉnh; Hệ thống băng tải vận
chuyển than từ mặt bằng sân công nghiệp mỏ Tràng Bạch đến mặt bằng +56 Mạo
Khê...
[4] Hệ thống băng tải cấp than cho
Nhà máy tuyển Khe Chàm - Công suất 4,5 triệu tấn/năm; Hoàn thiện công nghệ chế
biến than nhà máy tuyển than 3.
[5] Các Công văn: số 5316/BCT-DKT
ngày 30/8/2021 về việc điều chỉnh diện tích Đề án thăm dò than mỏ Vàng Danh, số
7738/BCT-DKT ngày 06/12/2021 về việc lập báo cáo trung gian Đề án thăm dò mỏ Quảng
La, số 521/BCT-DKT ngày 28/01/2022 về việc khai thác than của các trụ bảo vệ tại
mỏ Vàng Danh...
[6] Công văn số 2203/BCT-DKT ngày
20/4/2021 về việc khai thác, sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng
các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
[7] Các Công văn: số 4419/BCT-DKT ngày 26/7/2021, số
4779/BCT-DKT ngày 09/8/2021, số 5672/BCT-DKT ngày
16/9/2021.
[8] Các Văn bản: số 1169/TTg-CN ngày 14/9/2021, số 1416/TTg-CN và số 1417/TTg-CN ngày 21/10/2021.
[9] Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
ngày 05/02/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
(bao gồm điều kiện kinh doanh khoáng sản, trong đó có than); Thông tư số
13/2020/TT-BCT ngày 18/8/2020 về việc sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ Công Thương (trong đó có điều kiện kinh doanh than và quy định về
xuất khẩu than); Văn bản hợp nhất số 63/VBHN-BCT ngày 28/8/2020 quy định về hoạt
động kinh doanh than.
[10] Các Quyết định: số 3425/QĐ-BCT
ngày 23/12/2020, số 1999/QĐ-BCT ngày 23/8/2021.
[12] Các Quyết định: số 343/QĐ-BCT
ngày 02/02/2021, số 126/QĐ-BCT ngày 28/01/2022.
[13] Các Công văn: số 6409/BCT-DKT
ngày 14/10/2021, số 716/BCT-DKT ngày 16/02/2022, số 1035/BCT-DKT ngày
03/3/2022, 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022, số 1556/BCT-DKT
ngày 28/3/2022.
[15] Than cấp cho: điện khoảng
43,89 triệu tấn, đạt 99,28% kế hoạch năm, bằng 99,78% so với cùng kỳ năm 2020;
xi măng khoảng 1,43 triệu tấn, đạt 86,83% kế hoạch năm, bằng 114,67% so với
cùng kỳ năm 2020; phân bón, hóa chất khoảng 1,42 triệu tấn, đạt 69,31% kế hoạch
năm, bằng 137,54% so với cùng kỳ năm 2020; Hộ khác khoảng 8,11 triệu tấn, đạt
460,53% kế hoạch năm, bằng 158,18% so với cùng kỳ năm 2020.
[18] Quyết định số 343/QĐ-BCT ngày
02/02/2021.
[20] Công ty
Than Dương Huy-TKV, Công ty Than Uông Bí-TKV, Công ty Tuyển
than Cửa Ông-TKV, Công ty Tuyển than Hòn Gai-Vinacomin,
Công ty Cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin, Công ty Khai thác khoáng sản, Công ty
45...
[21] Công ty cổ phần Yên Phước
(Thái Nguyên).
[22] Dự án khu đô thị tại phường
Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm; Dự án Khu dân cư, chung cư phục vụ người có thu nhập
thấp tại phường Hà Khánh; Quy hoạch khu công nghiệp Đông Triều và khu nhà ở xã
hội, thể thao; Quy hoạch phân khu 1/2000 Phân khu 4 tại
các phường Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hà Khánh; Dự án sân golf tại Đông
Triều...
