Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá

Số hiệu: 56/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 28/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn thực hiện đăng ký giá

Ngày 28/4/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 177/2013/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật giá.

Việc đăng ký giá nhằm mục đích bình ổn giá được thực hiện như sau:

- Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, CTCP, CT TNHH mà DN đó có mạng lưới sản xuất, kinh doanh rộng trên địa bàn từ 2 tỉnh, TP trực thuộc TW; DN độc quyền; DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật cạnh tranh sẽ đăng kí tại Cục Quản lý giá.

- Các DN còn lại sẽ thực hiện đăng ký giá tại Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, UBND cấp huyện tuỳ theo sự phân công của UBND tỉnh.

Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo Phụ lục 01, lập thành 02 bản gửi trực tiếp, gửi qua đường công văn hoặc gửi qua thư điện tử đến cơ quan tiếp nhận.

Cơ quan tiếp nhận thực hiện việc kiểm tra đăng ký giá trong thời gian 05 ngày làm việc, hết thời hạn mà không có ý kiến yêu cầu giải trình thì cá nhân, tổ chức được mua bán bằng giá đã đăng ký.

Ngoài ra, thông tư còn quy định hồ sơ, trình tự thủ tục định giá; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá.

Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 14/6/2014.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 177/2013/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁ

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 177/2013/NĐ-CP) về bình ổn giá; định giá của Nhà nước; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bình ổn giá; định giá; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. BÌNH ỔN GIÁ

Điều 3. Trách nhiệm của cơ quan tham mưu thuộc Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 7 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP

1. Cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính là Cục Quản lý giá có trách nhiệm:

a) Theo dõi, tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình giá cả thị trường trong nước và thế giới; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính;

b) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định;

c) Tổng hợp kiến nghị của các bộ, ngành, ý kiến của các địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ xem xét, quyết định thay đổi, bổ sung mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức trích lập, mức sử dụng quỹ bình ổn giá; giám sát việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá đối với từng mặt hàng được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP;

đ) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá.

2. Cơ quan tham mưu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ.

3. Cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) là Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phương;

d) Báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng trên địa bàn địa phương.

Điều 4. Cơ quan tiếp nhận và đối tượng thực hiện đăng ký giá

1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) đăng ký giá tại Bộ Tài chính.

Cục Quản lý giá chủ trì lựa chọn trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét ban hành thông báo danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá tại Bộ Tài chính đối với:

- Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn mà doanh nghiệp đó có mạng lưới sản xuất, kinh doanh rộng trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp độc quyền; doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật cạnh tranh.

Định kỳ vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá có trách nhiệm rà soát danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá tại Bộ Tài chính (Cục Quản giá), nếu cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét thông báo điều chỉnh danh sách này.

2. Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh mà không có tên trong danh sách thực hiện đăng ký giá tại Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), không có tên trong văn bản hướng dẫn riêng về việc đăng ký giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá do nhà cung cấp quyết định) không phải đăng ký giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính địa phương hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chỉnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin.

Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các tổ chức, cá nhân đăng ký giá trên địa bàn địa phương và phân công cụ thể về thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá tại địa phương cho Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Định kỳ vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá tại địa phương.

3. Cơ quan tiếp nhận và đối tượng thực hiện đăng ký giá mặt hàng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá; địa chỉ email, số điện thoại, số fax của các cơ quan được phân công tiếp nhận đăng ký giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan này.

5. Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định về đăng ký giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.

Điều 5. Cách thức thực hiện đăng ký giá

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP bằng việc lập Biểu mẫu đăng ký giá (sau đây gọi tắt là Biểu mẫu) và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu) theo một trong các hình thức sau:

a) Gửi trực tiếp 02 bản tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị) ;

b) Gửi qua đường công văn 02 bản cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị);

c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu đỏ theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu. Đồng thời, gửi 02 bản qua đường công văn cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị).

2. Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cách thức thực hiện đăng ký giá đối với mặt hàng thuốc phòng chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều 6. Quy trình tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá.

1. Quy trình tiếp nhận Biểu mẫu

a) Đối với Biểu mẫu gửi trực tiếp:

- Trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận Biểu mẫu đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và trả ngay 01 bản Biểu mẫu cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp; đồng thời chuyển ngay 01 bản Biểu mẫu đến lãnh đạo cơ quan và các phòng, ban nghiệp vụ theo thẩm quyền trong ngày làm việc hoặc đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo để thực hiện rà soát;

- Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận Biểu mẫu ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay Biểu mẫu cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp.

b) Đối với Biểu mẫu gửi qua đường công văn, fax, thư điện tử:

- Khi nhận được Biểu mẫu, cán bộ tiếp nhận kiểm tra thành phần, số lượng Biểu mẫu, trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản Biểu mẫu cho tổ chức, cá nhân; đồng thời, chuyển ngay 01 bản Biểu mẫu đến lãnh đạo cơ quan, phòng, ban nghiệp vụ theo thẩm quyền để thực hiện rà soát ngay trong ngày làm việc hoặc đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo;

- Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, số lượng theo quy định, tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biểu mẫu, cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bổ sung thành phần, số lượng Biểu mẫu. Ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ thành phần, số lượng Biểu mẫu được tính là ngày tiếp nhận Biểu mẫu, cán bộ tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào Biểu mẫu.

c) Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu quy định tại điểm a, điểm b khoản này, nếu cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của Biểu mẫu thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.

2. Quy trình rà soát Biểu mẫu

a) Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu rà soát các nội dung Biểu mẫu về: ngày thực hiện mức giá đăng ký, bảng đăng ký mức giá cụ thể, các khoản mục chi phí cấu thành giá, phần giải trình lý do điều chỉnh giá, kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố hình thành giá;

b) Trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu, các phòng, ban nghiệp vụ báo cáo cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân không được áp dụng mức giá đăng ký. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này hoặc phải thực hiện lại nghĩa vụ đăng ký giá theo đúng quy định;

c) Trường hợp Biểu mẫu có nội dung chưa rõ hoặc cần phải giải trình về các yếu tố hình thành giá tăng hoặc giảm làm cho mức giá đăng ký tăng hoặc giảm (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu, các phòng, ban nghiệp vụ báo cáo cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của Biểu mẫu chưa đáp ứng yêu cầu, lý do điều chỉnh giá chưa rõ ràng, nội dung phải thực hiện lại và thông báo thời hạn gửi bản giải trình cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu. Bản giải trình được nộp theo quy trình tiếp nhận Biểu mẫu quy định tại khoản 1 Điều này;

- Thời hạn để tổ chức, cá nhân giải trình và gửi văn bản giải trình đến cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình cho đến ngày cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu nhận văn bản giải trình của tổ chức, cá nhân tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu hoặc ngày gửi ghi trong thư điện tử của tổ chức, cá nhân;

- Thời hạn để cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu rà soát nội dung văn bản giải trình tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản giải trình tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu;

- Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản giải trình, nếu cơ quan này không có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất trong văn bản giải trình (nếu có);

- Trường hợp tổ chức, cá nhân giải trình chưa đúng với yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu, tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản giải trình, cơ quan này có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại. Việc giải trình lại thực hiện theo quy trình của giải trình lần đầu quy định tại khoản này;

- Sau 03 (ba) lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá trước khi thực hiện đăng ký giá.

Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký giá

1. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu:

a) Có quyền sử dụng mức giá do tổ chức, cá nhân đăng ký vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm tra các yếu tố hình thành giá, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng phục vụ mục tiêu bình ổn giá, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo luật định khi cần thiết;

b) Có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá quy định tại Điều 6 Thông tư này;

c) Có trách nhiệm bảo mật đối với Biểu mẫu đăng ký giá, bản thuyết minh cơ cấu hình thành giá; bảo mật mức giá đăng ký của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá đăng ký chưa có hiệu lực thực hiện.

2. Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá:

a) Có quyền mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký nếu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện đăng ký giá theo quy định mà không nhận được văn bản (công văn, fax, thư điện tử) của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 hoặc phải giải trình về các nội dung của Biểu mẫu đăng ký giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Có trách nhiệm thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá đăng ký; thực hiện giải trình (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

c) Không được áp dụng mức giá đăng ký trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc kể ngày thực hiện đăng ký giá theo quy định hoặc trong thời gian giải trình theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu;

d) Có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin về mức giá đã đăng ký; công khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện đúng giá niêm yết; chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng mức giá đã đăng ký;

e) Có trách nhiệm chấp hành các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đối với hành vi không đăng ký giá; xây dựng các mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mà tổ chức, cá nhân chưa giải trình xong về mức giá đăng ký; tự ý tăng giá theo giá đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu đăng ký lại mức giá.

Mục 2. ĐỊNH GIÁ

Điều 8. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tham mưu thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc định giá của Nhà nước quy định tại Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP

1. Cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính trong việc định giá là Cục Quản lý giá có trách nhiệm:

a) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định phương án giá của các Bộ, ngành đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá cụ thể đối với: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; khung giá đối với: giá cước vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền, dịch vụ độc quyền nhà nước tại cảng hàng không sân bay theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải;

c) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá nước sạch sinh hoạt sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan;

d) Thẩm định phương án giá do Tổng cục Dự trữ Nhà nước lập đối với giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định;

đ) Thẩm định và tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đối với giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh) do các Bộ, ngành được giao quản lý thuộc thẩm quyền quy định giá của Bộ Tài chính trên cơ sở đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án trình Bộ, ngành được giao quản lý phê duyệt và có văn bản gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định;

e) Thẩm định và thông báo bằng văn bản chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước lập phương án hoặc đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án trình Bộ, ngành được giao quản lý phê duyệt (kể cả hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh) và có văn bản đề nghị Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) thẩm định;

g) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách trung ương (trừ sản phẩm, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành khác và của Ủy ban nhân dân tỉnh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch; giá tối đa hàng hóa, dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách trung ương do các cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá báo cáo Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định; sau đó, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có văn bản gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Trường hợp cần làm rõ các nội dung trong phương án giá do các cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ xây dựng; Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) đề nghị Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có ý kiến tham gia hoặc các cơ sở sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ báo cáo, giải trình cụ thể các nội dung liên quan;

h) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

i) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối thiểu sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Công Thương;

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

l) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính theo dõi, giám sát đối với các quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ, ngành;

m) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về nguyên tắc định giá hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh.

