Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1239/QĐ-UBND 2021 khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch Kon Tum

Số hiệu: 1239/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Y Ngọc
Ngày ban hành: 27/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1239/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC KHAI THÁC BAY DÙ LƯỢN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển môn dù lượn nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh về địa lý, địa hình qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động du lịch chung của tỉnh, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với các thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần xây dựng thương hiệu mang bản sắc riêng của Kon Tum, nhằm thu hút khách du lịch, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, đóng góp tích cực vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn tới. Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch và hòa nhập cùng các khu vực, tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế theo xu hướng chung hiện nay thông qua hoạt động dù lượn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

- Lượng khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt khách.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Đến năm 2025, có ít nhất 200 cơ sở lưu trú, kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 01-02 khách sạn cao cấp hạng 4 - 5 sao.

- Về lao động ngành du lịch: Đến năm 2025, có 2.200 lao động hoạt động trong ngành du lịch. Trong đó 250 lao động trực tiếp liên quan hoạt động dù lượn, mỗi huyện, thành phố có hoạt động dù lượn có từ 10-20 phi công được đào tạo; mỗi khu phức hợp du lịch thể thao phục vụ bay dù lượn có từ 05-10 lao động quản lý; 05-10 hướng dẫn viên du lịch am hiểu văn hóa, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của địa phương. Có ít nhất 20% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh du lịch đạt trình độ từ trung cấp trở lên; 80% số lao động còn lại được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch.

- Về công nhận các điểm, khu du lịch địa phương: Đến năm 2025, công nhận ít nhất 02 khu du lịch cấp tỉnh (vườn Quốc gia Chư Mom Ray và Rừng Đặc dụng Đăk Uy); đầu tư, phát triển mới và công nhận 03-05 điểm du lịch cộng đồng.

- Đến năm 2025, phát triển hoàn chỉnh 02 khu phức hợp du lịch - thể thao tại huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thể dục thể thao, bay dù lượn (khách sạn, nhà chờ vận động viên, nhà tập luyện duy trì thể lực, giải trí, bãi đỗ xe, bãi cất hạ cánh bay dù lượn...) gắn các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

- Phấn đấu đón trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm 2025, tạo việc làm cho 3.500 lao động; nâng tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ du lịch chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân đạt 15%/năm và tổng thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân tăng 15%/năm.

- Phấn đấu cơ bản hoàn thành các tiêu chí để công nhận khu du lịch Măng Đen - Kon Plông đạt chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, thu hút đầu tư thêm 01 sân golf, công nhận 01-02 khu du lịch cấp tỉnh, 06-10 điểm du lịch địa phương, có ít nhất 05 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao, thương mại quy mô cấp vùng và cấp quốc gia. Nâng cấp 01 khu du lịch thể thao, gắn các điểm bay dù lượn đạt chuẩn Quốc tế; phát triển có hiệu quả kinh tế ban đêm, đưa Kon Tum thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Nguyên nói chung và có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

3.1. Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động dù lượn bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch.

- Tổ chức các lớp đào tạo phi công bay dù lượn tại các huyện, thành phố (ưu tiên người đồng bào dân tộc thiểu số); đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo các phi công dù lượn là người địa phương; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm bay dù lượn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

3.2. Đầu tư tài chính

- Lồng ghép các chương trình đầu tư của tỉnh, của huyện theo kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại các điểm cất cánh, hạ cánh.

- Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch tổ chức huấn luyện, đào tạo phi công, tham gia thi đấu các giải hàng năm…, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để phát triển môn dù lượn.

- Tranh thủ các nguồn lực của các tổ chức quốc tế trong việc tài trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực hoạt động dù lượn, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển môn dù lượn, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch khác.

3.3. Đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý điều hành

- Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các điểm bay dù lượn, khu vực động lực phát triển du lịch và khu vực có tiềm năng du lịch khác trên địa bàn tỉnh.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.

- Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch thể thao (dù lượn, leo núi, chèo thuyền trên sông…).

- Tiếp tục tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế đến Kon Tum; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành trong, ngoài tỉnh kết nối hãng hàng không trong nước, quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Kon Tum với các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng qua cảng hàng không Plei Ku, tỉnh Gia Lai.

- Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch thể thao phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.

3.4. Tuyên truyền và quảng bá

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu hoạt động bay dù lượn tại các điểm bay của tỉnh Kon Tum và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch.

- Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.

- Chú trọng huy động nguồn lực xã hội, kết hợp nguồn lực Nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch.

3.5. Quy hoạch; đa dạng hóa đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

- Tiến hành rà soát, quy hoạch các điểm, vị trí phát triển môn dù lượn, các làng đồng bào dân tộc thiểu số, làng nghề… để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh và của các địa phương, làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm đến du lịch, phục vụ việc phát triển có trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới.

- Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, đồng thời gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao với hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác tối đa các yếu tố bản sắc, tài nguyên thiên nhiên, địa lý riêng của Kon Tum.

- Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân cùng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo hài hòa các mối lợi ích.

- Tăng cường đầu tư các loại hình lưu trú du lịch, đồng thời với việc kiểm tra giám sát và hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư mới, nâng cấp các cơ sở hiện có đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông đến các điểm khai thác bay dù lượn, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch Măng Đen - Kon Plông và khu vực có tiềm năng du lịch tại các huyện, thành phố nhằm nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.

3.6. Xã hội hóa hoạt động dù lượn gắn phát triển du lịch

- Gắn kết các hoạt động dù lượn với hoạt động du lịch khác trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các địa phương quy hoạch phát triển môn dù lượn.

- Kêu gọi các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp... xây dựng các điểm bay, cất cánh, hạ cánh, các cơ sở dịch vụ khác như bãi đỗ xe, ăn uống… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh hiệu quả.

3.7. Bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, gắn hoạt động bay dù lượn. Tuyên truyền các tổ chức cá nhân, tham gia hoạt động du lịch thực hiện quy tắc ứng xử văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch, xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường tại các khu điểm du lịch.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các điểm bay, cất hạ cánh các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch khác.

3.8. Phát triển khoa học công nghệ

- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch tỉnh Kon Tum; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến trong hoạt động dù lượn và các điểm du lịch khác.

3.9. Hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước; các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan và các địa phương của các nước khác mà tỉnh Kon Tum đã có ký kết quan hệ song phương trong phát triển du lịch; Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế.

- Tiếp tục thu hút khách, mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày khách tham quan các phi công đến tham gia bay trải nghiệm tại Kon Tum.

- Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường có nhiều phi công dù lượn đến Kon Tum bay trải nghiệm và khám phá: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên Bang Nga (sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, đảm bảo an toàn).

- Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, quan tâm, tạo thuận lợi cho người dân tham gia hoạt động du lịch; thúc đẩy thị trường khách đi du lịch bay dù lượn kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử và sinh thái với giáo dục truyền thống tại Kon Tum. Kết hợp hài hoà với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; ưu tiên hợp tác, liên kết khu vực để phát triển sản phẩm, quảng bá điểm đến chung.

- Đẩy mạnh hợp tác để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch, đào tạo các hạt nhân phát triển môn dù lượn, từ công tác quản lý, điều hành, các phi công bay trải nghiệm và làm dịch vụ tại các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh.

3.10. Phát triển sản phẩm du lịch

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch thông qua hoạt động du lịch thể thao, dựa trên lợi thế về tài nguyên của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

- Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và các loại dược liệu quý để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Kon Tum.

- Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm.

- Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

3.11. Xây dựng thương hiệu du lịch

- Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch các địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch của tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.

3.12. Quản lý nhà nước về du lịch

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường áp dụng hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

- Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ban ngành Trung ương những cơ chế, chính sách liên quan đến tình hình phát triển du lịch của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí Đề án thực hiện trong đoạn 2021-2025 là: 84,902 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh, vốn sự nghiệp là 6,952 tỷ đồng, bao gồm các nội dung lập Quy hoạch, các hoạt động hỗ trợ phát triển môn dù lượn, đào tạo, tuyên truyền quảng bá... (trung bình mỗi năm khoảng 1,7 tỷ đồng, phân kỳ cho các năm 2022-2025).

- Nguồn ngân sách cấp huyện, vốn sự nghiệp là 0,450 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; bảng chỉ dẫn du lịch đến các điểm cất, hạ cánh bay dù lượn.

- Nguồn xã hội hóa kêu gọi đầu tư: 77,5 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm cất hạ cánh, khu phức hợp du lịch, thể thao.

(Có phụ lục tổng hợp kèm theo Đề án)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan đầu mối theo dõi đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai có hiệu quả Đề án; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Đề án. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Nghiên cứu, rà soát và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch các khu, điểm du lịch gắn hoạt động bay dù lượn; tăng cường đầu tư trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các địa phương tham mưu xây dựng Quy chế quản lý hoạt động du lịch, thể thao gắn hoạt động bay dù lượn trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định của pháp luật.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan đảm bảo các quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý hoạt động bay, cấp phép bay và các quy định khác có liên quan.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan đến khu vực biên giới, đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đúng định hướng và mục tiêu đề ra.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường phát sóng, đăng tải tin, bài; tập trung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Kon Tum; giới thiệu nguồn lực, tài nguyên, tiềm năng du lịch của địa phương nhằm thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Kon Tum.

5. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc hướng dẫn các nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn, vận động, khuyến khích các đơn vị, địa phương đầu tư triển khai xây dựng các làng nghề truyền thống gắn với du lịch; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái rừng tại các khu du lịch, điểm du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Hướng dẫn xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố, gắn kết công tác tiêu thụ sản phẩm mua sắm của khách du lịch.

7. Sở Ngoại vụ

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu, mời, thu hút các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các đoàn khách quốc tế đến tham quan và tham dự các hoạt động xúc tiến, đầu tư, quảng bá du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; tranh thủ sự quan tâm của báo chí nước ngoài để quảng bá những nét văn hóa đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các cơ sở làng nghề truyền thống và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư.

8. Công an tỉnh: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch theo các quy định của pháp luật.

9. Sở Tài chính: Hàng năm, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hoạt động sự nghiệp thực hiện Đề án liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với khả năng ngân sách và quy định hiện hành.

10. Sở Kế hoạch và Đầu Tư: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với quy định; đề xuất các giải pháp huy động, kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực du lịch.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong quá trình hoạt động, đầu tư kinh doanh du lịch.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đúng quy định và thuận lợi về mặt thời gian. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, điểm du lịch.

- Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.

12. Sở Xây dựng: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, quy hoạch xây dựng các khu vực có liên quan đến hoạt động dù lượn trên địa bàn tỉnh.

13. Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, quảng bá và xúc tiến thương mại.

- Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng như các địa phương tới Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

14. Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các dự án giao thông, trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch đề vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, mở rộng thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và Nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch. Cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp đủ các điều kiện, nhanh hiệu quả.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chủ trì lập kế hoạch xây dựng hạ tầng, đường đến các điểm cất, hạ cánh phát triển môn dù lượn trên địa bàn các huyện, thành phố; phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu du lịch, thể thao gắn phát triển môn dù lượn tại địa phương; quan tâm phát triển các sản phẩm du lịch...

Điều 3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnhKGVX;
- Lưu: VT, Cổng TTĐT tỉnh, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Y Ngọc

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC KHAI THÁC BAY DÙ LƯỢN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết của việc lập đề án

II. Căn cứ lập đề án

III. Mục tiêu của lập Đề án

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

I. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Kon Tum

1. Địa lý tự nhiên và xã hội

2. Về kết cấu hạ tầng, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế và lĩnh vực văn hóa -xã hội

II. Về tiềm năng phát triển du lịch

1. Tiềm năng về văn hóa, lịch sử

2. Tài nguyên du lịch sinh thái

3. Tài nguyên du lịch nhân văn

4. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

III. Đánh giá vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.

1. Phân tích và đánh giá tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020

2. Đánh giá chung

IV. Tình hình phát triển thể dục thể thao

1. Về TDTT quần chúng

2. Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang

3. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao

4. Đánh giá chung

V. Đánh giá mối quan hệ và mức độ gắn kết giữa văn hóa, thể thao và du lịch

PHẦN THỨ HAI

PHÁT TRIỂN MÔN DÙ LƯỢN GẮN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Đánh giá mức độ chi phối của hệ thống văn bản, chính sách có liên quan (quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô đối với ngành)

II. Dự báo xu hướng phát triển của thế giới, trong nước và khu vực miền Trung và Tây Nguyên

1. Dù lượn môn thể thao mới lạ và đem lại sức sống mới cho ngành du lịch.

2. Xu hướng phát triển du lịch gắn liền với thể thao trên thế giới và tại Việt Nam.

3. Vài nét về môn dù lượn bay dù tại Việt Nam

III. Đánh giá và dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động dù lượn gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum

1. Đánh thức tiềm năng thiên nhiên bị lãng quên.

2. Các tiêu chí đánh giá

IV. Quan điểm, mục tiêu phát triển môn dù lượn, gắn phát triển du lịch

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển

PHẦN THỨ BA: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. Xây dựng mô hình liên kết phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

1. Xây dựng mô hình phát triển môn dù lượn gắn với các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới

2. Hình thành các sản phẩm du lịch Văn hóa - thể thao gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc địa phương

II. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

2. Giải pháp về đầu tư tài chính

3. Giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý điều hành

4. Giải pháp về tuyên truyền và quảng bá

5. Giải pháp về quy hoạch; đa dạng hóa; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

6. Giải pháp xã hội hóa hoạt động dù lượn gắn phát triển du lịch

7. Giải pháp bảo vệ môi trường

8. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

9. Hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia; Thái Lan

10. Phát triển sản phẩm du lịch

11. Xây dựng thương hiệu du lịch

12. Quản lý nhà nước về du lịch

III. Kinh phí thực hiện Đề án

PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phân kỳ thực hiện đề án

II. Trách nhiệm thực hiện Đề án

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

3. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh

4. Sở Thông tin và Truyền thông

5. Sở Y tế

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Sở Ngoại vụ

8. Công an tỉnh

9. Sở Tài chính

10. Sở Kế hoạch và Đầu Tư

11. Sở Tài nguyên và môi trường

12. Sở Xây dựng

13. Sở Công thương

14. Sở Giao thông Vận tải

15. UBND các huyện, thành phố

III. Kết luận, kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC KHAI THÁC BAY DÙ LƯỢN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”; và“Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội”.

Chương trình số 35-CTr/TU ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị “Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch mới, khai thác thế mạnh về sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa của tỉnh…”.

Kế hoạch số 2058/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình số 35-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:“Đổi mới tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường. Triển khai các chính sách mang tính đột phá đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư..., không ngừng nâng cao uy tín tạo ra bản sắc riêng từng bước xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Kon Tum”.

Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách du lịch, những người yêu thích thể thao mạo hiểm, đồng thời phát huy và tận dụng những lợi thế về địa lý, tự nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng, đóng góp chính vào hội nhập kinh tế. Không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Kon Tum. Hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những yêu cầu và nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan đơn vị trong giai đoạn hiện nay.

- Đề án tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 trong tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum nhằm cụ thể hóa một bước Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh giai đoạn tới và để triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam…; làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch chung của tỉnh và các địa phương.

Với những yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, việc xây dựng Đề án tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là phù hợp và cần thiết.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

- Luật số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục thể thao.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

- Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

- Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

- Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

- Thông tư số 06/2018/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay.

- Thông tư số 04/2019/TT-BVHTTDL ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện, Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.

- Văn bản số 2812/UBND-KGXV ngày 02 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương lập Đề án tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 4265/UBND- KGVX ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề cương, thời gian trình dự thảo Đề án tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương.

III. MỤC TIÊU CỦA LẬP ĐỀ ÁN

Tỉnh Kon Tum là địa phương còn lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa có những nét riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tài nguyên du lịch về sinh thái, nhân văn phong phú, địa hình có nhiều đồi núi có thể khai thác phát triển du lịch, nhằm tận dụng các điều kiện hiện có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.

Xác định những mục tiêu cụ thể phát triển hoạt động môn dù lượn trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở trong công tác quy hoạch phát triển, tổ chức hoạt động khai thác các giá trị tiềm năng của tỉnh phục vụ phát triển du lịch.

Nội dung đề án

PHẦN THỨ NHẤT:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Địa lý tự nhiên và xã hội

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở bắc Tây Nguyên, được thành lập lại vào tháng 8 năm 1991; là tỉnh giáp Lào, Campuchia, với đường biên giới dài 292,5 km (giáp Lào 154,2 km, giáp Campuchia 138,3 km) có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh và hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh gần 1.000.000ha, trong đó đất nông nghiệp 874.465,27 ha, đất chưa sử dụng 40.907,07 ha(1). Dân số trung bình năm 2020 ước đạt 555.000 người, dân tộc thiểu số chiếm trên 53%, với 07 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm và Hre.

Toàn tỉnh hiện có 09 huyện, 01 thành phố (thành phố Kon Tum), 102 xã, phường, thị trấn (trong đó có 04 huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Ia H’Drai có 13 xã biên giới giáp Lào và Campuchia); 756 thôn (làng), trong đó thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số 545 làng(2); 03 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a(3).

Là nơi giao thoa của nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Việt Nam (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 40…), nơi có địa danh độc đáo “Cột mốc Quốc giới Việt Nam - Lào - Campuchia” và trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa ba nước Đông Dương, Kon Tum được xác định là tỉnh có địa bàn vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước.

Lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có vị trí rất thuận lợi đối với sự giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và giao lưu quốc tế. Từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến biên giới phía Bắc Thái Lan là 340 km, đến thành phố Hồ Chí Minh 650 km (tuyến quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh hiện nay). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để ngành du lịch Kon Tum phát huy tối đa tiềm lực phát triển du lịch, mở rộng kết nối du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên sang các tỉnh Nam Lào; Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.

