BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2022/TT-BXD
|
Hà Nội,
ngày 24 tháng 10 năm 2022
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ HỒ SƠ NHIỆM VỤ VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, QUY
HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG
VÀ QUY HOẠCH NÔNG THÔN
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Luật
Quy hoạch đô thị năm 2009 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2019;
Căn cứ khoản 5 Điều 27
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quy hoạch xây dựng; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày
07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5
năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch
xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị
định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch
- Kiến trúc,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông
tư quy định về hồ sơ nhiệm vụ
và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện,
quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nội dung hồ
sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng
vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch
nông thôn (sau đây viết tắt là quy hoạch đô thị và nông thôn).
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài khi trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến công tác quy hoạch đô
thị và nông thôn trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định tại
Thông tư này.
Điều 2. Quy định
chung về quy cách thể hiện
1. Nội dung thể hiện đối với thuyết
minh, bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án trong hồ sơ lấy ý kiến, hồ sơ trình thẩm định
và phê duyệt phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung đối với từng
loại, cấp độ quy hoạch và tuân thủ các quy định tại Chương II và các phụ lục của
Thông tư này.
2. Hệ thống ký hiệu bản vẽ của nhiệm vụ
và đồ án quy hoạch đô thị, nông thôn phải tuân thủ theo quy định tại
các phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Căn cứ điều kiện, đặc điểm của vùng
liên huyện, vùng huyện, đô thị, khu chức năng và khu vực nông thôn được lập quy
hoạch, có thể thành lập các bản đồ, sơ đồ riêng cho từng nội dung hiện trạng, định
hướng hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo thể
hiện được đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.
4. Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh chưa được phê duyệt, các bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị,
nông thôn; bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn; bản đồ quy hoạch
sử dụng đất cấp
tỉnh; bản đồ tổ chức
không gian và phân vùng chức năng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thay thế bằng sơ đồ định
hướng phát triển không gian trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được phê duyệt.
5. Tất cả các sơ đồ, bản đồ trong
thành phần bản vẽ của hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị và nông
thôn phải thể hiện rõ phạm
vi ranh giới lập quy hoạch; ranh giới, tên các đơn vị hành chính trong phạm vi
lập quy hoạch; tên đơn vị hành chính tiếp giáp bên ngoài phạm vi lập quy hoạch.
Chương II
NỘI
DUNG HỒ SƠ NHIỆM VỤ VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Mục I. HỒ SƠ NHIỆM VỤ
VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN, QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN
(SAU ĐÂY VIẾT TẮT LÀ QUY HOẠCH HUYỆN)
Điều 3. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch huyện
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và mối
liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch huyện. Thể hiện trên nền
bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn trong quy hoạch tỉnh
theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch huyện
bao gồm:
a) Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch;
căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch. Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên huyện phải
luận cứ cơ sở xác định quy mô, phạm vi và ranh giới vùng lập quy hoạch.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện
trạng của vùng lập quy hoạch; các phương hướng phát triển và phương án quy hoạch
tại các quy hoạch liên quan, có tác động đến vùng lập quy hoạch. Nêu khái quát những vấn đề tồn tại
cần giải quyết trong quy hoạch huyện.
c) Xác định quan điểm, mục tiêu quy hoạch;
tính chất, chức năng của vùng.
d) Cơ sở và phương pháp xác định động
lực phát triển vùng; dự báo sơ bộ về: dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa,
phát triển kinh tế,...; đề xuất lựa chọn
các chỉ tiêu về hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng
xã hội theo từng giai đoạn phát triển.
đ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát,
thu thập tài liệu, số liệu, đánh
giá hiện trạng vùng liên huyện, vùng huyện được lập quy hoạch; yêu cầu về cơ sở
dữ liệu hiện trạng.
e) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch huyện.
g) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy
cách của sản phẩm hồ sơ đồ
án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu
cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 4. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch huyện
1. Thành phần bản vẽ bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị
trí, ranh giới của vùng lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội
và môi trường trong quy hoạch tỉnh có ảnh hưởng tới vùng lập quy hoạch. Thể hiện
trên nền bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn trong
quy hoạch tỉnh theo tỷ lệ thích hợp.
b) Bản đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự
nhiên, hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất vùng lập quy hoạch; hiện trạng
hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp
huyện trên địa bàn theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ phân vùng quản lý phát triển:
Xác định các phân vùng để
quản
lý; bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
d) Bản đồ định hướng phát triển không
gian vùng: Xác định không gian phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; khu chức
năng cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện
theo quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên
ngành; khu vực an ninh quốc phòng; khu vực phát triển trung tâm: hành chính,
thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, nghiên cứu, đào tạo, y tế từ cấp huyện
trở lên; vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã; khu vực phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng
cảnh
và cơ sở kinh tế - kỹ
thuật khác theo các giai đoạn quy hoạch (theo quy định tại Phụ lục II của Thông
tư này). Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000
đ) Bản đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật vùng:
Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện
theo từng chuyên ngành gồm chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường liên
xã), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải,
quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động. Bản
vẽ thể hiện trên nền
sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
huyện; các căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô, phạm vi lập quy hoạch; quan điểm và mục tiêu
phát triển của vùng.
b) Phân tích, đánh giá điều kiện
tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội vùng; hiện trạng phân bố đô thị và điểm
dân cư nông thôn, sự biến động về dân số trong vùng lập quy hoạch; hiện trạng sử
dụng và quản lý đất đai; hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp quốc
gia, cấp vùng, cấp tỉnh
và cấp huyện; hiện trạng tài nguyên và môi trường; hiện trạng các chương trình,
dự án đầu tư phát triển đối với vùng lập quy hoạch; đánh giá công tác quản lý
thực hiện các quy hoạch, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên
huyện, thuyết minh bổ sung thêm nội dung: Đánh giá việc phối hợp, liên kết phát
triển giữa các huyện trong vùng; nêu hiệu quả, bất cập trong triển khai việc
liên kết phát triển đối với công tác quản lý thực hiện quy hoạch làm cơ sở đề xuất các giải
pháp trong đồ án quy hoạch.
c) Xác định động lực và tiềm năng phát
triển của vùng; tác động của hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh đối với vùng lập quy hoạch.
d) Dự báo phát triển kinh tế, dân số,
lao động, tỷ lệ đô thị hóa, nhu cầu sử dụng đất, bảo vệ môi trường; các rủi ro về
biến động, thảm họa thiên
nhiên, ...
đ) Tổ chức phân vùng và yêu cầu quản
lý, phát triển theo các phân vùng.
e) Định hướng phát triển không gian: Vị
trí, quy mô và phương hướng tổ chức khu vực phát triển đô thị, dân cư nông
thôn; khu chức năng cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện theo quy hoạch vùng,
quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành; khu vực an ninh quốc phòng; khu vực phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và cơ sở
kinh tế - kỹ thuật khác. Tổ chức phân bổ hệ thống trung tâm: Hành chính, thương
mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể
thao, nghiên cứu, đào tạo, y tế từ cấp huyện trở lên; trung tâm cụm xã, trung
tâm xã. Xác định các quy hoạch chung đô thị; quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch
phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch chung xây dựng xã cần lập theo các
giai đoạn phát triển.
g) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật vùng về chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cấp nước, cung cấp
năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải, nghĩa trang
và hạ tầng viễn thông thụ động.
h) Xác định danh mục các chương trình,
dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường;
các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn và kiến
nghị nguồn vốn, thời điểm thực hiện.
i) Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với vùng có phạm vi bao gồm nhiều
đơn vị hành chính cấp huyện, cần kiến nghị mô hình, cơ chế quản lý và liên kết
phát triển vùng liên huyện.
k) Đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi
trường trong vùng.
3. Quy định quản lý theo quy
hoạch huyện: Nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định số
44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa;
các số liệu tính toán); đính kèm các văn bản pháp lý liên quan.
Mục 2. HỒ SƠ NHIỆM VỤ
VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 5. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị
Nhiệm vụ quy hoạch chung các đô thị là
thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung
ương, thành phố thuộc thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới (bao gồm cả đô thị loại IV trở
lên chưa được công nhận là thành phố, thị xã; đô thị mới dự kiến là
thị xã, thành phố thuộc Tỉnh; đô thị loại
V chưa được công nhận là thị trấn và đô thị mới loại V) thực hiện theo quy định
tại Điều này.
1. Bản vẽ trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch
chung đô thị
a) Bản vẽ trong nhiệm vụ quy hoạch
chung đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ
vùng trong quy hoạch hệ thống đô thị và
nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi lập quy hoạch
chung thành phố. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng
phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; bản đồ phương hướng phát triển
hệ thống đô thị, nông thôn.
b) Bản vẽ trong nhiệm vụ quy hoạch
chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới gồm: Sơ đồ vị trí và
mối liên hệ trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch
vùng (đối với đô thị loại III trở lên) và quy hoạch tỉnh; bản đồ ranh giới và
phạm vi lập quy hoạch chung đô thị. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản
đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển
hệ thống đô thị, nông thôn (đối với đô thị loại III trở lên) và bản đồ phương
án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy
hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị. Đối với
đô thị mới, cần luận cứ đầy đủ về phạm vi, ranh giới lập quy hoạch.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện
trạng của
đô
thị; khái quát những vấn đề tồn tại chính trong quá trình thực hiện quản lý,
phát triển đô thị. Nêu các phương hướng phát triển tại quy hoạch cấp quốc gia,
quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển đô thị theo các chương trình phát triển
đô thị; phương án quy hoạch tại quy hoạch tỉnh và các dự án đang triển khai có
tác động đến phạm vi lập quy hoạch chung đô thị.
c) Xác định tính chất, động lực phát
triển, vai trò đô thị đối với quốc gia, vùng và tỉnh; quan điểm và mục tiêu quy
hoạch; xác định sơ bộ những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch.
d) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế
- xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, khu dân cư
nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.
