Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 76/NQ-HĐND 2021 Đầu tư xây dựng phát triển vùng kinh tế động lực Kon Tum

Số hiệu: 76/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Dương Văn Trang
Ngày ban hành: 14/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 14 tháng 12 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỘNG LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phvề quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 217/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tnh về dự tho Nghị quyết thông qua Đề án phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 396/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo)

1. Quan điểm

- Huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng kinh tế động lực, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển các vùng, đa phương khác trên đa bàn tỉnh.

- Việc tập trung phát triển các vùng kinh tế động lực phải gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tng quát: Xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế, giữ vai trò nòng cốt, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Thành phố Kon Tum sớm được công nhận đô thị loại II, có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp-thương mại-dịch vụ và hạ tầng đô thị vào năm 2025; tiến đến đạt đô thị loại I và trở thành đô thị xanh, hiện đại, thông minh vào năm 2030.

- Huyện Kon Plông trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh vào năm 2025. Xây dựng Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành điểm du lịch đa dạng, phong phú về loại hình với thương hiệu riêng, hạ tầng hiện đại, chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2025; xây dựng trung tâm du lịch-hội nghị-nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia, đậm bản sắc văn hóa dân tộc và trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030.

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

3.1. Nhiệm vụ, giải pháp chung

a) Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và thị trường bất động sản

- Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, lập, thẩm định, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ giữa các quy hoạch trong vùng kinh tế động lực; rà soát, tích hợp một số quy hoạch ngành, chuyên ngành, quy hoạch đã được phê duyệt có liên quan vào Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và hoạt động của thị trường bất động sản. Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát sự phát triển theo quy hoạch, nhất là không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm về đất đai.

b) Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh và các địa phương vùng kinh tế động lực theo đúng định hướng Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, gắn cải cách thủ tục hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, tập trung vào các khâu đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm chi phí, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch các thủ tục liên quan đến đầu tư, thông tin về quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực thi nhiệm vụ; gắn với thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những trường hợp gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp.

- Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá hình ảnh địa phương và xúc tiến, kêu gọi đầu tư, nhất là tăng cường ứng dụng các công nghệ, nền tảng hiện đại trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư đã được phê duyệt sớm triển khai và đưa vào hoạt động. Rà soát, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, kiên quyết xử lý đối với dự án thực hiện chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện theo cam kết. Thực hiện tốt công tác rà soát, chuẩn bị quỹ đất sạch, xây dựng danh mục để làm cơ sở cung cấp thông tin, xúc tiến, kêu gọi đầu tư.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đô thị, các dự án thương mại-du lịch-dịch vụ, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu, nhất là các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính trong và ngoài nước. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế trong tỉnh, kết nối sản xuất trong tỉnh với mạng lưới chuỗi cung ứng trên cả nước và xuất khẩu.

c) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, bố trí từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu, đồng thời lập kế hoạch sử dụng đất, khai thác quỹ đất có hiệu quả tạo vốn đầu tư phát triển các vùng kinh tế động lực.

- Ưu tiên các nguồn lực từ ngân sách nhà nước (nguồn vốn của Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn vay ODA...) và đẩy mạnh xã hội hóa để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức phù hợp để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, thương mại, du lịch, hạ tầng phục vụ sản xuất cho vùng dự án nông nghiệp..., nhất là các dự án có sức lan tỏa rộng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế-xã hội trong vùng kinh tế động lực.

- Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên cho vay tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ...

d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế vùng gắn với liên kết các vùng kinh tế động lực

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế động lực theo định hướng khai thác lợi thế của từng vùng. Tăng cường liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế động lực, nhất là các lĩnh vực cùng thế mạnh như phát triển đô thị-dịch vụ-du lịch.

- Phát triển các vùng kinh tế động lực phải gắn với tạo sự lan tỏa và thúc đẩy phát triển các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Các địa phương khác xây dựng mối liên hệ trong chuỗi cung ứng "vùng nguyên liệu-vùng chế biến, sản xuất-vùng tiêu thụ" với 02 vùng kinh tế động lực và là các vệ tinh phát triển trong lĩnh vực thương mại-du lịch-dịch vụ. Xây dựng, phát triển thành phố Kon Tum là trung tâm thương mại, là cầu nối giữa các địa phương trong giao thương, kết nối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ; huyện Kon Plông là trung tâm du lịch, gắn kết các tour du lịch với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

đ) Cơ chế, chính sách hỗ trợ, liên kết

- Có cơ chế đặc thù trong phân cấp quản lý ngân sách giai đoạn 2022-2025 nhằm tạo điều kiện để các vùng kinh tế động lực phát triển. Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án tại các vùng kinh tế động lực, nhất là các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đô thị, thương mại-dịch vụ. Thực hiện đồng bộ, kết hợp các chính sách có liên quan để hỗ trợ, gắn kết các thành phần kinh tế trong chuỗi cung ứng, sản xuất.

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, gắn với cung cấp dịch vụ thí nghiệm, thử nghiệm các sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo lập thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.

e) Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng. Trong đó, gắn bảo vệ, phát triển rừng với bảo vệ mặt nước, nước ngầm, ổn định khí hậu, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước thải, rác thải, khí thải tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải độc hại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các vùng kinh tế động lực.

3.2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho tng vùng kinh tế động lực

a) Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum

- Phát triển thương mại-du lịch-dịch vụ, kinh tế đô thị: Tăng cường liên kết, hội nhập với các thành phố lớn của Khu vực Tây Nguyên và các vùng kinh tế khác trên cả nước; phát triển mạnh về quy mô, chất lượng và phong phú, đa dạng các loại hình thương mại-du lịch-dịch vụ; trong đó:

+ Về thương mại: Phát triển, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại như: Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện ích, kết hợp với việc duy trì, phát triển các chợ truyền thống. Thu hút các tập đoàn phân phối lớn đầu tư cơ sở kinh doanh trên địa bàn; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng điều kiện hợp tác, liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp thương mại trong nước và quốc tế để đưa hàng hóa ra thị trường.

+ Về du lịch: Tập trung thu hút đầu tư, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, gắn với tổ chức sự kiện thể thao, hội nghị, hội thảo (MICE), phát triển kinh tế đêm...

+ Về dịch vụ: Phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hệ thống tài chính, ngân hàng. Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng vận tải, kho bãi; phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, tạo thành mạng lưới logistics đồng bộ. Đẩy mạnh xã hội hóa và hình thành các cơ sở giáo dục chất lượng cao; phát triển bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp phát triển đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

- Phát triển các đô thị mới và đầu tư xây dựng mở rộng không gian đô thị thành phố Kon Tum: Quy hoạch, đầu tư theo hướng mở rộng không gian đô thị thành phố Kon Tum, lấy sông Đăk Bla làm trung tâm để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan, phát triển thương mại-dịch vụ-du lịch. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong nội thành, gắn với quy hoạch, chỉnh trang, bảo tồn một số làng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là bản sắc văn hóa, các nghề truyền thống để phát triển du lịch; đầu tư phát triển các khu đô thị mới theo mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, có bản sắc riêng, nhất là hai bên bờ sông Đăk Bla. Xây dựng xã Vinh Quang, xã Đăk Cấm trở thành phường thuộc thành phố Kon Tum. Phấn đấu để thành phố Kon Tum trở thành đô thị an toàn, thân thiện, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn.

- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Quy hoạch, bố trí, thiết kế các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp, hiện đại, thân thiện với môi trường. Tăng cường xã hội hóa đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp có liên kết về chuỗi cung ứng vào các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, sớm quy hoạch, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, gắn với thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

b) Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch:

+ Quy hoạch xây dựng thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đảm bảo tầm nhìn chiến lược dài hạn; trên cơ sở đó, rà soát các quy hoạch chi tiết cho phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, đảm bảo giữ vững đặc trưng về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng trên địa bàn.

+ Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm huyện và hạ tầng du lịch, các khu, điểm du lịch. Kết hợp nguồn vốn của Trung ương và nguồn vốn địa phương để đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ kết nối các tour, tuyến du lịch khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và các địa phương khác trên cả nước. Phát huy các lợi thế tự nhiên và truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để xây dựng hình ảnh và hình thành nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc của địa phương; thu hút các dự án du lịch quy mô lớn vào Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Mở rộng, phát triển các dịch vụ ăn uống, lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại phù hợp với thị hiếu của du khách; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Măng Đen mang tầm quốc gia và trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hàng đầu của khu vực Tây Nguyên, là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, dược liệu: Phát huy hiệu quả hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; chú trọng thu hút đầu tư phát triển vùng cây ăn quả, rau, hoa và một số cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện, xây dựng thương hiệu rau, hoa Măng Đen và mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. Phát triển vùng dược liệu tại các vùng có điều kiện gắn với chế biến.

- Hướng đến sự phát triển đồng bộ, cân bằng: Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã; xây dựng mối liên kết, hỗ trợ về kinh tế giữa các xã để vừa tận dụng điều kiện thuận lợi từ sự phát triển của thị trấn Măng Đen và vùng lân cận, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, chú trọng nhân rộng các mô hình du lịch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, trồng dược liệu, cà phê xứ lạnh; rà soát diện tích đất lâm nghiệp không có rừng để trồng lại rừng, gắn với bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kon Plông, đảm bảo môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch...

4. Nguồn lực thực hiện: Khoảng 77.025 tỷ đồng, gồm: nguồn ngân sách nhà nước khoảng 8.780 tỷ đồng (trong đó: nguồn cân đi ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư vùng kinh tế động lực là 300 tỷ đồng, gồm: thành phố Kon Tum: 194 tỷ đồng và huyện Kon Plông: 106 tỷ đồng); nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn khác khoảng 68.245 tỷ đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam t
nh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của t
nh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Kon Tum;
- Đài PT-TH t
nh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Dương Văn Trang

ĐỀ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỘNG LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum)

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Tỉnh Kon Tum, được xác định là một trong những vị trí đầu mối quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các Quốc lộ 40, 24, 14 qua tỉnh nối Khu kinh tế cửa khẩu này với đô thị tỉnh lỵ và Khu kinh tế Dung Quất cùng các cảng ở miền Trung và với các tỉnh khác. Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Mianma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây là một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại đông - tây ngắn nhất thông qua cửa khẩu Bờ Y.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Kon Tum lần thứ XIII đã chỉ rõ: “…khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, bảo đảm khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng kinh tế của từng địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa tỉnh Kon Tum thoát nghèo” và đề ra giải pháp quan trọng để thực hiện là: “Hình thành và phát huy vai trò của các vùng kinh tế động lực, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các địa bàn trong tỉnh, giữa các tỉnh với khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước”. Để cụ thể hóa giải pháp trên, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 02- NQ/TU, ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy khóa XIII "về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020", Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2007/NQ- HĐND ngày 27 tháng 03 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến 2010, có tính đến 2020, trong đó, xác định phạm vi các vùng kinh tế động lực gồm: Thị xã Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình và các Khu đô thị mới; Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với xây dựng, phát triển thị trấn Plei Kần đạt tiêu chuẩn loại IV; Trung tâm huyện Kon Plong gắn với Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng Măng Đen.

Qua 14 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII , các vùng kinh tế động lực đã hình thành, phát triển và có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Thành phố Kon Tum được tập trung đầu tư chỉnh trang; không gian đô thị được mở rộng theo hướng hiện đại, cơ bản đã đáp ứng các tiêu chí đô thị loại II; thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; huyện Kon Plông đã phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập thị trấn Măng Đen và tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu; Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đã được quy hoạch, phát triển, bước đầu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Với những thành tựu đã đạt được nêu trên, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định mục tiêu “… huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính... Đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”; đồng thời, đề ra giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên là “Rà soát xác định lại các vùng kinh tế động lực của tỉnh để tập trung nguồn lực đầu tư, tạo sự lan tỏa cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh nguồn tài lực, vật lực của tỉnh. Huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, chỉnh trang đô thị và phát triển đô thị mới”. Theo đó, tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021 về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất xác định thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông là vùng kinh tế động lực của tỉnh và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Đề án phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, làm cơ sở để triển khai thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương vùng kinh tế động lực để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

II. Các căn cứ xây dựng Đề án:

1. Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch xây dựng vùng Du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

2. Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

3. Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

4. Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

5. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Tỉnh ủy về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

6. Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

7. Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.

8. Nghị quyết số 70/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

9. Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương tỉnh Kon Tum.

10. Nghị quyết số 48/NQ-HĐNĐ ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

11. Chương trình 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

12. Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2021 Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

13. Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

14. Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

15. Báo cáo số 582-BC/TU ngày 25 tháng 8 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy khóa XIII “về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020”.

16. Kết luận số 212-KL/TU ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

17. Nghị quyết Đảng bộ thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông;

18. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông.

19. Báo cáo chuyên đề từng vùng kinh tế động lực và ý kiến tham gia của Ủy ban nhân dân các huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum, các Sở ban ngành liên quan.

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỘNG LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN 2010, CÓ TÍNH ĐẾN 2020(1)

I. CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Thực hiện Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020; phân công từng đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư, phát triển tại từng vùng kinh tế động lực, trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm có báo cáo, đánh giá kết quả. Các địa phương có vùng kinh tế động lực đã xây dựng chương trình, kế hoạch quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 02- NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND tỉnh đã đề ra(2).

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về quy hoạch và quản lý quy hoạch

- Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và các khu đô thị mới (gọi tắt là vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum)

Đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum đến năm 2030(3) và 72 đồ án các loại(4) (trong đó có 05 đồ án đã được cắm mốc(5), 67 đồ án chưa được cắm mốc quy hoạch(6)). Thường xuyên rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới một số quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tế(7), trong đó hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết xã Vinh Quang và xã Đăk Cấm để tiến tới thành lập phường mới. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Kon Tum đến năm 2030(8); phối hợp xây dựng Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum đạt đô thị loại II... Kết cấu hạ tầng đô thị được chỉnh trang, đầu tư nâng cấp, mở rộng, gắn với xây dựng các khu đô thị mới. Nhiều dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đã và đang triển khai thực hiện. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc; thành phố Kon Tum ngày càng khang trang(9).

- Vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi gắn với Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và thị trấn Plei Kần (gọi tắt là vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi)

Đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Ngọc Hồi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với lộ trình thành lập thị xã Ngọc Hồi; hiện nay thị trấn Plei Kần mở rộng đã được công nhận đô thị loại IV(10), đã thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Plei Kần và Quy hoạch chi tiết phía Bắc; 07 xã đã lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, 03 xã đã lập Đồ án quy hoạch trung tâm xã và đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thị trấn Plei Kần để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Công tác quản lý quy hoạch, chỉnh trang đô thị tại Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y đạt kết quả tích cực. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế được phê duyệt với qui mô 70.438 ha(11); Đã triển khai lập và hoàn thành 08 đồ án quy hoạch phân khu và 07 đồ án quy hoạch chi tiết của Khu kinh tế góp phần tạo điều kiện để thực hiện đầu tư phát triển Khu kinh tế. Tuy nhiên, đến nay một số chỉ tiêu theo Quy hoạch không khả thi, các chỉ tiêu cơ bản không còn phù hợp với một số quy hoạch khác. Do đó, để thuận lợi trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng... tránh chồng chéo giữa các quy hoạch của địa phương và quy hoạch Khu kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy mô Khu kinh tế giảm còn 16.000 ha (bao gồm xã Pờ Y, xã Đăk Kan (thôn 1, 3, 4), xã Đăk Xú (thôn Thung Nai) và thôn 7 -thị trấn Plei Kần), để tập trung nguồn lực đầu tư có trọng điểm(12).

- Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen (gọi tắt là vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông)

Đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kon Plông giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 4 tiểu vùng chính(13). Đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, 04 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000(14); các quy hoạch ngành, lĩnh vực được triển khai tích cực(15). Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về chủ trương lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung đô thị Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và đã được Chính phủ đồng ý và giao Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh (tại Văn bản số 793/TTg-CN ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông phối hợp các Sở ban ngành tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum theo thẩm quyền và trình tự, nội dung quy định pháp luật về quy hoạch đô thị(16).

2. Kết quả huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư

Từ năm 2007 đến 2020, đã huy động và bố trí vốn đầu tư phát triển cho các vùng kinh tế động lực hơn 24.430 tỷ đồng(17), cụ thể:

ĐVT: tỷ đồng

Phân theo nguồn vốn/ Phân theo địa bàn

Tổng số

Trong đó

Thành phố Kon Tum

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Kon Plông

Tổng cộng

24.430

11.132

4.372

8.927

Ngân sách địa phương (bao gồm NSTW và vốn TPCP)

8.811

4.207

2.702

1.902

Ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn

4.304

1.635

189

2.480

Vốn doanh nghiệp (bao gồm vốn tín dụng nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước)

11.315

5.289

1.480

4.546

3. Về cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến đầu tư

Công tác xúc tiến đầu tư vào các vùng kinh tế động lực được quan tâm tăng cường. Từ năm 2007-2020, các nhà đầu tư đã đăng ký hơn 213 dự án (chiếm tỷ lệ 50,7% toàn tỉnh) với tổng vốn khoảng 29.567 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 43,4% toàn tỉnh); trong đó: Huyện Ngọc Hồi và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 68 dự án đăng ký(18) với tổng vốn khoảng 2.730 tỷ đồng; thành phố Kon Tum có 75 dự án đăng ký với tổng vốn khoảng 6.766 tỷ đồng; huyện Kon Plông có 70 dự án đăng ký (đã bao gồm các dự án thủy điện) với tổng vốn khoảng 20.071 tỷ đồng. Hiện các nhà đầu tư tiếp tục khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư và triển khai các dự án quan trọng(19). Hằng năm đã bố trí vốn để triển khai thực hiện chủ trương hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng đối với một số khu vực thuộc vùng kinh tế động lực.

Công tác kiểm tra, rà soát việc triển khai của các dự án đã được cấp phép hoặc có chủ trương đầu tư được thực hiện thường xuyên để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hoặc chấm dứt hoạt động, tiến hành thu hồi đối với những dự án không triển khai thực hiện hoặc tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký(20).

4. Về công tác cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp

Thường xuyên rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, nhất là trên lĩnh vực công chức, công vụ và thủ tục hành chính; kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư; đảm bảo công khai, minh bạch, thông thoáng. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước cho chính quyền tại các vùng kinh tế động lực; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân và doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực giải tỏa, đền bù; duy trì, cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai thực hiện đồng bộ, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành VNPT-Ioffice tại tất cả các đơn vị, địa phương; triển khai thực hiện chữ ký số. Thực hiện sử dụng tin nhắn trong công tác chỉ đạo điều hành qua hệ thống tin nhắn. Ban hành và tổ chức thực hiện tốt Đề án nâng cao hiệu quả quản lý hành chính công (PAPI) tỉnh Kon Tum.

Thực hiện tốt quy chế làm việc và quy chế phối hợp giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương, cơ sở, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao, góp phần tăng thêm hiệu quả điều hành, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn; quan tâm phát huy tinh thần trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn với việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và kế hoạch thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; đã sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp huyện vùng kinh tế động lực theo quy định. Đã tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo về lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nước sạch-vệ sinh môi trường và truyền thông nhằm năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở các vùng kinh tế động lực.

5. Về thực hiện các cơ chế, chính sách

a. Về phát triển các loại thị trường

- Lĩnh vực bất động sản: Việc thu hút và huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo lập thị trường bất động sản tại các vùng kinh tế động lực được quan tâm thực hiện. Đã triển khai các dự án chỉnh trang đô thị kết hợp khai thác quỹ đất, đồng thời quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hình thành các khu đô thị mới(21). Hiện các dự án trong lĩnh vực đô thị - thương mại - du lịch đã và đang được triển khai tại thành phố Kon Tum, thị trấn Plei Kần được công nhận là đô thị loại IV (hiện đang mở rộng để tiến tới thành lập thị xã Ngọc Hồi) và thị trấn Măng Đen được thành lập đã thúc đẩy thị trường bất động sản tại các vùng kinh tế động lực trở nên sôi động và dần trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Tây Nguyên.

- Lĩnh vực về vốn: Hiện trên địa bàn các vùng kinh tế động lực đã có chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại(22) và Ngân hàng chính sách xã hội... Các ngân hàng thực hiện huy động và cho vay có hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu tín dụng cho tổ chức và Nhân dân trên địa bàn.

- Lĩnh vực khoa học công nghệ: Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống được quan tâm thực hiện và phát huy hiệu quả; đã có 155 đề tài, dự án nghiên cứu triển khai và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ cấp tỉnh(23). Giai đoạn 2007-2020 đã hỗ trợ thực hiện 65 đề án khuyến công (gồm 57 đề án khuyến công địa phương và 08 đề án khuyến công quốc gia) tại các vùng kinh tế động lực(24) với số vốn là 5.618 triệu đồng (từ nguồn kinh phí của Đề án khuyến công địa phương là 4.636 triệu đồng và từ nguồn kinh phí của Đề án khuyến công quốc gia là 982 triệu đồng).

- Lĩnh vực lao động: Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, từ năm 2007-2020 thông qua các chương trình việc làm đã tạo việc làm mới cho 69.898 lao động/toàn tỉnh, tại 3 vùng kinh tế động lực đã giải quyết việc làm mới cho 20.629 người(25), chiếm 29,5% so với toàn tỉnh.

b. Về kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách

Đã triển khai các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; triển khai Luật đầu tư và các Thông tư, Nghị định của Trung ương về thu thuế đất, thuế mặt nước cho các doanh nghiệp, hộ cá nhân sản xuất trên các địa bàn; tập trung chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y(26). Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn thuộc Dự án Giảm nghèo tại địa bàn vùng động lực huyện Ngọc Hồi và huyện Kon Plông. Triển khai quyết liệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung chỉ đạo, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư. Tăng cường các chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp trên địa bàn.

6. Về phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn các vùng kinh tế động lực tiếp tục được quan tâm. Thường xuyên rà soát nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn để thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề. Đã tranh thủ nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và dành một phần ngân sách địa phương phục vụ công tác đào tạo cán bộ cơ sở và dạy nghề cho nông dân. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho con em là đồng bào dân tộc thiểu số theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề thông qua chương trình cử tuyển, cấp học bổng...

7. Kết quả phát triển 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh

7.1. Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum

7.1.1. Phát triển kinh tế đô thị

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng nhóm ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng dần và tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm - thủy sản giảm dần, cụ thể:

- Công nghiệp - xây dựng: Có khoảng 110 doanh nghiệp (tăng 36% so với năm 2007) và 2.181 cơ sở sản xuất cá thể (tăng 3,4% so với năm 2007) hoạt động trong ngành công nghiệp - xây dựng trên địa bàn. Khu công nghiệp Hòa Bình, Khu công nghiệp Sao Mai đang được đầu tư, phát triển theo quy hoạch (do Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh quản lý); thành phố đang tiếp tục đầu tư xây dựng 3 Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích là 124,9 ha(27).

- Thương mại - Dịch vụ: Có khoảng 530 doanh nghiệp (tăng 30,2% so với năm 2007) và 10.876 cơ sở kinh doanh cá thể (tăng 51,7% so với năm 2007) hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn và các hoạt động thương mại ngày càng phát triển với sự tham gia của các thành phần kinh tế; mạng lưới phân phối rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với các phương thức kinh doanh linh hoạt đã góp phần bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp(28).

- Phát triển du lịch: Đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có bước phát triển về số lượng và chất lượng(29). Ngoài các điểm du lịch hiện có, thành phố đã triển khai thực hiện Đề án xây dựng làng du lịch cộng đồng KonKơTu, xã Đăk Rơ Wa; kêu gọi, thu hút đầu tư vào các dự án du lịch như: Dự án Làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa Kon Klor; Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng phía Nam sông Đăk Bla...

- Nông - lâm - thủy sản: Nông nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã có sự chuyển đổi rõ nét; chất lượng nông sản ngày càng được nâng lên; các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến đã hình thành và được củng cố. Việc dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng cánh đồng lớn, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chú trọng triển khai. Đã rà soát, xác định các vùng sản xuất cánh đồng lớn đối với các sản phẩm có lợi thế của thành phố để triển khai thực hiện(30); UBND thành phố đang lập dự án để kêu gọi đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Kon Tum. Đã có sản phẩm rau an toàn được đăng ký nhãn hiệu, nguồn gốc, xuất xứ(31) và 06 cửa hàng bán rau an toàn theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm(32), ngoài ra còn có sản phẩm trái cây VietGAP của Hợp tác xã Thần Nông, tinh bột nghệ An Bình, tinh bột nghệ Phúc Ngân, sản phẩm đường của Công ty cổ phần đường Kon Tum, sản phẩm dược liệu của Công ty TNHH Thái Hòa được thị trường đón nhận; Chương trình OCOP năm 2020 được triển khai tích cực(33).

7.1.2. Đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển các đô thị mới và mở rộng thành phố

Các công trình quan trọng đã được triển khai đầu tư, góp phần hoàn thiện dần kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố(34). Trong đó, hệ thống giao thông đã được đầu tư tương đối đồng bộ, gắn kết với các vùng, khu vực lân cận đáp ứng nhu cầu giao lưu, thúc đẩy phát triển về thương mại, du lịch, dịch vụ. Hệ thống thoát nước(35), hệ thống cây xanh(36), hệ thống chiếu sáng công lộ dần được hoàn thiện. Hệ thống lưới điện quốc gia và hệ thống điện chiếu sáng công lộ các tuyến đường chính khu vực trung tâm xã đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đảm bảo lưu thông thông suốt từ trung tâm thành phố đến tất cả các thôn, làng trong cả 2 mùa. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Bê tông hóa các đường hẻm nội thành, các đường nội thôn trên địa bàn thành phố Kon Tum, giai đoạn 2011-2015 (kéo dài đến năm 2016)(37) và Chương trình “Hỗ trợ nguyên vật liệu để thực hiện bê tông hóa một số tuyến đường tại các phường trên địa bàn thành phố Kon Tum, giai đoạn 2017-2020”(38).

Đã quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hình thành các khu đô thị mới(39); triển khai các dự án thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội; xây dựng Đề án sắp xếp, xây dựng Trụ sở làm việc các cơ quan thành phố gắn với phát triển đô thị phía Bắc phường Duy Tân. Đã lập các thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo quy định làm cơ sở để triển khai thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị kết hợp khai thác quỹ đất(40); tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển các khu trung tâm thương mại dịch vụ, khu đô thị mới(41). Cơ sở vật chất giáo dục(42), y tế(43), văn hóa(44) tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa.

7.1.3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải tạo vườn tạp

Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi rõ nét, diện tích gieo trồng cây hằng năm có hiệu quả thấp đã được chuyển đổi sang trồng các loại cây hàng hoá có giá trị kinh tế hơn(45); sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào sản xuất hàng hóa, chất lượng nông sản ngày càng được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu thị trường nhờ sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất(46). Tiếp tục củng cố và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, mía, sắn,… đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung ở một số phường nội thành và các xã vùng ven(47). Đã xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có một số hộ dân đã đầu tư ứng dụng một phần công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp(48). Chuyển đổi mạnh từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp với việc lựa chọn con giống mới chất lượng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong chăn nuôi; đã có 26 cơ sở chăn nuôi theo quy mô trang trại, trong đó có 07 trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ cao đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, đã thu hút đầu tư 02 dự án chăn nuôi công nghệ cao(49).

7.1.4. Phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội

Đã thực hiện quy hoạch, xây dựng, nâng cấp và đẩy mạnh thu hút đầu tư siêu thị, các trung tâm thương mại. Các làng nghề thủ công truyền thống (như đan lát, dệt thổ cẩm, đan mây tre, hàng lưu niệm, sản xuất rượu cần…) được khôi phục, phát triển gắn với mục tiêu phát triển du lịch(50) và thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng (thành lập trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Y dược cổ truyền và Bệnh viện Phục hồi chức năng) được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum, Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, Trường Trung cấp Y tế Kon Tum và Trường Trung cấp Nghề Kon Tum. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum qua 13 năm hoạt động đã từng bước đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

7.1.5. Phát triển các khu công nghiệp

- Khu công nghiệp Hòa Bình:

+ Giai đoạn 1 (diện tích 59,22 ha) đã được đầu tư hoàn thiện khu xử lý nước thải tập trung và đăng ký đầu tư hết diện tích đất công nghiệp cho thuê với 37 dự án đầu tư (51), tổng vốn đăng ký trên 657,4 tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.192 lao động.

