Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1068/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 26/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1068/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 26 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Căn cứ Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo thống nhất của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 22/5/2023; theo đề nghị của Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 22/TTr-VPĐPNTM ngày 26/4/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN và PTNT, Văn phòng ĐP NTM TW;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ VN tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công ty Điện lực Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, NCKS, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Tuấn

QUY ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ, XÉT CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu tại Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam.

2. Đối tượng áp dụng

a) Tất cả các xã triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao và quy định xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022- 2025. Chia ra khu vực như sau:

- Khu vực 1 (KV1): Gồm các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã an toàn khu thuộc các huyện nghèo (gồm các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Tân và Trà Đốc - huyện Bắc Trà My và xã Tư, huyện Đông Giang).

- Khu vực 2 (KV 2): Gồm các xã còn lại trên địa bàn tỉnh.

b) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Công tác đánh giá, xét công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình đánh giá, xét công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

2. Các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải bảo đảm đủ các chỉ tiêu, yêu cầu theo quy định tại Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, đánh giá xét, công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải linh hoạt, vận dụng các chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

3. Việc đánh giá, xét công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được tổ chức hằng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện đến thời điểm đánh giá.

4. Xã đạt chuẩn NTM nâng cao phải đạt chuẩn nông thôn mới (hoặc duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã đạt chuẩn NTM từ năm 2021 trở về trước) theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2072/QĐUBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh. Trong quá trình đánh giá xã NTM nâng cao cần căn cứ phần đánh giá đối với tiêu chí xã NTM tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh đối với những chỉ tiêu, tiêu chí trùng trong cùng một thời điểm để đánh giá, thẩm định công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Chương II

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

Điều 3. Tiêu chí Quy hoạch (tiêu chí số 1)

1. Xã đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch khi đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau:

- Chỉ tiêu 1.1: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch: Đạt.

- Chỉ tiêu 1.2: Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Chỉ tiêu 1.3: Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

- Đối với chỉ tiêu 1.1: Có Quyết định của UBND cấp huyện phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc Quyết định của UBND cấp huyện rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Đối với chỉ tiêu 1.2: Có Quyết định của UBND cấp huyện quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại chỉ tiêu 1.1 nêu trên và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Trường hợp xã có Quyết định của UBND cấp huyện ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã, trong đó có phần quy định quản lý xây dựng thì cũng được xem xét đạt chuẩn.

Các địa phương căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 1 về Quy hoạch của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 3 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá các chỉ tiêu này.

Giao Sở Xây dựng hướng dẫn về Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo tuân thủ các quy định tại Mục 7 và Mục 8 Luật Xây dựng năm 2014; Điều 14 Luật Kiến trúc năm 2019 và Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc.

- Đối với chỉ tiêu 1.3: Đảm bảo đạt chuẩn khi có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới (ít nhất 01 điểm) hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng khác (ít nhất 01 khu chức năng, ưu tiên quy hoạch chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) trên địa bàn xã được UBND cấp huyện phê duyệt phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Đối với những xã có các quy hoạch chi tiết khu chức năng trên địa bàn do cấp trên quản lý thì được xem xét để đạt chỉ tiêu này.

Các địa phương lồng ghép thực hiện quy hoạch chi tiết cùng với việc thực hiện rà soát/làm mới quy hoạch chung xây dựng xã theo chủ trương của UBND tỉnh tại Công văn số 6865/UBND-KTN ngày 19/10/2022 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xã theo Chương trình MTQG xây dựng NTM(1).

3. Về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết được quy định tại Điều 31 Luật Xây dựng năm 2014; mục 3 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn. Các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD.

4. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về công tác quy hoạch/điều chỉnh quy hoạch, thời gian hiệu lực và quy hoạch chi tiết; về quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch theo các quy định nêu trên (nêu rõ các số quyết định, ngày tháng phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết, quy định quản lý quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền).

- Phòng Kinh tế Hạ tầng/Quản lý đô thị cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Xây dựng và Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 1.

Điều 4. Tiêu chí Giao thông (tiêu chí số 2)

1. Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định.

- Chỉ tiêu 2.2: Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn đạt chuẩn: 100% được cứng hóa và bảo trì hằng năm; có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp: ≥ 85% đối với xã khu vực 1 và ≥ 90% đối với xã khu vực 2.

- Chỉ tiêu 2.4: Tỷ lệ đường trục chính nội đồng (hoặc đường vào khu sản xuất tập trung đối với xã miền núi) được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa: ≥ 55% đối với xã khu vực 1 và ≥ 75% đối với xã khu vực 2.

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

- Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 2 về Giao thông của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 4 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá tiêu chí này.

- Bên cạnh kết quả đánh giá tiêu chí giao thông của xã NTM, địa phương cần tổ chức đánh giá bổ sung các quy định đạt chuẩn tiêu chí giao thông của xã NTM nâng cao để kết luận đạt/không đạt, cụ thể:

+ Chỉ tiêu 2.1: Đảm bảo đạt chuẩn khi có 100% đường xã được bảo trì hằng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; đường xã có bố trí hệ thống an toàn giao thông (gờ giảm tốc, biển báo hạn chế tải trọng xe, biển báo giao nhau, biển chỉ dẫn...); tỷ lệ đường xã có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát (cây cách cây tối đa 10 m) đảm bảo tỷ lệ: ≥ 50% đối với xã khu vực 1 và ≥ 70% đối với xã khu vực 2.

100% đường xã được bảo trì hằng năm là UBND xã có kế hoạch và thực hiện kế hoạch bảo trì đường xã (sử dụng nguồn duy trì, nâng chuẩn ngân sách tỉnh hỗ trợ hoặc ngân sách địa phương hoặc các nguồn lồng ghép khác), đảm bảo giao thông thuận lợi.

Biển báo theo quy định tại Chương 3, phần 2 Thông tư số 54/2019/TT- BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Tỷ lệ đường xã có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát: Là tỷ lệ % giữa tổng số km đường xã có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát trên tổng số km đường xã.

+ Chỉ tiêu 2.2: Đảm bảo đạt chuẩn khi có 100% đường thôn, liên thôn được cứng hóa và bảo trì hằng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; có bố trí hệ thống an toàn giao thông tại đầu các tuyến đường trục chính thôn (gờ giảm tốc, biển báo hạn chế tải trọng xe, biển báo giao nhau với đường ưu tiên, biển chỉ dẫn...); tỷ lệ đường thôn, liên thôn có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát (cây cách cây tối đa 10 m) đảm bảo tỷ lệ: ≥ 50% đối với xã khu vực 1 và ≥ 70% đối với xã khu vực 2.

100% đường thôn và đường liên thôn được bảo trì hằng năm là UBND xã có kế hoạch và thực hiện kế hoạch bảo trì đường thôn và đường liên thôn (sử dụng nguồn duy trì, nâng chuẩn ngân sách tỉnh hỗ trợ hoặc ngân sách địa phương hoặc các nguồn lồng ghép khác), đảm bảo giao thông thuận lợi.

Tỷ lệ đường thôn có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát: Là tỷ lệ % giữa tổng số km đường thôn có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát trên tổng số km đường thôn.

+ Chỉ tiêu 2.3 đảm bảo đạt chuẩn khi có đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp: ≥ 85% đối với xã khu vực 1 và ≥ 90% đối với xã khu vực 2.

Tỷ lệ km đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp là tỷ lệ % giữa tổng số km đường ngõ, xóm đã được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp trên tổng số km đường ngõ, xóm.

+ Chỉ tiêu 2.4 đảm bảo đạt chuẩn khi tỷ lệ đường trục chính nội đồng (hoặc đường vào khu sản xuất tập trung đối với xã miền núi) được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa: ≥ 55% đối với xã khu vực 1 và ≥ 75% đối với xã khu vực 2.

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa là tỷ lệ % giữa tổng số km đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa trên tổng số km đường trục chính nội đồng.

Trên cơ sở hướng dẫn đánh giá tiêu chí giao thông của tiêu chí xã NTM và các nội dung liên quan của tiêu chí giao thông của xã NTM nâng cao tại Điều này để tiến hành lập bảng thống kê phân loại các loại đường theo Phụ lục I và tổng hợp số liệu, so sánh với chỉ tiêu theo các quy định để đưa ra kết luận đạt/chưa đạt; kết quả đánh giá lập thành bảng theo Phụ lục II.

(lưu lý số liệu đường xã, đường thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng cần thống nhất số liệu giữa các chỉ tiêu ở tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM và xã NTM nâng cao; kế hoạch bảo trì các loại đường giao thông thể hiện một số công việc chính như: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình giao thông, trong đó có dự kiến về thời gian, kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện)

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí giao thông:

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về tình trạng giao thông đối với tất cả các nội dung nêu trên trên địa bàn (như tỷ lệ được cứng hóa, bảo trì, biển báo, cây xanh…).

- Phòng Kinh tế hạ tầng/Quản lý đô thị cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 2.

Điều 5. Tiêu chí Thủy lợi và phòng chống thiên tai (tiêu chí số 3)

1. Xã đạt tiêu chí thủy lợi và phòng chống thiên tai khi đáp ứng đủ 06 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 3.1: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động ≥ 90%.

- Chỉ tiêu 3.2: Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững: Đạt.

- Chỉ tiêu 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: ≥10% đối với xã khu vực 1 và ≥20% đối với xã khu vực 2.

- Chỉ tiêu 3.4: Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm (công trình do xã quản lý): Đạt.

- Chỉ tiêu 3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi: Đạt.

- Chỉ tiêu 3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: Từ loại Khá trở lên.

2. Giải thích từ ngữ

- Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

- Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽ, nông lộ phơi, SRI, 1 phải 5 giảm, 3 tăng 3 giảm cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.

- Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng nhằm đánh giá hiện trạng của công trình, máy móc, thiết bị.

- Bảo dưỡng công trình thủy lợi là hoạt động đơn giản, phải làm hàng ngày hoặc thường xuyên, sử dụng lao động, vật liệu để duy trì sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị.

- Sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi là công việc có tính chất thường xuyên hằng năm, khắc phục những hư hỏng công trình và máy móc, thiết bị nhằm chống xuống cấp, không dẫn đến hư hỏng lớn hơn, bảo đảm hoạt động bình thường của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

- Sửa chữa định kỳ là hoạt động theo chu kỳ, khắc phục hư hỏng lớn, thay thế một số bộ phận quan trọng hết tuổi thọ, nếu không được sửa chữa có khả năng gây mất an toàn, hạn chế năng lực phục vụ của công trình và máy móc, thiết bị.

- Sửa chữa đột xuất là hoạt động khẩn cấp khắc phục sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc, thiết bị do tác động của mưa, gió, bão, lũ, ngập lụt, úng, động đất, va đập, cháy, nổ hoặc những tác động đột xuất khác.

3. Nội dung, phương pháp đánh giá

3.1. Chỉ tiêu 3.1: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động: Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 5 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá các chỉ tiêu này; chi tiết đánh giá theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

3.2. Chỉ tiêu 3.2: Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo về pháp lý, năng lực theo quy định của Luật Thủy lợi, như:

- Có HTX được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã (có giấy đăng ký thành lập HTX) hoặc tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác (có hợp đồng hợp tác và gửi thông báo tới UBND cấp xã nơi thành lập).

- Có điều lệ hoặc quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% số thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và UBND cấp xã xác nhận.

- Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Tổ chức bộ máy, người vận hành của tổ chức thủy lợi cơ sở đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định.

b) Có số điểm đánh giá hoạt động hiệu quả, bền vững đạt từ 70 điểm trở lên theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.

3.3. Chỉ tiêu 3.3: Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước được tính bằng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực (của các vụ trong năm) thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên tổng diện tích đất trồng cây trồng chủ lực theo quy hoạch/kế hoạch của xã. Cụ thể:

+ Đối với cây chủ lực là cây lúa: Là diện tích áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như: SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Nông - Lộ - Phơi/ướt khô xen kẽ…

+ Đối với cây chủ lực là các cây trồng cạn: Là diện tích áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước như: tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt....

Cây trồng chủ lực: Địa phương căn cứ Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Quảng Nam để xác định cây trồng chủ lực cho phù hợp với địa phương mình (UBND cấp huyện rà soát ban hành danh mục cây trồng chủ lực của địa phương mình cho phù hợp).

Phương pháp xác định tỷ lệ diện tích đất trồng cây trồng chủ lực được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn xã theo Phụ lục V kèm theo Quyết định này.

- Trường hợp xã không có cây trồng chủ lực theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 nêu trên thì có thể được tính bằng tỷ lệ diện tích cây trồng mang lại giá trị kinh tế chính của địa phương như lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Đối với các xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản, làm muối: Chỉ tiêu 3.3 được đánh giá là đạt khi có áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với việc sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phòng ngừa bệnh, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu…

3.4. Chỉ tiêu 3.4: Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm (công trình do xã quản lý).

- Tất cả công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do xã quản lý có kế hoạch bảo trì hàng năm của UBND xã. Kế hoạch bảo trì thể hiện một số công việc chính như: Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ các hạng mục công trình thủy lợi, trong đó có dự kiến về thời gian, kinh phí, hình thức tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì đảm bảo đạt 100% so với kế hoạch:

+ Có báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra thường xuyên, trước và sau mùa mưa, kiểm tra ngay sau khi có mưa, lũ lớn, trong đó cần nêu rõ việc sử dụng lao động, vật liệu thực hiện bảo dưỡng các hạng mục theo kế hoạch.

+ Các hạng mục công trình được sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ đạt 100% so với kế hoạch: Có hồ sơ lưu thể hiện việc sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc theo cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

+ Các sự cố, hư hỏng của công trình, máy móc thiết bị bị ảnh hưởng tác động bởi thiên tai (nếu có) được xử lý sửa chữa đột xuất kịp thời.

3.5. Chỉ tiêu 3.5: Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi:

- Có bảng thống kê, cập nhật đầy đủ các nguồn nước thải xả vào từng công trình thủy lợi do xã quản lý theo Phụ lục VI kèm theo Quyết định này.

- Có thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát nguồn nước thải, tổ chức quản lý nguồn nước thải trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc theo phân công, phân cấp.

- Xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi kịp thời, dứt điểm hàng năm theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

3.6. Chỉ tiêu 3.6: Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ: Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 3.2 của tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 5 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này; đảm bảo tất cả các mục yêu cầu “có” tại cột yêu cầu phải đáp ứng “có” và kết quả chấm điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm theo Phụ lục VII kèm theo Quyết định này.

5. Hồ sơ minh chứng

- Chỉ tiêu 3.1: Phụ lục III theo quy định tại Quyết định này đã ghi đầy đủ thông tin; bản sao các tài liệu quy hoạch/kế hoạch liên quan đến tiêu chí thủy lợi; bản sao Báo cáo tổng kết (đã ban hành, có số, ngày, tháng, năm ban hành và đóng dấu) tình hình sản xuất nông nghiệp (lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản, muối) của xã trong năm đánh giá hoặc năm gần nhất năm đánh giá; bản sao hợp đồng cung cấp và sử dụng nước giữa đơn vị cung cấp nước với đơn vị sử dụng; bản sao Quyết định của UBND cấp huyện phê duyệt diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tưới chủ động được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và văn bản xác nhận diện tích được tưới nhưng không nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn xã của UBND cấp huyện trong năm đánh giá hoặc năm gần nhất năm đánh giá.

- Chỉ tiêu 3.2: Bản sao Quyết định thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác (có hợp đồng hợp tác và gửi thông báo tới UBND cấp xã nơi thành lập); bản sao điều lệ, quy chế hoạt động đã được thông qua; bản sao tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên, người vận hành tổ chức thuỷ lợi cơ sở; bản sao kế hoạch tài chính hằng năm, cung cấp các tài liệu về tài chính kế toán liên quan đến dịch vụ thuỷ lợi (hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu thanh, quyết toán…); Phụ lục IV điền đầy đủ thông tin.

- Chỉ tiêu 3.3: Phụ lục V điền đầy đủ thông tin; bản sao Quyết định/kế hoạch diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; bản sao kế hoạch tưới tiêu hằng năm.

- Chỉ tiêu 3.4: Bản sao kế hoạch bảo trì công trình thủy lợi hàng năm của UBND xã; báo cáo tình hình kiểm tra trước, trong và sau mùa mưa lũ các công trình thuỷ lợi; bản sao hồ sơ lưu thể hiện việc sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc theo cơ chế đặc thù các công trình thủy lợi.

- Chỉ tiêu 3.5: Phụ lục VI điền đầy đủ thông tin; bản sao văn bản xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi kịp thời, dứt điểm hàng năm theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Chỉ tiêu 3.6: Bản sao các văn bản: Quyết định thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã; phân công công chức cấp xã theo dõi lĩnh vực phòng chống thiên tai và làm thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã; quyết định thành lập, củng cố lực lượng xung kích xã và kế hoạch hoạt động; có văn bản triệu tập hoặc cử cán bộ tham gia tập huấn nâng cao năng lực công tác phòng, chống thiên tai (nếu có); có văn bản triệu tập hoặc cử cán bộ tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm đối với đội xung kích của xã (nếu có); có xác nhận hoặc tài liệu từ 70% trở lên người dân trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai; phương án/kế hoạch phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” của UBND xã (có xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro theo các loại hình thiên tai); báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai được phê duyệt (danh sách vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thực tế được trang bị so với kế hoạch, hợp đồng đặt hàng, mua bán (nếu có)); phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương; báo cáo tổng kết công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã; hồ sơ quy hoạch nông thôn mới của xã có thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai; danh sách công trình hạ tầng xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai; tổng hợp số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tải thông tin, hình ảnh các điểm sạt lở trong kế hoạch phòng chống thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo (hợp đồng lắp đặt nếu có).

6. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai:

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về tình trạng thủy lợi trên địa bàn, trong đó cần nêu rõ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động, diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tỷ lệ công trình thủy lợi được bảo trì, các nguồn nước thải vào công trình thủy lợi và mức độ về đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 3.

Điều 6. Tiêu chí Điện (tiêu chí số 4)

1. Xã đạt tiêu chí điện khi tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định ≥ 98% đối với xã khu vực 1 và ≥ 99% đối với xã khu vực 2.

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 4.2 của tiêu chí số 4 về Điện thuộc Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 5 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

Hồ sơ minh chứng:

- Bảng đánh giá theo Phụ lục VIII kèm theo Quyết định này.

- Phụ lục V tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh có xác nhận của các đơn vị liên quan.

- Danh sách khách hàng sử dụng điện do Điện lực khu vực cung cấp.

- Danh sách hộ sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất an toàn có xác nhận của UBND huyện và UBND xã.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí điện:

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ tỷ lệ số hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định từ các nguồn trên địa bàn xã.

- Phòng Kinh tế hạ tầng/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Công Thương và Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 4.

Công ty Điện lực Quảng Nam có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác nhận đạt chuẩn về điện và cung cấp danh sách khách hàng sử dụng điện cho các địa phương khi có đề nghị.

Điều 7. Tiêu chí Giáo dục (tiêu chí số 5)

1. Xã đạt tiêu chí giáo dục, khi đáp ứng 6 yêu cầu sau:

- Chỉ tiêu 5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2: 100%.

- Chỉ tiêu 5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Đạt.

- Chỉ tiêu 5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS: mức độ 3.

- Chỉ tiêu 5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ: mức độ 2.

- Chỉ tiêu 5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại: Khá

- Chỉ tiêu 5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền (qui định: ≥ 01 mô hình).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá:

- Chỉ tiêu 5.1: Thực hiện đánh giá đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1, mức độ 2 theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT)

- Chỉ tiêu 5.2, 5.3, 5.4: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại các văn bản: Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

- Chỉ tiêu 5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá khi đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”, cụ thể: Tổng số điểm đạt được từ 70-84, không có tiêu chí bị điểm 0 theo bảng điểm tại Phụ lục IX kèm theo Quyết định này.

- Chỉ tiêu 5.6: Trên địa bàn xã có ít nhất 01 mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền:

Có ít nhất 01 mô hình ở các trường trên địa bàn (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS); mô hình này có địa điểm, nội dung/kế hoạch hoạt động, có phân công giáo viên hướng dẫn, quản lý duy trì hoạt động câu lạc bộ của Hiệu trưởng và đảm bảo các điều kiện cho học sinh rèn luyện (được tận dụng cơ sở vật chất của trường). Mô hình được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ như: Câu lạc bộ võ thuật, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền,...

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí giáo dục

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ kết quả thực hiện đạt chuẩn các chỉ tiêu của tiêu chí giáo dục trên địa bàn, như: Trường học đạt chuẩn (tổng số trường, tên trường, số trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất, số trường đạt chuẩn quốc gia, nêu rõ năm trường đạt chuẩn quốc gia của từng trường); chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; xóa mù chữ; mức độ xếp loại học tập cộng đồng cấp xã và mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền (nêu rõ mô hình, tình hình hoạt động, cơ sở vật chất, dụng cụ để đảm bảo hoạt động...).

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 5.

Điều 8. Tiêu chí Văn hóa (tiêu chí số 6)

1. Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (ít nhất 03 dụng cụ/điểm) ở điểm công cộng(2); các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

- Chỉ tiêu 6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

- Chỉ tiêu 6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 16 về Văn hóa của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 8, 18 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá tiêu chí này:

2.1. Chỉ tiêu 6.1: Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (ít nhất 03 dụng cụ/điểm) ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên, khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn theo đúng quy định của tiêu chí số 6 xã NTM (tại Điều 8, Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh).

- Có ít nhất 50% (xã khu vực 1), 60% (các xã thuộc huyện Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang (trừ xã thuộc khu vực 1)) và 70% (các xã thuộc các huyện/thị/thành phố còn lại) các điểm công cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

- Các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên theo đúng quy định: Xây dựng được các mô hình hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao tại Nhà văn hóa thôn và tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đảm bảo thu hút tỷ lệ người dân tham gia thường xuyên (đảm bảo theo quy định tại Khoản 6, 7, 8 tại Điều 6, Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Khoản 6 tại Điều 6, Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL).

- Có hoạt động phục vụ tài nguyên thông tin cho Nhân dân (hoạt động thư viện): tối thiểu đạt 3.000 lượt/năm trở lên đối với các xã khu vực 2; tối thiểu đạt 1.500 lượt/năm trở lên đối với các xã thuộc huyện Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang (trừ xã thuộc khu vực 1) và đạt tối thiểu 500 lượt/năm trở lên đối với các xã khu vực 1.

Hoạt động phục vụ tài nguyên thông tin cho nhân dân có thể tại nhà văn hóa xã, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa thôn, Bưu điện xã hoặc các điểm đọc, thư viện do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người dân đầu tư.

2.2. Chỉ tiêu 6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định, khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- 100% di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn (nếu có) được quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo kịp thời và phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch ở địa phương; có kế hoạch quản lý, bảo vệ, tu bổ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về di sản văn hóa của địa phương trên trang Website và các hình thức truyền thông khác; bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

+ Di sản văn hóa phi vật thể (nếu có) ở địa phương được kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định; chú trọng công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương.

+ Tại thời điểm xét công nhận nông thôn mới nâng cao, trên địa bàn xã không để xảy ra các hoạt động khiếu nại, khiếu kiện về di tích, danh thắng; không vi phạm trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích; bảo vệ, phát huy giá trị di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật có liên quan.

2.3. Chỉ tiêu 6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới, khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có ít nhất 70% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa 03 năm liên tục trở lên (tại thời điểm xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao).

- Có 15% thôn văn hóa tiêu biểu 05 năm liên tục trở lên/tổng số thôn của xã được UBND cấp huyện tặng Giấy khen theo qui định; 10% Gia đình văn hóa tiêu biểu 03 năm liên tục trở lên/tổng số hộ gia đình văn hóa được UBND xã tặng Giấy khen Gia đình văn hóa trong các đợt sơ kết, tổng kết chuyên đề (hoặc lồng ghép sơ kết, tổng kết) ở địa phương.

- Có ít nhất 50% số thôn được UBND cấp huyện phê duyệt phương án/kế hoạch xây dựng thôn NTM kiểu mẫu (hoặc phương án/kế hoạch duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu đối với thôn đã đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu/thôn NTM) và có tổ chức thực hiện theo kế hoạch, tiến độ đề ra.

Phương án xây dựng thôn NTM kiểu mẫu thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tại Công văn số 143/VPĐPNTM-KHNV ngày 12/9/2022.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí văn hóa

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về tiêu chí văn hóa trên địa bàn theo các nội dung nêu trên (như Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, thôn đạt chuẩn, điểm công cộng được lắp các dụng cụ thể thao, các di sản văn hóa được quản lý và phát huy giá trị (nêu rõ), thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, gia đình văn hóa được khen, kết quả phê duyệt, tổ chức thực hiện thôn NTM kiểu mẫu,…)

- Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 6.

Điều 9. Tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tiêu chí số 7)

1. Xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi: Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Nội dung đánh giá: Xã đạt chuẩn cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

(i) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một phần theo hướng dẫn của Sở Công Thương hoặc đầy đủ các tiêu chí quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

(ii) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí này (xem như đạt chuẩn tiêu chí).

2.2. Phương pháp đánh giá

a) Xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM: Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 9 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

b) Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một phần theo hướng dẫn của Sở Công Thương.

Giao Sở Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể để địa phương căn cứ thực hiện, tổ chức đánh giá; hoàn thành chậm nhất trong tháng 4/2023.

c) Đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo các tiêu chí quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm. Chợ “Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm” được đánh giá theo các tiêu chí đạt mức độ A và B của bảng Tiêu chí đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm tại Phụ lục X kèm theo Quyết định này; Chợ đạt chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm khi 100% tiêu chí mức độ A và > 60% tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt, chợ “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc > 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt.

Đối với quy định đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm: Đảm bảo theo đúng các quy định chung theo bảng tiêu chí đánh giá tại mục I, Phụ lục X kèm theo Quyết định này.

3. Hồ sơ đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn kèm theo Phụ lục X. Phòng Kinh tế Hạ tầng/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Công Thương và Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 7 đối với xã có chợ theo quy hoạch. Trường hợp không có chợ hoặc có chợ theo quy hoạch nhưng chưa có nhu cầu đầu tư thì cần nêu rõ.

Điều 10. Tiêu chí Thông tin và truyền thông (Tiêu chí số 8)

1. Xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông khi đáp ứng đủ 05 yêu cầu sau:

- Chỉ tiêu 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

- Chỉ tiêu 8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh.

- Chỉ tiêu 8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông.

- Chỉ tiêu 8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.

- Chỉ tiêu 8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân.

Ngoài việc xã có điểm bưu chính đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025, thì điểm phục vụ bưu chính tại xã có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân (có trang thiết bị để phục vụ nhu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân).

2.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh: Xã được đánh giá đạt chuẩn khi có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt ít nhất 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; ít nhất 80% đối với các xã còn lại.

2.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông, khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- 100% thôn của xã khu vực 02 có hệ thống loa hoạt động thường xuyên; ít nhất 90% thôn của xã khu vực 01 có hệ thống loa hoạt động thường xuyên.

- 100% số thôn trong xã có hộ gia đình thu xem được 01 trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet.

- Có ít nhất một điểm cung cấp xuất bản phẩm, cụ thể: Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: Sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Điểm cung cấp xuất bản phẩm có thể là nhà sách, các điểm bán báo chí trên địa bàn xã hoặc thư viện xã hoặc điểm phục vụ bưu chính có cung cấp xuất bản phẩm.

2.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt ít nhất 50%.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt: Ít nhất 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: Ít nhất 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; ít nhất 70% đối với các xã còn lại.

Nội dung chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn gồm: (i) Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet, như: cách lập tài khoản và sử dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, học trực tuyến và các nền tảng số khác; cách tìm kiếm, cài đặt, quản lý và trao đổi thông tin trên môi trường số thông qua các trang thông tin điện tử, ứng dụng di động, nền tảng số; hướng dẫn sử dụng các ứng dụng ngân hàng số (mobile banking), ví điện tử để thanh toán trực tuyến; (ii) Kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, như: giới thiệu các dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn truy cập, tạo lập tài khoản, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của địa phương; (iii) Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cho cá nhân; nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng; (iv) Kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, như: đăng ký và sử dụng email; kỹ năng gõ phím, sử dụng các ứng dụng (như word, excel,...), cài đặt và sử dụng các phần mềm; tạo và sắp xếp các thư mục,...; (v) Kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chú trọng các nội dung phát triển kinh tế số, xã hội số nông nghiệp, nông thôn; (vi) Tổng quan về các nội dung liên quan đến người dân trong các chương trình, kế hoạch, đề án của Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nông nghiệp, nông thôn (bao gồm kế hoạch của Trung ương, của địa phương); (vii) Các kiến thức, kỹ năng số cơ bản khác. Ngoài các nội dung nêu trên, tùy điều kiện thực tế, các địa phương căn cứ điều kiện và nhu cầu thực tế để quyết định nội dung bồi dưỡng hoặc bổ sung nội dung bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin phù hợp với các nhóm đối tượng.

