Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 538/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Y Ngọc
Ngày ban hành: 26/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 538/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 26 tháng 8 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam; Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2023 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045; Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 8 năm 2016 phê duyệt “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2023 về việc ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm;

Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT- BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch[1].

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có giá trị cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Kon Tum trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa; hài hòa trong xây dựng, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, tăng tính hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch trong từng loại hình, sản phẩm.

- Phát triển loại hình, sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên, bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu trong du lịch; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phát huy tính đặc trưng các sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum.

- Sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Mục tiêu phát triển

a) Đến năm 2025:

- Tập trung hình thành các chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và có tính hệ thống; định vị rõ nét hình ảnh các dòng sản phẩm du lịch của tỉnh, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, và du lịch văn hóa - lịch sử.

- Tập trung đầu tư phát triển Khu Du lịch Măng Đen và Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tạo điểm nhấn quan trọng, làm nền tảng phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh.

b) Đến năm 2030:

- Tập trung xác định hệ thống các loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sự khác biệt và chất lượng dịch vụ; hoàn thiện và phát triển bền vững 5 sản phẩm du lịch chính trên cơ sở kế thừa, phát huy và hoàn chỉnh các sản phẩm du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020, gồm: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch văn hóa - lịch sử; (3) Du lịch nghỉ dưỡng; (4) Du lịch cộng đồng (Trải nghiệm hòa vào cuộc sống người bản địa); (5) Du lịch chuyên đề (Thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực, teambuilding… và phát triển một số sản phẩm du lịch mới) với hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp.

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.

3. Nhiệm vụ chủ yếu

a) Tổ chức lại không gian phát triển du lịch

- Khu vực 1: Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối huyện Đăk Hà, Kon Rẫy và các huyện, thành phố của tỉnh.

Sản phẩm gồm: Du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, di tích lịch sử, tham quan lòng hồ, Du lịch Mice.

- Khu vực 2: Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) kết nối các huyện: Ia H’Drai, Sa Thầy và Đăk Tô.

Sản phẩm gồm: Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm sinh thái rừng, du lịch tìm hiểu văn hóa các nước Đông Dương, giao lưu khoa học, giáo dục, quốc phòng.

- Khu vực 3: Trung tâm đô thị phía Đông (Thị trấn Măng Đen và Khu Du lịch Măng Đen).

Sản phẩm gồm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Du lịch nông nghiệp, tâm linh, trải nghiệm (vui chơi giải trí), di tích lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch Mice.

- Khu vực 4: Khu vực Ngọc Linh (huyện Đăk Glei và huyện Tu Mơ Rông) và các khu vực (gồm các huyện: Ia H’Drai, Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô).

Sản phẩm gồm: Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, khám phá thác, trải nghiệm sinh thái rừng và các loại dược liệu.

b) Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch

- Tập trung cơ cấu, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo các định hướng: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch văn hóa - lịch sử; (3) Du lịch nghỉ dưỡng; (4) Du lịch cộng đồng (Trải nghiệm cuộc sống người bản địa); (5) Du lịch chuyên đề (Thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực, teambuilding và phát triển một số sản phẩm du lịch mới).

- Tập trung hình thành các tour, tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao gắn kết các loại hình dịch vụ du lịch với các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng, các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng.

c) Xây dựng chất lượng dịch vụ du lịch

* Đối với các cơ sở lưu trú du lịch

- Tập trung chỉnh trang cơ sở vật chất để phục vụ chu đáo cho công tác tiếp đón khách du lịch đến với Kon Tum. Hằng năm, khuyến khích các cơ sở lưu trú nâng cấp chuẩn, hạng sao để tăng chất lượng dịch vụ (đối với các cơ sở vừa đạt chuẩn và đạt hạng 1 sao).

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống khách sạn; khuyến khích đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, homestay gắn với tour, tuyến trong cụm phát triển du lịch; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...). Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh của các cơ sở lưu trú.

- Đẩy mạnh phát triển khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí cao cấp tập trung tại khu vực thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và huyện Ngọc Hồi; đồng thời, phát triển các loại hình khác bao gồm các cơ sở lưu trú theo mô hình homestay, các nhà nghỉ.

* Đối với hệ thống cơ sở ăn uống

- Định hướng đến 2030, khuyến khích hệ thống nhà hàng hiện có đầu tư, cải tạo nâng cao tiêu chuẩn, đủ điều kiện và chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Phát triển loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản địa phương.

- Tập trung phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống tại các khu, điểm du lịch; Hệ thống các cơ sở ăn uống, nhà hàng, khu ẩm thực, khu ăn uống ngoài trời; Hệ thống nhà hàng kết hợp nhà nghỉ homestay tại các điểm du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn trên trang Web, Cổng Thông tin du lịch thông minh để khách du lịch dễ dàng tiếp cận khi muốn trải nghiệm.

* Đối với hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao

Đến 2025 và định hướng đến năm 2030 có thể tập trung vào các loại hình chính sau:

- Rà soát, bố trí, đầu tư xây dựng khu vực phố đi bộ, chợ đêm/phố ẩm thực... tại địa điểm hợp lý, có phương án khai thác khu vực có khung cảnh đẹp, các hoạt động về đêm; tạo khu vực sân chơi thu hút khách du lịch.

- Đầu tư nâng cấp chất lượng, quy mô phục vụ, các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao. Nâng cấp và mở rộng hệ thống các khu vui chơi giải trí trong các khu, điểm du lịch.

- Phát huy vai trò các chính sách đầu tư của tỉnh, phấn đấu mời gọi được 01

- 02 nhà đầu tư lớn xây dựng khu, điểm vui chơi, giải trí với diện tích và quy mô mang tầm cỡ khu vực để làm động lực phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hệ thống cửa hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương để quảng bá đến khách du lịch, giúp khách du lịch dễ tiếp cận khi có nhu cầu mua sản phẩm địa phương về làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

4. Định hướng đầu tư

- Ưu tiên đầu tư các dự án vui chơi, giải trí cao cấp, khu phức hợp du lịch, các giải thi đấu thể thao, dự án phát triển du lịch cộng đồng ở các khu vực thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông; xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu Du lịch quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

- Đầu tư phát triển các điểm du lịch tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Rừng Đặc dụng Đắk Uy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh…

5. Giải pháp

a) Giải pháp về cơ chế, chính sách, quản lý du lịch

- Tham mưu cấp có thẩm quyền chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển loại hình du lịch thông qua các Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và các quy định có liên quan.

- Triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, tập trung xây dựng Kon Tum trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm cuộc sống về đêm của người dân và khách du lịch góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn, phát triển: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Rừng đặc dụng Đắk Uy, Khu Du lịch Măng Đen phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên. Đơn giản hoá các thủ tục, vận dụng các chính sách ưu tiên để thu hút đầu tư theo mục tiêu quy hoạch đã đề ra.

- Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp huyện, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch trong hỗ trợ khách du lịch đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường du lịch.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành, tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.

- Chú trọng thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh để góp phần nâng cao và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

b) Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

- Tập trung xác định sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh để đầu tư, phát triển. Việc khai thác sản phẩm du lịch không dừng lại chỉ ở dạng thô, không dựa vào sự ban tặng của thiên nhiên là chính, mà cần tập trung khai thác đầu tư bài bản để hình thành nên sản phẩm du lịch chủ lực tiêu biểu, bền vững như: Các làng văn hóa du lịch cộng đồng, những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng có nhiều giá trị văn hóa như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích Chư Tan Kra, Điểm cao 1015 (Đồi Charlei, Sạc Ly); Di tích Điểm cao 1049 (Delta); Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk  Tô - Tân Cảnh; Di tích Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; Di tích Ngục Đăk Glei; các công trình kiến trúc tôn giáo Nhà thờ gỗ, Chùa Tổ Đình Bác Ái,…

- Khuyến khích cơ cấu, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử; Du lịc h thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch sinh thái tại huyện Kon Plông, vườn Quốc gia Chư Mom Ray huyện Sa Thầy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; Rừng đặc dụng Đắk Uy.

- Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo du lịch của tỉnh để bảo tồn, giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa của tỉnh gắn với phát triển du lịc h.

- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn, cạnh tranh trong khu vực và quốc tế tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Kon Tum trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, gồm:

+ Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí (golf, khinh khí cầu, dù lượn, chèo Sup, câu cá thể thao (sport fishing) ).

+ Du lịch khám phá khu bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; Rừng đặc dụng Đắk Uy, các làng văn hóa du lịch cộng đồng.

+ Du lịch MICE gồm: Meeting (hội họp), (hội nghị, hội thảo), Exhibition (triển lãm) phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội, văn hóa. Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao.

c) Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn tỉnh.

- Đánh giá, kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng tâm, tránh trùng lắp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển.

d) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tiến hành rà soát phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên, người lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn và dài hạn (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới), từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch theo quy định về tiêu chuẩn nghề ASEAN...

- Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề du lịch để đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch. Triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao làm việc tại tỉnh theo quy định.

- Triển khai áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử với khách du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch, phổ biến chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh, vận dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo theo quy định.

e) Giải pháp về cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch: Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ khách du lịch (hạ tầng viễn thông, điện, nước, y tế, ngân hàng…).

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, thân thiện với người tàn tật, phấn đấu xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu Du lịch quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

- Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử; bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác an ninh an toàn cho khách du lịch.

g) Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế theo từng giai đoạn và phù hợp với từng thị trường trọng điểm; xây dựng hệ thống thông tin du lịch (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…) tiện ích, đa dạng thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính; xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Kon Tum ra quốc tế (quảng cáo trên các kênh truyền hình - tạp chí du lịch nước ngoài, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn, quảng bá du lịch Kon Tum trong các sự kiện quốc tế…).

- Coi trọng thị trường khách du lịch nội địa, nghiên cứu phân khúc thị trường nội địa để có những hoạt động xúc tiến quảng bá phù hợp, hiệu quả; tăng cường liên kết phát triển du lịch; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch chung giữa các địa phương liên kết nhằm thu hút và tăng cường trao đổi khách du lịch; phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum từ đó xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp hấp dẫn khách du lịch nội địa; có những chính sách kích cầu đối với thị trường nội địa theo quy định.

- Chú trọng thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh để góp phần nâng cao và phát triển đa dạng các sản phẩm, loại hình du lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

- Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia, quốc tế…; tập trung xây dựng, phát triển môn dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030[2].

- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó tập trung mời gọi đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi - giải trí cao cấp.

- Ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ công nghệ thông tin và nền tảng internet, mạng xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch.

6. Kinh phí thực hiện

- Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước: Các đơn vị, địa phương căn cứ tiêu chuẩn, định mức, nhiệm vụ được giao tại Đề án, lập dự toán kinh phí thực hiện, đồng thời chủ động cân đối từ nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện theo quy định, trên tinh thần thiết thực, tiết kiệm tối đa, kết hợp nguồn xã hội hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng nội dung, kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng quy định; xây dựng và triển khai thí điểm mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch; đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách phát triển du lịch theo quy định.

- Ban hành các kế hoạch và chương trình phát triển du lịch; thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Hằng năm, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực du lịch của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan rà soát, xác định các vị trí, khu vực có thể phát triển du lịch sinh thái gắn tài nguyên rừng để có kế hoạch triển khai thực hiện cho phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định có liên quan.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

2. Các đơn vị, địa phương

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Đề án.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xem xét các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong quá trình thực hiện Đề án.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các loại dự án phát triển du lịch theo quy định của Luật Đầu tư; phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

- Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đã ban hành theo quy định (nếu có); Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án liên quan đến du lịch.

- Định kỳ, tổ chức rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới danh mục dự án thu hút đầu tư nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng để quảng bá, mời gọi đầu tư.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư phát triển để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh,... để bảo tồn, phát huy di tích và thu hút khách du lịch.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp hằng năm triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng danh mục các dự án giao thông quan trọng đối với hoạt động du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

6. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực Ngành Công Thương liên quan đến hoạt động phát triển du lịch; hỗ trợ mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; phối hợp triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.

7. Sở Xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đảm bảo hài hòa và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của địa phương; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định hồ sơ thuê đất và giao đất, cho thuê đất theo quy định.

- Quản lý, thanh tra, kiểm tra các vấn đề đất đai, môi trường đối với các dự án du lịch, thẩm định hồ sơ môi trường đối với các dự án du lịch theo thẩm quyền nhằm thực hiện hiệu quả giải pháp bảo vệ tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan thuộc Đề án; quan tâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn kết phát triển du lịch của tỉnh.

10. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và phương tiện truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nội dung, việc triển khai và kết quả thực hiện Đề án.

11. Hiệp hội du lịch tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền và chủ động đề xuất các giải pháp thu hút sự tham gia của các cơ sở du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Kon Tum thành ngành kinh tế mũi nhọn.

12. Các Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô: Tăng cường công tác quản lý và khai thác rừng hiệu quả, đúng quy định; đồng thời căn cứ tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật có liên quan để hỗ trợ, phát triển du lịch trên địa bàn phụ trách.

13. Đề nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh: Tập trung khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch, kết nối các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn theo thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số 3250/KH- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch khác của tỉnh.

Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (đ/b);
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP Trà Thanh Trí;
- Lưu: VT, KGVX
.PTDL.

TM. Y BAN NHÂN DÂN
KT. CH
TCH
PHÓ CH
TCH




Y Ngc

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc lập đề án

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án

2.1. Mục tiêu

2.2. Nhiệm vụ

3. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

3.1. Các văn bản của Trung ương

3.2. Các văn bản của tỉnh

3.3. Các nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

4. Phạm vi nghiên cứu, quy mô của Đề án

4.1. Phạm vi nghiên cứu

4.2. Về đối tượng: Các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

5. Về phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu

5.2. Phương pháp khảo sát thực địa

5.3. Phương pháp điều tra xã hội học

6. Nội dung đề án

PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH

1. Loại hình, sản phẩm du lịch

1.1. Khái niệm

1.2. Các bộ phận hợp thành và đặc điểm của sản phẩm du lịch

2. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch

2.1. Quan điểm về đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

2.2. Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

2.3. Nguyên tắc đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

3. Một số kinh nghiệm đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch trên Thế giới và Việt Nam

3.1. Kinh nghiệm trên Thế giới

3.2. Một số kinh nghiệm trong nước

3.3. Một số bài học rút ra trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và các địa phương về việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

PHẦN II. HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM

1. Đánh giá hiện trạng tổ chức, khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch thời gian vừa qua

1.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Kon Tum

1.2. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu

1.3. Về tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch

1.4. Đầu tư phát triển du lịch

1.5. Về công tác quản lý nhà nước

1.6. Về thực trạng các sản phẩm du lịch của tỉnh thời gian qua

1.7. Kết quả Phiếu khảo sát thu thập thông tin khách du lịch tại Kon Tum

2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Kon Tum có thể đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

3. Đánh giá những lợi thế cũng như hạn chế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch

3.1. Lợi thế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch

3.2. Hạn chế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch

4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

1.1. Quan điểm phát triển

1.2. Mục tiêu phát triển

2. Đề xuất danh mục các sản phẩm du lịch chủ lực có thể khai thác đến năm 2025, tầm nhìn 2030

3. Định hướng đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3.1. Mở rộng, phát triển các sản phẩm hiện có

3.2. Xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm mới

4. Định hướng một số tuyến du lịch đặc trưng

5. Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ việc đa dạng hóa, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

5.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật

5.2. Cơ sở vật chất ngành du lịch

6. Định hướng về thu hút thị trường và công tác tuyền truyền quảng bá cho việc phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

6.1. Công tác thu hút thị trường

6.2. Công tác tuyên truyền quảng bá

7. Định hướng đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

7.1. Mục tiêu đầu tư

7.2. Quan điểm đầu tư

7.3. Định hướng đầu tư

PHẦN IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Giải pháp đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

1.2. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

1.3. Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1.5. Giải pháp về cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

1.6. Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá

1.7. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch

2. Đề xuất các kế hoạch đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

2.1. Đề xuất kế hoạch chung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch theo các giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2.2. Đề xuất kế hoạch phát triển từng sản phẩm du lịch theo từng giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ ĐỀ ÁN

1. Tổng hợp các nhiệm vụ & tiến độ thực hiện; Dự toán kinh phí một số hoạt động từ vốn ngân sách đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2. Kinh phí thực hiện

3. Tổ chức thực hiện và quản lý đề án

3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh

3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3.3. Các đơn vị, địa phương

3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3.5. Sở Tài chính

3.6. Sở Giao thông vận tải

3.7. Sở Công Thương

3.8. Sở Xây dựng

3.9. Sở Tài nguyên và Môi trường

3.10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.11. Sở Thông tin và Truyền thông

3.12. Hiệp hội du lịch tỉnh

3.13. Các Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk

3.14. Đề nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh

3.15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

PHẦN PHỤ LỤC

ĐỀ ÁN

ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của việc lập đề án

- Về quan điểm, kế thừa các nội dung Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 2058/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình số 35-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch là “Đẩy mạnh phát triển du lịch với nhiều hình thức, sản phẩm đa dạng, phong phú; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát huy các tuyến, điểm du lịch”.

Tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ,…Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01 -02 sản phẩm du lịch đặc trưng.