đ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát,
thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu
hiện trạng.
e) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch chung đô thị.
g) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án
quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu
về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 6. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị
trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã
hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch
cấp quốc gia, quy hoạch vùng có ảnh hưởng tới thành phố được lập
quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và
nông thôn quốc gia; bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.
b) Sơ đồ hiện trạng phát triển
không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố: Vị trí, quy mô của khu chức
năng, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khu vực bảo vệ di sản, di
tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vùng trên địa bàn thành phố; Vị trí,
quy mô của các khu vực chức năng, các đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung
của thành phố; phạm vi, ranh giới của khu vực đô thị trung tâm; vị trí trung
tâm cụm xã, trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn tập trung. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
c) Bản đồ hiện trạng khu vực đô thị
trung tâm: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục
III của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y
tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao
thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền
và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi
trường). Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
d) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây
dựng trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện
hiện trạng, địa chất thủy văn; sử dụng đất (xác định các khu vực thuận lợi, ít
thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị ...); xác định
các khu vực cấm, khu vực hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản
đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000.
đ) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (bao gồm
các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội
dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án) xác định khung hệ thống giao
thông chính, mối liên kết giữa
các khu vực chức năng chính, các khu vực trung tâm và hướng phát triển mở rộng đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
e) Sơ đồ định hướng phát triển không
gian toàn đô thị: Xác định vị trí, quy mô của các đô thị trong thành phố; phạm
vi của khu vực đô
thị trung tâm; quy mô, phạm vi của các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng,
khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, sinh thái, bảo tồn, an ninh quốc phòng,...; vị trí trung tâm
xã, trung tâm cụm xã (nếu có), điểm dân cư nông thôn tập trung. Xác định
các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000
hoặc 1/50.000.
g) Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng
kỹ thuật toàn đô thị: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng
kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị trên địa bàn thành phố và các nội
dung quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao
thông (đến cấp đường liên khu vực),
hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất
thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ
thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian
toàn đô thị kết hợp
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
h) Sơ đồ định hướng phát triển không
gian khu vực đô thị trung tâm: Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các
khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải
tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo;
khu phát triển mới (trong đó xác định phạm vi, quy mô của các khu dân cư; khu
chức năng cấp quốc gia, cấp vùng và thành phố); khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu cấm
xây dựng; các khu dự trữ phát triển; an ninh, quốc phòng. Xác định vị trí, quy
mô hệ thống trung tâm: Hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao,
công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành nghiên cứu, đào
tạo, y tế,...cấp quốc gia, cấp vùng và cấp thành phố. Xác định các khu vực dự
kiến xây dựng công trình ngầm. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000.
i) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực
đô thị trung tâm: Vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; xác định quy mô dân số, chỉ tiêu về mật độ dân cư, sử dụng
đất của từng khu vực chức năng đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
l) Các bản đồ định hướng phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm: Nội
dung theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 15 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP. Bản
vẽ
thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu vực đô thị trung tâm kết hợp
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
m) Các bản vẽ thiết kế đô
thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD
ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về
nội dung thiết kế đô thị (sau
đây viết tắt là Thông tư số 06/2013/TT-BXD).
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án
quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:
a) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện
tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện
theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ
tầng kỹ thuật. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư xây dựng,
phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố. Xác định các
vấn đề cơ bản cần giải quyết.
Các số liệu phải được tổng hợp, thể hiện bằng sơ đồ, bảng biểu kèm theo
thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng.
b) Xác định mục tiêu, tính chất và động
lực phát triển của thành phố.
c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế
- kỹ thuật cho
toàn thành phố, từng đô thị và khu vực đô thị trung tâm.
d) Đánh giá, dự báo các tác động của điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phân tích các định hướng, yêu cầu của quy hoạch
cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã
được phê duyệt đối với định hướng phát triển của thành phố. Dự báo các chỉ tiêu
phát triển: Tỷ lệ đô thị hóa, quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật cho toàn thành phố; từng đô thị, khu vực đô thị trung
tâm và khu chức năng đô thị trên địa
bàn thành phố.
đ) Xác định nguyên tắc, tiêu chí để
lựa chọn phương án cơ cấu phát triển đô thị.
e) Định hướng phát triển không gian: Nội
dung theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP. Xác định phạm vi, giới hạn phát triển không gian của khu vực
đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã, thị trấn thuộc thành phố trực thuộc
Trung ương; đề xuất khu vực nội thị, ngoại thị; xác định các khu vực cần lập
quy hoạch phân khu đô thị; quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng; quy hoạch
chung xây dựng xã theo các giai đoạn quy hoạch.
g) Định hướng phát triển không gian
cho khu vực đô thị trung tâm: Nội dung theo quy định tại điểm b khoản
5 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP. Hệ thống trung tâm xác định theo cấp
quốc gia, cấp vùng, cấp thành phố.
h) Định hướng quy hoạch sử dụng đất
toàn đô thị và khu vực đô thị trung
tâm theo các giai đoạn quy hoạch. Tại
khu vực đô thị trung tâm, xác định quy mô đối với các chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
i) Thiết kế đô thị theo quy định tại
Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
k) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ
thuật đô thị gồm: Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và định
hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm làm cơ sở triển
khai đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc
Trung ương.
l) Đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi
trường trong vùng.
m) Đề xuất các danh mục quy hoạch, chương
trình, dự án ưu tiên: Luận cứ và xác định các danh mục quy hoạch, chương trình,
dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực
hiện.
3. Phụ lục và bản vẽ kèm theo thuyết
minh gồm: Các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bảng biểu, số liệu tính
toán thể hiện kết quả nêu tại thuyết minh; bản vẽ khổ A3; văn bản pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ
án quy hoạch chung đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều
35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản vẽ khổ A3 kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 7. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chung thành phố, thị xã, đô thị loại IV trở lên chưa được
công nhận là thành phố, thị xã; đô thị mới dự kiến là thành phố, thị xã thuộc Tỉnh
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ
vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên,
kinh tế - xã hội, không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường
trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng (đối với đô thị loại III trở lên),
quy hoạch tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương đối với đô thị thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương) có ảnh hưởng tới đô thị được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện
theo tỷ lệ thích hợp
trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, bản đồ phương
hướng phát triển hệ thống đô thị nông thôn (đối với đô thị loại III trở lên) và
bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn (hoặc định hướng phát triển
không gian toàn đô thị đối với đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương).
b) Bản đồ hiện trạng: Hiện trạng của
các chức năng sử dụng
đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống
hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ
thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông
tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý
chất thải rắn, nghĩa
trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
c) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây
dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng,
địa chất thủy văn; đánh
giá về hiện trạng pháp lý, sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận
lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các khu vực
cấm, khu vực hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/10.000.
d) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các
sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội
dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Bản về thể hiện trên nền bản
đồ địa hình tỷ lệ thích hợp.
đ) Bản đồ định hướng phát triển không
gian đô thị: Xác định khu hiện có hạn chế phát triển; khu chỉnh trang, cải tạo;
khu phát triển mới (trong đó xác định phạm vi, quy mô của các khu dân cư; khu
chức năng cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp đô thị); khu cần bảo tồn, tôn
tạo; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển; an ninh quốc phòng; các khu vực
trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, công
viên, cây xanh, nghiên cứu, đào tạo, y tế và trung tâm chuyên ngành khác từ cấp đô thị
trở lên; các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm (đối với đô thị loại III
trở lên). Xác định các trục không gian chính và không gian mở của đô thị. Xác định
các khu vực dân cư nông thôn. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1/10.000.
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị
theo các giai đoạn quy hoạch: Vị trí, quy mô của các loại chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Xác định quy mô dân số và đất đai của
từng khu vực chức năng đô thị; chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu đất quy hoạch
đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình
tỷ lệ 1/10.000.
g) Các bản đồ định hướng phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng
kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp đô thị trên địa bàn và các nội
dung quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, hệ thống điện, cấp
nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa
trang, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch kết hợp
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
h) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện
tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất,
kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá
công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển
không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật; so sánh, đối chiếu với định
hướng và chỉ tiêu tại quy
hoạch đã được phê duyệt (nếu có); đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu
chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu
tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề
cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu, tính chất và động
lực phát triển của đô thị.
c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng đô thị.
d) Đánh giá, dự báo các tác động của điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt đến định
hướng phát triển của đô thị. Dự báo các chỉ tiêu phát triển: tỷ lệ đô thị hóa,
quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị và các khu chức năng đô thị.