+ Đã dừng thực hiện Khu công nghiệp Hòa Bình giai đoạn I (diện tích 70 ha) tại vị trí đã quy hoạch tại phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum: Thủ tướng Chính phủ đã điều chỉnh đưa khu công nghiệp ra khỏi Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam(52). Ban quản lý Khu kinh tế đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao quỹ đất để thực hiện chủ trương thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh(53).

- Khu công nghiệp Sao Mai: Đang triển khai Dự án Chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai (diện tích 212,6 ha; trong đó: Khu công nghiệp Sao Mai là 150 ha và khu đô thị là 62,6 ha), đã hoàn thành đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải tập trung (giai đoạn 1); xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư, đã có một số nhà đầu tư nghiên cứu, đăng ký đầu tư nhóm ngành chế biến dược liệu, thực phẩm vào Khu công nghiệp này.

- Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Đã và đang triển khai thực hiện góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhu nhập cho người lao động, cụ thể:

+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề H'Nor: Có quy mô diện tích: 18,3ha, với tổng mức đầu tư dự kiến là 71,609 tỷ đồng với các ngành nghề chủ yếu như gia công sắt, nhôm, đá Granit, mộc... Hiện nay đã thực hiện đầu tư các hạng mục san dọn mặt bằng, hệ thống cấp nước, hệ thống điện chiếu sáng, điện sản xuất, kè chống sạt lở suối H'Nor và một số tuyến đường giao thông nội bộ với kinh phí đã đầu tư khoảng 20,855 tỷ đồng (hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư xây dựng). Đến nay, diện tích đất đi vào hoạt động khoảng 70.103m2, có 232 cơ sở hoạt động sản xuất tại Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề H’nor, tỷ lệ lấp đầy khoảng 94%. Số lao động phổ thông hiện đang làm việc khoảng hơn 1.000 người.

+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thanh Trung: Có diện tích khoảng 70,285ha; ngành nghề chủ yếu là sản xuất gạch, ngói, gốm, sứ.... Nhà nước chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hiện mới chỉ đầu tư xây dựng được 01 đường trục chính tuyến N1, còn các hạng mục khác chưa được đầu tư xây dựng (đường giao thông nội bộ và hệ thống xử lý nước thải). Diện tích đất đi vào hoạt động khoảng 21,9ha; trong đó: 03 công ty, 01 nhà máy sản xuất gạch tuynel và 36 hộ sản xuất gạch thủ công; tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Số lao động phổ thông hiện đang làm việc khoảng hơn 300 người.

+ Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thanh Trung II, phường Ngô Mây: Diện tích quy hoạch là 38,3ha. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 502/UBND-HTKT ngày 24 tháng 2 năm 2020 điều chỉnh Cụm công nghiệp-TTCN Thanh Trung II, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum ra khỏi Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gạch ngói Hòa Bình: Có quy mô diện tích khoảng 70ha, trong đó định hướng bố trí ngành nghề sản xuất gạch tuynel, gạch không nung, gạch trang trí, gói cao cấp… Hạ tầng chưa được đầu tư hoàn thiện, tỷ lệ đầu tư hạ tầng còn thấp so với quy hoạch được phê duyệt; hiện mới triển khai một số hạng mục như đo đạc lập bản đồ quy hoạch, xây dựng một số công trình đường giao thông với tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện là 6,837 tỷ đồng. Đến nay diện tích đất đi vào hoạt động khoảng 18,96ha; trong đó: 02 công ty sản xuất gạch tuynel và 70 hộ sản xuất gạch thủ công; 02 công ty sản xuất phân vi sinh (đang xây dựng nhà xưởng sản xuất), tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Số lao động phổ thông hiện đang làm việc khoảng hơn 400 người.

7.2. Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn vừa qua luôn ổn định và duy trì ở mức cao (trên 20%); chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của huyện để phát triển. Các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực được tập trung phát triển. Nông nghiệp công nghệ cao chú trọng phát triển, bước đầu đã hình thành vùng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến các sản phẩm dược liệu, rau hoa quả xứ lạnh... Vùng du lịch sinh thái Măng Đen được quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch, hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư, dịch vụ và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, hình ảnh Măng Đen ngày càng được nhiều người biết đến, lượng khách và doanh thu về du lịch tăng dần qua từng năm.

- Kết cấu hạ tầng trung tâm huyện và hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư, từng bước đồng bộ: Các tuyến đường giao thông huyết mạch kết nối, giao thông đến các điểm khu du lịch, giao thông nội vùng trung tâm huyện được tăng cường đầu tư, nâng cấp(54). Dự án cấp nước sinh hoạt trung tâm hành chính huyện đã được đầu tư hai giai đoạn, công suất phục vụ 4.000m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp nước cho nhân dân trên địa bàn trung tâm huyện, đồng thời thực hiện đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất rau, hoa, quả xứ lạnh với tổng mức đầu tư 14,5 tỷ đồng, hệ thống cấp nước tưới khu rau hoa quả xứ lạnh với tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng đảm bảo cấp nước sản xuất cho 176 ha. Lưới điện khu Trung tâm hành chính huyện được đầu tư hoàn thiện, kéo điện đến tất cả các khu, điểm du lịch, vùng trồng rau hoa xứ lạnh, đồng thời phối hợp các ngành thực hiện đầu tư các dự án điện nông thôn(55). Hệ thống điện công lộ, điện chiếu sáng được đầu tư hoàn chỉnh tại các trục đường chính.

- Phát triển rau và hoa xứ lạnh: Vùng dự án rau hoa xứ lạnh đã đầu tư được một số hạ tầng thiết yếu(56). Đã có 50 dự án đăng ký và thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.149 tỷ đồng, diện tích đăng ký triển khai thực hiện là 1.405,2ha. Trong những năm gần đây đã thu hút được 05 dự án lớn đang được triển khai(57). Đã sản xuất và cung ứng ra thị trường một số loại rau, củ, quả... (như: cà chua bi, xà lách, rau cải các loại, bắp cải, rau rừng, rau dền, rau gia vị các loại, dâu tây, bí Nhật, dưa leo, cà rốt, khoai tây, khoai lang Nhật…), diện tích khoảng 250ha; các loại hoa (như: Ly ly, Lay ơn, Địa lan, Hoa cúc các loại, Hoa Vạn thọ, Thu hải đường...) diện tích khoảng 0,5ha; các loại quả (như: Bơ Booth, Bưởi da xanh, Cam sành, Cam xoàng, Ổi, Mít, Hồng giòn, Chanh Úc không hạt, nhãn, vải…) diện tích khoảng 575ha. Đồng thời, phối hợp với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển khai Đề tài phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường như: Hoa xứ lạnh (hoa ly ly, lan hồ điệp), rượu sim, cá tầm Măng Đen. Thực hiện thiết kế logo và đăng ký thương hiệu, nhãn mác, xuất xứ cho các sản phẩm đặc trưng của Măng Đen, đưa sản phẩm tham gia các hội chợ, hội thảo nhằm quảng bá sản phẩm và thu hút đầu tư.

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đã thành lập Khu nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen với quy mô là 170 ha để triển khai thu hút và phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Triển khai tốt chủ trương dồn đổi tích tụ đất nông nghiệp để xây dựng “Cánh đồng lớn” phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đến nay đã khoanh vùng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 215,48ha (xã Măng Bút 128,2ha, xã Hiếu 36,7ha, xã Ngọc Tem 8ha, xã Đăk Tăng 42,58 ha). Hiện trên địa bàn huyện có 01 Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, 01 Nhà máy chế biến Rượu Sim và nước giải khát dược liệu và 02 cơ sở Vườn ươm cây giống, 22 sản phẩm trên địa bàn huyện đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy Chứng nhận nhãn hiệu(58) và 11 sản phẩm hiện đang tiếp tục đề nghị để được cấp giấy chứng nhận(59).

- Phát triển một số sản phẩm và dịch vụ du lịch chủ yếu: Hoàn thành công tác đầu tư, tôn tạo, bảo tồn, phát triển các làng văn hóa và đưa vào sử dụng các điểm như: Làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng - xã Măng Cành; tiếp tục đầu tư làng văn hóa KonPring- xã Đăk Long, thôn ViOlak xã Pờ Ê, phục dựng và duy trì các lễ hội truyền thống, tạo điểm du lịch phục vụ du khách ngày càng phong phú và đa dạng. Thu hút đầu tư, triển khai các dự án và khai thác có hiệu quả một số địa điểm, sản phẩm, dịch vụ du lịch đã hình thành như: Khu du lịch hồ và thác Đăk Ke; khu du lịch sinh thái Hoàng Vũ Măng Đen; Khu du lịch sinh thái Đam Ri; khu du lịch thác Pa Sỹ; du lịch tâm linh khu vực Tượng đức mẹ, chùa Khánh Lâm...; Nhiều nhà hàng, khách sạn, homestay đã và đang được xây dựng với quy mô 230 phòng, đảm bảo chỗ nghĩ cho khoảng 500 khách du lịch đến địa bàn/ngày, cơ sở vật chất từng bước nâng cấp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lưu trú khi tổng lượt du khách đến với khu du lịch Măng Đen ngày càng tăng qua các năm(60). Đã thực hiện việc giao đất giao rừng cho 24 cộng đồng thôn, làng đồng bào DTTS với diện tích khoảng 5.661 ha, để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng gắn với sản xuất nông nghiệp sinh thái và văn hóa truyền thống các dân tộc; quản lý bảo vệ tài nguyên rừng gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Măng Đen, sản xuất nông nghiệp sinh thái rừng, rẫy ruộng gắn với xây dựng cánh đồng di sản (các loại cây nông nghiệp bản địa)… từ những mô hình này góp phần hình thành ý tưởng du lịch cộng đồng trong nhân dân, khuyến khích các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở địa phương về lâu dài.

7.3. Vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi

Tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Ngọc Hồi luôn duy trì ở mức khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang xanh-sạch-đẹp; công tác huy động vốn bước đầu đã có kết quả tích cực, nhất là huy động nguồn xã hội hóa. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng, đến nay đã có 5/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới; chất lượng nguồn nhân lực từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm; đời sống Nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội thị trấn Plei Kần. Đến nay, khu vực nội thị thị trấn đã được đầu tư đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương. Năm 2015, thị trấn thị trấn Plei Kần mở rộng đạt chuẩn đô thị loại IV, hiện tiếp tục thực hiện Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi. Đã tăng cường huy động, bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Trường học, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, khu kiểm soát cửa khẩu. Đồng thời đã huy động nguồn vốn ngoài ngân sách từ doanh nghiệp và người dân để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: Dự án nhà máy nước, hệ thống khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, trường học, sân thể thao, khu vui chơi thanh thiếu nhi, đường giao thông nông thôn…

Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện và bước đầu có kết quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thủ tục hành chính, quỹ đất sạch và các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư… Từ năm 2007 đến nay, đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều dự án(61) tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn; hiện có một số nhà đầu tư tiếp tục đến và tìm hiểu cơ hội để thực hiện đầu tư một số dự án(62) trên địa bàn huyện.

Công tác sắp xếp các điểm dân cư và ổn định đời sống Nhân dân luôn được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện(63); đã tổ chức quy hoạch và hình thành các khu dân cư, cụm dân cư mới ở các xã và tổ chức giao đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất để dần sắp xếp và hình thành các điểm dân cư theo quy hoạch(64).

* Việc triển khai Nghị quyết tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y:

Đã kiện toàn, củng cố cơ quan quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế. Từ năm 2010 đến nay đã thu hút được 69 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 1.454 tỷ đồng(65), vốn thực hiện 584,259 tỷ đồng với diện tích 1.282.535 m2, đã mang lại một số hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hơn 1.281 lao động tại chỗ.

- Đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường nội bộ Khu kinh tế, hệ thống lưới điện, cấp nước sinh hoạt, viễn thông, đường NT18, đường N5, đường D1, D4, D7, D8, D9, D24, đường trục chính Khu I, đường trục chính khu III... Hình thành trung tâm dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu.

Để phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng tại khu vực cửa khẩu, Chính phủ đã thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường cao tốc Bờ Y - Ngọc Hồi - Plei Ku(66), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021, trong đó: Đoạn Ngọc Hồi (Kon Tum) - Plei Ku (Gia Lai) dài khoảng 90km, quy hoạch 6 làn xe dự kiến đầu tư trước 2030 và đoạn Bờ Y - Ngọc Hồi quy hoạch 4 làn xe dự kiến đầu tư sau 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan(67) và đang thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án đầu tư tuyến đường cao tốc Bờ Y - Ngọc Hồi - Plei Ku theo quy định.

Các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y ngày càng phát triển. Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y giai đoạn 2007-2020 đạt được những kết quả quan trọng, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước(68). Năm 2019, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 217,2 triệu USD, tăng 816,9% so với năm 2007; số hành khách xuất nhập cảnh đạt 268.470 lượt người, tăng 579,4% so với năm 2007; phương tiện xuất nhập cảnh đạt 37.596 lượt, tăng 260% so với năm 2007; tổng thu ngân sách đạt 246,4 tỷ đồng, tăng 716,2,7% so với năm 2007. Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 244,8 triệu USD; số hành khách xuất nhập cảnh đạt 89.707 lượt người; phương tiện xuất nhập cảnh đạt 25.297 lượt; tổng thu ngân sách đạt 237,4 tỷ đồng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Qua 14 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, việc đầu tư phát triển các vùng kinh tế động lực đạt được những kết quả nhất định, khẳng định Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống. Đến thời điểm hiện tại, đã cơ bản hoàn thành một số chỉ tiêu lớn mà Nghị quyết số 02-NQ/TU đề ra, đó là:

- Thành phố Kon Tum được thành lập vào năm 2009; Khu công nghiệp Hòa Bình (giai đoạn 1) đã cơ bản đã được lấp đầy; Khu công nghiệp Sao Mai được đầu tư hạ tầng tương đối hoàn thiện (đường, điện, hiện thống xử lý nước thải tập trung…).

- Thị trấn Plei Kần mở rộng, huyện Ngọc Hồi đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2015. Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã thành lập, là liên kết của tam giác phát triển ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Hiện đang xây dựng Đồ án quy hoạch chung đô thị Ngọc Hồi (thị trấn Plei Kần mở rộng), Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Ngọc Hồi (toàn huyện Ngọc Hồi) đạt tiêu chí đô thị loại IV và Đề án thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã Ngọc Hồi, từng bước tiến tới thành lập thị xã Ngọc Hồi.