Xuất phát từ lợi thế về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Thời gian qua tỉnh đã tập trung đẩy mạnh xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ thị trường khách du lịch; triển khai đầu tư tôn tạo, phục dựng và khai thác giá trị di tích lịch sử cách mạng để phục vụ phát triển du lịch. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được các sản phẩm du lịch chính như: Du lịch sinh thái, Du lịch cộng đồng; Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch văn hóa - tâm linh..., cụ thể khai thác và phát huy các sản phẩm du lịch chính như:

Du lịch sinh thái: Phát triển loại hình du lịch tham quan, dã ngoại (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, điểm du lịch thác Pa Sỹ - Măng Đen, điểm du lịch Hồ Đăk Ke - Măng Đen,…); Du lịch cộng đồng, trải nghiệm thưởng ngoạn thiên nhiên và tìm hiểu đời sống người dân.

Du lịch văn hóa - tôn giáo: Trên cơ sở khai thác lợi thế của Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Kon Tum, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội tôn giáo và kiến trúc tôn giáo như: Bảo tàng tỉnh, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, tham quan du lịch lòng Hồ thủy điện; tham quan đường tuần tra, cột mốc biên giới, thác, hồ tham gia các lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm các loại hình du lịch như dã ngoại, nghiên cứu sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với du lịch công nghệ cao Măng Đen.

Triển khai Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030; xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Gắn kết và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trong chuỗi hoạt động du lịch

Tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch, các sản phẩm OCOP của tỉnh là những sản phẩm có lợi thế của địa phương phù hợp làm quà biếu, quà tặng mà đối tượng là khách du lịch đặc biệt quan tâm.

Tiếp tục xây dựng và hình thành các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị, mà ở cả các vùng nông thôn nhằm tạo sức lan tỏa trong hoạt động du lịch, tạo thuận lợi cho du khách tham quan trải nghiệm các hoạt động văn hóa, khám phá thiên nhiên Kon Tum, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Khai thác các tiềm năng phát triển du lịch: Khu du lịch Măng Đen; Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Rừng Đặc dụng Đắk Uy; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; Khu dự trữ thiên nhiên đất ngập nước Yaly; Khu bảo tồn loài và sinh cảnh đất ngập nước Sông Sê San - hồ Yaly... xây dựng sản phẩm phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh… hệ thống các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa khá phong phú đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

Từ những yêu cầu và nhiệm vụ trên, có thể thấy việc xây dựng “Đề án phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là cần thiết, từng bước đưa ngành du lịch Kon Tum trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án

2.1. Mục tiêu

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 12-NQ/TU).

- Đến năm 2030, du lịch Kon Tum trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn trong GRDP của tỉnh, có sức lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giúp xóa đói, giảm nghèo, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

- Xác định hệ thống các loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực từ đó phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sự khác biệt của sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, góp phần quan trọng trong tạo dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch tỉnh Kon Tum.

2.2. Nhiệm vụ

- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về các loại hình, sản phẩm du lịch; phân tích đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch; các giá trị tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan khác; phân tích đánh giá nhu cầu thị trường đối với các loại hình, sản phẩm du lịch; làm cơ sở xác định sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Định hướng phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch; định hướng phát triển thị trường; định hướng không gian hướng tuyến trải nghiệm sản phẩm; định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

- Xây dựng giải pháp phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch và các giải pháp xúc tiến quảng bá; xác định cơ chế liên kết, giải pháp điều phối việc phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh; định hướng kế hoạch hành động cụ thể phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong lộ trình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum.

3. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

3.1. Các văn bản của Trung ương

- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013.

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020.

- Luật Xây dựng ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020.

- Luật Du lịch ngày 19/6/2017.

- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019.

- Luật Đầu tư ngày 17/6/2020.

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP , ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

- Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Quyết định 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

- Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.

- Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 297/QĐ-BVHTTDL ngày 06/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

- Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 1894/QĐ-BVHTTDL ngày 14/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Đề án Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.

3.2. Các văn bản của tỉnh

- Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Chương trình 35-CTr/TU ngày 18/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án Đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025 tỉnh Kon Tum.

- Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12/08/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Kế hoạch số 4375/KH-UBND ngày 23/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

- Kế hoạch số 3250/KH-UBND ngày 29/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 01/11/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Các đề án liên quan.

3.3. Các nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Số liệu về hiện trạng phát triển du lịch, tài nguyên du lịch tỉnh Kon Tum.

4. Phạm vi nghiên cứu, quy mô của Đề án

4.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Nhiệm vụ nghiên cứu các số liệu từ 2019 đến nay.

- Về không gian: Trên phạm vi toàn tỉnh Kon Tum.

4.2. Về đối tượng: Các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

5. Về phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong Đề án là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.

5.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá, xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê số liệu của các ngành nói chung và của ngành du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Do vậy, phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình xây dựng Đề án.

5.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Tổ chức điều tra, thu thập thông tin bằng 300 phiếu khảo sát, thu thập thông tin đối với khách du lịch, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cán bộ quản lý địa phương. Qua đó, tổng hợp các ý kiến, nhu cầu, mong muốn về phát triển đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch chủ lực, làm cơ sở định hướng xây dựng, phát triển đa dạng hóa mô hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum.

6. Nội dung đề án:

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH

1. Loại hình, sản phẩm du lịch

1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm loại hình du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế Giới  IUOTO (International Union Of Travel Organization) định nghĩa: “Loại hình du lịch là các phương thức du lịch, cách khai thác thị hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhất mong muốn của họ. Với nhu cầu cao của khách du lịch hiện nay, du lịch ngày càng trở nên phong phú, đa dạng với nhiều loại hình mới mẻ, hấp dẫn”.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, tùy theo đối tượng, mục đích chuyến đi của khách du lịch hay dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch hoặc các tiêu chí khác; người ta thường chia du lịch thành nhiều loại hình cụ thể như:

- Theo mục đích chuyến đi, thường phân chia thành:

+ Du lịch thuần túy: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch khám phá;...

+ Du lịch kết hợp: Du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu học tập; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch kinh doanh; du lịch chữa bệnh;...

- Phân chia theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch biển; du lịch núi; du lịch đô thị; du lịch nông thôn;...

- Phân chia theo phương tiện giao thông: Du lịch tàu biển; du lịch tàu hỏa; du lịch xe đạp; du lịch ô tô;...

- Phân loại theo lãnh thổ: Du lịch quốc tế đến - inbound tourist; du lịch quốc tế đi - outbound tourist; du lịch nội địa.

Ngoài ra, còn rất nhiều cách phân chia khác như: Phân loại theo loại hình lưu trú; phân loại theo lứa tuổi khách du lịch; phân loại theo độ dài chuyến đi;... Tuy nhiên, một cách phân chia khá phổ biến thường hay được nhắc đến là cách phân chia dựa vào tính chất hoạt động du lịch như: Du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch MICE;… Bên cạnh đó, người ta còn có thể chia nhỏ hơn các chuyên đề, loại hình du lịch trên như trong du lịch văn hóa có thể lại được chia thành: Du lịch nghiên cứu văn hóa ẩm thực, nghiên cứu văn hóa lịch sử, nghệ thuật,… của một đất nước hoặc của một vùng miền,…

1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch

Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 định nghĩa “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

Dựa trên khái niệm cung và cầu du lịch, trong phạm vi Đề án này, sản phẩm du lịch có thể được hiểu như sau:“Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức có chức năng kinh doanh du lịch sản xuất và cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

1.2. Các bộ phận hợp thành và đặc điểm của sản phẩm du lịch

1.2.1. Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm các bộ phận hợp thành như: (1) Điểm đến du lịch; (2) Hệ thống giao thông; (3) Khả năng tiếp cận; (4) Các tiện nghi và điều kiện phục vụ (hệ thống khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí,…).

1.2.2. Các đặc điểm của sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt (những nhu cầu này là nhu cầu như khám phá, tìm hiểu văn hóa bản sắc dân tộc, mua sắm, nghỉ dưỡng…vui chơi giải trí).

- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu cao của con người. Con người trong cuộc sống để có thể tồn tại không thể thiếu những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, nghỉ ngơi, tìm hiểu thiên nhiên, mua sắm.... Chính vì du lịch là một nhu cầu cao nên hệ số co giãn cầu của sản phẩm du lịch rất cao.

*Như vậy: Với tính chất đặc thù riêng vốn có, khác với các sản phẩm vật chất cụ thể của các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm du lịch cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm này đã làm nên tính đặc thù của hoạt động du lịch.

2. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch

2.1. Quan điểm về đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại hình, sản phẩm từ những loại hình, sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến nhiều loại hình, sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm hoàn thiện. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch.

Kon Tum có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, mang bản sắc riêng, có diện tích rừng lớn, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 64%. Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và dược liệu cao như Gió bầu, Sâm Ngọc Linh, Sa nhân,... Các điều kiện tự nhiên đã tạo cho Kon Tum một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn với các loại hình như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng Sâm Ngọc Linh…Đáng chú ý trong số đó phải kể đến rừng Thông Măng Đen (huyện Kon Plông), Vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đắk Glei, huyện Tu Mơ Rông). Nổi bật là Khu Du lịch Măng Đen, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo. Cũng là địa phương có nền ẩm thực phong phú, có nhiều món ăn ngon, lạ, hấp dẫn đã thu hút đông đảo khách du lịch ở nhiều tỉnh, thành khác đến tham quan, thưởng thức.

2.2. Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

Nội dung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch có thể theo 04 hướng tiếp cận:

Thứ nhất, các điểm đến có thể đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch bằng cách tích hợp và quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có để tạo ra các gói dịch vụ du lịch mới hoặc bổ sung các sản phẩm mới tại các điểm đến, sau đó biến chúng thành các sản phẩm mới bổ sung.

Thứ hai, các điểm đến trực tiếp bổ sung các sản phẩm du lịch mới vào danh mục điểm đến hiện có. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các sản phẩm mới có liên quan khá chặt chẽ với các sản phẩm điểm đến hiện có, chẳng hạn như thông qua việc đa dạng hóa du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng để bao gồm các môn thể thao như leo núi, trekking,....Sự kết hợp mới giữa các sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch mới sẽ đa dạng hóa trải nghiệm sản phẩm du lịch và điều đó có thể giúp thu hút các thị trường mới và giữ chân các thị trường hiện có.

Thứ ba, việc đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch phải tạo ra các sản phẩm mới có tính khác biệt cao. Việc phát triển sản phẩm du lịch theo hướng này cần hướng đến đối tượng khách du lịch có khả năng chi tiêu cao hoặc thị trường thượng lưu.

Do đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại các điểm đến phụ thuộc nhiều vào sự ưu đãi của các nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng ở các điểm đến và do áp lực thị trường, bao gồm cả kỳ vọng của người tiêu dùng về sản phẩm điểm đến.

2.3. Nguyên tắc đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

- Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội. Đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch phải kết hợp sự phát triển của con người (phúc lợi và năng lực) với tính bền vững của xã hội.

- Nguyên tắc định hướng thị trường: cải tiến sản phẩm du lịch trên cơ sở tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường.

- Nguyên tắc xây dựng trải nghiệm: tâm lý thị trường hiện đại gắn liền với những mong muốn về trải nghiệm độc đáo, sâu sắc, khó quên. Sản phẩm du lịch cần cải tiến trên cơ sở phát triển các giá trị trải nghiệm phù hợp với mong đợi của thị trường.

- Nguyên tắc về tính cá nhân (cá biệt): trong nhu cầu tiêu dùng hiện đại một mặt thị trường tìm kiếm các đơn vị, sản phẩm có tính cá nhân cao (khẳng định được thương hiệu hoặc sự độc đáo, cá biệt), mặt khác yêu cầu được sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thiết kế đáp ứng yêu cầu rất cá nhân, cá biệt.

- Nguyên tắc về thiết kế “xanh”: sản phẩm du lịch áp dụng các nguyên tắc, các yếu tố về du lịch trách nhiệm, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch thiên nhiên…

3. Một số kinh nghiệm đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch trên Thế giới và Việt Nam

3.1. Kinh nghiệm trên Thế giới

3.1.1. Xây dựng chính sách, quy hoạch và chiến lược làm cơ sở cho việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

Phát triển du lịch không thể thiếu vai trò của Nhà nước, đặc biệt trong việc đề ra các chính sách, xây dựng chiến lược, hỗ trợ các chương trình phát triển,… để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển đồng bộ và bền vững. Chính phủ Australia đã có các chương trình gồm: Chương trình du lịch quốc gia; Chương trình phát triển du lịch vùng; Chương trình du lịch sinh thái rừng, các đề án phát triển loại hình, sản phẩm du lịch các địa phương tại Úc (WTTC, 2009),…

3.1.2. Triển khai công tác nghiên cứu đánh giá tiềm năng nhằm làm cơ sở cho công tác phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

Việc nghiên cứu nguồn tiềm năng rất quan trọng, đó là cơ sở để hoạch định, tổ chức phát triển sản phẩm du lịch. Tại Thái Lan những năm gần đây, số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan quá đông, đã dẫn đến suy thoái môi trường và tài nguyên văn hóa du lịch của cả nước, do đó chính sách của Chính phủ Thái Lan trong những năm gần đây đã hướng đến phát triển loại hình, sản phẩm du lịch bền vững nhiều hơn.

3.1.3. Phát triển loại hình, sản phẩm du lịch du lịch dựa trên việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên; khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống cộng đồng địa phương

Để bảo vệ, khôi phục và phát huy giá trị sinh thái tự nhiên và bản sắc văn hóa; trong nhiều năm vừa qua, các cơ quan  chính phủ và chính quyền địa phương của Indonesia đã nỗ lực đề ra các chính sách và hoạt động cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tại các cộng đồng dân cư phục vụ du lịch. Ngày nay, tại Bali - Indonesia đã trở thành điểm đến nổi bật nhất của Indonesia, tiêu biểu cho thành công của việc phát triển các sản phẩm tự nhiên và du lịch văn hóa là bởi đất nước này luôn tôn trọng giá trị cảnh quan và lối sống, tập quán, văn hóa của người bản địa, gìn giữ nó, tạo nên một bản sắc riêng.

Kinh nghiệm phát triển loại hình, sản phẩm du lịch tại các cộng đồng địa phương đặc biệt là trong việc bảo tồn một “không gian văn hóa” (khu vực làng nghề, thị trấn, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia hay khu vực rộng lớn,…) nhiều nước trên thế giới như: Anh, Áo, Belize, Nhật Bản, Ecuador, Senegal, Indonexia, Thái Lan,... đã cho thấy phải gắn kết việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của cộng đồng và nguồn tài nguyên tự nhiên.

Thái Lan rất chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp ở nước này gồm các hoạt động liên quan đến nông nghiệp mà khách du lịch có thể tham gia như: trồng lúa, trồng hoa, rau quả và chăn nuôi. Khách du lịch trải nghiệm loại hình dịch vụ này thường sống với những người nông dân quan sát và tham gia vào các công việc hàng ngày của người nông dân Thái. Các hộ nông dân và người dân địa phương cùng tham gia vào các hoạt động du lịch càng tạo nên sự đa dạng trong các chương trình tour. Sự liên kết chặt chẽ giữa người dân địa phương với các công ty lữ hành đã tạo ra sản phẩm chương trình tour hài hòa và đồng nhất.

3.2. Một số kinh nghiệm trong nước

Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã có một số địa phương, một số vùng, điểm du lịch làm khá tốt một số mặt trong việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. Một số thành công trong công tác này có thể kể đến là:

- Thứ nhất: Phát huy giá trị sinh thái tự nhiên và bản sắc văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm, sáng tạo sản phẩm du lịch mới.

Đắk Lắk được thiên nhiên ưu đãi nên có nhiều sông, hồ, thác, ghềnh đẹp, nổi tiếng như: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thượng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao, Drai Yông, Drai Dlông,… những hồ chứa nước lớn cùng một hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng của Vườn quốc gia Yok Don, Vườn quốc gia Chư Yang Sin, Rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Rừng đặc dụng Nam Ka, gắn với các dòng sông Sêrêpôk, Krông Ana, Krông Bông…, hồ Lắk, Ea Kao, Ea Súp, Đắk Minh, Ea Nhái... tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc nhà sàn, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực…; có 42 di tích được xếp hạng (trong đó, 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia và 23 di tích cấp tỉnh). Bên cạnh đó, Đắk Lắk có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 80%, là tỉnh sở hữu nền sản xuất sinh thái nông nghiệp gắn với truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đây là lợi thế lớn của tỉnh trong việc vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển du lịch.

Gia Lai có nhiều thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hấp dẫn như Biển Hồ, hồ Ia ly, hồ Ia Băng, hồ Ayun Hạ, thác Phú Cường, thác Hang Dơi, thác K50, vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng … Và đặc biệt tháng 09/2021, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã khẳng định giá trị đa dạng sinh học và nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Gia Lai. Trong đó, vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đóng vai trò chính về hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Khu dự trữ sinh quyển. Bên cạnh đó, còn có các di tích văn hóa - lịch sử đã được công nhận di tích quốc gia đặc biệt; và một số di tích lịch sử cấp tỉnh. Những năm gần đây, một số sự kiện văn hoá du lịch đã có những ảnh hưởng đến công chúng như:  Festival Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (thành phố Pleiku), Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Ngày hội Du lịch Kbang (huyện Kbang), Lễ hội Cầu Huê (thị xã An Khê)… Ngoài ra, Gia Lai còn có lợi thế về sản phẩm nông nghiệp về rau quả, trái cây, cây dược liệu. Đây là nguồn tài nguyên phong phú hỗ trợ cho việc hình thành sản phẩm du lịch nông thôn. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, yêu cầu chính là đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cách mạng của tỉnh; khai thác thế mạnh ẩm thực đặc trưng, đa dạng của địa phương.