đ) Xác định nguyên tắc, tiêu chí để lựa chọn
phương án cơ cấu phát triển đô thị.
e) Định hướng phát triển không gian đô
thị: Nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP. Dự kiến khu vực nội thị, ngoại thị; xác định các khu vực cần
lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chung xây dựng xã theo các giai đoạn quy hoạch.
g) Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô
thị theo các giai đoạn quy hoạch. Xác định quy mô đối với các chức năng sử dụng
đất theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
h) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD
i) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ
thuật đô thị gồm: Giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng,
viễn thông, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
theo nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP.
k) Đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi
trường.
l) Đề xuất các danh mục quy hoạch, chương
trình, dự án ưu tiên: Luận cứ và xác định danh mục các quy hoạch, chương trình,
dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực
thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung
thành phố thuộc tỉnh, thị xã phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán,
hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú, được sắp xếp
kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
c) Phụ lục và bản vẽ kèm theo
thuyết minh gồm: Các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bảng
biểu, số liệu tính
toán thể hiện kết quả
nêu tại thuyết minh; bản vẽ khổ A3; văn bản pháp lý liên quan.
d) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chung đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật
Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
đ) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 8. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và
đô thị mới loại V.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị
trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội,
không gian phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và môi trường trong quy hoạch tỉnh (quy hoạch
chung thành phố trực thuộc Trung ương), quy hoạch huyện có ảnh hưởng tới đô thị
được lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ
phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn (hoặc Sơ đồ định hướng phát triển
không gian toàn thành phố trực thuộc Trung ương đối với đô thị thuộc thành phố
trực thuộc Trung
ương)
và sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng liên huyện, vùng huyện (nếu có).
b) Bản đồ hiện trạng: Hiện trạng các
chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; kiến trúc
cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây
xanh, nhà ở, ...); hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện và chiếu
sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát
nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường). Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
c) Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây
dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, điều kiện hiện trạng,
địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận
lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định
các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình
tỷ lệ 1/5.000.
d) Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các
sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội
dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Bản vẽ thể hiện trên nền bản
đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
đ) Bản đồ định hướng phát triển không
gian đô thị: Xác định khu chỉnh trang, cải tạo; khu phát triển mới, trong đó
xác định phạm vi, quy mô của các đơn vị ở; khu chức năng cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp
huyện (nếu có); khu cần bảo tồn; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển
và khu vực an ninh quốc phòng; các trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ,
văn hóa, thể dục thể thao, đào tạo,
y tế công viên cây xanh cấp đô thị, cấp huyện và cấp tỉnh (nếu có). Xác định
các trục không gian chính và không gian mở của đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô
thị theo các giai đoạn quy hoạch: Vị trí, quy mô của các chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; xác định quy mô dân số và đất
đai của từng khu vực chức năng của đô thị, chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu
đất quy hoạch đô thị theo các giai đoạn phát triển. Bản vẽ thể hiện trên nền bản
đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
g) Các bản đồ định hướng phát triển hệ
thống hạ tầng kỹ thuật: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị, cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh (nếu có) trên địa bàn và nội
dung quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
theo từng chuyên ngành gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường khu vực),
hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải, quản
lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng viễn thông thụ động. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000.
h) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện
tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai thực hiện theo
quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
so sánh, đối chiếu với định
hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được phê duyệt (nếu có); đánh giá hiện trạng
đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Đánh giá hiện trạng các chương
trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác
định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu, tính chất và động
lực phát triển của đô thị.
c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng.
- Đánh giá, dự báo các tác động của điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch tính, quy hoạch huyện và quy hoạch
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành (nếu có) đã được phê duyệt đến định hướng
phát triển của đô thị. Dự
báo các chỉ tiêu phát triển: quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật đối với đô thị và các khu vực chức năng của đô thị.
d) Định hướng phát triển không gian đô
thị: Nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
đ) Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô
thị theo các giai đoạn quy hoạch. Xác định quy mô các chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
e) Thiết kế đô thị: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
g) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ
thuật đô thị gồm: Giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng,
viễn thông, cấp nước, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
theo nội dung quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP.
h) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường.
i) Đề xuất chương trình, dự án ưu
tiên: Luận cứ và xác định chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các
giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung thị
trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn và đô thị mới loại V phải có bảng biểu thống kê, phụ lục
tính toán, hình ảnh minh họa và
hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với
ký hiệu và ghi chú, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết
minh liên quan.
2. Phụ lục và bản vẽ
kèm theo thuyết minh gồm: Các giải trình, giải
thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bảng biểu, số liệu tính
toán thể hiện kết quả
nêu tại thuyết minh; bản vẽ khổ A3; văn bản pháp lý liên quan.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chung đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật
Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
đ) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều
9. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực
quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị, thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền
sơ đồ hướng phát triển không gian. Bản đồ xác định ranh giới nghiên cứu, phạm
vi khu vực lập quy hoạch phân khu, thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản
đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy
hoạch phân khu; xác định vị trí và luận cứ phạm vi và ranh giới lập quy hoạch
phân khu; xác định quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực
lập quy hoạch phân khu.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện
trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu. Nêu các định hướng phát triển tại quy
hoạch chung đô thị và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đang triển
khai có tác động đến phạm vi lập
quy hoạch phân khu. Sơ bộ xác định những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu
về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
c) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai,
các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực
lập quy hoạch.
d) Yêu cầu đối với công tác điều tra
khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị;
yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch phân khu.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch;
dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội
dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 10. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị
1. Thành phần bản vẽ bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất: Vị
trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch, thể hiện mối quan hệ giữa khu vực lập quy
hoạch với các khu vực khác trong đô thị. Bản vẽ hiện trên sơ đồ hướng phát
triển không gian và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy
hoạch ở tỷ lệ thích hợp.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến
trúc, cảnh quan: Hiện trạng chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục V của
Thông tư này và các chỉ tiêu sử dụng đất; hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hệ thống
hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, cây xanh, nhà
ở,...), các khu vực bảo vệ di tích, di sản, danh lam thắng cảnh. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông
tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý
chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường; công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản
đồ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
Xác định quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng
ô phố trong khu vực lập quy hoạch theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này;
khoảng lùi công trình đối với các trục đường trong khu vực lập quy hoạch; vị
trí, quy mô công trình ngầm. Xác định các đơn vị ở; vị trí, quy mô của hệ thống
hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có) và cấp đơn vị ở trong khu vực. Bản vẽ
thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan: Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
e) Bản đồ quy hoạch hệ thống công
trình giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng đến cấp đường khu vực
đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc đường phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000; vị
trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên
cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến và ga tàu điện ngầm; hào và
tuynel kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/2.000 hoặc 1/5.000.
g) Các bản đồ quy hoạch hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước,
cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải và xử lý chất thải rắn, hạ tầng
viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch tổng
mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
h) Bản đồ tổng hợp đường dây,
đường ống kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nên bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử
dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
i) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng
công trình ngầm: Các công
trình công cộng ngầm, các công
trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, bản đồ tổng hợp đường dây,
đường ống kỹ thuật
kết hợp bản đồ địa hình.
k) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thể hiện
theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Xác định phạm vi và quy mô lập quy
hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng
đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự
án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các
vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt
kèm theo quy định quản lý đã được ban hành đối với khu vực lập quy hoạch phân
khu.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; xác định quy mô
dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.
d) Nêu các nguyên tắc, yêu cầu về tổ
chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; quy định về sử dụng đất đối với từng khu
chức năng, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn, khu trung tâm, khu
bảo tồn (nếu có). Xác định vị trí, quy mô, cấu trúc các đơn vị ở; vị trí, quy
mô các công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có); quy mô diện tích,
dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng khu chức năng đô thị theo ô phố (hình
thành bởi các đường khu vực đối
với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc đường phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000) trong
khu vực lập quy hoạch; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định chỉ giới xây dựng
công trình trên các trục đường từ cấp khu vực
đối với bản vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc từ cấp phân khu vực đối với bản vẽ 1/2.000.
đ) Thiết kế đô thị: Thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
e) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 19
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
g) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường.
h) Dự kiến các dự án ưu tiên đầu tư:
Luận cứ, xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư tại khu vực lập
quy hoạch; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện.
Nêu các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu
đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ
thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
phân khu đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật
Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản
vẽ minh họa; các số liệu tính
toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Điều 11. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực
quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu đô thị đã được
phê duyệt; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển
không gian và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Bản đồ ranh giới,
phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị; thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
của quy hoạch phân khu đô thị.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy
hoạch chi tiết đô thị; vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực
lập quy hoạch. Sơ bộ các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và nội
dung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt có tác động đến phạm vi lập quy hoạch.