Hình thức phổ biến: Trực tiếp hướng dẫn, tổ chức hướng dẫn tập trung, tập huấn bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo, họp; các đợt ra quân hướng dẫn của các Hội, đoàn thể.

- 100% sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử.

- 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ (thực hiện đánh giá khi có hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông).

Các địa phương sử dụng nguồn chuyển đổi số giao cho cấp huyện, xã theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh3 để thực hiện các nội dung nêu trên.

2.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…) khi đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu sau:

- Có mạng Wifi miễn phí ở trụ sở UBND xã, Nhà văn hóa xã, điểm du lịch cộng đồng (nếu có).

- Ít nhất 50% nhà văn hóa thôn xã khu vực 1 và ít nhất 70% nhà văn hóa thôn xã khu vực 2 có kết nối mạng wifi miễn phí.

3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của tiêu chí thông tin và truyền thông, nhất là trong đầu tư đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư các bộ chuyển đổi số để thay thế dần các đài vô tuyến, hữu tuyến theo chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông để đồng bộ trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các địa phương đánh giá tiêu chí thông tin và truyền thông đảm bảo quy định; làm việc với các Công ty trong lĩnh vực truyền thông để đầu tư cơ sở hạ tầng về các điểm phục vụ bưu chính, hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, trong đó quan tâm ưu tiên đầu tư ở miền núi. Cập nhập hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông về gắn biển địa chỉ số để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện. Chưa đánh giá chỉ tiêu này khi chưa có hướng dẫn.

4. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí thông tin và truyền thông

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM có nêu rõ chi tiết về các chỉ tiêu của tiêu chí thông tin và truyền thông trên địa bàn (như điểm phục vụ bưu chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, dịch vụ báo chí truyền thông, tình hình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành của xã theo các chỉ tiêu cụ thể mạng wifi miễn phí, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại…).

- Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 8.

Điều 11. Tiêu chí Nhà ở dân cư (tiêu chí số 9)

1. Xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đảm bảo tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố ≥ 80% (xã KV 1) và ≥ 85% (xã KV 2).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 11 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá tiêu chí này.

Tổng hợp theo Phụ lục XI kèm theo quyết định này.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí nhà ở dân cư

Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ chi tiết chỉ tiêu của tiêu chí nhà ở dân cư trên địa bàn (số lượng, tỷ lệ %). Phòng Kinh tế Hạ tầng/Quản lý đô thị cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Xây dựng và Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 9.

Điều 12. Tiêu chí Thu nhập (tiêu chí số 10)

1. Xã đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm (triệu đồng) của xã đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định vùng như sau:

- Xã thuộc khu vực 1: Năm 2022: ≥ 47; năm 2023: ≥ 51; năm 2024: ≥ 55; năm 2025: ≥ 59 (triệu đồng/người/năm).

- Xã thuộc khu vực 2: Năm 2022: ≥ 52; năm 2023: ≥ 56; năm 2024: ≥ 60; năm 2025: ≥ 64 (triệu đồng/người/năm).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 10 về Thu nhập của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 12 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá tiêu chí này.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí thu nhập

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ mức thu nhập đến thời điểm đánh giá, kèm theo bảng tổng hợp thu nhập theo Phụ lục XII.

- Chi cục Thống kê cấp huyện (hoặc Chi cục Thống kê liên huyện) có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, báo cáo kết quả thẩm tra về Cục Thống kê tỉnh; Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 10.

Điều 13. Tiêu chí Nghèo đa chiều (tiêu chí số 11)

1. Xã được công nhận đạt tiêu chí nghèo đa chiều trong xây dựng NTM khi có tỷ lệ nghèo đa chiều của xã dưới mức tối thiểu 08% (xã KV 1) và 03% (xã KV 2).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 13 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá tiêu chí này.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí nghèo đa chiều

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ tỷ lệ nghèo đa chiều (bao gồm hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều; số hộ nghèo, cận nghèo đa chiều không có khả năng lao động) của năm đánh giá.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 11.

Điều 14. Tiêu chí Lao động (tiêu chí số 12)

1. Xã đạt chuẩn tiêu chí lao động khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 12.1: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥ 75% (xã KV 1) và ≥ 80% (xã KV 2).

- Chỉ tiêu 12.2: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ: ≥ 25% (xã KV 1) và ≥ 30% (xã KV 2).

- Chỉ tiêu 12.3: Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (qui định: xã KV 1 (Nông nghiệp ≤ 50%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 26%, Thương mại, dịch vụ ≥ 24%); xã KV 2 (Nông nghiệp ≤ 30%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 37%, Thương mại, dịch vụ ≥ 33%)).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

- Đối với chỉ tiêu 12.1, 12.2: Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 12 về Lao động của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 14 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá các chỉ tiêu này.

- Đối với chỉ tiêu 12.3 về Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn:

+ Tổ chức thống kê số người trong độ tuổi lao động thường trú hoặc tạm trú của xã làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn và ngoài địa bàn của xã ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Thống kê theo Phụ lục XIII.

+ Công thức tính

Tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp (%)

=

Số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp

Tổng số lao động có việc làm trọng độ tuổi lao động trên địa bàn xã

Tỷ lệ lao động làm việc trong công nghiệp-xây dựng (%)

=

Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp-xây dựng

Tổng số lao động có việc làm trọng độ tuổi lao động trên địa bàn xã

Tỷ lệ lao động làm việc trong thương mại-dịch vụ (%)

=

Số lao động làm việc trong ngành thương mại-dịch vụ

Tổng số lao động có việc làm trọng độ tuổi lao động trên địa bàn xã

Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động thực tế thường trú tại xã trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).

Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được xem là người có việc làm:

- Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị;

- Người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

- Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời gian tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;

- Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ, bao gồm:

+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

+ Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.

- UBND các xã sử dụng phần mềm Cung Lao động (do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn) để khai thác thông tin về số lượng lao động có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động đã được điều tra hằng năm.

Đối với xã NTM nâng cao có điều kiện đặc thù (như cơ cấu kinh tế của địa phương phát triển mạnh về du lịch, xây dựng, dịch vụ…) thì UBND cấp huyện có báo cáo cụ thể về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động của các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm (ít nhất 5 năm), đề xuất tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí lao động

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu các chỉ tiêu của tiêu chí lao động (trong đó cần nêu rõ số lao động qua đào tạo, lực lượng lao động, số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, lao động, tỷ lệ làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực…).

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 12.

Điều 15. Tiêu chí Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (tiêu chí số 13)

1. Xã được công nhận đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn khi đáp ứng đủ 08 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định (qui định ≥1).

- Chỉ tiêu 13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn.

- Chỉ tiêu 13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm (qui định ≥1).

- Chỉ tiêu 13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã.

- Chỉ tiêu 13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử (qui định ≥10%).

- Chỉ tiêu 13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng.

- Chỉ tiêu 13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội.

- Chỉ tiêu 13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 13.1: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định, khi đảm bảo đạt các yêu cầu sau:

- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành.

- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã.

- Được đánh giá, xếp loại đạt loại khá trở lên (hoặc loại trung bình trở lên đối với hợp tác xã thành lập dưới 03 năm) theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) được Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xác nhận.

- HTX đang thực hiện hợp đồng liên kết đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.

* Hồ sơ minh chứng:

- Bảng đánh giá của HTX theo Phụ lục 02 qui định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã có chữ ký của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và được Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xác nhận.

- Bản sao hợp đồng liên kết sản xuất của HTX với tổ chức, cá nhân liên quan.

2.2. Chỉ tiêu 13.2: Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn, đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

(1) Có ít nhất 01 sản phẩm OCOP được công nhận 03 sao trở lên còn thời hạn và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh (có lãi trong năm đánh giá).

(2) Có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực của xã đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định. (ii) Có thương hiệu sản phẩm (được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý). (iii) Có bao bì, nhãn mác theo quy định. (iv) Có kênh phân phối ổn định và hiệu quả (tỷ trọng sản phẩm chủ lực được tiêu thụ qua kênh phân phối ≥30%/năm) trong ít nhất 02 năm liên tục tính đến năm xét, công nhận xã NTM nâng cao.

Hồ sơ minh chứng:

- Đối với xã thực hiện theo nội dung (1): Bản sao Quyết định của cấp thẩm quyền công nhận sản phẩm OCOP ít nhất 03 sao còn thời hạn đối với sản phẩm OCOP của xã được chọn làm hồ sơ minh chứng, kèm theo báo cáo về sản xuất kinh doanh của chủ thể OCOP chứng minh hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh (có lãi trong năm đánh giá) được Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện xác nhận (đối với chủ thể OCOP là HTX, doanh nghiệp) hoặc UBND xã xác nhận (đối với chủ thể OCOP là hộ kinh doanh).

- Đối với xã thực hiện theo nội dung (2):

+ Sản phẩm chủ lực của xã phải nằm trong danh mục các sản phẩm chủ lực của huyện và được UBND huyện phê duyệt (kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt sản phẩm chủ lực của UBND cấp huyện).

(Các địa phương căn cứ Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Quảng Nam để cụ thể hóa sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn cấp huyện (bao gồm ở cấp xã), làm cơ sở đánh giá)

+ Hồ sơ chứng minh sản phẩm chủ lực nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung (bản sao nội dung trong các đồ án quy hoạch liên quan(4) có quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung đối với sản phẩm chủ lực của xã).

+ Bản sao bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo mẫu số 05 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ).

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với nông sản chủ lực.

+ Hình ảnh bao bì, nhãn mác nông sản chủ lực.

+ Trong báo cáo đánh giá có nêu rõ về kênh phân phối và doanh thu nông sản chủ lực trong ít nhất 02 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã NTM nâng cao (trong đó cần nêu rõ tỷ trọng sản phẩm chủ lực được tiêu thụ qua kênh phân phối).

2.3. Chỉ tiêu 13.3: Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

a) Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có Khu nông nghiệp công nghệ cao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc phê duyệt.

- Có doanh nghiệp nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

- Mô hình kinh tế có quy mô phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương và đầu tư sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, cụ thể có ít nhất một trong các nội dung sau:

+ Trong trồng trọt:

. Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tượng cây trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lương thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

. Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu.

. Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính.

. Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung.

. Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp.

. Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng.

+ Trong chăn nuôi:

. Sản xuất giống vật nuôi mới (gia súc, gia cầm) có năng suất, chất lượng cao hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

. Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp.

. Ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin, bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

+ Trong lâm nghiệp:

. Nhân nhanh và sản xuất giống quy mô công nghiệp một số giống cây trồng lâm nghiệp mới, như: Keo lai, bạch đàn bằng công nghệ mô, hom.

. Trồng rừng kinh tế theo phương pháp thâm canh.

. Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng.

. Kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

+ Trong thủy sản:

. Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số đối tượng thủy sản chủ yếu, như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

. Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng một số loài thủy sản, như: Cá, tôm.

. Sản xuất thức ăn, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản.

. Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, các vùng nuôi trồng thủy sản.

+ Trong chế biến, bảo quản:

. Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.

. Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản.

. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến gỗ; vật liệu và công nghệ nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng trồng; sản xuất vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật có sợi.

. Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu cá; chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

+ Trong cơ điện, tự động hóa, sản xuất vật tư, máy móc, thiết bị: Tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt (nhân giống và sản xuất rau, hoa), chăn nuôi (lợn, gà, bò), thủy sản (sản xuất giống và nuôi thâm canh cá, tôm).

- Các mô hình kinh tế đáp ứng các nội dung sau: Hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có cũng được xem xét chấp nhận là đạt chỉ tiêu này.

b) Có mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu khi đáp ứng điều kiện sau:

Có ít nhất 01 mô hình nông nghiệp có quy mô phù hợp đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương, có áp dụng cơ giới hóa (căn cứ vào từng loại hình sản xuất cây trồng, vật nuôi mà có các khâu cơ giới hóa khác nhau). Mô hình nông nghiệp này áp dụng cơ giới hóa các khâu được đánh giá là đạt khi điểm trung bình các khâu lớn hơn hoặc bằng 65 điểm theo Phụ lục XIV kèm theo quyết định này.

c) Có liên kết theo chuỗi giá trị gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ nuôi, trồng, khai thác đối với các sản phẩm nông nghiệp khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.

- Sản phẩm của mô hình liên kết được cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực.

* Hồ sơ minh chứng chỉ tiêu 13.3:

+ Trong báo cáo đánh giá có nêu rõ các mô hình có liên quan hoặc có báo cáo riêng của UBND xã về mô hình đối với việc áp dụng đánh giá tại điểm a, b nêu trên, được Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế xác nhận hiệu quả.

+ Nêu rõ mô hình liên kết chuỗi, bản sao hợp đồng liên kết sản xuất và bản sao giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực đối với việc áp dụng đánh giá tại điểm c nêu trên. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực thì kèm theo bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo mẫu số 05 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ).

2.4. Chỉ tiêu 13.4: Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo yêu cầu khi có ít nhất 01 sản phẩm nông sản chủ lực của xã (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực hoặc sản phẩm mang tính chất đặc hữu hoặc sản phẩm OCOP) được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc (bằng mã vạch, mã số hoặc mã QR code) theo quy định (đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin ở mỗi công đoạn từ sản xuất đến lưu trữ, chế biến và thương mại sản phẩm).

(Trong báo cáo đánh giá cần nêu rõ các thông tin về hệ thống truy xuất nguồn gốc áp dụng)

2.5. Chỉ tiêu 13.5: Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử: ≥10%

Sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử (thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội) được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử trên tổng số sản phẩm chủ lực của xã tại cùng thời điểm đánh giá(5).

Phương pháp đánh giá:

- Sản phẩm chủ lực của xã phải nằm trong danh mục các sản phẩm chủ lực của huyện và được UBND huyện phê duyệt (kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt sản phẩm chủ lực của UBND cấp huyện);

- Bán qua kênh thương mại điện tử căn cứ quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ(6). Đối với bán qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twister, Viber, Mocha …) thì người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động thương mại điện tử đó.

(Trong báo cáo đánh giá cần nêu rõ tên sản phẩm chủ lực và kênh thương mại điện tử đang bán; đối với bán qua mạng xã hội thì cần có hình ảnh minh chứng cụ thể tham gia và trả phí cho việc thực hiện bán hàng qua mạng xã hội trong năm đánh giá; không đánh giá theo doanh thu của sản phẩm chủ lực)

2.6. Chỉ tiêu 13.6: Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng đáp ứng yêu cầu khi: Có nông sản chủ lực (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu) của xã thuộc vùng nguyên liệu tập trung được cấp mã vùng hoặc vùng nguyên liệu phải được cấp mã số vùng theo Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30/11/2020 của Cục Bảo vệ thực vật ban hành TCCS 774:2020/BVTV - Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng.

Chỉ áp dụng đánh giá chỉ tiêu này đối với xã có quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản chủ lực nằm trong vùng, không gian phát triển sản xuất nông nghiệp (vùng sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu) của quy hoạch vùng huyện (hoặc quy hoạch chung đối với thị xã, thành phố) hoặc xã có quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung nông sản chủ lực trong định hướng quy hoạch không gian sản xuất nông nghiệp của quy hoạch chung xây dựng xã.

Đối với sản phẩm nông sản chủ lực thuộc lĩnh vực trồng trọt: Vùng nguyên liệu phải được cấp mã số vùng trồng theo Quyết định 3156/QĐ-BNN- TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng; đối với nông sản chủ lực thuộc lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Đối với vùng nguyên liệu cho các sản phẩm chủ lực khác: Đánh giá về cấp mã số vùng khi có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Nông nghiệp và PTNT cập nhập, hướng dẫn cụ thể). Các địa phương căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 6380/UBND-KTN ngày 29/9/2022 để tổ chức thực hiện.

Hồ sơ minh chứng:

- Sản phẩm chủ lực của xã phải nằm trong danh mục các sản phẩm chủ lực của huyện và được UBND huyện phê duyệt (kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt sản phẩm chủ lực của UBND cấp huyện).

- Hồ sơ chứng minh sản phẩm chủ lực nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, như quy định tại điểm 2.2 nêu trên.

- Bản sao giấy chứng nhận hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận có nông sản chủ lực (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu) của xã được cấp mã vùng.

2.7. Chỉ tiêu 13.7: Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội đáp ứng yêu cầu khi:

- Xây dựng chuyên mục du lịch của xã trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện hoặc website riêng quảng bá du lịch của xã hoặc fanpage du lịch của xã trên mạng xã hội.

- Thông tin về các điểm du lịch của xã được thường xuyên cập nhật trên chuyên mục du lịch hoặc website du lịch của xã hoặc fanpage du lịch của xã trên mạng xã hội.

Chỉ áp dụng đánh giá chỉ tiêu này đối với xã có khu, điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận.

(Trong báo cáo đánh giá cần nêu rõ các nội dung trên)

2.8. Chỉ tiêu 13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường) đáp ứng yêu cầu khi: Có ít nhất 01 mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả (đảm bảo ít nhất 02 tiêu chí trong các tiêu chí sau: (i) Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm của mô hình; (ii) tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập; (iii) giữ gìn bản sắc văn hóa; (iv) không gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp đánh giá:

- Mô hình có thể do công ty, doanh nghiệp, HTX, cá nhân/chủ cơ sở có đăng ký sản xuất kinh doanh làm chủ.

- Mô hình tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm ít nhất 20%/năm.

- Tạo công ăn việc làm cho ít nhất 10 lao động địa phương (bao gồm cả chủ mô hình) và thu nhập của bình quân lao động địa phương được nâng cao ít nhất 10%/năm tính đến năm đánh giá.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa là sản phẩm đó mang đặc trưng văn hóa của địa phương hoặc là sản phẩm đặc sản, truyền thống, chỉ sản xuất trên địa bàn huyện, xã hoặc sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống hoặc sản phẩm có chỉ dẫn địa lý tại địa phương.

- Không gây ô nhiễm môi trường là cơ sở/mô hình sản xuất có đăng ký hoặc chứng nhận môi trường theo quy định và thực hiện tốt việc đảm bảo môi trường trong sản xuất (hoặc có các giải pháp trong sản xuất để bảo vệ môi trường).

(Trong báo cáo đánh giá nêu rõ mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (mô hình) hoặc có báo cáo riêng của UBND xã về mô hình, được Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế xác nhận hiệu quả).

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu của tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (nêu đầy đủ kết quả thực hiện tất cả các chỉ tiêu, như số lượng HTX, dịch vụ chính của HTX, số điểm đánh giá của HTX, tên mô hình liên kết, hình thức liên kết, hiệu quả của mô hình liên kết; sản phẩm OCOP/sản phẩm chủ lực/đặc hữu của xã đảm bảo các điều kiện quy định và được truy xuất nguồn gốc; mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm chủ lực bán qua kênh thương mại điện tử; vùng nguyên liệu tập trung được cấp mã vùng; có khu, điểm du lịch được công nhận và có quản bá hình ảnh; mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị …).

- Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 13 (trừ chỉ tiêu 13.7).

Riêng đối với chỉ tiêu 13.1, nếu xã có các HTX có ngành nghề được chọn đánh giá thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, HTX có ngành nghề được chọn đánh giá thuộc lĩnh vực du lịch chọn lập hồ sơ xét đạt chuẩn thì Phòng Kinh tế Hạ tầng/Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Công Thương/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 13.1 đối với các loại hình HTX này.

Đối với chỉ tiêu 13.7 (Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội), Phòng Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn chỉ tiêu 13.7.

Điều 16. Tiêu chí Y tế (tiêu chí số 14)

1. Xã đạt tiêu chí y tế khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (qui định: ≥95%).

- Chỉ tiêu 14.2. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (qui định: ≥90%).

- Chỉ tiêu 14.3. Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) (qui định: ≥40%).

- Chỉ tiêu 14.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử (qui định: ≥70%).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

Đánh giá tiêu chí số 14 về Y tế theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 2373/QĐ-BYT ngày 31/8/2022 Ban hành Hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM/xã NTM nâng cao và huyện NTM/huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

- Đối với chỉ tiêu 14.1, 14.4: Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 15.1, 15.4 của tiêu chí số 15 về Y tế của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 17 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá các chỉ tiêu này.

Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.

- Đối với chỉ tiêu 14.2. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) là dân số trên địa bàn xã có thông tin về sức khỏe, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được lưu trữ và cập nhật chia cho tổng số dân số trên địa bàn xã trong cùng thời điểm đánh giá.

- Đối với chỉ tiêu 14.3. Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) là dân số trên địa bàn xã tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa chia cho tổng số dân số trên địa bàn xã trong cùng thời điểm đánh giá.

Trường hợp các cơ sở y tế trên địa bàn cấp huyện, xã chưa triển khai khám chữa bệnh từ xa thì UBND cấp huyện cần báo cáo rõ tình hình thực hiện chỉ tiêu này ở địa phương về Sở Y tế. Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, trả lời trong thời hạn không quá 07 ngày khi nhận được văn bản của UBND cấp huyện, để phù hợp với điều kiện thực tế về dịch bệnh Covid-19. Trường hợp khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo, xử lý.

Hằng năm, trong quý IV, ngành Y tế có trách nhiệm công bố kết quả tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe, tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa trên địa bàn tỉnh chi tiết đến xã để địa phương căn cứ đánh giá chỉ tiêu theo quy định.

Trường hợp Bộ Y tế có hướng dẫn sửa đổi, bổ sung các nội dung của tiêu chí y tế thì thực hiện theo quy định mới của Bộ Y tế.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí y tế

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về các nội dung của tiêu chí y tế trên địa bàn (như tỷ lệ người dân tham gia BHYT, tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe, tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử…).

- Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Y tế và Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 14.

Điều 17. Tiêu chí Hành chính công (tiêu chí số 15)

1. Xã đạt tiêu chí hành chính công khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Chỉ tiêu 15.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần (qui định: Đạt).

- Chỉ tiêu 15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp (qui định: Đạt).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 15.1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo yêu cầu khi:

- Có trang bị mạng máy tính nội bộ (LAN) và có sử dụng ít nhất 04 phần mềm quản lý chuyên ngành (Kế toán; quản lý hộ nghèo; quản lý hộ tịch; quản lý đất đai; lao động; quản lý tiêu chí NTM…)

- Có sử dụng phần mềm một cửa điện tử.

- Hằng năm, ít nhất 70% (xã KV 1), 80% (xã KV 2) văn bản phát hành bằng văn bản điện tử, có đầy đủ chữ ký số của UBND xã và chữ ký số của lãnh đạo UBND xã.

2.2. Chỉ tiêu 15.2: Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần.

Xã được công nhận có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 Quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các văn bản hướng dẫn liên quan khác (nếu có).

2.3. Chỉ tiêu 15.3: Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

- Công khai 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết và các nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.

- 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được tổ chức tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đã tổ chức thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng mục tiêu số hóa đối với cấp xã được giao tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và khoản 2 mục III Điều 1 về cải cách thủ tục hành chính tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

- Trong 03 (ba) năm liên tục liền kề trước năm xét công nhận, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của xã được giải quyết đúng hoặc sớm hạn đạt tối thiểu từ 98% trở lên đối với hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và 95% trở lên đối với hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông tại bước tiếp nhận, xử lý ở cấp xã; các hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết quá hạn phải thực hiện xin lỗi theo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ- CP của Chính phủ; không có kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải sửa đổi, bổ sung do lỗi của cơ quan nhà nước hoặc bị phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện; không có ý kiến phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, khiếu kiện được cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, kết luận là không đúng hoặc vu cáo.

- Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của năm liền kề trước năm xét công nhận và tại thời điểm xét công nhận theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP , Nghị định số 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ được xếp tối thiểu từ loại tốt trở lên.

- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt mục tiêu được giao tại khoản 2 mục III Điều 1 về cải cách thủ tục hành chính của Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí hành chính công

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ chi tiết về các chỉ tiêu của tiêu chí hành chính công trên địa bàn (như ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (trang bị mạng máy tính điện tử, sử dụng phần mềm quản lý chuyên ngành, phần mềm một cửa điện tử, số lượng văn bản phát hành bằng điện tử), dịch vụ công trực tuyến; kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tình hình giải quyết các thủ tục hành chính…).

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn chỉ tiêu 15.1, 15.2 và Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện thẩm tra chỉ tiêu 15.3, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Thông tin và Truyền thông (chỉ tiêu 15.1, 15.2) và Văn phòng UBND tỉnh (chỉ tiêu 15.3) để có cơ sở kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí số 15.

Điều 18. Tiêu chí Tiếp cận pháp luật (tiêu chí số 16)

1. Xã đạt chuẩn tiêu chí tiếp cận pháp luật khi đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu sau:

- Chỉ tiêu 16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận (qui định: ≥1).

- Chỉ tiêu 16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành (qui định: ≥90%).

- Chỉ tiêu 16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu (qui định: ≥90%).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 16.1: Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận khi đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

a) Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa.

- Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

b) Mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở.

- Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải.

- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Tùy thuộc vào thời điểm thành lập mô hình ở địa phương để đánh giá thời gian khen thưởng phù hợp.

2.2. Chỉ tiêu 16.2: Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành đạt ít nhất 90%.

- Tỷ lệ % = (Tổng số vụ, việc hòa giải thành/Tổng số vụ, việc được thực hiện hòa giải) x 100.

- UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn tổ hòa giải trên địa bàn rà soát, tổng hợp, báo cáo kết quả vụ, việc hòa giải thành và vụ, việc hòa giải không thành để tổng hợp, xác định tỷ lệ % phục vụ việc đánh giá, công nhận xã NTM nâng cao.

2.3. Chỉ tiêu 16.3: Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu đạt ít nhất 90%

- Tỷ lệ % = (Tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý/Tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý) x 100.

- UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để xác định tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý, tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý là công dân cư trú trên địa bàn xã để tính tỷ lệ % phục vụ việc đánh giá, công nhận xã NTM nâng cao.

* Giao Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi quản lý rà soát, tổng hợp thông tin về tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý, tổng số người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý trong năm, đồng thời giao Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đầu mối tổng hợp thông tin nêu trên.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí tiếp cận pháp luật

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ đánh giá về tiếp cận pháp luật (mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải; tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý….).

- Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Tư pháp và Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn tiêu chí 16.

Điều 19. Tiêu chí Môi trường (tiêu chí số 17)

1. Xã đạt tiêu chí Môi trường khi đạt đủ 12 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 17.1: Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (qui định: Đạt).

- Chỉ tiêu 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (qui định:100%).

- Chỉ tiêu 17.3: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định (qui định: ≥ 80% xã khu vực 1 và ≥ 85% xã khu vực 2).

- Chỉ tiêu 17.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả (qui định: ≥ 25% xã KV 1 và ≥ 40% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 17.5: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (qui định: ≥ 50%)

- Chỉ tiêu 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (qui định: 100%).

- Chỉ tiêu 17.7: Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường (qui định: ≥ 80%)

- Chỉ tiêu 17.8: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường (qui định: ≥ 75% xã KV 1 và ≥ 90% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 17.9: Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch.

- Chỉ tiêu 17.10: Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (qui định ≥5%).

- Chỉ tiêu 17.11: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn (qui định ≥4m2/người).

- Chỉ tiêu 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định (qui định: ≥ 50% xã KV 1 và ≥ 70% xã KV 2).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 17.1: Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường:

- Có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường (BVMT), bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và công trình BVMT khác, cụ thể:

+ Có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung.

+ Thực hiện quan trắc môi trường theo quy định (tại Điều 111, 112 của Luật BVMT năm 2020).

+ Có công trình BVMT theo quy định, bao gồm: Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế và công trình BVMT khác.

- Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đánh giá đối với địa phương có quy hoạch, thực hiện theo quy hoạch xây khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản.

2.2. Chỉ tiêu 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.2 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.3. Chỉ tiêu 17.3: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định.