- Thứ hai: Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển loại hình, sản phẩm du lịch.

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã huy động sức mạnh của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Tại Hội An, cộng đồng nhân dân và khách du lịch cùng có ý thức và trách nhiệm tham gia bảo vệ di tích và cảnh quan phố cổ, tổ chức sắp xếp kinh doanh, xây dựng đô thị, sinh hoạt văn hóa. Ngoài ra, hơn 150 di tích được hỗ trợ trùng tu và gần 2.000 lượt chủ di tích tự tu bổ, sửa chữa nhỏ. Điều đó cho thấy nhận thức của cộng đồng, ý thức bảo tồn di sản trong các tầng lớp nhân dân Hội An ngày càng được nâng cao. Công tác tuyên truyền về bảo vệ di sản và hoạt động du lịch được chính quyền Hội An làm khá tốt, người dân chấp hành rất nghiêm túc các quy định của Chính quyền đề ra một cách tự giác và tham gia tích cực các hoạt động.

- Thứ ba: Phục hồi nghề truyền thống và văn hóa cộng đồng vào phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

Trước thực trạng nghề dệt Zèng của bà con các dân tộc ở A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế bị mai một, thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp này; huyện A Lưới được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các tổ chức phi Chính phủ đã phục hồi nghề truyền thống dệt Zèng và làm ra sản phẩm bán cho khách du lịch với giá khá cao từ 400.000 - 1.200.000 đồng/chiếc

- Thứ tư: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

Tỉnh Quảng Ninh thời gian vừa qua đã tập trung nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, dịch vụ, văn hóa, thể thao,... theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm tác động tích cực đến hoạt động du lịch, thúc đẩy sự phát triển loại hình và sản phẩm du lịch của địa phương như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, cảng tàu quốc tế Tuần Châu, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng, cầu và đường dẫn cầu Bắc Luân II, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cầu Tình Yêu và mới đây nhất là cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đưa vào hoạt động từ ngày 01/9/2022 đã tạo “cơn sốt” bất ngờ cho du lịch Móng Cái nhờ rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển từ Hà Nội,…

3.3. Một số bài học rút ra trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và các địa phương về việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát triển loại hình, sản phẩm du lịch: Chiến lược phát triển ngành du lịch phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước, phát triển du lịch đồng bộ, kiện toàn mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành khác có liên quan.

Hai là, đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển loại hình, sản phẩm du lịch: Để phát triển du lịch, trước hết phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cơ bản các nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Bên cạnh đó, du lịch càng phát triển sẽ là động lực thúc đẩy cơ sở vật chất kỹ thuật càng được nâng cao và ngược lại. Đồng thời, tính đồng bộ của sự phát triển ngày càng tăng.

Ba là, tạo ra những loại hình, sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của khách du lịch: Tạo ra những loại hình, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là công việc quan trọng cho hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi địa phương, quốc gia.

Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch, sản phẩm du lịch: Mục đích của tuyên truyền quảng bá trong kinh doanh du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho khách du lịch, làm cho họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua và sử dụng sản phẩm. Tuyên truyền, quảng bá phải nhằm vào thị trường khách du lịch cụ thể để đạt được mục đích ở thị trường đó.

Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch: Đối tượng phục vụ của du lịch là con người, bao gồm cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; đòi hỏi trình độ của nguồn nhân lực du lịch phải cao và thường xuyên được cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực ngành du lịch mang ý nghĩa quan trọng và cần được chú trọng.

Sáu là, phát triển loại hình, sản phẩm du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, an ninh trật tự: Môi trường du lịch bao gồm môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Việc phát triển loại hình, sản phẩm du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề đối với bảo vệ tài nguyên môi trường và an ninh trật tự như: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái; các công trình văn hóa lịch sử bị khai thác sai mục đích, xuống cấp; các tệ nạn xã hội,...Vì vậy, cần bảo vệ tài nguyên môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch để điểm đến được an toàn, hấp dẫn, thân thiện đối với khách du lịch, ngành du lịch phát triển bền vững.

PHẦN II

HIỆN TRẠNG, TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG HÓA CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM

1. Đánh giá hiện trạng tổ chức, khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch thời gian vừa qua

1.1. Tài nguyên du lịch tỉnh Kon Tum

Với lịch sử hơn 110 năm hình thành và phát triển, cùng với các yếu tố đặc thù về địa lý, địa hình thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho tỉnh Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo. Khu du lịch Măng Đen, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Lòng hồ thủy điện Ya Ly, Lòng hồ thủy điện Plei Krông, thủy điện thượng Kon Tum…; Cột mốc ba biên Ngã ba Đông Dương: Campuchia - Lào – Việt Nam, Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi.

Ngày 29/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1492/QĐ- TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045. Kon Tum có Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy, các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla...Toàn tỉnh hiện 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 05 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Các công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục... là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.

Một lợi thế khác là Kon Tum có đường biên giới dài 292,522 km; giáp với Lào 154,222 km và Campuchia 138,691 km, có 1 cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu phụ thông thương với Lào, có 4 huyện với 13 xã thuộc biên giới (Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai) là nơi giao thoa của nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Việt Nam như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 40…

Trong tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh Kon Tum, phải kể đến là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có Cột mốc Quốc giới chung ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia ở vị trí ngã ba của Đông Dương, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch tỉnh Kon Tum kết nối du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.

1.2. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu

- Về hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2023 có 200 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1-3 sao và đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, các khách sạn được xây dựng tập trung ở thành phố và tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện trên địa bàn tỉnh như: khách sạn các loại hạng, nhà nghỉ, homestay…. Phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch, như: lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí với chất lượng cao, hệ thống khách sạn phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong ngành du lịch, doanh thu từ khách sạn có thể chiếm tới 35-55% tổng doanh thu ngành Du lịch.

- Về các đơn vị kinh doanh lữ hành

Trên địa bàn tỉnh có 06 công ty kinh doanh lữ hành; trong đó 03 công ty lữ hành quốc tế(1), 03 công ty lữ hành nội địa(2).

Số hướng dẫn viên du lịch: Cấp 27 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó: 11 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 10 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 06 thẻ hướng dẫn viên tại điểm).

- Về lao động ngành du lịch: Lực lượng lao động trên địa bàn toàn tỉnh 328.674 người; Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 326.431 người(3); Số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là 1.878 người(4), chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của toàn tỉnh, chỉ chiếm 0,58%.

- Thị trường khách du lịch và doanh thu

+ Lượng khách du lịch: Hoạt động kinh doanh du lịch có sự phát triển, số lượng du khách và thu nhập xã hội từ du lịch ngày càng tăng.

+ Doanh thu du lịch: Bình quân hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng(5).

- Về công nhận các điểm du lịch: Tỉnh đã công nhận 14 khu, điểm du lịch đạt điều kiện để thu hút đón khách phát triển du lịch trên địa bàn(6).

Nhiều tour, tuyến, điểm du lịch kết nối giữa thành phố Kon Tum với Khu du lịch Măng Đen, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; giữa Kon Tum và các tỉnh, thành phố khác…tiếp tục được mở rộng, phát triển được đưa vào khai thác và thu hút lượng khách đến ngày một tăng như: Khu du lịch Măng Đen(7), du lịch sinh thái (tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng Đăk Uy. Thành phố Kon Tum và Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông luôn là điểm đến hấp dẫn nhất đối với khách du lịch khi đến tỉnh Kon Tum. Trong những năm gần đây, tổng lượng khách đến 02 địa phương này đã chiếm khoảng 90% tổng lượng khách toàn tỉnh.

1.3. Về tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch: Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức, mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn. Hàng năm, trên cơ sở bám sát chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tỉnh đã tổ chức tham gia các sự kiện tại các trung tâm du lịch trong nước. Đồng thời, chủ động tổ chức nhiều sự kiện trong tỉnh nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch của tỉnh, góp phần định vị và phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum. Công tác tổ chức, quảng bá để phát triển loại hình, sản phẩm du lịch luôn được tỉnh quan tâm và tổ chức quảng bá có hiệu quả. Cụ thể, ngành du lịch Kon Tum đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh vùng đất con người, giá trị văn hoá và các danh lam thắng cảnh du lịch đến khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Kon Tum với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với từng thị trường cụ thể cả nội địa và quốc tế.

1.4. Đầu tư phát triển du lịch

Chú trọng phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng một số làng văn hóa của các dân tộc thiểu số tiêu biểu ở các địa bàn có tài nguyên du lịch khác nhau để đầu tư thành các làng du lịch văn hóa, sinh thái, thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển; trước mắt, lựa chọn và triển khai thí điểm tại Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kon Tum; Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi. Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào điểm du lịch và các làng theo mô hình du lịch cộng đồng. Từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ngày 20 tháng 8 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh, đồng thời đồng ý chủ trương việc bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ, sân bay Măng Đen vào quy hoạch cảng hàng không. Về triển khai dự án cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum, Thủ tướng nêu định hướng đoạn qua tỉnh nào thì tỉnh đó làm, huy động hợp tác công tư để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện dự án. Về việc đầu tư đoạn còn lại Quốc lộ 24 khoảng 62 km qua Kon Tum và Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu phương án huy động nguồn lực, giao tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum triển khai các đoạn qua từng tỉnh.

1.5. Về công tác quản lý nhà nước: Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy Kon Tum[3] về các chủ trương phát triển kinh tế xã hội nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian qua, định hướng cho thời gian tới cùng với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, các ngành, du lịch Kon Tum đến nay đã có những chuyển biến tích cực về hạ tầng du lịch, lượt khách du lịch đến Kon Tum ngày một tăng, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh được mở rộng, đa dạng các loại hình, góp phần phục hồi, ổn định và phát triển, cũng như tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, lạ thu hút khách du lịch.

1.6. Về thực trạng các sản phẩm du lịch của tỉnh thời gian qua (các sản phẩm du lịch hiện có; việc đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch thời gian quan; kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế…)

1.6.1. Các sản phẩm du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh

- Thành phố Kon Tum: Thời gian qua đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh...: trải nghiệm đời sống người dân ở làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa; Du lịch văn hóa - lịch sử về Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu Di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục, cầu treo Kon Klor... là các điểm đến giúp du khách tìm hiểu về lịch sử đấu tranh, về văn hoá truyền thống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Các tour du lịch 4 ngày 3 đêm kết nối 3 vùng kinh tế động lực “Thành phố Kon Tum - Huyện Kon Plong - Huyện Ngọc Hồi”; tour 02 ngày 02 đêm kết nối các điểm du lịch của thành phố với Vườn quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy; tour “Về miền Quốc bảo” tham quan vườn sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông; tour  “Trải nghiệm Cung đường  Trường Sơn huyền thoại”; tour “Khám phá miền di sản”, tour “Báu vật đại ngàn”; hoạt động trải nghiệm tại Phố đêm Đăk Bla Kon Tum.

Hiện tại, thành phố có 04 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận (03 làng du lịch cộng đồng: Làng Kon Kơ Tu và làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa; làng Kon Klor, phường Thắng Lợi và điểm du lịch A Biu, thôn Plei Klech, xã Ngok Bay); có 110 cơ sở lưu trú (trong đó có 43 khách sạn, còn lại là nhà nghỉ và homestay) với sức chứa khoảng 5.000 - 7.000 khách du lịch cho đợt hoạt động cao điểm.

- Huyện Kon Plông: Có 07 điểm du lịch được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận: Điểm du lịch Hồ Đam Bri; Điểm du lịch Thác Pa Sỹ; Điểm du lịch sinh thái Êban Farm; Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm; Điểm du lịch Làng Văn hóa – Du lịch Kon Pring ; Điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn; Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo.

Các sản phẩm đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Chủ yếu phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, dã ngoại như: Thác Pa Sỹ Măng Đen, Hồ Toong Rơ Poong (Đăk Ke), du lịch nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen, điểm du lịch vui chơi giải trí Măng Đen Treehuose...du lịch cộng đồng làng Kon Pring, làng Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, làng Kon Chênh xã Măng Cành; Làng du lịch cộng đồng thôn Vi Rơ Ngheo, xã Đắk Tăng.

* Du lịch, thể thao và dã ngoại như: Tổ chức các tour Gia Lai - Kon Tum -Măng Đen; Quảng Ngãi - Măng Đen - Kon Tum; Đà Nẵng - Kon Tum

- Măng Đen; Măng Đen - thác K50, K’Bang, Gia Lai. Đẩy mạnh các hoạt động thăm quan suối, cắm trại, dã ngoại đồng cỏ, săn mây, trekking, đi bộ, xe đạp ở Măng Đen.

* Du lịch văn hóa - tâm linh: Phát triển các hoạt động thăm quan, tìm hiểu quần thể chùa Khánh Lâm, Tượng đài chiến thắng Măng Đen gắn với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện; Đức mẹ Măng Đen...

* Các loại hình du lịch thương mại: Phát triển hoạt động tham quan, trải nghiệm các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm du lịch cho nhiều đối tượng khách du lịch, khách có thể mua và thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp tại vườn. Tham gia vào quá trình sản xuất, thu hoạch. Các điểm du lịch và các cửa hàng bày bán sản phẩm đặc trưng của địa phương được phát triển đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Phố đi bộ Măng Đen được đưa vào hoạt động tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn cho du khách.

- Huyện Kon Rẫy: Có 03 di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Các sản phẩm du lịch đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên: Thác 1 và thác 7 xã Đăk Kôi, lòng hồ thủy điện Đăk Pô Ne 2AB… Là loại hình du lịch đưa du khách trở về với thiên nhiên để các du khách thăm quan, chụp hình, tắm mát dưới thác Đăk Snghé; thác 1, thác 7 xã Đăk Kôi; lòng hồ thủy điện Đăk Pô Ne 2AB, đi thăm và khám phá các khu rừng nguyên sinh xã Đăk PNe.

* Du lịch văn hóa cộng đồng: Du lịch công đồng Làng Kon BRăp Ju, xã Tân Lập thu hút khách du lịch thăm quan, tìm hiểu không gian kiến trúc nhà Rông truyền thống và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bahnar (nhánh Jơ Lơng).

* Du lịch tâm linh: Trên địa bàn huyện hiện nay, có các cơ sở tín ngưỡng như Chùa Hưng Khánh, Nhà thờ Tin lành, nhà thờ Kon Săm Lũh... chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc gắn với văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương.

* Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (Epic Spa do tư nhân thực hiện tại thôn 13, xã Đăk Ruồng): Với các loại hình phục vụ du khách các món ăn truyền thống của địa phương và các món ăn hiện đại được yêu thích; tắm nước nóng thiên nhiên thư giãn tại các hồ tắm nước nóng.

- Huyện Ia H’Drai: Các sản phẩm đã được định hình, cụ thể: Tham quan làng chài Sê San và Thác mơ (địa phận tỉnh Gia Lai); Trải nghiệm ngắm bình minh, tham gia đánh bắt cá trên lòng hồ Sê San; Thưởng thức các món ăn đặc sản từ nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản lòng hồ Sê San.

- Huyện Sa Thầy: Các sản phẩm đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái:Tham quan trải nghiệm du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray gồm: Điểm Du lịch Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái; Điểm Du lịch sinh thái Rừng khộp Đắk Kan; Điểm Du lịch sinh thái Safari Ya Book;

* Du lịch văn hóa, lịch sử: Tham quan các điểm di tích lịch sử: Di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra, Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.

* Du lịch cộng đồng: Làng du lịch cộng đồng Bar Gốc, xã Sa Sơn.

- Huyện Đăk Hà: Có 03 di tích lịch sử được tỉnh công nhận là: Khu căn cứ kháng chiến Đăk Ui, Di tích lịch sử cách mạng Điểm cao 601 và Di tích lịch sử - văn hoá Công trình thuỷ lợi Đập Đăk Ui.

Các sản phẩm du lịch đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên: Rừng Đặc dụng Đăk Uy; Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi Đập Đăk Ui; lòng hồ thủy điện Plei Krông; thác Đăk Pe, Đăk Trưa (xã Đăk Pxi); thác Đăk Lôi (xã Ngọk Réo); Suối Đăk Ui (xã Đăk Ui); cánh đồng lúa, hồ sen thôn 6, xã Đăk La…

* Du lịch văn hóa cộng đồng: Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được huyện quan tâm triển khai thực hiện. Trang phục truyền thống, lễ hội, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng, xoang tại thôn Long Loi (thị trấn Đăk Hà), thôn Kon Klôk (xã Đăk Mar) và di sản văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tại xã Đăk Ngọk đã được bảo tồn.

* Du lịch tâm linh: Trên địa bàn huyện hiện nay có các công trình sinh hoạt tôn giáo như: Chùa tháp Kỳ Quang (xã Đăk Mar), Chùa Khánh Phước (xã Đăk la), nhà thờ Đak Kơ đem (xã Đăk Ui)... chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc, văn hóa... Thời gian qua, các công trình sinh hoạt tôn giáo này đã và đang được đầu tư xây dựng để phát triển và khai thác loại hình du lịch tâm linh một cách có hiệu quả.

* Du lịch trải nghiệm về nông nghiệp: Tham quan những vườn trái cây ăn quả tại Khu sản xuất Công nghệ cao - Công ty TNHH khai thác và chế biến NLS Nghĩa Phát (xã Đăk Pxi), thăm vườn cây ăn trái tại xã Đăk Hring, H&T Farm xã Ngọk Wang; trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa, tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê khép kín, tham gia trải nghiệm các khâu từ trồng trọt, chăm sóc, bảo quản đến chế biến, pha chế, thưởng thức và mua các sản phẩm cà phê sạch tại Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng, HTX nông nghiệp, sản xuất và thương mại Sáu Nhung, Hợp tác xã công bằng PôKô Farm, HTX cà phê Hải Tình.