Nêu nhu cầu quản lý và đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch. Quy hoạch
chi tiết phải thống nhất, cụ thể
hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
b) Đánh giá khái quát đặc điểm tự
nhiên và hiện trạng, xác định sơ bộ những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết
trong đồ án quy hoạch
chi tiết đô thị và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê
duyệt.
c) Dự kiến quy mô dân số; các chỉ tiêu
cơ bản áp dụng trong đồ án về nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã
được phê duyệt.
d) Yêu cầu cụ thể về điều tra khảo
sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch chi tiết đô thị. Dự kiến các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng
trong khu vực lập quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ
thuật và các yêu cầu khác.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy
cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ
lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến
về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 12. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn
khu đất: Vị trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch trong quy hoạch chung và quy
hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt; mối quan hệ giữa khu vực lập quy hoạch
với các ô phố, khu chức năng khác trong quy hoạch phân khu đô thị (nếu có). Bản
vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không
gian đô thị của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt; nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của
quy hoạch phân
khu
đô thị được duyệt.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; kiến
trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng: Hiện trạng của các chức năng sử dụng
đất theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống
hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...);
đánh giá đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí về địa hình, điều kiện hiện trạng,
địa chất thủy văn, sử dụng đất. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1/500.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cung cấp năng lượng và
chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa,
thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:
Xác định quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng
lô đất (hình thành bởi các đường cấp
nội bộ) trong khu vực lập quy hoạch theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư
này; khoảng lùi công trình đối với các trục đường từ cấp nội bộ; vị trí, quy mô
công trình ngầm. Xác định các nhóm nhà ở; khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu
có); vị trí, quy mô của hệ thống hạ
tầng xã hội cấp đô thị trở lên và cấp đơn vị ở (nếu có) trong khu vực. Bản vẽ
thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc,
cảnh quan: Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Bản đồ quy hoạch hệ thống công
trình giao thông, chỉ
giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng; vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm) và hành
lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật đến cấp đường nội bộ. Bản vẽ thể hiện trên nền
sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp theo bản đồ địa hình tỷ lệ
1/500.
g) Các bản đồ quy hoạch hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng
lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn
thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ
đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
h) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống
kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
i) Bản vẽ xác định các khu vực
xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng
có xây dựng tầng hầm (nếu có),... Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ
đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình.
k) Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Xác định phạm vi, quy mô diện tích
lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến
trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện
trạng các dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên
địa bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Đánh giá sự phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển đô thị đã được ban
hành. Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung và phương án, giải
pháp chủ yếu tại quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt kèm theo quy định
quản lý đã được ban hành liên quan đến với khu vực lập quy hoạch chi tiết.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; xác định quy mô
dân số, đất đai,
các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy
hoạch.
d) Xác định chức năng sử dụng đất, quy
mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử
dụng đất đối với từng lô đất trong khu vực lập quy hoạch; chỉ giới xây dựng
công trình đối với từng lô đất và trên các trục đường từ cấp nội bộ. Xác định
khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có).
d) Xác định yêu cầu tổ chức không
gian, kiến trúc cảnh quan cho
toàn khu vực quy hoạch và yêu cầu về bố trí công trình đối với từng lô đất
(xác định chiều cao, cốt sàn
và trần tầng một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ
đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất); tổ chức
cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy
hoạch. Xác định vị trí, quy mô các công trình, khu vực đặc trưng cần kiểm soát,
các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần thực hiện.
e) Thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
g) Xác định các khu vực xây dựng công
trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng
tầng hầm, ...).
h) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
i) Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.
l) Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề
xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết
đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ
thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chi tiết đô thị: Nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật
Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải
trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu
tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Điều 13. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chi tiết rút gọn
1. Thành phần bản vẽ
a) Sơ đồ vị trí, phạm vi ranh giới khu
đất trong quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung thị trấn, đô thị mới có quy
mô dân số dự báo tương đương đô thị loại V đã được phê duyệt; thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân khu đô thị hoặc
bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch
chung đô thị đã được phê duyệt ở tỷ lệ thích hợp.
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật
không theo tuyến được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, sơ đồ vị
trí, phạm vi ranh giới lập quy hoạch được thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đô thị hoặc nền
bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh trong hồ sơ quy hoạch tỉnh hoặc nền sơ đồ phương án quy hoạch của quy hoạch
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt ở tỷ lệ thích hợp.
b) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án
kiến trúc công trình: Xác định vị trí, quy mô công trình, hạng mục công trình
trong lô đất (gồm cả công trình ngầm); các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; tổ
chức sân vườn, đường nội bộ trong khu vực quy hoạch; Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Bản vẽ hệ thống công trình
hạ tầng kỹ thuật gồm các nội dung: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp
năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn
thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; thể hiện nền bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Xác định phạm vi, quy mô diện tích
lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; quy mô dân số, hiện
trạng sử dụng đất, công trình kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi trường
tại khu vực lập quy hoạch.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung và phương án, giải pháp
chủ yếu tại quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt kèm theo quy định quản
lý đã được ban hành liên quan đến với khu vực lập quy hoạch chi tiết rút gọn.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch;
quy mô dân số, các nhu cầu
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.
d) Xác định chức năng sử dụng đất, quy
mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng
đất đối với từng lô đất trong khu vực lập quy hoạch; chỉ giới xây dựng công
trình đối với từng lô đất và
trên các trục đường từ cấp nội bộ.
đ) Xác định yêu cầu tổ chức không gian,
kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch và yêu cầu về bố trí công
trình, hạng mục công trình trong khu đất (xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng
một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công
trình và các vật thể kiến
trúc khác cho từng lô đất); tổ chức sân vườn, cây xanh trong khu vực quy hoạch.
e) Xác định các khu vực xây dựng công
trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng
tầng hầm, ...).
h) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20
Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
4. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính
toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Điều 14. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Bản vẽ bao gồm: Bản đồ ranh giới lập
quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thể hiện trên nền sơ đồ
định hướng phát triển không gian toàn thành phố theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do lập quy hoạch, quan điểm và mục
tiêu của đồ án theo chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
b) Nêu các yêu cầu về đánh giá tổng hợp về hạ tầng
kỹ thuật; rà soát, phân tích lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; dự báo
nhu cầu; các yêu cầu về vị trí, quy mô cụ thể của hệ thống các công trình đầu mối
cũng như các giải pháp về mạng lưới kỹ thuật.
c) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch
và tiến độ tổ chức lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối
tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 15. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
giao thông đô thị
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và mạng lưới giao
thông chính kết nối. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định
hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng
phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng hệ thống giao
thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí, quy mô các
nhà ga, cảng hàng không - sân bay, cảng sông, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh,
bãi đỗ xe lớn. Bản
vẽ thể hiện trên nền
sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000.
c) Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao
thông:
Hệ thống giao thông đối ngoại bao gồm:
Quy mô, hướng tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia, đường thủy, đường không; vị
trí, quy mô các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến cảng, cảng nội địa, bến
xe khách liên tỉnh.
Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng
lưới đường đô thị (đến cấp đường chính khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại
hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga
trung tâm vận chuyển hành khách,
cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng
chủ yếu.
Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng
phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp và đánh giá thực
trạng xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đô thị; các giải pháp quy hoạch
hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản
vẽ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 16. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
cao độ nền và thoát nước mặt đô thị
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống sông, thủy lợi
chính của vùng. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng
phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển
hệ thống đô thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp
đất xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc
1/25.000.
c) Sơ đồ quy hoạch cao độ nền và thoát
nước mưa đô thị. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không
gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000: lưu vực thoát nước,
hệ thống tiêu, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; cao độ nền tại
các khu vực của đô thị và các đường phố chính cấp đô thị.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện
trạng địa hình, các điều kiện địa chất công trình, thủy văn, các khu vực có tai
biến môi trường, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đảm
bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 23 Nghị định số
37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu bảng, tính
toán phân tích.
3. Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê
duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 17. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
cấp điện đô thị
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống truyền tải điện.
Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ
thống đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô
thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp điện:
Nguồn điện, các tuyến truyền tải, phân phối; vị trí và quy mô các trạm biến áp.
Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ
lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch cấp điện: Nguồn điện,
các tuyến truyền tải, phân phối; vị trí và quy mô các trạm biến áp. Bản về thể
hiện trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ
lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
d) Các bản về minh họa (nếu có).
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp và đánh giá cụ thể
hiện trạng cấp điện, đề xuất các giải
pháp quy hoạch cấp điện đảm bảo các nội
dung đã được quy định tại Điều 24 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu bảng và tính
toán phân tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 18. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
chiếu sáng đô thị
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản
vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống
đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị,
nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng hệ thống chiếu
sáng đô thị: Hiện trạng hệ thống cấp điện chung của đô thị, lưới điện chiếu
sáng các trục chính đến cấp khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng
sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch chiếu sáng đô thị:
Chủ đề, ý tưởng chiếu sáng đô thị theo khu chức năng đô thị, các không gian
công cộng, các trục chính đến cấp khu vực và các Điểm nhấn đô thị. Thể
hiện trên nền sơ đồ định hướng
phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
d) Các bản vẽ minh họa (nếu có).
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp và đánh giá cụ
thể hiện trạng về chiếu sáng đô thị; các giải pháp quy hoạch chiếu sáng phải bảo
đảm phù hợp với các quy định tại Điều 25 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP,
đồng thời phải làm rõ được chủ đề, ý tưởng chiếu sáng cho các khu chức năng đô
thị, không gian công cộng, các công trình giao thông, chiếu sáng mặt ngoài công
trình, chiếu sáng quảng cáo và khu vực lễ hội.
b) Thuyết minh phải có bản vẽ khổ
A3, biểu bảng phân
tích, tính toán và các hình ảnh minh họa.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 19. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
cấp nước đô thị.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, bản
đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị nông thôn vùng kết hợp bản đồ địa
hình.
b) Bản đồ hiện trạng xây dựng và phát
triển hệ thống cấp nước thể hiện: Vị
trí, quy mô các công trình cấp nước, tuyến truyền tải và tuyến phân phối nước (cấp 1 và cấp 2).