2. Cơ quan tham mưu về lĩnh vực giá thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Bộ, ngành, đơn vị quy định mức giá cụ thể căn cứ vào khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả giá bán tối đa, giá mua tối thiểu hàng dự trữ quốc gia), chi phí tối đa (bảo quản, nhập, xuất) chưa có định mức hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quy định có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).

3. Cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc định giá là Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự, quy trình thẩm định phương án giá và phân cấp quyết định giá;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân công cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá hoặc thẩm định phương án giá theo đề nghị của Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh để Sở quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 9. Hồ sơ phương án giá

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lập Hồ sơ phương án giá theo quy định tại khoản 2 Điều này và gửi 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Hồ sơ phương án giá trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định bao gồm:

a) Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm Thông tư này;

b) Phương án giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm Thông tư này. Nội dung Phương án giá được quy định chi tiết tại khoản 3, khoản 4 Điều này;

c) Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, đính kèm bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định (nếu có);

d) Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định;

đ) Các tài liệu khác có liên quan.

3. Phương án giá bao gồm những nội dung chính như sau:

a) Sự cần thiết và các mục tiêu định giá hoặc điều chỉnh giá (trong đó nêu rõ tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá...);

b) Các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá;

c) Bảng tính toán các yếu tố hình thành giá mua, giá bán; các mức giá kiến nghị được tính theo phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn phương pháp định giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- So sánh các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá đề nghị với các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm;

- So sánh mức giá đề nghị với mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự ở thị trường trong nước và thị trường của một số nước trong khu vực (nếu có);

d) Dự kiến tác động của mức giá mới đến sản xuất, đời sống và đến thu chi của ngân sách nhà nước (nếu có);

đ) Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới (nếu có).

4) Riêng đối với hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án giá được quy định như sau:

a) Đối với giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án giá bao gồm:

- Các nội dung được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều này;

- Riêng nội dung được quy định tại điểm c khoản 3 Điều này cần kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng tính toán chi tiết, chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan đến số lượng hàng hóa dự trữ quốc gia;

b) Đối với chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án chi phí bao gồm:

- Văn bản đề nghị thẩm định phương án của các Bộ, ngành, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Biểu mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2b kèm theo Thông tư này);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng tính toán chi tiết, chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan đến số lượng hàng hóa nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của Cục dự trữ Nhà nước các khu vực, các đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.

Mục 3. HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 10. Hồ sơ hiệp thương giá

1. Khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá hoặc phải thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán thực hiện lập Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá xem xét, quyết định.

2. Hồ sơ hiệp thương giá bao gồm:

a) Văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bên bán; hoặc văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ cần hiệp thương giá;

b) Phương án giá hiệp thương:

- Bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ;

+ Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: so sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường; các căn cứ tính giá; lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với các yếu tố hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm); phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;

+ Các kiến nghị (nếu có);

- Bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

+ Lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên mua dự kiến đề nghị mua và bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá dự kiến của bên bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá);

+ So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường;

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng;

+ Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;

+ Các kiến nghị khác (nếu có);

- Trường hợp bên mua và bên bán đều đề nghị hiệp thương giá thì hai bên thỏa thuận thống nhất bên mua hoặc bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên;

- Trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên.

3. Mẫu Hồ sơ hiệp thương giá được hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Trình tự tổ chức hiệp thương giá

1. Trình tự tổ chức hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều này.

2. Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá rà soát sơ bộ Hồ sơ hiệp thương giá là tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp Hồ sơ hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến).

3. Trường hợp Hồ sơ hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định.

Đối với trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thời hạn để các bên hoàn thiện Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tối đa không quá 15 ngày làm việc tính theo dấu bưu điện hoặc dấu công văn đến.

4. Trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định (tính theo dấu công văn đến), cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá tiến hành hiệp thương giá.

5. Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyền rút lại Hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

6. Tại Hội nghị hiệp thương giá:

a) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá; đồng thời, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trực tiếp tham gia hiệp thương giá;

b) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, đại diện bên bán), sau đó có văn bản thông báo kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thực hiện.

7. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá (Cục Quản lý giá/Sở Tài chính) quyết định giá tạm thời để hai bên thực hiện.

Quyết định giá tạm thời do Cục Quản lý giá/Sở Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.

Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.

Mục 4. KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

Điều 12. Tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá

1. Trường hợp kiểm tra yếu tố hình thành giá, trình tự, thời hạn kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.

2. Các tài liệu phục vụ kiểm tra yếu tố hình thành giá bao gồm:

a) Phương án tính giá hàng hóa, dịch vụ được lập theo phương pháp định giá chung do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn phương pháp định giá với từng lĩnh vực cụ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo phương pháp định giá phù hợp do doanh nghiệp tự thực hiện; các tài liệu, sổ sách, chứng từ phục vụ việc lập phương án giá (bản chính hoặc bảo sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền); Bảng định mức kinh tế kỹ thuật mà tổ chức, cá nhân đang áp dụng để xác định giá thành của hàng hóa, dịch vụ;

b) Tình hình lưu chuyển hàng hóa (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ;

c) Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm liên quan đến việc kiểm tra các yếu tố hình thành giá;

d) Tài liệu khác liên quan đến nội dung kiểm tra các yếu tố hình thành giá.

Điều 13. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá

1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Ủy ban nhân dân tỉnh (Sở Tài chính) kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Mục 5. KÊ KHAI GIÁ

Điều 14. Cơ quan tiếp nhận và đối tượng thực hiện kê khai giá

1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá và hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của các tổ chức, cá nhân kê khai giá tại Bộ Tài chính.

Cục Quản lý giá chủ trì lựa chọn trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét ban hành thông báo danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá tại Bộ Tài chính đối với:

- Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn mà doanh nghiệp đó có mạng lưới sản xuất, kinh doanh trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp độc quyền; doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật cạnh tranh.

Định kỳ vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá có trách nhiệm rà soát danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá tại Bộ Tài chính (Cục Quản giá), nếu cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét thông báo điều chỉnh danh sách này.

2. Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận văn bản kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l và điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP; hàng hóa dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh mà không có tên trong danh sách thực hiện kê khai giá tại Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), không có tên trong văn bản hướng dẫn riêng về việc kê khai giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền.

Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do nhà cung cấp quyết định) không phải kê khai giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính địa phương hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chỉnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin.

Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các tổ chức, cá nhân kê khai giá trên địa bàn địa phương và phân công cụ thể về thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Văn bản kê khai giá tại địa phương cho Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Định kỳ vào ngày 01 tháng 7 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế và các cơ quan chuyên môn của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá tại địa phương.

3. Cơ quan tiếp nhận và đối tượng thực hiện kê khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá; địa chỉ email, số điện thoại, số fax của các cơ quan được phân công tiếp nhận kê khai giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan này.

5. Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định về kê khai giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.

Điều 15. Cách thức thực hiện kê khai giá

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP bằng việc lập Văn bản kê khai giá (sau đây gọi tắt là Văn bản) và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Văn bản (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận Văn bản) theo một trong các hình thức sau:

a) Gửi trực tiếp 02 bản tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận Văn bản (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị);

b) Gửi qua đường công văn 02 bản cho cơ quan tiếp nhận Văn bản (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị);

c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Văn bản kê khai giá có chữ ký và dấu đỏ theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận Văn bản thông báo hoặc gửi qua fax và gọi điện thoại thông báo cho cơ quan tiếp nhận Văn bản. Đồng thời, gửi qua đường công văn 02 bản cho cơ quan tiếp nhận Văn bản (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị).

2. Văn bản kê khai giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân có chính sách ưu đãi, giảm giá hay chiết khấu đối với các đối tượng khách hàng thì ghi rõ trong Văn bản kê khai giá tên đối tượng khách hàng và mức ưu đãi, giảm giá hay chiết khấu.

3. Cách thức thực hiện kê khai giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) thực hiện kê khai giá như sau:

a) Trường hợp kê khai giá do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên thế giới (giá hợp đồng - contract price) (sau đây gọi là giá CP) thay đổi, tổ chức, cá nhân kê khai giá bằng việc lập Văn bản kê khai giá và gửi cho cơ quan tiếp nhận Văn bản trước thời điểm định giá, điều chỉnh giá ít nhất 01 ngày. Cơ quan tiếp nhận Văn bản có trách nhiệm rà soát Văn bản và thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn tối đa không quá 01 ngày kể từ ngày tiếp nhận Văn bản. Tổ chức, cá nhân có quyền mua bán hàng hóa, dịch vụ theo giá kê khai nếu sau 01 ngày kể từ ngày thực hiện kê khai giá theo quy định, cơ quan tiếp nhận Văn bản chưa có thông báo bằng công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của Văn bản kê khai giá. Các quy định khác thực hiện theo quy định về kê khai giá tại Thông tư này;

b) Trường hợp kê khai giá do các yếu tố hình thành giá khác (trừ giá CP) thay đổi, tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá theo quy định chung về kê khai giá tại Thông tư này.