- Huyện Đăk Tô: Có 02 di tích được xếp hạng, trong đó: Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định 2499/QĐ-TTg , ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Di tích lịch sử chứng tích Nhà thờ Kon Hring đuợc công nhận di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 336/QĐ-UB, ngày 17/5/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.

Các sản phẩm đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên: Suối nước nóng Kon Đào, thác Đăk Sing (xã Văn Lem), rừng thông thị trấn Đăk Tô…

* Du lịch văn hóa cộng đồng: Hiện nay, UBND huyện giao cơ quan chuyên môn khảo sát, lựa chọn xây dựng một thôn văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng.

* Du lịch tâm linh: Trên địa bàn huyện hiện nay có các công trình sinh hoạt tôn giáo như: Chùa Phước Thành, Chùa Thiền Lâm (thị trấn Đăk Tô).

* Du lịch trải nghiệm về nông nghiệp: Hiện nay, một số điểm trên địa bàn huyện có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn như vùng nguyên liệu mắc ca tập trung gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng tại tiểu khu 287, xã Đăk Trăm với diện tích khoảng 100 ha. Đến nay, đã trồng mới được 30 ha cây mắc ca và đang hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi trong vùng trồng mắc ca tập trung; Khu vực trồng rừng ở thác nước Đăk Nghe, xã Đăk Trăm; Vùng trồng mắc ca Hữu cơ của Hợp tác xã Nhân Hòa tại xã Kon Đào; Vùng sản xuất nông nghiệp (cà phê, mắc ca, cao su) ở khu vực Suối nước nóng xã Kon Đào; Điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP huyện Đăk Tô tại thị trấn Đăk Tô; Nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp, dược liệu của công ty TNHH Thảo Dược Tây Nguyên tại thị trấn Đăk Tô; Cơ sở gieo ươm cây giống mắc ca của Công ty cổ phần Dương Gia Kon Tum tại thị trấn Đăk Tô; Cơ sở chế biến cà phê và vùng nguyên liệu cà phê VietGAP của Hợp tác xã Đức Dung xã Diên Bình; Khu sản xuất nông nghiệp tại đập thủy lợi Đăk Rơn Ga - xã Tân Cảnh…

- Huyện Ngọc Hồi: Có 03 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Trong đó, Di tích lịch sử chiến thắng Pleikần là di tích cấp quốc gia, Di tích chiến thắng Đắk Seang và di tích Chiến thắng Đăk Tô năm 1967 và Điểm Cao 875 lịch sử thuộc xã Sa Loong là di tích cấp tỉnh.

Các sản phẩm du lịch đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch cộng đồng, trải nghiệm: Làng Đắk Răng - xã Đắk Dục, Làng Đắk Mế - xã Pờ Y, Làng Hào Lý - xã Sa Loong.

* Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn: Đền tượng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn; đường Trường Sơn huyền thoại; cột mốc biên giới, Quốc môn…

- Huyện Đăk Glei: Có 03 di tích lịch sử đã được xếp hạng, gồm: Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei(9); 02 di tích lịch sử cấp tỉnh: Di tích lịch sử làng kháng chiến Xốp Dùi và di tích lịch sử chiến thắng Đăk Pék(10).

Các sản phẩm du lịch có tiềm năng đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên: Thác Đăk Chè xã Đăk Man, Thác Đăk Rùi thị trấn Đăk Glei, Thác Đăk Pâng xã Đăk Long.

* Du lịch văn hóa cộng đồng: Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được huyện quan tâm triển khai thực hiện. Trang phục truyền thống, lễ hội, ẩm thực, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng.

* Du lịch tâm linh: Trên địa bàn huyện hiện nay có các cơ sở tín ngưỡng như Chùa Khánh Linh... chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc gắn với văn hóa tín ngưỡng của người dân địa phương ... Thời gian qua các cơ sở tín ngưỡng này đã và đang được đầu tư xây dựng để phát triển và khai thác loại hình du lịch tâm linh một cách có hiệu quả.

- Huyện Tu Mơ Rông: Có 01 Di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh, gồm: Di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Tỉnh uỷ Kon Tum tại xã Măng Ri. Các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của cây Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác trên địa bàn huyện.

Các sản phẩm du lịch có tiềm năng đã được định hình, cụ thể:

* Du lịch cộng đồng: Làng Pu Tá, xã Măng Ri; Làng Lê Văng, xã Đăk Na.

* Du lịch tâm linh: Chùa Khánh An, xã Đăk Hà.

* Du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên: Thác Siu Puông, xã Đăk Na; Thác đa tầng Tea Prong, xã Tê Xăng, làng du lịch Lê Văng, làng Tu Thó, Đăk Chum 1,…

* Về sản phẩm Phiên chợ: Phiên chợ Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm đặc trưng của huyện được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022. Đến nay huyện duy trì tổ chức 01 lần/năm.

1.6.2. Việc đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch thời gian qua

Thời gian qua công tác xây dựng phát triển và khai thác tiềm năng du lịch của các địa phương trên địa bàn tỉnh được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư để hoàn thiện, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông, bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo) phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa của địa phương.

Tập trung khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch của địa phương; du lịch trải nghiệm gắn với văn hóa ẩm thực và trải nghiệm các ngành, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng đã từng bước được triển khai và phát huy hiệu quả, thu hút khách du lịch tham quan, trải nghiệm.

Các di tích lịch sử thường xuyên được trùng tu, tôn tạo, công tác quảng bá du lịch được tăng cường, đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương thực hiện các tin, phóng sự, phim tài liệu quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương.

1.6.3. Kết quả đạt được

Công tác tuyên truyền, truyền thông về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã góp phần giới thiệu, quảng bá, phát huy các thế mạnh, nguồn lực về phát triển du lịch của các địa phương. Hoạt động du lịch của các địa phương đã đạt được những kết quả nhất định phát triển du lịch theo hướng bền vững; công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm, liên kết phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch... được đổi mới cả về hình thức và nội dung thu hút đông đảo du khách đến với tỉnh Kon Tum.

1.6.4. Khó khăn và hạn chế

- Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào tự nhiên; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các địa phương; phát triển nhưng vẫn còn thiếu bền vững; thiếu sự đầu tư trọng điểm và đồng bộ, số lượng dự án đã triển khai và đi vào hoạt động còn ít, hiệu quả chưa cao.

- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú (các điểm thăm quan du lịch, tham quan các khu di tích lịch sử cách mạng, du lịch tâm linh trên địa bàn huyện chưa được đưa vào các tuyến, điểm du lịch để phục vụ du khách); chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng nhu cầu, việc liên kết phát triển du lịch chưa được quan tâm.

- Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tuy đã được triển khai thực hiện song mang lại hiệu quả chưa cao, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển du lịch. Quy mô phát triển của các điểm du lịch còn nhỏ, lẻ; công tác liên kết trong hoạt động du lịch chưa đồng bộ. Nguồn kinh phí cho hoạt động du lịch còn hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch chưa phát triển.

- Hệ thống đường giao thông đến một số điểm du lịch tại các địa phương chưa thực sự thuận tiện, hầu hết chưa có bãi đỗ xe ô tô riêng biệt, nhà vệ sinh công cộng và nhà trưng bày, đón tiếp khách. Khách lưu lại chưa lâu, chưa có nhiều doanh nghiệp tổ chức đoàn lớn đến các điểm du lịch của địa phương. Lượng khách chưa thường xuyên, chủ yếu là khách gia đình, khách lẻ, nhóm khách nhỏ.

- Công tác xã hội hóa, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân về lĩnh vực du lịch còn hạn chế, nguồn nhân lực từ công tác quản lý đến trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên khó khăn cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

- Các điểm du lịch trên địa bàn bước đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên lượng khách còn ít, chưa thường xuyên, chưa đảm bảo về thu nhập của người làm du lịch.

1.6.5. Nguyên nhân của hạn chế

- Hoạt động du lịch, nhất là du lịch cộng đồng là lĩnh vực còn mới đối với người dân, nên đại đa số người dân tại các địa điểm định hướng xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng chưa nắm bắt được, chưa sẵn sàng tham gia với vai trò chủ thể trong hoạt động khai thác sản phẩm du lịch;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và ngân sách cho công tác phát triển du lịch còn hạn chế; công tác xã hội hóa các hoạt động du lịch chưa thu hút, chưa hiệu quả;

- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ, hướng dẫn du lịch còn thấp,phần lớn chưa được qua đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên kỹ năng thông tin, giới thiệu, hướng dẫn có mặt còn hạn chế.

1.7. Kết quả Phiếu khảo sát thu thập thông tin khách du lịch tại Kon Tum (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát nhu cầu)

Qua bảng tổng hợp (theo Phụ lục 1) có thể thấy, những thuận lợi và những hạn chế của du lịch Kon Tum như sau:

* Thuận lợi:

- Giao thông thuận tiện (Khách du lịch đến Kon Tum bằng phương tiện cá nhân chiếm 48,2%, phương tiện công cộng chiếm 29,2%, đi thông qua công ty du lịch và phương tiện khác chiếm 11,3%).

- Khách du lịch trải nghiệm các dịch vụ tại tỉnh (Khách du lịch thường quay lại lần thứ 2 chiếm 31,8%, lần thứ nhất chiếm 21,7%,  trên ba lần chiếm 32,3%, lần thứ  ba chỉ chiếm 14,2%).

- Mục đích chính của khách du lịch khi đến du lịch ở Kon Tum là trải nghiệm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu văn hóa (Tham quan, nghiên cứu văn hóa chiếm đến 45,5%, Du lịch sinh thái, mạo hiểm chiếm 47,5%; Du lịch nghỉ dưỡng chiếm 33,4%).

- Sản phẩm du lịch khách du lịch mong muốn khi quay trở lại Kon Tum trải nghiệm (Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa chiếm 17,9%; Du lịch tâm linh, tham quan chùa chiếm 30,2%; Du lịch nghiên cứu sinh thái chiếm 32,6%; Du lịch nghỉ dưỡng (Măng Đen) chiếm  38,9%; Sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn đặc biệt chiếm 43,5%.).

- Khách du lịch hài lòng nhất khi đến Kon Tum (Giá cả hợp lý chiếm 61,3%; Giao thông, phương tiện vận chuyển tốt; Người dân thân thiện, mến khách chiếm 35,8%; Điểm du lịch hấp dẫn chiếm 22,6%).

- Khách đề nghị về sản phẩm du lịch mới, đặc thù của tỉnh Kon Tum (Phát triển du lịch sinh thái chiếm 65,4%; Cần khai thác sâu hơn về Măng Đen chiếm 65,5%; Cần khai thác tối đa và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại các điểm như Măng Đen và giữ được hệ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với mô hình farm để tạo sản phẩm kết hợp nông nghiệp. Thêm các điểm vui chơi giải trí và mua sắm chiếm 55,5%; Có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Khâu quảng bá, giới thiệu về đặc thù du lịch chưa mạnh chiếm 55,6%).

* Hạn chế:

Hiện tại, những loại hình, sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có, chưa có sự đầu tư tôn tạo để lôi cuốn, hấp dẫn hơn. Nếu so với các địa phương khác trong nước, thì khả năng cạnh tranh của loại hình, sản phẩm du lịch Kon Tum còn nhiều hạn chế. Du lịch tỉnh Kon Tum còn thiếu những hoạt động giải trí quy mô lớn, đặc biệt là những loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu khách du lịch có thu nhập cao. Sự thiếu đa dạng trong các loại hình, sản phẩm du lịch Kon Tum đã làm hạn chế thời gian lưu trú và nhu cầu chi tiêu của khách du lịch.

Vì vậy, trong thời gian tới cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, tháo gỡ, khắc phục kịp thời những hạn chế để du lịch Kon Tum phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng mục tiêu, định hướng để ra.

2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Kon Tum có thể đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch

Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa rất đa dạng về loại hình và phong phú về hình thức. Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, tỉnh Kon Tum cần được làm mới, cần quy hoạch lại ngành du lịch, bắt nguồn từ việc đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch mang đặc trưng Kon Tum, qua đó tiếp tục phát triển với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn trên 902.000 ha, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, nên tỉnh Kon Tum có tiềm năng và lợi thế rất lớn trong lĩnh vực phát triển nông - lâm nghiệp.  Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là rau hoa củ quả, thủy sản xứ lạnh và cây dược liệu, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là việc cụ thể hóa Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Theo Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kon Tum sẽ nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm du lịch, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng, trong đó: (1) Sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, tâm linh; (2) Du lịch thể thao mạo hiểm; (3) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; (4) Du lịch cộng đồng; (5) Du lịch nông nghiệp, gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư; (6) Hình thành tuyến du lịch Caravan; phát triển sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); (7) Xây dựng các điểm hoạt động "kinh tế ban đêm", khu trình diễn di sản văn hóa. Đồng thời theo Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030, đột phá phát triển du lịch với nhiều loại hình theo định hướng “ba quốc gia, một điểm đến”; sản phẩm dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch chuyên đề khác. Tập trung phát triển hạ tầng Khu du lịch Măng Đen đạt các tiêu chí của Khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế. Dự báo ngành du lịch Kon Tum sẽ đóng góp lớn GRDP của tỉnh.

* Tài nguyên thiên nhiên

Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030, đồng thời ngày 29/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1492/QĐ-TTg   về phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045. Phát triển Khu du lịch Măng Đen đạt các tiêu chí của Khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia và là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy các lợi thế độc đáo về điều kiện khí hậu, cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương. Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia; là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.

- Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy... Các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla.

- Địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh…

* Tài nguyên văn hóa

Kon Tum là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa với hơn 110 năm hình thành và phát triển, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 28 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, trong đó: có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 04 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 21 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm đầu tư nhiều kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bước đầu phục vụ tốt nhu cầu tham quan của du khách và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, Kon Tum là nơi có nhiều công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan. Trong không gian văn hóa của lễ hội, phong tục tập quán luôn chứa đựng bao cái đẹp, cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả năng diễn đạt tình cảm tinh tế…; trong đó phải kể đến “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, danh hiệu này nay đổi thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”(11), đã được Tổ chức Khoa học - Giáo dục - Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận.

* Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng: Tỉnh Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực về vật chất, tinh thần cho người dân, cộng đồng xã hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

3. Đánh giá những lợi thế cũng như hạn chế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch

3.1. Lợi thế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch Kon Tum nằm ở vị trí chiến lược ngã ba Đông Dương, vùng lõi khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, nơi "một tiếng gà gáy 3 nước cùng nghe".

Tỉnh có diện tích tự nhiên 9.677,3 km²; địa hình đa dạng tạo ra những cảnh quan thiên nhiên phong phú, ấn tượng, hấp dẫn, còn giữ vẻ hoang sơ. Diện tích rừng lớn (gần 602.000 ha), tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 64% với hệ động thực vật đa dạng và hệ gene, giống quý. Đỉnh Ngọc Linh được coi là nóc nhà của Tây Nguyên.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa với giá trị gia tăng lớn như chăn nuôi gia súc, thủy sản nước ngọt, cá tầm, cà phê, cao su, mắc ca, mía, rau- hoa xứ lạnh, dược liệu, đặc biệt là dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh (hiện trị giá canh tác có thể đạt khoảng 36 tỷ đồng mỗi ha trong 10 năm, tương đương 3,6 tỷ đồng/ha/năm).

Tài nguyên nước dồi dào, thủy năng lớn với tổng công suất khoảng 3.000 MW. Khoáng sản tương đối đa dạng, phong phú. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) tương đối tốt. Giao thông cơ bản thuận lợi kết nối liên vùng.

Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng còn nguyên vẻ hoang sơ như: (1) Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; (2) Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; (3) Rừng đặc dụng Đăk Uy; (4) Khu Du lịch Măng Đen; (5) Khu dự trữ thiên nhiên đất ngập nước Yaly; (6) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh đất ngập nước Sông Sê San - hồ Yaly....Di sản văn hóa Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Kon Tum là vùng đất có lịch sử lâu đời, truyền thống cách mạng hào hùng với các di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia; là vùng đất mang đậm nét văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều loại hình đa dạng, độc đáo còn được lưu giữ và phát triển.

3.2. Hạn chế của tỉnh Kon Tum so với các tỉnh Tây Nguyên để đa dạng hóa sản phẩm du lịch

- Tỉnh Kon Tum nằm cách xa các trung tâm đưa khách lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…, trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông chưa thật đồng bộ, thông suốt và thuận tiện; chất lượng các quốc lộ huyết mạch còn nhiều hạn chế, chưa có đường cao tốc để rút ngắn thời gian di chuyển đường bộ và an toàn; đồng thời Kon Tum chưa có sân bay…

- Văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch còn hạn chế và thiếu hấp dẫn; nên không có nhiều dự án đầu tư, đặc biệt các dự án quy mô lớn.

- Sản phẩm du lịch chưa tạo ra sự khác biệt, chưa hình thành sự liên kết, phối hợp giữa các hộ dân du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng; lượng khách du lịch không ổn định, thiếu tính bền vững; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao; nhiều sản phẩm còn bị tương đồng hay trùng lắp, chồng chéo giữa các địa phương Tây Nguyên với nhau; nhiều loại hình đặc thù lợi thế với địa hình miền núi chưa được hình thành khai thác (du lịch Golf, các loại du lịch thể thao mạo hiểm…).