Bản vẽ thể hiện
trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch cấp nước: Phân
vùng cấp nước; vị trí các tuyến truyền tải và tuyến phân phối; vị trí, quy mô
các công trình cấp nước. Bản vẽ thể hiện
trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Nội dung thuyết minh cần phân tích,
tổng hợp, đánh giá hiện trạng về hệ thống cấp nước; trữ lượng và nguồn nước; đề
xuất các giải pháp quy hoạch cấp nước phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 26 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu bảng, tính
toán phân
tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 20. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
thoát nước thải đô thị.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn
quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng xây dựng và phát
triển hệ thống thoát nước: Vị trí, quy mô các công trình thoát nước, tuyến
thoát nước cấp I và cấp II. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất
kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Sơ đồ quy hoạch thoát nước: Phân
vùng thoát nước; vị trí các tuyến thoát nước cấp I, cấp II; vị trí,
quy mô các công trình thoát nước. Bản vẽ thể hiện trên nên sơ đồ định hướng phát
triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện
trạng về: hệ thống thoát nước, diễn biến môi trường, khả năng tiêu thoát. Đề xuất
các giải pháp quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều
27 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu
bảng và tính toán phân tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo
Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 21. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
xử lý chất thải rắn.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn
quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng xử lý chất thải rắn:
Vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch xử lý chất thải rắn
thể hiện vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn, các trạm trung chuyển. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10 000
hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Nội dung thuyết minh cần phân tích,
tổng hợp, đánh giá hiện trạng về xử lý chất thải rắn; các giải pháp quy hoạch
quản lý, xử lý chất thải rắn phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 28 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu bảng
và tính toán phân
tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 22. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
nghĩa trang.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn
quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng thể hiện vị trí,
quy mô, loại nghĩa
trang. Bản vẽ thể hiện
trên nền sơ đồ hiện trạng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000
hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch nghĩa trang thể hiện vị trí,
quy mô, loại và cấp nghĩa trang, bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ định hướng phát
triển không gian kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện
trạng về phân bố nghĩa trang;
các giải pháp quy hoạch nghĩa trang cụ thể trong một đồ án phải đảm bảo phù hợp
với các quy định tại Điều 29 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ
khổ A3, biểu bảng và tính
toán phân tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Điều 23. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị - chuyên ngành quy hoạch
hạ tầng viễn thông.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng
bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Bản vẽ thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ định hướng phát triển hệ thống
đô thị và nông thôn quốc gia, bản đồ phương hướng phát triển hệ thống đô thị,
nông thôn vùng.
b) Bản đồ hiện trạng hệ thống thông
tin liên lạc: Vị trí, quy mô các trạm thu phát, hệ thống truyền dẫn thông tin hữu
tuyến. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
c) Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin
liên lạc: Các tuyến truyền dẫn, trạm thu phát khu vực, các công trình đầu mối.
Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ
lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện
trạng hệ thống thông tin liên lạc, đề xuất các giải pháp quy hoạch thông tin
liên lạc đảm bảo phù hợp các quy định tại Điều 30 của Nghị định
số 37/2010/NĐ-CP.
b) Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ khổ A3, biểu bảng và tính toán
phân tích.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Mục 3. HỒ SƠ NHIỆM VỤ
VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG
Điều 24. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và mối liên
hệ trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch
chung xây dựng. Bản vẽ thể hiện
theo tỷ lệ thích hợp; trên nền bản đồ phương hướng tổ chức không gian và phân
vùng chức năng trong quy hoạch vùng; phương án tổ chức không gian và phân vùng
chức năng trong quy hoạch tỉnh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch
tỉnh đã được phê duyệt.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch,
phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên, hiện
trạng và những vấn đề tồn tại chính trong thực hiện quản lý, đầu tư phát triển
tại khu vực lập quy hoạch chung xây dựng. Nêu các phương hướng phát triển tại
quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; phương án quy hoạch tại quy hoạch tỉnh
đã được phê duyệt và các dự án đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy
hoạch chung xây dựng khu chức năng.
c) Xác định tính chất, quan điểm và mục tiêu
quy hoạch; vai trò của khu chức năng đối với quốc gia, vùng, tỉnh; xác định sơ
bộ những vấn đề chính cần giải quyết
trong quy hoạch.
c) Đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật cơ bản áp dụng, dự báo sơ bộ về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật
trong phạm vi lập quy hoạch.
d) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát,
thu thập tài liệu, số liệu, đánh
giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch chung khu chức năng.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; dự toán
kinh phí; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội
dung, hình thức và đối tượng được lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
Điều 25. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị
trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã
hội, phát triển đô thị và nông thôn, tổ chức không gian và phân vùng chức năng,
phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tính có ảnh hưởng tới khu chức năng được lập quy hoạch.
Bản vẽ thể hiện
theo tỷ lệ thích hợp; trên nền bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
b) Các bản đồ hiện trạng gồm: Hiện trạng
của các chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ
tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp năng lượng và chiếu sáng, thông
tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý
chất thải rắn, nghĩa trang
và môi trường). Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000
hoặc 1/10.000.
c) Bản đồ đánh giá tổng hợp và lựa chọn
đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí
đánh giá phù hợp
về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về sử dụng đất. Xác định
các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển; xác định
các khu vực cấm, khu vực hạn chế phát triển trong khu chức năng. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
d) Sơ đồ cơ cấu phát triển khu quy hoạch
(các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội
dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án); thể hiện khung hệ
thống giao thông chính, mối liên kết giữa các khu vực chức năng chính, các khu
vực trung tâm và hướng phát triển mở rộng khu chức năng. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
đ) Bản đồ định hướng phát triển không
gian: Xác định cấu trúc phát triển không gian theo các khu vực chức năng; các
khu vực trọng điểm, khu vực kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, hệ
thống quảng trường, khu vực cửa ngõ, công trình điểm nhấn của khu chức
năng; các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực; các khu vực dự kiến xây
dựng công trình ngầm (nếu có).
Đối với quy hoạch chung xây dựng khu
kinh tế, khu công nghệ cao phải xác định và thể hiện phạm vi ranh giới các
khu vực cần can thiệp kiểm
soát phát triển như: Khu vực bảo tồn tôn tạo, cải tạo chỉnh trang, khu vực
phát triển mới, các khu vực kiến trúc cảnh quan khác cần được bảo vệ,.... Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo
các giai đoạn quy hoạch: Vị trí, quy mô của các chức năng sử dụng đất theo quy
định tại Phụ lục VII của Thông tư này; xác định quy mô dân số (nếu có), đất
đai, chỉ tiêu sử dụng đất của từng khu vực trong khu chức năng theo các giai đoạn
phát triển. Đối với các khu vực không gian chính của khu kinh tế, khu công nghệ
cao, khu nghiên cứu, đào tạo cần quy định tầng cao xây dựng tối đa và tối thiểu.
Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
g) Các bản vẽ định hướng kiểm soát về kiến
trúc, cảnh quan: Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trong khu quy hoạch; đề
xuất tổ chức không gian các trục, khu chức năng quan trọng (khu trung tâm, khu
vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường, không gian cây xanh, mặt nước
và các khu vực, công trình điểm nhấn,...). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa
hình theo tỷ lệ thích hợp.
h) Các bản đồ định hướng phát triển hạ
tầng kỹ thuật: Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật
cấp quốc gia, vùng, tỉnh và đô thị trong phạm vi lập quy hoạch chung khu chức
năng theo từng chuyên ngành gồm chuẩn bị kỹ thuật, giao thông (đến cấp đường
chính khu vực), cấp nước, cung cấp năng lượng, thoát nước và xử lý nước thải,
quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ
tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện
trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch
kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện
tự nhiên; hiện trạng dân số, chức năng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng
xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá công tác quản lý, triển khai
thực hiện theo quy hoạch được duyệt về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng
kỹ thuật; so sánh, đối chiếu với định hướng và chỉ tiêu tại quy hoạch đã được
phê duyệt (nếu có). Đánh giá hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư
phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác định các vấn đề cơ
bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu, động lực phát
triển của khu chức năng; xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với từng
khu vực trong khu chức năng. Đánh giá, dự báo các tác động của điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội; quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt đến định hướng phát triển của
khu chức năng. Dự báo các chỉ tiêu phát triển về quy mô dân số, lao động, đất
đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu, các khu vực phát triển đô
thị, nông thôn (nếu có) và từng khu vực chức năng.
c) Đề xuất, lựa chọn cấu trúc phát triển
không gian khu chức năng; xác định các định hướng, nguyên tắc phát triển đối với
khu vực phát triển dân cư đô thị, nông thôn, các khu vực khác trong khu chức
năng (công nghiệp, du lịch, dịch vụ, sinh thái, bảo tồn,...) và tổ chức hệ thống
trung tâm.
d) Quy định kiểm soát về kiến trúc, cảnh
quan trong khu chức năng: Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang
phát triển làm cơ sở xác định các
chỉ tiêu về mật độ dân cư, chức năng sử dụng đất. Định hướng và nguyên tắc phát
triển đối với từng khu vực chức năng của khu quy hoạch, hệ thống quảng trường,
khu vực cửa ngõ, công trình điểm nhấn, khu vực trọng điểm, khu vực dự kiến xây
dựng công trình ngầm (nếu
có) trong khu chức năng.
đ) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khu chức năng gồm giao thông (đến cấp đường chính khu vực), chuẩn bị kỹ
thuật, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang theo
quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
g) Kế hoạch thực hiện: Luận cứ xác định
danh mục các quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các
giai đoạn; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung xây
dựng khu chức năng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh
minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu
và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết
minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa;
các số liệu tính
toán). Phụ lục đính kèm văn bản
pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chung xây dựng khu chức năng: Nội dung theo quy định tại khoản
1 Điều 15 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các bản vẽ khổ A3 kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
6. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản
vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên
quan.