Điều 16. Quy trình tiếp nhận, rà soát Văn bản kê khai giá

1. Quy trình tiếp nhận Văn bản

a) Đối với Văn bản gửi trực tiếp:

- Trường hợp Văn bản có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận Văn bản đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm vào Văn bản và trả ngay 01 bản Văn bản cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp; đồng thời chuyển ngay 01 bản Văn bản đến lãnh đạo cơ quan và các phòng, ban nghiệp vụ theo thẩm quyền để thực hiện rà soát ngay trong ngày làm việc hoặc đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo;

- Trường hợp Văn bản không đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận Văn bản ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay Văn bản cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp;

b) Đối với Văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử:

- Khi nhận được Văn bản, cán bộ tiếp nhận kiểm tra về thành phần, số lượng Văn bản, trường hợp Văn bản có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận Văn bản thực hiện đóng dấu công văn có ghi ngày tháng năm tiếp nhận vào Văn bản và chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản Văn bản cho tổ chức, cá nhân; đồng thời, chuyển ngay 01 bản Văn bản đến lãnh đạo cơ quan, phòng, ban nghiệp vụ theo thẩm quyền để thực hiện rà soát ngay trong ngày làm việc hoặc đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo.

- Trường hợp Văn bản không đủ thành phần, số lượng theo quy định, tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản, cơ quan tiếp nhận Văn bản thông báo bằng công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá nộp bổ sung thành phần, số lượng Văn bản. Ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ thành phần, số lượng Văn bản được tính là ngày tiếp nhận Văn bản, cán bộ tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào Văn bản.

c) Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này, nếu cơ quan tiếp nhận Văn bản không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của Văn bản thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá kê khai.

2. Quy trình rà soát Văn bản

a) Cơ quan tiếp nhận Văn bản rà soát nội dung Văn bản về: ngày thực hiện mức giá kê khai, bảng kê khai mức giá, phần giải trình lý do điều chỉnh giá;

b) Trường hợp tại phần giải trình lý do điều chỉnh giá, tổ chức, cá nhân đưa ra các lý do không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Văn bản, các phòng, ban nghiệp vụ báo cáo cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân không được áp dụng mức giá kê khai. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này hoặc phải thực hiện lại nghĩa vụ kê khai giá theo đúng quy định;

c) Trường hợp Văn bản kê khai giá có nội dung chưa rõ hoặc cần phải giải trình về các yếu tố hình thành giá tăng hoặc giảm làm cho mức giá kê khai tăng hoặc giảm (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) thì tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Văn bản, các phòng, ban nghiệp vụ báo cáo cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình về các nội dung của Văn bản chưa đáp ứng yêu cầu, lý do điều chỉnh giá chưa rõ ràng, nội dung phải thực hiện lại và thông báo thời hạn gửi bản giải trình cho cơ quan tiếp nhận Văn bản. Bản giải trình được nộp theo quy trình tiếp nhận Văn bản quy định tại khoản 1 Điều này;

- Thời hạn để tổ chức, cá nhân giải trình và gửi văn bản giải trình đến cơ quan tiếp nhận Văn bản tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận Văn bản thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình cho đến ngày cơ quan tiếp nhận Văn bản nhận văn bản giải trình của tổ chức, cá nhân tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Văn bản hoặc ngày gửi ghi trong thư điện tử của tổ chức, cá nhân;

- Thời hạn để cơ quan tiếp nhận Văn bản rà soát nội dung văn bản giải trình tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản giải trình tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Văn bản;

- Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản giải trình, nếu cơ quan này không có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân giải trình lại thì tổ chức, cá nhân điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất trong văn bản giải trình (nếu có);

- Trường hợp tổ chức, cá nhân giải trình chưa đúng với yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Văn bản, tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản giải trình, cơ quan này có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình lại. Việc giải trình lại thực hiện theo quy trình của giải trình lần đầu quy định tại khoản này;

- Sau 03 (ba) lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận Văn bản có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo mức giá trước khi thực hiện kê khai giá.

Điều 17. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện kê khai giá

1. Đối với cơ quan tiếp nhận Văn bản:

a) Có quyền sử dụng mức giá do tổ chức, cá nhân kê khai vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm tra các yếu tố hình thành giá, công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng phục vụ mục tiêu bình ổn giá, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo luật định khi cần thiết;

b) Có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, rà soát Văn bản kê khai giá quy định tại Điều 16 Thông tư này;

c) Có trách nhiệm bảo mật mức giá kê khai của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai chưa có hiệu lực thực hiện.

2. Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá:

a) Có quyền mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai nếu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện kê khai giá theo quy định mà không nhận được văn bản (công văn, fax, thư điện tử) của cơ quan tiếp nhận Văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá kê khai giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 hoặc phải giải trình về các nội dung của Văn bản kê khai giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Có quyền điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó khi các yếu tố hình thành giá thay đổi đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá và hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm d, điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP; đồng thời phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh mới cho cơ quan tiếp nhận Văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ vượt mức 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định;

c) Có trách nhiệm thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này; thực hiện giải trình (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này; chấp hành việc kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá kê khai;

d) Không được áp dụng mức giá kê khai trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc kể ngày thực hiện kê khai giá theo quy định hoặc trong thời gian giải trình theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá;

đ) Có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin về mức giá đã kê khai; thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận Văn bản kê khai giá nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng mức giá đã kê khai; công khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện đúng giá niêm yết; chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

e) Có trách nhiệm chấp hành các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đối với hành vi không kê khai giá; kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; tự ý tăng giá theo giá đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mà tổ chức, cá nhân chưa giải trình xong về mức giá kê khai; tự ý tăng giá theo giá đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu kê khai lại mức giá.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 6 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và bãi bỏ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản các mức chi phí quy định tại điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các quy định của pháp luật về quản lý giá ban hành quy định về quản lý giá trên địa bàn theo thẩm quyền.

3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hiệp hội Thẩm định giá, các doanh nghiệp TĐG;
- Các tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

Phụ lục số 1: BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính )

Tên đơn vị đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....

V/v: đăng ký giá

... , ngày ... tháng ... năm ....

Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)

Thực hiện Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính.

... (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ..... gồm các văn bản và nội dung sau:

1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể.

2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có giải thích việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành)

Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày ... / ... /.....

... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà đơn vị đã đăng ký./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

- Họ tên người nộp Biểu mẫu:...............................................................................

- Số điện thoại liên lạc:.........................................................................................

- Số fax:..............................................................................................................

Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá
của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá

1. (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến)

2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trên, nếu cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Biểu mẫu thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

........., ngày ......tháng ....... năm .....

BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ

(Kè theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của Công ty........)

Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ).....................

Đăng ký giá (nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ):.............cụ thể như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách, chất lượng

Đơn vị tính

Mức giá đăng ký hiện hành

Mức giá đăng ký mới

Mức tăng/ giảm

Tỷ lệ % tăng/ giảm

Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày ... / ... /.....

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày...... tháng.......năm .....

THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

(Đối với mặt hàng nhập khẩu)

Tên hàng hóa, dịch vụ:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

STT

Khoản mục chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

Ghi chú

A

Sản lượng nhập khẩu

B

Giá vốn nhập khẩu

1

Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)

2

Thuế nhập khẩu

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

4

Các khoản thuế, phí khác (nếu có)

5

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

C

Chi phí chung

6

Chi phí tài chính (nếu có)

7

Chi phí bán hàng

8

Chi phí quản lý

D

Tổng chi phí

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

E

Lợi nhuận dự kiến

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

H

Giá bán dự kiến

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)

2. Thuế nhập khẩu

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

4. Các khoản thuế, phí khác (nếu có)

5. Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

6. Chi phí tài chính (nếu có)

7. Chi phí bán hàng

8. Chi phí quản lý

9. Lợi nhuận dự kiến

10. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

11. Giá bán dự kiến

Tên đơn vị
thực hiện đăng ký giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày...... tháng.......năm .....

THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIÁ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

(Đối với mặt hàng sản xuất trong nước)

Tên hàng hóa, dịch vụ:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Số TT

Khoản mục chi phí

ĐVT

lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí sản xuất:

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

1.2

Chi phí nhân công trực tiếp

1.3

Chi phí sản xuất chung:

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

b

Chi phí vật liệu

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

e

Chi phí bằng tiền khác

Tổng chi phí sản xuất :

2

Chi phí bán hàng

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

4

Chi phí tài chính

Tổng giá thành toàn bộ

5

Lợi nhuận dự kiến

Giá bán chưa thuế

6

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

7

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

Giá bán (đã có thuế)

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Chi phí sản xuất

2. Chi phí bán hàng

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

4. Chi phí tài chính

5. Lợi nhuận dự kiến

6. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

7. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

8. Giá bán (đã có thuế)

Phụ lục số 2a: HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày…. tháng… năm...

HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ

Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

Địa chỉ:...............................................................................................

Số điện thoại:......................................................................................

Số Fax: ………………………………………………………………

Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....

V/v: Thẩm định phương án giá

.........., ngày…. tháng… năm...

Kính gửi: (tên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá)

Thực hiện Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

... (tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã lập phương án giá về sản phẩm…. (tên hàng hóa, dịch vụ) (có phương án giá kèm theo).

Đề nghị …. (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá) xem xét quy định giá… (tên hàng hóa, dịch vụ) theo quy định hiện hành của pháp luật./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đơn vị đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá)

Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày tháng năm 20...

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa nhập khẩu)

Tên hàng hóa.......................................................................................................

Đơn vị nhập khẩu................................................................................................

Quy cách phẩm chất............................................................................................