2. Về kết cấu hạ tầng, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế và lĩnh vực văn hóa - xã hội

a) Về kết cấu hạ tầng, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

- Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại ba vùng kinh tế động lực, giai đoạn 2016-2020 đã huy động được hơn 62.329 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội.

Các dự án trọng điểm của tỉnh được đẩy mạnh thực hiện, nhất là hạ tầng giao thông; trong đó đã đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum; đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến và đoạn tuyến có nguy cơ mất an toàn cao như đèo Lò Xo, đèo Văn Rơi, đèo Măng Đen, Quốc lộ 24, 14C, 40B; triển khai xây dựng tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum và đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24... Các tuyến giao thông nội tỉnh được đầu tư, nâng cấp; nhiều công trình, cụm công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, phục vụ tốt nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.

Hạ tầng lưới điện, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch được đầu tư hoàn thiện. Năm 2020, có 99,3% hộ gia đình sử dụng điện; 100% thôn có điện; trên 89% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Kết cấu hạ tầng đô thị được chỉnh trang, đầu tư nâng cấp, mở rộng, gắn với xây dựng các khu đô thị mới. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc; thành phố Kon Tum ngày càng khang trang...; thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập; hạ tầng thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi đạt tiêu chí đô thị loại IV; khu hành chính huyện Ia H'Drai được đầu tư; hạ tầng trung tâm các huyện, xã, cụm xã được mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng bộ. Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; đến cuối năm 2020 có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nông thôn mới ngày càng được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo, nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với khu vực nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

- Số lượng doanh nghiệp của tỉnh đến nay là 3.123 doanh nghiệp, vốn đăng ký 35.259 tỷ đồng, tăng 916 doanh nghiệp, tăng 9.981 tỷ vốn so với năm 2015; đến nay, đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định Luật Đầu tư cho 192 dự án, trong đó 184 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 20.610,7 tỷ đồng; một số nhà đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm như: Tập đoàn FLC, Vingroup, TH True Milk đã đến đầu tư tại tỉnh.

- Hội nhập kinh tế quốc tế có chuyển biến tích cực; bên cạnh việc tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và đoàn kết đặc biệt giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), tỉnh đã tăng cường mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng ASEAN, một số nước Châu Á và Châu Âu thông qua làm việc, tiếp xúc với từng đối tác cụ thể nhằm tăng cường thu hút đầu tư các nguồn lực nước ngoài, góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh, tạo cơ hội thu hút đầu tư.

b) Về Văn hóa - xã hội

- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao chuyển biến tích cực. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng, nhất là cấp xã. Nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và phát huy, một số nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khôi phục, phát triển. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và việc xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa đạt kết quả, có 587/1.045 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 56%; tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 74%. Cơ sở hạ tầng, thiết chế thể thao được đầu tư; phong trào thể dục thể thao quần chúng được đông đảo Nhân dân hưởng ứng, tham gia; thể thao thành tích cao có bước phát triển.

- An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được nâng lên; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt 90,6%. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, các chương trình, dự án đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được tập trung thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng; tình hình kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn có nhiều chuyển biến; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4,05%/năm.

Môi trường được bảo vệ; công tác khắc phục hậu quả thiên tai được triển khai kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên.

- Cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ phát thanh - truyền hình từng bước được nâng cao, phong phú về nội dung, đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin và giải trí của Nhân dân. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển rộng khắp; toàn tỉnh có 87/102 xã, phường, thị trấn có ấn phẩm báo chí đến trong ngày (đạt 85,3%); 100% xã, phường, thị trấn được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và mạng di động 3G (một số vùng đô thị đã phát triển mạng 4G).

II. VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Tiềm năng về văn hóa, lịch sử

Kon Tum với lịch sử gần 110 năm hình thành và phát triển, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, các dân tộc tỉnh Kon Tum đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy và tạo nên nhiều giá trị văn hóa trở thành truyền thống tốt đẹp, phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh.

Với các yếu tố đặc thù về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, hệ thảm thực vật rừng đã tạo cho Kon Tum có nguồn tài nguyên du lịch phong phú độc đáo, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa rất riêng, thể hiện ở các loại hình như: văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rông văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ - chữ viết, điêu khắc - hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát... Trong không gian văn hóa của lễ hội, phong tục tập quán luôn chứa đựng bao cái đẹp, cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả năng diễn đạt tình cảm tinh tế…; trong đó phải kể đến “Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, danh hiệu này nay đổi thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”(4), đã được Tổ chức Khoa học - Giáo dục - Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận.

2. Tài nguyên du lịch sinh thái

- Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Với tính chất là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia; là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vung sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum.

- Vườn quốc gia Chư Mom Ray với hệ sinh thái đa dạng và độc đáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với loại sâm quý được ghi vào sách đỏ, Khu du lịch sinh thái Rừng đặc dụng Đăk Uy... Các điểm suối nước nóng Đăk Tô - Thác Đăk Lung, lòng hồ Yaly, Khu du lịch Đăk Bla.

- Địa hình của Kon Tum chủ yếu là đồi núi ngắn, dốc, phong cảnh tự nhiên còn hoang sơ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, phát triển rau hoa xứ lạnh, trồng sâm Ngọc Linh…

3. Tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử, cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia như: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (thành phố Kon Tum), di tích lịch sử ngục Đăk Glei (huyện Đăk Glei); di tích lịch sử, danh thắng Măng Đen (huyện Kon Plông), di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô), di tích Chiến thắng Plei Kần (huyện Ngọc Hồi), hiện đang được tôn tạo, bảo quản giúp nhiều cho du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum.

Các công trình tôn giáo có kiến trúc, nghệ thuật độc đáo như: Nhà Thờ Gỗ, Tòa Giám Mục, Chùa Bác Ái... là điểm đến hấp dẫn của du khách tham quan.

4. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Kon Tum có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng, nhằm mang lại lợi ích thiết thực về vật chất, tinh thần cho người dân, cộng đồng xã hội góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Với điều kiện địa lý và tự nhiên như đã nêu trên, Kon Tum có nhiều cơ hội để phát triển mạnh môn dù lượn, điểm bắt đầu của môn chơi dù lượn tại nước ta, gắn kết với các loại hình, hoạt động du lịch khác thu hút sự gắn kết với các trung tâm kinh tế của đất nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và một số địa phương khác, từng bước xây dựng các điểm bay thành các địa điểm du lịch hấp dẫn, là điểm dừng của khách du lịch trong các hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập của tỉnh Kon Tum.

III. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Phân tích và đánh giá tình hình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020

a) Đầu tư hạ tầng du lịch

Trong thời gian qua, công tác phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, trong lĩnh vực du lịch nói riêng được quan tâm đầu tư, ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đã có một lượng đáng kể từ nguồn đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực du lịch, thông qua việc xây dựng các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách về thu hút đầu tư, đầu tư có trọng điểm đã từng bước phát huy hiệu quả, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) du lịch, cải thiện CSHT du lịch của các địa phương.

Trong giai đoạn 2017-2019, đã bố trí 146.237 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện đầu tư các công trình trọng điểm về du lịch và hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch(5); đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, hạ tầng kỹ thuật,…) để phát triển du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi(6) và tại các vùng kinh tế động lực(7).

Ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Kon Tum giai đoạn 2018-2020(8), trong đó có 34 dự án thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch; danh mục dự án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020(9) với 17 dự án, trong đó có 06 dự án du lịch - dịch vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã đăng ký vận động vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho tiểu dự án tỉnh Kon Tum trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới(10). Khu du lịch văn hóa, lịch sử Ngục Kon Tum (tổng mức đầu tư là 201,962 tỷ đồng(11)).

Tại khu vực cột mốc quốc giới 03 nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã đầu tư xây dựng: Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Trường Sơn; Nhà trưng bày, giới thiệu cột mốc biên giới 03 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 03 doanh nghiệp tổ chức bán hàng miễn thuế(12); 11 dự án đầu tư(13) về lĩnh vực thương mại dịch vụ nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch cho khách đến tham quan, mua sắm tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y; đến nay, đã có 07 dự án đưa vào hoạt động.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ phục vụ phát triển sản phẩm du lịch mới(14).

- Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 10 làng du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể: huyện Kon Plông: 06 điểm(15); huyện Đắk Hà: 01 điểm(16); thành phố Kon Tum: 03 điểm(17); Hầu hết các khu, điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đều có bảng chỉ dẫn vị trí cụ thể, rõ ràng trên các tuyến giao thông, tại các điểm du lịch được công nhận trên địa bàn tỉnh người dân địa phương đã trưng bày và bán các sản phẩm lưu niệm, sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, góp phần thu hút khách du lịch và tăng nhu cầu chi tiêu của du khách.