- Trung tâm huyện lỵ Kon Plông đã được hình thành và từng bước phát triển, kết cấu hạ tầng thiết yếu từng bước được đầu tư đồng bộ; thị trấn Măng Đen được thành lập vào năm 2019. Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Các vùng kinh tế động lực đã phát huy vai trò làm đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các khu vực lân cận, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng. Trong đó, nhiều dự án đầu tư lớn của tỉnh đã và đang được triển khai trên địa bàn các vùng kinh tế động lực. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng đầu tư, nâng cấp và mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết, thông thương dễ dàng giữa các vùng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề được hình thành và có bước phát triển, tạo việc làm cho lao động tại chỗ và các huyện, xã lân cận.

* Ngoài việc hoàn thành một số mục tiêu lớn như Nghị quyết đã đề ra, các vùng kinh tế động lực còn đạt được những kết quả quan trọng khác:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn các vùng động lực luôn ổn định và duy trì ở mức khá. Việc xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả nhất định, có 12/26 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới(69), chiếm 52,17% so với số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh. Diện mạo đô thị, nông thôn từng bước được chỉnh trang, hạ tầng kinh tế-xã hội ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn được cải thiện. Đời sống Nhân dân tại các vùng kinh tế động lực có nhiều khởi sắc. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, trình độ dân trí ngày càng cao. Hệ thống y tế và giáo dục cơ sở được đầu tư; chất lượng khám, chữa bệnh ở cơ sở và chất lượng dạy và học từng bước được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng về du lịch tăng dần qua các năm, số lượt khách du lịch đến với các vùng kinh tế động lực chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) so với toàn tỉnh.

- Việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng kinh tế động lực vẫn đảm bảo các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống. Việc phát triển kinh tế - xã hội đã gắn với củng cố, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt được kết quả đề ra, cụ thể: Các hoạt động tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y mới dừng lại ở việc trung chuyển hàng hóa, chưa trở thành trung tâm tăng trưởng trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen mới cơ bản được hình thành, chưa trở thành khu du lịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên.

(Có Phụ lục số 01 so sánh kết quả đạt được với mục tiêu Nghị quyết; Phụ lục số 02 về kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2007-2020 trên địa bàn 03 vùng kinh tế động lực kèm theo)

2. Hạn chế, khuyết điểm

- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

- Công tác quản lý quy hoạch, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch còn bất cập nguyên nhân là thiếu đồng bộ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất; công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch nhiều dự án kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa gắn phát triển đô thị với quy hoạch, kế hoạch dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với nhu cầu đầu tư hiện trạng mà chưa tính toán đúng theo định hướng quy hoạch đã xác định; các địa phương chưa thực hiện tốt công tác rà soát quy hoạch định kỳ theo quy định dẫn đến điều chỉnh quy hoạch còn chậm, tính khả thi của định hướng quy hoạch chưa cao. Tỷ lệ phủ kín các đồ án quy hoạch chi tiết là rất thấp do nguồn lực thực hiện còn hạn chế, nguồn lực bố trí cho việc lập quy hoạch chưa được quan tâm bố trí đúng mức.

- Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị: Công tác chỉnh trang, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt chưa đảm bảo do chưa có nguồn lực đầu tư các khu xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom nước thải đồng bộ tại các đô thị; Việc đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa đảm bảo đúng định hướng theo quy hoạch xác định do thiếu hoặc không tập trung nguồn lực (đầu tư dàn trải) và nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (còn nhiều tuyến đường trong đô thị chưa có vỉa hè, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt).

- Về hạ tầng khu công nghiệp: Hiện nay chỉ có Khu công nghiệp Hoà Bình (giai đoạn 1) và được đầu tư hạ tầng tương đối hoàn thiện (đường, điện, hiện thống xử lý nước thải tập trung…). Còn lại các cụm công nghiệp khác chỉ dừng lại ở mức độ sắp xếp, bố trí lại các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm trong khu dân cư, tỷ lệ lấp đầy không cao. Việc kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là hết sức khó khăn, việc huy động vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp còn trông chờ vào ngân sách nhà nước nên tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp còn rất chậm; cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện, nhất là chưa đầu tư hệ thống xử lý môi trường (đến nay chưa có cụm công nghiệp nào được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung). Khai thác quỹ đất trong khu công nghiệp hiệu quả chưa cao; một số doanh nghiệp chậm đưa đất vào sử dụng, xây dựng chưa đầy đủ các hạng mục theo dự án.

- Việc triển khai thực hiện các dự án của nhà đầu tư còn chậm; trong đó nhiều nhà đầu tư chỉ dừng lại ở việc đăng ký, chọn địa điểm và khảo sát lập dự án.

- Công tác thu hút đầu tư còn có mặt chưa hiệu quả, nhất là thu hút nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất chưa phổ biến, các dự án chế biến nông-lâm sản chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ chế, chưa thu hút được các dự án chế biến sâu để mang lại giá trị kinh tế cao.

- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, nhất là tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chậm cập nhật, cải tiến.

- Tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các vùng kinh tế động lực có dấu hiệu chững lại; chưa phát huy hết lợi thế về nguồn lực (đất đai, tài nguyên) để khai thác, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

- Việc xây dựng thương hiệu để phát triển và mở rộng thị trường của các sản phẩm chủ lực trên địa bàn các vùng kinh tế động lực chưa được chú trọng; quy mô nuôi trồng, chế biến, sản xuất các sản phẩm chủ lực còn nhỏ, sức lan tỏa chưa cao.

- Thị trường khoa học-công nghệ và các tổ chức trung gian của thị trường này chưa đảm bảo các điều kiện để hình thành và phát triển.

- Tỷ lệ giải quyết việc làm tại các vùng kinh tế động lực hàng năm còn thấp. Chất lượng lao động còn hạn chế, vẫn còn một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

* Đối với riêng từng vùng kinh tế động lực

- Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum: Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng còn lỏng lẻo. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa được đầu tư đồng bộ. Triển khai xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung còn chậm; chưa hình thành được chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn chưa phát triển, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt… Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 còn thấp; chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng chưa cao, tầm nhìn, định hướng hạn chế, còn tình trạng điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhiều lần. Việc đầu tư xây dựng đô thị chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vào sản xuất còn nhiều hạn chế và chưa phổ biến; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến còn thấp.

- Vùng kinh tế động lực huyện Ngọc Hồi: Kết quả thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của huyện. Xây dựng Đề án thành lập thị xã Ngọc Hồi và các phường thuộc thị xã Ngọc Hồi còn chậm. Chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu thống nhất giữa quy hoạch khu kinh tế và quy hoạch ngành, quy hoạch khác của địa phương. Môi trường kinh doanh chậm cải thiện; công tác thu hút đầu tư chưa phát huy hiệu quả; các dự án đang hoạt động có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít; một số dự án chậm triển khai. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp cao; đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm.

Tiến độ đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y còn chậm và chưa đáp ứng được quy hoạch, kế hoạch đề ra; một số doanh nghiệp chậm đưa đất vào sử dụng hoặc xây dựng chưa đầy đủ các hạng mục theo dự án; một số nhà đầu tư đã tạm dừng triển khai các hoạt động đầu tư đã đăng ký.

- Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông: Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Tiến độ triển khai các dự án còn chậm, một số dự án đăng ký nhiều năm nhưng chưa triển khai thực hiện. Tiềm năng du lịch chưa được khai thác đồng bộ và hiệu quả, nhất là hạ tầng du lịch và các dịch vụ kèm theo còn nhiều hạn chế. Năng suất lao động ở một số ngành nghề thấp, tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm còn phổ biến.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các Khu, cụm công nghiệp các vùng kinh tế động lực. Các thủ tục hành chính và các quy định về quản lý đối với Khu kinh tế, Khu công nghiệp (đất đai, chủ trương đầu tư) còn bất cập. Kinh tế trong nước có một số giai đoạn bị suy giảm và lạm phát cao, Chính phủ cắt giảm đầu tư công nên nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn và triển khai các dự án.

- Trung ương chưa điều chỉnh giảm quy mô Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã ảnh hưởng đến một số quy hoạch, đề án của huyện Ngọc Hồi. Điều kiện kinh tế - xã hội của các tỉnh giáp biên giới của Lào còn khó khăn, chính sách đầu tư, xuất nhập khẩu của Lào trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, các hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y còn hạn chế đã ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Ngành công nghiệp tại các vùng kinh tế động lực sử dụng công nghệ chưa tiên tiến, sản xuất còn thâm dụng tài nguyên, sản phẩm chế biến chưa sâu. Vùng nguyên liệu nông sản chưa bảo đảm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển.

- Điểm xuất phát của các địa phương còn thấp so với bộ tiêu chí nông thôn mới.

- Đa số nguồn nhân lực là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại vùng kinh tế động lực.

- Tác động tiêu cực từ các làn sóng dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, ... trên địa bàn tỉnh.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Một số ngành, địa phương chưa thật chủ động, quyết liệt, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa chặt chẽ; công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các sai phạm có lúc chưa thường xuyên, kịp thời. Năng lực quản lý, điều hành của một số đơn vị phòng, ban, chính quyền cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác cải cách hành chính, nhất là phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị chưa kịp thời, thiếu nhất quán, đồng bộ. Một số cán bộ, công chức cơ sở còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nên quá trình xây dựng nông thôn mới còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

- Việc khai thác nguồn lực tại chỗ còn lúng túng, thiếu hiệu quả nên chưa đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng kinh tế động lực.

- Chất lượng của các quy hoạch chưa cao, tầm nhìn và khả năng dự báo trong định hướng quy hoạch còn hạn chế; một số phương án quy hoạch chưa nghiên cứu sâu về hiện trạng sử dụng đất, tổ chức không gian làm ảnh hưởng đến công tác quản lý kiến trúc đô thị.

- Về quy hoạch xây dựng: Công tác quản lý quy hoạch, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch còn bất cập. Nguyên nhân là thiếu đồng bộ trong một số quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất; công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch kiểm soát chưa chặt chẽ; tính khả thi của định hướng một số quy hoạch chưa cao.

- Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thị: Công tác chỉnh trang, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt chưa đảm bảo do chưa có nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường; việc đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa đảm bảo đúng định hướng theo quy hoạch xác định do thiếu hoặc không tập trung nguồn lực (đầu tư dàn trải) và nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (còn nhiều tuyến đường trong đô thị chưa có vỉa hè, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt).

- Một số nhà đầu tư có nguồn lực hạn chế dẫn đến nhiều dự án đầu tư không triển khai và triển khai chậm. Sự phối hợp các cấp, các ngành trong thu hồi dự án đầu tư chưa hiệu quả.

- Nhân lực thực hiện công tác kêu gọi xúc tiến đầu tư chưa chuyên sâu, kinh nghiệm còn hạn chế, đội ngũ cán bộ cơ sở thường xuyên thay đổi, không ổn định trong công tác, thiếu tính kế thừa. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các vùng kinh tế động lực còn thấp, chưa có cơ chế chính sách cụ thể để thu hút nguồn lao động có trình độ cao vào làm việc tại địa bàn các vùng kinh tế động lực.

- Cơ chế cho vay dành cho đối tượng kinh doanh hộ gia đình còn bất cập làm hạn chế khả năng được vay vốn của người lao động. Đồng thời, việc phân phối vốn và điều hành vốn theo nhiều đầu mối như hiện nay không phù hợp, dàn trải, kém hiệu quả.

- Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính và quản trị hạn chế nên sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Sự quan tâm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ chưa đúng mức. Khả năng đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp còn yếu.

4. Bài học kinh nghiệm

- Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Phát huy tối đa nội lực gắn với huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ bên ngoài. Tăng cường năng lực quản lý, điều hành, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp.

- Xác định rõ lĩnh vực trọng điểm, khâu đột phá để tập trung lãnh đạo thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khơi dậy và phát huy có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư, phát triển.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; coi trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từ đó lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và lập danh mục dự án cần kêu gọi đầu tư. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư nhưng có sự chọn lọc, đánh giá kỹ hiệu quả và tính khả thi của các dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư.

- Quan tâm giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống cho Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm môi trường sinh thái và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỘNG LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng kinh tế động lực, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển các vùng, địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

- Việc tập trung phát triển các vùng kinh tế động lực phải gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.

2. Cơ sở lựa chọn vùng động lực:

Với những thành tựu đã đạt được qua 14 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Tỉnh ủy khóa XIII, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định mục tiêu “… huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tập trung phát triển dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và tăng cường cải cách hành chính... Đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững”; đồng thời, đề ra giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu trên là “Rà soát xác định lại các vùng kinh tế động lực của tỉnh để tập trung nguồn lực đầu tư, tạo sự lan tỏa cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh nguồn tài lực, vật lực của tỉnh. Huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, chỉnh trang đô thị và phát triển đô thị mới”. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó, tổng thu ngân sách nhà nước tại thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông khoảng 17.434 tỷ đồng (chiếm 87,1% tổng thu toàn tỉnh) (cụ thể: huyện Kon Plông khoảng 4.548 tỷ đồng (chiếm 22,7%), thành phố Kon Tum khoảng 12.886 triệu đồng (chiếm 64,4%)).

Trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh, dự báo phát triển của từng vùng kinh tế động lực, đồng thời, để ưu tiên tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn tới, trên cơ sở ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị tháng 11-2020(70) và Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã tiếp tục lựa chọn Thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông để tập trung phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế, giữ vai trò nòng cốt, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Thành phố Kon Tum sớm được công nhận đô thị loại II, có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp-thương mại-dịch vụ và hạ tầng đô thị vào năm 2025; tiến đến đạt đô thị loại I và trở thành đô thị xanh, hiện đại, thông minh vào năm 2030.

- Huyện Kon Plông trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh vào năm 2025. Xây dựng Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành điểm du lịch đa dạng, phong phú về loại hình với thương hiệu riêng, hạ tầng hiện đại, chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2025; xây dựng trung tâm du lịch-hội nghị- nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia, đậm bản sắc văn hóa dân tộc và trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ, giải pháp chung

1.1. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và thị trường bất động sản

- Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, lập, thẩm định, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ giữa các quy hoạch trong vùng kinh tế động lực; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch trên địa bàn cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội và nguồn lực đầu tư đồng thời với quá trình lập Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030. Phối hợp rà soát, điều chỉnh các khu công nghiệp, hình thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo tinh thần Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc lập các loại đồ án quy hoạch, cắm mốc giới ngoài thực địa các đồ án quy hoạch nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng đất, quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo định hướng phát triển đô thị đã được phê duyệt; Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý quy hoạch và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Tập trung nguồn lực để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung đô thị như hệ thống đường giao thông, vỉa hè, hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển đô thị thành phố Kon Tum đến năm 2030; ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng khung nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị theo Quy hoạch chung đô thị, cụ thể hóa các chỉ tiêu cần đạt được hàng năm và giai đoạn 05 năm phù hợp với tình hình thực tế, cân đối với nguồn tài chính dài hạn, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có. Quan tâm bố trí nguồn lực cho việc lập các đồ án quy hoạch chi tiết nhằm tăng tỷ lệ phủ kín đồ án quy hoạch chi tiết.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và hoạt động của thị trường bất động sản. Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát sự phát triển theo quy hoạch, nhất là không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm về đất đai.

- Quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố Kon Tum hiện đại, bảo tồn văn hóa đặc trưng của đô thị Kon Tum. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo hướng mở rộng không gian đô thị thành phố Kon Tum, lấy dòng sông Đăk Bla làm trung tâm để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan, phát triển thương mại-dịch vụ-du lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Du lịch sinh thái Măng Đen, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 và các quy hoạch chi tiết cho phù hợp với định hướng phát triển.

1.2. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh và các địa phương vùng kinh tế động lực theo đúng định hướng Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030, gắn cải cách thủ tục hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, tập trung vào các khâu đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm chi phí, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch các thủ tục liên quan đến đầu tư, thông tin về quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trong thực thi nhiệm vụ; gắn với thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những trường hợp gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp.

- Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác quảng bá hình ảnh địa phương và xúc tiến, kêu gọi đầu tư, nhất là tăng cường ứng dụng các công nghệ, nền tảng hiện đại trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực để thực hiện dự án. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư đã được phê duyệt sớm triển khai và đưa vào hoạt động. Rà soát, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, kiên quyết xử lý đối với dự án thực hiện chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện theo cam kết. Thực hiện tốt công tác rà soát, chuẩn bị quỹ đất sạch, xây dựng danh mục để làm cơ sở cung cấp thông tin, xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Tăng cường giới thiệu, quảng bá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, nhất là tại huyện Kon Plông.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đô thị, các dự án thương mại-du lịch-dịch vụ, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu, nhất là các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính trong và ngoài nước. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị giữa các tổ chức kinh tế trong tỉnh, kết nối sản xuất trong tỉnh với mạng lưới chuỗi cung ứng trên cả nước và xuất khẩu.

- Minh bạch, công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử; nâng cấp hệ thống Trang thông tin điện tử thành phố; rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp so với yêu cầu tại các văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh.

- Thực hiện tốt công tác rà soát, công khai quỹ đất sạch, chuẩn bị danh mục dự án kêu gọi đầu tư làm cơ sở để cung cấp thông tin, xúc tiến kêu gọi đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả: Đề án Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng lợi thế của tỉnh Kon Tum để thu hút đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; tích cực tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn hợp tác kinh tế trong và ngoài tỉnh. Chỉ thị 07/CT-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; phối hợp với các huyện, thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án triển khai trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình điện nông thôn theo kế hoạch; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.

- Tham mưu các giải pháp thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực thương mại; chế biến nông lâm sản, năng lượng tái tạo, điện mặt trời, điện gió...có giải pháp sớm hình thành Khu chợ đầu mối tại vùng trọng điểm như Thành phố Kon Tum, Kon Plông.

1.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Qua rà soát sơ bộ, dự kiến tổng nhu cầu nguồn lực thực hiện đầu tư trên địa bàn vùng kinh tế động lực giai đoạn 2021-2025 khoảng 77.025 tỷ đồng, cụ thể như sau:

1.3.1. Vốn ngân sách nhà nước

Căn cứ Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021; Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 09-12-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum; Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương tỉnh Kon Tum, tổng vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn vùng kinh tế động lực giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 8.780,162 tỷ đồng(71), chiếm 11,3% tổng nguồn lực đầu tư, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 3.294,922 tỷ đồng(72), chiếm khoảng 37,53% tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước.

- Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương khoảng 5.485,240 tỷ đồng, chiếm khoảng 62,47% tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước(73).

(Chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo)

Dự kiến tổng vốn đầu tư trên địa bàn vùng kinh tế động lực nêu trên chưa bao gồm kế hoạch các nguồn vốn khác như vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 và vốn vay ODA(74).

1.3.2. Dự án đầu tư từ khu vực tư nhân

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trên địa bàn vùng kinh tế động lực giai đoạn 2021-2025 là 68.244,8 tỷ đồng(75), chiếm khoảng 88,83% tổng nguồn lực đầu tư. Trong đó:

- Có 75 dự án đã được cấp phép đầu tư trên địa bàn vùng kinh tế động lực đang triển khai và chuẩn bị đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng 13.378,8 tỷ đồng, bao gồm:

+ 22 dự án đã được cấp phép đầu tư và đang triển khai đầu tư với tổng vốn khoảng 8.033,8 tỷ đồng.

+ 53 dự án đã được cấp phép đầu tư và chuẩn bị đầu tư với tổng vốn khoảng 5.345 tỷ đồng.

- Có 79 dự án được thu hút đầu tư(76) trên địa bàn vùng kinh tế động lực với tổng vốn đầu tư khoảng 54.866 tỷ đồng.

(Chi tiết tại các Phụ lục số 04, 05 kèm theo)

1.3.3. Tiêu chí phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư vùng kinh tế động lực (300 tỷ đồng)

Tại Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum, Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 và Nghị quyết số 36/NQ- HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum cũng đã dự kiến 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh phân cấp đầu tư vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông. Dự kiến phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư vùng kinh tế động lực để các địa phương triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan.

- Tiêu chí phân bổ như sau:

Cơ sở đề xuất tiêu chí phân bổ: Vận dụng theo Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum, điểm tính được xét theo các tiêu chí:

(1) Tiêu chí dân số: Dân số trung bình đến cuối năm 2020, điểm của dân số trung bình được tính như sau: Dưới 40.000 người, được tính 10 điểm; Từ 40.000 người trở lên, cứ tăng thêm 5.000 người, được thêm 0,2 điểm.

(2) Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã: Từ 10 xã trở xuống, được tính 3 điểm; Trên 10 xã, cứ mỗi xã tăng thêm, được cộng thêm 0,3 điểm.

(3) Tiêu chí diện tích tự nhiên: Từ 50 nghìn ha trở xuống, được tính 3 điểm; Trên 50 nghìn ha trở lên, cứ 10 nghìn ha tăng thêm được cộng thêm 0,1 điểm.

(4) Ngoài ra, xét các yếu tố phát triển của các vùng kinh tế động lực, đề xuất các tiêu chí bổ sung(77) như sau:

+ Tiêu chí mật độ dân số: Từ 50 người/km2 trở xuống được tính 3 điểm; Trên 50 người/km2 trở xuống trở lên, cứ 10 người/km2 tăng thêm được cộng thêm 0,3 điểm.

+ Tiêu chí phân loại đô thị(78) (hiện trạng đô thị đã được cấp có thẩm quyền công nhận): Đô thị loại V được tính 1 điểm; Đô thị loại IV được tính 2 điểm; Đô thị loại III được tính 3 điểm.

+ Tiêu chí tính chất, chức năng quy hoạch đô thị(78):

Cấp tỉnh được tính 1 điểm (Quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh);

Quốc gia được tính 2 điểm (Quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ).

- Kết quả tính toán:

Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng vùng động lực và tổng số điểm của 02 vùng kinh tế động lực làm căn cứ để phân bổ 300 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách tỉnh phân cấp đầu tư vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông, cụ thể như sau:

TT

Tiêu chí phân bổ

Tổng số

Hiện trạng

Tổng điểm

Điểm số

TP Kon Tum

Kon Plông

TP Kon Tum

Kon Plông

I

Tổng điểm

64,8

41,9

22,9

1

Dân số (người)

199.425

171.575

27.850

25,3

15,3

10,0

2

Số đơn vị hành chính

30

21

9

9,3

6,3

3,0

3

Diện tích tự nhiên (ha)

180.414

43.289

137.125

6,9

3,0

3,9

4

Tiêu chí bổ sung

23,3

17,0

6,0

-

Mật độ dân số (người/km2)

413,0

394,0

19,0

16,3

13,3

3,0

-

Phân loại đô thị

III

V

4,0

3,0

1,0

-

Tính chất, chức năng quy hoạch đô thị

Cấp tỉnh

Quốc gia

3,0

1,0

2,0

II

Dự kiến phân bổ nguồn hỗ trợ có mục tiêu vùng động lực (triệu đồng)

300.000

194.040

105.960

Làm tròn

300.000

194.000

106.000

Danh mục dự án dự kiến đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh phân cấp đầu tư vùng kinh tế động lực giai đoạn 2021-2025 chi tiết tại các Phụ lục số 06 kèm theo.

1.3.4. Các giải pháp huy động nguồn lực

- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để làm cơ sở huy động, sử dụng, lồng ghép các nguồn vốn có hiệu quả. Bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương thuộc vùng kinh tế động lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng và nâng cấp đô thị. Đồng thời lập kế hoạch sử dụng đất, khai thác quỹ đất có hiệu quả tạo vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.

- Ưu tiên các nguồn lực từ ngân sách nhà nước (nguồn vốn của Trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn vay ODA…) và đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế-xã hội; nhất là phát triển hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, sớm hoàn thành mục tiêu thành phố Kon Tum lên đô thị loại II; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức phù hợp để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, thương mại, du lịch, hạ tầng phục vụ sản xuất cho vùng dự án nông nghiệp..., nhất là các dự án có sức lan tỏa rộng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế-xã hội trong vùng kinh tế động lực.

- Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên cho vay tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ…

- Huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng kinh tế động lực. Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn đầu tư công là “vốn mồi” để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công-tư để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế.

- Tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sớm được triển khai thực hiện; nhất là các tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế trong nước và ngoài nước đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đô thị, các dự án thương mại- du lịch-dịch vụ, dự án công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, dược liệu; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, liên kết tiêu thụ nông sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đầu tư hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất dự án rau, hoa, quả và cây trồng xứ lạnh trên địa bàn huyện Kon Plông. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất và chế biến hàng hóa nông sản.

- Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, giảm các khoản chi thường xuyên để tăng tỷ trọng cho chi đầu tư phát triển.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Kiểm soát chặt chẽ số dự án và thời gian bố trí vốn hoàn thành dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, tính liên tục trong đầu tư công. Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án tại vùng kinh tế động lực để tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững.

- Đẩy nhanh tiến độ kêu gọi và thực hiện có hiệu quả Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, nhất là các dự án trọng điểm tại vùng kinh tế động lực trên các lĩnh vực về đô thị, dịch vụ, phát triển vùng dược liệu, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Mở rộng các hình thức đầu tư, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn.

1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế vùng gắn với liên kết các vùng kinh tế động lực

- Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng kinh tế động lực theo định hướng khai thác lợi thế của từng vùng. Tăng cường liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế động lực, nhất là các lĩnh vực cùng thế mạnh như phát triển đô thị-dịch vụ-du lịch.

- Phát triển các vùng kinh tế động lực phải gắn với tạo sự lan tỏa và thúc đẩy phát triển các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Các địa phương khác xây dựng mối liên hệ trong chuỗi cung ứng "vùng nguyên liệu-vùng chế biến, sản xuất-vùng tiêu thụ" với 02 vùng kinh tế động lực và là các vệ tinh phát triển trong lĩnh vực thương mại-du lịch-dịch vụ. Xây dựng, phát triển thành phố Kon Tum là trung tâm thương mại, là cầu nối giữa các địa phương trong giao thương, kết nối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ; huyện Kon Plông là trung tâm du lịch, gắn kết các tour du lịch với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của địa phương, tiếp tục quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp, rau quả, các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh hơn trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến công, đầu tư đổi mới công nghệ, quản lý sản xuất để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu, lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để tập trung đầu tư phát triển tạo ra thương hiệu sản phẩm chủ lực của thành phố. Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng bao bì, đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ, nguồn gốc cho sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản phẩm nông nghiệp. Quy hoạch và kêu gọi đầu tư các điểm dừng chân trên các Quốc lộ gắn với mua bán, giới thiệu, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu; tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất. Tập trung chỉ đạo triển khai Chương trình thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn thành phố Kon Tum, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác, nhất là thành phố Đà Lạt nhằm triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân.

- Hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung tại huyện Kon Plông và các vùng lân cận như huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Kon Tum. Phát huy hiệu quả hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen tại huyện Kon Plông để đẩy mạnh phát triển rau, hoa, quả xứ lạnh theo quy hoạch để tạo nguồn cung cho phát triển thương mại hàng hóa nông sản tại các cửa hàng, siêu thị tại thành phố Kon Tum.

1.5. Cơ chế, chính sách hỗ trợ, liên kết

- Có cơ chế đặc thù trong phân cấp quản lý ngân sách giai đoạn 2022-2025 nhằm tạo điều kiện để các vùng kinh tế động lực phát triển. Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án tại các vùng kinh tế động lực, nhất là các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đô thị, thương mại-dịch vụ. Thực hiện đồng bộ, kết hợp các chính sách có liên quan để hỗ trợ, gắn kết các thành phần kinh tế trong chuỗi cung ứng, sản xuất.

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, gắn với cung cấp dịch vụ thí nghiệm, thử nghiệm các sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo lập thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo các Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ. Thực hiện miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư trên địa bàn theo quy định.

- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, chương trình, đề án tại các vùng kinh tế động lực. Thực hiện có hiệu quả Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ngành kinh tế mũi nhọn và các sản phẩm chủ lực; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện các lĩnh vực đột phá trong giai đoạn 2021-2025.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách theo hướng phối kết hợp các chính sách có liên quan để hỗ trợ, đảm bảo kết nối các công đoạn và các bên có liên quan trong chuỗi sản xuất, kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, kết nối sản xuất trong nước với mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó tập trung vào xúc tiến đầu tư; xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm; phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng chuyên biệt, hạ tầng ngoài các khu công nghiệp; dịch vụ thu thập, tập hợp và cung cấp thông tin thị trường; hỗ trợ đào tạo kỹ năng lao động, nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với yêu cầu của các công đoạn trong chuỗi sản xuất; xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cung cấp dịch vụ thẩm định, đánh giá và xác nhận tiêu chuẩn, quy chuẩn để kết nối có hiệu quả những công đoạn sản xuất trong chuỗi giá trị; cung cấp dịch vụ thí nghiệm, thử nghiệm các sản phẩm mới...

- Triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2021, trong đó tập trung thực hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng, xác lập và bảo hộ sở hữu công nghiệp; chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

1.6. Quản lý tài nguyên và môi trường:

- Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng. Trong đó, gắn bảo vệ, phát triển rừng với bảo vệ mặt nước, nước ngầm, ổn định khí hậu, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước thải, rác thải, khí thải tại các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải độc hại, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các vùng kinh tế động lực.

2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho vùng kinh tế động lực của tỉnh

2.1. Vùng kinh tế động lực thành phố Kon Tum

Tập trung đầu tư phát triển thành phố Kon Tum, xây dựng thành phố Kon Tum đạt tiêu chí đô thị loại II vào trước 2025. Xây dựng thành phố Kon Tum trở thành một trong các vùng dẫn đầu của tỉnh về phát triển kinh tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị mới, từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đô thị thành phố theo định hướng Quy hoạch chung thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030(79) và Chương trình phát triển đô thị thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 (theo Quyết định số 205/QĐ- UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021) với quan điểm phát triển thành phố Kon Tum với định hướng hiện đại, sôi động và bền vững theo mô hình “Thành phố xanh mới - New Green city”. Xây dựng thành phố Kon Tum có bản sắc riêng và là điểm nhấn về phát triển đô thị của khu vực Bắc Tây Nguyên; xứng tầm là Trung tâm văn hóa, giáo dục, chính trị, khoa học kỹ thuật và vùng kinh tế động lực của tỉnh. Chủ động thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu, chống thất thu ngân sách trên địa bàn thành phố, tập trung phát triển vùng nguyên liệu bền vững, đào tạo nguồn nhân lực.

a) Phát triển thương mại-du lịch-dịch vụ, kinh tế đô thị:

Tăng cường liên kết, hội nhập với các thành phố lớn của Khu vực Tây Nguyên và các vùng kinh tế khác trên cả nước; phát triển mạnh về quy mô, chất lượng và phong phú, đa dạng các loại hình thương mại-du lịch-dịch vụ; trong đó:

- Về thương mại: Phát triển, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại như: Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện ích, kết hợp với việc duy trì, phát triển các chợ truyền thống. Thu hút các tập đoàn phân phối lớn đầu tư cơ sở kinh doanh trên địa bàn; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng điều kiện hợp tác, liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp thương mại trong nước và quốc tế để đưa hàng hóa ra thị trường.

- Về du lịch: Tập trung thu hút đầu tư, phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, gắn với tổ chức sự kiện thể thao, hội nghị, hội thảo (MICE), phát triển kinh tế đêm…

- Về dịch vụ: Phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững hệ thống tài chính, ngân hàng. Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng vận tải, kho bãi; phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, tạo thành mạng lưới logistics đồng bộ. Đẩy mạnh xã hội hóa và hình thành các cơ sở giáo dục chất lượng cao; phát triển bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp phát triển đa dạng các loại hình vui chơi, giải trí, ăn uống, lưu trú có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

b) Phát triển các đô thị mới và đầu tư xây dựng mở rộng không gian đô thị thành phố Kon Tum:

Tiếp tục đầu tư chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển các khu đô thị mới và cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện có(80). Quy hoạch, đầu tư theo hướng mở rộng không gian đô thị thành phố Kon Tum, lấy sông Đăk Bla làm trung tâm để tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan, phát triển thương mại - dịch vụ-du lịch. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trong nội thành, gắn với quy hoạch, chỉnh trang, bảo tồn một số làng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là bản sắc văn hóa, các nghề truyền thống để phát triển du lịch; đầu tư phát triển các khu đô thị mới theo mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, có bản sắc riêng, nhất là hai bên bờ sông Đăk Bla. Xây dựng xã Vinh Quang, xã Đăk Cấm trở thành phường thuộc thành phố Kon Tum. Phấn đấu để thành phố Kon Tum trở thành đô thị an toàn, thân thiện, đảm bảo phát triển hài hoà và bền vững giữa đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường đô thị giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu thành phố Kon Tum (Hợp phần: Hệ thống thoát và xử lý nước thải thành phố Kon Tum)” từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Phần Lan.

c) Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

- Quy hoạch, bố trí, thiết kế các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp, hiện đại, thân thiện với môi trường. Quy hoạch, mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố: quy hoạch, triển khai đầu tư mới các Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tại phường Ngô Mây, phường Trần Hưng Đạo và tại xã Đăk Cấm. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp ở những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Sắp xếp, bố trí lại các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm trong khu dân cư và tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý môi trường, xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện.

- Tăng cường xã hội hóa đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp có liên kết về chuỗi cung ứng vào các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, sớm quy hoạch, đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, gắn với thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

2.2. Vùng kinh tế động lực huyện Kon Plông

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển Trung tâm huyện lỵ Kon Plong với Khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng theo hướng hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc và dần trở thành khu du lịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên.

a) Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch:

- Quy hoạch xây dựng thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đảm bảo tầm nhìn chiến lược dài hạn; trên cơ sở đó, rà soát các quy hoạch chi tiết cho phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, đảm bảo giữ vững đặc trưng về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, gắn với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng trên địa bàn.

- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm huyện và hạ tầng du lịch, các khu, điểm du lịch. Kết hợp nguồn vốn của Trung ương và nguồn vốn địa phương để đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông phục vụ kết nối các tour, tuyến du lịch khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và các địa phương khác trên cả nước. Phát huy các lợi thế tự nhiên và truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện để xây dựng hình ảnh và hình thành nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc của địa phương; thu hút các dự án du lịch quy mô lớn vào Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. Mở rộng, phát triển các dịch vụ ăn uống, lưu trú, mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại phù hợp với thị hiếu của du khách; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Măng Đen mang tầm quốc gia và trở thành trung tâm hội nghị, sự kiện, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hàng đầu của khu vực Miền Trung, Tây Nguyên vào năm 2030, là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

b) Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, dược liệu:

Tăng cường giới thiệu, quảng bá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao. Phát huy hiệu quả hoạt động Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; chú trọng thu hút đầu tư phát triển vùng cây ăn quả, rau, hoa và một số cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của huyện, xây dựng thương hiệu rau, hoa Măng Đen và mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. Phát triển vùng dược liệu tại các vùng có điều kiện gắn với chế biến.

c) Hướng đến sự phát triển đồng bộ, cân bằng:

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã; xây dựng mối liên kết, hỗ trợ về kinh tế giữa các các xã để vừa tận dụng điều kiện thuận lợi từ sự phát triển của thị trấn Măng Đen và vùng lân cận, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, chú trọng nhân rộng các mô hình du lịch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, trồng dược liệu, cà phê xứ lạnh; rà soát diện tích đất lâm nghiệp không có rừng để trồng lại rừng, gắn với bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Kon Plông, đảm bảo môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch; tiếp tục phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng thông qua hình thức khoanh nuôi có kết hợp trồng bổ sung để rừng phục hồi một cách tự nhiên nhằm bảo đảm tính đa dạng sinh học…

Hình thành rừng đặc dụng Kon Plông để tạo không gian liên kết rừng tự nhiên từ phía Nam của Vườn quốc gia Sông Thanh (Quảng Nam) kết nối rừng phòng hộ Thạch Nham và vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) để giữ vững sinh tái tự nhiên và bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có quần thể Voọc Chà vá chân xám 600 cá thể đang sinh sống tại các vùng rừng của huyện Kon PLông tỉnh Kon Tum là loài linh trưởng trong sách đỏ cần được bảo vệ và phát triển; làm tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen, đến với Kon Tum.

III. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA ĐỀ ÁN

1. Về hiệu quả kinh tế - xã hội:

Việc triển khai thực hiện Đề án mang tính chất định hướng để xây dựng thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông trở thành trung tâm kinh tế, giữ vai trò nòng cốt, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, dự báo khi triển khai thực hiện Đề án sẽ góp phần đảm bảo các tiêu chí Thành phố Kon Tum sớm được công nhận đô thị loại II, có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp-thương mại-dịch vụ và hạ tầng đô thị vào năm 2025, là trung tâm thương mại, là cầu nối giữa các địa phương trong giao thương, kết nối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, tiến đến đạt đô thị loại I và trở thành đô thị xanh, hiện đại, thông minh vào năm 2030; Huyện Kon Plông sớm trở thành vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng điểm của tỉnh vào năm 2025. Trung tâm huyện lỵ Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành điểm du lịch đa dạng, phong phú về loại hình với thương hiệu riêng, hạ tầng hiện đại, chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2025; là trung tâm du lịch-hội nghị-nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia, đậm bản sắc văn hóa dân tộc và trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực Tây Nguyên vào năm 2030 như mục tiêu đã đề ra của Đề án, bên cạnh đó huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng kinh tế động lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lan tỏa, thúc đẩy phát triển các vùng lân cận cùng phát triển, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội tỉnh nhà.

2. Về tác động môi trường: Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Phụ lục số 3, 4, 5, 6 sẽ có một số ảnh hưởng tác động tiêu cực đến môi trường trong khu vực dự án như tăng mật độ bụi trong không khí, tiếng ồn, nước mặt, ảnh hưởng đến đất rừng, đất sản xuất... Trong quá trình triển khai thực hiện từng dự án, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư sẽ đánh giá tác động môi trường theo quy định tại .... và có biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đảm bảo không tác động xấu đến môi trường, xã hội tại khu vực ảnh hưởng của dự án nói riêng và vùng động lực nói chung.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, quán triệt

Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Tỉnh ủy khóa XVI và Nghị quyết này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý.

2. Công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện

Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum, huyện Kon Plông căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai có hiệu quả Đề án. Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các địa phương; ưu tiên thu hút đầu tư các ngành kinh tế có tính bền vững, kinh tế xanh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

3. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị

3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bảo đảm hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

3.2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

3.3. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện công tác quản lý quy hoạch xây dựng, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ giữa các quy hoạch trong vùng kinh tế động lực, phát triển đô thị, rà soát, tập trung chỉnh trang, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị hiện có, nhất là hạ tầng giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống chiếu sáng gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự đô thị; quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng các khu công viên, cây xanh, các công trình phúc lợi xã hội.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và hoạt động của thị trường bất động sản. Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát sự phát triển theo quy hoạch, nhất là không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm về đất đai.

3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí quỹ đất phù hợp vào Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020-2030 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2020-2025) để hình thành, phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông lâm sản, thủy sản tập trung tại các vùng động lực.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thống kê và thu hồi đất hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực trong công tác thẩm định tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của công nghệ sử dụng trong các dự án đầu tư; thực hiện nghiêm việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên cơ sở đó đề xuất loại bỏ các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

3.5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung ưu tiên cho vay tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn;... Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vay vốn; hạn chế cho vay các lĩnh vực không khuyến khích. Tập trung tháo gỡ khó khăn các lĩnh vực, chương trình trọng điểm của tỉnh.

3.6. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

- Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư.

- Triển khai các dự án khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư: Dự án Chỉnh trang đô thị, tạo quỹ đất để thực hiện quy hoạch khu công nghiệp Sao Mai.

- Tăng cường giám sát, đôn đốc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có dự án đang hoạt động, đang triển khai tại các khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu; đánh giá tình hình sử dụng đất, tình hình hoạt động và triển khai thực hiện dự án của nhà đầu tư, qua đó đề xuất xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về đất đai, quy hoạch xây dựng và chậm tiến độ nhằm tạo quỹ đất thu hút đầu tư các dự án khác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3.7. Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông

- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy, Huyện ủy cụ thể hóa, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI và Nghị quyết này đến toàn thể cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch, có giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Đề án (trong đó chú trọng đến các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các tồn tại hạn chế, khuyết điểm mà thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông thực hiện trong giai đoạn 2007-2020).

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chủ động lồng ghép, cân đối từ các nguồn vốn ngân sách cấp huyện/ thành phố và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án thuộc Đề án theo đúng quy định về Đầu tư công, ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên đầu tư các công trình, dự án có cơ cấu vốn của Nhà nước và nhân dân; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nhiều nguồn vốn của các thành phần kinh tế.

- Tổ chức đánh giá, tổng kết theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa phương. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác tiên tiến, kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa Hợp tác xã với Hợp tác xã và giữa Hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm huy động mọi nguồn lực tập trung cho phát triển kinh tế các vùng kinh tế động lực.

3.9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum và các đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện việc xúc tiến, truyền thông, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế động lực trong các hoạt động thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu, nhất là các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính trong và ngoài nước, chủ động liên kết với doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh của từng vùng động lực; thông tin phổ biến vận động hội viên tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện Đề án./.



(1) Đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 03 năm 2007, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án tại Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2007.

(2) Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 13-7-2007 và Chương trình số 46-CTr/TU ngày 08-8-2008 của Thị ủy Kon Tum; Chương trình số 82-CTr-HU ngày 12-6-2007 của Huyện ủy Ngọc Hồi; Kế hoạch số 28-KH/HU ngày 16-7-2007 của Huyện ủy Kon Plông.

(3) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 phê duyệt tại Quyết định số 139/QĐ-UBND , ngày 06-9-2013; Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 1335/QĐ-UBND , ngày 01-11-2016 của UBND tỉnh.

(4) Tính đến thời điểm hiện nay có tổng số 72 đồ án quy hoạch đã được phê duyệt (Trong đó có 52 đồ án quy hoạch đô thị, 20 Đồ án quy hoạch nông thôn mới), thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 186 vị trí trên tổng số 70 đồ án quy hoạch theo quy định; triển khai lập các đồ án: Quy hoạch dọc Tuyến tránh đường Hồ Chí Minh (tỷ lệ 1/2.000); mở rộng quy mô lập quy hoạch đồ án phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực phía Bắc phường Duy Tân, thành phố Kon Tum (công viên Đăk To Rech cũ); Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu vực thực hiện dự án Mở rộng không gian đô thị phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum (giai đoạn 1) kết hợp khai thác quỹ đất; Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu tái định cư kết hợp khai thác quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng tại thôn Kon Tu II, xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum; Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) giai đoạn 02 của dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư các công trình trên địa bàn thành phố Kon Tum kết hợp khai thác quỹ đất.