- Lực lượng lao động trong ngành của tỉnh chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng về trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề, nhất là ngoại ngữ và kiến thức hướng dẫn viên.

- Nguồn lực du lịch tỉnh Kon Tum thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) như hệ thống lưu trú, hệ thống vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế khám chữa bệnh…cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa thật sự rộng rãi, thiết thực nên hình ảnh, thông tin du lịch của tỉnh Kon Tum chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.

4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum

Phân tích ma trận SWOT cho việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum thể hiện qua bảng sau:

Các điểm mạnh (S)

1. Kon Tum sở hữu lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y - một địa điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, đường mòn Hồ Chí Minh có hạ tầng giao thông đảm bảo rất thuận lợi nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào, tạo cơ hội cho ngành Du lịch Kon Tum có thể phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, đặc biệt loại hình du lịch Caravan nhằm mở rộng hành trình du lịch Con đường di sản miền Trung và Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.

2. Tỉnh đã có nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi thu hút nhiều nhà đầu tư đủ năng lực đóng góp cho phát triển ngành du lịch.

3. Kon Tum có nhiều tài nguyên tự nhiên phong phú, thuận lợi cho việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch  như:  du  lịch  sinh  thái  kết  hợp nghỉ dưỡng,  du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch cộng đồng.

4. Là địa phương có Ẩm thực tương đối đa dạng với những món ăn hấp dẫn, độc đáo mang đậm bản sắc núi rừng như: gỏi lá, xôi măng, gà nướng cơm lam, cá tầm Măng Đen, gỏi kiến chua, cá niêng;… Bên cạnh đó, Kon Tum cũng là địa danh của những món quà đặc sản nổi tiếng như: Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh, rượu sim Măng Đen, rượu ghè, cà phê, tiêu,… đáp ứng được nhu cầu quà tặng và thưởng thức ẩm thực cho khách du lịch.

5. Môi trường du lịch an toàn, người dân địa phương thân thiện.

6. Du lịch được xác định là “một trong ba” trụ cột kinh tế ưu tiên phát triển của tỉnh.

Các điểm yếu (W)

1. Loại hình, sản phẩm du lịch trùng lắp theo hướng tự phát, thiếu mô hình quản lý, quy mô nhỏ chưa xứng tầm với tài nguyên thiên nhiên hiện hữu, chưa phát huy được các giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh.

2. Thiếu điểm vui chơi giải trí mang tầm quốc tế để thu hút khách du lịch.

3. Các giá trị văn hóa nghề và làng nghề chưa được kết nối, khai thác du lịch hiệu quả, triệt để.

4. Nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, lao động trong ngành du lịch còn ít, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao.

5. Hiệu lực, hiệu quả về hoạt động của các cơ quan nhà nước về du lịch cũng như công tác phối hợp để phát triển du lịch của các ngành liên quan chưa cao.

6. Mặc dù đã có được định hướng cho phát triển loại hình, sản phẩm du lịch, nhưng chưa có định hướng cụ thể, chi tiết để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương.

7. Phát triển loại hình, sản phẩm du lịch của tỉnh còn mang tính dàn trãi, chưa định hướng trọng điểm, chưa tạo được nét khác biệt, độc đáo riêng.

8. Loại hình, sản phẩm du lịch của Kon Tum rất độc đáo nhưng hiện trạng đang khai thác chủ yếu dựa nhiều vào nền tảng tự thân đã có sẵn, chưa có bước đột phá trong phát triển loại hình, sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách du lịch.

9. Dịch vụ giải trí về đêm chưa phát triển nên khó giữ chân khách du lịch dài ngày.

Các cơ hội (O)

1. Có hạ tầng giao thông thuận lợi nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào, đặc biệt loại hình du lịch Caravan nhằm mở rộng hành trình du lịch Con đường di sản miền Trung và Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia tạo cơ hội cho ngành Du lịch Kon Tum có thể phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa.

2. Nhiều dự án du lịch lớn đã và đang đầu tư vào Kon Tum đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

3. Khách du lịch quốc tế gia tăng.

4. Nhu cầu đi du lịch của người dân tăng.

5. Nằm trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

6. Tỉnh Kon Tum đã có kinh nghiệm nhất định và đã tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm khu vực và quốc gia như: Diễn đàn Du lịch Kon Tum – Tiềm năng và triển vọng tháng 4/2022; Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum; Ngày Hội văn hóa các dân tộc khu vực Tây Nguyên;…. (đã khẳng định được du lịch Kon Tum có khả năng khai thác các tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa và con người của địa phương nhằm tạo ra nhiều  sản  phẩm  du  lịch  mới,  đặc trưng, hấp dẫn, gia tăng lượng khách đến với Kon Tum nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung.)

7. Tỉnh ủy - UBND tỉnh và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản mang tính định hướng và cụ thể các nội  dung  phát  triển  du  lịch  (Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của  Ban  Chấp  hành  Đảng  bộ  tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030).

Các thách thức (T)

1. Sự cạnh của các địa phương có tiềm năng và thế mạnh tương đồng, có hệ thống giao thông kết nối phát triển đồng bộ như Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

2. Định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch phải mang tính khác biệt so với các tỉnh, thành khác trong khu vực, chất lượng loại hình, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, vừa phải đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh đề ra.

3. Đảm bảo sự liên kết và phát triển đồng bộ, bền vững.

4. Đảm bảo phát triển ngành du lịch xanh – sạch – đẹp.

5. Đủ năng lực chống chọi với nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp.

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

1.1. Quan điểm phát triển

Đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch phải mang tính linh hoạt để nâng cao tính cạnh tranh từ các sản phẩm cốt lõi tạo ra nhiều loại hình, sản phẩm mới lạ.

Nền tảng của sự đa dạng phải dựa trên tính đặc thù vùng, miền. Tối ưu hóa sự ưu đãi từ các nguồn tài nguyên du lịch và phải giảm chi phối từ các biện pháp khách quan như giảm giá dịch vụ, giảm giá tour.

1.2. Mục tiêu phát triển

Từng bước mở rộng thị trường, tăng lượng khách du lịch từ 1.300.000 lượt năm 2023 lên 2.500.000 lượt năm 2025 và 3.500.000 lượt năm 2030.

Cùng với xu hướng chung, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch văn hóa cộng đồng là một trong những quan tâm hàng đầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

2. Đề xuất danh mục các sản phẩm du lịch chủ lực có thể khai thác đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Ngành du lịch của tỉnh Kon Tum: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở kế thừa, phát huy và hoàn chỉnh 05 sản phẩm du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020, gồm: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch văn hóa - lịch sử; (3) Du lịch nghỉ dưỡng; (4) Du lịch cộng đồng (Trải nghiệm khi hòa vào cuộc sống người bản địa); (5) Du lịch chuyên đề (Thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực, teambuilding… và phát triển một số sản phẩm du lịch mới. Tổng hòa các loại hình trên kết hợp với đầu tư hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Kon Tum trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo; bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

+ Khu vực 1: Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối huyện Đăk Hà, Kon Rẫy và các huyện thành phố của tỉnh.

Sản phẩm gồm: Du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, di tích lịch sử, tham quan lòng hồ, Du lịch Mice.

+ Khu vực 2: Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) kết nối các huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô.

Sản phầm gồm: Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm sinh thái rừng, du lịch tìm hiểu văn hóa các nước Đông Dương, giao lưu khoa học, giáo dục, quốc phòng.

+ Khu vực 3: Trung tâm đô thị phía Đông (Thị trấn Măng Đen và Khu Du lịch Măng Đen).

Sản phẩm gồm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Du lịch nông nghiệp, tâm linh, trải nghiệm (vui chơi giải trí), di tích lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch Mice.

+ Khu vực 4: Khu vực Ngọc Linh (huyện Đăk Glei & huyện Tu Mơ Rông) và các khu vực (gồm huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô)

Sản phẩm gồm: Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, khám phá thác, trải nghiệm sinh thái rừng và các loại dược liệu.

Khu vực 1: Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối huyện Đăk Hà, Kon Rẫy và các huyện thành phố của tỉnh.

Sản phẩm gồm: Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, di tích lịch sử, tham quan lòng hồ, Du lịch Mice.

ĐỊA DANH/
TÀI NGUYÊN

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC HIỆN NAY

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC TIỀM NĂNG

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC BỔ TRỢ

Các điểm di tích, lịch sử văn hóa.

Tham quan nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của các đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hóa trang với trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh và chụp ảnh lưu niệm.

- Khai thác các sản phẩm du lịch Lòng hồ thủy điện Ya Ly và thủy điện Plei Krông.

- Thể thao mạo hiểm Bay Khinh khí cầu có động cơ; Chèo thuyền…..; leo núi.

- Phố đi bộ (kinh tế ban đêm).

- Du lịch canh nông.

- Du lịch MICE.

Mua sắm hàng lưu niệm của người dân địa phương.

Du lịch cộng đồng các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống của người địa phương.

Xây dựng mô hình homestay, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động sản xuất của người Ba Na.

Trải nghiệm cuộc sống thực tế của người Ba Na.

Hàng lưu niệm và thưởng thức văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.

Du lịch sinh thái khu vực bến thủy, lòng hồ.

Tham quan trải nghiệm lòng hồ, thủy điện.

Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch lòng hồ.

- Dịch vụ nhà chờ cho khách du lịch, nhà hàng.

- Quầy hàng lưu niệm.

- Xe điện tham quan và vận chuyển khách.

Khu đi bộ - chợ đêm du lịch Kon Tum(dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm về đêm).

Ngắm cảnh sông Đắk Bla bình yên về đêm.

Tham quan phố đi bộ.

Thưởng thức ẩm thực, các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm.

- Dịch vụ ẩm thực;

- Mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản…

Khu vực 2: Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) kết nối các huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô.

ĐỊA DANH
/TÀI NGUYÊN

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC HIỆN NAY

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC TIỀM NĂNG

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC BỔ TRỢ

Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Công trình Quốc môn tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Tham quan cột mốc 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam, nơi 1 tiếng gà gáy 3 nước đều nghe.

Tổ chức các giải thể thao quốc gia/quốc tế tham quan cột mốc 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam.

Mua sắm hàng lưu niệm, đặc sản.

Di tích văn hóa lịch sử: Di tích lịch sử chiến thắng Plei Kần, Di tích chiến thắng Đăk Seang, Di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra, Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.

Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn; đường Trường Sơn huyền thoại; cột mốc biên giới, Quốc môn…

Tham quan chiến trường xưa, tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.

Du lịch cộng đồng các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống của người địa phương.

Xây dựng mô hình Homestay, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động sản xuất của người địa phương.

Trải nghiệm cuộc sống thực tế của người địa phương.

Hàng lưu niệm và thưởng thức văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.

Khu vực 3: Trung tâm đô thị phía Đông (Thị trấn Măng Đen và Khu Du lịch Măng Đen)

Sản phẩm gồm: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, Du lịch nông nghiệp, tâm linh, trải nghiệm (vui chơi giải trí), di tích lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái rừng.

ĐỊA DANH/
TÀI NGUYÊN

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC HIỆN NAY

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC TIỀM NĂNG

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC BỔ TRỢ

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen.

Tham quan hệ sinh thái rừng, dã ngoại Trekking, xe đạp địa hình.

Phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, kết hợp tham quan phong cảnh theo mùa: Lễ hội Hoa anh đào.

Tham quan xuyên rừng kết hợp với việc hái các loại rau rừng. Cắm trại, dã ngoại, lửa trại. Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe. Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm quy mô cấp quốc gia, quốc tế.

Mời gọi nhà đầu tư

Chùa Khánh Lâm, Tượng Đức mẹ Măng Đen.

Du lịch tâm linh gắn với du lịch tham quan phong cảnh, trải nghiệm

Xây dựng khu vực nhà hàng ẩm thực, khu vực trưng bày.

Mời gọi đầu tư, xây dựng thêm đoạn cáp treo lên đến chùa.

Du lịch cộng đồng gắn với phát triển du lịch nông nghiệp.

Tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống của người địa phương.

Trải nghiệm nghỉ đêm tại các Homestay.

Tham quan các khu trồng cà chua, dây tây…..áp dụng công nghệ cao. Trao đổi giao lưu văn với người dân địa phương.

Dịch vụ lưu trú,ăn uống, hàng lưu niệm.

Khu vực 4: Khu vực Ngọc Linh (huyện Đăk Glei & huyện Tu Mơ Rông) và các khu vực (gồm huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô).

Sản phẩm gồm: Du lịch tham quan chiến trường xưa, về nguồn, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, khám phá thác, trải nghiệm sinh thái rừng và các loại dược liệu.

ĐỊA DANH/
TÀI NGUYÊN

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC HIỆN NAY

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC TIỀM NĂNG

SẢN PHẨM DU LỊCH
CHỦ LỰC BỔ TRỢ

1.Safari Vườn Quốc gia Chư Mom Ray:

- Điểm Du lịch Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái

- Điểm Du lịch sinh thái Rừng khộp Đắk Kan

- Điểm Du lịch sinh thái Safari Ya Book

2. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

3. Rừng đặc dụng Đắk Uy.

Tham quan hệ sinh thái rừng, vườn lan, và tìm hiểu đời sống động vật hoang dã.

- Du lịch sinh thái;

- Du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, nghiên cứu khoa học;

- Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe;

- Vui chơi giải trí, tham quan, khám phá thiên nhiên;

- Du lịch cộng đồng, văn hóa, văn nghệ truyền thống;

- Giáo dục kỹ năng, giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên. . . .

Chụp ảnh, ăn uống, trải nghiệm hệ sinh thái rừng

Du lịch cộng đồng:

-Huyện Ia H’Drai: Làng chài Sê San 4 (Thôn 7, xã Ia Tơi)...

- Huyện Tu Mơ Rông: Làng Pu Tá, xã Măng Ri; Làng Lê Văng, xã Đăk Na;

- Huyện Kon Rẫy: Làng Kon Brăp Du, xã Tân Lập; Làng Kon Trăng Nó – Kon Lô xã Đăk Kôi.

- Huyện Đăk Hà: Làng du lịch cộng đồng Kon

Tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống của người địa phương

Xây dựng homestay, du lịch cộng đồng. Trải nghiệm nghỉ đêm tại các homestay. Trao đổi giao lưu văn với người dân địa phương.

Dịch vụ lưu trú,ăn uống, hàng lưu niệm.

Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà), Làng du lịch cộng đồng Kon Klôk (xã Đăk Mar).

Di tích văn hóa, lịch sử: Di tích lịch sử Đăk Tô – Tân Cảnh (huyện Đắk Tô); Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei (Ngục Tố Hữu) (huyện Đăk Glei); Di tích Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 thuộc huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô; Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi Đập Đăk Ui.

Tham quan chiến trường xưa, tìm hiểu văn hóa, lịch sử

Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.

Du lịch sinh thái, trải nghiệm:

- Huyện Tu Mơ Rông: Thác Siu Puông; Thác Tea Prông.

- Huyện Đăk Glei: Thác Đăk Chè xã Đăk Man, Thác Đăk Rùi thị trấn Đăk Glei, Thác Đăk Pâng xã Đăk Long.

- Huyện Đăk Hà: Lòng hồ thủy điện Plei Krông; thác Đăk Pe, Đăk Trưa (xã Đăk Pxi); thác Đăk Lôi (xã Ngọk Réo); Suối Đăk Ui (xã Đăk Ui); cánh đồng lúa, hồ sen thôn 6, xã Đăk La…

Tắm thác

Tham quan, ngắm phong cảnh, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của Thác và núi rừng xung quanh. Tắm suối

Hoạt động dã ngoại, cắm trại.

Khai thác các giá trị văn hóa kết hợp môi trường sinh thái, tham quan tìm hiểu về tự nhiên.

Đốt lửa trại. Dịch vụ ăn uống.

Các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của cây Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác trên địa bàn huyện.

Tham quan, trải nghiệm quy trình trồng sâm của bà con địa phương

Trải nghiệm, thưởng thức sản phẩm từ Sâm

Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.

Tham quan các mô hình Du lịch nông nghiệp:

Khu sản xuất Công nghệ cao - Công ty TNHH khai thác và chế biến NLS Nghĩa Phát (xã Đăk Pxi), thăm vườn cây ăn trái tại xã Đăk Hring, H&T Farm xã Ngọk Wang; quy trình sản xuất cà phê sạch tại Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng, HTX nông nghiệp, sản xuất và thương mại Sáu Nhung, Hợp tác xã công bằng PôKô Farm, HTX cà phê Hải Tình.

Tham quan những vườn trái cây ăn quả; trải nghiệm cuộc sống cùng người dân bản địa, tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê khép kín, tham gia trải nghiệm các khâu từ trồng trọt, chăm sóc, bảo quản đến chế biến, pha chế, thưởng thức và mua các sản phẩm cà phê sạch

Trải nghiệm, thưởng thức sản phẩm từ các loại cây ăn quả, cà phê sạch

Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm.

3. Định hướng đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3.1. Mở rộng, phát triển các sản phẩm hiện có

Bảng 1: Tổng hợp định hướng phát triển loại hình sản phẩm hiện có

ĐỊA DANH

SẢN PHẨM HIỆN CÓ

Phân kỳ phát triển

GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Du lịch sinh thái khu vực bến thủy, lòng hồ

Tham quan trải nghiệm lòng hồ, thủy điện

Xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch lòng hồ

- Dịch vụ nhà chờ cho khách du lịch, nhà hàng.