[23] Công văn số 573/BQP-CKT ngày
28/02/2022 của Bộ Quốc phòng.
[24] Công văn số 962/BCA-CSKT ngày
25/3/2022 của Bộ Công an.
[25] Công văn số 256/TCQLTT-CNV
ngày 25/2/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường.
[26] Công văn số 261/BC-UBND ngày
20/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
[27] Công văn số
1952/SCT-KHĐT&HTQT ngày 09/12/2021 của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương.
[28] Các Công văn số: 532/EVN-KTSX
ngày 28/01/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, số
1802/NĐQN-KHVT ngày 22/12/2021 của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, số 2892/BC-CPC ngày 23/12/2021 của Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV.
[29] Theo thống kê của Hải quan (tại
website https://www.customs.gov.vn), nhập khẩu than năm
2021 của Việt Nam đạt 36,29 triệu tấn và trị giá 4.459,7 triệu USD, giảm khoảng
33,79% về lượng và tăng khoảng 78,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; nhập
khẩu than cả nước 2 tháng đầu năm 2022 đạt 389 triệu tấn
và trị giá 859,3 triệu USD, giảm khoảng 17,9% về lượng và tăng khoảng 111,7 về
giá so với cùng kỳ năm 2021.
[30] Các Công văn số: 532/EVN-KTSX
ngày 28/01/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, số 236/GENC03-KH
ngày 28/01/2022 của Tổng công ty Phát điện 3.
[31] Công văn số: 532/EVN-KTSX
ngày 28/01/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
[32] Các Công văn: số 2203/BCT-DKT
ngày 20/4/2021, số 6301/BCT-DKT ngày 11/10/2021...
[33] Các Công văn: số 4419/BCT-DKT
ngày 26/7/2021, số 4779/BCT-DKT ngày 09/8/2021, số
5672/BCT-DKT ngày 16/9/2021.
[34] Các Văn bản: số 1169/TTg-CN ngày 14/9/2021, số 1416/TTg-CN và số
1417/TTg-CN ngày 21/10/2021.
[35] Các Công văn: số 2253/BCT-DKT ngày 27/4/2021, số 551/BCT-DKT ngày 21/01/2020...
[36] Các Văn bản: số 4015/VPCP-CN
ngày 16/6/2021, số 3459/VPCP-CN ngày 01/5/2020...
[37] Các Công văn: số 310/TB-BCT ngày 30/10/2019, số 8922/BCT-ĐL ngày 22/11/2019, số
334/BCT-ĐL ngày 15/01/2020...
[38] Phụ lục IV ban hành kèm theo
Luật Đầu tư năm 2020; Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP .
[40] Là thương nhân theo quy định
của Luật Thương mại; thương nhân chỉ được kinh doanh
khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp; thương nhân kinh doanh
khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an
toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy...
[41] Các Công văn: số
6016/TKV-KDT+KH ngày 23/12/2021, 118/TKV-KDT+KH+KP ngày 07/01/2022, 326/TKV-KDT
ngày 21/01/2022 của TKV; số 7998/ĐB-KD ngày 16/12/2021, số 836/ĐB-KD ngày
11/02/2022, số 1478/ĐB-KD ngày 15/3/2022 của TCTĐB.
[42] Các Công văn: số 716/BCT-DKT
ngày 16/02/2022, số 1035/BCT-DKT ngày 03/3/2022 về việc đảm bảo cấp than cho sản
xuất điện năm 2022.
[43] Khoản 3 Điều 70 Nghị định số
69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều
của Luật Quản lý ngoại thương.
[44] Các Quyết định: số
3063/QĐ-BCT ngày 31/12/2021, số 126/QĐ-BCT ngày 28/01/2022; các Công văn: số
716/BCT-DKT ngày 16/02/2022, số 1035/BCT-DKT ngày 03/3/2022, 1225/BCT-DKT ngày
11/3/2022, số 1556/BCT-DKT ngày 28/3/2022.