Điều 26. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng
1. Trường hợp khu chức năng không thuộc
khu vực đã được lập, phê duyệt quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng
khu kinh tế, bản vẽ bao gồm: Sơ
đồ vị trí khu vực quy hoạch, thể hiện trên nền bản đồ phương án tổ chức không gian và
phân vùng chức năng trong quy hoạch tỉnh và sơ đồ định hướng phát triển không
gian trong quy hoạch huyện (nếu có) theo tỷ lệ thích hợp; Bản đồ ranh giới
nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
Trường hợp khu chức năng nằm trong đô
thị hoặc khu vực thuộc khu chức năng đã được đã được lập, phê duyệt
quy hoạch chung, bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch; bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp
trên nền bản đồ hướng phát triển không gian đô thị hoặc khu chức năng của quy
hoạch chung dã được phê duyệt. Sơ đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập
quy hoạch phân khu; thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị hoặc bản đồ quy hoạch sử
dụng đất khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung đã được
phê duyệt.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, căn cứ và sự cần thiết lập
quy hoạch phân khu xây dựng. Luận chứng về phạm vi ranh giới, diện tích, tính
chất khu vực lập quy hoạch.
b) Khái quát đặc điểm tự nhiên và
hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu. Nêu các định hướng phát triển tại
quy hoạch tỉnh (đối với khu chức năng được hình thành ngoài đô thị), quy hoạch chung
đô thị hoặc quy hoạch chung xây dựng khu chức năng và các quy hoạch có tính chất
kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt, đang triển khai có tác động đến phạm vi lập
quy hoạch phân khu. Sơ bộ xác định những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu
về việc cụ thể hóa các quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đã được phê duyệt
c) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất
đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch;
đề xuất, lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ
các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
d) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập
tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng tại khu vực; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện
trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch phân khu.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy
cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; dự toán kinh phí và kế hoạch, tiến độ tổ chức lập
quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ
án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
Điều 27. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất:
Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh (đối
với khu chức năng có quy mô dưới 500 héc ta, không thuộc khu vực đã được
lập, phê duyệt quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế).
Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ hướng phát triển không gian và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch
chung đô thị đã được phê duyệt (đối với khu chức năng nằm trong đô thị) hoặc
trên nền sơ đồ hướng phát triển không gian và bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo
các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đã được phê
duyệt (đối với khu vực thuộc khu chức năng).
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiến
trúc, cảnh quan: Hiện trạng các chức năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục
V của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế,
văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...), các khu vực bảo vệ di tích, di sản,
danh lam thắng cảnh và các chức năng khác trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô
thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải,
quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Bản vẽ thể hiện trên nền bản
đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử
dụng đất. Xác định chức năng, quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng
đất đối với từng ô phố (được hình
thành bởi cấp đường phân khu vực)
trong khu vực lập quy hoạch (theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này); khoảng lùi công
trình đối với các trục đường (từ cấp đường phân khu vực); vị trí, quy mô công
trình ngầm (nếu có). Xác định vị trí, quy mô hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị
trở lên và cấp đơn vị ở trong khu vực (nếu có). Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ
địa hình tỷ lệ 1/2.000.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Bản vẽ
thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
e) Bản đồ xác định các khu vực xây dựng
công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây
dựng tầng hầm (nếu có). Bản
vẽ thể
hiện theo tỷ lệ thích hợp; trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
kết hợp bản đồ địa hình.
g) Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ
giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng (đến cấp đường phân khu vực). Thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/2.000.
h) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khác: Chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát
nước thải, quản lý chất thải
rắn, nghĩa trang và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền
bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ
1/2.000.
i) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống
kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất kết hợp
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
k) Các bản vẽ định hướng, quy định việc
kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng:
Xác định chỉ tiêu khống chế về: Khoảng lùi, kiến trúc cảnh quan dọc các trục đường
chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng
ô phố cho khu vực thiết kế. Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Xác định phạm vi và quy mô lập quy
hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số; chức
năng sử dụng đất theo quy định tại Phụ lục V của Thông tư này; kiến trúc cảnh
quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá hiện trạng các chương
trình, dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Xác
định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch tỉnh (đối với khu vực ngoài đô
thị, khu chức năng đã được phê duyệt quy hoạch chung); quy hoạch chung đô thị,
quy hoạch chung xây dựng khu chức đã được phê duyệt kèm theo quy định
quản lý đã được ban hành đối với khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; quy mô dân số, đất
đai, các nhu cầu
về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.
d) Nêu các quy định về chức năng sử dụng
đất đối với từng ô phố (hình thành bởi cấp đường phân khu vực) trong khu vực lập
quy hoạch. Xác định vị trí, quy mô, cấu trúc các đơn vị ở; vị trí, quy mô các
công trình hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên (nếu có); quy mô diện tích, dân số,
chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng chức năng theo ô phố trong khu vực
lập quy hoạch; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác định chỉ giới xây dựng công
trình trên các trục đường trong khu vực lập quy hoạch.
đ) Xác định nguyên tắc, đề xuất giải
pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng chức năng, từng ô phố, trục đường
chính, khu vực không gian mở, không gian công cộng, khu vực điểm nhấn,
khu vực bảo tồn trong,... khu quy hoạch.
e) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
g) Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.
h) Luận cứ xác định danh mục các chương
trình, dự án ưu tiên đầu tư; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn
lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu
xây dựng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và
hệ thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với
ký
hiệu
và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết
minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính
toán và các văn bản pháp lý liên quan).
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
phân khu xây dựng: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 15
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án.
Điều 28. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng
1. Đối với khu vực thuộc khu chức năng
nằm trong đô thị, bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch; thể hiện theo
tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian của quy hoạch
chung đô thị đã được phê duyệt.
Bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy
hoạch phân khu đã được phê duyệt.
Đối với khu vực thuộc khu chức năng nằm
ngoài đô thị, bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực
quy hoạch; thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian của quy hoạch chung
xây dựng khu chức năng (nếu có), sơ đồ tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan của quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê
duyệt.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy
hoạch chi tiết; vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy
hoạch. Sơ bộ các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị, quy hoạch
chung xây dựng khu chức năng (nếu có) và nội dung quy hoạch phân khu xây dựng
có tác động đến phạm vi lập quy hoạch. Nêu nhu cầu quản lý và đầu tư phát triển
đối với khu vực lập quy hoạch. Quy hoạch chi tiết phải thống nhất, cụ thể hóa
quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
b) Đánh giá khái quát đặc điểm tự
nhiên và hiện trạng, xác định sơ bộ những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết
trong đồ án quy hoạch chi tiết và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch phân khu
đã được
phê duyệt.
c) Dự kiến các chức năng, quy mô dân số;
các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch
chung dã được phê duyệt.
d) Yêu cầu cụ thể về điều tra khảo
sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu
hiện trạng.
đ) Yêu cầu về nội dung chính của quy
hoạch chi tiết. Dự kiến các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực
lập quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian,
kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu khác.
e) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết
minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch;
dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội
dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 29. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất:
Đối với khu vực thuộc khu chức năng nằm
trong đô thị, bản vẽ bao gồm: Sơ
đồ vị trí khu vực quy hoạch; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định
hướng phát triển không gian của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt. Bản đồ
ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của
quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
Đối với khu vực thuộc khu chức năng nằm
ngoài đô thị, bản vẽ bao gồm:
Sơ đồ vị trí khu vực
quy hoạch; thể hiện theo tỷ
lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng
phát triển không gian của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng (nếu có), sơ đồ tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan của quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê
duyệt.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; kiến
trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng: Hiện trạng các chức năng sử dụng đất
theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ
tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); đánh
giá đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí về địa hình, điều kiện hiện trạng, địa
chất thủy văn, sử dụng đất. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1/500.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Giao thông, cung cấp năng lượng và
chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa,
thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Bản vẽ thể
hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng
đất: Xác định chức năng, quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất đối với
từng lô đất (hình thành bởi các đường cấp nội bộ) trong khu vực lập quy hoạch
theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; khoảng lùi công trình đối với các trục
đường đối với các trục đường từ cấp nội bộ; vị trí, quy mô công trình ngầm. Xác
định khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có); vị trí, quy mô của hệ thống hạ tầng
xã hội của khu chức năng và các cấp của đô thị (nếu có) trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền
bản
đồ
địa hình tỷ lệ 1/500.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan: Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Bản đồ quy hoạch hệ thống công
trình giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: Xác định mạng lưới giao
thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; vị trí, quy mô bến, bãi
đỗ xe (trên
cao, trên mặt đất và ngầm) và hành lang
bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ
thuật đến cấp đường nội bộ. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không
gian kiến trúc cảnh
quan kết hợp theo bản đồ địa hình tỷ
lệ 1/500.
g) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khác: Chuẩn bị kỹ thuật,
cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động
và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không
gian, kiến trúc, cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
h) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống
kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh
quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
i) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công
trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng
tầng hầm (nếu có). Thể hiện trên nền
sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình theo tỷ
lệ thích hợp.
k) Các bản vẽ quy định việc kiểm soát
về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch: Xác định các công trình điểm
nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn; xác định tầng cao xây dựng
công trình, khoảng lùi cho từng lô đất, trên từng tuyến phố và ngả giao nhau đường
phố; xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công
trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường. Thể hiện trên nền
sơ đồ tổ chức
không gian, kiến trúc, cảnh quan theo tỷ
lệ thích hợp.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Xác định phạm vi, quy mô diện tích
lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất,
kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Đánh giá
hiện trạng các dự án đầu tư phát triển đang được triển khai thực hiện trên địa
bàn. Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Đánh giá sự phù hợp với kế hoạch thực hiện đã được xác định tại quy hoạch chung xây dựng
(nếu có), quy hoạch phân khu xây dựng; nêu các yêu cầu, định hướng chính tại
quy hoạch chung và phương án, giải pháp chủ yếu tại quy hoạch phân khu xây dựng
đã được phê duyệt kèm theo quy định quản lý đã được ban hành liên quan đến với
khu vực lập quy hoạch chi tiết.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất
đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; quy
mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với
khu vực lập quy hoạch.
d) Xác định chức năng sử dụng đất, quy
mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu vực lập
quy hoạch; chỉ giới xây dựng công trình đối với từng lô đất và trên các trục đường.