- Quầy hàng lưu niệm.

- Xe điện tham quan và vận chuyển khách.

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen

Tham quan hệ sinh thái rừng, dã ngoại Trekking, xe đạp địa hình. Phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, kết hợp tham quan phong cảnh theo mùa: Lễ hội Hoa anh đào.

Tham quan xuyên rừng kết hợp với việc cắm trại, dã ngoại, lửa trại.

Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.

Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm quy mô cấp quốc gia, quốc tế.

1. Safari Vườn Quốc gia Chư Mom Ray:

- Điểm Du lịch Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái.

- Điểm Du lịch sinh thái Rừng khộp Đắk Kan .

- Điểm Du lịch sinh thái Safari Ya Book.

2. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

3. Rừng đặc dụng Đăk Uy.

Tham quan hệ sinh thái rừng, vườn lan, và tìm hiểu đời sống động vật hoang dã.

- Dù lượn tại khu vực núi Chư Tan Kra.

- Du lịch sinh thái;

- Du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, nghiên cứu khoa học; Dù lượn, leo núi…..

- Du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện;

- Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe;

- Vui chơi giải trí, tham quan, khám phá thiên nhiên;

- Du lịch cộng đồng, văn hóa, văn nghệ truyền thống;

- Giáo dục kỹ năng, giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên. . . .

Chụp ảnh, ăn uống, trải nghiệm hệ sinh thái rừng

Tham quan, ngắm phong cảnh, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của Thác và núi rừng

Tắm thác

Tham quan, ngắm phong cảnh, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của Thác và núi rừng xung quanh. Tắm suối

Hoạt động dã ngoại, cắm trại.

Đốt lửa trại. Dịch vụ ăn uống.

Các loại hình sản phẩm: Homestay, du lịch cộng đồng, thăm quan chiến trường xưa, về nguồn, tìm hiểu văn hóa, lịch sử

Các điểm di tích, lịch sử văn hóa

Tham quan nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của các đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh

Hóa trang với trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh và chụp ảnh lưu niệm

Mua sắm hàng lưu niệm của người dân địa phương

Du lịch cộng đồng các làng đồng bào dân tộc thiểu số

Tìm hiểu nét văn hóa, truyền thống của người địa phương

Xây dựng mô hình homestay, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động sản xuất của người địa phương

Trải nghiệm cuộc sống thực tế, Ẩm thực của người địa phương

Hàng lưu niệm và thưởng thức văn hóa ẩm thực của người dân địa phương

Du lịch tâm linh và văn hóa, lịch sử

Xây dựng cốt truyện về Chùa Khánh Lâm, Tượng Đức mẹ Măng Đen

Du lịch tâm linh gắn với du lịch tham quan phong cảnh, trải nghiệm.

- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng thuyết minh cho các hướng dẫn viên tại điểm.

- Thiết kế 1 số mẫu quà lưu niệm để bán cho khách du lịch.

Du lịch mua sắm

Các sản phẩm OCOP (Mỗi xã 1 sản phẩm của các địa phương trên địa bàn tỉnh)

Tham quan mô hình và thưởng thức các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

3.2. Xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm mới

Bảng 2: Tổng hợp định hướng phát triển loại hình sản phẩm mới

STT

SẢN PHẨM MỚI

PHÂN KỲ PHÁT TRIỂN

GIAI ĐOẠN 2024-2025

GIAI ĐOẠN 2026-2030

Khu vực 1: Đô thị trung tâm (Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối huyện Đắk Hà, Kon Rẫy và các huyện thành phố của tỉnh).

01

- Khu đi bộ - chợ đêm du lịch Kon Tum (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm về đêm).

- Tổ chức chương trình trình diễn ẩm thực và hình thành các không gian ẩm thực đặc trưng.

- Tổ chức các chương trình âm nhạc, nghệ thuật đường phố.

- Tham quan phố đi bộ.

- Thưởng thức ẩm thực, các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm hoạt động từ 18h đến 6h sáng hôm sau.

Khu đi bộ - chợ đêm du lịch Kon Tum (dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm về đêm).

02

Du lịch cộng đồng các làng đồng bào dân tộc thiểu số

- Xây dựng mô hình homestay, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa, sinh hoạt của người Ba Na.

- Trải nghiệm cuộc sống thực tế của người Ba Na.

- Hàng lưu niệm của người Ba Na.

- Thưởng thức văn hóa ẩm thực của người Ba Na.

Phát triển thành khu du lịch cộng đồng làng dân tộc Ba Na.

Khu vực 2: Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) kết nối các huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô.

01

Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y Công trình Quốc môn tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Tham quan cột mốc 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam,

Trở thành Trung tâm tổ chức các giải thể thao quốc gia/quốc tế tham quan cột mốc 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam

02

Du lịch bảo tồn: tham quan các dự án bảo tồn, tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng.

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

03

Tour du lịch giáo dục và nghiên cứu:

tổ chức các chương trình giáo dục và nghiên cứu về đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử dành cho học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu.

Các điểm du lịch sinh thái, các điểm di tích lịch sử, văn hóa

Khu vực 3: Trung tâm đô thị phía Đông (Thị trấn Măng Đen và Khu Du lịch Măng Đen)

01

Du lịch cộng đồng gắn với phát triển du lịch nông nghiệp

- Trải nghiệm nghỉ đêm tại các homestay.

- Tham quan các khu trồng cà chua, dâu tây.... áp dụng công nghệ cao.

- Tham quan, khám phá các hồ, rừng lân cận.

- Trao đổi giao lưu văn với người dân địa phương.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm.

Phát triển thành cụm DLCĐ

02

Khu du lịch Măng Đen

- Tham quan hệ sinh thái rừng, dã ngoại Trekking, xe đạp địa hình.

- Phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội, kết hợp tham quan phong cảnh theo mùa: Lễ hội Hoa anh đào.

- Tham quan xuyên rừng kết hợp với việc hái các loại rau rừng.

- Cắm trại, dã ngoại, lửa trại.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm.

- Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử.

- Tổ chức chương trình trình diễn ẩm thực và hình thành các không gian ẩm thực đặc trưng.

- Tổ chức lễ hội, liên hoan, hội thi ẩm thực kết hợp trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa ẩm thực đặc trưng của địa phương.

- Tổ chức hoạt động tham quan kết hợp trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, lịch sử gắn với đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Du lịch thể thao và giải trí: tổ chức các sự kiện thể thao như đua xe đạp, chạy road, chạy marathon, chạy trail qua rừng hoặc các giải đấu thể thao truyền thống của người dân tộc thiểu số.

- Hướng đến chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng từ 4 đến 5 sao.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các dịch vụ cao cấp gắn với cảnh quan tài nguyên núi, rừng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm quy mô cấp quốc gia, quốc tế.

Hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum được xây dựng dựa trên lợi thế, tiềm năng, định hướng xây dựng sản phẩm đặc thù, nhằm tạo sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh. Trong thời gian tới các sản phẩm du lịch đặc thù cần tập trung xây dựng và hoàn chỉnh là: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng gắn với phát triển du lịch nông nghiệp. Các sản phẩm này trước đây đã có, tuy nhiên chưa tập trung đầu tư trau chuốt sản phẩm gắn với liên kết tạo chuỗi giá trị và không chú trọng đến yêu cầu của khách du lịch để khách du lịch có thể trải nghiệm từng loại sản phẩm hoặc trong một tour có thể sử dụng lồng ghép các sản phẩm.

Đặc biệt, sản phẩm trọng điểm cần tập trung xây dựng là sản phẩm du lịch Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng hai sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào tiến độ triển khai của các dự án. Đây là các sản phẩm đột phá, song khi triển khai sẽ tạo động lực lớn trong việc thu hút khách du lịch.

Hai sản phẩm bổ trợ là du lịch mua sắm và du lịch văn hóa. Hai sản phẩm này có thể gắn vào bất kỳ tour nào, bổ trợ thêm, tăng chi tiêu khách du lịch khi đến với du lịch Kon Tum.

Bảng 3. Định hướng không gian, phát triển sản phẩm du lịch

STT

KHÔNG GIAN

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

01

Khu vực 1: Đô thị trung tâm

(Thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối huyện Đăk Hà, Kon Rẫy và các huyện thành phố của tỉnh).

- Cần xây dựng nhiều điểm vệ tinh đạt

chuẩn phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch, cần xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đầu tư và phát triển khu chợ đêm để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống cho khách du lịch về đêm.

02

Khu vực 2: Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y) kết nối các huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô.

- Cần xây dựng nhiều điểm vệ tinh đạt chuẩn phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch, cần xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Đầu tư và phát triển khu chợ đêm để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống cho khách du lịch về đêm.

03

Khu vực 3: Trung tâm đô thị phía Đông (Thị trấn Măng Đen và Khu du lịch Măng Đen).

- Đầu tư để phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, khám phá, cắm trại, leo núi, ẩm thực đặc trưng địa phương.....

- Tập trung đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng, phát triển khu vực chợ đêm để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống cho khách du lịch về đêm.

04

Khu vực 4: Khu vực Ngọc Linh (huyện Đăk Glei & huyện Tu Mơ Rông) và các khu vực (gồm huyện Ia H’Drai, huyện Sa Thầy, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô)

- Phát triển du lịch cộng đồng được xác định là điểm mạnh bên cạnh đó phát triển dược liệu gắn với du lịch là hướng đi đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với trục xoay là Rừng, Sâm Ngọc Linh, Dươc liệu gắn với du lịch sẽ mang lại sự hài lòng cho khách du lịch, phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch.

- Một số dịch vụ mới lạ phục vụ cho khách du lịch trải nghiệm, khám phá các giá trị văn hóa, lịch sử về vùng đất, con người nơi đây, như: Tham quan làng chày Sê San 4, Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, ......tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên khu du lịch sinh thái Ngọc Linh, thác Siu Puông xã Đăk Na, hồ thủy điện Đăk Psi, ruộng bậc thang xã Măng Ri, ... Du khách khi đến Tu Mơ Rông còn có nhiều trải nghiệm khác rất thú vị như: tham quan, du lịch cộng đồng thôn Lê Văng xã Đăk Na; tham quan vườn Sâm, vườn dược liệu; tìm hiểu về các di sản văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể lâu đời của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, ...


Bảng 4. Bảng tổng hợp các loại hình sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh

TT

ĐỊA PHƯƠNG

LOẠI  HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH

Du lịch sinh thái

Du lịch văn hóa- lịch sử

Du lịch MICE

Du lịch cộng đồng

Du lịch thể thao mạo hiểm

Du lịch Cara van

Du lịch canh nông

01

TP.Kon Tum

X

X

X

X

X

X

02

Huyện Kon Rẫy

X

X

X

03

Huyện Kon Plông

X

X

X

X

X

X

X

04

Huyện Đăk Hà

X

X

X

X

05

Huyện Đăk Tô

X

X

X

X

06

Huyện Tu Mơ Rông

X

X

X

X

X

X

07

Huyện Ngọc Hồi

X

X

X

X

X

08

Huyện Đăk Glei

X

X

X

X

X

X

09

Huyện Sa Thầy

X

X

X

X

X

X

10

Huyện Ia H’Drai

X

X

X

X

X

4. Định hướng một số tuyến du lịch đặc trưng

Trên cơ sở xác định tiềm năng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch chính của tỉnh giai đoạn 2024 - 2025 và định hướng 2030. Trên cơ sở đó, các công ty lữ hành sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm du lịch Kon Tum để kết nối trong hành trình của mình. Việc hình thành các tuyến này là cần thiết, trước đây các cơ sở hoạt động rời rạc, các cơ sở, điểm du lịch thiếu liên kết với nhau và chia sẻ lợi ích nên từ đó khách du lịch không có cơ hội trải nghiệm đầy đủ các sản phẩm du lịch của Kon Tum nên dễ nhàm chán.

Sau đây là đề xuất một số tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2024 đến năm 2025, cụ thể như sau:

* Các tuyến du lịch nội địa

- Tuyến Kon Tum City tour: Ngục Kon Tum – Nhà thờ Gỗ - Tòa Giám mục – Chùa Bác Ái – Làng Du lịch cộng đồng Kon K’Lor - Nhà rông cầu treo Kon K’Lor – Làng Du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu – Làng Du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri – Điểm du lịch A Biu.

- Tuyến Du lịch sinh thái Măng Đen: Kon Tum – Làng Kon Brăp Du – Hồ Đắk Ke – Tượng Đức Mẹ Măng Đen - Chùa Khánh Lâm – Thác Pa Sỹ - Điểm du lịch Hồ Đam Bri – Điểm du lịch Thiện Mỹ Farm – Điểm du lịch Êban Farm – Làng du lịch cộng đồng Kon Pring, Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo – Khu ứng dụng công nghệ cao (Rau, hoa xứ lạnh).

- Tuyến du lịch văn hóa – lịch sử - chiến trường xưa: Kon Tum – Điểm cao 601 – Rừng đặc dụng Đăk Uy – Tượng đài chiến thắng Đắk Tô – Tân cảnh – Cột mốc quốc giới Việt Nam – Lào – Campuchia – Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Tuyến du lịch sinh thái – văn hóa – lịch sử: Kon Tum – Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng - Di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049.

- Tuyến du lịch sinh thái – lịch sử: Thác Đắk Chè – Ngục Đăk Glei – Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

- Tuyến lên rừng – xuống biển: Kon Tum – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên.

- Tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên nối dài: Kon Tum – Gia Lai – Đắk Nông – Lâm Đồng – TP. Hồ Chí Minh.

* Các tuyến du lịch quốc tế

1. Tuyến du lịch Khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia: Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước (Việt Nam) – Kratie – Mondulkiri – Ratanakiri – Stungtreng (Campuchia) – Champasak – Attapeu - Se Kong – Salavan ( Lào).

2. Tuyến du lịch khám phá nước Lào: Kon Tum – Attapeu – Champasak - Savanakhet – Vientiane – Luongphabang.

3. Tuyến hành trình khám phá Đông-Tây: Kon Tum (Việt Nam) – Champasak (Lào) – Sisaket – Ubon Ratchathani (Thái Lan).

5. Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ việc đa dạng hóa, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

5.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật

- Tập trung tăng cường nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông đủ khả năng kết nối thuận lợi các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó, ưu tiên mở rộng, nâng cấp QL 24, ĐT 672; ĐT 675, ĐT 676, và các đường tỉnh lộ còn lại…,xây dựng một số tuyến đường của tỉnh phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.

- Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng và xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ du lịch lòng hồ như: hồ thủy điện Plei Krông, hồ thủy điện Ya Ly, thủy điện thượng Kon Tum. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao quy mô cấp vùng và cấp quốc gia.

- Xây dựng hệ thống viễn thông đáp ứng nhu cầu khách.

5.2. Cơ sở vật chất ngành du lịch

* Đối với các cơ sở lưu trú du lịch

- Tập trung chỉnh trang cơ sở vật chất để phục vụ chu đáo cho công tác tiếp đón khách du lịch đến với Kon Tum. Hằng năm, khuyến khích các cơ sở lưu trú nâng cấp chuẩn, hạng sao để tăng chất lượng dịch vụ (đối với các cơ sở vừa đạt chuẩn và đạt hạng 1 sao).

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống khách sạn; khuyến khích đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, homestay gắn với tour, tuyến trong cụm phát triển du lịch; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...). Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh của các cơ sở lưu trú.

- Đẩy mạnh phát triển khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với các hoạt động thể thao và vui chơi giải trí cao cấp tập trung tại khu vực thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông và huyện Ngọc Hồi; đồng thời, phát triển các loại hình khác bao gồm các cơ sở lưu trú theo mô hình homestay, các nhà nghỉ.

* Đối với hệ thống cơ sở ăn uống

- Định hướng đến 2030, khuyến khích hệ thống nhà hàng hiện có đầu tư, cải tạo nâng cao tiêu chuẩn, đủ điều kiện và chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Phát triển loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản địa phương.

- Tập trung phát triển hệ thống các cơ sở dịch v ụ ăn uống tại các khu, điểm du lịch; Hệ thống các cơ sở ăn uống, nhà hàng, khu ẩm thực, khu ăn uống ngoài trời; Hệ thống nhà hàng kết hợp nhà nghỉ homestay tại các điểm du lịch cộng đồng.

- Hỗ trợ công tác quảng bá sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn trên trang Web, Cổng Thông tin du lịch thông minh để khách du lịch dễ dàng tiếp cận khi muốn trải nghiệm.

* Đối với hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao

Đến 2025 và định hướng đến năm 2030 có thể tập trung vào các loại hình chính sau:

- Cần rà soát, bố trí, đầu tư xây dựng khu vực phố đi bộ, chợ đêm/phố ẩm thực... tại địa điểm hợp lý, có phương án khai thác khu vực có khung cảnh đẹp, các hoạt động về đêm; tạo khu vực sân chơi thu hút khách du lịch.

- Đầu tư nâng cấp chất lượng, quy mô phục vụ, các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao. Nâng cấp và mở rộng hệ thống các khu vui chơi giải trí trong các khu, điểm du lịch.

- Phát huy vai trò các chính sách đầu tư của tỉnh, phấn đấu mời gọi được 01 - 02 nhà đầu tư lớn xây dựng khu, điểm vui chơi, giải trí với diện tích và quy mô mang tầm cỡ khu vực để làm động lực phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hệ thống cửa hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương để quảng bá đến khách du lịch, giúp khách du lịch dễ tiếp cận khi có nhu cầu mua sản phẩm địa phương về làm quà tặng cho bạn bè, người thân.