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.6 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.4. Chỉ tiêu 17.4: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả. a) Giải thích từ ngữ

- Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

- Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân... b) Nội dung, phương pháp đánh giá

- Hộ gia đình có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về BVMT theo quy định. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư.

- Biện pháp phù hợp bao gồm: Bể tự hoại, bể lọc kỵ khí có vách ngăn, bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dùng hướng lên; hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ ổn định; bãi lọc trồng cây; bể phản ứng theo mẻ, các công nghệ khác.

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng các biện pháp, công trình phù hợp (%) = Tổng số hộ thực hiện thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp / Tổng số hộ trên địa bàn x 100%.

2.5. Chỉ tiêu 17.5: Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn:

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.11 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.6. Chỉ tiêu 17.6: Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

a) Giải thích từ ngữ

- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

- Chất thải rắn nguy hại tại chỉ tiêu này gồm: Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong sinh hoạt hộ gia đình, tổ chức; không bao gồm chất thải y tế nguy hại và bao gói thuốc bảo vệ thực vật.

b) Nội dung, phương pháp đánh giá

- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 83 của Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý/Tổng khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn xã x 100%.

2.7. Chỉ tiêu 17.7: Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường:

a) Giải thích từ ngữ:

- Chất thải hữu cơ: Là chất thải dễ phân hủy sinh học, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, phát sinh từ sinh hoạt, chăn nuôi, giết mổ gia súc/gia cầm, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ hải sản, từ làng nghề và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn nông thôn. Chất thải hữu cơ có thể thu hồi, sử dụng trực tiếp cho các mục đích sử dụng khác (không cần qua chế biến hoặc có sơ chế như cắt, nghiền…) hoặc qua các công đoạn xử lý, tái chế thành các dạng sản phẩm khác, có giá trị sử dụng, hạn chế tác động, ảnh hưởng đến môi trường.

- Chất thải chăn nuôi để tái sử dụng cho mục đích khác bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi.

- Phụ phẩm nông nghiệp (phụ phẩm cây trồng): Là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cây trồng và sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác nông nghiệp. Phụ phẩm nông nghiệp có 02 dạng: Dạng vô cơ (vỏ bao gói, túi đựng, chai lọ, màng phủ, vật chắn, lưới chắn, giá cây…) và dạng hữu cơ (rơm rạ, vỏ trái cây, phần thải loại từ hoạt động sơ chế, chế biến). Phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ hầu hết có nguồn gốc từ thực vật.

- Tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp (tái chế phụ phẩm nông nghiệp hữu cơ): Là hoạt động có áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ có tính chất vật lý (cắt, nghiền, ủ, ép, đóng bánh...) hoặc hoá học (hoá chất, chất phân huỷ hữu cơ…) hoặc sinh học (nấm men, nấm mốc, côn trùng, vi khuẩn, chế phẩm sinh học…) để thay đổi tính chất của chất thải hữu cơ thành các dạng dễ tiêu, dễ phân huỷ, từ đó chế biến thành các sản phẩm có tính chất hàng hoá (có thể trao đổi qua thị trường) hoặc có thể sử dụng cho các mục đích khác (sản xuất: nhiên liệu sinh học, phân bón, thức ăn chăn nuôi, mùn bã hữu cơ…).

- Sản phẩm thân thiện môi trường: Là sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (nếu có thì cũng có tác động nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại). Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái.

b) Một số biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp:

- Một số biện pháp tái sử dụng, tái chế đối với phụ phẩm cây trồng:

+ Ủ thành phân hữu cơ truyền thống được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng (vỏ cà phê, rơm rạ, hoa ăn lá, rau ăn củ…).

+ Thu hồi làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác: Ủ chua làm thức ăn chăn nuôi, làm vật liệu độn chuồng, đệm lót sinh học trong chăn nuôi (cây và lõi ngô, trấu, rơm rạ…); làm giá thể trồng nấm, trồng cây (rơm rạ, mùn dừa…); làm than hoạt tính (vỏ sầu riêng, vỏ điều, vỏ lạc, thân cây sắn, rơm rạ…); phơi khô, nghiền thành bột bổ sung thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến thành sản phẩm thương mại khác (đầu cá, tôm…).

+ Sử dụng trực tiếp: Cày vùi hoặc phay; ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống; vùi trong hố đa năng hoặc che phủ gốc cây trồng, che phủ đất; sản xuất thành viên nhiên liệu: Sử dụng bã ép (lạc, đậu tương...); sử dụng vỏ các loại hạt (cà phê...).

- Một số biện pháp tái sử dụng, xử lý đối với chất thải chăn nuôi:

+ Kỹ thuật và công nghệ xử lý: Để thực hiện các quy định kỹ thuật bảo vệ môi trường chăn nuôi, trang trại chăn nuôi phải thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đối với chất thải rắn và chất thải lỏng có nguồn gốc hữu cơ, gồm 04 nhóm giải pháp xử lý chính: Xử lý bằng cơ học; nhóm xử lý bằng sinh học; nhóm xử lý bằng hóa học và nhóm xử lý bằng côn trùng.

+ Đối với chất thải rắn có thể áp dụng nhiều giải pháp để xử lý chất thải hữu cơ từ chăn nuôi: Ủ phân (composting), sản xuất phân hữu cơ, nuôi côn trùng (trùn quế, lính ruồi đen).

+ Đối với nước thải chăn nuôi phải áp dụng đồng thời nhiều công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, mục đích sử dụng: Công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học. Trong các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi, công nghệ khí sinh học là công nghệ phổ biến nhất hiện nay áp dụng cho tất cả các quy mô chăn nuôi. Tuy nhiên, công nghệ này chỉ xử lý được 70-80% các chất hữu cơ, không thể xử lý để đạt được theo quy định của Quy chuẩn quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Vì vậy, các trang trại phải đầu tư tổ hợp các công nghệ xử lý ở các giai đoạn khác nhau của nước thải.

Việc thu gom, xử lý chất thải phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón QCVN01-189:2019/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi dùng trong trồng trọt.

- Các biện pháp tái sử dụng và tái chế khác.

c) Thống kê khối lượng, đánh giá chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp:

- Khối lượng chất thải phát sinh: Thống kê số lượng, loại hình cây trồng có phát sinh phụ phẩm; thống kê số trang trại chăn nuôi, loại hình chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm, khối lượng chất thải.

- Khối lượng chất thải được thu gom, xử lý, tái sử dụng: Thống kê khối lượng chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp đã được thu gom, xử lý, tái sử dụng tại mỗi hộ gia đình, trang trại chăn nuôi; thống kê số trang trại chăn nuôi áp dụng một trong các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp.

- Tỷ lệ khối lượng chất thải được thu gom, xử lý, tái sử dụng/khối lượng chất thải phát sinh đạt ≥80%.

- Tỷ lệ hộ gia đình, trang trại áp dụng các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp/tổng số hộ gia đình, trang trại đạt ≥80%.

2.8. Chỉ tiêu 17.8: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường:

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.9 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.9. Chỉ tiêu 17.9: Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch, khi đảm bảo các yêu cầu: Có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; nghĩa trang có cắm mốc, phân lô, phóng tuyến để chôn cất đồng bộ theo quy hoạch; có quy chế quản lý, hồ sơ môi trường theo quy định. Trường hợp xã có cơ sở hỏa táng thì cơ sở hỏa táng thực hiện theo đúng quy hoạch, công nghệ hỏa táng phù hợp với quy định hiện hành và có hồ sơ môi trường theo quy định.

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.5 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.10. Chỉ tiêu 17.10: Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng:

- Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao và phải được thực hiện tại cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng.

- Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (%) = Số ca hỏa táng/Số ca tử vong trên địa bàn x 100%.

Chỉ áp dụng đánh giá chỉ tiêu này khi địa phương (cấp tỉnh, huyện) có quy hoạch xây dựng cơ sở hỏa táng và cơ sở hỏa táng được đầu tư trong cùng thời điểm đánh giá.

2.11. Chỉ tiêu 17.11: Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn:

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.4 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.12. Chỉ tiêu 17.12: Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định:

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.12 của tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí môi trường

3.1. Đối các chỉ tiêu: 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.12.

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ các chỉ tiêu: 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.12 (nêu các chỉ tiêu định tính, định lượng, tính tỷ lệ).

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn các chỉ tiêu 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7, 17.8, 17.12.

3.2. Đối với chỉ tiêu 17.9, 17.10, 17.11

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về chỉ tiêu 17.9, 17.10, 17.11 trên địa bàn (như quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân, hỏa táng (nếu có) và công tác quản lý, hồ sơ môi trường nghĩa trang; tỷ lệ người dân sử dụng hình thức hỏa táng (nếu có); quy hoạch đất cây xanh sử dụng công cộng,…).

- Phòng Kinh tế Hạ tầng/Quản lý đô thị cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Xây dựng và Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn chỉ tiêu 17.9, 17.10 và 17.11.

Điều 20. Tiêu chí Chất lượng môi trường sống (tiêu chí 18)

1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Chất lượng môi trường sống khi đáp ứng 08 yêu cầu:

- Chỉ tiêu 18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (quy định: ≥ 40% xã KV 1 và ≥ 50% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm (quy định: ≥ 50% xã KV 1 và ≥ 60% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững (quy định: ≥ 25% xã KV 1 và ≥ 30% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm (qui định: 100%).

- Chỉ tiêu 18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã (qui định: không).

- Chỉ tiêu 18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm (qui định: 100%).

- Chỉ tiêu 18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch (quy định: ≥ 80% xã KV 1 và ≥ 95% xã KV 2).

- Chỉ tiêu 18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường (qui định: 100%).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 18.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung:

Căn cứ theo quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này trên địa bàn xã.

* Trong trường hợp đối với xã đã có công trình, hệ thống cấp nước sạch tập trung hoạt động tốt: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá. Tổng hợp danh sách hộ của từng thôn và tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn tại Phụ lục XV kèm theo Quyết định này.

* Trong trường hợp đối với xã ở khu vực có dân cư thưa thớt, phân bố không tập trung tại vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, biên giới, hải đảo chưa có công trình, hệ thống cấp nước sạch tập trung (hoặc đã có nhưng hư hỏng, không thể sử dụng được):

Nếu người dân đồng thuận, nguồn nước hiện tại đảm bảo, chưa có nhu cầu đầu tư mới công trình, hệ thống nước sạch tập trung trong giai đoạn này (có biên bản họp dân, với trên 70% đại diện hộ dân trên địa bàn xã tham dự họp và tại cuộc họp có trên 80% hộ dân dự họp thống nhất chưa có nhu cầu đầu tư), thì đánh giá tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình để công nhận đạt chuẩn chung chỉ tiêu 18.1, cụ thể:

- Đối với xã khu vực 1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn (từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình): ≥ 75%(7).

- Đối với xã khu vực 2: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn (từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình): ≥ 95%(8).

Danh sách hộ sử dụng nước sạch của từng thôn và tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn theo Phụ lục XV kèm theo Quyết định này. Sau này dân số đông, người dân kiến nghị đầu tư công trình nước tập trung thì địa phương cần đưa vào kế hoạch để đầu tư ở giai đoạn sau năm 2025.

2.2. Chỉ tiêu 18.2: Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm, khi đáp ứng các yêu cầu sau:

Căn cứ nội dung quy định về hệ thống cấp nước tập trung để đánh giá chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để xác định khối lượng (lít) cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày, đêm.

Sử dụng kết quả thực hiện Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn hàng năm tại Phụ lục XVI kèm theo quyết định này để đánh giá thực hiện chỉ tiêu 18.2 nêu trên.

Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm là số lượng nước sinh hoạt (tính bằng lít) đạt quy chuẩn được tính bình quân cho một người trên một ngày đêm.

Trong trường hợp xã đánh giá chỉ tiêu 18.1 trên địa bàn xã không có công trình cấp nước tập trung (chỉ đánh giá tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình), thì xem xét không đánh giá chỉ tiêu này và tiêu chí 18 sẽ đánh giá các chỉ tiêu còn lại.

2.3. Chỉ tiêu 18.3: Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững.

Công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững là công trình được giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác, vận hành tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; có cán bộ đảm bảo chuyên môn, năng lực quản lý vận hành công trình và đạt các tiêu chí hoạt động bền vững của Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn theo Phụ lục XVII kèm theo quyết định này.

Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững trên địa bàn xã được tính bằng phần trăm (%) giữa số công trình cấp nước tập trung được giao cho tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững và tổng số công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tại thời điểm đánh giá.

Trong trường hợp xã không có công trình cấp nước tập trung (chỉ đánh giá tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình), thì xem xét không đánh giá chỉ tiêu này và tiêu chí 18 sẽ đánh giá các chỉ tiêu còn lại.

2.4. Chỉ tiêu 18.4: Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm đạt 100%, khi địa phương có chương trình, tài liệu tập huấn và danh sách chủ hộ gia đình, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm tham gia tập huấn về an toàn thực phẩm theo quy định.

2.5. Chỉ tiêu 18.5: Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.

- Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Sản phẩm từ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã không là nguyên nhân gây ra sự cố về an toàn thực phẩm.

2.6. Chỉ tiêu 18.6: Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm đảm bảo yêu cầu khi: 100% cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (tương đương: HACCP, ISO 22000) theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.7. Chỉ tiêu 18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch.

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.8 thuộc tiêu chí số 7 về Môi trường và an toàn thực phẩm của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này.

2.8. Chỉ tiêu 18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100%, khi đáp ứng yêu cầu: Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về BVMT.

Địa phương thống kê số lượng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh hiện có.

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường (%) = Tổng số bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường/Tổng số bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hiện có trên địa bàn x 100%.

Trường hợp địa phương không có bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thì không đánh giá chỉ tiêu này và tiêu chí 18 sẽ đánh giá các chỉ tiêu còn lại.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí chất lượng môi trường sống

3.1. Đối các chỉ tiêu: 18.1, 18.2, 18.3, 18.4, 18.5, 18.6.

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ về chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3, 18.4, 18.5, 18.6 (nêu các chỉ tiêu định tính, định lượng, tính tỷ lệ).

- Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn chỉ tiêu 18.1, 18.2, 18.3, 18.4, 18.5, 18.6.

3.2. Đối các chỉ tiêu: 18.7, 18.8.

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu rõ các chỉ tiêu: 18.7, 18.8 (như số hộ, tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch; công tác quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn (nếu có)).

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn các chỉ tiêu 18.7, 18.8.

Điều 21. Tiêu chí Quốc phòng và an ninh (tiêu chí số 19)

1. Xã đạt chuẩn tiêu chí quốc phòng và an ninh khi đáp ứng 02 yêu cầu sau:

- Chỉ tiêu 19.1: Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân.

- Chỉ tiêu 19.2: Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng(9) trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả (quy định: Đạt).

2. Nội dung, phương pháp đánh giá

2.1. Chỉ tiêu 19.1: Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân, khi đảm bảo đủ các chỉ tiêu:

- Số lượng người Ban Chỉ huy quân sự xã: Đủ theo quy định của pháp luật. Riêng xã ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng số lượng Ban Chỉ huy quân sự xã đủ 05 đồng chí; 100% cán bộ thường trực Ban Chỉ huy đã qua đào tạo chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Chỉ huy trưởng là thành viên UBND xã, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã.

- Hằng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; Ban Chỉ huy quân sự xã có kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ và được Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện phê duyệt.

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ.

- Xây dựng (giữ vững) Chi bộ quân sự có chi ủy. Trong năm xét công nhận không có trường hợp chi ủy viên bị xử lý kỷ luật.

- Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt 20% trở lên; 100% thôn đội trưởng là đảng viên.

- Hằng năm, thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng do UBND cấp huyện giao đạt mức khá trở lên.

- Hai (02) năm liền tính đến năm đánh giá xét công nhận đạt mức khá trở lên (từ 6,6 điểm) trong phong trào Thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang huyện.

2.2. Xã được đánh giá đạt chuẩn chỉ tiêu 19.2 về An ninh khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Hằng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết, UBND xã có Kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Không để xảy ra các hoạt động theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

- Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật, như: Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Không để xảy ra các hoạt động như: Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước; xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Số vụ phạm tội về trật tự xã hội giảm ít nhất 05% so với năm trước; tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).

- Không thuộc danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự (trừ các xã có đường biên giới quốc gia đất liền, xã đảo).

- Tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên (đối với những nơi đủ điều kiện để bình xét danh hiệu thi đua), không có cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không có cá nhân vi phạm pháp luật.

- Không có cư dân cư trú trên địa bàn phạm tội từ nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên theo quy định của Bộ Công an (trừ trường hợp bất khả kháng).

- Có một trong các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và có mô hình sử dụng camera phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn tiêu chí Quốc phòng và An ninh

3.1. Đối với chỉ tiêu 19.1

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu kết quả về việc thực hiện 07 nội dung của chỉ tiêu 19.1 nêu trên.

- Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn chỉ tiêu 19.1.

3.1. Đối với chỉ tiêu 19.2

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao có nêu kết quả về việc thực hiện 08 nội dung của chỉ tiêu 19.2 nêu trên.

- Công an cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Công an tỉnh và Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn chỉ tiêu 19.2.

Điều 22. Xã đạt chuẩn NTM

Xã đạt chuẩn NTM (hoặc duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã đạt chuẩn NTM từ năm 2021 trở về trước) theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh.

Căn cứ Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2025 tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh để báo cáo đánh giá kết quả duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đối với các xã đạt chuẩn NTM từ năm 2021 trở về trước, khi lập báo cáo đánh giá duy trì theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2022-2025 thì đối với các chỉ tiêu tăng thêm(10), địa phương chuẩn bị các hồ sơ, biểu mẫu minh chứng có liên quan theo quy định tại Quyết định số 3387/QĐ- UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh để cung cấp khi thẩm tra, thẩm định.

Điều 23. Xây dựng thôn NTM kiểu mẫu và không có nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định, không có khả năng thanh toán trong xây dựng NTM

1. Xây dựng “Thôn NTM kiểu mẫu”: Thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí “Thôn NTM kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025 và Công văn số 143/VPĐPNTM-KHNV ngày 12/9/2022 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh V/v hướng dẫn thực hiện xây dựng thôn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Xã đạt chỉ tiêu này khi có ít nhất 02 thôn được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí “Thôn NTM kiểu mẫu” trong giai đoạn 2022-2025. Riêng đối với xã đã có thôn được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu/thôn NTM trong giai đoạn 2016-2021 thì phải đảm bảo duy trì nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025.

- Hồ sơ minh chứng: Bản sao Quyết định công nhận đạt chuẩn ít nhất 02 “Thôn NTM kiểu mẫu” của UBND cấp huyện hoặc Quyết định công nhận đạt chuẩn “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”/thôn NTM trong giai đoạn 2016-2021, kèm theo Báo cáo kết quả duy trì đạt chuẩn đủ Bộ tiêu chí “Thôn NTM kiểu mẫu” trong giai đoạn 2022-2025 của UBND xã, có xác nhận của UBND cấp huyện.

2. Không có nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định, không có khả năng thanh toán trong xây dựng NTM là các công trình xây dựng phải bảo đảm được nguồn thanh toán theo tỷ lệ quy định tại Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh; tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ, huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Về phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND cấp huyện, xã (vốn đối ứng của địa phương).

Hồ sơ minh chứng: Báo cáo nợ xây dựng cơ bản và giải pháp, cam kết thời gian xử lý nợ đọng (nếu có) của UBND xã có xác nhận của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và UBND cấp huyện.

Điều 24. Lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM nâng cao

Quy trình, thủ tục, kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn xã trong cùng thời điểm xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao đảm bảo đúng theo quy định của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hướng dẫn số 90/HD-MTTW- BTT ngày 20/9/2022 (Hướng dẫn này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử NTM tỉnh) và của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM nâng cao để đảm bảo thực chất, đúng quy định. UBND cấp huyện, xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong lấy ý kiến sự hài lòng của người dân.

Chương III

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ ĐẠT CHUẨN XÃ NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU

Điều 25. Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao (hoặc duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao từ năm 2021 trở về trước) theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh. Căn cứ Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2025 tại Chương II của Quy định này để đánh giá kết quả duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Điều 26. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn

1. Xã NTM kiểu mẫu đạt chuẩn thu nhập khi có thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã NTM kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối với xã NTM nâng cao (tính theo khu vực) tại cùng thời điểm (kể cả những xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021 trở về trước).

Căn cứ quy định hướng dẫn đánh giá tiêu chí số 10 về Thu nhập của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 12 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá quy định đạt chuẩn thu nhập của xã NTM kiểu mẫu.

2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn quy định về thu nhập:

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ mức thu nhập đến thời điểm đánh giá, kèm theo bảng tổng hợp thu nhập theo Phụ lục XII.

- Chi cục Thống kê cấp huyện (hoặc Chi cục Thống kê liên huyện) có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, báo cáo kết quả thẩm tra về Cục Thống kê tỉnh; Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn quy định thu nhập xã NTM kiểu mẫu.

Điều 27. Trên địa bàn xã có ít nhất 01 (một) mô hình thôn thông minh

1. Xã đạt chuẩn quy định có ít nhất 01 mô hình thôn thông minh, khi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Về thiết chế, hạ tầng

- Thôn có hạ tầng internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G phủ đến hộ gia đình.

- Nhà văn hóa thôn có wifi (wifi được duy trì thường xuyên) để phục vụ miễn phí cho nhân dân khai thác các thông tin hữu ích qua mạng phục vụ sản xuất và đời sống.

- 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích trên địa bàn thôn được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ (thực hiện đánh giá khi có hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Có hệ thống camera an ninh thôn ở trung tâm thôn, các điểm trọng yếu tại khu dân cư tập trung kết nối với Công an xã, Ban Nhân dân thôn.

- Có máy vi tính, máy in kết nối mạng để phục vụ các hoạt động của Ban Nhân dân thôn.

b) Về con người

- Thôn có tổ công nghệ cộng đồng được thành lập và hoạt động hiệu quả theo quy định.

- Ban Nhân dân thôn có ứng dụng các nền tảng số (như zalo, messenger, facebook...) để thông tin, tuyên truyền đến người dân trong thôn.

- Thôn có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, có cài đặt và sử dụng các phần mềm, nền tảng số (như thanh toán trực tuyến, smart Quảng Nam, sức khỏe điện tử và các ứng dụng hữu ích liên quan khác) đạt ít nhất 90%.

- Ban Nhân dân thôn, tổ công nghệ cộng đồng được tập huấn các nội dung về chuyển đổi số.

2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn quy định về mô hình thôn thông minh

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ chi tiết các nội dung quy định đạt chuẩn mô hình thôn thông minh (như về thiết chế, hạ tầng, về con người…).

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn về mô hình thôn thông minh của xã NTM kiểu mẫu.

Điều 28. Đạt tiêu chí về nội dung kiểu mẫu nổi trội

Xã được đánh giá đạt chuẩn về nội dung kiểu mẫu nổi trội khi thực hiện đạt chuẩn 01 trong các tiêu chí về nội dung kiểu mẫu nổi trội nhất trong các lĩnh vực: Sản xuất, giáo dục, văn hóa, cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự, chuyển đổi số, giao thông, y tế, du lịch, ngành nghề nông thôn (quy định tại Phụ lục II, Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh), cụ thể:

1. Về sản xuất:

1.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về sản xuất, khi đạt đủ các nội dung:

a) Xã có nông sản chủ lực gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo các yêu cầu sau:

- Về quy hoạch: Xã có quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cho nông sản chủ lực vào trong quy hoạch xây dựng vùng huyện và quy hoạch chung xây dựng xã, phù hợp theo định hướng về sản xuất trong quy hoạch tỉnh. Quy mô vùng nguyên liệu nông sản chủ lực phải đảm bảo diện tích (ha) tối thiểu trong quy hoạch nêu trên khi kiểm tra, đánh giá thực tế khi xét công nhận xã NTM kiểu mẫu.

- Đối với sản phẩm nông sản chủ lực thuộc lĩnh vực trồng trọt: Vùng nguyên liệu phải được cấp mã số vùng trồng theo Quyết định 3156/QĐ-BNN- TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng; đối với nông sản chủ lực thuộc lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn và vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Đối với vùng nguyên liệu cho các sản phẩm chủ lực khác: Đánh giá về cấp mã số vùng khi có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Nông nghiệp và PTNT cập nhập, hướng dẫn cụ thể).

- Cơ giới hóa về làm đất, thu hoạch đạt trên 95% diện tích sản xuất (chỉ áp dụng đánh giá đối với vùng nguyên liệu sản xuất lúa/lúa giống là nông sản chủ lực).

- Tại vùng nguyên liệu có áp dụng quy trình kỹ thuật/hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP) và tương đương như VietGAP, Global GAP..., sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc sản xuất theo yêu cầu cụ thể từng thị trường xuất khẩu. Có ứng dụng công nghệ số, nền tảng số để tự động hóa một số khâu trong quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến; ứng dụng các công nghệ giám sát, phân tích liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh, thổ nhưỡng; xây dựng nhật ký điện tử (số hóa dữ liệu vùng trồng, quy trình sản xuất); giám sát, truy xuất nguồn gốc (tạo mã QR…) theo đặc điểm của từng nông sản chủ lực tại vùng nguyên liệu.

- Có tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản chủ lực nhằm thực hiện các hình thức liên kết quy định tại Điều 4 Nghị định số 98/2018/NĐ- CP ngày 04/7/2018 của Chính phủ cho nông sản chủ lực tại vùng nguyên liệu.

b) Xã có ít nhất 01 HTX hoạt động hiệu quả và số lượng thành viên của HTX này có từ 20 thành viên trở lên đối với xã thuộc huyện miền núi cao, 30 thành viên trở lên đối với xã thuộc huyện miền núi thấp và 50 thành viên trở lên đối với xã thuộc huyện, thị xã, thành phố đồng bằng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX.

c) Có ít nhất 01 sản phẩm OCOP được công nhận từ 4 sao trở lên còn thời hạn và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh (có lãi trong năm đánh giá).

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về sản xuất cần căn cứ quy định của tiêu chí số 13 xã NTM tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 13 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

1.2. Hồ sơ minh chứng

a) Minh chứng cho nội dung xã có nông sản chủ lực gắn với vùng nguyên liệu tập trung

- Sản phẩm chủ lực của xã phải nằm trong danh mục các sản phẩm chủ lực của huyện và được UBND huyện phê duyệt (kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt sản phẩm chủ lực của UBND cấp huyện).

- Hồ sơ chứng minh sản phẩm chủ lực nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung (bản sao nội dung trong các đồ án quy hoạch liên quan(11) có quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung đối với sản phẩm chủ lực của xã).

- Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận nông sản chủ lực (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu) của xã được cấp mã vùng.

- Trong báo cáo đánh giá có nêu rõ kết quả cơ giới hóa hoặc có báo cáo riêng của UBND xã về kết quả cơ giới hóa (làm đất, thu hoạch) đối với vùng nguyên liệu sản xuất lúa/lúa giống (diện tích được cơ giới hóa, trang thiết bị cơ giới hóa, thời gian, hiệu quả….), được Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế huyện, thị xã, thành phố xác nhận đảm bảo theo tiêu chí quy định.

- Trong báo cáo đánh giá có nêu rõ kết quả áp dụng quy trình kỹ thuật/hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, cung cấp thông tin về ứng dụng công nghệ số: tự động hóa, nhật ký điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc (mã QR…) hoặc có báo cáo riêng của UBND xã về các nội dung nêu trên; hoặc bản sao giấy chứng nhận VietGAP, Global GAP..., sản xuất nông nghiệp hữu cơ…. của nông sản chủ lực tại vùng nguyên liệu.

- Bản sao hợp đồng liên kết sản xuất.

b) Minh chứng cho nội dung hợp tác xã

- Hợp tác xã đảm bảo hiệu quả theo quy định tại chỉ tiêu 13.1 của xã NTM nâng cao.

- Bảng đánh giá của HTX theo Phụ lục 02 qui định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã có chữ ký của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và được Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xác nhận.

- Danh sách thành viên hợp tác xã có xác nhận của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và được UBND xã xác nhận.

c) Minh chứng cho sản phẩm OCOP

Bản sao Quyết định của cấp thẩm quyền công nhận sản phẩm OCOP ít nhất 04 sao còn thời hạn đối với sản phẩm OCOP của xã được chọn làm hồ sơ minh chứng, kèm theo báo cáo về sản xuất kinh doanh của chủ thể OCOP chứng minh hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh (có lãi trong năm đánh giá) được Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện xác nhận (đối với chủ thể OCOP là HTX, doanh nghiệp) hoặc UBND xã xác nhận (đối với chủ thể OCOP là hộ kinh doanh).