Đối với các điểm văn hóa - lịch sử như: Bảo tàng tỉnh, Ngục Kon Tum..., và các di tích trên địa bàn tỉnh, các điểm du lịch đã bố trí đội ngũ hướng dẫn viên am hiểu lịch sử, văn hóa và có kinh nghiệm.

b) Cơ sở lưu trú du lịch

- Tính đến thang 11 năm 2020, cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh có: 146 đơn vi với tổng số 2110 phòng, trong đó Khách sạn xếp hạng 3 sao: 02 đơn vị với 131 phòng; xếp hạng 2 sao: 09 đơn vị với 296 phong; xếp hạng 01 sao: 48 đơn vị với 738 phòng; không xếp hạng: 3 đơn vị với 146 phòng; nhà nghỉ du lịch: 84 đơn vị với 804 phòng.

c) Về phát triển các Sản phẩm du lịch

- Xuất phát từ lợi thế về vị trí địa lý, truyền thống văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất. Trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có những sản phẩm du lịch chính như sau:

* Du lịch sinh thái: Phát triển loại hình du lịch tham quan, dã ngoại (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, điểm du lịch thác Pa Sỹ - Măng Đen, điểm du lịch Hồ Đăk Ke - Măng Đen,...).

* Du lịch cộng đồng: Thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm đời sống người dân làng Kon Kơ Tu, thành phố Kon Tum, làng Kon Pring, huyện Kon Plông, làng Đăk Răng huyện Ngọc Hồi, Làng Kon Brăp Du, huyện Kon Rẫy. Gần đây đã hình thành một số điểm du lịch cộng đồng như tại Làng Đăk Lek, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum (hộ A Biu).

* Du lịch văn hóa- tôn giáo: Trên cơ sở khai thác lợi thế của Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Kon Tum, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Lễ hội tôn giáo và kiến trúc tôn giáo và một số lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, ngành du lịch Kon Tum đã phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc như: Du lịch văn hóa kết hợp tham quan các công trình văn hóa tôn giáo Chùa Khánh Lâm - Măng Đen; Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục Kon Tum.

* Du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng: Với hệ thống các điểm du lịch độc đáo như: Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; Khu di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen…; cầu treo Kon Klor và hệ thống tượng nhà mồ tại các làng đồng bào dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tượng dân gian Tây Nguyên.

Gần đây, loại hình du lịch thăm chiến trường xưa tìm hiểu về các di tích lịch sử cách mạng như Di tích chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, Di tích Chư Tan Kra, huyện Sa Thầy… có bước phát triển, nhiều đoàn khách và cá nhân đã đến tìm hiểu về các di tích trên địa bàn tỉnh.

* Các loại hình Du lịch thương mại - công vụ, các cấp các ngành đã thường xuyên đăng cai tổ chức các hoạt động Hội nghị, hội thảo, các hoạt động văn hóa, thể thao tại Kon Tum Du lịch thăm thân, Du lịch ẩm thực... đang từng bước phát triển.

d) Xây dựng các tuyến, điểm du lịch

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2015 về việc phê duyệt "Đề án Đầu tư, liên kết và quảng bá phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020"; Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tập trung vào phát triển du lịch tại ba vùng kinh tế động lực cụ thể: xây dựng tour du lịch tham quan thành phố Kon Tum (Bảo tàng Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Nhà thờ Gỗ, Tòa Giám mục và làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa).

- Chương trình Tour Kon Tum - Măng Đen bao gồm các điểm tham quan: Hồ Đăk Ke, HTX Rau, hoa Thanh Niên, chùa Khánh Lâm; Khu Vườn tượng gỗ thác Pa Sỹ, Khu sản xuất của Công ty TNHH Thiện Mỹ, Khu đồi Đức mẹ Măng Đen. Tuyến du lịch Kon Tum - Ngọc Hồi tham quan các điểm: Điểm cao 601 (huyện Đăk Hà); Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô); Cột mốc quốc giới ba biên Việt Nam-Lào-Campuchia; Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; làng Đăk Mế (dân tộc B’râu) và làng Văn hóa Đăk Răng xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).

Về công tác phát triển các sản phẩm du lịch, cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, chủ yếu tập trung chính vào phát triển sản phẩm du lịch: văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch nông nghiệp và phát triển các sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và du lịch khác tại thành phố Kon Tum và huyện Kon Plông.

e) Về công tác Quản lý Nhà nước

Trong những năm qua, các văn bản quản lý đối với công tác du lịch của tỉnh đã được ban hành, triển khai đồng bộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch kịp thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động du lịch trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát được chú trọng tháo gỡ các vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, kết nối các điểm đến và tăng cường công tác liên kết giữa các địa phương trong nước và quốc tế phục vụ phát triển du lịch.

Đã tập trung phát triển hạ tầng giao thông tại một số địa bàn trọng điểm của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. Từng bước hướng dẫn các địa phương rà soát, lập hồ sơ công nhận các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định mới; các huyện vùng biên giới rà soát các điểm có tiềm năng để đề xuất quy hoạch từng bước xây dựng khai thác phát triển du lịch.

- Triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá các khu, điểm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh theo Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

f) Thị trường khách du lịch 2016-2020

TT

Chỉ tiêu

ĐV tính

TH 2016

TH 2017

TH 2018

TH 2019

TH 2020

Thực hiện 2016-2020

1

Khách quốc tế

Lượt

98,201

124,854

181,672

185,000

130,000

719,727

2

Khách nội địa

Lượt

205,506

218,996

266,632

277,000

320,500

1,288,634

g) Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

- Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh; trong đó 02 công ty lữ hành quốc tế(18), 05 công ty lữ hành nội địa (19).

* Số hướng dẫn viên du lịch: Tính đến thời điểm tháng 12/2020 đã cấp 24 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó: 13 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 05 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 06 thẻ hướng dẫn viên tại điểm).

h) Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch luôn được xác định là công tác trọng tâm để thu hút khách du lịch đến với Kon Tum, giai đoạn 2011-2020, đã thường xuyên đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, kịp thời nhằm tạo đột phá trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch: Tổ chức Tuần lễ văn hóa du lịch Kon Tum định kỳ 2 năm 1 lần.

Phát hành các ấn phẩm du lịch bằng nhiều hình thức như Bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa DVD, sách, tạp chí chuyên đề giới thiệu du lịch Kon Tum(20).

Định kỳ hàng năm tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội; Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE Thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng Website Cổng thông tin địa lý du lịch Kon Tum, phối hợp với các Đài truyền hình VTV1, HTV, các đài khu vực và địa phương, sản xuất các chương trình phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Kon Tum, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với khai thác du lịch để thu hút khách du lịch nhằm đẩy mạnh xúc tiến du lịch.

i) Phát triển nhân lực ngành du lịch

Đến nay số lao động làm việc trong các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp lưu trú lữ hành, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh có 1779, trong đó số lao động trong lĩnh vực du lịch tại khu vực nông thôn là 470 người.

* Chia theo trình độ đào tạo:

- Đại học và trên đại học: 64 người; Cao đẳng - Trung cấp: 214 người.

- Đào tạo khác: 477 người; chưa qua đào tạo: 1024 người.

k) Tình hình hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước, trong vùng và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia về du lịch.

- Đã ký kết Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông bắc Thái Lan gồm: Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định (Việt Nam); Attapư, Sê Kông, Champasak (Lào); Sisakhet, Ubon Ratchathani (Thái Lan).

- Ký kết hợp tác phát triển du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 tập trung vào các nội dung (1). Hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch (2). Trên lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch (3). Trên lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch (4).Trên lĩnh vực phát triển sản phẩm du lịch (5). Liên kết, hợp tác thực hiện Chương trình kích cầu du lịch nội địa nhằm khắc phục hậu quả do dịch COVID-19.

Bản đồ du lịch của tỉnh Kon Tum (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch)

Đã phối hợp xây dựng Kế hoạch phát triển Du lịch Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030; tham gia Hội nghị xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam và các tỉnh Nam Lào tại tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

2. Đánh giá chung

a) Những kết quả đạt được

- Hoạt động kinh doanh du lịch có sự phát triển, số lượng du khách và thu nhập xã hội từ du lịch ngày càng tăng. Năm 2020, tổng lượt du khách đến Kon Tum đạt 450.500 lượt người, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh du lịch.

- Tập trung triển khai có hiệu quả các Kế hoạch, chương trình công tác dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Công tác xúc tiến du lịch có nhiều tiến bộ, hình ảnh về vùng đất con người Kon Tum cùng với tiềm năng du lịch được tuyên truyền quảng bá bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, bước đầu thu hút được du khách và các nhà đầu tư đến với Kon Tum.

- Hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen Kon Plông có nhiều chuyển biến tích cực, giao thông kết nối Kon Tum với các tỉnh đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, giúp cho hoạt động du lịch ngày một khởi sắc.

- Đã chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý, xúc tiến phát triển du lịch. Kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

b) Những hạn chế, yếu kém

- Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển du lịch đã triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên, liên tục, hiệu quả chưa cao.

- Sự giao thoa văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã làm ảnh hưởng không nhỏ về kiến trúc, cảnh quan, lối sống, văn hóa truyền thống trong cộng đồng và một số làng người đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch.

- Việc đầu tư chưa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật phát triển ngành du lịch; một số dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm hoặc không thực hiện, triển khai không đồng bộ gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan khu vực. Nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp du lịch còn hạn hẹp, công tác xã hội hóa về du lịch chưa đạt hiệu quả cao.