Xuất xứ hàng hóa................................................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

STT

Khoản mục chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

Ghi chú

A

Sản lượng nhập khẩu

B

Giá vốn nhập khẩu

1

Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)

2

Thuế nhập khẩu

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

4

Các khoản thuế, phí khác (nếu có)

5

Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

C

Chi phí chung

6

Chi phí tài chính (nếu có)

7

Chi phí bán hàng

8

Chi phí quản lý

D

Tổng chi phí

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

E

Lợi nhuận dự kiến

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

H

Giá bán dự kiến

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)

2. Thuế nhập khẩu

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

4. Các khoản thuế, phí khác (nếu có)

5. Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)

6. Chi phí tài chính (nếu có)

7. Chi phí bán hàng

8. Chi phí quản lý

9. Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

10. Lợi nhuận dự kiến

11. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

12. Giá bán dự kiến

13. Điều kiện giao hàng/ bán hàng

III. BẢNG SO SÁNH MỨC GIÁ ĐỀ NGHỊ VỚI MỨC GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TƯƠNG TỰ Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày... tháng.... năm...

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước)

Tên hàng hóa, dịch vụ..........................................................................................

Đơn vị sản xuất....................................................................................................

Quy cách phẩm chất............................................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

STT

Nội dung chi phí

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

Sản lượng tính giá

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

I

Chi phí trực tiếp:

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

2

Chi phí nhân công trực tiếp

3

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

II

Chi phí chung

5

Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

6

Chi phí tài chính (nếu có)

7

Chi phí bán hàng

8

Chi phí quản lý

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

C

Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

D

Giá thành toàn bộ

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

E

Lợi nhuận dự kiến

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

H

Giá bán dự kiến

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

2. Chi phí nhân công trực tiếp

3. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

5. Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

6. Chi phí tài chính (nếu có)

7. Chi phí bán hàng

8. Chi phí quản lý

9. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

10. Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

11. Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

12. Lợi nhuận dự kiến

13. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

14. Giá bán dự kiến

15. Điều kiện giao hàng/ bán hàng

III. BẢNG SO SÁNH MỨC GIÁ ĐỀ NGHỊ VỚI MỨC GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TƯƠNG TỰ Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC

Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....
V/v định giá, điều chỉnh giá

... , ngày ... tháng ... năm ....

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền định giá)

Sau khi nghiên cứu, xem xét phương án giá (hoặc điều chỉnh giá) kèm theo công văn số ... ngày ... tháng ... năm ... của... (tên cơ quan, đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá),... (tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) có ý kiến như sau:

1. Về hồ sơ phương án giá (điều chỉnh giá): (ghi rõ kết quả thẩm định đối với từng khoản mục chi phí)

2. Tính khả thi của mức giá được quy định (hoặc điều chỉnh giá):

3. Kiến nghị:

Sau khi xem xét, ... (Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) đề nghị mức giá (mức điều chỉnh giá) là ..... đồng (hoặc tại Phụ lục kèm theo công văn này - đối với trường hợp có nhiều mặt hàng).

Đề nghị... (tên cơ quan có thẩm quyền định giá) xem xét, ban hành theo thẩm quyền.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá)

Phụ lục số 2b:

BIỂU MẪU SỐ 01

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH

PHƯƠNG ÁN CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC, CHI PHÍ (NHẬP, XUẤT TẠI CỬA KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA) CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC VÀ CHI PHÍ XUẤT TỐI ĐA NGOÀI CỬA KHO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....
V/v thẩm định phương án chi phí bảo quản, nhập, xuất, hàng dự trữ quốc gia

…… , ngày … tháng … năm .....

Kính gửi: Cục Quản lý giá.

Căn cứ;

Căn cứ;

...........

Sau khi xem xét và phê duyệt dự toán chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức, chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia từ nguồn dự trữ quốc gia của (tên đơn vị thực hiện nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia), (tên Bộ, ngành đề nghị thẩm định phương án giá) đề nghị tổng mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho (số lượng và tên hàng hóa ) là........ đồng.

- Nguyên nhân tăng/giảm:..............(nếu có).

BẢNG CHI TIẾT KIỂM TRA

STT

KHOẢN MỤC

PHƯƠNG ÁN CỦA ĐƠN VỊ

SỐ KIỂM TRA

TĂNG/ GIẢM

NGUYÊN NHÂN

1

2

3

......

(kèm theo phương án giá, hồ sơ và các báo cáo của đơn vị ).

Đề nghị Cục Quản lý giá xem xét thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

(Ghi chú: Mẫu văn bản này dành cho Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

BIỂU MẪU 02:

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT, PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC, CHI PHÍ (NHẬP, XUẤT TẠI CỬA KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA) CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC VÀ CHI PHÍ XUẤT TỐI ĐA NGOÀI CỬA KHO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....
V/v dự toán chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia

…… , ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: (tên Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia).

Căn cứ;

Căn cứ;

...........

(tên đơn vị thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia) đã lập dự toán chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức, chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho (số lượng và tên hàng hóa ) và đề nghị tổng chi phí nhập, xuất, bảo quản là......đồng

(có dự toán và hồ sơ kèm theo )

Đề nghị (tên Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia) xem xét, phê duyệt./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(Ghi chú: Mẫu văn bản này dành cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia).

BIỂU MẪU 03

VỀ NỘI DUNG DỰ TOÁN CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC, CHI PHÍ (NHẬP, XUẤT TẠI CỬA KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA) CHƯA CÓ ĐỊNH MỨC VÀ CHI PHÍ XUẤT TỐI ĐA NGOÀI CỬA KHO HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

STT

KHOẢN MỤC

Thành tiền

I

Chi phí nhập, xuất tại cửa kho chưa có định mức:

+ Chi phí tuyên truyền, quảng cáo, thông tin liên lạc, đăng tin, tập huấn;

+ Chi phí kiểm tra công tác nhập, xuất tại các đơn vị;

+ Chi phí kiểm tra, kiểm định hàng dự trữ quốc gia;

+ Chi phí đầu tư cơ sở vật chất;

+ Chi phí sửa chữa tài sản, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất;

+ Chi phí làm đêm, thêm giờ, bữa ăn giữa ca;

+ Chi phí in ấn tài liệu, văn phòng phẩm;

+ Chi phí họp chỉ đạo, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết;

+ Chi phí thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá;

+ Chi phí cân, đong, đo, đếm, sang bao, đổ bao, đóng gói, hạ kiệu;

+ Chi phí lắp đặt, nổ thử máy tại chỗ, chi thuê phương tiện bốc dỡ;

+ Chi phí bốc xếp hàng dự trữ quốc gia từ phương tiện vào kho hoặc từ kho lên phương tiện vận chuyển;

+ Chi phí công tác an ninh, bảo vệ;

+ Chi phí mái che tạm phục vụ giao, nhận hàng;

+ Các chi phí khác có liên quan.

II

Chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia:

1

Chi phí vận chuyển:

- Cước phí vận chuyển đến nơi giao hàng;

- Phí cầu đường;

- Chi phí kê lót trên phương tiện vận chuyển;

- Chi phí chằng buộc, áp tải, hao hụt theo định mức;

- Chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển;

- Chi phí vệ sinh, chờ đợi của phương tiện;

- Chi phí chuyển tải, bốc xếp sang phương tiện.

2

Chi phí thuê thẩm định dự toán chi phí vận chuyển

3

Chi công tác phí trong nước

4

Chi phí dịch tài liệu

5

Chi thông tin liên lạc

6

Chi phí tổ chức Lễ giao nhận tượng trưng hàng dự trữ quốc gia đối với Đại sứ quán nước nhận viện trợ tại Việt Nam

7

Chi phí tiếp đoàn chuyên gia thuộc nước nhận viện trợ làm việc tại Việt Nam

8

Chi phí cho đoàn công tác ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để viện trợ do cấp có thẩm quyền quyết định

9

Chi phí mua bao bì mới đóng gói hoặc thay thế và đề phòng bao bì rách vỡ, in market, sang bao, xếp kiêu chờ xuất

10

Chi phí cho các hoạt động khác có liên quan

III

Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức:

- Chi phí hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, kiểm định công tác bảo quản tại các đơn vị;

- Chi phí đầu tư cơ sở, vật chất;

- Chi phí mua sắm, sửa chữa công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo quản;

- Chi bữa ăn giữa ca;

- Chi phí in ấn tài liệu, văn phòng phẩm;

- Chi phí quản lý định mức;

- Chi phí điện năng;

- Chi phí nước;

- Chi phí bảo hộ lao động, bạt chống bão, phòng cháy chữa cháy;

- Chi phí bốc xếp đảo hàng;

- Chi phí khử trùng kho, đóng gói, hạ kiêu;

- Chi phí thuê phương tiện bốc dỡ;

- Chi phí bồi dưỡng độc hại;

- Chi phí khấu hao tài sản;

- Chi phí thuê đất (nếu có) phục vụ cho công tác bảo quản;

- Các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động;

- Các chi phí khác có liên quan.

Phụ lục số 3: HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày… tháng… năm...

HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

Tên hàng hóa, dịch vụ: .........................................................................

Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh: ..........................................................

Địa chỉ: ................................................................................................

Số điện thoại: .......................................................................................

Số Fax: …………………………………………………………………..

Tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./ .....

V/v: hiệp thương giá

... , ngày ... tháng ... năm ....

Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính, ... (tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị ... (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp hiệp thương giá... (tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do ... (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:

1. Bên bán:................................................................................................................

2. Bên mua:...............................................................................................................

3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:...............................................................

- Quy cách, phẩm chất:.............................................................................................

- Mức giá đề nghị của bên bán.................................................................................

- Mức giá đề nghị của bên mua................................................................................

- Thời điểm thi hành mức giá....................................................................................

- Điều kiện thanh toán...............................................................................................