1.3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về sản xuất

- Trong hồ sơ báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về sản xuất.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về sản xuất.

2. Về giáo dục

2.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về giáo dục, khi đạt đủ các nội dung:

- Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt ít nhất 12% đối với các xã thuộc các huyện miền núi và đạt ít nhất 40% đối với các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng; tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vào các trường, các nhóm lớp đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc, dạy học theo quy định đạt ít nhất 95%.

- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6 đạt 100% (trừ học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ).

- 100% trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Có ít nhất 60% trường học các cấp đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2.

- Tỷ lệ học sinh (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp) đạt ít nhất 85% đối với các xã thuộc các huyện miền núi, ít nhất 90% đối với các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường đại học, cao đẳng (kể cả cao đẳng nghề) đạt ít nhất 40%.

- Các trường học (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) trên địa bàn xã có triển khai ít nhất 01 dịch vụ giáo dục thông minh (như phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường trực tuyến; phần mềm tuyển sinh đầu cấp; triển khai các ứng dụng: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, trang thông tin điện tử; phần mềm học tập online: VNPT E-Learning, Viettelstudy,…).

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về giáo dục cần căn cứ quy định của tiêu chí số 5, tiêu chí số 14 quy định tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 5 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

2.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về giáo dục

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về giáo dục, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về giáo dục.

3. Về văn hóa

3.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về văn hóa, khi đạt đủ các nội dung:

- Có ít nhất 80% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa 03 năm liên tục trở lên (tính đến thời điểm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu), trong đó ít nhất 50% thôn đạt thôn văn hóa 05 năm liên tục (đối với xã có 03 thôn thì đạt ít nhất 02 thôn). Có ít nhất 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn xã đạt chuẩn văn hóa theo quy định.

- Có ít nhất 95% số hộ gia đình trên địa bàn xã được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa; trong đó, có ít nhất 70% được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa 03 năm liên tục.

- Có ít nhất 95% số hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các lễ hội (nếu có) trên địa bàn xã được tổ chức theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và Quyết định số 2261/QĐ- UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Có tư liệu (đĩa DVD, file tài liệu,...) ghi hình lại việc tổ chức lễ hội tại địa phương.

- Xã có ít nhất 01 mô hình về văn hóa, thể thao; mỗi thôn có ít nhất 01 câu lạc bộ văn nghệ hoặc câu lạc bộ thể thao hoạt động thường xuyên, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu:

+ Đối với chỉ tiêu xã có ít nhất 01 mô hình về văn hóa, thể thao: Ban hành quyết định thành lập (công nhận), quy chế hoạt động, danh sách đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của xã. Thực hiện việc tổ chức được ít nhất 15 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao theo Khoản 6, 7 Điều 6, Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã. Báo cáo thống kê số buổi hoạt động của đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của xã/năm.

+ Đối với chỉ tiêu mỗi thôn có ít nhất 01 câu lạc bộ văn nghệ hoặc câu lạc bộ thể thao hoạt động thường xuyên, hiệu quả: 100% thôn có nhà văn hóa được xây dựng đảm bảo quy mô chỗ ngồi tương ứng với số hộ dân trên địa bàn. 100% Nhà văn hóa thôn được kết nối internet (miễn phí). Mỗi thôn có ít nhất 01 câu lạc bộ văn nghệ/câu lạc bộ thể thao được duy trì, tổ chức hoạt động hiệu quả (tất cả các câu lạc bộ của các tổ chức đoàn thể - Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… trong thôn định kỳ tổ chức sinh hoạt tối thiểu 01 lần/tháng); trong đó, mỗi thôn có 01 câu lạc bộ/đội văn hóa, thể thao thu hút được trên 60% số người dân thường trú trên địa bàn tham gia.

- Xã không có trường hợp bạo lực gia đình phải góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

- Đền thờ/miếu xóm/cổng làng (nếu có) được cải tạo, chỉnh trang sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương.

- Xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới tại năm xét công nhận xã NTM kiểu mẫu.

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về văn hóa cần căn cứ quy định của tiêu chí số 16 xã NTM quy định tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 6 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

3.2. Hồ sơ minh chứng

Bản sao các quyết định, quy định có liên quan đến các chỉ tiêu nêu trên theo quy định.

3.3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về văn hóa

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về văn hóa, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về văn hóa.

4. Về cảnh quan, môi trường

4.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về cảnh quan, môi trường khi đạt đủ các nội dung:

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định đạt ít nhất 95%.

- Có ít nhất 85% đường xã, đường thôn có rãnh thoát nước và được trồng đồng bộ cây xanh bóng mát, hoa, cây cảnh, hàng rào xanh hoặc trang trí khác để tạo cảnh quan môi trường; định kỳ hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ, xóm, khu dân cư.

- Có mô hình bảo vệ môi trường tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; câu lạc bộ, đội tuyên truyền bảo vệ môi trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

- Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư (nếu có); đối với các ao, hồ có sẵn ở địa phương, cần thường xuyên nạo vét bùn, tiêu diệt các loài côn trùng gây các bệnh truyền nhiễm, thay nước (nếu đã bị ô nhiễm).

- Có ít nhất 60% số hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải rắn tại nguồn.

- Có ít nhất 95% cơ sở chăn nuôi đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

- Giảm thiểu phát sinh nước thải sinh hoạt tại nguồn, có biện pháp xử lý, cải thiện ô nhiễm do nước thải sinh hoạt; tại các khu, cụm dân cư tập trung có hệ thống thu gom, xử lý nước thải phù hợp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”) đạt ít nhất 95%.

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về cảnh quan, môi trường cần căn cứ quy định của tiêu chí số 17 xã NTM quy định tại Quyết định số 3387/QĐ- UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 2, tiêu chí số 17 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

4.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về cảnh quan, môi trường

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về cảnh quan môi trường, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về cảnh quan, môi trường.

5. Về an ninh trật tự

5.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về an ninh trật tự khi đạt đủ các nội dung:

- Có ít nhất 03 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu: Trên địa bàn xã không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; tệ nạn xã hội được kiềm chế giảm; không có công dân cư trú trên địa bàn xã phạm tội nghiêm trọng trở lên, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội giảm theo từng năm.

- Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định về khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

- Xã được đánh giá, phân loại phong trào đạt “Xuất sắc” theo Quyết định số 510/QĐ-BCA-V05 ngày 20/01/2022 của Bộ Công an về việc ban hành quy định tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại năm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu.

- Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh; tối thiểu 03 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu đạt danh hiệu “Tiên tiến” trở lên và có ít nhất 01 năm đạt “Quyết thắng”.

- Xã có hệ thống camera an ninh kết nối đến tất cả các thôn trên địa bàn. Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về an ninh trật tự cần căn cứ quy định của chỉ tiêu số 19.2 của tiêu chí 19 xã NTM quy định tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và chỉ tiêu số 19.2 của tiêu chí số 19 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

5.2. Hồ sơ minh chứng

Bản sao các quyết định, quy định có liên quan đến các chỉ tiêu nêu trên theo quy định.

5.3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về an ninh trật tự

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về an ninh trật tự, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Công an cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Công an tỉnh và Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về an ninh trật tự

6. Về chuyển đổi số

6.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về chuyển đổi số khi đạt ít nhất 80% số điểm trong Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh (hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, nếu có).

6.2. Hồ sơ minh chứng

Bảng chấm điểm theo Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp xã, kèm theo Bản sao các quyết định, quy định có liên quan đến các chỉ tiêu chấm điểm theo quy định.

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về chuyển đổi số cần căn cứ quy định của tiêu chí số 8 xã NTM quy định tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 8 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

6.3. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về chuyển đổi số

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về chuyển đổi số, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về chuyển đổi số.

7. Về Giao thông:

7.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về giao thông khi đạt đủ các nội dung:

- 100% đường xã, đường thôn, đường đường ngõ xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa theo quy định.

- 100% đường xã, đường thôn: Có xây xanh, bóng mát (cây cách cây tối đa 10m) và có hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Không có trường hợp vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trách nhiệm của UBND xã nhưng không xử lý hoặc không phối hợp xử lý.

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về giao thông cần căn cứ quy định của tiêu chí số 2 xã NTM quy định tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 2 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

7.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về giao thông

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về giao thông, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Kinh tế Hạ tầng/Quản lý đô thị cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về giao thông.

8. Về y tế

8.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về y tế khi đạt đủ các nội dung:

- Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử ít nhất 90%.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt ít nhất 98%.

- Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (cả nam và nữ) ít nhất 98%.

- Kiểm soát tốt dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh gây dịch. Trong năm không có tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người.

- Có xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý Trạm Y tế xã; Trạm Y tế xã có triển khai tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, bà mẹ có con nhỏ dưới 02 tuổi.

- Hằng năm, Trạm Y tế xã có tổ chức truyền thông: Ngày Vi chất dinh dưỡng (01/6 và 01/12), Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ (01-07/8), Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển (16-23/10) và tham gia hưởng ứng các chiến dịch truyền thông liên quan do cấp trên phát động.

- Trạm Y tế xã có xây dựng, triển khai hiệu quả ít nhất 02 (hai) trong các mô hình can thiệp dinh dưỡng thiết yếu như: (i) Chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời (chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú; (ii) nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; (iii) ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục bú mẹ cho trẻ em từ 6 đến 23 tháng); (iv) theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em; (v) quản lý và điều trị cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính; (vi) phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

Trong quá trình đánh giá nội dung nổi trội về y tế cần căn cứ quy định của tiêu chí số 15 xã NTM tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh và tiêu chí số 14 của tiêu chí xã NTM nâng cao quy định tại Chương II Quyết định này để đánh giá.

8.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về y tế

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về y tế, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Y tế và Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về y tế.

9. Về du lịch

9.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về du lịch khi đạt đủ các nội dung:

- Có ít nhất 01 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận và doanh thu từ hoạt động du lịch có tăng trong năm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu (hoặc doanh thu về hoạt động du lịch đạt tối thiểu 15% so với tổng doanh thu du lịch của huyện/thị xã/thành phố (Công thức tính: Doanh thu = tổng lượt khách x ngày lưu trú bình quân x chi tiêu bình quân)).

- Có cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

- Có ít nhất 01 cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch hoặc có ít nhất 02 sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng do người dân địa phương sản xuất.

- Điểm du lịch thu hút tối thiểu 5.000 lượt khách/năm hoặc lượt khách đến điểm du lịch trong năm đánh giá, xét công nhận xã NTM kiểu mẫu có tăng tối thiểu 15% so với năm trước.

- Hoạt động du lịch gắn với phát huy giá trị di tích, danh thắng, lễ hội hoặc làng nghề, làng truyền thống và thành quả xây dựng NTM ở địa phương.

- Ít nhất 90% người tham gia làm dịch vụ du lịch trên địa bàn được tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Số lao động trong độ tuổi lao động làm du lịch trên địa bàn xã chiếm tối thiểu 20% tổng số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã.

- Điểm du lịch có trang web để quảng bá hình ảnh và có video, clip… du lịch địa phương đăng quảng bá trên các phương tiện truyền thông.

9.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về du lịch

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về du lịch, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về du lịch.

10. Về ngành nghề nông thôn

10.1. Xã đạt chuẩn nội dung nổi trội về ngành nghề nông thôn khi đạt đủ các nội dung:

- Xã có ít nhất 01 làng nghề hoặc 01 làng nghề truyền thống đã được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ và làng nghề/làng nghề truyền thống này đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Duy trì đảm bảo các tiêu chí làng nghề/làng nghề truyền thống theo quy định tại năm đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

- Có kết nối với tour, tuyến hoặc điểm du lịch.

- Có ít nhất 01 điểm trưng bày, quảng bá, bán các sản phẩm làng nghề/sản phẩm OCOP/sản phẩm đặc trưng của địa phương tại các doanh nghiệp/HTX/hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong làng nghề/làng nghề truyền thống.

10.2. Hồ sơ xác nhận đạt chuẩn nội dung nổi trội về ngành nghề nông thôn

- Trong hồ sơ Báo cáo chính của UBND xã trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu có nêu rõ kết quả thực hiện từng nội dung nổi trội về ngành nghề nông thôn, kèm theo các hồ sơ minh chứng có liên quan (đối với nội dung có minh chứng) để chứng minh kết quả đạt được.

- Phòng Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra mức độ đạt chuẩn, thông tin kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xác nhận bằng văn bản về mức độ đạt chuẩn/hoặc không đạt chuẩn nội dung nổi trội về ngành nghề nông thôn.

Chương IV

CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU VÀ KHEN THƯỞNG

Điều 29. Điều kiện công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

1. Đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu tại Chương II, III Quyết định này.

2. Không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.

3. Có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo quy định.

4. Xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an là xã đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự theo quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.

Điều 30. Thẩm quyền công nhận, thu hồi xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Điều 31. Trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu:

Bước 1: Tổ chức đánh giá, lấy ý kiến

1. UBND xã tổ chức xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã, kèm theo các Phụ lục, hồ sơ minh chứng liên quan theo Quy định này (các phụ lục, hồ sơ minh chứng này lưu tại UBND xã để phục vụ cho công tác thẩm tra, thẩm định sau này của cấp huyện, tỉnh; các xã cần scan các Phụ lục, hồ sơ minh chứng các chỉ tiêu, tiêu chí bằng file PDF để thuận lợi trong cung cấp hồ sơ cho công tác thẩm tra, thẩm định qua các ứng dụng công nghệ thông tin như email, Q.office… nếu cần); gửi Báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã; báo cáo được thông báo, công bố công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các thôn và trên hệ thống truyền thanh của xã ít nhất 05 lần trong thời hạn 15 ngày để thông báo rộng rãi và tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân.

2. UBND xã bổ sung hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã.

Bước 2. Hoàn thiện hồ sơ

1. UBND xã tổ chức họp (gồm các thành viên Ban quản lý xã, các Ban phát triển thôn) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND cấp huyện.

2. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, UBND xã nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện để thẩm tra (01 bộ hồ sơ) chịu trách nhiệm toàn diện về toàn bộ thông tin, nội dung, số liệu trong hồ sơ, gồm:

a) Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này);

b) Biên bản cuộc họp của UBND xã đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này);

c) Báo cáo của UBND xã về kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (bản chính, xã NTM nâng cao theo Mẫu số 03 và xã NTM kiểu mẫu theo Mẫu số 04(12) kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu kèm theo Quy định này);

(Đối với hồ sơ minh chứng, phụ lục các tiêu chí liên quan quy định tại quyết định này, đề nghị UBND xã số hóa thành các file (bản scan), đặt tên cho từng file nội dung chỉ tiêu, tiêu chí minh chứng để cung cấp cho cấp huyện, cấp tỉnh khi thẩm tra, thẩm định hoặc nén gửi kèm trên Q.office khi trình hồ sơ).

d) Báo cáo của UBND xã về tổng hợp ý kiến tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã đối với kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của xã (bản chính, theo Mẫu số 05 kèm theo Quy định này);

đ) Báo cáo của UBND xã về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã (bản chính, theo Mẫu số 06 kèm theo Quy định này);

e) Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện xây dựng NTM của xã (10-15 ảnh hoặc video clip).

3. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp huyện (nộp qua Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện/Văn phòng các Chương trình MTQG cấp huyện).

Bước 3. Tổ chức thẩm tra, lấy ý kiến

1. Trường hợp xã chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp huyện trả lời bằng văn bản cho UBND xã và nêu rõ lý do.

2. UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra hồ sơ, đánh giá thực tế kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận (UBND cấp huyện khi thẩm tra cần ứng dụng công nghệ thông tin trong thẩm tra, đảm bảo nguyên tắc không gia tăng thủ tục hành chính, khó khăn cho xã; từng Phòng, ban phụ trách tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu sau khi thẩm tra cần thông tin kết quả thẩm tra, kèm theo hồ sơ liên quan (nếu có) cho Sở, ngành liên quan ở cấp tỉnh qua hệ thống quản lý điều hành văn bản Q.office để thuận lợi trong công tác thẩm định, xác nhận đạt chuẩn của cấp tỉnh; sử dụng Mẫu số 13 kèm theo Quy định này để có ý kiến thẩm tra đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu do Phòng, ban phụ trách); UBND cấp huyện xây dựng báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; gửi báo cáo để lấy ý kiến tham gia của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; thông báo rộng rãi dự thảo báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện (như Cổng Thông tin điện tử của huyện, Đài Phát thanh Truyền hình cấp huyện); bổ sung hoàn thiện báo cáo đối với từng xã khi nhận được ý kiến tham gia bằng văn bản của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị - xã hội của xã tiến hành lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG/Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM cấp huyện.

Bước 4. Hoàn thiện hồ sơ

1. UBND cấp huyện tổ chức họp (gồm các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG/Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM cấp huyện - viết tắt là Ban Chỉ đạo cấp huyện) thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã; hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các đại biểu dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình UBND tỉnh.

2. Hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, UBND cấp huyện nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện để thẩm định (01 bộ hồ sơ) và chịu trách nhiệm toàn diện về toàn bộ thông tin, nội dung, số liệu trong hồ sơ, gồm:

a) Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 07 kèm theo Quy định này);

b) Biên bản cuộc họp của UBND cấp huyện đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 08 kèm theo Quy định này);

c) Báo cáo của UBND cấp huyện về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, xã NTM nâng cao theo Mẫu số 09 và xã NTM kiểu mẫu theo Mẫu số 10 kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu kèm theo Quy định này);

d) Báo cáo của UBND cấp huyện về tổng hợp ý kiến tham gia của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 11 kèm theo Quy định này);

đ) Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (bản chính, theo Mẫu số 12 kèm theo Quy định này).

e) Kèm theo hồ sơ của UBND xã trình tại Bước 2.

3. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh).

Bước 5. Tổ chức thẩm định, công nhận

1. Trường hợp xã chưa đủ điều kiện, hồ sơ chưa hợp lệ để đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND cấp huyện trình, UBND tỉnh giao Văn phòng Điều phối NTM tỉnh kiểm tra, trả lời bằng văn bản cho UBND cấp huyện và nêu rõ lý do.

2. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh chuyển hồ sơ có liên quan cho các Sở, ngành phụ trách các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để kiểm tra, xác định mức độ đạt chuẩn.

Trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của các Sở, ngành phụ trách các tiêu chí, UBND tỉnh giao Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh thành lập Đoàn công tác liên ngành (gồm Chánh Văn phòng là Trưởng đoàn, thành viên là đại diện các Sở, ngành phụ trách các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cần kiểm tra thực tế) đi khảo sát, kiểm tra thực tế tại một số địa phương đề nghị công nhận, đảm bảo thực chất, tinh gọn, hiệu quả.

Trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của các Sở, ngành cấp tỉnh đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn đối với các nội dung, tiêu chí được giao phụ trách (báo cáo xác nhận đạt chuẩn chỉ tiêu, tiêu chí do Sở, ngành phụ trách theo Mẫu số 13 kèm theo Quy định này), Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng báo cáo và trình UBND tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh xây dựng và ban hành báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận.

3. Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (gọi chung là Hội đồng thẩm định tỉnh), gồm đại diện lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh là một lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.

4. Hội đồng thẩm định tỉnh tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã (cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh dự họp). Văn phòng Điều phối NTM tỉnh báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn thiện hồ sơ khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng thẩm định cấp tỉnh dự họp phải đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận.

Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (Bản chính, theo Mẫu số 14 kèm theo Quy định này).

+ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đối với từng xã đủ điều kiện để đề nghị xét, công nhận của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh (trường hợp được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT ủy quyền) (Bản chính, xã NTM nâng cao theo Mẫu số 15 và xã NTM kiểu mẫu theo Mẫu số 16 kèm theo Quy định này).

5. Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

6. Mẫu bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (theo Mẫu số 34.1 tại Phụ lục I kèm theo quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Điều 32. Thời gian đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Việc đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được tiến hành trong 02 đợt:

1. Đợt 1

- Thời gian UBND xã đánh giá: Bắt đầu từ đầu tháng 9 đến tháng cuối tháng 9 hằng năm.

- Thời gian UBND xã trình UBND cấp huyện thẩm tra: Trước ngày 30/10 hằng năm.

- Thời gian UBND cấp huyện trình UBND tỉnh thẩm định: Trước ngày 30/11 hằng năm.

- Thời gian hồ sơ cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định tỉnh: Trước ngày 20/12 hằng năm và trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trước ngày 30/12 hằng năm.

Khi đánh giá đợt 1 này thì được sử dụng kết quả đánh giá đạt chuẩn tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của năm trước liền kề năm đánh giá nếu tại thời điểm đánh giá, thẩm tra, thẩm định một số tiêu chí chưa có kết quả (như xã tiếp cận pháp luật,…), nhưng phải tuân thủ theo đúng quy định và văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Đợt 2

- Thời gian UBND xã đánh giá: Bắt đầu từ đầu tháng 11 của năm đánh giá.

- Thời gian UBND xã trình UBND cấp huyện thẩm tra: Trước ngày 30/12 của năm đánh giá.

- Thời gian UBND cấp huyện trình UBND tỉnh thẩm định: Trước ngày 28/02 năm sau năm đánh giá.

- Thời gian hồ sơ cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định tỉnh: Trước ngày 20/3 năm sau năm đánh giá và trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trước ngày 30/3 năm sau năm đánh giá.

* Riêng đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2022, đánh giá, công nhận trong quý III/2023.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện của các địa phương để hướng dẫn thời gian đánh giá, thẩm tra, thẩm định cho phù hợp. Trường hợp khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Điều 33. Công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

1. Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được công khai trên báo, đài phát thanh truyền hình và Cổng thông tin điện tử NTM của tỉnh.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; thời hạn tổ chức công bố không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định công nhận (trừ trường hợp địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội do phòng chống dịch bệnh, hoặc địa phương thực hiện khắc phục thiệt hại do thiên tai). Việc tổ chức công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu do UBND cấp huyện chủ trì thực hiện đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, không phô trương.

Điều 34. Đánh giá việc duy trì, nâng chuẩn và thu hồi quyết định công nhận đối với xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao

Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao từ năm 2021 trở về trước thì không làm thủ tục công nhận lại;

Hằng năm, bắt đầu từ đầu tháng 12 (thực hiện từ năm 2023), UBND xã căn cứ các nội dung liên quan tại Quy định này để xây dựng Báo cáo đánh giá việc duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025 cho năm đánh giá (vận dụng mẫu Báo cáo tại Mẫu số 03 kèm theo Quy định này; đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao đến hết ngày 31/12 của năm đánh giá); UBND xã lập Tờ trình đề nghị xác nhận duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí mới tại năm xây dựng Báo cáo đánh giá, kèm theo Báo cáo, gửi UBND cấp huyện (qua Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện/Văn phòng các Chương trình MTQG cấp huyện) trước ngày 28/02 của năm sau năm đánh giá.

Trên cơ sở đề nghị của UBND xã, UBND cấp huyện giao Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện/Văn phòng các Chương trình MTQG cấp huyện chủ trì, phối hợp các Phòng, ban liên quan rà soát các số liệu tại Báo cáo của UBND xã, nếu xã nào đủ điều kiện duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí mới (sau khi có ý kiến của các Phòng, Ban phụ trách tiêu chí NTM nâng cao), UBND cấp huyện hoàn thiện Báo cáo thẩm tra của UBND cấp huyện đối với từng xã (UBND cấp huyện xây dựng 01 Báo cáo thẩm tra, vận dụng Mẫu số 09 kèm theo Quy định này để xây dựng Báo cáo thẩm tra việc duy trì, nâng chuẩn của UBND cấp huyện cho từng xã), kèm theo Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị xác nhận việc đảm bảo duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí mới (mỗi xã UBND cấp huyện đề nghị bằng 01 Tờ trình, kèm theo Báo cáo thẩm tra của UBND cấp huyện, các văn bản của các Phòng, ban phụ trách tiêu chí NTM nâng cao xác nhận đã đảm bảo duy trì, nâng chuẩn và Báo cáo của UBND xã), gửi về UBND tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh theo hệ thống quản lý văn bản điều hành Q.office) trước ngày 31/3 hằng năm.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh kiểm tra, gửi Báo cáo kèm theo hồ sơ liên quan cho các Sở, ngành phụ trách các tiêu chí NTM nâng cao để xác nhận việc duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí mới của từng xã. Trên cơ sở ý kiến xác nhận của các Sở, ngành phụ trách tiêu chí NTM nâng cao (sử dụng mẫu số 13 kèm theo Quy định này để xác nhận), Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh Thông báo các địa phương đủ điều kiện duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí nâng cao giai đoạn 2022-2025 trước ngày 30/6 hằng năm.

Đối với những xã không đảm bảo duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí nâng cao giai đoạn 2022-2025 (khi có từ 30% đến dưới 50% số tiêu chí xã NTM nâng cao, trong đó có một trong các tiêu chí: số 10 về thu nhập; số 17 về môi trường; số 18 về chất lượng môi trường sống và số 19 về quốc phòng và an ninh hoặc có từ 50% số tiêu chí xã NTM nâng cao trở lên không đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh), Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo quy định và tổ chức kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan, theo như chỉ đạo của HĐND tỉnh tại điểm k(13), Điều 8 Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022.

Đối với những xã chưa đảm bảo duy trì, nâng chuẩn nhưng chưa đến mức thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao như nêu trên thì UBND cấp huyện, UBND xã tổ chức họp để xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch để thực hiện duy trì, nâng chuẩn trong năm tiếp theo. Trường hợp năm tiếp theo vẫn không đảm bảo duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025 thì tổ chức kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan như nêu trên.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác duy trì, nâng chuẩn đối với các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý đối với các địa phương chậm duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí nâng cao giai đoạn 2022-2025.

Điều 35. Khen thưởng

Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua xây dựng NTM được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng theo quy định tại Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 và của UBND tỉnh theo quy định tại Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng NTM”, giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng trong Phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Nhiệm vụ của các Sở, Ban, ngành

1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Quyết định này. Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, xử lý. Hằng năm, phối hợp các Sở, Ban, ngành thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và công bố xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Văn phòng Điều phối NTM tỉnh có trách nhiệm công bố Quyết định này và các phụ lục, biểu mẫu kèm theo trên Cổng thông tin điện tử NTM tỉnh (tại địa chỉ http://nongthonmoi.net/) để các cá nhân, tổ chức có liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện.

2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phụ trách các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Quyết định số 1098/QĐ- UBND ngày 25/4/2022 về việc phân công phụ trách các Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025:

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí thuộc ngành mình phụ trách để các địa phương triển khai thực hiện; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để quản lý và thuận lợi trong công tác thẩm định.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản quy định của các Bộ, ngành Trung ương để kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cho phù hợp với quy định của cấp trên và điều kiện thực tế của địa phương.

- Tăng cường kết nối với các Phòng, ban cấp huyện có liên quan trong việc thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; kiểm tra, xác nhận mức độ đạt chuẩn của tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thuộc Sở, ngành phụ trách.

3. Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh được phân công đứng điểm tại các xã, các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các địa phương trong việc thực hiện theo các nội dung của Quyết định này; chỉ đạo việc lồng ghép các nội dung thuộc đơn vị quản lý để thực hiện đầu tư hỗ trợ cho các xã, trong đó ưu tiên cho các xã nằm trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 (kể cả xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới); kịp thời báo cáo những tồn tại, vướng mắc về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội, đoàn thể các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo quy định tại Quyết định này.

Điều 37. Trách nhiệm UBND cấp huyện, UBND xã

- Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho Thủ trưởng các Phòng, ban có liên quan để tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện và hỗ trợ các xã trên địa bàn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành tiêu chí được phân công trên địa bàn.

- Khẩn trương rà soát thực trạng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và xây dựng kế hoạch thực hiện đạt chuẩn theo lộ trình đề ra; gửi thực trạng, kế hoạch về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh trước ngày 15/6/2023 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng, ban, đơn vị liên quan và Ban Chỉ đạo xã, UBND, Ban Quản lý xã thực hiện theo đúng các nội dung tại Quyết định này; chỉ đạo tổ chức đánh giá, thẩm tra, đề nghị UBND tỉnh thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu hằng năm theo đúng quy định (kể cả xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu duy trì, nâng chuẩn), trong đó ưu tiên điều tra, đánh giá, thẩm tra trước các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo lộ trình đạt chuẩn hằng năm.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để xem xét, giải quyết.

- Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm (vào ngày 20 của tháng cuối) các địa phương báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; trong đó cần nêu rõ những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành theo từng tiêu chí đối với từng xã, nguyên nhân và đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh giải quyết tồn tại, vướng mắc từ cơ sở.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, bất cập hoặc có quy định mới của Trung ương, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan phản ánh về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh (bằng văn bản qua hệ thống Q.office) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

(Kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Phụ lục I

KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

TT

Loại đường/tên đường

Chiều dài (km)

Chỉ tiêu kỹ thuật

Kết cấu mặt đường (km)

Đầu đường có biển chỉ dẫn và giao nhau có biển báo giao thông (trục chính thôn đầu đường có biển báo giao thông)

Hệ thống điện chiếu sáng và trồng cây xanh, bóng mát

Bề rộng mặt (m)

Bề rộng nền (m)

Cứng hóa và bảo trì hàng năm

Chưa cứng hóa

Chưa cứng hóa nhưng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận lợi

I

Đường xã (ĐX)

x

x

x

x

Đường thiết yếu
(trục xã, liên xã)

1

Tuyến......

2

Tuyến.......

II

Đường trục thôn

x

x

x

x

Đường thiết yếu

1

Tuyến .......

2

Tuyến .......

III

Đường ngõ, xóm

x

x

Đường thiết yếu

1

Tuyến .......

2

Tuyến .......

IV

Đường nội đồng

x

x

x

Đường trục chính

1

Tuyến .......

2

Tuyến .......

Phụ lục II

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ GIAO THÔNG

STT

Loại đường

Chiều dài (km)

Tỷ lệ đạt được (%)

Chỉ tiêu quy định (%)

Biển chỉ dẫn, biển báo giao thông (có/không có)

Kết luận
(đạt/chưa đạt)

Tổng

Đạt tiêu chí NTM

Chưa đạt tiêu chí NTM

1

Đường xã (ĐX)

Theo khu vực

-

Cứng hóa và bảo trì hằng năm.

x

x

x

x

-

Biển chỉ dẫn và biển báo giao thông

x

-

Hệ thống điện chiếu sáng và trồng cây xanh.

x

x

x

x

2

Đường trục thôn

Theo Khu vực

-

Cứng hóa và bảo trì hằng năm.

x

x

x

x

-

Biển báo giao thông đầu tuyến đường.

x

-

Hệ thống điện chiếu sáng và trồng cây xanh.

x

x

x

x

3

Đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng- xanh-sạch-đẹp

Theo Khu vực

4

Đường trục chính nội đồng

Theo Khu vực

-

Đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm

-

Trong đó đã cứng hóa

Phụ lục III

XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC TƯỚI, TIÊU CHỦ ĐỘNG

1. Đối với công tác tưới

TT

Công trình thủy lợi/ cây trồng

Diện tích gieo trồng cần được bảo đảm tưới theo kế hoạch (ha)

Diện tích gieo trồng thực tế được tưới chủ động (ha)

Ttưới =

S1

x100(%)

S

Kết luận (đạt/ không đạt

A

Trạm bơm ....

1

Cây hàng năm

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

Rau, màu

2

Cây lâu năm

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

B

Hồ chứa ......

1

Cây hàng năm

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

Rau, màu

2

Cây lâu năm

Cây ăn quả

Cây công nghiệp

...

........

....

.........

Tổng cộng

S

S1

* Ghi chú:

- Hiện trạng hệ thống thủy lợi bao gồm: Hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh mương, công trình thủy lợi đất màu, ao gom nước nhỉ,...;

- Đối với các diện tích của xã do công trình thuộc doanh nghiệp nhà nước (Công ty thủy lợi/Chi nhánh thủy lợi) hay các tổ chức quản lý phục vụ tưới thì trong biểu thống kê ghi tên tuyến kênh của cống đầu kênh mà địa phương ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý theo diện tích tưới. Đối với trường hợp này thì hồ sơ minh chứng cần có hợp đồng của địa phương với đơn vị phục vụ tưới.

2. Đối với công tác tiêu

TT

Loại đất phân theo mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Diện tích thực tế được tiêu (ha)

Kết luận (đạt/không đạt)

1

Sản xuất nông nghiệp

Lúa (đông xuân, hè thu, mùa)

Rau màu

Cây lâu năm

2

Phi nông nghiệp

Đất thổ cư

Khác

Tổng cộng

F

F1

Ttiêu (%)

(F1/F)*100

Ghi chú: Chỉ đánh giá tiêu nước đối với các vùng có hệ thống công trình tiêu hoàn chỉnh để sản xuất cây trồng cạn và vùng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; nếu không có hệ thống công trình tiêu thì không đánh giá nội dung này.

Phụ lục IV

ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU 3.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm tối đa

Cách xác định điểm số

1

Thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước

30

1.1

Lập kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước

10

a) Đối với tổ chức TLCS quản lý công trình thủy lợi nội đồng trong công trình thủy lợi do các tổ chức khai thác thủy lợi cấp huyện, cấp tỉnh quản lý:

- Có lập kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước theo mùa, vụ hoặc theo năm; ký Hợp đồng với tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; thông báo lịch cấp, tưới, tiêu và thoát nước cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi: 5 điểm.

- Có ký hợp đồng, nhưng không lập kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước: 2 điểm.

- Không ký hợp đồng: 0 điểm.

b) Đối với tổ chức TLCS quản lý công trình thủy lợi nhỏ độc lập:

- Có lập hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, thông báo lịch cấp, tưới, tiêu, thoát nước cho người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi: 5 điểm.

- Có lập hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, không thông báo lịch cấp, tưới, tiêu cho người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi: 2 điểm.

- Không lập kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước: 0 điểm.

1.2

Tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động (T)

20

T ≥90%: 20 điểm. 80%≤T<90%: 15 điểm.

2

Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi

30

2.1

Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi

5

- Có lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình hàng năm: 5 điểm.

- Không lập: 0 điểm.

2.2

Thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi

20

- Đạt 100% theo kế hoạch: 20 điểm.

- Đạt từ 70% đến dưới 100% theo kế hoạch: 15 điểm.

- Đạt từ 50% đến dưới 70% theo kế hoạch: 10 điểm.

- Đạt dưới 50% theo kế hoạch: 0 điểm.

2.3

Lập và thực hiện phương án bảo vệ công trình

5

- Có lập và thực hiện phương án bảo vệ công trình; không để xảy ra vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: 5 điểm.

- Để xảy ra vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: 0 điểm.

3

Quản lý tài chính

20

3.1

Lập kế hoạch tài chính

5

- Có lập kế hoạch tài chính, trong đó có kế hoạch thu-chi hàng năm cho dịch vụ thủy lợi thông qua hội nghị thường niên: 5 điểm.

- Không thực hiện: 0 điểm.

3.2

Thực hiện kế hoạch tài chính đối với dịch vụ thủy lợi

10

Khả năng chủ động tài chính (TC) đối với dịch vụ thủy lợi được xác định như sau:

TC =

Nguồn thu của tổ chức TLCS

Chi phí theo kế hoạch

- Nguồn thu của tổ chức TLCS bao gồm: Đóng góp của các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (phí thủy lợi nội đồng, đóng góp xây dựng, sửa chữa công trình…), kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác đầu tư (nếu có).

- Chi phí theo kế hoạch bao gồm chi trả tiền sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định, chi các hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng, xây dựng, sửa chữa công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

TC ≥ 1: 10 điểm.

0,7≤TC<1: 7 điểm.

0,5≤TC<0,7: 5 điểm.

TC<0,5: 0 điểm.

3.3

Thực hiện quyết toán, công khai tài chính theo quy định

5

- Có thực hiện: 5 điểm.

- Không thực hiện: 0 điểm.

4

Thực hiện đa dịch vụ

10

4.1

Phát triển các sản phẩm dịch vụ khác

7

- Có thực hiện các sản phẩm dịch vụ khác như: Cấp nước nông thôn, điện... hoặc tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ: 7 điểm.

- Không thực hiện: 0 điểm.

4.2

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý công trình thủy lợi

3

- Có ứng dụng một trong các công nghệ trong xây dựng; biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước; sử dụng một số thiết bị thông minh để theo dõi, giám sát hoặc điều khiển vận hành công trình thủy lợi…: 3 điểm.

- Không thực hiện: 0 điểm.

5

Mức độ hài lòng của thành viên

10

Là điểm tổng hợp bình quân của các phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thành viên (Phiếu đánh giá theo Phụ lục IV a kèm theo Hướng dẫn này).

(Tổ chức thủy lợi cơ sở chọn ngẫu nhiên 10% số thành viên để đánh giá mức độ hài lòng, sau đó tính điểm bình quân của 10% thành viên này; số điểm bình quân được bao nhiêu điểm là số điểm đánh giá chỉ tiêu này; tối đa 10 điểm)

Tổng cộng

100

Ghi chú:

- Tổ chức thủy lợi cơ sở có tổng số điểm từ 90 điểm trở lên được đánh giá là đạt xuất sắc.

- Tổ chức thủy lợi cơ sở có tổng số điểm từ 70 đến dưới 90 điểm được đánh giá là đạt.

Phụ lục IV a. Mẫu phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thành viên đối với tổ chức thủy lợi cơ sở

Tên thành viên: …………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………

Điện thoại: …………………………………………

TT

Chỉ tiêu

Điểm số

Nhận xét

1

2

3

4

5

1

Cung cấp thông tin cho thành viên, gồm: lịch tưới tiêu, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, kế hoạch tài chính, công khai, minh bạch tài chính

2

Thực hiện cấp, tưới, tiêu và thoát nước đầy đủ, kịp thời, công bằng, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt (nếu có).

Cộng điểm đánh giá

……….điểm

........, ngày..... tháng..... năm .........
Thành viên ký và ghi rõ họ tên

Ghi chú:

- Các thành viên tổ chức TLCS căn cứ vào tình hình hoạt động của tổ chức đánh giá từng chỉ tiêu trong phiếu đánh giá theo mức độ hài lòng của thành viên đối với tổ chức TLCS bằng cách đánh dấu (x) vào ô điểm số tương ứng với số điểm tăng dần theo mức độ hài lòng (từ thấp nhất là 1 điểm đến cao nhất là 5 điểm) đối với từng chỉ tiêu đánh giá. Nếu có ý kiến đánh giá bổ sung thì ghi vào cột nhận xét.

- Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh giá đủ cả 2 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu chỉ đánh dấu 01 điểm. Trường hợp tổng số điểm không khớp với điểm chi tiết thì được tính lại tổng theo số điểm chi tiết chấm. Tổng điểm tối đa là 10 điểm.

Phụ lục V

ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU 3.3 VỀ DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG CHỦ LỰC ĐƯỢC TƯỚI TIÊN TIẾN VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC

I. Đối với cây lúa:

STT

Vụ sản xuất

Diện tích gieo trồng lúa theo quy hoạch/kế hoạch của xã (ha)

Diện tích gieo trồng lúa thực tế áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (ha)

Biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước được áp dụng(phun mưa, nhỏ giọt)

1

Vụ đông xuân

2

Vụ hè thu

Tổng cộng

S

S1

Tỷ lệ %

(S1/S)*100

Ghi chú: Biện pháp canh tác tiên tiến, tưới tiết kiệm được hiểu là áp dụng một trong các biện pháp như: SRI, 1 phải 5 giảm, 3 tăng 3 giảm, ướt khô xen kẽ/nông lộ phơi.

II. Đối với cây trồng cạn:

STT

Loại cây trồng cạn chủ lực

Diện tích gieo trồng lúa theo quy hoạch/kế hoạch của xã (ha)

Diện tích đất trồng cây trồng cạn thực tế được tưới tiên tiến, TKN (ha)

Công nghệ tưới TKN được áp dụng (phun mưa, nhỏ giọt)

1

Cây….

2

Cây….

3

Cây….

4

Cây….

5

Cây….

Tổng cộng

S

S1

Tỷ lệ %

(S1/S)*100

Phụ lục VI

THỐNG KẾ NGUỒN NƯỚC THẢI XẢ VÀO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐỐI VỚI XÃ NTM NÂNG CAO

TT

Tên kênh mương – Công trình

Tên tổ chức/cá nhân xả nước thải

Địa chỉ tổ chức/cá nhân xả thải

Vị trí xả thải

Loại nước thải

Lưu lượng xả

Chế độ xả

Biện pháp xử lý

Giấy phép (có ghi C, không ghi K)

Địa giới hành chính

Vị trí trên kênh

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1

2

3

4

Ghi chú: Thống kê nguồn xả nước thải lần lượt theo từng tuyến kênh của từng công trình thủy lợi do xã quản lý.

- Cột 1: Ghi thứ tự.

- Cột 2: Ghi tên kênh thuộc công trình thủy lợi (ví dụ: Kênh N1- Trạm bơm A).

- Cột 3: Tên tổ chức/cá nhân xả nước thải, bao gồm: Tên cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, khu dân cư, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khác.

- Cột 4: Ghi địa chỉ của tổ chức/cá nhân xả nước thải.

- Cột 5: Ghi vị trí xả thải vào kênh theo địa giới hành chính (ví dụ: Thôn A).

- Cột 6: Ghi vị trí tiếp nhận nguồn thải trên kênh theo vị trí khoảng cách cộng dồn tính từ đầu kênh hoặc vị trí công trình gắn với tên địa danh (ví dụ: K0+450, cống B).

- Cột 7: Loại nước thải ghi rõ thuộc loại nước thải gì (ví dụ: nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải khác).

- Cột 8: Lưu lượng xả được xác định theo hướng dẫn sau:

+ Đối với cơ sở SXKD có trạm xử lý nước thải thì lấy theo công suất trạm hoặc lưu lượng xả theo giấy phép đã cấp.

+ Nước thải sinh hoạt:

(i) Đối với địa phương có công trình cấp nước tập trung: KL nước thải bằng 100% KL nước sạch tiêu thụ theo đồng hồ đo nước;

(ii) Đối với địa phương chưa có công trình cấp nước tập trung: KL nước thải bằng 100% định mức tiêu thụ nước sạch theo đầu người do UBND cấp tỉnh quy định:

Khu vực nông thôn: Trung bình từ 80-120 lít/người/ngày đêm;

Khu vực đô thị: Trung bình từ 100-150 lít/người/ngày đêm, một số đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ dưỡng qui định mức tiêu thụ nước sạch lên đến 200 lít/người/ngày đêm.

iii) Khách sạn, nhà nghỉ: 250 lít/giường.

+ Nước thải chăn nuôi:

i) Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung: KL nước thải bằng 80% KL nước sạch tiêu thụ theo đồng hồ đo nước;

ii) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, KL nước thải có thể tính như sau:

+ Nước thải từ cơ sở SXKD, làng nghề:

i) Trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung: KL nước thải bằng 80% KL nước sạch tiêu thụ theo đồng hồ đo nước;

ii) Trường hợp không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung: KL nước thải tham khảo theo định mức sau:

Cơ sở chế biến tinh bột: Bột sắn: 12 m3/tấn bột sắn sản phẩm; Bột dong: 20 m3/tấn bột dong sản phẩm; Bún, bánh đa: 10 m3/tấn bún, bánh đa sản phẩm; Miến dong: 7 m3/tấn miến dong sản phẩm.

Cơ sở chế biến bia, rượu, cồn: Khối lượng nước thải cơ sở tính theo định mức thải sản xuất từ 6-7 lít nước thải/1 lít bia, rượu, cồn

Cơ sở chế biến thủy sản: Thủy sản đông lạnh: 4-6 m3/tấn sản phẩm; Thủy sản phile: 5-7 m3/tấn sản phẩm.

Cơ sở kinh doanh cửa hàng ăn uống, khách sạn: Khách sạn, nhà nghỉ: 200-300 lít/giường/ngày; Nhà hàng: 20 lít/món/ngày.

Cơ sở giết mổ gia súc: Giết mổ trâu, bò: 1,25 m3/con; Giết mổ lợn: 0,75 m3/con.

+ Nước thải từ nuôi trồng thủy sản:

i) Căn cứ hợp đồng dịch vụ cấp nước cho các ao nuôi, lượng nước thải ở mỗi lần thay nước được tính bằng 20% lượng nước cấp.

ii) Trường hợp không có hợp đồng cấp nước, cách tính như sau: Trung bình ao nuôi có chiều sâu 1,5 m, hệ số trao đổi nước 20%, tiêu chuẩn thải nước thải 3.000m3/ha/ngày đêm.

- Cột 9: Chế độ xả: Liên tục hay không liên tục;

- Cột 10: Thuộc diện cấp phép môi trường: Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14; Trường hợp không thuộc điều 39 thì phải đăng ký môi trường.

- Trường hợp không phải đăng ký môi trường: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

- Cột 10: Biện pháp xử lý:

i) Đối với nguồn xả thải đã có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào kênh mương thì ghi rõ hệ thống thu gom, tỷ lệ được thu gom, công nghệ xử lý, công suất xử lý, năm xây dựng…

ii) Đối với nguồn xả thải chưa có hệ thống xử lý nước thải: Ghi "Không".

- Cột 11: Giấy phép: i) Đối với nguồn xả thải đã được cấp phép: ghi "C";

ii) Đối với nguồn xả thải chưa được cấp phép: ghi "K".

Phụ lục VII

ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU 3.6 VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CỦA TIÊU CHÍ SỐ 3

TT

Nội dung

Chỉ tiêu đánh giá

Yêu cầu

Thang tính điểm

Không có/ hoặc theo tỷ lệ

Tổng điểm

100

I

Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

35

1

Tổ chức bộ máy

a) Có Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã được thành lập (Quyết định).

3

0

b) Được kiện toàn thường xuyên, liên tục theo quy định (Quyết định)

2

0

c) Có công chức cấp xã được phân công theo dõi lĩnh vực PCTT và làm thường trực của Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã (Quyết định).

2

0

d) Có phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương (Quyết định phân công).

3

0

2

Nguồn nhân lực

a) Có 100% số cán bộ cấp xã tham gia trực tiếp công tác Phòng, chống thiên tai được tập huấn nâng cao năng lực, trình độ (văn bản triệu tập, cử cán bộ tham gia).

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

b) Thành lập, củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên của đội xung kích phòng, chống thiên tai theo quy định (Quyết định, kế hoạch hoạt động).

4

0

c) Đội xung kích được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm (văn bản triệu tập, cử cán bộ tham gia).

7

0

d) Có từ 70% trở lên số người dân trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

II

Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh

40

1

Kế hoạch phòng, chống thiên tai

a) Có Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp xã được phê duyệt.

5

0

b) Được rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định.

3

0

c) Có xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro theo các loại hình thiên tai.

5

0

2

Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương.

6

0

3

Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt

a) Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng của từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được duyệt.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

b) Có 100% số tổ chức trong vùng thường xuyên bị thiên tai chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

c) Có 70% trở lên số hộ gia đình trong vùng thường xuyên bị thiên tai chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu dân sinh tại chỗ theo kế hoạch được duyệt.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

III

Về cơ sở hạ tầng thiết yếu

25

1

Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng

a) Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; điểm dân cư mới hoặc chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với loại hình thiên tai thường xuyên và các quy hoạch phòng chống lũ, đê điều (nếu có)

3

0

b) 100% số cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai đã được ban hành hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai.

3

Tính điểm theo tỷ lệ %

2

Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai

a) Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% số hộ gia đình được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

b) 100% số điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống hướng dẫn, cảnh báo.

7

Tính điểm theo tỷ lệ %

3

Thực thi pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai

Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý; không để phát sinh những vụ vi phạm mới hoặc phải kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

5

Tính điểm theo tỷ lệ %

* Kết quả:

- Mức “Đạt” khi đáp ứng đủ 02 điều kiện: Đảm bảo tất cả các mục yêu cầu "có" tại cột yêu cầu phải đáp ứng “có”; kết quả chấm điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.

- Mức “Khá” khi đáp ứng đủ 02 điều kiện: Đảm bảo tất cả các mục yêu cầu "có" tại cột yêu cầu phải đáp ứng “có”; kết quả chấm điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm.

- Mức “Tốt” khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

- Đảm bảo tất cả các mục yêu cầu "có" tại cột yêu cầu phải đáp ứng “có”;

- Kết quả chấm điểm đạt từ 85 điểm trở lên

Phụ lục VIII

ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ 4 VỀ ĐIỆN ĐẠT CHUẨN

STT

Mục đánh giá

Thành phần đánh giá

Nội dung đánh giá

Nhận dạng đánh giá

Mức đánh giá

Ghi chú

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định

Đạt

1

Khu vực lưới điện kết nối lưới điện quốc gia

Đạt

1.1

Thông tin nhận dạng về sử dụng điện lưới quốc gia.

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định T (%):

- Số hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định (Th) = ….. hộ

- Tổng số hộ thường trú trên địa bàn xã có đăng ký sử dụng điện trực tiếp (Tt): ….. hộ

T(%) = Th/Tt x 100%=…..%

Xã khu vực 1

≥ 98%

Đạt

1.2

Xã khu vực 2

≥ 99%

Đạt

1.3

Ngừng, giảm mức cung cấp điện.

Thông báo cho khách hàng biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện.

≥ 05 ngày

Đạt

1.4

Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trong 3 ngày liên tiếp

Đạt

2

Khu vực sử dụng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, trạm Diezen độc lập

Đạt

2.1

Nguồn năng lượng tái tạo.

Có công suất ≥ 50KW.

Tổ chức có giấy phép hoạt động điện lực.

Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 95%.

Đạt

2.2

Có công suất <50KW.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bán điện trực tiếp.

Tỷ lệ hộ dân khu vực nhà máy kết nối ≥ 85%.

Đạt

Phụ lục IX

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ

TIÊU CHÍ

Mức điểm theo yêu cầu

Điểm đạt được

CÁC MINH CHỨNG

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã

8 điểm

1.1. Cấp uỷ Đảng, chính quyền có Nghị quyết/Chỉ thị/Quyết định về xây dựng xã hội học tập và thành lập ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (XD XHHT)

2

- Nghị quyết, chương trình hành động hoặc kế hoạch thực hiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã

- Quyết định thành lập hoặc kiện toàn ban chỉ đạo, quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên của trưởng ban chỉ đạo

1.2. Nhiệm vụ xây dựng"Cộng đồng học tập" được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của HĐND, UBND

2

- Chương trình công tác của cấp ủy Đảng, kế hoạch phát triển KT-XH của UBND trình HĐND qua các kỳ họp hằng năm đã đưa chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng "Cộng đồng học tập" vào các văn bản trên

1.3. Hằng năm có dành kinh phí từ ngân sách của xã để hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn (ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước theo Quyết định 89)

2

- Báo cáo tài chính của cấp xã (phần kinh phí chi các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người lớn)

- Kế hoạch huy động các nguồn lực của địa phương để hỗ trợ XD "Cộng đồng học tập"

1.4. Cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, giám sát tiến độ và kết quả xây dựng XHHT

2

Bên bản kiểm tra hằng tháng, hằng quý

2. Hoạt động của ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã

8 điểm

2.1. Ban chỉ đạo xây dựng được kế hoạch phù hợp với nhu cầu học tập của người dân và thực tế của địa phương

2

Kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng của ban chỉ đạo XD XHHT

2.2. Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời

2

- Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của ban chỉ đạo

- Quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng XHHT

2.3. Các thành viên trong ban chỉ đạo được phân công cụ thể và hoạt động thường xuyên và hiệu quả

2

Văn bản phân công công việc cho các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và các thành viên ban chỉ đạo XD XHHT của trưởng ban chỉ đạo XD XHHT cấp xã

2.4. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, XD XHHT, XD "Cộng đồng học tập" được triển khai thường xuyên và có hiệu quả

2

- Các văn bản chỉ đạo hoặc kế hoạch triển khai của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân

- Báo kết quả tổ chức tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền và thống kê số người, đối tượng được tuyên truyền. Đánh giá kết quả, tác động của công tác tuyên truyền về XHHT đến cán bộ, đảng viên, nhân dân

- Các bài viết tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của cấp xã

3. Sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trên địa bàn cấp xã

8 điểm

3.1. Có cơ chế phối hợp giữa ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT, trong đó hội khuyến học giữ vai trò nòng cốt

2

Các chương trình phối hợp đã ký kết hoặc văn bản phân công công việc của ban chỉ đạo

3.2. Nhiệm vụ tổ chức học tập suốt đời (HTSĐ) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở địa phương được đưa vào kế hoạch công tác hằng năm của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp

2

Kế hoạch hoạt động hằng năm của ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức về XD XHHT và kết quả thực hiện kế hoạch

3.3. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, thường xuyên của cấp ủy Đảng, HĐND và chính quyền địa phương đối với sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xây dựng XHHT. Hằng năm, tổ chức hội nghị liên tịch

2

Các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền hoặc các văn bản phối hợp của các đoàn thể; phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm của chủ tịch UBND cấp xã

3.4. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hằng năm về sự phối kết hợp

2

Báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm về sự phối kết hợp

4. Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã

15 điểm

4.1. Có đủ các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập đáp ứng nhu cầu học của trẻ theo quy định của Điều lệ trường mần non

2

Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu các trường mầm non/ mẫu giáo/nhà trẻ/nhóm trẻ/ lớp mẫu giáo độc lập thì cho 1 điểm

4.2. Có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND tỉnh, TP. Nếu có ít nhất một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.3. Có đủ trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu của học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học

2

Căn cứ vào Điều lệ trường tiểu học, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế.

Nếu có nhưng còn thiếu trường tiểu học/lớp tiểu học trong các trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt/cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học thì cho 1 điểm

4.4. Có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

2

Quyết định công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 của UBND tỉnh, TP. Nếu có ít nhất một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cho 1 điểm

4.5. Có đủ trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học đáp ứng nhu cầu học của học sinh theo Điều lệ trường trung học cơ sở

2

Căn cứ vào Điều lệ trường THCS, kết hợp với báo cáo của xã và xem xét thực tế. Nếu có nhưng còn thiếu trường trung học cơ sở/trường phổ thông có nhiều cấp học thì cho 1 điểm

4.6. Có ít nhất một trường THCS đạt chuẩn quốc gia

2

Quyết định công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh, TP

4.7. Trung tâm học tập cộng đồng hoặc trung tâm văn hóa, thể thao-học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả được xếp loại tốt

3

Quyết định công nhận xếp loại TTHTCĐ của chủ tịch UBND huyện (được đánh giá và xếp loại theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT và của địa phương). Nếu xếp loại khá thì cho 2 điểm, xếp loại trung bình cho 1 điểm

5. Kết quả phổ cập giáo dục- xóa mù chữ

14 điểm

5.1. Tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ đạt 40% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 3 tuổi đang được nuôi dạy ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.2. Tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 85% trở lên

2

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ 3- 5 tuổi ở trường mầm non và danh sách trẻ trong độ tuổi tương ứng để tính tỷ lệ ra lớp

5.3. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

2

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của UBND huyện

5.4. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 của UBND huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.5. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

3

Quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 của UBND huyện. Nếu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 thì cho 2 điểm, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 thì cho 1 điểm

5.6. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

2

Quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 của UBND huyện.

Nếu đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 thì cho 1 điểm

6. Công bằng xã hội trong giáo dục

6 điểm

6.1. Có chính sách cụ thể hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, lớp (trẻ em nghèo, trẻ em gái, dân tộc, trẻ khuyết tật …)

2

Quyết định của UBND cấp xã về việc huy động, sử dụng nguồn lực để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường (hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo; cấp xe lăn cho trẻ em khuyết tật; cấp xe đạp cho trẻ em nghèo tại những vùng khó khăn; hỗ trợ đỡ đầu trẻ em mồ côi; khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới

6 tuổi...)