Xác định khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có).
đ) Xác định yêu cầu tổ chức không
gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch và yêu cầu về bố trí công
trình đối với từng lô đất (xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một;
hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và
các vật thể kiến trúc
khác cho từng lô đất); tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước
trong khu vực quy hoạch. Xác định vị trí, quy mô các công trình, khu vực đặc
trưng cần kiểm soát, các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần
thực hiện.
e) Quy định hoặc đề xuất giải pháp thiết
kế công trình cụ thể.
g) Xác định các khu vực xây dựng công
trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng
tầng hầm, ...).
h) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
i) Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường.
g) Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề
xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức
thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ
thống sơ đồ, bản vẽ khổ A3 với ký hiệu
và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết
minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính
toán và các văn bản pháp lý liên quan).
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng: Nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 15
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án.
Điều 30. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng rút gọn
1. Thành phần bản vẽ
a) Sơ đồ vị trí, phạm vi ranh giới khu
đất trong quy hoạch phân khu đã được phê duyệt; thể hiện theo tỷ lệ
thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng
đất của quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt.
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật
không theo tuyến được nêu tại khoản 4 Điều 1 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, sơ đồ vị trí, phạm vi
ranh giới lập quy hoạch được thể hiện theo tỷ lệ thích hợp; trên nền bản đồ
quy hoạch sử dụng đất theo các giai đoạn quy hoạch của quy hoạch chung xây dựng
hoặc nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong hồ sơ quy hoạch tỉnh hoặc
nền sơ đồ phương án quy hoạch của quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành
đã được phê duyệt.
b) Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án
kiến trúc công trình: Xác định vị trí, quy mô công trình, hạng mục công trình
trong lô đất (gồm cả công trình ngầm); các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch;
tổ chức sân vườn, đường nội bộ trong khu vực quy hoạch; Bản vẽ thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Bản vẽ hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật gồm các nội dung: Giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng
và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động
và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; thể hiện nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh đồ án bao gồm các nội
dung:
a) Xác định phạm vi, quy mô diện tích
lập quy hoạch. Phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên; quy mô dân số, hiện trạng
sử dụng đất, công trình kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và môi
trường tại khu vực lập quy hoạch.
b) Xác định mục tiêu lập quy hoạch.
Nêu các yêu cầu, định hướng chính tại quy hoạch chung và phương án, giải pháp
chủ yếu tại quy hoạch
phân khu xây dựng đã được phê duyệt kèm theo quy định quản lý đã được ban hành
liên quan đến với khu vực lập quy hoạch chi tiết rút gọn.
c) Lựa chọn chỉ tiêu đất đai, hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho toàn khu vực quy hoạch; quy mô dân số,
các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy
hoạch.
d) Xác định chức năng sử dụng đất, quy
mô diện tích, dân số, chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu vực lập quy
hoạch; chỉ giới xây dựng công trình đối với từng lô đất và trên các trục dường
từ cấp nội bộ.
đ) Xác định yêu cầu tổ chức không
gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch và yêu cầu về bố trí công
trình, hạng mục công trình trong khu đất (xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng
một; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công
trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất); tổ chức sân vườn, cây
xanh trong khu vực quy hoạch.
e) Xác định các khu vực xây dựng công
trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng
tầng hầm, ...).
h) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều
14 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
4. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các
giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số
liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
Mục 4. HỒ SƠ NHIỆM VỤ
VÀ HỒ SƠ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH NÔNG THÔN
Điều 31. Nguyên tắc lập
quy hoạch nông thôn
1. Tuân thủ khoản 6 Điều
1 Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
2. Đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
Các huyện thuộc quy hoạch chung đô thị
đối với thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt và các xã thuộc quy
hoạch chung đô thị dã được phê duyệt thì được xác định đã đảm bảo tiêu chí quy
hoạch để xem xét,
đánh giá công nhận huyện
nông thôn mới và xã nông thôn mới.
Điều 32. Lấy ý kiến về
quy hoạch nông thôn
1. Trách nhiệm, hình thức, thời gian lấy
ý kiến về quy hoạch nông thôn thực hiện theo Điều 16, Điều 17
Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 23, Điều 24 Nghị định số
44/2015/NĐ-CP.
2. Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch
nông thôn:
a) Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và
đồ án quy hoạch chung xây dựng xà bao gồm: Những định hướng cơ bản về phát triển
dân cư; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, hạ tầng xã hội, sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ.
b) Nội dung lấy ý kiến về nhiệm vụ và
đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn bao gồm: Tổ chức không gian; quy
mô các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Điều 33. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí, mối
liên hệ vùng huyện, vùng liên huyện, bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu quy hoạch
chung xây dựng xã theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy
hoạch; xác định quy mô, phạm vi và ranh giới lập quy hoạch.
b) Xác định mục tiêu của quy hoạch;
tính chất, chức năng, kinh tế chủ đạo của xã (kinh tế thuần nông, nông lâm kết
hợp, tiểu thủ công nghiệp; sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch...), đạt chuẩn
xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.
c) Dự báo sơ bộ về quy mô dân số, lao động,
quy mô đất xây dựng toàn xã trong thời hạn quy hoạch và phân kỳ quy hoạch.
d) Các yêu cầu trong quá trình lập đồ
án gồm: Phân tích, đánh giá hiện trạng bao gồm: Hiện trạng về điều kiện tự
nhiên, hiện trạng sử dụng đất, nhà ở, các công trình công cộng, dịch vụ, hạ tầng
kỹ thuật, sản xuất, môi trường... Xác định các yếu tố tác động của vùng xung
quanh ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã. Rà soát, đánh giá
các dự án và các quy hoạch còn hiệu lực trên địa bàn xã. Xác định tiềm năng, động
lực chính phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tổ chức không gian tổng thể toàn
xã, tổ chức, phân bố các khu chức năng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản
xuất. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
đ) Danh mục các bản vẽ, số lượng hồ sơ
và tổng dự toán chi
phí lập quy hoạch.
e) Tiến độ, tổ chức thực hiện đồ án;
xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.
3. Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm
vụ quy hoạch chung xây dựng xã.
Điều 34. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng xã
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng: Xác
định vị trí, ranh giới lập quy hoạch (toàn bộ ranh giới hành chính của xã); thể hiện các mối
quan hệ giữa xã và vùng trong huyện có liên quan về kinh tế - xã hội; Điều kiện
địa hình, địa vật, các vùng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc cảnh quan của xã; hạ
tầng kỹ thuật đầu mối và các vấn đề khác tác động đến phát triển xã. Thể hiện
theo tỷ lệ thích hợp.
b) Bản đồ hiện trạng tổng hợp, đánh
giá đất xây dựng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội
(giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hiện
trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng, cấp nước, cao độ nền và thoát nước
mưa, thoát nước bẩn; thu gom chất
thải rắn, nghĩa trang, môi trường. Xác định khu vực thuận lợi, ít thuận lợi,
không thuận lợi cho phát triển của xã. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/10.000.
c) Sơ đồ định hướng phát triển không
gian toàn xã. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000.
d) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Thể
hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
đ) Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất. Thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc
1/10.000.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Nêu lý do sự cần thiết lập quy hoạch;
nêu đầy đủ căn cứ lập quy hoạch; xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch.
b) Phân tích và đánh giá hiện trạng tổng
hợp: Điều kiện tự nhiên như đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng,
tài nguyên nước, rừng, biển. Các ảnh hưởng
của thiên tai, biến đổi khí hậu, môi trường và các hệ sinh thái. Dân số (số hộ dân, cơ cấu
dân số, cơ cấu lao động, đặc điểm
phát triển), đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư. Phát triển kinh tế
trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; đánh giá thế mạnh, tiềm năng
và các hạn chế trong phát triển kinh tế. Hiện trạng sử dụng đất và biến động từng
loại đất (lưu ý các vấn đề về sử dụng và khai thác đất nông nghiệp; những vấn đề
tồn tại trong việc sử dụng đất đai). Hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng,
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường, các công trình di tích,
danh lam, thắng cảnh du lịch. Việc thực hiện các quy hoạch có liên quan, các dự
án đã và đang triển khai trên địa bàn xã.
c) Xác định tiềm năng, động lực và dự
báo phát triển xã: Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch
10 năm và phân kỳ quy hoạch 5 năm. Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế
chủ đạo như:
kinh tế thuần nông, nông lâm kết hợp; chăn nuôi; tiểu thủ công nghiệp; sản xuất
nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch; quy mô sản xuất, sản phẩm chủ đạo, khả năng thị trường,
định hướng giải quyết đầu ra. Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất (nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị) phục vụ dân cư, công
trình hạ tầng và sản xuất. Xác định quy mô đất xây dựng cho từng loại công
trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản; quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại
hộ gia đình như: hộ sản xuất nông nghiệp; hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp;
hộ thương mại, dịch vụ trong toàn xã.
d) Định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã: Định
hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản. Xác định
quy mô dân số, tính chất,
nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới và thôn, bản. Định hướng tổ chức hệ thống
công trình công cộng, dịch vụ; xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc
cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản. Định hướng tổ chức
không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ; xác định các
chỉ tiêu quy hoạch,
định hướng kiến trúc cho từng loại hình ở phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề,
khu vực sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Định hướng tổ chức kết hợp
các khu chức năng khác trên địa bàn xã tuân thủ quy hoạch cấp trên, quy hoạch ngành,
khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn (nếu
có).