4. Nội dung chính của phương án giá hiệp thương:.................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị mua hoặc bán:
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Tên đơn vị
đề nghị hiệp thương giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày... tháng... năm...

PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG

(kèm theo công văn số ..../... ngày ..../.../... của ...)

Tên hàng hóa đề nghị hiệp thương giá:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất:

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Số TT

Khoản mục chi phí

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí sản xuất:

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

1.2

Chi phí nhân công trực tiếp

1.3

Chi phí sản xuất chung:

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

b

Chi phí vật liệu

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

e

Chi phí bằng tiền khác

Tổng chi phí sản xuất :

2

Chi phí bán hàng

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

4

Chi phí tài chính

Tổng giá thành toàn bộ

5

Lợi nhuận dự kiến

Giá bán chưa thuế

6

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

7

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

Giá bán (đã có thuế)

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

1. Chi phí sản xuất

2. Chi phí bán hàng

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

4. Chi phí tài chính

5. Lợi nhuận dự kiến

6. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

7. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

8. Giá bán (đã có thuế)

Phụ lục số 4: MẪU VĂN BẢN KÊ KHAI GIÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số ........./.....

V/v kê khai giá

....., ngày ... tháng ... năm .....

Kính gửi: ....(tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá....)

Thực hiện Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính.

... (tên đơn vị kê khai giá) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hóa, dịch vụ (đính kèm).

Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../.... / ......

... (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

- Họ tên người nộp Biểu mẫu:.....................................................................................

- Số điện thoại liên lạc:................................................................................................

- Số fax:.......................................................................................................................

Ghi nhận ngày nộp Văn bản kê khai giá
của cơ quan tiếp nhận

1. (Cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Văn bản kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trên, nếu cơ quan tiếp nhận Văn bản không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá kê khai mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Văn bản thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá kê khai.

Tên đơn vị
thực hiện kê khai giá
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.........., ngày.... tháng... năm .....

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ

(Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

1/ Mức giá kê khai (nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ):

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách, chất lượng

Đơn vị tính

Mức giá kê khai hiện hành

Mức giá kê khai mới

Mức tăng/ giảm

Tỷ lệ tăng/ giảm

Ghi chú

2/ Phân tích nguyên nhân, nêu rõ biến động của các yếu tố hình thành giá tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

3/ Các trường hợp ưu đãi, giảm giá hoặc chiết khấu... đối với các đối tượng khách hàng (nếu có)

Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày ..../.... / ......

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 56/2014/TT-BTC

Hanoi, April 28, 2014

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 177/2013/ND-CP OF NOVEMBER 14, 2013, DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON PRICES

Pursuant to the Government’s Decree No. 177/2013/ND-CP of November 14, 2013, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Prices;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP of December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director of the Department of Price Management;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the Government’s Decree No. 177/2013/ND-CP of November 14, 2013, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Prices.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular guides a number of articles of the Government’s Decree No. 177/2013/ND-CP of November 14, 2013, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Prices (below referred to as Decree No. 177/2013/ND-CP) regarding price valorization; price determination by the State; price consultation; inspection of price- forming factors; and price declaration.

Article 2. Subjects of application

Producers and traders; consumers; state agencies; and other organizations and individuals engaged in price valorization, price determination; price consultation; inspection of price- forming factors; and price declaration in the Vietnamese territory.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. PRICE VALORIZATION

Article 3. Responsibilities of advisory agencies under the Ministry of Finance, ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees of provinces and centrally run cities in conducting price valorization under Article 7 of Decree No. 177/2013/ND-CP

1. The Ministry of Finance’s advisory agency is the Department of Price Management, which shall:

a/ Monitor, summarize, analyze and forecast price developments in the domestic and world markets; assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, working out price valorization policies and measures for submission to the Minister of Finance for reporting to the Government for consideration and decision; guide and organize the implementation of price valorization measures falling under the competence of the Ministry of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Summarize recommendations of ministries and sectors and opinions of localities and report them to the Minister of Finance for reporting to the Government to serve as a basis for the Government to consider and propose to the National Assembly Standing Committee amendments to the list of goods and services subject to price valorization;

d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, proposing the Government to consider amending and supplementing the list of commodity items eligible for setting up of price valorization funds; propose the Minister of Finance to decide on the levels of deduction for setting up and use of price valorization funds; and supervise the deduction for setting up, management and use of, price valorization funds for each commodity item prescribed in Clause 2, Article 5 of Decree No. 177/2013/ND-CP;

dd/ Report on the implementation of price valorization measures to the Minister of Finance for consideration and reporting to the Prime Minister.

2. Advisory agencies of ministries and ministerial-level agencies shall perform tasks prescribed by their ministries and ministerial-level agencies.

3. Advisory agencies of People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) are provincial-level Finance Departments, which shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and units in their localities in, timely advising provincial-level People’s Committees to decide on the application of price valorization measures according to their competence;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and units in their localities in, organizing the implementation of price valorization measures decided by the Government or provincial-level People’s Committees;

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies and units in, guiding and examining the implementation of price valorization measures by agencies, organizations and individuals in their localities;

d/ Report to the Ministry of Finance and provincial-level People’s Committees on the implementation of price valorization measures applied in their localities under decisions of the Government or provincial-level People’s Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Finance (the Department of Price Management) shall receive and examine price registration forms for the goods and services prescribed at Points c, d, dd, e, g, h, i and k, Clause 1, Article 3 of Decree No. 177/2013/ND-CP, of production and business organizations and individuals (below referred to as organizations and individuals) required to register prices with the Ministry of Finance.

The Department of Price Management shall select organizations and individuals required to register prices with the Ministry of Finance from the following entities and submit the list of these organization and individuals to the Minister of Finance for consideration and promulgation:

- Economic groups, corporations, joint-stock companies and limited-liability companies each having a production and business network covering 2 or more provinces or centrally run cities.

- Monopolistic enterprises and business people; enterprises and groups of enterprises holding dominant market shares as prescribed in the Law on Competition.

On July 1 every year or at the request of the Minister of Finance, the Department of Price Management shall review the list of organizations and individuals required to register prices with the Ministry of Finance (the Department of Price Management) and, if necessary, propose the Minister of Finance to consider adjusting such list.

2. Provincial-level Finance Departments, line departments and district-level People’s Committees which are assigned by provincial-level People’s Committees, shall receive price registration forms for the goods and services prescribed in Clause 1, Article 3 of Decree No. 177/2013/ND-CP, of organizations and individuals (including agents entitled to decide on or adjust prices) that are headquartered in their localities and neither named on the list of organizations and individuals required to register prices with the Ministry of Finance (the Department of Price Management) nor mentioned in separate price registration guidelines jointly issued by the Ministry of Finance and line ministries or guidelines issued by line ministries according to their competence.

Branches and agents not entitled to decide on or adjust prices (those signing distribution contracts with suppliers and selling or purchasing goods and services at the prices set by such suppliers) are not required to make price registration but shall notify in writing that they are not entitled to decide on or adjust prices to provincial-level Finance Departments of the localities where they are headquartered, and shall, after receiving suppliers’ price adjustment decisions or notices, provide information on these prices to provincial-level Finance Departments or district-level People’s Committees which are assigned by provincial-level People’s Committees, and take responsibility for the accuracy of provided information.

Provincial-level Finance Departments shall assist provincial-level People’s Committees in announcing the list of organizations and individuals required to make price registration in their localities and assign the task of receiving and examining price registration forms to provincial- level Finance Departments, line departments and district-level People’s Committees.

On July 1 every year or at the request of provincial-level People’s Committees, provincial- level Finance Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments, Tax Departments and specialized agencies in, assisting provincial-level People’s Committees in reviewing and adjusting the lists of organizations and individuals required to register prices in their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Lists of organizations and individuals required to register prices; email addresses, telephone numbers and fax numbers of agencies assigned to receive price registration forms defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall be posted on the websites of such agencies.

5. For goods and services subject to price registration under specialized laws, such specialized laws shall apply.

Article 5. Methods of price registration

1. An organization or individual shall make price registration under Article 6 of Decree No. 177/2013/ND-CP by filling in the price registration form (below referred to as form) and send it to a state agency competent to receive forms (below referred to as form-receiving agency) by any of the following methods:

a/ Directly submitting 2 copies of the form at the office of the form-receiving agency (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person);

b/ Sending through the official correspondence channel 2 copies of the form (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person) to the form-receiving agency;

c/ E-mailing the form bearing the organization’s or individual’s e-signature or a scanned copy of the form bearing the signature and seal to the e-mail address notified by the form- receiving agency or faxing the form and making a phone call to notify the faxing to the form- receiving agency. At the same time, sending through the official correspondence channel to the form-receiving agency 2 copies of the form (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person).

2. The price registration form shall be filled in under the guidance in Appendix 1 to this Circular.

3. The method of registering prices of preventive and curative medicines for human use on the list of essential curative medicines must comply with the Ministry of Health’s guidance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Process of receiving a form

a/ If the form is submitted directly:

- In case the form is completely filled in and submitted with sufficient copies as prescribed, the officer who receives the form shall affix an incoming-mail stamp indicating the date of receipt on its 2 copies, return one copy to the submitter and forward the other to the form- receiving agency’s leader and professional sections or departments for examination right on the working day when he/she receives the form or early in the subsequent working day;

- In case the form is incompletely filled in or submitted with insufficient copies as prescribed, the officer who receives the form shall write down the reason for returning and contents to be supplemented and immediately return it to the submitter.

b/ If the form is sent through the official correspondence channel or by fax or email:

- The officer who receives the form shall check the completeness and number of copies of the form upon receiving it. In case the form is completely filled in and submitted with-sufficient copies as prescribed, he/she shall affix an incoming-mail stamp indicating the date of receipt to its 2 copies and send back by post one copy to the organization or individual and forward the other to the form-receiving agency’s leader and professional sections or departments for examination right on the working day when he/she receives the form or early in the subsequent working day;

- In case the form is incompletely filled in or submitted with insufficient copies as prescribed, within 2 working days after receiving the form, the form-receiving agency shall send a notice through the official correspondence channel or by fax or email, requesting the organization or individual to completely fill in the form or submit more copies. The date when the organization or individual submits the form completely filled in or submits more copies shall be regarded as the date of receiving the form, and the officer who receives the form shall affix to the form an incoming-mail stamp indicating the date of receipt.

c/ Past 5 working days after receiving the form prescribed at Point a or b of this Clause, if the form-receiving agency does not request in writing explanation about the contents of the form, the organization or individual may sell or purchase goods or services at the registered prices.