6.2. Tích cực huy động trẻ em khuyết tật ra trường, lớp tham gia học tập hòa nhập

2

Danh sách trẻ khuyết tật ở địa phương và danh sách trẻ khuyết tật ra lớp hằng năm (căn cứ số điều tra với sổ phổ cập GDMN, GDTH và GDTHCS)

6.3. Có các hình thức tổ chức cho trẻ em khuyết tật tham gia học tập

2

Các hình thức tổ chức cụ thể

7. Kết quả học tập, bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã

6 điểm

7.1. Tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định đạt 95% trở lên (vùng khó khăn: 85% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã có ghi chức vụ (hoặc vị trí công tác), trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước, tin học...đã được đào tạo đến thời điểm đánh giá

7.2. Tỷ lệ cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc đạt 100% (vùng khó khăn: 90% trở lên)

2

Danh sách cán bộ của cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc

7.3. Tỷ lệ công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm đạt 85% trở lên (vùng khó khăn: 75% trở lên)

2

Danh sách công chức cấp xã được bồi dưỡng từng năm của 3 năm gần nhất (chuyên đề gì?, thời gian bồi dưỡng, do cơ quan, cơ sở đào tạo nào mở...)

8. Kết quả học tập thường xuyên của người lao động (từ 15 tuổi trở lên)

4 điểm

Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt 70% trở lên

4

Thống kê lập danh sách lao động nông thôn của địa phương và danh sách học viên của các lớp đã mở; sổ đầu bài. Nếu tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng đạt từ 60-69% cho 3 điểm; đạt từ 50-59% cho 2 điểm; dưới 50% cho 1 điểm

9. Kết quả xây dựng “Gia đình hiếu học”, “ Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương”

7 điểm

9.1. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” đạt 70% trở lên (vùng khó khăn: 60% trở lên)

3

Số hộ gia đình trong cấp xã; số hộ gia đình được hội khuyến học công nhận “Gia đình hiếu học”. Nếu tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 1 điểm

9.2. Tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập” đạt 60% trở lên (vùng khó khăn: 50% trở lên)

4

Danh sách thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương của cấp xã; các quyết định của chủ tịch UBND cấp xã công nhận thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu " Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập". Nếu tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Cộng đồng khuyến học/Cộng đồng học tập” đạt từ 50-59% (vùng khó khăn: 40-49%) cho 3 điểm; đạt từ 40-49% (vùng khó khăn: 30-39%) cho 2 điểm; đạt dưới 40% (vùng khó khăn: 30%) cho 1 điểm.

10. Kết quả xây dựng thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa"

4 điểm

Tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt 80% trở lên (vùng khó khăn: 70% trở lên)

4

Danh sách thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương của cấp xã; các quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện công nhận thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương đạt danh hiệu " Khu dân cư văn hóa". Nếu tỷ lệ thôn, ấp, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt từ 70-79% (vùng khó khăn: 60-69%) cho 3 điểm; đạt từ 60-69% (vùng khó khăn: 50-59%) cho 2 điểm; đạt dưới 70% (vùng khó khăn: 50%) cho 1 điểm

11. Giảm tỷ lệ hộ nghèo

3 điểm

Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo hằng năm

3

Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã trước kỳ họp HĐND cuối năm hoặc 6 tháng đầu năm và kết quả điều tra hộ nghèo (Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015). Nếu địa phương không có hộ nghèo thì cho điểm tối đa (3 điểm)

12. Thực hiện bình đẳng giới

6 điểm

12.1. Bảo đảm 80% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể xã có nữ tham gia quản lý

1

- Danh sách lãnh đạo UBND cấp xã

- Danh sách cán bộ nữ làm công tác quản lý ở UBND cấp xã

12.2. Giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới mọi hình thức

1

Báo cáo của hội phụ nữ cấp xã

12.3. Bảo đảm bình đẳng về cơ hội học tập đối với trẻ em trai và trẻ em gái

2

Danh sách trẻ em trai và gái trong độ tuổi đi học

12.4. Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam - nữ trong tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng

2

Thống kê, báo cáo của TTHTCĐ cấp xã (danh sách nam, nữ tham gia các hoạt động xã hội và tham gia học tập tại TTHTCĐ)

13. Đảm bảo vệ sinh, môi trường

4 điểm

13.1. Môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã đảm bảo xanh-sạch-đẹp

1

- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Đường đi lối lại trong thôn, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương, trụ sở UBND xã, khuôn viên các nhà trường, … luôn giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sư phạm

- Mọi người được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý

13.2. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 85% trở lên. (Vùng khó khăn: 75% trở lên)

1

Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường

13.3. Chất thải, nước thải gia đình và cơ quan, xí nghiệp được thu gom và xử lý theo đúng quy định

1

Trong mỗi thôn (ấp, bản, tổ dân phố) đều có tổ dọn vệ sinh, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ ở đường thu gom rác thải về nơi quy định để xử lý

13.4. Không có cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động gây ô nhiễm môi trường

1

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép theo quy định

14. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

4 điểm

14.1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm được đảm bảo

1

Không có người dân bị ngộ độc thực phẩm

14.2. Các dịch bệnh được khống chế hiệu quả

1

Không có các dịch bệnh hoặc nếu có đã được khống chế, xử lý hiệu quả

14.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi còn 23% trở xuống

1

Sổ danh bạ ghi danh sách trẻ dưới 5 tuổi và danh sách trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

14.4. Bảo đảm 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

1

Danh sách trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng và danh sách trẻ đã tham gia tiêm chủng theo quy định (do trạm y tế xã cung cấp)

15. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội

3 điểm

15.1. Giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

1

Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp xã

15.2. Giảm các tệ nạn xã hội (đánh nhau, mê tín, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trộm cắp, …).

2

Báo cáo công tác phòng chống tệ nạn xã hội của UBND cấp xã

Cộng

100

Phụ lục X

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CHỢ KINH DOANH THỰC PHẨM

STT

Tiêu chí

Mức độ đánh giá
(A/B)

Đánh giá

Hướng dẫn đánh giá

Đạt

Không đạt

I

Yêu cầu chung

Yêu cầu về vị trí, địa điểm

1

Chợ không bị ngập nước, đọng nước

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

2

Chợ không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm; cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500m

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu về bố trí

3

Bố trí khu vực kinh doanh

B

Có phương án bố trí khu vực kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt

4

Phân khu chức năng

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

5

Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

6

Sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu về thiết kế

7

Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố

B

Chuyên gia đánh giá thực tế và theo thiết kế xây dựng

8

Sàn khu vực buôn bán thực phẩm

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

9

Trần, mái che, tường chợ

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu về hệ thống chiếu sáng

10

Hệ thống chiếu sáng

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu về nước sử dụng trong chợ

11

Nước sử dụng trong chợ

A

Hợp đồng cung cấp nước sinh hoạt hoặc hóa đơn sử dụng nước sinh hoạt hoặc phiếu kiểm nghiệm nước sinh hoạt, chứng nhận hợp quy chất lượng nước sinh hoạt.

12

Hệ thống cấp, thoát nước

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu về kho, khu vực bảo quản thực phẩm (nếu có)

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

13

Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

14

Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

15

Trưng bày thực phẩm trong kho

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu đối với khu bán gia cầm sống, khu giết mổ gia cầm tập trung tại chợ (nếu có)

16

Tách biệt với khu bán thực phẩm khác với khoảng cách tối thiểu là 2,4m

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

17

Đủ điền kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ

A

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư, kinh doanh

18

Yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

A

Văn bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền

Yêu cầu về vệ sinh môi trường

19

Thu gom rác thải

B

Giấy tờ chứng minh hoạt động thu gom rác thải định kỳ

20

Trang bị thùng rác và biển thông báo

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

21

Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu độc

B

Giấy tờ chứng minh

Yêu cầu về nhà vệ sinh

22

Bố trí cách biệt, tiêu dội nước tự hoại, 25 hộ kinh doanh/nhà vệ sinh

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

23

Trang thiết bị trong nhà vệ sinh

B

Chuyên gia đánh giá thực tế

Yêu cầu khác

24

Nội quy chợ

A

Nội quy chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt

25

Tổ chức quản lý chợ

A

Có quyết định thành lập tổ chức quản lý chợ của cấp có thẩm quyền

II

Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ

26

Các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật

A

100% tổng số cơ sở kinh doanh đạt thì tính tiêu chí đạt

27

Các cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống

A

100% tổng số cơ sở kinh doanh đạt thì tính tiêu chí đạt

28

Cơ sở kinh doanh rau, củ, quả

A

100% tổng số cơ sở kinh doanh đạt thì tính tiêu chí đạt

29

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

A

100% tổng số cơ sở kinh doanh đạt thì tính tiêu chí đạt

30

Cơ sở kinh doanh thực phẩm khác

A

100% tổng số cơ sở kinh doanh đạt thì tính tiêu chí đạt

III

Yêu cầu đối với tổ chức quản lý chợ

31

Tổ chức thực hiện nội quy kinh doanh thực phẩm tại chợ

A

Chuyên gia đánh giá thực tế

32

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

A

Có bản kế hoạch kiểm tra được lãnh đạo tổ chức ký đóng dấu, Báo cáo kiểm tra định kỳ

33

Cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm

A

Giấy xác nhận kiến thức ATTP được cơ quan có thẩm quyền cấp

* Ghi chú: Phương pháp đánh giá trong tiêu chuẩn này là phương pháp chuyên gia và trên cơ sở các bằng chứng đánh giá theo các tiêu chí đạt mức độ A và B của Bảng Tiêu chí đánh giá đối với chợ kinh doanh thực phẩm ( Bảng 1). Chợ “Đạt chuẩn Chợ kinh doanh thực phẩm” khi 100% tiêu chí mức độ A và > 60% tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; Chợ “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40%-60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; chợ “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc > 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt.

Phụ lục XI

ĐÁNH GIÁ NHÀ Ở DÂN CƯ

I. Đánh giá ở thôn

TT

Tên chủ hộ gia đình

Nhà tạm, nhà dột nát
(có/không)

Nhà ở đạt chuẩn (đạt/không)

Kết luận
(đạt/không)

Nhà 3 cứng

Diện tích tối thiểu

Niên hạn sử dụng

Bếp, nhà vệ sinh bố trí phù hợp

Tường rào, cổng ngõ
(có, không)

1

2

Cộng

Ghi chú: tường rào, cổng ngõ là tiêu chí khuyến khích, không quy định bắt buộc.

- Tổng số nhà ở hộ gia đình trong thôn: ……… nhà, trong đó:

+ Số nhà tạm, dột nát: ………..nhà

+ Số nhà đạt chuẩn: ……..…nhà

+ Số nhà không đạt chuẩn: ……...nhà

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn = số nhà đạt chuẩn/Tổng số nhà ở trên địa bàn thôn x 100 (%)

II. Tổng hợp ở xã

TỔNG HỢP TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ

TT

Thôn

Tổng số nhà ở hộ gia đình

Số nhà tạm, dột nát

Số nhà đạt chuẩn

Số nhà không đạt chuẩn

1

Thôn A

2

Thôn B

Tổng:

- Tổng số nhà ở hộ gia đình trong xã: ……… nhà, trong đó:

+ Số nhà tạm, dột nát: ………..nhà

+ Số nhà đạt chuẩn: ……nhà

+ Số nhà không đạt chuẩn: …..nhà

- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn = Số nhà đạt chuẩn/Tổng số nhà ở trên địa bàn xã x 100 (%)

Phụ lục XII

TỔNG HỢP THU NHẬP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

TT

Mã Thôn/Ấp/ Bản

Thôn/Ấp/Bản

Số Hộ (Hộ)

Số Nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) (Người)

Thu nhập BQ đầu người của hộ khảo sát
(Triệu đồng/người)

Tổng thu nhập (Triệu đồng)

Tổng số

Số hộ mẫu

Tổng số

Hộ mẫu

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) =(3)*(5)

1

2

3

……………

TỔNG SỐ

Thu nhập bình quân nhân khẩu TTTT/năm = Tổng số cột 6/Tổng số cột 3 (triệu đồng/người)

Phụ lục XIII

I. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN

T T

Họ và tên

Tuổi

Địa chỉ (thôn)

Tình trạng việc làm

Việc làm chia theo ngành kinh tế

Tham gia hoạt động kinh tế

Không tham gia hoạt động kinh tế

Nông nghiệp

Công nghiệp - XD

Thương mại, dịch vụ

1

Nguyễn Văn A

35

Thôn 1

X

X

2

Trần Thị B

40

Thôn 2

X

X

3

Võ Thị C

50

Thôn 3

X

4

Lê Thị D

55

Thôn 4

X

5

Nguyễn Thị E

29

Thôn 5

X

X

6

Trần Thị F

45

Thôn 2

X

X

Tổng cộng

II. TỔNG HỢP TỶ LỆ

TT

Tên thôn

Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực

Kết luận (đạt/ không đạt)

Tổng số lao động có việc làm trọng độ tuổi lao động trên địa bàn xã

Trong đó

Nông nghiệp

Tỷ lệ (%)

Công nghiệp- XD

Tỷ lệ (%)

Thươn g mại- dịch vụ

Tỷ lệ (%)

A

B

1

2

3=2/1

4

5=4/1

6

7=6/1

1

2

3

Kết luận chung

Đạt/ không đạt

Đạt/ không đạt

Đạt/ không đạt

Phụ lục XIV

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ÁP DỤNG CƠ GIỚI HÓA

1. Trồng trọt:

TT

Tên tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

1

Làm đất

100

2

Gieo, trồng

100

3

Tưới, tiêu chủ động

100

4

Chăm sóc

100

5

Thu hoạch

100

Trung bình

100

2. Lâm nghiệp:

TT

Tên tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

1

Làm đất

100

2

Gieo, trồng

100

3

Xử lý thực bì

100

4

Chăm sóc

100

5

Khai thác

100

Trung bình

100

3. Chăn nuôi:

TT

Tên tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

1

Cung cấp nước, thức ăn

100

2

Điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi

100

3

Vệ sinh chuồng trại

100

4

Xử lý chất thải chăn nuôi

100

Trung bình

100

4. Thủy sản:

TT

Tên tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

1

Cấp, thoát nước

100

2

Kiểm soát môi trường

100

3

Chăm sóc

100

4

Xử lý môi trường

100

Trung bình

100

5. Diêm nghiệp:

TT

Tên tiêu chí đánh giá

Điểm đánh giá

Điểm tối đa

1

Cấp, tiêu nước sản xuất muối

100

2

Thu hoạch muối

100

3

Gom muối trên đồng

100

4

Vận chuyển

100

5

Sơ chế, bảo quản muối

100

Trung bình

100

* Ghi chú: Có ít nhất 01 mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu được đánh giá là đạt khi điểm trung bình các khâu lớn hơn hoặc bằng 65 điểm. Việc đánh giá điểm của từng tiêu chí dựa trên mức độ cơ giới hóa đạt được của khâu sản xuất tương ứng. Ví dụ: Khâu sản xuất có mức độ cơ giới hóa đạt được 85% thì điểm đánh giá đạt được tương ứng của khâu đó sẽ là 85 điểm.

Phụ lục XV

DANH SÁCH HỘ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH

I. DANH SÁCH HỘ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH THEO QUY CHUẨN (cấp thôn)

TT

Họ và tên chủ hộ

Hộ nghèo

Chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng

Nguồn cấp nước

Nước sạch*

Nước hợp vệ sinh**

Công trình CNTT***

Công trình CNNL (máy RO, bình 20L, …****)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

2

3

4

Tổng

Ghi chú: * Nước từ các nguồn cấp nước tập trung (CNTT)/bơm dẫn hoặc nhỏ lẻ đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành hoặc nước từ các nguồn cấp nước nhỏ lẻ (CNNL) đã được xử lý bằng công nghệ (máy lọc hộ gia đình), có kiểm định chất lượng nước đầu ra trong vòng 1 năm đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.

**Nước hợp vệ sinh: bao gồm cả nước sạch.

***Cấp nước tập trung (CNTT).

**** Cấp nước nhỏ lẻ (hay còn gọi là cấp nước quy mô hộ gia đình) (CNNL)

II. DANH SÁCH HỘ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH THEO QUY CHUẨN (cấp xã)

TT

Tên thôn

Tổng số HGĐ

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) HGĐ sử dụng nước HVS*

Hộ nghèo

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNTT

Tỷ lệ sử dụng từ công trình CNNL

Tổng

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ (%) hộ nghèo sử dụng nước sạch

Tỷ lệ (%) Hộ nghèo sử dụng nước HVS

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

16)

(17)

(18)

1

2

Tổng

Ghi chú: *Bao gồm cả các hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình CNTT và CNNL.

Phụ lục XVI

BIỂU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ CẤP NƯỚC SINH HOẠT ĐẠT CHUẨN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/NGÀY ĐÊM
(cập nhật cho cấp xã, huyện, tỉnh*)

TT

Công trình cấp nước tập trung

Loại hình

Công suất**

Loại hình quản lý

Sản lượng nước trung bình ngày(1)
(m3)

Cấp nước sinh hoạt bình quân đầu người/ngày đêm(2)
(lít/người/ngày)

Bơm dẫn

Tự chảy

Thiết kế

Sử dụng thực tế

Tỷ lệ % sử dụng thực tế/thiết kế

Cộng đồng

HTX

Đơn vị SNCT ***

Doanh nghiệp

Khác

Sản lượng nước trung bình ngày(1) (m3)

Cấp nước sinh hoạt bình quân đầu người/ngày đêm(2)
(lít/người/ngày)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

1

2

3

*Cấp xã cập nhật các công trình trong xã, cấp huyện cập nhật các công trình liên xã, cấp tỉnh cập nhật các công trình liên huyện.

**Số đấu nối/số hộ sử dụng theo thiết kế và số đấu nối sử dụng thực tế tại thời điểm đánh giá.

***Sự nghiệp có thu.

Cột (1) đến (12): Theo đúng biểu mẫu số 5 của tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch nông thôn.

Cột (13), (14): Được bổ sung thông tin để phục vụ đánh giá chỉ tiêu.

(1): Sản lượng nước trung bình ngày là lượng nước hàng ngày (24 giờ) được công trình cấp nước cấp vào mạng phân phối, tính trung bình trong 3 tháng gần nhất kể từ thời điểm khảo sát, đánh giá công trình.

(2): Công thức tính: {Sản lượng nước trung bình ngày (m3) x 1000}/{tổng số hộ đã đấu nối thực tế x 4,4}.

Sản lượng nước trung bình ngày: Được lấy kết quả ở cột (13).

Tổng số hộ đã đấu nối thực tế: Được lấy kết quả ở cột (6).

Phụ lục XVII

ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG CÓ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG BỀN VỮNG

TT

Nội dung đánh giá

Thang điểm tối đa

Cách tính điểm

Điểm đánh giá

1

Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ

20

- Thu còn dư để tích lũy: 20 điểm;

- Thu đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 15 điểm;

- Thu không đủ chi trả cho chi phí quản lý vận hành, sửa chữa nhỏ: 10 điểm;

- Không thu được tiền nước: 0 điểm.

2

Chất lượng nước sạch sau khi xử lý của công trình đạt quy chuẩn của Bộ Y tế

20

- Đạt: 20 điểm

- Không đạt: 0 điểm

3

Khả năng cấp nước thường xuyên trong năm

20

- Luôn luôn ổn định: 20 điểm;

- Số ngày không được cấp nước dưới 30 ngày/năm: 10 điểm;

- Số ngày không được cấp nước trên 30 ngày/năm: 0 điểm.

4

Tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng của công trình so với công suất thiết kế đạt tối thiểu 60%

20

- Lớn hơn 60%: 20 điểm;

- Từ 50-60%: 10 điểm;

- Dưới 50%: 0 điểm.

5

Cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình.

20

- Đạt: 20 điểm

- Không đạt: 0 điểm

Tổng số

100

Ghi chú: Tổng số điểm từ 70 trở lên (trong đó bắt buộc phải đạt ít nhất 15 điểm cho nội dung đánh giá số 1 và 20 điểm cho nội dung đánh giá số 2).

CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO

(Kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Mẫu số 01

Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……./TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận xã .......... đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm ...........

Kính gửi: UBND huyện/thị xã/thành phố ..........., tỉnh/thành phố…...........

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ...../.../20.... của UBND xã..... đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........

UBND xã ............ kính trình UBND huyện/thị xã/thành phố.............. thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm..............

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Biên bản cuộc họp của UBND xã…............. đề nghị xét, công nhận xã…............... đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm.............. (bản chính).

2. Báo cáo của UBND xã…………. về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm …….. của xã ............... (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu).

3. Báo cáo của UBND xã……… tổng hợp ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức chính trị - xã hội của xã và nhân dân trong xã đối với kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã ....... (bản chính).

4. Báo cáo của UBND xã…………. về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã………… (bản chính).

5. Hình ảnh minh họa về kết quả thực hiện xây dựng NTM của xã………… Kính đề nghị UBND huyện/thị xã/thành phố .............xem xét, thẩm tra./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02

Biên bản họp của xã đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận xã ............ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ……

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ...... ngày .../..../..... của UBND xã…. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ..... của xã.

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND xã ........... về kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ......... của xã.

Hôm nay, vào lúc......giờ.... phút ngày ...../....../..... tại ......., UBND xã .......... (huyện/thị xã/thành phố ........., tỉnh/thành phố ........ ) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........, cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- …………………………………………………..

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND xã báo cáo kết quả: Tự đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu của xã; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu của xã.

2. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị, xét công nhận xã........ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ....., cụ thể như sau:

- …………………………………………..

3. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã ........... đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ………. là ......./tổng số ............. thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../......., đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành.......... bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND xã lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu gửi UBND huyện/thị xã/thành phố…......... bản./.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

Báo cáo đánh giá của UBND xã về kết quả xây dựng NTM nâng cao

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao đến năm……. của xã...........,
huyện/thị xã/thành phố ............, tỉnh..............

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới

Tổng kinh phí đã thực hiện: ……………… triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách cấp tỉnh: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách cấp huyện: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách xã: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: ... triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn tín dụng: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Doanh nghiệp: …………….. triệu đồng, chiếm .........%;

- Nhân dân đóng góp: …………… triệu đồng, chiếm .........%.

- Vốn huy động khác (nếu có): ……………. triệu đồng, chiếm .........%.

IV. Kết quả thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới

Xã…….được công nhận đạt chuẩn NTM năm 20… tại Quyết định số……./QĐ- UBND ngày / /20… của UBND tỉnh. Căn cứ quy định đánh giá tiêu chí xã NTM tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh, xã…. đã tổ chức rà soát đánh giá các tiêu chí, đến cuối năm 20… đảm bảo duy trì đạt chuẩn …../19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh.

Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn các tiêu chí xã NTM trên địa bàn xã….. năm 20…

(Tổng hợp theo đúng các số liệu theo biểu kèm theo mẫu số 3 tại Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh)

V. Kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn NTM nâng cao theo quy định là ......./....... (tổng số) tiêu chí, đạt .........%, cụ thể (cần đánh giá cụ thể: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần phải thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu):

1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch.

1.1. Yêu cầu của tiêu chí:

- Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch (chỉ tiêu 1.1).

- Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch (chỉ tiêu 1.2).

- Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên (chỉ tiêu 1.3).

1.2. Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1…………………………………………………….

- Chỉ tiêu 1.2…………………………………………………….

- Chỉ tiêu 1.3…………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

1.3. Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2. Tiêu chí số 2 về Giao thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định (chỉ tiêu 2.1).

- Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm đạt tỷ lệ 100% và có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp (chỉ tiêu 2.2).

- Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp ≥ 85% xã khu vực 1; ≥ 90% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 2.3).

- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng (hoặc đường vào khu sản xuất tập trung đối với xã miền núi) được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa: ≥ 55% xã khu vực 1; ≥ 75% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 2.4).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 2.1……………………………….

-……………………………

- Chỉ tiêu 2.4………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 90% trở lên (chỉ tiêu 3.1).

- Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững (chỉ tiêu 3.2).

- Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: ≥ 10% xã khu vực 1; ≥ 20% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 3.3).

- Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm (công trình do xã quản lý) (chỉ tiêu 3.4).

- Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi (chỉ tiêu 3.5).

- Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ đạt loại khá (chỉ tiêu 3.6).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 3.1……………………………….

-………………………………………..

- Chỉ tiêu 3.6………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4. Tiêu chí số 4 về Điện

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo

an toàn, tin cậy và ổn định: ≥ 98% xã khu vực 1; ≥ 99 % xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

5. Tiêu chí số 5 về Giáo dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 (100%) và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 (chỉ tiêu 5.1).

- Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (chỉ tiêu 5.2).

- Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3 (chỉ tiêu 5.3).

- Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (chỉ tiêu 5.4).

- Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá (chỉ tiêu 5.5).

- Có ít nhất 01 mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền (chỉ tiêu 5.6).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 5.1:………………………………….……………………………….

-……………………………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 5.6:……………………………………………………………………..

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6. Tiêu chí số 6 về Văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (ít nhất 03 dụng cụ/điểm) ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên (chỉ tiêu 6.1).

- Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định (chỉ tiêu 6.2).

- Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới (chỉ tiêu 6.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 6.1……………………………….

- Chỉ tiêu 6.2………………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 6.3………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

7. Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm:

(i) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một phần theo hướng dẫn của Sở Công Thương hoặc đầy đủ các tiêu chí quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

(ii) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí này.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

8. Tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân (chỉ tiêu 8.1).

- Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh (chỉ tiêu 8.2).

- Có dịch vụ báo chí truyền thông (chỉ tiêu 8.3).

- Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (chỉ tiêu 8.4).

- Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…) (chỉ tiêu 8.5). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 8.1……………………………….

………

- Chỉ tiêu 8.5………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố: ≥80% đối với xã khu vực 1; ≥85% đối với xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- …………….……………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đánh giá kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện trong phát triển kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp –XD, TMDV; phi nông nghiệp trên địa bàn xã để đảm bảo đạt chuẩn mức thu nhập theo quy định……….

- Kết quả thu nhập đạt được đến cuối năm ……………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

11. Tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã được công nhận đạt tiêu chí nghèo đa chiều trong xây dựng NTM khi có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều của xã dưới mức tối thiểu 8% đối với xã khu vực 1 và 3% đối với xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách và hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã trong thời gian qua…...

- Đến nay, tỷ lệ nghèo đa chiều………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

12. Tiêu chí số 12 về Lao động

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥75% đối với xã khu vực 1; ≥80% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 12.1).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥25% đối với xã khu vực 1; ≥30% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 12.2).

- Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (qui định: xã KV 1 (Nông nghiệp ≤ 50%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 26%, Thương mại, dịch vụ ≥ 24%); xã KV 2 (Nông nghiệp ≤ 30%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 37%, Thương mại, dịch vụ ≥ 33%)) (chỉ tiêu 12.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 12.1:…………………

- Chỉ tiêu 12.2:…………………

- Chỉ tiêu 12.3………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

13. Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định ≥ 1 (chỉ tiêu 13.1).

- Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn (chỉ tiêu 13.2).

- Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu hoặc liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm ≥1 (chỉ tiêu 13.3).

- Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã (chỉ tiêu 13.4).

- Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử ≥10% (chỉ tiêu 13.5).

- Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng (chỉ tiêu 13.6).

- Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội vùng (chỉ tiêu 13.7).

- Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường) (chỉ tiêu 13.8).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 13.1:…………………

- ……

- Chỉ tiêu 13.8………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

14. Tiêu chí số 14 về Y tế

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 95% trở lên (chỉ tiêu 14.1).

- Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 90% trở lên (chỉ tiêu 14.2).

- Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 40% trở lên (chỉ tiêu 14.3).

- Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt từ 70% trở lên (chỉ tiêu 14.4). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 14.1:……………………..

-…………………………………….

- Chỉ tiêu 14.4………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

15. Tiêu chí số 15 về Hành chính công

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (chỉ tiêu 15.1).

- Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần (chỉ tiêu 15.2).

- Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp (chỉ tiêu 15.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 15.1:…………………

- Chỉ tiêu 15.2:…………………

- Chỉ tiêu 15.3………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

16. Tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận ≥ 1 (chỉ tiêu 16.1).

- Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành ≥ 90% (chỉ tiêu 16.2).

- Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu ≥ 90% (chỉ tiêu 16.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 16.1:…..………………..………………………

- Chỉ tiêu 16.2:…..………………..………………………

- Chỉ tiêu 16.3:…..………………..………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

17. Tiêu chí số 17 về Môi trường

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (chỉ tiêu 17.1).

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 17.2).

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định: ≥ 80% đối với xã khu vực 1; ≥ 85% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.3).

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả: ≥ 25% đối với xã khu vực 1; ≥ 40% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.4).

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt ít nhất 50% (chỉ tiêu 17.5).

- Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 17.6).

- Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường đạt ít nhất 80% (chỉ tiêu 17.7).

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 75% đối với xã khu vực 1; ≥ 90% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.8).

- Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch (chỉ tiêu 17.9).

- Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng tối thiểu 5% (chỉ tiêu 17.10).

- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn đạt từ 4m2/người trở lên (chỉ tiêu 17.11).

- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥ 50% đối với xã khu vực 1; ≥ 70% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.12).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 17.1:…………………

- ………………..………………

- Chỉ tiêu 17.12………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

18. Tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: ≥ 40% đối với xã khu vực 1; ≥ 50% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.1).

- Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm: ≥ 50% đối với xã khu vực 1; ≥ 60% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.2).

- Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: ≥ 25% đối với xã khu vực 1; ≥ 30% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.3).

- Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm đạt 100% (chỉ tiêu 18.4).

- Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã (chỉ tiêu 18.5).

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm đạt 100% (chỉ tiêu 18.6).

- Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch: ≥ 80% đối với xã khu vực 1; ≥ 95% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.7).

- Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 18.8).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 18.1:…………………

- ………………………………..

- Chỉ tiêu 18.8………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

19. Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân (chỉ tiêu 19.1).

- Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả. (chỉ tiêu 19.2).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 19.1:…………………

- Chỉ tiêu 19.2………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn xã….. năm 20….)

VI. Kết quả thực hiện các nội dung liên quan

1. Về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu

Căn cứ theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh để đánh giá thôn NTM kiểu mẫu.

- Đối với thôn có quyết định công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025: Thôn …… được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu năm ….. tại Quyết định …. của UBND cấp huyện.

- Đối với thôn đã được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2016-2021: Căn cứ Phương án duy trì đạt chuẩn đã được UBND cấp huyện phê duyệt; đánh giá chung kết quả duy trì đến nay so với Bộ tiêu chí thôn NTM KM gđ 2022-2025.

- Đối với thôn chưa được công nhận đạt chuẩn thôn NTM KM (cùng thời điểm xét công nhận xã NTM): Đánh giá chi tiết kết quả thực hiện 10 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu và phải đảm bảo đạt chuẩn 10/10 tiêu chí quy định.

2. Tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM

Đánh giá tình hình nợ xây dựng cơ bản trên địa bàn xã và khẳng định xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản trái với quy định.

3. Tình hình xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an

(nêu rõ xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an là xã đạt tiêu chuẩn An toàn về an ninh, trật tự theo quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự).

VII. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

VIII. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

3. Nội dung, giải pháp

XIII. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).


Nơi nhận:
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TỔNG HỢP KẾT QUẢ DUY TRÌ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM....... TRÊN ĐỊA BÀN XÃ……

(Kèm theo Báo cáo số ...../BC-UBND ngày.../...../ 20... của UBND xã .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã NTM
giai đoạn 2022-2025

Kết quả thực hiện

Kết luận (đạt/ không đạt)

Khu vực 1

Khu vực 2

I

QUY HOẠCH

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021-2025 (trong đó, có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn

Đạt

Đạt

1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Đạt

Đạt

II

HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

….

……

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

…..

…….

IV

VĂN HÓA – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

…..

………

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng.

Đạt

Đạt

19.2. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đạt

Đạt

Kết luận: Xã ….. đạt chuẩn …./19 tiêu chí NTM

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ…….. NĂM……..

(Kèm theo Báo cáo số: /BC-UBND ngày / /20…. của UBND xã……)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025

Kết quả thực hiện

Kết luận (đạt/ không đạt)

Khu vực 1

Khu vực 2

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Đạt

Đạt

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Có quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại chỉ tiêu 1.1 nêu trên và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng khác trên địa bàn xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

2

Giao thông

2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- 100% đường xã được bảo trì hằng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Đầu đường xã có biển chỉ dẫn và các điểm giao nhau của đường xã với đường thôn có biển báo giao thông: Đạt

- Tỷ lệ đường xã có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát (cây cách cây tối đa 10 m): ≥ 50%

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- 100% đường xã được bảo trì hằng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Đầu đường xã có biển chỉ dẫn và các điểm giao nhau của đường xã với đường thôn có biển báo giao thông: Đạt

- Tỷ lệ đường xã có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát (cây cách cây tối đa 10 m): ≥ 70%

Được cứng hóa và bảo trì hàng năm

100%

100%

2.2. Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn

Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có biển báo giao thông đầu các đường trục chính thôn (biển báo hạn chế tải trọng xe, biển chỉ dẫn...).

- Tỷ lệ đường thôn có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp (cây cách cây tối đa 10 m): ≥ 50%.

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có biển báo giao thông đầu các đường trục chính thôn (biển báo hạn chế tải trọng xe, biển chỉ dẫn...).

- Tỷ lệ đường thôn có hệ thống điện chiếu sáng và có cây xanh, cây bóng mát đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp (cây cách cây tối đa 10 m): ≥ 70% .

2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

≥ 85%

≥ 90%

2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng (hoặc đường vào khu sản xuất tập trung đối với xã miền núi) được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa

≥55%

≥75%

3

Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động

≥90%

≥90%

3.2. Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững

Đạt

Đạt

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

≥10%

≥20%

Không đạt

3.4. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm (công trình do xã quản lý)

Đạt

Đạt

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi

Đạt

Đạt

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Khá

Khá

4

Điện

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định

≥98%

≥99%

5

Giáo dục

5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2

100%

100%

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

Đạt

Đạt

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS

Mức độ 3

Mức độ 3

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ

Mức độ 2

Mức độ 2

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại

Khá

Khá

5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền

≥ 01 mô hình

6

Văn hóa

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (ít nhất 03 dụng cụ/điểm) ở điểm công cộng(1); các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn.

- Có ít nhất 50% các điểm công cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

- Các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên theo đúng quy định.

- Có hoạt động phục vụ tài nguyên thông tin cho Nhân dân (hoạt động thư viện).

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Nhà văn hóa - khu thể thao thôn đạt chuẩn.

- Đối với các xã thuộc các huyện: Tiên Phước, Nông Sơn, Hiệp Đức (trừ xã ĐBKK): Có 60% các điểm công cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời; các xã thuộc huyện/thị xã/thành phố còn lại: Có 70% các điểm cộng cộng trên địa bàn xã được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời.

- Các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên theo đúng quy định.

- Có hoạt động phục vụ tài nguyên thông tin cho Nhân dân (hoạt động thư viện).

6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định.

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- 100% di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn (nếu có) được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo kịp thời và phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch ở địa phương.

- Di sản văn hóa phi vật thể (nếu có) ở địa phương được kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định.

6.3. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có ít nhất 70% thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa 03 năm liên tục trở lên (tại thời điểm xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao).

- Có 15% thôn văn hóa tiêu biểu 05 năm liên tục trở lên/tổng số thôn của xã được UBND cấp huyện tặng Giấy khen theo qui định; 10% Gia đình văn hóa tiêu biểu 03 năm liên tục trở lên/tổng số hộ gia đình văn hóa được UBND xã tặng Giấy khen Gia đình văn hóa trong các đợt sơ kết, tổng kết chuyên đề (hoặc lồng ghép sơ kết, tổng kết) ở địa phương.

- Có ít nhất 50% số thôn được UBND cấp huyện phê duyệt phương án/kế hoạch xây dựng thôn NTM kiểu mẫu (hoặc phương án/kế hoạch duy trì, nâng chuẩn theo Bộ tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu đối với thôn đã đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu/thôn NTM) và có tổ chức thực hiện theo kế hoạch, tiến độ đề ra.

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Đạt chuẩn khi đáp ứng một trong hai điều điều kiện sau:

(i) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một phần theo hướng dẫn của Sở Công Thương hoặc đầy đủ các tiêu chí quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

(ii) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí này.

8

Thông tin và Truyền thông

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân

Điểm phục vụ bưu chính tại xã có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân.

8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh

Xã có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt: Ít nhất 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; ít nhất 80% đối với các xã còn lại.

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- 100% thôn của xã khu vực đồng bằng có hệ thống loa hoạt động thường xuyên; ít nhất 90% thôn của xã khu vực miền núi có hệ thống loa hoạt động thường xuyên.

- 100% số thôn trong xã có hộ gia đình thu xem được 01 trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet.

- Có ít nhất một điểm cung cấp xuất bản phẩm.

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt ít nhất 50%.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt: Ít nhất 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại.

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: Ít nhất 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; ít nhất 70% đối với các xã còn lại.

- 100% sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử.

- 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ (thực hiện đánh giá khi có hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông).

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…)

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có mạng Wifi miễn phí ở trụ sở UBND xã, Nhà văn hóa xã, điểm du lịch cộng đồng (nếu có).

- Ít nhất 50% nhà văn hóa thôn có kết nối mạng wifi miễn phí.

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có mạng Wifi miễn phí ở trụ sở UBND xã, Nhà văn hóa xã, điểm du lịch cộng đồng (nếu có).

- Ít nhất 70% nhà văn hóa thôn có kết nối mạng wifi miễn phí.

9

Nhà ở dân cư

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

≥80%

≥85%

10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm)

Năm 2021

≥43

≥48

Năm 2022

≥47

≥52

Năm 2023

≥51

≥56

Năm 2024

≥55

≥60

Năm 2025

≥59

≥64

11

Nghèo đa chiều

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025

<8,0%

<3,0%

12

Lao động

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

≥75%

≥80%

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

≥25%

≥30%

12.3. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn

Nông nghiệp ≤ 50%

Nông nghiệp ≤ 30%

Công nghiệp, xây dựng ≥ 26%

Công nghiệp, xây dựng ≥ 37%

Thương mại, dịch vụ ≥ 24%

Thương mại, dịch vụ ≥ 33%

13

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định

1

1

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn

Có ít nhất 01 sản phẩm OCOP được công nhận 03 sao trở lên còn thời hạn và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh (có lãi trong năm đánh giá) hoặc có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực của xã đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Sản xuất gắn với vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định. (ii) Có thương hiệu sản phẩm (được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý). (iii) Có bao bì, nhãn mác theo quy định. (iv) Có kênh phân phối ổn định và hiệu quả (tỷ trọng sản phẩm chủ lực được tiêu thụ qua kênh phân phối ≥30%/năm) trong ít nhất 02 năm liên tục tính đến năm xét, công nhận xã NTM nâng cao.

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm

1

1

13.4. Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã

Có ít nhất 01 sản phẩm nông sản chủ lực của xã (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu hoặc sản phẩm OCOP) được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc theo quy định.

13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử

10%

13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng(2)

Có nông sản chủ lực (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu) của xã thuộc vùng nguyên liệu tập trung được cấp mã vùng.

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Đạt (áp dụng đánh giá đối với xã có khu, điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận)

13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường)

Có ít nhất 01 mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả (đảm bảo ít nhất 02 tiêu chí trong các tiêu chí sau: (i) Tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm của mô hình; (ii) tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập; (iii) giữ gìn bản sắc văn hóa; (iv) không gây ô nhiễm môi trường).

14

Y tế

14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

95%

95%

14.2. Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

90%

90%

14.3. Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

40%

40%

14.4. Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử

70%

70%

15

Hành chính công

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có trang bị mạng máy tính nội bộ (LAN) và có sử dụng ít nhất 04 phần mềm(3) quản lý chuyên ngành.

- Có sử dụng phần mềm một cửa điện tử.

- Hằng năm, ít nhất

70% văn bản phát hành bằng văn bản điện tử, có đầy đủ chữ ký số của UBND xã và chữ ký số của lãnh đạo UBND xã.

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Có trang bị mạng máy tính nội bộ (LAN) và có sử dụng ít nhất 04 phần mềm quản lý chuyên ngành.

- Có sử dụng phần mềm một cửa điện tử.

- Hằng năm, ít nhất

80% văn bản phát hành bằng văn bản điện tử, có đầy đủ chữ ký số của UBND xã và chữ ký số của lãnh đạo UBND xã.

15.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần trở lên

Đạt

Đạt

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp

Đạt

Đạt

16

Tiếp cận pháp luật

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận

≥1

≥1

16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành

≥90%

≥90%

16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu

≥90%

≥90%

17

Môi trường

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Đạt

Đạt

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

100%

100%

17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥80%

≥85%

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

≥25%

≥40%

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

≥50%

≥50%

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

100%

100%

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

≥80%

≥80%

17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

≥75%

≥90%

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

Có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; nghĩa trang có cắm mốc, phân lô, phóng tuyến để chôn cất đồng bộ theo quy hoạch; có quy chế quản lý, hồ sơ môi trường theo quy định.

Trường hợp xã có cơ sở hỏa táng thì cơ sở hỏa táng thực hiện theo đúng quy hoạch, công nghệ hỏa táng phù hợp với quy định hiện hành và có hồ sơ môi trường theo quy định.

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

≥5%

≥5%

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

≥4m2/người

≥4m2/người

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

≥50%

≥70%

18

Chất lượng môi trường sống

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

≥40%

≥50%

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

≥50 lít

≥60 lít

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

≥25%

≥30%

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm

100%

100%

18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã

không

không

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm

100% cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch

≥80%

≥95%

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

100%

100%

19

Quốc phòng và An ninh

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân

Đạt đủ các chỉ tiêu:

- Số lượng người Ban Chỉ huy quân sự xã: Đủ theo quy định của pháp luật. Riêng xã ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng số lượng Ban Chỉ huy quân sự xã đủ 05 đồng chí; 100% cán bộ thường trực Ban Chỉ huy đã qua đào tạo chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Chỉ huy trưởng là thành viên UBND, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã.

- Hằng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; Ban Chỉ huy quân sự xã có kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ và được Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện phê duyệt.

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ.

- Xây dựng (giữ vững) Chi bộ quân sự có chi ủy. Trong năm xét công nhận không có trường hợp chi ủy viên bị xử lý kỷ luật.

- Tỉ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt 20% trở lên; 100% thôn đội trưởng là đảng viên.

- Hằng năm, thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng do UBND cấp huyện giao đạt mức khá trở lên.

- Hai (02) năm liền tính đến năm đánh giá xét công nhận đạt mức khá trở lên (từ 6,6 điểm) trong phong trào Thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang huyện.

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng(4) trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đạt

Đạt

Kết luận: Xã ….. đạt chuẩn …./19 tiêu chí NTM nâng cao

Mẫu số 04

Báo cáo đánh giá của UBND xã về kết quả xây dựng NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến năm……. của xã..........., huyện/thị xã/thành phố ............, tỉnh..............

I. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương và của địa phương.

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển kinh tế nông thôn.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.

c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới

Tổng kinh phí đã thực hiện: ……………… triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách cấp tỉnh: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách cấp huyện: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Ngân sách xã: ………………. triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: ... triệu đồng, chiếm .........%;

- Vốn tín dụng: ……………… triệu đồng, chiếm .........%;

- Doanh nghiệp: …………….. triệu đồng, chiếm .........%;

- Nhân dân đóng góp: …………… triệu đồng, chiếm .........%.

- Vốn huy động khác (nếu có): ……………. triệu đồng, chiếm .........%.

IV. Kết quả thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Xã…….được công nhận đạt chuẩn NTM năm 20… tại Quyết định số……./QĐ- UBND ngày / /20… của UBND tỉnh và xã nông thôn mới nâng cao tại Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày / /20.. của UBND tỉnh. Căn cứ quy định đánh giá tiêu chí xã NTM nâng cao tại Quyết định số ……./QĐ-UBND ngày / /20…. của UBND tỉnh, xã…. đã tổ chức rà soát đánh giá các tiêu chí, đến cuối năm 20… đảm bảo duy trì đạt chuẩn …../19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh.

(cần đánh giá cụ thể: khối lượng đã thực hiện hoàn thành/tổng khối lượng cần phải thực hiện, tỷ lệ (%) đạt chuẩn, mức độ đạt chuẩn đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu):

1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch.

1.1. Yêu cầu của tiêu chí:

- Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch (chỉ tiêu 1.1).

- Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch (chỉ tiêu 1.2).

- Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên (chỉ tiêu 1.3).

1.2. Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1…………………………………………………….

- Chỉ tiêu 1.2…………………………………………………….

- Chỉ tiêu 1.3…………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

1.3. Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

2. Tiêu chí số 2 về Giao thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định (chỉ tiêu 2.1).

- Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn được cứng hóa và bảo trì hàng năm đạt tỷ lệ 100% và có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp (chỉ tiêu 2.2).

- Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp ≥ 85% xã khu vực 1; ≥ 90% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 2.3).

- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng (hoặc đường vào khu sản xuất tập trung đối với xã miền núi) được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa: ≥ 55% xã khu vực 1; ≥ 75% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 2.4).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 2.1……………………………….

-……………………………

- Chỉ tiêu 2.4………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 90% trở lên (chỉ tiêu 3.1).

- Có ít nhất 01 tổ chức thủy lợi cơ sở hoạt động hiệu quả, bền vững (chỉ tiêu 3.2).

- Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: ≥ 10% xã khu vực 1; ≥ 20% xã khu vực 2 (chỉ tiêu 3.3).

- Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm (công trình do xã quản lý) (chỉ tiêu 3.4).

- Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi (chỉ tiêu 3.5).

- Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ đạt loại khá (chỉ tiêu 3.6).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 3.1……………………………….

-………………………………………..

- Chỉ tiêu 3.6………………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

4. Tiêu chí số 4 về Điện

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định: ≥ 98% xã khu vực 1; ≥ 99 % xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

5. Tiêu chí số 5 về Giáo dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 (100%) và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 (chỉ tiêu 5.1).

- Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (chỉ tiêu 5.2).

- Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 3 (chỉ tiêu 5.3).

- Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (chỉ tiêu 5.4).

- Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại khá (chỉ tiêu 5.5).

- Có ít nhất 01 mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền (chỉ tiêu 5.6).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 5.1:………………………………….……………………………….

-…………………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 5.6:……………………………………………………………………..

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

6. Tiêu chí số 6 về Văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời (ít nhất 03 dụng cụ/điểm) ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên (chỉ tiêu 6.1).

- Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định (chỉ tiêu 6.2).

- Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới (chỉ tiêu 6.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 6.1……………………………….

- Chỉ tiêu 6.2…………………………………………………………………

- Chỉ tiêu 6.3………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

7. Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm:

(i) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đồng thời có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đáp ứng một phần theo hướng dẫn của Sở Công Thương hoặc đầy đủ các tiêu chí quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

(ii) Là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tiêu chí xã NTM và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm quy định tại TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

Trường hợp xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ nông thôn trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng thì không xem xét tiêu chí này.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- ………………………………………………………………………….

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

8. Tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân (chỉ tiêu 8.1).

- Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh (chỉ tiêu 8.2).

- Có dịch vụ báo chí truyền thông (chỉ tiêu 8.3).

- Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. (chỉ tiêu 8.4).

- Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng,…) (chỉ tiêu 8.5). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 8.1……………………………….

- Chỉ tiêu 8.5…………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố: ≥80% đối với xã khu vực 1; ≥85% đối với xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- …………….……………………………………………………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập

a) Yêu cầu của tiêu chí:

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đánh giá kết quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện trong phát triển kinh tế (Nông nghiệp, Công nghiệp –XD, TMDV; phi nông nghiệp trên địa bàn xã để đảm bảo đạt chuẩn mức thu nhập theo quy định……….

- Kết quả thu nhập đạt được đến cuối năm ……………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

11. Tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã được công nhận đạt tiêu chí nghèo đa chiều trong xây dựng NTM khi có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và cận nghèo đa chiều của xã dưới mức tối thiểu 8% đối với xã khu vực 1 và 3% đối với xã khu vực 2.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách và hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã trong thời gian qua…...

- Đến nay, tỷ lệ nghèo đa chiều………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

12. Tiêu chí số 12 về Lao động

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥75% đối với xã khu vực 1; ≥80% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 12.1).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ): ≥25% đối với xã khu vực 1; ≥30% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 12.2).

- Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (qui định: xã KV 1 (Nông nghiệp ≤ 50%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 26%, Thương mại, dịch vụ ≥ 24%); xã KV 2 (Nông nghiệp ≤ 30%, Công nghiệp, xây dựng ≥ 37%, Thương mại, dịch vụ ≥ 33%)) (chỉ tiêu 12.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 12.1:…………………

- Chỉ tiêu 12.2:…………………

- Chỉ tiêu 12.3………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

13. Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định ≥ 1 (chỉ tiêu 13.1).

- Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn (chỉ tiêu 13.2).

- Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm ≥1 (chỉ tiêu 13.3).

- Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã (chỉ tiêu 13.4).

- Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử ≥10% (chỉ tiêu 13.5).

- Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng (chỉ tiêu 13.6).

- Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội vùng (chỉ tiêu 13.7).

- Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường) (chỉ tiêu 13.8). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 13.1:…………………

- ……

- Chỉ tiêu 13.8………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

14. Tiêu chí số 14 về Y tế

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 95% trở lên (chỉ tiêu 14.1).

- Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 90% trở lên (chỉ tiêu 14.2).

- Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) đạt từ 40% trở lên (chỉ tiêu 14.3).

- Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử đạt từ 70% trở lên (chỉ tiêu 14.4). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 14.1:……………………..

-…………………………………….

- Chỉ tiêu 14.4………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

15. Tiêu chí số 15 về Hành chính công

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (chỉ tiêu 15.1).

- Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc một phần (chỉ tiêu 15.2).

- Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp (chỉ tiêu 15.3). b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 15.1:…………………

- Chỉ tiêu 15.2:…………………

- Chỉ tiêu 15.3………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

16. Tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận ≥ 1 (chỉ tiêu 16.1).

- Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành ≥ 90% (chỉ tiêu 16.2).

- Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu ≥ 90% (chỉ tiêu 16.3).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 16.1:…..………………..………………………

- Chỉ tiêu 16.2:…..………………..………………………

- Chỉ tiêu 16.3:…..………………..………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

17. Tiêu chí số 17 về Môi trường

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường (chỉ tiêu 17.1).

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 17.2).

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định: ≥ 80% đối với xã khu vực 1; ≥ 85% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.3).

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả: ≥ 25% đối với xã khu vực 1; ≥ 40% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.4).

- Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt ít nhất 50% (chỉ tiêu 17.5).

- Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 17.6).

- Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường đạt ít nhất 80% (chỉ tiêu 17.7).

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường ≥ 75% đối với xã khu vực 1; ≥ 90% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.8).

- Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch (chỉ tiêu 17.9).

- Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng tối thiểu 5% (chỉ tiêu 17.10).

- Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn đạt từ 4m2/người trở lên (chỉ tiêu 17.11).

- Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định: ≥ 50% đối với xã khu vực 1; ≥ 70% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 17.12).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 17.1:…………………

- ………………..………………

- Chỉ tiêu 17.12………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

18. Tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung: ≥ 40% đối với xã khu vực 1; ≥ 50% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.1).

- Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm: ≥ 50% đối với xã khu vực 1; ≥ 60% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.2).

- Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững: ≥ 25% đối với xã khu vực 1; ≥ 30% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.3).

- Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm đạt 100% (chỉ tiêu 18.4).

- Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã (chỉ tiêu 18.5).

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm đạt 100% (chỉ tiêu 18.6).

- Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch: ≥ 80% đối với xã khu vực 1; ≥ 95% đối với xã khu vực 2 (chỉ tiêu 18.7).

- Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100% (chỉ tiêu 18.8).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 18.1:…………………

- ………………………………..

- Chỉ tiêu 18.8………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

19. Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân (chỉ tiêu 19.1).

- Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả. (chỉ tiêu 19.2).

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Chỉ tiêu 19.1:…………………

- Chỉ tiêu 19.2………………………

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ………………. triệu đồng.

Đánh giá chung kết quả thực hiện tiêu chí, hạn chế, vướng mắc (nếu có).

c) Tự đánh giá: Đạt/ không đạt tiêu chí …………………. (tự đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao trên địa bàn xã….. năm 20….)(5)

V. Kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu

Căn cứ Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến cuối năm 20…. xã…. đảm bảo đạt chuẩn quy định xã NTM kiểu mẫu, cụ thể:

1. Về xã đạt chuẩn NTM nâng cao (hoặc duy trì, nâng chuẩn)

Xã ….. được công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 20… tại Quyết định số …../QĐ-UBND ngày ../…/20… của UBND tỉnh; theo kết quả đánh giá duy trì, nâng chuẩn xã NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025 tại Phần IV nêu trên, xã…… đảm bảo duy trì đạt chuẩn…../19 tiêu chí xã NTM nâng cao trong năm 20…

2. Về thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của xã năm….. là … triệu đồng/người/năm, cao hơn …..% so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối với xã NTM nâng cao trong cùng thời điểm đánh giá (quy định cao hơn từ 10% trở lên).

3. Về mô hình thôn thông minh

Xã……có thôn…. đảm bảo đủ điều kiện đạt chuẩn thôn thông minh, cụ thể như sau:

a) Về thiết chế, hạ tầng

- Thôn có hạ tầng internet cáp quang và thông tin di động 3G/4G phủ đến hộ gia đình.

- Nhà văn hóa thôn có wifi (wifi được duy trì thường xuyên) để phục vụ miễn phí cho nhân dân khai thác các thông tin hữu ích qua mạng phục vụ sản xuất và đời sống.

- 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích trên địa bàn thôn được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ (thực hiện đánh giá khi có hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Có hệ thống camera an ninh thôn ở trung tâm thôn, các điểm trọng yếu tại khu dân cư tập trung kết nối với Công an xã, Ban Nhân dân thôn.

- Có máy vi tính, máy in kết nối mạng để phục vụ các hoạt động của Ban Nhân dân thôn.

b) Về con người

- Thôn có tổ công nghệ cộng đồng được thành lập và hoạt động hiệu quả theo quy định.

- Ban Nhân dân thôn có ứng dụng các nền tảng số (như zalo, messenger, facebook….) để thông tin, tuyên truyền đến người dân trong thôn.

- Thôn có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, có cài đặt và sử dụng các phần mềm, nền tảng số (như thanh toán trực tuyến, smart Quảng Nam, sức khỏe điện tử và các ứng dụng hữu ích liên quan khác) đạt ít nhất 90%.

- Ban Nhân dân thôn, tổ công nghệ cộng đồng được tập huấn các nội dung về chuyển đổi số.

(Lưu ý: Cần đánh giá cụ thể kết quả đạt được theo từng chỉ tiêu nêu trên, kết quả định tính, định lượng, phần trăm đạt…)

4. Về nội dung kiểu mẫu nổi trội

Địa phương lựa chọn 01 trong 10 nội dung kiểu mẫu nổi trội trên địa bàn xã để đánh giá kết quả thực hiện đạt chuẩn theo quy định (Sản xuất, giáo dục, văn hóa, cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự, chuyển đổi số, giao thông, y tế, du lịch, ngành nghề nông thôn).

VI. Kết quả thực hiện các nội dung liên quan

1. Về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu

Căn cứ theo Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh để đánh giá thôn NTM kiểu mẫu.

- Đối với thôn có quyết định công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025: Thôn …… được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu năm ….. tại Quyết định …. của UBND cấp huyện.

- Đối với thôn đã được công nhận đạt chuẩn giai đoạn 2016-2021: Căn cứ Phương án duy trì đạt chuẩn đã được UBND cấp huyện phê duyệt; đánh giá chung kết quả duy trì đến nay so với Bộ tiêu chí thôn NTM KM gđ 2022-2025.

- Đối với thôn chưa được công nhận đạt chuẩn thôn NTM KM (cùng thời điểm xét công nhận xã NTM): Đánh giá chi tiết kết quả thực hiện 10 tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu và phải đảm bảo đạt chuẩn 10/10 tiêu chí quy định.

2. Tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM

Đánh giá tình hình nợ xây dựng cơ bản trên địa bàn xã và khẳng định xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản trái với quy định.

VII. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Những mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu

VIII. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu

1. Quan điểm

2. Mục tiêu

3. Nội dung, giải pháp

XIII. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).


Nơi nhận:
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 05

Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia về kết quả đánh giá xây dựng xã NTM nâng cao/xã NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

…, ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu đến năm... trên địa bàn xã..., huyện/thị xã/thành phố..., tỉnh/thành phố...

I. Tóm tắt quá trình UBND xã tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ………………………………………………………………………………………..

- ………………………………………………………………………………………..

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm........... trên địa bàn xã .........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của xã

- Hình thức tham gia ý kiến: ……………………………………………………

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………

2. Ý kiến tham gia của các tổ chức khác trên địa bàn xã (các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã,....)