6. Định hướng về thu hút thị trường và công tác tuyền truyền quảng bá cho việc phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

6.1. Công tác thu hút thị trường

- Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch Kon Tum tại những thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế với nhiều hình thức. Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường có nguồn khách lớn, chỉ tiêu cao để gia tăng lượng khách quốc tế đến Kon Tum.

- Tập trung xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh “Du lịch Kon Tum – Trải nghiệm Văn hóa, Khám phá thiên nhiên” để tạo điểm nhấn trong việc thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch trong thời gian tới.

- Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, Báo, Đài, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức các đoàn Farmtrip để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh. Chú trọng phát triển các tour liên kết với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khách đến tham quan Kon Tum.

- Tổ chức các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn. Duy trì và tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện, hội thảo để giới thiệu về du lịch Kon Tum. Nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao, các lễ hội trên địa bàn tỉnh để thu hút khách du lịch.

- Tập trung tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao.

- Hoạt động du lịch trong nước và quốc tế đang phát triển mạnh đây là xu thế tất yếu; do đó du lịch Kon Tum cần phải xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đúng và phù hợp để thu hút nguồn khách này. Cụ thể:

* Thị trường khách quốc tế: đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế trong khu vực ASEAN, thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các thị trường khách châu Âu, Úc, khu vực Đông Bắc Á, châu Mỹ, trong đó:

Thị trường Asean: Ngành du lịch các nước Asean đang tập trung đẩy mạnh du lịch nội vùng trong khối. Mục đích thương mại, thăm thân nhân, đầu tư, giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chi tiêu tương đối khá.

* Thị trường khách nội địa:

- Phát triển và giữ vững thị trường du lịch nội địa nhằm tăng nguồn thu. Khai thác tối đa thị trường khách du lịch trong tỉnh, khách từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Nam Trung Bộ.

- Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế thì ngân quỹ dành cho hoạt động thu hút thị trường cần phải được huy động từ nhiều nguồn, cụ thể:

+ Ngân sách hỗ trợ phát triển du lịch từ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu và hình ảnh của tỉnh Kon Tum.

+ Các doanh nghiệp thực hiện tuyên truyền quảng bá cho các sản phẩm du lịch của mình.

+ Xã hội hóa các nguồn lực khác trong việc tổ chức các sự kiện, lễ hội, hội nghị, hội thảo v.v… trong việc quảng cáo cho du lịch Kon Tum.

+ Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài tỉnh trong việc quảng bá sản phẩm, tổ chức các sự kiện lớn v.v…

6.2. Công tác tuyên truyền quảng bá

- Hàng năm, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tại địa phương bằng nhiều hình thức như: trên các phương tiện truyền thông (báo, đài), phương tiện trực quan (pa nô, khẩu hiệu, bảng chỉ dẫn, bộ ảnh du lịch Kon Tum, cẩm nang du lịch…).

- Đẩy mạnh phát triển marketing điện tử, đưa hình ảnh du lịch Kon Tum vào các tạp chí du lịch Việt Nam, quốc tế...

- Ứng dụng công nghệ 4.0 thiết kế các tour du lịch thực tế ảo. Tạo fanpage và instagram để quảng bá du lịch Kon Tum. Đẩy mạnh việc quảng cáo trên các trang mạng xã hội: Facebook, Twiter, Zalo.

-  Phát triển thương hiệu, tạo dựng được thương hiệu du lịch Kon Tum, đặc biệt chú trọng thương hiệu Du lịch Kon Tum “Trải nghiệm Văn hóa – Khám phá thiên nhiên” để quảng bá trong và ngoài nước. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và sản xuất các ấn phẩm để tuyên truyền, quảng bá về du lịch Kon Tum.

7. Định hướng đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030

7.1. Mục tiêu đầu tư

- Đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

- Xây dựng các dự án ưu tiên cho đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch làm cơ sở xây dựng, mời gọi đầu tư phát triển du lịch.

7.2. Quan điểm đầu tư

- Đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch phải đạt hiệu quả về kinh tế gắn với đảm bảo chính trị, văn hóa xã hội, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

- Đầu tư các loại hình, sản phẩm du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trong và ngoài nước.

- Huy động mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm tạo thương hiệu riêng về sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum.

7.3. Định hướng đầu tư

- Ưu tiên đầu tư các dự án vui chơi, giải trí cao cấp, khu phức hợp du lịch, các giải thi đấu thể thao, dự án p hát triển du lịch cộng đồng ở các khu vực thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông.

- Ưu tiên xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

- Đầu tư phát triển các điểm du lịch tại Khu du lịch Măng Đen, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Rừng Đặc dụng Đắk Uy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

PHẦN IV

CÁC GIẢI PHÁP ĐA DẠNG CÁC LOẠI HÌNH, SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Để việc hệ thống lại các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum mang tính khả thi cao, lấy định hướng làm căn cứ để đưa du lịch Kon Tum thành ngành kinh tế quan trọng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 thì phân tích SWOT chính là công cụ vừa hữu hiệu lại vô cùng đơn giản để thiết lập xây dựng và phát triển kế hoạch có từng giải pháp cụ thể để giải quyết được các vấn đề trọng tâm của du lịch Kon Tum một cách triệt để, cụ thể:

1. Giải pháp đa dạng hóa các loại hình , sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum

1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tham mưu cấp có thẩm quyền chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển loại hình du lịch thông qua các Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và các quy định có liên quan.

- Triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, tập trung xây dựng Kon Tum trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm cuộc sống về đêm của người dân và khách du lịch góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn, phát triển: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Rừng đặc dụng Đắk Uy, Khu du lịch Măng Đen phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên. Đơn giản hoá các thủ tục, vận dụng các chính sách ưu tiên để thu hút đầu tư theo mục tiêu quy hoạch đã đề ra.

- Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp huyện, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch trong hỗ trợ khách du lịch đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường du lịch.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành, tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.

- Chú trọng thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh để góp phần nâng cao và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

1.2. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

- Tập trung xác định sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh để đầu tư, phát triển. Việc khai thác sản phẩm du lịch không dừng lại chỉ ở dạng thô, không dựa vào sự ban tặng của thiên nhiên là chính, mà cần tập trung khai thác đầu tư bài bản để hình thành nên sản phẩm du lịch chủ lực tiêu biểu, bền vững như: Các làng văn hóa du lịch cộng đồng, những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng có nhiều giá trị văn hóa như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích Chư Tan Kra, Điểm cao 1015 (Đồi Charlei, Sạc Ly); Di tích Điểm cao 1049 (Delta); Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Di tích Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; Di tích Ngục Đăk Glei; các công trình kiến trúc tôn giáo Nhà thờ gỗ, Chùa Tổ Đình Bác Ái,…

- Khuyến khích cơ cấu, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử; Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn; Du lịch sinh thái tại huyện Kon Plông, vườn Quốc gia Chư Mom Ray huyện Sa Thầy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh,

huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; Rừng đặc dụng Đắk Uy. Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo du lịch của tỉnh để bảo tồn, giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa của tỉnh gắn với phát triển du lịch.

- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn, cạnh tranh trong khu vực và quốc tế tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Kon Tum trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, gồm:

+ Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí (golf, khinh khí cầu, dù lượn, chèo Sup, câu cá thể thao (sport fishing)).

+ Du lịch khám phá khu bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; Rừng đặc dụng Đắk Uy, Các làng văn hóa du lịch cộng đồng.

+ Du lịch MICE gồm: Meeting (hội họp), (hội nghị, hội thảo), Exhibition (triển lãm) phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội, văn hóa. Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao.

1.3. Giải pháp về đẩy mạnh quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn tỉnh.

- Đánh giá, kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng tâm, tránh trùng lắp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển.

1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tiến hành rà soát phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên, người lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn và dài hạn (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới), từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch theo quy định về tiêu chuẩn nghề ASEAN...

- Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề du lịch để đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng quản lý du lịch. Triển khai các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho lao động du lịch chất lượng cao làm việc tại tỉnh theo quy định, đặc biệt là người DTTS.

- Triển khai áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử với khách du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch, phổ biến chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh, vận dụng các cơ chế chính sách ưu đãi để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo theo quy định.

1.5. Giải pháp về cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch: Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; phát triển hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ khách du lịch (hạ tầng viễn thông, điện, nước, y tế, ngân hàng…).

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống vận chuyển khách du lịch chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, thân thiện với người tàn tật, phấn đấu xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

- Đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử; bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác an ninh an toàn cho khách du lịch.

1.6. Giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút khách du lịch quốc tế theo từng giai đoạn và phù hợp với từng thị trường trọng điểm; xây dựng hệ thống thông tin du lịch (website, bản đồ, chỉ dẫn, quầy thông tin du lịch, tờ rơi…) tiện ích, đa dạng thông tin, bằng những ngôn ngữ quốc tế chính; xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Kon Tum ra quốc tế (quảng cáo trên các kênh truyền hình - tạp chí du lịch nước ngoài, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn, quảng bá du lịch Kon Tum trong các sự kiện quốc tế…).

- Coi trọng thị trường khách du lịch nội địa, nghiên cứu phân khúc thị trường nội địa để có những hoạt động xúc tiến quảng bá phù hợp, hiệu quả; kết hợp xúc tiến tại các địa phương liên kết phát triển du lịch thu hút trao đổi khách du lịch; phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum từ đó xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp hấp dẫn khách du lịch nội địa; có những chính sách kích cầu đối với thị trường nội địa theo quy định.

- Chú trọng thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh để góp phần nâng cao và phát triển đa dạng các sản phẩm, loại hình du lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

- Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế…; tập trung xây dựng và phát triển môn dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030(12).

- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó tập trung mời gọi đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi - giải trí cao cấp.

- Ngành Du lịch tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ công nghệ thông tin và nền tảng internet, mạng xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch.

1.7. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch

- Tập trung cơ cấu lại, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo định hướng sau: 1- Du lịch văn hóa lịch sử; 2- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp du lịch MICE; 3- Du lịch nông nghiệp, sinh thái rừng; 4- Du lịch cộng đồng.

- Phát triển các tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù. Hình thành các tour, tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao gắn kết các loại hình dịch vụ du lịch với các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng, các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái rừng.

2. Đề xuất các kế hoạch đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Trong những năm qua, việc đa dạng cũng như phát triển sản phẩm du lịch của Kon Tum chủ yếu mới dừng lại ở việc khai thác các tài nguyên du lịch và những yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, của các điểm đến. Cho nên, sự tương đồng về sản phẩm là tình trạng chung của ngành du lịch. Vì vậy, thiếu tính đặc trưng, độc đáo hấp dẫn khách du lịch, việc đầu tư phát triển sản phẩm chưa rõ ràng, chưa thật sự có chiều sâu và gắn với định hướng thị trường, với thị hiếu của khách du lịch.

Trong xu hướng và bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xu hướng mới trong tiêu dùng du lịch và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng nên việc xây dựng kế hoạch đa dạng hóa, phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 vừa phải mang tính đột phá, vừa phải mang tính định hướng dài hạn, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch nhằm tạo dựng hình ảnh, sức cạnh tranh và vị thế mới cho du lịch Kon Tum. Vì vậy, cần xác định các dòng sản phẩm du lịch mà tỉnh Kon Tum ưu tiên phát triển trong thời gian tới theo từng giai đoạn như sau:

2.1. Đề xuất kế hoạch chung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch theo các giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch Kon Tum đa dạng, đặc sắc, đồng bộ, chất lượng cao là quá trình nâng cấp, hệ thống lại sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, phát huy tính đặc trưng của các vùng có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh, nhằm thu hút thêm nhiều thị trường khách du lịch và thu hút nhiều đầu tư vào du lịch của tỉnh.

CÔNG TÁC CẦN THỰC HIỆN

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

ĐẾN NĂM 2025

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Hình thành các chuỗi sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng và mang tính hệ thống. Từng bước định vị rõ nét hình ảnh các dòng sản phẩm du lịch Kon Tum, trong đó:

+ Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa sẽ là những sản phẩm thương hiệu, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và nội địa. Đến 2025, hoàn thành việc lập quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển các khu vực có tiềm năng phát triển sản phẩm thành khu du lịch.

+ Tập trung đầu tư phát triển Khu du lịch Măng Đen và Vườn Quốc gia Chư Mom Ray tạo điểm nhấn, làm nền tảng để phát triển sản phẩm du lịch cho các vùng du lịch của tỉnh.

+ Từng bước áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào đa dạng hóa sản phẩm sẽ tạo động lực và góp phần đổi mới ngành du lịch.

+ Đến năm 2025 hoàn thành thực hiện việc số hóa các cơ sở dữ liệu của sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch; hệ thống các nhà hàng, khách sạn; hệ thống giao thông… của toàn tỉnh sẽ giúp quản lý hoạt động du lịch, quản lý chất lượng sản phẩm một cách khoa học, dễ dàng và thuận tiện hơn.

X

X

X

X

Hoàn thiện phát triển đa dạng và định vị toàn bộ hệ thống các sản phẩm du lịch của tỉnh như sau:

+ Du lịch MICE gắn du lịch nghỉ dưỡng, và các hoạt động thi đấu thể thao, giải trí.

+ Du lịch sinh thái gắn với sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, khám phá, chinh phục thiên nhiên.

+ Sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu văn hóa lối sống, văn hóa ẩm thực, tìm hiểu di sản, cộng đồng, làng nghề, lễ hội.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch một cách toàn diện để đưa sản phẩm du lịch Kon Tum có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

+ Hoàn thành việc ứng dụng công nghệ vào quản lý phát triển đa dạng sản phẩm du lịch của tỉnh.

X

X

X

X

X


2.2. Đề xuất kế hoạch phát triển từng sản phẩm du lịch theo từng giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

2.2.1. Giai đoạn 2024 đến 2025

Dòng sản phẩm

Sản phẩm cụ thể

Địa bàn

Lộ trình

Thị trường chính

Sản phẩm Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử gắn với các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực, phong tục tập quán các địa phương

Sản phẩm Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử

TP.Kon Tum; huyện Kon Plông; huyện Sa Thầy; huyện Đăk Tô; huyện Ngọc Hồi; huyện Đăk Glei; cụ thể: Các di tích lịch sử Ngục Kon Tum; di tích Chư Tan Kra, di tích Điểm cao 1015 (Đồi Charlei, Sạc Ly) huyện Sa Thầy; di tích Điểm cao 1049 (Delta); di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh huyện Đăk Tô; di tích Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; di tích Ngục Đăk Glei, huyện Đăk Glei; các công trình kiến trúc tôn giáo Nhà thờ gỗ, Chùa Tổ Đình Bác Ái... Các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực, phong tục tập quán các địa phương.

2024 - 2025

Quốc tế: trong khu vực ASEAN và Châu Âu, Châu Úc, khu vực Đông Bắc Á, Châu Mỹ.

Nội địa: TP. HCM, Hà Nội, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử

Tiếp tục xây dựng, phát triển đa dạng các sản phẩm tìm hiểu lối sống du lịch cộng đồng, homestay, farmstay kết hợp với các món ẩm thực truyền thống, đặc trưng, đặc sản địa phương.

Toàn tỉnh Kon Tum

2025

Quốc tế: trong khu vực ASEAN và Châu Âu, Châu Úc, khu vực Đông Bắc Á, Châu Mỹ.

Nội địa: TP. HCM, Hà Nội, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Bảo tồn, phục hồi các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, xây dựng các chương trình tham quan, trải nghiệm, ẩm thực, mua sắm sản phẩm làng nghề làm quà tặng, hàng lưu niệm.

Toàn tỉnh Kon Tum

2024 - 2025

Sản phẩm du lịch sinh thái

Đẩy mạnh khai thác sản phẩm khám phá hệ sinh thái rừng mang tính tham quan, trải nghiệm: Tham quan trải nghiệm khu du lịch hoang dã tự nhiên Safari tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và các Khu bảo tồn thiên nhiên.

Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; Khu du lịch rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông; Khu du lịch Thác Siu Puông; Khu du lịch thác Tea Prông huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum

2024 - 2025

Quốc tế: trong khu vực ASEAN và Châu Âu, Châu Úc, khu vực Đông Bắc Á, Châu Mỹ.

Nội địa: TP. HCM, Hà Nội, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

2.2.2. Tầm nhìn đến 2030

Hoàn thiện phát triển đa dạng và định vị toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Kon Tum như sau:

Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở kế thừa, phát huy và hoàn chỉnh 05 sản phẩm du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020, gồm: (1) Du lịch sinh thái; (2) Du lịch văn hóa – lịch sử; (3) Du lịch nghỉ dưỡng; (4) Du lịch cộng đồng (Trải nghiệm khi hòa vào cuộc sống người bản địa); (5) Du lịch chuyên đề (Thể thao; hội thảo, hội nghị, ẩm thực, teambuilding… và phát triển một số sản phẩm du lịch mới) với hạ tầng dịch vụ đồng bộ, hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Kon Tum trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo; bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

PHẦN V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ ĐỀ ÁN

1. Tổng hợp các nhiệm vụ & tiến độ thực hiện (Phụ lục 2); Dự toán kinh phí một số hoạt động từ vốn ngân sách đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Phụ lục 3)

Các giai đoạn thực hiện của Đề án: chia thành 02 giai đoạn 2024-2025, 2026-2030.