2. Process of examining a form

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In case the reasons for price adjustment stated by the organization or individual are unreasonable or not related to the increase or decrease of goods or service prices, within 4 working days after receiving the form, professional sections or departments shall report such to competent authorities for the latter to send through the official correspondence channel or by fax or email a notice requesting the organization or individual not to apply the registered prices. The organization or individual shall comply with the request or shall re-register the prices according to regulations;

c/ In case some contents of the form are unclear or when there is an increase or a decrease in price-forming factors leading to the increase or decrease of registered prices which need further explanations (except the cases prescribed at Point b of this Clause), within 4 working days after receiving the form, professional sections or departments shall report such to competent authorities for the latter to send through the official correspondence channel or by fax or email a notice requesting the organization or individual to explain unclear contents of the form and reasons for price adjustment and informing the organization or individual of contents to be revised and the time limit for submitting the explanation document to the form-receiving agency. The explanation document shall be submitted according to the form-receiving process prescribed in Clause 1 of this Article;

- The time between the date when the form-receiving agency issues a notice requesting explanation and the date when the form-receiving agency receives the explanation document, determined based on the incoming-mail stamp affixed by the form-receiving agency or on the sending date indicated in the e-mail of the organization or individual, must not exceed 10 wording days;

- The time limit for the form-receiving agency to examine the explanation document is 5 working day from the date of receipt, determined based on the incoming-mail stamp affixed by the form-receiving agency;

- Past 5 working days from the date the form-receiving agency receives the explanation document, if such agency makes no request for re-explanation, the organization or individual may adjust prices from the time proposed in the explanation document (if any);

- In case the organization’s or individual’s explanation fails to comply with its requirements, the form-receiving agency shall, within 5 working days after receiving the explanation document, make a written request for re-explanation. The re-explanation must comply with the process of first-time explanation prescribed in this Clause;

- After 3 (three) times of explanation, if the organization or individual still fails to comply with its requirements, the form-receiving agency shall request in writing the organization or individual to sell or purchase goods or services at the prices already applied before making price registration.

Article 7. Rights and responsibilities of organizations and individuals in price registration

1. Form-receiving agencies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To strictly follow the processes of receiving and examining price registration forms prescribed in Article 6 of this Circular;

c/ To ensure confidentiality of price registration forms, written explanations of price- forming structures and registered prices of organizations and individuals until the registered prices are applied.

2. Organizations and individuals required to register prices:

a/ To purchase and sell goods and services at the registered prices if, past 5 working days from the date of making price registration according to regulations, they receive no document (sent through the official correspondence channel or by fax or email) from form-receiving agencies requesting them not to apply the registered prices as prescribed at Point b, Clause 2 of Article 6 or to explain contents of price registration forms as prescribed at Point c, Clause 2, Article 6 of this Circular;

b/ To make price registration in accordance with law and this Circular; to take responsibility before law for the accuracy of registered prices; to give explanation at the request (if any) of competent state agencies as prescribed in Clause 2, Article 6 of this Circular;

c/ Not to apply registered prices in the purchase and sale of goods and services for at least 5 working days from the date of making price registration as prescribed or during the period of giving explanation at the request of form-receiving agencies;

d/ To publicize information on registered prices; to publicize and post up registered prices within their distribution systems (if any); to comply with publicized prices; to abide by price valorization measures applied by competent state agencies in accordance with law;

dd/ To notify in writing form-receiving agencies of any changes in the starting time of application of registered prices;

e/ To comply with law-prescribed sanctions against price-related administrative violations of failing to make price registration; setting registered prices at variance with the guidance of competent agencies; arbitrarily applying prices higher than the registered prices while failing to explain such prices as requested in writing by competent state agencies; arbitrarily applying prices higher than the registered prices though competent state agencies have requested suspension of the application of new prices and re-registration of prices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Powers and responsibilities of advisory agencies under ministries, ministerial- level agencies and provincial-level People’s Committees in price determination by the State prescribed in Article 8 of Decree No. 177/2013/ND-CP

1. The Department of Price Management shall give advice to the Ministry of Finance on price determination as follows:

a/ Assist the Minister of Finance in appraising price plans proposed by ministries and sectors for goods and services of which the prices are to be determined by the Government or the Prime Minister;

b/ Assist the Minister of Finance in setting specific prices for take-off and landing, inbound and outbound air traffic control, air navigation support and security screening services; and establishing fare frames for air transport on monopolistic domestic routes; state monopolistic services at airports and airfields in accordance with the Law on Vietnam Civil Aviation after obtaining written appraisal opinions of the Ministry of Transport;

c/ Assist the Minister of Finance in establishing charge frames for residential clean water after obtaining written opinions of related agencies;

d/ Appraise plans on maximum purchase prices and minimum sale prices of national reserves goods developed by the General Department of State Reserves for submission to the Minister of Finance for consideration and decision;

dd/ Appraise, and assist the Minister of Finance in establishing, maximum purchase prices and minimum sale prices of national reserves goods (except national reserves goods in the fields of national defense and security), which are managed by other ministries or sectors but subject to price determination by the Ministry of Finance, on the basis of price plans made and submitted by national reserves management units to ministries or sectors in charge of such national reserves goods for approval and reporting to the Ministry of Finance (the Department of Price Management) for appraisal and submission to the Minister of Finance for consideration and decision;

e/ Appraise, and make written notices of, expenses for preservation and receipt and delivery at warehouse gate of national reserves goods for which expense norms are not yet available and maximum expenses for delivery of national reserve goods outside warehouse gate on the basis of the plans made and submitted by the General Department of State Reserves to the Ministry of Finance (the Department of Price Management) for appraisal, or made and submitted by national reserves management units to ministries or sectors in charge of such national reserves goods (including also national reserves goods for national defense or security) for approval and reporting to the Ministry of Finance (the Department of Price Management) for appraisal;

g/ Assist the Minister of Finance in setting maximum prices of public-utility products and services and charges of public administration services (except products and services subject to price or charge determination by other ministries or sectors or provincial-level People’s Committees) produced or provided using central budget funds on orders placed or under plans assigned by competent state agencies; maximum prices of goods and services produced or provided using central budget funds on orders placed or plans assigned by the Prime Minister on the basis of price plans made and submitted by goods producers or service providers to line ministries for appraisal and reporting to the Ministry of Finance for consideration and decision. When it is necessary to clarify some contents of the price plans made by goods producers or service providers, the Ministry of Finance (the Department of Price Management) shall consult line ministries or request goods producers or service providers to report and give specific explanations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Advise the Minister of Finance in setting minimum prices of home-made cigarettes after obtaining written appraisal opinions of the Ministry of Industry and Trade;

k/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, inspecting the implementation of price-related decisions issued by the Government, the Prime Minister or the Minister of Finance;

l/ Assist the Minister on Finance in monitoring and supervising price determination decisions for goods and services subject to price determination by ministries or sectors;

m/ Assist the Minister of Finance in reaching agreement with the Minister of National Defense and the Ministry of Public Security on the principles on determining prices of national reserves .goods for defense or security.

2. Advisory agencies under ministries and ministerial-level agencies shall perform tasks assigned by their ministries or ministerial-level agencies and prescribed by specialized laws.

Ministries, sectors and units shall set specific prices of goods and services based on the price frames, maximum prices and minimum prices (including also maximum sale prices and minimum purchase prices of national reserves goods), maximum expenses (for preservation, receipt and delivery) of national reserves goods, for which Ministry of Finance-prescribed norms are not yet available, and report such to the Ministry of Finance (the Department of Price Management).

3. Provincial-level Finance Departments shall give advice to provincial-level People’s Committees in price determination as follows:

a/ Assist provincial-level People’s Committees in establishing the order and process of appraising price plans and in decentralizing the power to decide on prices;

b/ Assist provincial-level People’s Committees in assigning specific powers and responsibilities to agencies and units with regard to goods and services subject to price determination by provincial-level People’s Committees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Price plan dossiers

1. Agencies, units, producers or traders shall make a price plan dossier as prescribed in Clause 2 of this Article and send one dossier set of original or copied documents to competent state agencies prescribed in Articles 8, 9 and 10 of Decree No. 177/2013/ND-CP and the guidance in this Circular.

2. A price plan dossier submitted to a competent agency or person must comprise:

a/ A written request for price determination or adjustment, made according to the form provided in Appendix 2a to this Circular;

b/ The price plan, made according to the form provided in Appendix 2a to this Circular. The contents of the price plan are specified in Clauses 3 and 4 of this Article;

c/ A summary of opinions of related agencies, enclosed with copies of documents expressing these opinions as prescribed (if any);

d/ Documents appraising the price plan, made by competent appraisal agencies according to regulations;

dd/ Other relevant documents.