(5) Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Trung tâm phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum; Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Trung tâm phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum; Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Trung tâm phường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum; Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) dọc tuyến giao thông kết nối từ đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 24 (đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến sông Đăk Bla) thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu đô thị Bắc sông Đăk Bla (Khu vực nằm giữa Trung tâm hành chính mới của tỉnh và Cầu treo Kon Klor), thành phố Kon Tum.

(6) Do nguồn ngân sách thành phố đang gặp khó khăn, trong khi đó kinh phí cắm mốc đối với tất cả các đồ án đã được phê duyệt trên địa bàn thành phố rất lớn nên chưa triển khai thực hiện được trong giai đoạn hiện nay.

(7) Hiện trên địa bàn thành phố đã thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch khoảng 175 vị trí trên tổng số 70 đồ án quy hoạch theo quy định, trong đó có một số quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch chợ đầu mối; quy hoạch cụm công nghiệp Thanh Trung II; quy hoạch tuyến mua sắm chợ đêm; quy hoạch mạng lưới xăng dầu; quy hoạch Trung tâm triển lãm và hội chợ; quy hoạch bến xe...

(8) Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(9) Khu dân cư thương mại Sân vận động cũ đường Lê Hồng Phong, Khu sân bay (cũ), Khu nhà máy bia (cũ), Khu quy hoạch dân cư phường Ngô Mây, Khu dân cư phía Tây Bắc phường Duy Tân (khu vực lò gạch cũ); Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla; Tổ hợp Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở thương mại với tổng mức đầu tư 298,65 tỷ đồng, Khu đô thị Bắc Duy Tân, Khu chung cư Hoàng Thành; đang triển khai Dự án tổ hợp khách sạn trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Kon Tum với tổng vốn đầu tư 1.332 tỷ đồng…

(10) Quyết định 129/QĐ-BXD , ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ Xây dựng.

(11) Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.

(12) Tờ trình số 46/TTr-UBND và Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(13) Vùng du lịch đô thị Kon Plông - trung tâm của vùng du lịch Măng Đen với diện tích đất tự nhiên 14.682,7ha; Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết hỗ trợ) với diện tích đất tự nhiên 67.526ha; Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ-xã Ngọc Tem) với diện tích đất tự nhiên 35.388ha; Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ-xã Hiếu, Pờ Ê) với diện tích đất tự nhiên 20.159ha.

(14) Gồm: Khu vực phía Đông Nam đô thị Kon Plông; Khu du lịch sinh thái phía Đông Bắc đô thị Kon Plông; Khu du lịch phục vụ chất lượng cao phía Tây Bắc đô thị Kon Plông; Khu du lịch sinh thái Kon Tu Rằng.

(15) 01 quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp thuộc đô thị Kon Plông, 01 quy hoạch chi tiết phân khu tỷ lệ 1/500 Điểm dân cư khu vực ngã tư đường Trường Sơn Đông, xã Hiếu và 01 quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thuộc dự án tôn tạo, bảo tồn làng văn hóa Kon Pring; phê duyệt và triển khai thực hiện Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh huyện Kon Plông đến năm 2020 với tổng diện tích 17.227,93 ha; điều chỉnh Quy hoạch rau, hoa, quả xứ lạnh huyện Kon Plông với tổng diện tích 1.392 ha; điều chỉnh đồ án Quy hoạch chia lô Khu trung tâm thương mại và du lịch sinh thái Đăk Ke với 75ha, Đồ án Quy hoạch chi tiết cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với 55ha, Đồ án Quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch sinh thái Măng Đen với 270ha; Quy hoạch Chi tiết khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông với 70 ha; Quy hoạch Chi tiết phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông (mỗi khu vực quy hoạch gắn với cụm điểm du lịch) với 250 ha...

(16) Văn bản số 793/TTg-CN ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Văn bản số 2681/UBND-HTKT ngày 02 tháng 8 năm 2021 về việc lập Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.

(17) Trong đó: Ngân sách địa phương hơn 8.811 tỷ đồng, ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn hơn 4.304 tỷ đồng và vốn của doanh nghiệp hơn 11.315 tỷ đồng.

(18) Gồm: Huyện Ngọc Hồi có 15 dự án đăng ký và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 53 dự án đăng ký (trong đó có 9 dự án đang tạm dừng hoạt động).

(19) Dự án Khu đô thị ven sông Đăk Bla; Dự án Trang trại chăn nuôi lợn tập trung kỹ thuật cao Kon Tum; Dự án Trung tâm thương mại kết hợp nhà phố, đường Bà Triệu, thành phố Kon Tum; Dự án Khu du lịch sinh thái - lòng hồ Ia Chim; Dự án Khu đô thị sinh thái - du lịch gắn với công viên phía Bắc Kon Tum; Dự án Khu đô thị mới phía Nam ven sông Đăk Bla; Dự án Khu đô thị sinh thái phía Tây phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum; Các dự án Khu dân cư mới dọc tuyến tránh đường Hồ Chí Minh; Dự án Đầu tư và phát triển các dự án khu đô thị mới; Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ đường Bạch Đằng, phường Thống Nhất...

(20) Tuy số lượng dự án đăng ký lớn nhưng nhiều số dự án triển khai rất chậm, nguyên nhân chính là do nhà đầu tư gặp khó khăn hoặc không có khả năng về tài chính; vướng mắc về thủ tục, cơ chế giao, cho thuê đất, rừng...

(21) - Tại thành phố Kon Tum: Đã hình thành Khu dân cư thương mại Sân vận động cũ đường Lê Hồng Phong, Khu sân bay (cũ), Khu nhà máy bia (cũ), Khu quy hoạch dân cư phường Ngô Mây, Khu dân cư phía Tây Bắc phường Duy Tân (khu vực lò gạch cũ); phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để thực hiện đầu tư Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, Dự án khu dân cư Hoàng Thành, xã Đăk Cấm...

- Tại huyện Kon Plông: Lập các dự án khai thác quỹ đất như Khu nhà ở mật độ cao trung tâm thương mại và khu nhà biệt thự; Khu dân cư huyện lỵ Trung tâm huyện; Khu dân cư phía Đông trung tâm hành chính huyện; khu vực phía Đông Bắc đô thị Kon Plông.

(22) Như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng bưu điện Liên việt, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

(23) Trong đó: Giai đoạn 2006-2015 có 97 đề tài, dự án nghiên cứu và giai đoạn 2015-2019 có 58 đề tài, dự án nghiên cứu.

(24) Trong đó: Thành phố Kon Tum có 35 đề án khuyến công địa phương và 05 đề án khuyến công Quốc gia, huyện Ngọc Hồi có 05 đề án khuyến công địa phương và 03 đề án khuyến công quốc gia, huyện Kon Plông có 17 đề án khuyến công địa phương.

(25) Trong đó: Thành phố Kon Tum là 10.407 người, huyện Kon Plông là 3.877 người, huyện Ngọc Hồi là 6.345 người.

(26) Thuế, tiền thuê đất, các loại phí và các ưu đãi khác như: Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008; Nghị định 114/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ...

(27) Cụm Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề H'Nor với quy mô 18,3 ha; Cụm Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thanh Trung với quy mô 70,285 ha; Cụm CN-TTCN sản xuất gạch ngói Hòa Bình với quy mô 70 ha.

(28) Trên địa bàn thành phố hiện có 01 trung tâm thương mại (Vincom Plaza Kon Tum), 01 siêu thị (Co.opmart) và 08 chợ đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân; trong đó: 01 chợ hạng II (Chợ Trung tâm thương mại thành phố), 03 chợ hạng III (chợ Duy Tân, chợ Quyết Thắng, chợ Tân Phú) và 04 chợ tạm (chợ Đào Duy Từ, chợ Võ Lâm, chợ xã Ia Chim và chợ tạm phường Quang Trung).

(29) Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng và nâng cấp với khoảng 80 cơ sở lưu trú, trong đó có 32 khách sạn từ 1 -3 sao.

(30) Cánh đồng lớn sản xuất lúa trên địa bàn các xã, phường: Đoàn Kết, Đăk Blà, Hòa Bình, Đăk Cấm, Kroong, Ia Chim, Nguyễn Trãi, Đăk Năng, Vinh Quang. Cánh đồng lớn sản xuất rau trên địa bàn các xã, phường: Thắng Lợi, Đoàn Kết, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Nguyễn Trãi. Cánh đồng lớn sản xuất sắn (mì) trên địa bàn các xã: Kroong, Hòa Bình. Cánh đồng lớn sản xuất mía trên địa bàn các xã, phường: Nguyễn Trãi, Đăk Rơ Wa. Cánh đồng lớn sản xuất cà phê trên địa bàn xã Hòa Bình.

(31) Sản phẩm rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác sản xuất rau VietGAP 01-5 tại phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum.

(32) Gồm: 04 cửa hàng kinh doanh tại Trung tâm thương mại Kon Tum, 01 cửa hàng tại chợ Duy Tân và 01 cửa hàng trên đường Nguyễn Viết Xuân.

(33) Gồm các sản phẩm: Yến sào Kon Tum (sản phẩm yến chưng) của hộ ông Đặng Xuân Hùng trên địa bàn phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm; Rau an toàn của HTX Phượng Hồng tại phường Nguyễn Trãi; Trà sâm dây Ngok Linh ướp mật ong của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ cao Hoàng Linh tại phường Trường Chinh; Sản phẩm Du lịch cộng đồng thôn Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa của Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu.

(34) Dự án đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 24; Đường giao thông kết nối từ Đường Hồ Chí Minh đi Quốc Lộ 24; kè chống sạt lở Quốc lộ 24; kè chống sạt lở sông Đăk Bla; đường từ ngã 3 Trung Tín đi trung tâm xã Đăk Cấm; đường từ làng PleiĐôn đi Trung tâm xã Ngọc Bay; đường Trần Phú nối dài; đường bao khu dân cư phía Bắc Thành phố (đoạn từ đường Trần Phú đến cầu treo Kon Klor); Tuyến tránh thành phố Kon Tum...

(35) Hệ thống mương thoát nước 40,616 km (trong đó: Mương thoát nước kết cấu bằng bê tông xi măng 16,296 km và mương đất 24,32 km); cống thoát nước dọc bằng bê tông xi măng 21,230 km và hệ thống kênh thoát nước số 1 và số 2 với chiều dài 2,7km.

(36) Triển khai thực hiện với tổng giá trị là 9.580,8 triệu đồng, từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa. Do ngân sách thành phố gặp nhiều khó khăn nên mới bố trí được 4.500 triệu đồng để thực hiện.

(37) Tính đến cuối năm 2016, hệ thống đường hẻm nội thành, đường nội thôn trên địa bàn thành phố được bê tông hóa có tổng chiều dài 78,227 km với tổng vốn đầu tư 77.677 triệu đồng. Cụ thể: Số ngõ, hẻm nội thành được bê tông là: 56/294 ngõ, hẻm có tổng chiều dài: 11,412 km/47,2 km (đạt 24,2% so với nhu cầu), tổng vốn đầu tư 10.137 triệu đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 7.940 triệu đồng, nhân dân hiến đất, góp công lao động và đóng góp 2.189 triệu đồng); đường giao thông nông thôn tại 11 xã được đầu tư 66,815 km/93,334 km (đạt 71,6% so với nhu cầu), tổng vốn đầu tư 67.540 triệu đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 56.952 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 8.061 triệu đồng và ngày công lao động).

(38) Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2017 về đầu tư Chương trình “Hỗ trợ nguyên vật liệu để thực hiện bê tông hóa một số tuyến đường tại các phường trên địa bàn thành phố Kon Tum, giai đoạn 2017 -2020” (đã điều chỉnh, bổ sung lần 5 tại Quyết định số 3115/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố): Quy mô Chương trình: đầu tư 186 tuyến, tổng chiều dài khoảng: 48,632 km, với tổng mức đầu tư là 67.685 triệu đồng; trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 45.262 triệu đồng (ngân sách tỉnh: 39.945 triệu đồng, ngân sách thành phố: 2.636 triệu đồng, ngân sách phường: 2.681 triệu đồng); Nhân dân đóng góp: 22.423 triệu đồng. Kết quả thực hiện, tính đến hết năm 2020 đã bố trí 40.807 triệu đồng (trong đó: ngân sách tỉnh 36.140 triệu đồng; ngân sách thành phố 2.198 triệu đồng; ngân sách Phường: 2.469 triệu đồng) thực hiện đầu tư cho 184/186 tuyến đường; đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng 183 tuyến đường với tổng chiều dài 47,684km, đạt 98% mục tiêu của chương trình (47,684/48,632km), tổng giá trị khối lượng thực hiện đã giải ngân là 58.339 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước 39.142 triệu đồng, nguồn huy động nhân dân đóng góp 19.197 triệu đồng.

(39) Như: Khu dân cư thương mại Sân vận động cũ đường Lê Hồng Phong, Khu sân bay (cũ), Khu nhà máy bia (cũ), Khu quy hoạch dân cư phường Ngô Mây, Khu dân cư phía Tây Bắc phường Duy Tân (khu vực lò gạch cũ), Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum...

(40) Như: Dự án chỉnh trang đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây; Dự án mở rộng không gian đô thị phường Nguyễn Trãi; Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển khu dân cư phía Tây xã Đăk Cấm kết hợp với TTCN thành phố Kon Tum.

(41) Gồm các dự án: Khu đô thị phức hợp ven sông Đăk Bla (quy mô 180 ha); Trung tâm thương mại kết hợp nhà phố đường Bà Triệu, phường Quyết Thắng (quy mô 1,8 ha); Tổ hợp trung tâm thương mại số 02, đường Phan Đình Phùng, phường Quyết Thắng (Trường THCS Lý Tự Trọng cũ - quy mô 1,2 ha); Khu du lịch - đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp sân gofl tại xã Đăk Rơ Wa (quy mô 380 ha); Khu đô thị sinh thái - du lịch gắn với công viên phía Bắc Kon Tum, thành phố Kon Tum (phía Bắc đường Võ Nguyên Giáp, xã Đăk Cấm - quy mô 330 ha); Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ đường Bạch Đằng, phường Thống Nhất (quy mô 17,8 ha); Tổ hợp thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà phố đường Trường Chinh, phường Trường Chinh (Khu đất Trung đoàn 66 cũ- quy mô 19 ha)…

(42) Toàn thành phố hiện có 78 trường học (65 trường công lập, 13 trường dân lập-tư thục) và 46 nhóm lớp tư thục độc lập với tổng số 1.193 lớp, trong đó có 29/65 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 44,61%.