- Về dịch vụ du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, du lịch mạo hiểm mặc dầu được xác định là thế mạnh của tỉnh Kon Tum, tuy nhiên việc tổ chức khai thác hoạt động kinh doanh du lịch chưa cao. Qua khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mục đích khách đến Kon Tum du lịch sinh thái, mạo hiểm chỉ chiếm 1,9%.

- Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch chưa đa dạng về hình thức. Công tác liên kết giữa báo chí, truyền thông với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

- Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa trên địa bàn tỉnh năng lực tài chính, nhân lực hạn chế (chỉ có 07 doanh nghiệp). Công tác liên kết phát triển tour, tuyến du lịch chưa được đầu tư, khai thác nhiều, chưa thu hút được khách du lịch, qua khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lượng khách đến Kon Tum thông qua các công ty lữ hành, chỉ chiếm 4,8%/tổng lượt khách du lịch đến Kon Tum.

- Sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung ở du lịch sinh thái và văn hóa, chưa có các sản phẩm mới mang tính đột phá, có sức thu hút khách du lịch cao và thiếu các điểm vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch, hoạt động Du lịch mạo hiểm (leo núi, vượt thác…) chưa có sản phẩm phù hợp.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho du lịch còn chưa thực hiện thường xuyên. Nhân lực hoạt động du lịch số lượng ít, chất lượng chưa cao, kỹ năng thực hành thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Một số Di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp. Việc đầu tư, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn thiếu nguồn lực nên chưa phát huy được hiệu quả mô hình du lịch tìm hiểu về di tích văn hóa, bản sắc vùng miền.

- Trong hai năm 2019- 2020 do tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng lớn, số đoàn hủy tour, hủy chỗ tăng cao, các doanh nghiệp du lịch Kon Tum lại có quy mô nhỏ, sức chống chịu với hậu quả của dịch bệnh có nhiều hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn.

c) Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

- Các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc áp dụng tại các địa phương(21); một số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch và đầu tư, gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Ngân sách địa phương còn khó khăn. Công tác xã hội hóa về du lịch chưa đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ hoàn chỉnh làm hạn chế trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Đời sống của Nhân dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn. Một bộ phận Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch nên ý thức bảo vệ, giữ gìn các khu di tích văn hóa lịch sử, các điểm du lịch sinh thái chưa cao; chưa khai thác hết nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển du lịch.

- Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn thiếu các dịch vụ đi kèm, các cơ sở mua sắm hạn chế(22)

d. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện

- Đảm bảo sự chỉ đạo và tổ chức chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp triển khai các Nghị quyết và Đề án; tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện.

- Tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư, tăng cường cải cách hành chính để huy động các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, đa dạng hóa các hình thức tạo lập vốn, thực hiện xã hội hóa các hoạt động đầu tư vào du lịch nhằm huy động tối đa các kênh vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.

- Tăng cường sự phối hợp liên kết xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch trên cơ sở phát huy lợi thế tài nguyên du lịch của tỉnh; xác định đúng thị trường tiềm năng để xúc tiến quảng bá để thu hút du khách.

- Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò vị trí ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch cũng như nâng cao nguồn nhân lực du lịch.

Đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch mới, nhất là các sản phẩm du lịch mà Kon Tum có thế mạnh, du lịch sinh thái, mạo hiểm; du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hóa tham quan nghỉ dưỡng; tăng cường huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động du lịch, xây dựng các điểm mua sắm, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch.

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC-THỂ THAO

1. Về Thể dục - Thể thao quần chúng

- Tính đến năm 2020, tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên trên địa bàn tỉnh đạt 30% dân số. Tỷ lệ gia đình luyện tập thể dục, thể thao đạt 23% số hộ gia đình trong toàn tỉnh. Khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 14,5%; tỷ lệ số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn gia đình luyện tập thể dục, thể thao đạt 11%. Đến nay có 87% số xã, phường có thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở và câu lạc bộ thể dục, thể thao cơ sở.

- Thể dục, thể thao trường học: 100% số trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề thực hiện chương trình thể thao ngoại khóa 100%; học sinh, sinh viên đạt chuẩn về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 100%.

2. Thể dục - Thể thao trong lực lượng vũ trang

- Trong lực lượng Quân đội: Số cán bộ chiến sỹ kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt tỷ lệ 100%.

- Trong lực lượng Công an nhân dân: Số cán bộ chiến sỹ đạt tiêu chuẩn chiến sỹ công an khỏe đến năm 2015 đạt 95%, đến năm 2020 đạt 98%. 100% cán bộ chiến sỹ trong độ tuổi quy định.

Về tổ chức Đại hội thể dục, thể thao các cấp: Qua các kỳ Đại hội Thể dục thể thao năm 2014, năm 2018 tỉnh Kon Tum đạt 98% đơn vị cấp xã tổ chức Đại hội thể dục, thể thao cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện tổ chức Đại hội thể dục, thể thao cấp huyện.

3. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Kon Tum, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các chính sách của Nhà nước về công tác xã hội hóa hoạt động Thể dục thể thao nhằm phát huy nguồn lực của xã hội phục vụ phát triển, đã có các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở tập luyện Thể dục thể thao như: Sân Bóng đá cỏ nhân tạo, Bể bơi, Bóng bàn, Tennis, Thể hình, Yoga..., một số đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia tài trợ bằng tiền, hiện vật cho công tác tuyên truyền, tổ chức các giải thể thao của huyện, tỉnh, quốc gia và quốc tế như: Giải Cầu lông, Quần vợt; giải Bóng đá hạng Nhì tỉnh Kon Tum năm 2019, giải Yoga quốc gia Kon Tum; giải Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá, Bóng chuyền truyền thống tỉnh Kon Tum...

4. Đánh giá chung

a) Những kết quả đạt được

Phong trào thể dục, thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh đến nay đã có bước phát triển tích cực, cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các môn thể thao dân tộc cổ truyền và các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển.

Thể thao thành tích cao đang từng bước phát triển mạnh mẽ, được đầu tư có trọng điểm(23), các môn thể thao trọng điểm của tỉnh như: Điền kinh, Karate, Taekwondo và Võ thuật cổ truyền, đã hình thành tuyến đội tuyển tỉnh tổ chức đào tạo, huấn luyện duy trì thường xuyên tập trung tại tỉnh, đội tuyển bóng đá hạng Nhì và đội bóng chuyền hạng A quốc gia được duy trì tập luyện và tham gia thi đấu hằng năm.

Cơ sở vật chất thể dục, thể thao cấp tỉnh được quan tâm, đầu tư(24).

b) Tồn tại, hạn chế

Phong trào thể thao quần chúng đã có bước phát triển nhưng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung tại các xã, phường, thị trấn trung tâm, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên khu vực nông thôn còn thấp. Số người tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên chưa cao.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện thể thao chưa đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, nhất là ở vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiệu quả công tác xã hội hoá thể dục, thể thao chưa cao. Chưa có nhiều các liên đoàn, hiệp hội thể thao đáp ứng theo nhu cầu của xã hội hiện nay.

Cán bộ làm công tác thể dục, thể thao có tăng về số lượng nhưng hầu hết là kiêm nhiệm chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của xã hội.

Ngoài công tác đăng cai tổ chức các môn thể thao Quốc gia tại tỉnh, thì hiện nay tỉnh chưa có môn thể thao đặc thù tại địa phương để thu hút các vận động viên quốc gia, quốc tế và khách du lịch đến địa phương như môn: Dù lượn, đua mô tô, xe đạp địa hình, chạy vượt đồi núi...

V. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ VÀ MỨC ĐỘ GẮN KẾT GIỮA VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

* Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:

- Khẳng định vị trí và vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước giai đoạn mới: Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, thì vị trí và vai trò của văn hóa phải được đề cao, được coi trọng trong sự phát triển của đất nước. Tập trung phát triển con người, trong đó giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách là nhiệm vụ trọng tâm: Chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và mỹ cảm, trong đó giáo dục đạo đức là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng nhân cách con người Việt Nam kế thừa những tinh hoa trong nhân cách văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời bổ sung những giá trị mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 08-NQ-TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội”, đồng thời định nghĩa “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, mang tính xã hội hóa cao.

Xuất phát từ những quan điểm như đã nêu, có thể khẳng định các yếu tố về văn hóa, bản sắc dân tộc có mối quan hệ hữu cơ với phát triển du lịch, đều mang nội dung hướng đến xây dựng con người mới Việt Nam và có tính xã hội hóa cao, hướng đến nhu cầu hưởng thụ các giá trị tốt đẹp, nâng cao nhận thức của xã hội, đến từng người dân, đồng thời với mục tiêu phát triển kinh tế; nâng cao tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dịch vụ tổng hợp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo nhiều việc làm và giảm nghèo bền vững.

Yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn mới đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của Nhân dân, tránh áp đặt chủ quan, tạo điều kiện cho tự do sáng tạo, phát huy dân chủ, tinh thần đối thoại và phản biện xã hội của văn hóa nghệ thuật.