3. A price plan must have the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Grounds for price determination or adjustment;

c/ Calculations of factors forming the purchase or sale price; prices calculated according to the Ministry of Finance-prescribed common price determination method and price determination methods guided by competent agencies in accordance with law;

- Comparison between price-forming factors and prices under the proposed price plan and those approved under the previous price plan; reasons for price increase or decrease;

- Comparison between proposed prices and prices of similar goods or services in the domestic market and some regional markets (if any).

d/ Expected impacts of new prices on production, business and daily-life activities and on state budget revenues and expenditures (if any);

dd/ Measures for organizing the application of new prices (if any).

4. Particularly for national reserves goods, contents of price plans are prescribed as follows:

a/ A plan on maximum purchase prices and minimum sale prices of national reserves goods must have the following contents:

- The contents prescribed at Points a, b and c, Clause 3 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In case expense norms for preservation of national reserves goods and for goods receipt and delivery at warehouse gates are not yet available, a plan on expenses for preservation, expenses for goods receipt and delivery at warehouse gates and maximum expenses for goods delivery outside warehouse gates must cover:

- A written request for appraisal of the plan, made by a ministry or sector or the General Department of State Reserves (according to the form provided in Appendix 2b to this Circular);

- Calculations, reasonable and valid documents and other papers (originals or certified copies) on the quantities of national reserves goods received, delivered and preserved, made by regional State Reserves Departments or national reserves management units.

Section 3. PRICE CONSULTATION

Article 10. Price consultation dossiers

1. When proposing competent agencies to hold price consultation or when being subject to price consultation at the request of the Prime Minister, a minister, the head of a ministerial-level agency or government-attached agency or a provincial-level People’s Committee chairperson, the purchaser or seller or both shall prepare price consultation dossiers as prescribed in Clause 2 of this Article and send them to the state agency competent to hold price consultation for consideration and decision.

2. A price consultation dossier must comprise:

a/ A written proposal for price consultation, made by the purchaser or seller or both; or a written request for price consultation, made by a competent state agency in charge of the goods or services subject to price consultation;

b/ Price plan for consultation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The production, consumption, import and export and supply-demand of the goods or service;

+ Analysis of the prices proposed for consultation: Comparison of such prices with prices of similar goods or services in the market; grounds for price calculation; a detailed list of price- forming factors, analysis of and explanations about price calculation (with an analysis of and comparison with price-forming factors before requesting or proposing price consultation and reasons for price increase or decrease); analysis of the impacts of new prices on production and business efficiency, income of the enterprise’s employees, and performance of obligations toward the state budget;

+ Matters on which the seller and purchaser cannot reach agreement and the seller’s arguments on these matters; prices proposed for consultation;

+ Petitions (if any).

- In case the purchaser proposes price consultation, the purchaser shall make a price plan for consultation and send it to the agency competent to hold price consultation, clearly explaining the following contents:

+ A detailed list of price-forming factors of their goods or services calculated based on the new input prices proposed by the purchaser and a detailed list of price-forming factors calculated based on the prices proposed by the seller. A written explanation about the price calculation structure (with an analysis of and comparison with input prices before requesting or proposing consultation);

+ Comparison with prices of similar goods or services in the market;

+ Analysis of the impacts of new prices on production and business efficiency, performance of obligations toward the state budget and possibility of consumer acceptance;

+ Matters on which the purchaser and seller cannot reach agreement and the purchaser’s arguments on these matters; prices proposed for consultation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In case both purchaser and seller propose price consultation, the two parties shall reach agreement so that either of them shall make a price plan for consultation under the above guidance;

- In case a competent state agency requests price consultation, both the purchaser and seller shall make price plans for consultation under the above guidance.

3. The form of price consultation dossier is guided in Appendix 3 to this Circular.

Article 11. Order of holding price consultation

1. The order of holding price consultation must comply with Clause 2, Article 12 of Decree No. 177/2013/ND-CP and the guidance in this Article.

2. The time limit for an agency competent to hold price consultation to preliminarily examine a price consultation dossier is 5 working days after such dossier is submitted (determined based on the incoming-mail stamp).

3. In case the dossier is invalid as prescribed, the agency holding price consultation shall notify in writing such to the price consultation parties for completing the dossier according to regulations.

If the price consultation is held at the request of the Prime Minister, a minister, the head of a ministerial-level agency or government-attached agency or a provincial-level People’s Committee chairperson, the time limit for parties to complete price consultation dossiers is 15 working days counting based on the postal mark or incoming-mail stamp.

4. Within 15 working day after receiving a valid price consultation dossier as prescribed (counting based on the incoming-mail stamp), the agency competent to hold price consultation shall hold price consultation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. At the price consultation meeting:

a/ The agency competent to hold price consultation shall present the objectives, requirements and content of price consultation; request the purchaser and the seller to present their price consultation dossiers and price plans for consultation and relevant agencies to give opinions;

b/ The agency competent to hold price consultation shall make conclusions and prepare a minutes (signed by the representatives of the agency holding price consultation, the purchaser and the buyer) and issue a notice of the consultation result to the purchaser and the seller for compliance.

7. If price consultation has been held but involved parties cannot reach agreement on prices, the agency holding price consultation (the Department of Price Management or a provincial-level Finance Department) shall set a temporary price which must be adhered to by the two parties.

The decision setting the temporary price issued by the Department of Price Management or the provincial-level Finance Department is valid for at most 6 months. During the period of application of this decision, involved parties may continue negotiating on prices. If the parties reach agreement on prices, they may apply the agreed price but shall report it and the time of its application to the agency holding price consultation.

Past the 6-month period, if involved parties still fail to reach agreement on prices, the competent agency shall hold price consultation for the second time. If no agreement is reach, the decision setting the temporary price will continue to be valid until an agreement on price is reached.

Section 4. INSPECTION OF PRICE-FORMING FACTORS

Article 12. Organization of inspection of price-forming factors

1. Cases subject to inspection of price-forming factors, order and time for conducting inspection are prescribed in Article 13 of Decree No. 177/2013/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Plans on calculation of goods and service prices made by enterprises themselves according to the Minister of Finance-prescribed common price determination method and the guidance on price determination methods applicable to each specific field issued by competent agencies, or according to an appropriate price determination method; documents and books serving the making of price plans (originals or certified copies); technical-economic norms used to determine costs of goods or services;

b/ The situation of goods circulation (quantity of goods left in stock at the beginning of each year, quarter and month; quantity of goods received and delivered in each year, quarter and month; and quantity of goods left in stock at the end of each year, quarter and month) and service provision;

c/ The audited financial statement of the year related to the inspection of price-forming factors;

d/ Other documents related to contents of inspection of price-forming factors.

Article 13. Competence and responsibility for inspection of price-forming factors

1. The Ministry of Finance (the Department of Price Management) shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, organizing the inspection of price-forming factors for goods and services on the list of those subject to price valorization; goods and services subject to price determination by the Government, the Prime Minister or the Minister of Finance; and other goods and services when seeing abnormal price developments at the request of the Prime Minister or the Minister of Finance.

2. Ministries and ministerial-level agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance (the Department of Price Management) and provincial-level People’s Committees (provincial-level Finance Departments) in, inspecting price-forming factors for goods and services subject to price determination by ministers or heads of ministerial-level agencies, and other goods and services when seeing abnormal price developments at the request of ministers or heads of ministerial-level agencies.

3. Provincial-level People’s Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, organizing the inspection of price-forming factors for goods and services on the list of those subject to price valozation produced or provided by organizations and individuals in their localities; goods and services subject to price determination by provincial-level People’s Committees; and other goods and services when seeing abnormal price developments at the request of provincial-level People’s Committee chairpersons.

Section 5. PRICE DECLARATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Finance (the Department of Price Management) shall receive and examine price declaration documents for the goods and services prescribed at Points c, d, dd, e, g, h, i and k, Clause 1. Article 3 of Decree No. 177/2013/ND-CP during the time when the State does not require price registration for the purpose of price valorization, and the goods and services prescribed at Points b, c, d, dd, e, h, i and m, Clause 1, Article 15 of Decree No. 177/2013/ND-CP, of organizations and individuals required to register prices with the Ministry of Finance.

The Department of Price Management shall select and propose the Minister of Finance to consider and promulgate a list of organizations and individuals required to declare prices with the Ministry of Finance with regard to:

- Economic groups, corporations, joint-stock companies and limited-liability companies each having a production and business network covering 2 or more provinces or centrally run cities.

- Monopolistic enterprises and business people; enterprises and groups of enterprises holding dominant market shares as prescribed in the Law on Competition.

On July 1 every year or at the request of the Minister of Finance, the Department of Price Management shall review the list of organizations and individuals required to register prices with the Ministry of Finance (the Department of Price Management) and, if necessary, propose the Minister of Finance to consider adjusting such list.

2. Provincial-level Finance Departments, line departments and district-level People’s Committees, which are assigned by provincial-level People’s Committees, shall receive price declaration documents for the goods and services prescribed in Clause 1, Article 3 of Decree No. 177/2013/ND-CP during the time when the State does not require price registration for the purpose of price valorization; and for the goods and services prescribed at Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, 1 and m, Clause 1, Article 15 of Decree No. 199/2013/ND-CP; specialized goods and services subject to price declaration in localities under Clause 3, Article 5 of Decree No. 177/2013/ND-CP, of organizations and individuals (including also agents entitled to decide on or adjust prices) which are headquartered in their localities and neither named on the list of those required to register prices with the Ministry of Finance (the Department of Price Management) nor mentioned in the separate price declaration guidelines jointly issued by the Ministry of Finance and a line ministry or guidelines issued by a line ministry according to its competence.