đ) Nội dung Quy chế quản lý kiến trúc
điểm dân cư nông thôn (tích hợp theo quy định tại Điều 13 Nghị
định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Kiến trúc).
e) Quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch
các loại đất trên địa bàn xã cập nhật phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm
và các thông số kỹ thuật
chính cho từng loại đất, cụ thể: đất nông nghiệp, đất xây dựng và các loại đất
khác. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo Phụ lục VIII của Thông tư này.
g) Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Định hướng
quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối
hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi xã. Xác định khung hạ tầng phục vụ sản xuất như:
đường nội đồng, kênh mương thủy lợi. Xác định vị trí, quy mô cho các công
trình hạ tầng kỹ thuật gồm: đường trục xã, đường liên thôn, đường trục thôn,
cao độ nền, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và nghĩa trang.
h) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
i) Dự kiến các chương trình, dự án ưu
tiên đầu tư: Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và
kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn. Dự kiến sơ bộ nhu cầu vốn và các
nguồn lực thực hiện.
k) Kết luận và kiến nghị.
3. Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết
minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu tính
toán) và các văn bản pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ
án quy hoạch chung xây dựng xã: Nội dung theo quy định tại khoản
1 Điều 20 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án
quy hoạch chung xây dựng xã.
Điều 35. Nội dung hồ
sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Các loại quy hoạch chi tiết xây dựng
điểm dân cư nông thôn
a) Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng
hoặc xây dựng mới Trung tâm xã.
b) Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng
thôn, bản, ấp hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
c) Quy hoạch chi tiết khu chức năng dịch
vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn và khu chức năng khác trên địa bàn xã.
2. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí, mối liên hệ
khu vực; bản đồ ranh giới phạm vi lập quy hoạch theo tỷ lệ thích hợp.
3. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập
quy hoạch.
b) Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập
quy hoạch; quy mô dân số (nếu có).
c) Các yêu cầu trong quá trình lập đồ
án: Đánh giá điều kiên tự nhiên, hiện trạng khu vực lập quy hoạch (về đất đai,
dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật...); Tổ chức không gian, kiến trúc
cảnh quan công trình công cộng, xây mới nhà ở, cây xanh (bao gồm xây dựng mới
và cải tạo); các vùng hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng, vùng bảo tồn, quản
lý công trình kiến trúc có giá trị (theo Luật
Kiến trúc năm 2019); Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đất đai, hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội trung tâm xã và trung tâm các thôn, bản, các công trình,
cụm công trình thuộc khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn
(nếu có); đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
d) Danh mục, số lượng hồ sơ, tiến độ
thực hiện; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ
án quy hoạch. Tổng dự toán chi
phí lập quy hoạch.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 36. Nội dung hồ
sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực lập
quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
b) Bản đồ hiện trạng tổng hợp: Đánh
giá hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá đất xây dựng.
Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan. Thể hiện
trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
đ) Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới
xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng
kỹ thuật. Thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
g) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật.
Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:
a) Nêu lý do, sự cần thiết, căn cứ lập
quy hoạch.
b) Vị trí, phạm vi ranh giới, quy mô lập
quy hoạch; quy mô dân số (nếu có).
c) Phân tích, đánh giá hiện trạng và
biến động sử dụng đất theo từng loại đất, tình hình xây dựng các công trình
công cộng cấp xã theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
cho từng công trình công cộng, công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng
cấp xã; tình hình, đặc điểm xây dựng nhà ở, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng
cho từng điểm dân cư; tình hình xây dựng các công trình dịch vụ hỗ trợ phát triển
kinh tế nông thôn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
xác định quy mô xây dựng, đất đai, yêu cầu và các chỉ tiêu kinh tế,
kỹ thuật cho từng công trình dịch vụ thương mại nông nghiệp, các cụm công nghiệp,
làng nghề, các khu vực kinh doanh du lịch nông thôn...
d) Giải pháp tổ chức không gian kiến
trúc, quy hoạch sử dụng đất các công trình công cộng, các công trình thuộc khu
chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nhà ở nông thôn
(bao gồm xây dựng mới và cải tạo).
đ) Các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất
đai, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
e) Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường.
g) Các dự án ưu tiên, tính toán số bộ tổng mức đầu tư
và giải pháp huy động nguồn lực.
h) Kết luận và kiến nghị.
3. Các phụ lục tính toán kèm theo thuyết
minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, các số liệu
tính toán) và các văn bản pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chung xây dựng xã: Nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 20
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định
phê duyệt đồ án quy hoạch.
Mục 5. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH VÀ HỒ SƠ LƯU TRỮ
Điều 37. Nội dung hồ
sơ điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Đối với điều chỉnh tổng thể quy hoạch
đô thị và nông thôn:
Nội dung và thành phần hồ sơ nhiệm vụ,
hồ sơ đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch theo quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục
3 và Mục 4 Chương II của Thông tư này.
2. Đối với điều chỉnh cục bộ quy hoạch
đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, nội dung, thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo của cơ quan tổ chức lập quy
hoạch gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, trong đó nêu rõ: Lý
do, sự cần thiết thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch; nội dung điều chỉnh cục
bộ quy hoạch; phân tích, làm rõ tính liên tục, đồng bộ của toàn bộ đồ án quy hoạch
và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch; xác định
các chỉ tiêu quy hoạch
đạt được sau khi điều chỉnh cục bộ quy
hoạch, có so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt trước khi đề xuất điều chỉnh
cục bộ; đánh giá tác động của việc điều chỉnh cục bộ đến việc triển khai thực
hiện quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất biện pháp khắc phục các vấn đề mới nảy
sinh do điều chỉnh cục bộ; lộ trình, tiến độ thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch
cục bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định. Báo cáo phải kèm theo các văn
bản pháp lý và tài liệu liên quan.
b) Các bản vẽ thể hiện các nội
dung gồm: vị trí, phạm vi ranh giới và quy mô khu vực điều chỉnh cục bộ; nội
dung điều chỉnh cục bộ; xác định các chỉ tiêu quy hoạch đạt được sau khi điều
chỉnh quy hoạch, có so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Dự thảo văn bản của cấp có thẩm quyền
quyết định việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Điều 38. Hồ sơ lưu trữ
1. Đối với Nhiệm vụ quy hoạch, hồ sơ
lưu trữ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ.
b) Thuyết minh kèm theo bán về in màu
khổ A3 đã được cơ quan thẩm định xác nhận.
c) Các tệp tin lưu giữ toàn bộ hồ sơ
và các văn bản liên quan theo định dạng tài liệu di động (pdf) và theo định dạng
các phần mềm được sử dụng lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch.
2. Đối với đồ án quy hoạch, hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch
b) Thuyết minh, bản vẽ và quy định
quản lý theo đồ án quy hoạch đã được cơ quan thẩm định xác nhận.
d) Các tệp tin lưu giữ toàn bộ hồ sơ,
các văn bản liên quan theo định dạng pdf và theo định dạng các phần mềm được sử
dụng lập hồ sơ đồ án quy hoạch.
3. Đối với Điều chỉnh quy hoạch, hồ
sơ lưu trữ bao gồm:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch; báo cáo điều chỉnh cục bộ quy
hoạch và các bản vẽ cập nhật nội dung điều chỉnh cục bộ; các tệp tin lưu giữ
toàn bộ hồ sơ và các văn bản liên quan theo định dạng pdf và theo định dạng các
phần mềm được sử dụng lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 39. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2023.
2. Bãi bỏ toàn bộ các Thông tư sau:
a) Bãi bỏ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng quy định hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
b) Bãi bỏ Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Điều 40. Quy định
chuyển tiếp
a) Sau ngày Thông tư này có hiệu lực,
các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị và nông thôn đang được lập, chưa hoàn
thành phải thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ đồ án theo quy định tại Thông tư
này trước khi trình thẩm định.
b) Các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô
thị và nông thôn đã được thẩm định, đang trình phê duyệt thì hồ sơ nhiệm vụ và
hồ sơ đồ án tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 và Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017.
c) Các quy hoạch đô thị và nông thôn
đã phê duyệt nhiệm vụ, đang tổ chức lập đồ án thì không phải điều chỉnh lại hồ
sơ nhiệm vụ đã được phê duyệt; hồ sơ đồ án phải được rà soát và thực hiện theo quy định
tại Thông tư này trước khi trình thẩm định.
d) Hồ sơ đồ án quy hoạch
chi tiết đô thị rút gọn và Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng rút gọn được
quy định tại Điều 13 và Điều 30 của Thông tư
này được thực hiện sau thời điểm Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng có hiệu
lực thi hành.
Điều 41. Trách nhiệm
thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm
định và phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm thực hiện theo
quy định tại Thông tư này về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch huyện, quy
hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn.
2. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc thuộc Bộ
Xây dựng, Sở Xây dựng các tỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội và Sở Quy
hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các quy định tại thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Xây dựng để nghiên cứu,
giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND cấp tỉnh;
- Sở Xây dựng
các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Sở QHKT Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo; website Chính phủ; website Bộ Xây dựng;
- Lưu:
VP, QHKT, Vụ PC.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Nghị
|