- Hình thức tham gia ý kiến: ………………………………………………

- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn xã

- Ý kiến tham gia: ………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND xã

- ……………………………………………………………

- …………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND XÃ...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 06

Báo cáo tình hình nợ đọng XDCB trong xây dựng NTM của xã...

ỦY BAN NHÂN DÂN
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../BC-UBND

............, ngày ....... tháng ..... năm ..........

BÁO CÁO

Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới của xã... đến tháng.../năm....

I. Khái quát kết quả thực hiện Chương trình

...

II. Kết quả huy động nguồn lực

1. Tổng vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh đã phân bổ trực tiếp cho Chương trình trong giai đoạn ............. (triệu đồng), chia ra từng năm: Năm.... triệu đồng; năm ..... triệu đồng,....

2. Tổng vốn ngân sách huyện đã phân bổ đối ứng trực tiếp cho Chương trình trong các năm:...... (triệu đồng), chia ra từng năm: Năm.... triệu đồng; năm ......triệu đồng (không bao gồm vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác).

3. Tổng vốn ngân sách xã đã phân bổ đối ứng cho Chương trình trong các năm:...... (triệu đồng), chia ra từng năm: Năm.... triệu đồng; năm ......triệu đồng (không bao gồm vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác).

4. Tổng kinh phí nợ đọng các công trình giai đoạn .......(số liệu đến thời điểm báo cáo): ....... triệu đồng (đã bao gồm nợ các công trình đã hoàn thành, bàn giao đang trong thời gian quyết toán). Trong đó:

a) Trung ương, tỉnh nợ:..... triệu đồng

b) Cấp huyện nợ: ................triệu đồng

c) Xã nợ:.......................triệu đồng

d) Nợ khác:...........................triệu đồng. Nếu có, phải thuyết minh cụ thể.

5. Tổng số công trình thực hiện giai đoạn .......:....... công trình. Trong đó:

a) Số công trình đã có quyết toán dự án hoàn thành: ............công trình;

b) Số công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đang trong thời gian quyết toán:..… công trình;

c) Số công trình chuyển tiếp đang thi công, chưa bàn giao:……. công trình;

d) Số công trình đã hoàn thành nhưng đã quá thời hạn quyết toán trên 24 tháng hoặc không đủ hồ sơ để quyết toán: …… công trình.

III. Kế hoạch, giải pháp xử lý nợ đọng thuộc phần trách nhiệm của huyện, xã trong thời gian đến:

1. Kế hoạch xử lý nợ đọng: Nêu cụ thể từng tháng, năm.

2. Giải pháp: Huy động từ các nguồn như xây dựng cơ bản tập trung, khai thác quỹ đất, nguồn thu khác để xử lý nợ đọng cho từng công trình cụ thể...;

IV. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc:

V. Cam kết:

UBND xã……..cam kết đến tháng….năm …. sẽ xử lý dứt điểm các công trình chưa quyết toán, kinh phí còn nợ; nếu không xử lý dứt điểm thì Chủ tịch UBND xã sẽ chịu hình thức kỷ luật nào? (cụ thể).

VI. Kiến nghị, đề xuất.

(nêu rõ)


Nơi nhận:
- …….…;
- Đảng ủy, HĐND, UBMTTQVN xã;
- Lưu: VT.

TM. UBND ……….
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
(xác nhận về nguồn cân đối xử lý nợ……)

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP HUYỆN
(nêu ý kiến cam kết chỉ đạo xử lý nợ đọng của UBND cấp huyện; trách nhiệm của UBND huyện nếu UBND xã không xử lý dứt điểm nợ theo thời gian cam kết)

Mẫu số 07

Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../TTr-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

TỜ TRÌNH

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã ..........đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/xã nông thôn mới kiểu mẫu năm .........

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...........

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương).

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương).

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày ......./......./20........ của UBND huyện/thị xã/thành phố ............... đề nghị xét, công nhận xã .............. đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................

UBND huyện/thị xã/thành phố ...... kính trình UBND tỉnh.............. thẩm định, xét công nhận xã ........... đạt chuẩn NTM nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Biên bản cuộc họp của UBND huyện/thị xã/thành phố ....... đề nghị xét, công nhận xã........ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........... (bản chính).

2. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ............... đối với xã ................. (bản chính, kèm theo biểu chi tiết thẩm tra mức độ đạt từng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã).

3. Báo cáo của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............. đối với xã ................. (bản chính).

4. Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã ............... đối với việc công nhận xã ................ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ (bản chính).

(Kèm theo hồ sơ của UBND xã ……………. nộp để thẩm tra)

Kính đề nghị UBND tỉnh................ xem xét, thẩm định công nhận./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên

Mẫu số 08

Biên bản cấp huyện họp xét đề nghị thẩm định, xét, công nhận xã NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BIÊN BẢN

Họp đề nghị xét, công nhận xã........... đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm …...

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND huyện/thị xã/thành phố …………. về tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ………….

Căn cứ Báo cáo số ........... ngày ...../....../....... của UBND huyện/thị xã/thành phố ............. về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ................ đối với xã ……..

Hôm nay, vào lúc...... giờ ...... phút ngày ...../....../....... tại ............, UBND huyện/thị xã/thành phố .......... (tỉnh……) tổ chức họp đề nghị xét, công nhận xã ………. đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............., cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- …………………………………………………………………………………

- Ông (bà): ..................................... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. UBND huyện/thị xã/thành phố trình bày Báo cáo: Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ........... đối với xã …….; tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ............ đối với xã …….

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện/thị xã/thành phố trình bày Báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã đối với việc công nhận xã ................ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............

3. Ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên tham dự cuộc họp về đề nghị xét, công nhận xã ............ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .............., cụ thể như sau:

- …………………………………………

- …………………………………………

4. Kết quả bỏ phiếu: Số thành viên tham dự cuộc họp nhất trí đề nghị xét, công nhận xã ............. đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm ……… là ......./tổng số ............ thành viên tham dự cuộc họp, đạt .........%.

Biên bản kết thúc hồi ...... giờ ...... phút ngày ...../....../........, đã thông qua cho các thành viên tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí ........%.

Biên bản này được lập thành ..........bản có giá trị pháp lý như nhau: UBND huyện/thị xã/thành phố lưu ........... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu gửi UBND tỉnh....... bản./.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 09

Báo cáo thẩm tra của UBND cấp huyện về kết quả xây dựng NTM nâng cao của

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm ........ đối với xã ............., huyện/thị xã/TP ........., tỉnh Quảng Nam

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND xã…... tại Tờ trình số ...../TTr-UBND ngày ...../....../....... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm........

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã ..........., UBND huyện/thị xã/thành phố …..báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt cẩn xã nông thôn mới nâng cao năm…... đối với xã ........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ...../....../....... đến ngày ...../....../.......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

3. Về kết quả duy trì, nâng chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới

Thẩm tra tổng quan về kết quả thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã (kết luận có đủ điều kiện duy trì đạt chuẩn 19 tiêu chí hay không). Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thẩm tra về duy trì, nâng chuẩn xã nông thôn mới.

4. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao (cần thẩm tra cụ thể kết quả đánh giá theo đề cương đánh giá tại Mẫu 03 nêu trên)

3.1. Tiêu chí số .......... về ...................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thẩm tra kết quả thực hiện theo từng chỉ tiêu cụ thể, gồm: Nội dung, số liệu thực hiện (số tương đối, tuyệt đối).

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3.n. Tiêu chí số .......... về ......................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thẩm tra kết quả thực hiện theo từng chỉ tiêu cụ thể, gồm: Nội dung, số liệu thực hiện (số tương đối, tuyệt đối).

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thẩm tra mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã…. năm 20…)

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

- …………………………………………….

6. Về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu

-…………………………………………………………………………………

7. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

- ……………………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới

Tổng số tiêu chí nông thôn mới của xã ………………… đã được UBND huyện/thị xã/thành phố .............. thẩm tra đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới tính đến thời điểm thẩm tra là: ....../19 tiêu chí, đạt .........%.

3. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

- Tổng số tiêu chí nông thôn mới nâng cao của xã ………………… đã được

UBND huyện/thị xã/thành phố .............. thẩm tra đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tính đến thời điểm thẩm tra là: ....../19 tiêu chí, đạt .........%.

- ……………………………………………

4. Về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

- ……………………………………………

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………………

n. ……………………………………………


Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ DUY TRÌ, NÂNG CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM.......

đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh Quảng Nam

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày..../.../20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã NTM giai đoạn 2022-2025

Kết quả đánh giá của xã

Kết quả thẩm tra cấp huyện/thị xã/thành phố

Khu vực 1

Khu vực 2

I

QUY HOẠCH

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch Qchung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021- 2025 (trong đó, có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn

Đạt

Đạt

1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Đạt

Đạt

II

HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

….

……

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

….

…..

IV

VĂN HÓA – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

…..

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

….

….

Kết luận: Xã ….. đảm bảo duy trì, nâng chuẩn …./19 tiêu chí xã NTM

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM TRA MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM.......

đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh Quảng Nam

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày..../.../20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025

Kết quả đánh giá của xã

Kết quả thẩm tra cấp huyện/thị xã/thành phố

Khu vực 1

Khu vực 2

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Đạt

Đạt

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Có quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại chỉ tiêu 1.1 nêu trên và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng khác trên địa bàn xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

2

Giao thông

1.2…..

……

1.4…….

3

….

…….

19

Quốc phòng và an ninh

……………………….

…….…………….

…………….

………..

………….

Kết luận: Xã ….. đạt chuẩn …./19 tiêu chí NTM nâng cao

Mẫu số 10

Báo cáo thẩm tra của UBND cấp huyện về kết quả xây dựng NTM kiểu mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm ........ đối với xã............., huyện/thị xã/TP ........., tỉnh Quảng Nam

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của UBND xã…... tại Tờ trình số ...../TTr-UBND ngày ...../....../....... về việc thẩm tra, đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm........

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá cụ thể thực tế xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã ..........., UBND huyện/thị xã/thành phố …..báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt cẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu năm…... đối với xã ........., cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra (từ ngày ...../....../....... đến ngày ...../....../.......):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

3. Về kết quả thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao (cần thẩm tra cụ thể kết quả đánh giá theo đề cương đánh giá tại Mẫu số 09 nêu trên)

3.1. Tiêu chí số .......... về ...................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thẩm tra kết quả thực hiện theo từng chỉ tiêu cụ thể, gồm: Nội dung, số liệu thực hiện (số tương đối, tuyệt đối).

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

3.n. Tiêu chí số .......... về ......................:

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………………

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Thẩm tra kết quả thực hiện theo từng chỉ tiêu cụ thể, gồm: Nội dung, số liệu thực hiện (số tương đối, tuyệt đối).

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ................. triệu đồng.

c) Đánh giá: Mức độ đạt tiêu chí ………………….. (đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu mức đạt của tiêu chí).

(Kèm theo Biểu tổng hợp kết quả thẩm tra mức độ duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã…. năm 20…) – Theo biểu tổng hợp kết quả thẩm tra đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao kèm theo Mẫu số 09.

4. Về kết quả thực hiện đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

4.1. Kết quả duy trì, nâng chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

(Tổng hợp chung kết quả đủ điều kiện duy trì, nâng chuẩn được thẩm tra tại mục 3 nêu trên).

4.2. Kết quả thu nhập bình quân đầu người

4.3. Kết quả mô hình thôn thông minh.

4.4. Kết quả tiêu chí về nội dung kiểu mẫu nổi trội

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

- …………………………………………….

6. Về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu

-……………………………………………………………………………………

7. Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

- ……………………………………………

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

3. Về kết quả thực hiện và mức độ đạt chuẩn quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu

4. Về kết quả xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã

5. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

- ……………………………………………

III. KIẾN NGHỊ

1. ……………………………………………

n. ……………………………………………


Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 11

Báo cáo của UBND cấp huyện tổng hợp ý kiến tham gia vào kết quả thẩm tra

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-UBND

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm.... đối với xã ......., huyện/thị xã/TP ......, tỉnh Quảng Nam

I. Tóm tắt quá trình UBND huyện/thị xã/TP tổ chức lấy ý kiến tham gia

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………

II. Tổng hợp ý kiến tham gia đối với kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm .... đối với xã ...........

1. Ý kiến tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện/thị xã/thành phố

- Hình thức tham gia ý kiến: ………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………

2. Ý kiến tham gia của các đơn vị, tổ chức khác trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố (tên đơn vị, tổ chức: ..........)

- Hình thức tham gia ý kiến: ………………………………………………………

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………

3. Ý kiến tham gia của nhân dân trên địa bàn huyện/thị xã/thành phố

- Ý kiến tham gia: …………………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): ……………………………………………………

III. Kết quả tiếp thu ý kiến tham gia, giải trình của UBND huyện/thị xã/thành phố

- ……………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- ..............;
- …………;
- Lưu: VT, .............

TM. UBND HUYỆN/THỊ XÃ/TP...
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 12

Tổng hợp báo cáo kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM
HUYỆN/XÃ..............................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.....................

......... ngày......tháng ..... năm....

BÁO CÁO

Kết quả tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đề nghị xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm 202... *

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện;

- Nội dung, hình thức tổ chức lấy ý kiến.

(Nêu vắn tắt các bước thực hiện theo Hướng dẫn)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tổng số khu dân cư tổ chức lấy ý kiến:............

2. Tổng số xã đã tiến hành lấy ý kiến (báo cáo của cấp huyện, cấp tỉnh):...............

3. Tổng số hộ gia đình lấy ý kiến/Tổng số hộ gia đình trên địa bàn

4. Thời gian lấy ý kiến: Từ ngày.......đến ngày........

5. Tổng hợp kết quả phát phiếu phát ra, phiếu thu về

- Tổng số phiếu phát ra:.......phiếu

- Tổng số phiếu thu về:.........phiếu

6. Tổng hợp kết quả lấy ý kiến (số lượng, tỷ lệ) theo từng câu hỏi: (Tổng hợp kết quả của cấp xã/cấp huyện/ cấp tỉnh theo bảng phụ lục kèm theo).

7. Nội dung lý do chưa hài lòng theo từng câu hỏi.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:

2. Hạn chế:

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (theo lĩnh vực cụ thể đối với nội dung người dân chưa hài lòng, ví dụ: 1. Về lĩnh vực môi trường: 2. Về lĩnh vực an ninh trật tự: 3. .................)

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN/XÃ

Mẫu số 13

Báo cáo của các Sở, ngành/Phòng, ban về thẩm định/thẩm tra kết quả đạt các tiêu chí NTM nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu

UBND ……..
SỞ/PHÒNG, BAN……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-…….

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Thẩm định/thẩm tra xác nhận kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm.... đối với xã ......., huyện/thị xã/TP ......, tỉnh/TP ..........

I. CĂN CỨ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

- Căn cứ các văn bản quy định của TW, tỉnh, huyện liên quan đến nội dung thẩm định/thẩm tra…

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

………………………………………………………………………………………….

III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH/THẨM TRA

Căn cứ các chỉ tiêu, tiêu chí được UBND tỉnh/UBND cấp huyện phân công phụ trách tại Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh hoặc Quyết định số /QĐ-UBND…./…../…. của UBND cấp huyện để thẩm định/thẩm tra:

Phần A: Đối với xã đạt chuẩn NTM nâng cao

1. Kết quả duy trì, nâng chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới

1.1. Tiêu chí số….. về ……..

a) Yêu cầu tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..…………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2:………………………………………………………………………

b) Kết quả thực hiện:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..…………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2:……………………………………………………………………

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

1.2. Tiêu chí số….. về ……..

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

2. Kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

2.1. Tiêu chí số….. về ……..

a) Yêu cầu tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2:………………………………………………………………………

b) Kết quả thực hiện:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..………………………………………………….

- Chỉ tiêu 1.2:………………………………………………………………………

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

2.2. Tiêu chí số….. về ……..

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

Phần B. Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

1. Kết quả duy trì, nâng chuẩn tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

1.1. Tiêu chí số….. về ……..

a) Yêu cầu tiêu chí:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..…………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2:………………………………………………………………………

b) Kết quả thực hiện:

- Chỉ tiêu 1.1:…………………..…………………………………………………

- Chỉ tiêu 1.2:……………………………………………………………………

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

1.2. Tiêu chí số….. về ……..

Kết luận: Đạt/không đạt tiêu chí ………….

………………………………………………………………………………

2. Thu nhập bình quân đầu người xã NTM kiểu (ngành Thống kê)

……………………………………………

3. Mô hình thôn thông minh (ngành Thông tin và Truyền thông)

……………………………………………..

4. Nội dung kiểu mẫu nỗi trội

(Các địa phương chọn đánh giá nội dung thuộc lĩnh vực nào, thì ngành đó phụ trách công tác thẩm tra, thẩm định theo nội dung nỗi trội mà địa phương để đánh giá)

IV. NHỮNG MẶC ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHẾ (nêu rõ)

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỜI GIAN ĐẾN (nêu rõ)

Sở, ngành/Phòng, Ban…… báo cáo kết quả thẩm định/thẩm tra xác nhận đạt chuẩn các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu của xã ……., huyện/thị/thành phố năm 20… theo nhiệm vụ của Sở/Phòng được phân công phụ trách./.


Nơi nhận:
- UBND tỉnh/huyện;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh/huyện;
- Lưu: VT, .............

GIÁM ĐỐC/TRƯỞNG PHÒNG,BAN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 14

Tờ trình của Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu.

UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-SNNPTNT

Quảng Nam, ngày tháng năm 20..…

TỜ TRÌNH

Đề nghị công nhận xã ….., huyện….. đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu năm 20…

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ..../BC-VPĐPNTM ngày .../..../20... của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh về thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu cho xã ... huyện/thị xã/thành phố .....;

Căn cứ Biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định tỉnh để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu…

Sở Nông nghiệp và PTNT kính đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, công nhận xã……, huyện/thị xã/thành phố…. đạt chuẩn NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu năm 20…..

Hồ sơ kèm theo Tờ trình này gồm có:

- Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả xây dựng NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu của xã.

- Biên bản Họp thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu của Hội đồng thẩm định tỉnh.

Kính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- CT UBND tỉnh (kính trình);
- …………………………………………………..
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Lưu: VT, SNNPTNT.

GIÁM ĐỐC

Mẫu số 15

Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, mức độ đạt chuẩn tiêu chí NTM nâng cao

UBND TỈNH QUẢNG NAM
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XD NÔNG THÔN MỚI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-VPĐPNTM

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao của xã .............. năm .............

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Xét Tờ trình số ......./TTr-UBND ngày ...../...../..... của UBND cấp huyện ..... về việc thẩm tra, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm .......

Căn cứ văn bản xác nhận mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí NTM nâng cao trên địa bàn xã ...... năm …. của các Sở, ngành được phân công phụ trách các tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh (Văn bản của các Sở, ngành lưu tại Văn phòng Điều phối NTM tỉnh);

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao của xã .......huyện......năm .......; cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Về hồ sơ:

2. Về kết quả duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới

Đánh giá chung về kết quả thẩm định duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn xã

(Kèm theo kết quả tổng hợp duy trì, nâng chuẩn tiêu chí xã NTM).

3. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao:

2.1. Tiêu chí quy hoạch: Kết quả thực hiện tiêu chí so với yêu cầu đạt chuẩn của Bô tiêu chí tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 và quy định đánh giá tại Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../2022 của UBND tỉnh.

- Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí:…………………….………

- Đề nghị khắc phục những tồn tại (nếu có):………………………

- Kết luận: ………………………………………………………..

2.2 Tiêu chí………………………………………………………………

…….

2.19. Tiêu chí Quốc phòng và An ninh …………………………………………

(Kèm theo kết quả thẩm định tiêu chí xã NTM nâng cao)

4. Kết quả thực hiện thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

5. Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao.

6. Về tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM.

7. Về tình hình xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM

3. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

4. Về kết quả thực hiện xây dựng “thôn nông thôn mới kiểu mẫu”.

……………

5. Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM nâng cao.

6. Về tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM

……………

7. Về tình hình xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an

…………..

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

................................................................................................................../.


Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH MỨC ĐỘ DUY TRÌ, NÂNG CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM.......

đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh Quảng Nam

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày..../.../20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã NTM giai đoạn 2022-2025

Kết quả thẩm tra cấp huyện

Kết quả thẩm định

Khu vực 1

Khu vực 2

I

QUY HOẠCH

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã giai đoạn 2021-2025 (trong đó, có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn) và được công bố công khai đúng thời hạn

Đạt

Đạt

1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch

Đạt

Đạt

II

HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

….

……

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

….

…..

IV

VĂN HÓA – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG

…..

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

….

….

Kết luận: Xã ….. đảm bảo duy trì, nâng chuẩn …./19 tiêu chí xã NTM

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM.......

đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh Quảng Nam

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày..../.../20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025

Kết quả thẩm tra cấp huyện

Kết quả thẩm định

Khu vực 1

Khu vực 2

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Đạt

Đạt

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Có quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại chỉ tiêu 1.1 nêu trên và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng khác trên địa bàn xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

2

Giao thông

1.2…..

……

1.4…….

3

….

…….

19

Quốc phòng và an ninh

……………………….

…….…………….

…………….

………..

………….

Kết luận: Xã ….. đạt chuẩn …./19 tiêu chí NTM nâng cao

Mẫu số 16

Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, mức độ đạt chuẩn tiêu chí NTM kiểu mẫu

UBND TỈNH QUẢNG NAM
VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI XD NÔNG THÔN MỚI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../BC-VPĐPNTM

......, ngày .... tháng ..... năm 20.....

BÁO CÁO

Thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu của xã.............. năm .............

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Xét Tờ trình số ......./TTr-UBND ngày ...../...../..... của UBND cấp huyện ..... về việc thẩm tra, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm.......

Căn cứ văn bản xác nhận mức độ đạt chuẩn từng nội dung quy định đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn xã ............ năm …. của các Sở, ngành được phân công phụ trách các tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh (Văn bản của các Sở, ngành lưu tại Văn phòng Điều phối NTM tỉnh);

Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu của xã .......huyện......năm .......; cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Về hồ sơ:

2. Về kết quả thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao:

2.1. Tiêu chí quy hoạch: Kết quả thực hiện tiêu chí so với yêu cầu đạt chuẩn của Bộ tiêu chí tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 và quy định đánh giá tại Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../2022 của UBND tỉnh.

- Đánh giá chung việc thực hiện tiêu chí:…………………….………

- Đề nghị khắc phục những tồn tại (nếu có):………………………

- Kết luận: ………………………………………………………..

2.2 Tiêu chí………………………………………………………………

…….

2.19. Tiêu chí Quốc phòng và An ninh ………………………………………… (Kèm theo kết quả thẩm định kết quả duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã NTM nâng cao).

3. Kết quả thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

4. Kết quả mô hình thôn thông minh.

5. Kết quả thực hiện đạt chuẩn nội dung kiểu mẫu nổi trội.

6. Kết quả một số nội dung liên quan:

- Kết quả xây dựng thôn NTM kiểu mẫu.

- Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

- Về tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM.

- Về tình hình xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM nâng cao

3. Kết quả thu nhập bình quân đầu người đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.

4. Kết quả mô hình thôn thông minh.

5. Kết quả thực hiện đạt chuẩn nội dung kiểu mẫu nổi trội.

6. Kết quả một số nội dung liên quan:

- Kết quả xây dựng thôn NTM kiểu mẫu.

- Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

- Về tình hình nợ xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM.

- Về tình hình xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

................................................................................................................../.


Nơi nhận:
- ..............;
- ..............;
- Lưu: VT, .............

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DUY TRÌ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO ĐẾN NĂM.......

đối với xã ……....., huyện/thị xã/thành phố .........., tỉnh Quảng Nam

(Kèm theo Báo cáo số .../BC-UBND ngày..../.../20..... của UBND huyện/thị xã/TP .......)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025

Kết quả thẩm tra cấp huyện

Kết quả thẩm định

Khu vực 1

Khu vực 2

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

Đạt

Đạt

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

Có quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại chỉ tiêu 1.1 nêu trên và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng khác trên địa bàn xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

2

Giao thông

1.2…..

……

1.4…….

3

….

…….

19

Quốc phòng và an ninh

……………………….

…….…………….

…………….

………..

………

Kết luận: Xã ….. đảm bảo duy trì đạt chuẩn …./19 tiêu chí NTM nâng cao



(1) UBND tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ cho tất cả các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để rà soát/làm mới quy hoạch (trong đó đã bao gồm làm quy hoạch chi tiết, với mức hỗ trợ bình quân 350 triệu đồng/xã).

(2) Điểm công cộng bao gồm: Nhà văn hóa xã, khu thể thao xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi (nếu điểm nằm vị trí riêng so với nhà văn hóa-khu thể thao xã, thôn), công viên (nếu có).

3 Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn nội dung thực hiện tại Công văn số 128/STTTT-CNTT-BCVT ngày 22/2/2022 V/v hướng dẫn một số nội dung đầu tư, mua sắm thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã

(4) Quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản chủ lực xã nằm trong vùng, không gian phát triển sản xuất nông nghiệp (vùng sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu) của quy hoạch vùng huyện (hoặc quy hoạch chung đối với thị xã, thành phố) hoặc xã có quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung nông sản chủ lực trong định hướng quy hoạch không gian sản xuất nông nghiệp của quy hoạch chung xây dựng xã.

(5) Xã có 5 sản phẩm chủ lực, nếu có 01 sản phẩm chủ lực được bán qua kênh thương mại điện tử, thì tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện là 20%.

(6) Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; b) Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; c) Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; d) Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản này và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

(7) Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình tăng thêm ít nhất 40% so với quy định đạt chuẩn tiêu chí xã NTM ≥35% (75% = 35% + 40%)

(8) Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình tăng thêm ít nhất 50% so với quy định đạt chuẩn tiêu chí xã NTM ≥45% (95% = 45% + 50%).

(9) Nghiêm trọng: Bị cơ quan điều tra các cấp khởi tố bị can với khung hình phạt từ 03 năm tù giam trở lên.

(10) Chỉ tiêu 13.3 Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương; 13.4. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường; 13.5. Có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả; 17.4. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn (trồng cây xanh); 17.7. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 17.11. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn; 17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định; 18.6. Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về xây dựng NTM cho người dân, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn.

(11) Quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản chủ lực xã nằm trong vùng, không gian phát triển sản xuất nông nghiệp (vùng sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu) của quy hoạch vùng huyện (hoặc quy hoạch chung đối với thị xã, thành phố) hoặc xã có quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung nông sản chủ lực trong định hướng quy hoạch không gian sản xuất nông nghiệp của quy hoạch chung xây dựng xã.

(12) Báo cáo của UBND xã cần nêu rõ kết quả thực hiện chi tiết các chỉ tiêu, tiêu chí theo đúng các quy định tại Quy định này, trong đó cần nêu rõ những kết quả nổi bật của từng chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

(13) Điểm k: Thường xuyên rà soát, củng cố các tiêu chí đã đạt chuẩn; xem xét thu hồi bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nếu các tiêu chí không còn đảm bảo, chậm được duy trì, nâng chuẩn theo quy định và kiểm điểm, điều chuyển công tác đối với lãnh đạo địa phương nếu không hoàn thành mục tiêu đề ra, nhất là các địa phương phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.

(1) Điểm công cộng bao gồm: Nhà văn hóa xã, khu thể thao xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi (nếu điểm nằm vị trí riêng so với nhà văn hóa-khu thể thao xã, thôn), công viên (nếu có).

(2) Chỉ tiêu 13.6 chỉ áp dụng đánh giá đối với xã có quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản chủ lực nằm trong vùng, không gian phát triển sản xuất nông nghiệp (vùng sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu) của quy hoạch vùng huyện (hoặc quy hoạch chung đối với thị xã, thành phố) hoặc xã có quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung nông sản chủ lực trong định hướng quy hoạch không gian sản xuất nông nghiệp của quy hoạch chung xây dựng xã.

(3) Các phần mềm chuyên ngành như: Kế toán; quản lý hộ nghèo; quản lý hộ tịch; quản lý đất đai; lao động; quản lý tiêu chí NTM….

(4) Nghiêm trọng: Bị cơ quan điều tra các cấp khởi tố bị can với khung hình phạt từ 03 năm tù giam trở lên.

(5) Biểu tổng hợp kèm theo Mẫu số 03 về báo cáo đánh giá kết quả xã NTM nâng cao.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1068/QĐ-UBND ngày 26/05/2023 về Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.027

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.54.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!