Branches and agents not entitled to decide on or adjust prices (those directly signing distribution contracts with suppliers and selling and purchasing goods and services at the prices decided by such suppliers) are not required to declare prices but shall notify in writing provincial-level Finance Departments of the localities where they are headquartered that they are not entitled to decide on or adjust prices; and shall provide information on the prices set by suppliers to provincial-level Finance Departments or district-level People’s Committees which are assigned by provincial-level People’s Committees after receiving suppliers’ price adjustment decisions or notices and shall take responsibility for the accuracy of provided information.

Provincial-level Finance Departments shall assist provincial-level People’s Committees in announcing the list of organizations and individuals required to make price declaration in their localities and assign the task of receiving and examining price declaration documents to provincial-level Finance Departments, line departments and district-level People’s Committees.

On July 1 every year or at the request of provincial-level People’s Committees, provincial-level Finance Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Planning and Investment Departments, Tax Departments and specialized agencies in, assisting provincial-level People’s Committees in reviewing and adjusting the list of organizations and individuals required to make price declaration in their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Lists of organizations and individuals required to make price declaration; email addresses, telephone numbers and fax numbers of agencies assigned to receive price declaration documents defined in Clauses 1 and 2 of this Article shall be posted on the websites of such agencies.

5. For goods and services subject to price declaration under specialized laws, such specialized laws shall apply.

Article 15. Methods of price declaration

1. An organization or individual shall make price declaration under Articles 15 and 16 of Decree No. 177/2013/ND-CP by making a price registration document (below referred to as document) and sending it to a state agency competent to receive documents (below referred to as document-receiving agency) by any of the following methods:

a/ Directly submitting 2 copies of the document at the office of the document-receiving agency (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person);

b/ Sending through the official correspondence channel 2 copies of the document (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person) to the document- receiving agency;

c/ E-mailing the document containing the organization’s or individual’s e-signature or a scanned copy of the document bearing the signature and seal to the address notified by the document-receiving agency or sending the document by fax and making a phone call to notify the document-receiving agency thereof. At the same time, sending through the official correspondence channel to the document-receiving agency 2 copies of the document (enclosed with a stamped envelope bearing the name and address of the organization or individual and full name and telephone number of the responsible person).

2. Price declaration documents shall be made according to the guidance in Appendix 4 to this Circular. In case organizations and individuals offer incentive policies, price reduction or discounts for certain groups of customers, they shall clearly state such groups of customers and the levels of inventive, price reduction or discounts in price declaration documents.

3. The method of declaring prices of medical examination and treatment services for humans at private medical examination and treatment establishments; on-demand medical examination and treatment services at state medical examination and treatment establishments; and preventive and curative medicines for human use on the list of essential curative medicines must comply with the Ministry of Health’s guidance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ In case of making price declaration because of change in LPG prices in the world market (contract prices), the organization or individual shall declare prices by making a document and send it to a document-receiving agency at least 1 day before the date of price determination and adjustment. The document-receiving agency shall examine the document and notify the organization or individual within 1 day after receiving the document. The organization or individual may purchase and sell goods and services at the declared price if past 1 day from the date of making price declaration according to regulations, it/he/she receives no written request for explanation of the document sent through the official correspondence channel or by fax or email from the document-receiving agency. Other matters must comply with regulations on price declaration in this Circular;

b/ In case of making price declaration because of change in other price-forming factors (except contract prices), the organization or individual shall declare prices according to general provisions in price declaration in this Circular.

Article 16. Process of receiving and examining price declaration documents

1. Process of receiving a document

a/ If the document is submitted directly:

- In case the document is complete and submitted with sufficient copies as prescribed, the officer who receives the document shall affix an incoming-mail stamp indicating the date of receipt on 2 copies of the document, return one copy to the submitter and forward the other to the document-receiving agency’s leader and professional sections or departments for examination right on the working day when he/she receives the document or early in the subsequent working day;

- In case the document is incomplete or submitted with insufficient copies as prescribed, the officer who receives the document shall write down the reason for return and contents to be supplemented and return the document immediately to the submitter.

b/ If the document is sent through the official correspondence channel or by fax or email:

- The officer who receives the document shall check the completeness and number of copies of the document upon receiving it. In case the document is complete and submitted with sufficient copies as prescribed, he/she shall affix an incoming-mail stamp indicating the date of receipt to 2 copies of the document and send back by post one copy to the organization or individual and forward the other to the document-receiving agency’s leader and professional sections or departments for examination right on the working day when he/she receives the document or early in the subsequent working day;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Past 5 working days from the date of receiving the document prescribed at Point a or b of this Clause, if the document-receiving agency does not request in writing the organization or individual to explain the contents of the document, the organization or individual may sell or purchase goods or services at the declared prices.

2. Process of examining a document

a/ The document-receiving agency shall examine the document regarding the date of application of the declared prices, the specific price table, and explanations about the reasons for price adjustment.

b/ In case the reasons for price adjustment given by the organization or individual are unreasonable or not related to the increase or decrease of goods or service prices, within 4 working days after receiving the document, professional sections or departments shall report such to competent authorities for the latter to send through the official correspondence channel or by fax or email a notice requesting the organization or individual not to apply the declared prices. The organization or individual shall comply with the request or shall make re-declaration of prices according to regulations;

c/ In case some contents of the document are unclear or when there is an increase or a decrease in price-forming factors leading to the increase or decrease of declared prices which needs further explanation (except the cases prescribed at Point b of this Clause), within 4 working days after receiving the document, professional sections or departments shall report such to competent authorities for the latter to send through the official correspondence channel or via fax or email a notice requesting the organization or individual to explain unclear contents of the document and reasons for price adjustment, and informing the organization or individual of contents to be revised and the time limit for submitting the explanation document. The explanation document shall be submitted according to the document-receiving process prescribed in Clause 1 of this Article;

- The time between the date when the document-receiving agency issues a notice requesting explanation and the date when the document-receiving agency receives the explanation document from the organization or individual, counting based on the incoming- mail stamp affixed by the document-receiving agency or on the sending date indicated in the e-mail of the organization or individual, must not exceed 10 working days;

- The time limit for the document-receiving agency to examine the explanation document is 5 working day from the date of receipt thereof, counting based on the incoming-mail stamp affixed by the document-receiving agency;

- Past 5 working days from the date the document-receiving agency receives the explanation document, if such agency requests no re-explanation, the organization or individual may adjust prices from the time proposed in the explanation document (if any);

- In case the organization’s or individual’s explanation fails to comply with the document- receiving agency’s requirements, the document-receiving agency shall, within 5 working days after receiving the explanation document, issue a written request for re-explanation. Re-explanation shall be given according to the process of first-time explanation prescribed in this Clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Rights and responsibilities of organizations and individuals in price declaration

1. Document-receiving agencies:

a/ To use declared prices for the purpose of analyzing, summarizing and forecasting developments of market prices; to examine price-forming factors and publicize them in the mass media to serve the purpose of price valorization, and inspect and examine the performance of financial obligations prescribed by law when necessary;

b/ To comply with the processes of receiving and examining price declaration documents prescribed in Article 16 of this Circular;

c/ To keep confidential declared prices until such prices are applied.

2. Organizations and individuals required to make price declaration:

a/ To purchase and sell goods and services at the declared prices if, past 5 working days from the date of making price declaration according to regulations, they receive no document (sent through the official correspondence channel or by fax or email) from the form-receiving agency requesting them not to apply the declared prices as prescribed at Point b, Clause 2 of Article 6, or to explain contents of price declaration documents as prescribed at Point c, Clause 2, Article 16 of this Circular;

b/ To increase or decrease goods or service prices up to 3% compared to the most recently declared prices when there are any changes to price-forming factors, for the goods and services prescribed at Points d, dd, e, g, h, i and k, Clause 1, Article 3 of Decree No. 177/2013/ND- CP, during the time when the State does not require price registration for the purpose of price valorization, and the goods and services prescribed at Points d and m, Clause 1, Article 15 of Decree No. 177/2013/ND-CP; and at the same time, to notify in writing the new prices to the document-receiving agency before adjusting prices. In case of increasing or decreasing prices more than 3% compared to the most recently declared prices, organizations or individuals shall declare prices according to regulations;

c/ To make price declaration in accordance with law and this Circular; to give explanations at the request (if any) of competent state agencies as prescribed in Clause 2, Article 16 of this Circular; to submit to the inspection of price-forming factors by competent state agencies (if any) and take responsibility before law for the accuracy of declared prices;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ To publicize information on declared prices; to notify in writing the document- receiving agency of any change in the time of application of the declared prices; to publicize and post up declared prices within their distribution systems (if any); to comply with declared prices; to abide by price valorization measures applied by competent state agencies in accordance with law;

e/ To comply with law-prescribed sanctions against price-related administrative violations of failing to make price declaration; making price declaration at variance with the form of price declaration issued by competent state agencies; arbitrarily apply the prices declared to competent state agencies while still failing to explain such prices at the request of competent state agencies; arbitrarily applying the prices declared to competent state agencies though competent state agencies have requested suspension of the application and re-declaration registration of prices.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Effect

This Circular takes effect on January 14, 2014. To annul the Ministry of Finance’s Circular No. 104/2008/TT-BTC of November 13, 2008, guiding the Government’s Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing a number of articles of the Ordinance on Prices, and Decree No. 75/2008/ND-CP of June 9, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing a number of articles of the Ordinance on Prices, and the Ministry of Finance’s Circular No. 122/2010/TT-BTC of August 12, 2010, amending and supplementing Circular No. 104/2008/TT-BTC of November 13, 2008.

Article 19. Organization of implementation

1. The Minister of Finance shall authorize the Director of the Department of Price Management under the Ministry of Finance to issue notices of the expenses prescribed at Point e, Clause 1, Article 8 of this Circular.

2. Provincial-level People’s Committees shall, based on the local practical situation and price management law, promulgate regulations on price management in their localities according to their competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/04/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


76.392

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.166.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!