- Tăng cường gắn kết giữa phát triển văn hóa, thể dục, thể thao với phát triển du lịch: Văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng để phát triển du lịch, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa các dân tộc của tỉnh tới các du khách trong và ngoài nước, đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế trong văn hóa.

- Phát triển du lịch là con đường để chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch: Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc, đồng thời có đóng góp tích cực cho văn hóa nhân loại.

- Xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao và du lịch là trách nhiệm và công việc của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành liên quan, của mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Khắc phục những yếu kém về văn hóa phải bắt đầu từ văn hóa, nhưng không chỉ bằng văn hóa. Các hoạt động kinh tế và chính trị, các mối quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế và chính trị thường xuyên tác động tới tâm tư, tình cảm của mỗi con người. Bên cạnh đó, văn hóa còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác: giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, luật pháp, thông tin và truyền thông, tôn giáo, tín ngưỡng… Do vậy, xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao và du lịch là trách nhiệm và sự nghiệp chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

PHẦN THỨ HAI

PHÁT TRIỂN MÔN DÙ LƯỢN GẮN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

- Môn dù lượn nói riêng và các loại phương tiện bay siêu nhẹ được con người điều khiển trực tiếp hoặc qua bộ điều khiển từ mặt đất bay trên không nói chung, hiện nay mới được du nhập vào nước ta với thời gian chưa nhiều, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế trong quá trình hội nhập nhằm đáp ứng nhiều mục đích khác nhau như du lịch mạo hiểm, luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí quay video truyền hình, chụp ảnh từ trên không… và mục đích an ninh quốc phòng, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Do đó, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân, các đối tượng yêu thích du lịch mạo hiểm, tập luyện thể thao, chụp ảnh, quay video… Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan ban hành chỉ đạo về du lịch, trong đó có thiết bị bay trong du lịch, cụ thể:

- Về chủ trương, đối với công tác phát triển du lịch Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 18/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 04/2019/TT-BVHTTDL ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện, Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm; Thông tư số 06/2018/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 01 năm 2018 Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2019 về ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Kế hoạch số 2058/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Công văn số 2893/UBND-NC ngày 26 tháng 10 năm 2017 về việc tăng cường quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ trên địa bàn tỉnh.

II. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC, KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

1. Dù lượn môn thể thao mới lạ và đem lại sức sống mới cho ngành du lịch

Dù lượn là môn thể thao mới trên thế giới, được các phi công người Pháp sáng tạo ra từ việc cải tiến chiếc dù tròn trong quân đội vào khoảng những năm 1980. Theo thời gian, sự phát triển của công nghệ dệt vải và các cải tiến trong kỹ thuật thiết kế, hiệu suất của dù lượn đã được tăng lên rất nhiều. Kỹ thuật cất cánh đã dễ dàng hơn, thời gian dù ở trên không được kéo dài hơn và các chuyến bay đôi của phi công chuyên nghiệp với những người chưa bao giờ tập luyện để truyền tải cảm hứng và tình yêu đối với bầu trời, thiên nhiên trở nên phổ biến.

Chính nhờ sự thuận tiện đó mà dù lượn chuyển mình trở thành một môn thể thao giải trí chính thức với sức hút vô cùng mãnh liệt. Trong vòng chưa đến 10 năm, số lượng phi công dù lượn tham gia tập luyện và thường xuyên chơi ở Pháp đã tăng lên đến hơn 20.000 phi công.

Tính đến thời điểm hiện tại số lượng phi công vẫn đang thường xuyên bay tại Châu Âu quê hương của môn dù lượn luôn đạt mức trên 200.000 phi công.

Sức sống mới cho ngành du lịch: Không chỉ đem lại những phút giây thoải mái cho người chơi, dù lượn cũng đã mở ra những cánh cửa mới đối với ngành du lịch của Châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Ở Châu Âu môn trượt tuyết là một sản phẩm cực kỳ quan trọng trong cơ cấu ngành du lịch của các nước này, nơi có những rặng núi hùng vĩ như dãy Alps, Pyrenee..., tuy nhiên sản phẩm du lịch này phụ thuộc rất nhiều vào lượng tuyết rơi hàng năm và thời gian khai thác các điểm trượt tuyết chỉ kéo dài được tối đa 3-4 tháng (từ tháng 12 đến hết tháng 2).

Phần thời gian còn lại trong năm đại đa số các điểm trượt tuyết trên khắp Châu Âu phải đóng cửa. Việc kéo dài thời gian tuyết rơi là gần như không thể thực hiện nên rất nhiều các điểm trượt tuyết trên Châu Âu đã buộc phải đóng cửa. Và khi dù lượn xuất hiện, hệ thống cáp treo đưa người trượt tuyết lên núi lại một lần nữa được khởi động vào những tháng mùa hè chói chang, thay vào vị trí của những bộ thiết bị trượt tuyết là những phi công dù lượn với một ba lô nhỏ sau lưng, họ lên núi và đợi chờ những cơn gió để nhanh chóng cất cánh để bay lượn như những chú đại bàng trên khắp những rặng núi hùng vĩ. Một ví dụ cụ thể là lễ hội Coup D'icare diễn ra hàng năm tại St Hilaire một ngôi làng nhỏ nằm cách thành phố Lyon vào cuối tháng 9 hàng năm thu hút trên 100.000 khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh dù trong đại lễ carnaval trên trời.

Lễ hội hóa trang dù lượn Coup Icare tại St Hilaire Pháp

Không chỉ tại Châu Âu mà dù lượn còn là sản phẩm du lịch mới nhưng cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một số nước nghèo. Đứng trong top 2 thế giới về các điểm đến trên thế giới cho phi công dù lượn, Nepal được nhắc đến như một ví dụ điển hình về việc dù lượn đã thay đổi bộ mặt của ngành du lịch của đất nước. Trước đây, khi nói đến Nepal, chúng ta chỉ chú ý đến những tour du lịch phục vụ những nhà thám hiểm mong muốn chinh phục nóc nhà thế giới Đỉnh Everest ở độ cao 8430m.

Tuy nhiên, với số lượng người leo núi không nhiều chỉ khoảng vài trăm người/năm những lợi tức của nó đem lại chủ yếu dành cho một nhóm nhỏ các gia đình của các Sepa (những người gùi, vác đồ đạc hỗ trợ người leo núi) trên các rặng núi cao, nguồn lợi này rất hạn chế do những người leo núi chủ yếu tập trung toàn bộ thời gian ở các trạm leo núi và một năm, khung thời gian để những người leo núi có thể chinh phục được đỉnh Everest chỉ kéo dài vỏn vẹn hơn 20 ngày.

Đỉnh EVEREST nhìn từ điểm bay Pokhara

Cho đến khi dù lượn xuất hiện cả đất nước Nepal như được giải thoát bởi cái bóng quá lớn của đỉnh núi Everest, thay vì chỉ tiếp đón những đoàn vận động viên leo núi đến chinh phục đỉnh cao trong vòng 1-2 tháng cao điểm, ngành du lịch của Nepal đã tiếp nhận một lượng phi công khổng lồ đến để bay lượn trên các triền núi hùng vĩ của rặng núi này trong suốt cả năm dài.

Các phi công dù lượn đến từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ thông thường đều là những người có thu nhập thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội đã đem đến một nguồn lợi kinh tế khổng lồ cho ngành du lịch của Nepal nói riêng và cả đất nước Nepal nói chung. Các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được mọc lên để phục vụ nhu cầu của phi công, hệ thống đường sá, viễn thông, điện nước được nâng cấp và cải tạo nhằm tạo ra môi trường sạch sẽ phục vụ những khách hàng với hầu bao tương đối thoải mái. Bên cạnh đó nó còn tạo ra việc làm cho rất nhiều người từ lớn cho đến trẻ em để đem đến những trải nghiệm bất ngờ cho phi công khi đến bay lượn tại Nepal. Dù lượn đã góp phần thay đổi bộ mặt của đất nước Nepal một cách tích cực và cực kỳ thân thiện với môi trường.

Trong năm 2017, Nepal đã tiếp đón gần 1 triệu khách du lịch trên khắp thế giới đến với đất nước của thiên nhiên hùng vĩ này nhằm tham gia các hoạt động leo núi, bay dù... và thời gian lưu trú của khách du lịch tại Nepal đạt con số ấn tượng trung bình là trên 14 ngày lưu trú(25).

Hàng trăm chiếc dù bay tại giải thi đấu dù lượn Nepal mở rộng 2017

Có thể lấy thêm một ví dụ cụ thể từ đất nước Thái Lan. Thị trấn Sikhio là một thị trấn rất nhỏ và bình thường thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima nằm cách thủ đô Bangkok 220km về phía đông bắc. Thị trấn này nằm ở điểm đầu tiên của vùng đồng bằng nông nghiệp lớn nhất nước Thái. Các hoạt động kinh tế của thị trấn diễn ra hết sức bình thường như bao thị trấn nhỏ khác trên khắp miền Đông Bắc đất nước Thái Lan, nơi không có bất cứ ưu đãi của thiên nhiên nào dành cho ngành du lịch. Tuy nhiên, kể từ năm 2015 vào các dịp lễ hội năm mới Songkhran, người dân Sikhio lại tiếp đón rất nhiều khách du lịch đến từ các nơi trên thế giới về đây nhưng không phải để tham gia lễ hội té nước mừng năm mới như bao khách du lịch khác mà họ đến đây để bay dù.