 (Kèm bảng khái toán các nhiệm vụ theo Phụ lục 2 và Phụ lục 3)

2. Kinh phí thực hiện

- Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước: các đơn vị, địa phương căn cứ tiêu chuẩn, định mức, nhiệm vụ được giao tại Đề án, lập dự toán kinh phí thực hiện, đồng thời chủ động cân đối từ nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện theo quy định, trên tinh thần thiết thực, tiết kiệm tối đa, kết hợp nguồn xã hội hóa.

3. Tổ chức thực hiện và quản lý đề án

Về phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án như sau:

3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh

- Phê duyệt các dự án đầu tư và quy hoạch phát triển du lịch theo thẩm quyền.

- Ban hành các chủ trương phát triển du lịch, trên cơ sở tham mưu đề xuất của các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng nội dung, kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án đảm bảo theo đúng quy định; xây dựng và triển khai thí điểm mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch; đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chính sách phát triển du lịch theo quy định.

- Ban hành các kế hoạch và chương trình phát triển du lịch; thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Hằng năm, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực du lịch của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan rà soát, xác định các vị trí, khu vực có thể phát triển du lịch sinh thái gắn tài nguyên rừng để có kế hoạch triển khai thực hiện cho phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định có liên quan.

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

3.3. Các đơn vị, địa phương: Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Đề án; chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong quá trình thực hiện Đề án.

3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các loại dự án phát triển du lịch theo quy định của Luật Đầu tư; phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Sở, ban ngành, địa phương có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

- Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đã ban hành theo quy định (nếu có); Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án liên quan đến du lịch.

- Định kỳ, tổ chức rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới danh mục dự án thu hút đầu tư nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng để quảng bá, mời gọi đầu tư.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư phát triển để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh,... để bảo tồn, phát huy di tích và thu hút khách du lịch.

3.5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp hằng năm triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

3.6. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng danh mục các dự án giao thông quan trọng đối với hoạt động du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3.7. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực Ngành Công Thương liên quan đến hoạt động phát triển du lịch; hỗ trợ mời gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; phối hợp triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.

3.8. Sở Xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đảm bảo hài hòa và phù hợp với định hướng phát triển du lịch của địa phương; đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen.

3.9. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định hồ sơ thuê đất và giao đất, cho thuê đất theo quy định.

- Quản lý, thanh tra, kiểm tra các vấn đề đất đai, môi trường đối với các dự án du lịch, thẩm định hồ sơ môi trường đối với các dự án du lịch theo thẩm quyền nhằm thực hiện hiệu quả giải pháp bảo vệ tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch.

3.10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung liên quan thuộc Đề án; quan tâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn kết phát triển du lịch của tỉnh.

3.11. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và phương tiện truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nội dung, việc triển khai và kết quả thực hiện Đề án.

3.12. Hiệp hội du lịch tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền và chủ động đề xuất các giải pháp thu hút sự tham gia của các cơ sở du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Kon Tum thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3.13. Các Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô: Tăng cường công tác quản lý và khai thác rừng hiệu quả, đúng quy định; đồng thời căn cứ tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật có liên quan để hỗ trợ, phát triển du lịch trên địa bàn phụ trách.

3.14. Đề nghị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh: Tập trung khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch, kết nối các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.

3.15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn theo thẩm quyền.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số 3250/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch khác của tỉnh.

PHẦN PHỤ LỤC

Kết quả tổng hợp khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (theo bảng câu hỏi)

Phụ lục 1

NỘI DUNG KHẢO SÁT

Tỷ lệ (%)

1. Quý khách đến Kon Tum bằng phương tiện nào

□ Đi thông qua công ty du lịch

11.3

□ Đi bằng phương tiện công cộng

29.2

□ Đi bằng phương tiện cá nhân

48.2

□ Đi bằng phương tiện khác

11.3

2. Lần thứ mấy Quý khách đi du lịch đến Kon Tum

□ Lần thứ nhất

21.7

□ Lần thứ hai

31.8

□ Lần thứ ba

32.3

□ Trên ba lần

14.2

3. Lý do khiến Quý khách lựa chọn đi du lịch tại Kon Tum

□ Được bạn bè/người thân giới thiệu

44.3

□ Được nhân viên bán tour giới thiệu

22.6

□ Đọc thông tin trên báo chí, website

22.6

□ Lý do khác (xin ghi rõ):  đi công tác

35.5

□ Có nhiều hàng hóa, đặc sản hấp dẫn

20.6

□ Khoảng cách không quá xa, dễ tiếp cận

35.0

□ Chi phí thấp

45.5

4. Mục đích chính của Quý khách khi đến du lịch ở Kon Tum

□ Tham quan, nghiên cứu văn hóa

45.5

□ Du lịch sinh thái, mạo hiểm

47.5

□ Kinh doanh/đi công tác

6.8

□ Các mục đích khác (xin ghi rõ) :

12.0

□ Thăm người thân, bạn bè

2.5

□ Du lịch nghĩ dưỡng

33.4

□ Tôn giáo/hành hương

5.9

5. Quý khách đã đến những khu, điểm du lịch nào ở Kon Tum

□ Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen

65.1

□ Cầu treo Kon K’lor – Làng VH Kon K’tu

40.6

□ Di tích Ngục Kon Tum

26.4

□ Nhà thờ Gỗ

67.0

□ Toà giám mục Kon Tum

50.0

□ Ngã ba Đông Dương – của khẩu Bờ Y

19.8

□ Di tích Đắk Tô – Tân Cảnh

17.0

□ Nơi khác

1.9

□ Cảnh quan sông Đắk Bla

53.8

□ Hệ thống thác nước: Đắk Lung, Đắk Chờ

0.9

□ Di tích Chư Tan Kra – Sa Thầy

2.8

□ Đồi Charlie – Sa Thầy

1.5

□ Vườn quốc gia Chư Mom Ray

9.4

□ Cảnh quan đèo lò xo

15.1

□ Làng đồng bào dân tộc thiểu số thác Siu Puông, huyện Tu Mơ Rông

0.15

□ Thác Siu Puông, huyện Tu Mơ Rông

0.1

□Làng du lịch cộng đồng

45.0

6. Quý khách đã sử dụng sản phẩm du lịch nào sau đây của Kon Tum

□ Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa

17.9

□ Du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử

20.5

□ Du lịch MICE

15.0

□ Du lịch tâm linh (tham quan cơ sở tôn giáo..)

30.2

□ Du lịch lễ hội, làng nghề 

9.4

□ Du lịch mua sắm, ẩm thực 

8.5

□ Du lịch thăm thân 

18.7

□ Sản phẩm khác

1.9

□ Du lịch nghiên cứu sinh thái

32.6

□ Du lịch nghĩ dưỡng (Măng Đen)

38.9

□ Du lịch mạo hiểm (leo núi, vượt thác,..)

1.9

□ Du lịch vui chơi giải trí

8.5

□ Du lịch trang trại sinh thái nông nghiệp

17.9

7. Quý khách đánh giá như thế nào về các sản phẩm du lịch của Kon Tum

□ Sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo

43.5

□ Sản phẩm du lịch hấp dẫn nhưng tổ chức phục vụ còn kém

15.1

□ Bình thường, không có gì đặc biệt

22.6

□ Sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp

16.0

□ Nhận xét khác (xin ghi rõ)

2.8

8. Quý khách quan niệm như thế nào là sản phẩm du lịch đặc thù

□ Không nơi nào có (duy nhất)

6.6

□ Có tính hấp dẫn đặc biệt

50.9

□ Ý kiến khác (xin ghi rõ) :

0.9

□ Có khả năng cạnh tranh cao

34.9

□ Có chất lượng cao

27.4

9. Theo Quý khách, sản phẩm du lịch nào sau đây là đặc thù của Kon Tum

□ Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa các dân tộc bản địa

40.6

□ Du lịch MICE

0.0

□ Du lịch tâm linh (tham quan chùa,Nhà thờ ..)

23.6

□ Du lịch lễ hội, làng nghề

17.9

□ Du lịch mua sắm, ẩm thực 

8.5

□ Du lịch thăm thân

23.6

□ Sản phẩm khác

0.9

□ Du lịch tham quan, nghiên cứu các di tích văn hóa lịch sử                         

29.2

□ Du lịch nghiên cứu sinh thái

28.3

□ Du lịch nghĩ dưỡng (Măng Đen)

55.2

□ Du lịch mạo hiểm (leo núi, vượt thác,dù lượn...)

4.7

□ Du lịch vui chơi giải trí

4.7

□ Du lịch trang trại sinh thái nông nghiệp

21.7

10. Điều gì làm Quý khách hài lòng nhất khi đến du lịch tại Kon Tum

□ Giao thông, phương tiện vận chuyển tốt

35.8

□ Người dân thân thiện, mến khách  

35.8

□ Giá cả hợp lý

61.3

□ Nhiều điểm mua sắm và hàng hóa phong phú

9.5

□ Lý do khác (xin ghi rõ) :

15

□ Điểm du lịch hấp dẫn

22.6

□ Nhân viên phục vụ tốt

10.4

□ Vệ sinh môi trường tốt

16.0

□ An ninh tốt

21.7

11. Điều gì làm Quý khách không hài lòng khi đến du lịch tại Kon Tum

□ Bị gian lận khi mua hàng                                              

0.03

□ Vệ sinh môi trường, an ninh không tốt                       

2.8

□ Thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt

2.8

□ Bị làm phiền bởi người bán hàng rong, ăn xin, bán vé số

0.4

□ Giá cả các dịch vụ đắt đỏ

5.7

□Có ít sự lựa chọn khi đi mua sắm

76.4

□ Lý do khác (xin ghi rõ) : mọi thứ đều đơn điệu, ít dịch vụ vui chơi giải trí về đêm....................................................................................................................

12.8

12. Quý khách có dự định quay lại hay giới thiệu cho người thân/bạn bè/đồng nghiệp tại Kon Tum không

□ Có

75.4

□ Không

24.6

13. Quý khách dự định du lịch tại Kon Tum trong thời gian bao lâu?

□ Dưới 1 ngày

1.9

□ 1 – 2 ngày

50.9

□ 3 – 5 ngày

20.8

□ hơn 5 ngày

26.4

14. Trong thời gian ở lại Kon Tum, Quý khách ước tính sẽ chi tiêu hết khoảng bao nhiêu?

□ Dưới 1 triệu đồng

2.0

□ Từ 1 đến dưới 3 triệu đồng

65.4

□ Từ 3 triệu đến 5 triệu.

25.6

□ Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng

5.0

□ Từ 10 triệu đồng trở lên

2.0

15. Quý khách có đề nghị gì về sản phẩm du lịch mới, đặc thù của tỉnh Kon Tum

□ Phát triển du lịch sinh thái

65.4

□ DL kèm mua sắm sản phẩm du lịch địa phương.

25.5

□ Kon Tum có nhiều di tích lịch sử về chiến tranh bảo vệ tổ quốc và đa dạng trong văn hóa bản địa. Chỉ cần tập trung 2 điểm này và thiết kế các gói kết hợp tham quan di tích + nghỉ dưỡng+ vui chơi về đêm ( ăn uống, siêu thị để mua sắm, khu vui chơi lớn cho trẻ em và người lớn.....

15.5

□ Nên tập trung phát triển du lịch văn hóa các dân tộc ở tỉnh, tạo thêm lễ hội để thu hút du lịch trong các mùa thấp điểm.

25.6

□ Cần phải có quy hoạch rõ ràng cho các điểm du lịch

55.4

□ Cần khai thác sâu hơn về Măng Đen

65.5

□ Cần khai thác tối đa và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch tại các điểm như Măng Đen và giữ được hệ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với mô hình farm để tạo sản phẩm kết hợp nông nghiệp. Thêm các điểm vui chơi giải trí và mua sắm

55.5

□ Sản phẩm phong phú đa dạng hơn, nhiều nơi mua sắm giải trí và cần phát triển theo bản sắc riêng, tạo sân chơi thư giãn nhiều nơi, phong phú đa dạng hơn

35.5

□ Có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Khâu quảng bá, giới thiệu về đặc thù du lịch chưa mạnh

55.6

□ Có thêm nhiều mặt hàng lưu niệm, ẩm thực

60.5

BẢNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Phụ lục 2

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

2024

2025

2026-2030

Ghi chú

01

* Xây dựng các mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch và xây dựng chi tiết  nhằm chọn lựa vị trí thích hợp xây dựng sản phẩm chủ lực: 02 sản phẩm chủ lực; 01 mô hình trải nghiệm du lịch sinh thái rừng; 01 mô hình làng nghề; 01 mô hình du lịch cộng đồng.

X

X

X

01 mô hình/ năm

02

* Đẩy mạnh hợp tác liên kết vùng, Khảo sát các vùng phụ cận, xây dựng “Bộ chương trình tour”.

X

X

X

Thường xuyên

03

* Xây dựng chương trình tour/tuyến liên kết trong huyện và nội tỉnh và các tỉnh lân cận;  xây dựng bộ thuyết minh chuẩn cho các điểm tại mô hình mẫu

X

X

04

* Tổ chức các buổi tập huấn (Xây dựng mô hình, khai thác sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực….)

X

X

X

01-02 lớp tập huấn/năm

05

* Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm (thực hiện hàng năm).

X

X

X

Thường xuyên

06

* Tiếp tục hoàn thiện các mô hình mẫu tại các địa phương, bổ sung 01 số dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất.Xây dựng hệ thống các  tiêu chí và phân hạng về tiềm năng, giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch.

X

07

* Tiếp tục đầu tư hoàn thiện nhân rộng xây dựng các sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch.

X

08

*Tổng kết đề án

X

BẢNG KHÁI TOÁN CHUNG CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN Phụ lục 3

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Phân công thực hiện

Tổng kinh phí

Tổng kinh phí giai đoạn 2024-2025

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026-2030

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương, các sở ngành liên quan.

Vốn sự nghiệp cấp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp cấp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp cấp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệpcấp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp cấp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

Vốn sự nghiệp hàng năm và nguồn CTMTQG XDNT mới

I. Xây dựng mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch

5.300

650

750

3.900

01

Xây dựng các mô hình mẫu cho từng sản phẩm du lịch và xây dựng chi tiết nhằm chọn lựa vị trí thích hợp xây dựng sản phẩm chủ lực: 02 sản phẩm chủ lực; 01 mô hình trải nghiệm du lịch sinh thái rừng; 01 mô hình làng nghề; 01 mô hình du lịch cộng đồng.

150

150

750

02

Đẩy mạnh hợp tác liên kết vùng: Khảo sát các vùng phụ cận, xây dựng “Bộ chương trình tour”

100

100

500

03

Xây dựng chương trình tour/tuyến liên kết trong huyện và nội tỉnh và các tỉnh lân cận; xây dựng bộ thuyết minh chuẩn cho các điểm tại mô hình mẫu:

100

100

04

Tổ chức các buổi tập huấn (Xây dựng mô hình, khai thác sản phẩm du lịch, đào tạo nhân lực….)

150

150

750

05

Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm (thực hiện hàng năm).

150

150

750

06

Tiếp tục hoàn thiện các mô hình mẫu tại các địa phương, bổ sung 01 số dịch vụ, cải tạo cơ sở vật chất.Xây dựng hệ thống các tiêu chí và phân hạng về tiềm năng, giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch.

100

500

07

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện nhân rộng xây dựng các sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch.

500

08

Hội nghị tổng kết triển khai Đề án.

150

Tổng cộng kinh phí thực hiện giai đoạn 2024-2025, và 2026-2030

5.300

650

750

3.900

Năm tỷ ba trăm triệu đồng chẵn



[1] Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất tại cuộc họp giao ban ngày 19 tháng 8 năm 2024

[2] Theo Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(1) CT DL Sinh thái Miền cao; Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum; Công ty cổ phần Du lịch Cao Nguyên Xanh.

(2) Công ty TNHH MTV Du lịch Ngọc Linh Kon Tum; Công ty Cổ phần Nguyên Phúc Măng Đen; Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Việt Indochina.

(3) Theo niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2022.

(4) Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023.

(5) Riêng giai đoạn 2020-2021 giảm mạnh do ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19.

(6) Huyện Kon Plông: Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring (thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch Hồ Đam Bri (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch Thác Pa Sỹ (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch sinh thái Êban Farm (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Làng Du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngeo (xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum); Huyện Đăk Hà: Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum); Thành phố Kon Tum: Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Làng du lịch cộng đồng Kon K’lor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Điểm du lịch A Biu (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Làng Du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); Huyện Ngọc Hồi: Làng Du lịch cộng đồng Đắk Răng (xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum); Huyện Sa Thầy: Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

(7) Điểm du lịch Hồ Đăkke, hồ Đăk Pô Ne; Khu du lịch Thác Pa Sỹ; du lịch tâm linh Chùa Khánh Lâm; Khu ứng dụng công nghệ cao; du lịch tâm linh Khu vực Bức tượng Đức mẹ Măng Đen,…

[3] Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

(9) Quyết định số 2307/QĐ, ngày 30/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao công nhận Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei.

(10) Quyết định số 23/2006/QĐ-UBND ngày 20/6/2006 của UBND tỉnh về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh quản lý và Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 20-8-2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh Di tích lịch sử làng kháng chiến Xốp Dùi.

(11) Theo Điều 31.1 của Công ước Liên hiệp quốc có hiệu lực 26-4-2006; Tổng giám đốc UNESCO ký ngày 04-11-2008: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách Di văn hóa phi vật thể của Nhân loại.

(12) Theo Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 538/QĐ-UBND ngày 26/08/2024 phê duyệt Đề án phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


274

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.200.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!