(43) Đến nay 21/21 xã phường có trạm y tế kiên cố. Các Bệnh viện lớn của tỉnh đặt tại thành phố như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng... được đầu tư nâng cấp mở rộng.

(44) Có 09/11 xã có nhà văn hóa (02 xã Ngọk Bay và xã Đăk Rơ Wa chưa có nhà văn hóa). Đến thời điểm hiện tại, tổng cộng có 105 nhà văn hóa và 55 nhà rông phân bổ tại 142/154 thôn, tổ thuộc các xã, phường trên địa bàn thành phố (12 thôn, tổ chưa có nhà văn hóa), 221 sân thể thao phân bố tại 120 thôn, tổ dân phố (34 thôn, tổ chưa có khu thể thao), các công viên cây xanh cũng được chú trọng đầu tư xây dựng (Công viên 2-9, Công viên giọt nước Đăk Bla, ...)...

(45) Đã chuyển đổi 200 ha đất trồng lúa thiếu nước sang trồng sắn. Ngoài ra, người dân đã tự chuyển đổi trên đất trồng lúa thiếu nước tưới vụ Đông Xuân sang trồng cây hàng năm khác với tổng diện tích khoảng 60ha.

(46) Hầu hết diện tích lúa nước sử dụng giống mới với các loại giống thuần chủng, giống lúa lai năng suất và chất lượng cao; ngô lai chiếm 98% tổng diện tích với các giống ngô lai mới như CP989, V98/2... Chuyển đổi vùng đất sản xuất lúa 01 vụ thiếu nước sang trồng thí điểm cây sắn cao sản tại xã Đăk Cấm. Diện tích mía sử dụng giống mới có năng suất cao với các giống mía chịu hạn như: MY55-14, ROC, Dẫn tuyển, F156...

(47) Vùng nguyên liệu cao su chủ yếu trên địa bàn 11 xã với diện tích đạt 9.645ha (diện tích cho sản phẩm là 8.500ha, sản lượng 9.775 tấn), tăng 3.867ha so với năm 2007. Vùng nguyên liệu mía với diện tích 927 ha, giảm 1.713ha so với năm 2007, chủ yếu ở các xã Đoàn Kết, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, Đăk Năng, Ngok Bay và phường Nguyễn Trãi, cung cấp nguyên liệu cho Công ty cổ phần đường Kon Tum. Vùng nguyên liệu sắn với diện tích là 5.399ha, chủ yếu trên địa bàn 11 xã, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, tăng 1.029ha so với năm 2007. Bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung ở một số phường nội thành và các xã vùng ven thành phố; diện tích gieo trồng rau xanh năm 2019 đạt 936ha, tăng 128ha so với năm 2007. Trong đó, đã hình thành 02 vùng sản xuất rau an toàn (Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn tại Tổ 1, phường Trường Chinh với quy mô 7 ha; tổ hợp tác sản xuất rau an toàn theo mô hình GAP tại tổ 4 phường Thắng Lợi với quy mô 03 ha).

(48) Ứng dụng hệ thống tưới phun sương trong điều kiện nhà lưới hở quy mô vừa và nhỏ tại phường Trường Chinh, phường Thắng Lợi, phường Nguyễn Trãi, phường Thống Nhất, xã Đăk Cấm; thực hiện 8 mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao (trồng hoa trong nhà màng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến) tại phường Thắng Lợi, Trường Chinh, Thống Nhất; mô hình sản xuất mía công nghệ cao tại xã Ia Chim với diện tích 10 ha, sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm; xây dựng 3.000m2 nhà màng trồng rau, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp...

(49) Dự án chăn nuôi công nghệ cao quy mô 60.000 con gà, 8.800 con lợn thực hiện tại thôn Kon Gur, xã Đăk Blà. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo nái hộ gia đình, quy mô 320 con heo nái tại thôn Plei Ruân, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum.

(50) Đã tổ chức đào tạo các nghề dệt thổ cẩm, làm tranh thêu và chế biến rượu cần cho 157 lao động, thành lập được 02 Tổ hợp tác và 01 Hợp tác xã dệt thổ cẩm, xây dựng 02 Nhà dệt thổ cẩm để làm nơi trưng bày, giới thiệu nghề dệt và sản phẩm thổ cẩm của địa phương (tại khuôn viên Nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi và tại thôn Plei Tơ Nghia, phường Quang Trung).

(51) Trong đó: 29 dự án đã đi vào hoạt động, vốn đăng ký 657,4 tỷ đồng, vốn thực hiện 409,298 tỷ đồng; 01 dự án đã hoàn thành nhưng chưa đi vào hoạt động; 05 dự án đang triển khai xây dựng.

(52) Văn bản số 1389/TTg-CN ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

(53) Văn bản số 3605/UBND-NNTN ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(54) Các tuyến đường Quốc lộ 24 từ thành phố Kon Tum lên Măng Đen và đi Quảng Ngãi (QL1A), tuyến đường Đông Trường Sơn, tuyến đường TL676.... Các tuyến đường giao thông nội vùng được tập trung đầu tư kết nối các điểm du lịch như: Đường du lịch vào thá c Lô Ba, Hồ Toong Đam - Toong Zơ Ri và các tuyến đường vào các điểm du lịch đã được hoàn thiện khai thác; các tuyến đường giao thông: Đường từ Km9 - Tỉnh lộ 676 đi Ngọc Tem; đường Ngọc Hoàng- Măng Bút- Tu Mơ Rông (Km 9+ 165 đến Km 21); Quốc lộ 24 qua trung tâm huyện; Đường Tỉnh lộ 676 đoạn qua trung tâm hành chính huyện... Giao thông kết nối đến các điểm, khu du lịch được hoàn chỉnh như đường vào Thác Pa Sỹ; đường du lịch số 01, số 02; đường quanh Hồ trung tâm huyện; đường vào Thác Đăk Ke, thác Lô Ba, đường vào làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng, Kon Pring; đường vào Hồ Toong Đam, Toong Zơri, Đài tưởng niệm chiến thắng Măng Đen... với tổng chiều dài 31,05 km. Đầu tư nâng cấp, nhựa hóa 11 tuyến đường trung tâm hành chính huyện chiều dài 9,7km; các tuyến đường khu dân cư phía Nam, phía Bắc, phía Đông từng bước được đầu tư hoàn thiện, đến nay trên 90% đường khu dân cư được bê tông và nhựa hóa.

(55) Đến nay, 76/76 thôn và 116/117 làng được sử dụng điện lưới Quốc gia.

(56) Đường giao thông trục chính của dự án; đường khu dân cư; hoàn thành hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất khu quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon Plông với tổng mức gần 15 tỷ đồng.

(57) Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao của Công ty Vin Eco - thuộc Tập đoàn Vin Group với quy mô dự án 511 ha, tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng; Dự án Nông trại hữu cơ Kon Tum Bellest với quy mô 105,26ha, tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng; Dự án công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Măng Đen với quy mô 2.786ha, tổng mức đầu tư 5.100 tỷ đồng; Dự án trồng và phát triển nguồn nguyên liệu nông sản cao xuất khẩu của công ty TNHH Đông Phương - Quảng Nam, với quy mô 30ha, tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng; Dự án Nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Kon Plông Agri-Tourism với quy mô 33ha, tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

(58) Rau Xứ Lạnh Măng Đen; Củ Xứ Lạnh Măng Đen; Quả Xứ Lạnh Măng Đen; Măng Nứa Kon Plông; Tiêu Rừng Măng Đen; Chè Dây Măng Đen; Sơn Tra Măng Bút; Cốt Toái Bổ Măng Đen; Sâm Dây Măng Đen; Gạo Lứt Măng Bút; Quả Chuối Rừng Măng Đen; Cao Sâm Dây Măng Đen; Trà Sâm Dây Măng Đen; Sâm Đương Quy Măng Đen; Nấm Xứ Lạnh Măng Đen; Vịt Trời Măng Đen; Heo Làng Măng Đen; Cá Tầm Măng Đen; Gà Làng Măng Đen; Rượu Gạo Đỏ Măng Đen; Mật Ong Rừng Măng Bút; Rượu Cần Măng Đen.

(59) Trái Cây Măng Đen; Bí Nhật Măng Đen; Giảo Cổ Lam Măng Đen; Lan Kim Tuyến Măng Đen; Sâm Cau Kon Plông; Khổ Qua Rừng Măng Đen; Đảng Sâm Măng Đen; Cao Dược Liệu Măng Đen; Trà Dược Liệu Măng Đen; Bột Gạo Đỏ Măng Đen; Bột Từ Gạo Lứt Nảy Mầm Măng Đen.

(60) Lượng khách du lịch bình quân hàng năm khoảng 200 ngàn người/năm; công suất sử dụng phòng tại các điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú khoảng 70%.

(61) Như: Nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy chế biến tinh bột sắn Fococev tại xã Đăk Nông với công suất 150 tấn sản phẩm/ngày đêm; Dự án Nhà máy nước Ngọc Hồi công suất 5.000 m3/ngày đêm hoàn thành giai đoạn I; Dự án thủy điện Đăk Xú với công suất lắp máy 17MW đã hòa vào điện lưới quốc gia; Nhà máy sản xuất gạch không nung của HTX Vạn Thành với công suất thiết kế 4 triệu viên/năm…..

(62) Như: Khu xử lý rác thải liên hợp huyện Ngọc Hồi; Cơ sở Tái chế kim loại màu Sơn Hùng Phát, Thủy điện Đăk Piu 2, Dự án Trung tâm thương mại kết hợp với nhà phố (shophouse) (khoảng 1,28ha), Dự án Khu đô thị mới phía Bắc thị trấn Plei Kần (khoảng 30 ha)...

(63) Năm 2008 đã sắp xếp, ổn định cho khoảng 84 hộ đồng bào dân tộc Ca Dong tại làng Iệc, xã Pờ Y với tổng giá trị thực hiện 35,092 tỷ đồng. Từ năm 2010-2014 đã triển khai thực thực hiện định cạnh định cư cho 87 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại 02 xã Đăk Xú và Đăk Dục với tổng số tiền 1,13 tỷ đồng, và đầu tư xây dựng các công trình thuộc khu vực định canh định cư với tổng nguồn vốn 1,74 tỷ đồng.

(64) Như: Khu dân cư cụm xã Đăk Kan (thôn Ngọc Tặng); khu dân cư thôn 2, xã Đăk Kan; Khu dân cư xã Đăk Dục, Khu dân cư phía Tây và Khu dân cư phía bắc thị trấn Plei Kần, Khu dân cư Khu trung tâm hành chính mới.

(65) Trong đó: Đang hoạt động 21dự án/18 doanh nghiệp; dự án hoàn thành nhưng chưa hoạt động 01 dự án/01 doanh nghiệp; đang triển khai lập thủ tục đầu tư và triển khai xây dựng 35dự án/27 doanh nghiệp; tạm dừng 12dự án/12 doanh nghiệp.

(66) tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ và Văn bản số 1787/VPCP-CN ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ.

(67) tại Văn bản số 763/UBND-KT ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn bản số 2742/VP-HTKT ngày 06 tháng 9 năm 2021.

(68) Đến năm 2020: Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 1.786,9 triệu USD; Hành khách xuất nhập cảnh đạt 3.475.482 lượt người; Phương tiện xuất nhập cảnh đạt trên 396.346 lượt; Tổng thu ngân sách đạt hơn 2.090,7 tỷ đồng.

(69) Trong đó: Thành phố có 07/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Ngọc Hồi có 05/07 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện Kon Plông có 02/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

(70) tại Văn bản số 48-CV/TU ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Tỉnh ủy về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

(71) Chiếm khoảng 60,1% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của toàn tỉnh, kể cả nguồn vốn NSTW đầu tư qua Bộ Giao thông vận tải đầu tư Quốc lộ 24 đoạn qua tỉnh Kon Tum.

(72) Đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2021 và nguồn vốn NSTW đầu tư qua Bộ Giao thông vận tải.

(73) Trong đó: Phân cấp hỗ trợ đầu tư chỉnh trang đô thị thành phố Kon Tum 200 tỷ đồng, phân cấp hỗ trợ đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Kon Tum khoảng 30 tỷ đồng...); hỗ trợ có mục tiêu vùng động lực 300 tỷ đồng; chưa tính nguồn sự nghiệp ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu vùng động lực khoảng 8 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 (bình quân 2 tỷ đồng/ năm).

(74) vì các nguyên nhân sau:

- Hiện nay các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 mới chỉ được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt dự án và chưa dự kiến kế hoạch vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia cho địa phương nên chưa có cơ sở để tổng hợp, xác định riêng cho vùng kinh tế động lực.

- Các dự án ODA chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 có phạm vi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh (riêng dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới - Tiểu Dự án tỉnh Kon Tum có phạm vi đầu tư tại thành phố Kon Tum và huyện Ia H’Drai) nên việc xác định cụ thể số vốn vay ODA đầu tư tại địa bàn vùng kinh tế động lực là không khả thi. Ngoài ra, hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum đang triển khai các thủ tục đề xuất Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường đô thị giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu thành phố Kon Tum; Hợp phần: Hệ thống thoát và xử lý nước thải thành phố Kon Tum” có tổng mức đầu tư khoảng 999,9 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Phần Lan (trong đó vốn đối ứng ngân sách địa phương khoảng 324 tỷ đồng); dự kiến thời gian thực hiện dự án từ năm 2023 đến năm 2028. Do đó, chưa có cơ sở xác định kế hoạch vốn (vốn ODA và vốn đối ứng địa phương) của dự án này trong giai đoạn 2021-2025 để bổ sung vào nội dung nguồn lực thực hiện của Nghị quyết.

(75) Chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu đầu tư từ khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh.

(76) Theo Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 và Kết luận số 212-KL/TU ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030.

(77) Tiêu chí này ngoài tiêu chí quy định tại Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

(78) Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009.

(79) Được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2016.

(80) Phát triển đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh tại thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; Khu đô thị phía Bắc phường Duy Tân, thành phố Kon Tum; Đô thị, phát triển khu dân cư tại phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum. Mở rộng không gian đô thị phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum kết hợp với khai thác quỹ đất; mở rộng không gian đô thị dọc sông Đăk Bla, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum; Khu đô thị mới phía Bắc Duy Tân, thành phố Kon Tum; Khu dân cư phía Bắc đường Nơ Trang Long, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum; M ở rộng khu tái định cư kết hợp với phát triển khu dân cư cụm xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 76/NQ-HĐND ngày 14/12/2021 về Đề án Đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.406

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.81.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!