Chỉ sau hơn 2 năm từ thời điểm Câu lạc bộ dù lượn News Sky của Việt Nam khám phá và đẩy mạnh các công tác truyền thông, hiện nay sự kiện Khao Sadao XC Camp đã trở thành một sự kiện thường niên được liên đoàn thể thao hàng không Thái Lan tổ chức một cách chính thức, thu hút hơn 200 phi công trong khắp khu vc cũng như quốc tế về đây tham gia chương trình huấn luyện trong hơn 14 ngày của sự kiện. Từ một vùng quê nghèo không có bất cứ sản vật gì hấp dẫn đối với khách du lịch, Sikhio hiện nay đã trở thành một trong những điểm đến du lịch dù lượn số một trong khu vực Đông Nam Á với thời gian hoạt động kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 10, các phi công về đây sinh hoạt với thời gian lưu trú trung bình từ 10-15 ngày đã đem lại sức sống mới cho ngành du lịch cũng như cư dân của địa phương. Có thể khẳng định, nếu được đầu tư đúng đắn về chủ chương, chính sách, dù lượn sẽ chính là giải pháp du lịch vực dậy những tiềm năng đang bị lãng quên của các địa phương.

Hơn 100 phi công dù lượn tại Khao Sadao XC-Camp 2017

2. Xu hướng phát triển du lịch gắn liền với thể thao trên thế giới và tại Việt Nam.

Điểm xuất phát thường niên của giải chạy Singapore Marathon

- Boston marathon là giải chạy tổ chức hàng năm bởi chính quyền thành phố Boston (Mỹ), mỗi năm quy tụ hơn 30.000 vận động viên đến từ hơn 90 nước trên khắp thế giới đến tham gia và thu hút hơn 1 triệu khách du lịch đến ủng hộ cho các vận động viên trong ngày sự kiện này. Standard Chartered Singapore Marathon được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2002 cũng là một sự kiện thể thao thu hút trên 65.000 vận động viên từ trên 100 quốc gia trên thế giới cùng hơn 2 triệu cổ động viên đến cổ vũ cho toàn thể vận động viên tham gia giải chạy này.

Cũng trên xu thế phát triển của các môn thể thao vận động ngoài trời, trong vài năm gần đây các đơn vị tổ chức sự kiện tại Việt Nam đã phối hợp với các tỉnh, thành phố để tổ chức các giải thi đấu chạy việt dã và nhiều môn phối hợp và đã gặt hái được những thành công nhất định thúc đẩy hình ảnh du lịch của Việt Nam nói riêng và của từng địa phương nói riêng. Điển hình nhất phải kể đến Đà Nẵng Ironman 70.3, Vietnam Mountain Maraton tại Sapa Lào Cai, Đà Lạt Ultra trail đã dần khẳng định tên tuổi trong việc hấp dẫn các vận động viên, báo đài, phương tiện truyền thông khắp thế giới đưa tin cho các sự kiện này.

Xu thế du lịch kết hợp thể thao gần gũi môi trường là xu thế tất yếu bởi sự gần gũi với thiên nhiên cũng như tính kích cầu của nó. Và dù lượn cũng đang được rất nhiều địa phương trên cả nước nhất là các địa phương ở khu vực vùng núi phía Bắc đưa vào chương trình mũi nhọn phát triển du lịch của địa phương mình.

Từ năm 2012, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện để tổ chức lễ hội bay trên mùa vàng diễn ra vào tháng 9 hàng năm, đến năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức thêm một festival nữa vào tháng 5 lấy tên bay trên mùa nước đổ để tạo thành một sản phẩm du lịch hoàn thiện trong việc mở ra sản phẩm du lịch của địa phương mình.

Bên cạnh tỉnh Yên Bái, các địa phương lân cận thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, tận dụng điều kiện địa lý về địa hình, có nhiều dãy núi cao phong cảnh tự nhiên đẹp phong tục tập quán đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực này có nhiều bản sắc mang những nét riêng, cũng đang đẩy mạnh việc tổ chức các lễ hội bay dù nhằm thu hút phi công bản địa và tiếp đến là đón tiếp các phi công quốc tế đến với địa phương mình, cụ thể như: lễ hội bay trên Putaleng tại Lai Châu vào dịp năm mới, Lễ Hội bay dù cưỡi ngựa diễn ra tại Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Lễ hội bay trên Công viên đá (Di sản thiên nhiên của Thế giới) Đồng Văn - Hà Giang.

Đứng trước cơ hội kinh doanh mới đang chuẩn bị bùng nổ, các công ty lữ hành quốc tế cũng đang đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, chương trình marketing cho sản phẩm thú vị này.

Bay khảo sát trên đỉnh Chư Tan Kra - Sa Thầy

3. Vài nét về môn dù lượn bay dù tại Việt Nam

Dù lượn được du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990, từ những hạt nhân ban đầu ở các địa phương, nhất là tại các trung tâm kinh tế lớn bắt đầu hình thành nên các Hội, nhóm, câu lạc bộ thể thao tập hợp những người yêu thích môn dù lượn có động cơ (paramoter) và không có động cơ để cùng tham gia tập luyện trao đổi kinh nghiệm, sở thích và cùng trải nghiệm.

Đầu tiên là Câu lạc bộ dù lượn Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồng bằng nên phong trào dù lượn tại địa phương này gặp những rào cản nhất định khó vượt qua. Các thành viên đã tìm đến tập luyện và tham gia các môn thể thao khác.

Năm 2007 ngành dù lượn Việt Nam mới ghi nhận sự phát triển vượt bậc, chỉ trong vòng chưa đến 10 năm hình thành và phát triển đã có sự thành lập của 3 Câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam - HNPG, VWHN và News Sky, tiếp đó dù lượn tại miền Bắc liên tiếp đón chào sự ra đời của các Câu lạc bộ mới, tập hợp ngày càng đông các cá nhân yêu thích du lịch khám phá, yêu thích thể thao tham gia tập luyện với những cá nhân xuất sắc nhằm nâng cao chất lượng của người chơi môn này. Đây chính là tiền đề phát triển tốt của ngành dù lượn Việt Nam. Hiện nay đã có trên 11 Câu lạc bộ dù lượn, các Câu lạc bộ đã đào tạo ra trên 300 phi công và hiện tại có trên 100 phi công.

*Bảng xếp hạng môn Dù lượn của Việt Nam so với thế giới tháng 12/2020 (Nguồn Website Liên đoàn thể thao hàng không thế giới)

III. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DÙ LƯỢN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

1. Đánh thức tiềm năng thiên nhiên bị lãng quên

- Tỉnh Kon Tum có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 độ trở lên, đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập.

Khí hậu: Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, ba tháng 7, 8, 9 có lượng mưa cao nhất.

Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc, vào mùa mưa gió chủ yếu theo hướng tây nam. Nhiệt độ có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực trong tỉnh, khu vực miền núi cao trải dài phía Đông Bắc gồm các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đắk Glei thời tiết mát mẻ và ôn hòa, trong khi đó khu vực đất thấp phía Tây Nam như huyện Ia H'Drai, Sa Thầy và thung lũng thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy thời tiết nóng và oi ả hơn.

Hệ thống hạ tầng giao thông, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước những năm qua đã được Trung ương, địa phương đầu tư có trọng điểm, trọng tâm cả đường bộ và đường không (qua cảng hàng không Plei Ku) tương đối hoàn chỉnh qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 19 (qua Gia Lai), quốc lộ 24 nối với đồng bằng miền Trung, quốc lộ 40 nối với các tỉnh Nam Lào và Đông bắc Thái Lan. Đã tạo cho công tác phát triển du lịch của tỉnh có bước phát triển mới cả trong nước và quốc tế.

Tỉnh Kon Tum còn có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên khác như rừng đặc dụng Đăk Uy, khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Kon Plông…, và nhiều giá trị về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Thuận lợi cho việc tạo ra các sản phẩm du lịch khác gắn liền với hoạt động dù lượn như: hoạt động leo núi, tham quan rừng đặc dụng, cắm trại trong rừng, vượt ghềnh thác, thưởng thức ẩm thực dân tộc…

Bay khảo sát tại núi Chư Tan Kra, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy

Hiện nay, đứng trước sức thu hút của loại hình du lịch này, một số địa phương khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã khảo sát, xây dựng các điểm bay dù lượn phục vụ phát triển du lịch như điểm bay tại núi Sơn Trà - Đà Nẵng; Núi Hòn hồng thuộc xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Đèo Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa; Khu vực Tây Nguyên có Núi Lang Biang, thuộc huyện Lạc Dương, Núi Brăng Yang thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Tuy nhiên các điểm bay này có rất nhiều hạn chế về thời tiết, địa hình không thuận lợi, hạn chế thời gian bay trong năm.

- Về đầu tư khai thác môn dù lượn, do đặc điểm là hoạt động trên không vùng trời, tận dụng địa hình, thời tiết khí hậu phục vụ bay trải nghiệm tham quan ngắm cảnh của các phi công, thỏa mãn đam mê chinh phục bầu trời. Do đó nhu cầu quy hoạch, đầu tư tạo các điểm cất, hạ cánh thấp, phù hợp với khả năng của tỉnh Kon Tum là địa phương còn khó khăn về ngân sách, đồng thời cần tăng cường thu hút đầu tư từ các công ty tư nhân để đầu tư khai thác kinh doanh loại hình du lịch này.

Trường hợp đầu tư các điểm bay đạt đẳng cấp quốc tế bao gồm: diện tích rộng, hạ tầng giao thông, các bãi đỗ xe, bãi cất hạ cánh, thông tin liên lạc mạng viễn thông 4G, 5G, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, bãi cắm trại phục vụ khách du lịch cần có quy hoạch cụ thể và kêu gọi đầu tư.

- Về khả năng đáp ứng về diện tích đất đai, các bãi cất hạ cánh có diện tích không nhiều, mỗi điểm cất cánh có diện tích tốt nhất đạt 2000m2 (dài 50mx ngang 40m). Khu vực hạ cánh có độ lớn tối thiểu 10.000m2 (100mx100m) trong đó khu vực lướt vào bãi hạ trong khoảng 100-150m độ dài, bãi đỗ xe, khu vực dịch vụ khác… do đó hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

- Đối với các điểm chưa có đường giao thông thuận lợi, cần quy hoạch và đầu tư qua kế hoạch hàng năm, lồng ghép các chương trình của từng địa phương qua từng giai đoạn, không gây áp lực cho ngân sách.

- Các phương tiện bay (dù lượn) hoàn toàn do các cá nhân đầu tư, Nhà nước chỉ thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn các dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này.

2. Các tiêu chí đánh giá

* Các loại hình thi đấu và tập luyện dù lượn

- Dù lượn là môn thể thao hàng không phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên như gió, địa hình và mức độ chiếu sáng mặt đất của mặt trời.

- Tùy vào điều kiện thực tế thì mỗi điểm bay sẽ có thể triển khai được các loại hình tập luyện, thi đấu như sau:

- Tập luyện/Thi đấu hạ cánh chính xác (điều kiện gió từ 0 đến 5m/s),

- Tập luyện/Thi đấu bay đường trường/bay theo tuyến (điều kiện gió 0 đến 4m/s, có mặt trời chiếu sáng trên 7h/ngày, không bị mây mù).

* Các tiêu chí kỹ thuật

Để đảm đảm bảo tính an toàn cho người chơi môn dù lượn, một điểm bay có thể được đưa vào khai thác khi đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu như sau:

- Điểm cất cánh có độ thoáng cất cánh với góc từ 45° trở lên. Độ dốc của khu vực cất cánh từ 0 đến 20 độ, bề mặt khu vực cất cánh nhẵn, không gồ ghề, có diện tích tốt nhất đạt 2000m2 (dài 50m x ngang 40m).

- Khu vực hạ cánh phải có độ lớn tối thiểu 10.000m2 (100mx100m) trong đó khu vực lướt vào bãi hạ trong khoảng 100-150m độ dài yêu cầu không có vật cản có độ cao lớn/nguy hiểm (cây cao, nhà cửa, dây điện).

- Khoảng cách tối đa giữa khu vực hạ cánh và khu vực cất cánh được tính bằng 5 lần chênh lệch độ cao giữa điểm cất cánh và điểm hạ cánh. Ví dụ: Điểm cất cánh có độ cao 950m, điểm hạ cánh có cao độ là 650m vậy khoảng cách tối đa của 2 điểm này là 5 * 300 = 1500m.

- Điểm bay nếu nằm trong khu vực đồi núi trùng điệp thì khu vực đáy thung lũng phải có độ rộng trong khoảng 2km.

Khu vực xã Đắk Blà có bãi cất cánh nhưng phía trước điểm xuất phát có thung lũng hẹp, không đủ điều kiện kỹ thuật.

 

Kết quả thu được của quá trình khảo sát

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Địa điểm khảo sát

Tiêu chí đánh giá

Ghi chú

Điểm cất cánh

Độ cao bãi cất

Độ mở bãi cất

Độ dốc bãi cất

Bãi hạ cánh

Độ cao bãi hạ

Vật cản trên đường lượn

Chênh cao cất, hạ

Khoảng cách bãi cất và bãi hạ

I. Loại hình dù lượn không có động cơ (paragliding).

(1) Điểm khảo sát Xã Đắk Blà - TP Kon Tum

Đo lường

14°21'30.6 "N
108°03'53.2"E

650m

270°

0-15°

Không có

Như ảnh

Như ảnh

Nhiều

Như ảnh

 

Đánh giá

Đ

 

 

 

K

 

K

K

K

 

(2) Điểm khảo sát núi Chư Hreng- TP Kon Tum

Đo lường

14°17'20.8 "N
108°00'34.9"E

Như ảnh

Như ảnh

Như ảnh

Không có

Như ảnh

Đường dây điện cao thế

Như ảnh

Như ảnh

 

Đánh giá

K

 

 

 

K

 

K

 

 

 

(3) Điểm khảo sát xã Đăk Tờ Re (Kon Tơ Xinh)

Đo lường

14°22'59.2 "N
108°06'08. 9"E

720m

>270°

0-15°

Nhiều

600 m

Không có

Như ảnh

<1000 m

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

 

(4) Điểm khảo sát Đăk Tờ Re (Kon Xom Luh)

Đo lường

14°23'54.9 "N
108°04'53.5"E

860m

>270°

0-15°

Nhiều

600 m

Không có

Như ảnh

<1000 m

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

 

(5) Điểm khảo sát xã Đắk Ruồng, Kon Rẫy (Kon Keng)

Đo lường

14°29'26.0 "N
108°09'59.9"E

900- 1000m

>90°

>25°

Không nhiều

600 m

Nhiều

Như ảnh

<1000 m

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

K

K

Đ

K

K

Đ

 

(6) Điểm khảo sát xã Đắk Rve (đỉnh đèo Măng Đen)

Đo lường

14°33'14.8 "N
108°15'46. 0"E

1060m

>90°

>25°

Nhiều

760 m

Nhiều (Điện cao thế)

300 m

<1000 m

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

K

Đ

Đ

K

Đ

Đ

 

(7) Điểm khảo sát xã Măng Cành, Huyện Kon Plông

Đo lường

14°35'31.0 "N
108°17'08.0"E

Như ảnh

Như ảnh

Như ảnh

K

Như ảnh

Như ảnh

K

Như ảnh

 

Đánh giá

K

K

K

K

K

K

K

K

K

 

(8) Khu vực núi Chư Tan Kra huyện Sa Thầy

Đo lường

14°21'19.1 "N
107°44'03.4"E

1150m

Đông Nam, Đông, Đông Bắc

0-15°

Nhiều

600 m

Không có

550 m

Như ảnh

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

 

(9) Khu vực đồi Charlie, huyện Đăk Tô

Đo lường

14°21'19.1 "N
107°44'03. 4"E

1015m

Tây, Tây Nam, Đông Nam, Đông, Đông Bắc

0-15°

750 m

Không có

450 m

3000m

* Phía huyện Sa Thầy đã xây dựng đường lên di tích.

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

K

 

(10) Khu vực xã Văn Lem, huyện Đăk Tô

Đo lường

14°44'47.1 1"N
107°54'38. 46"E

1213m

Như ảnh

Như ảnh

750 m

Không có

463 m

587m

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

Đ

 

II. Loại hình dù lượn có động cơ (paramotor)

(1) Khu vực thành phố Kontum - Bờ sông Đăk Bla

Tiêu chí đánh giá

Khu vực cất / hạ

Lớn bãi cất / hạ

Vật cản bãi cất/ hạ

 

 

 

 

 

 

Đo lường

14°21'01.3 "N
107°59'20.6"E

>10.000 m2

Không có

 

 

 

 

 

 

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

 

 

 

 

 

 

(2) Khu vực Huyện Kon Plông - Sân bay cũ

Đo lường

14°35'30.0 "N
108°17'07.9"E

900m

Cây thấp

 

 

 

 

Thời gian đến có thể khai thác địa điểm này cho loại hình máy bay siêu nhẹ Gyrocopter

Đánh giá

Đ

Đ

Đ

 

 

 

 

 

Xem chi tiết phần ảnh minh họa phía dưới

Khu vực núi Chư Hreng, xã Chư Hreng, Thành phố Kon Tum, có điều kiện địa hình phát triển môn dù lượn, có một số bãi hạ cánh như Sân vận động khu tái định cư xã Hòa Bình. Tuy nhiên, đã có rất nhiều đường điện cao thế đã được xây dựng tại khu vực này.

Khu vực xã Đăk Tơ Re, huyện Kon Rẫy, địa hình có nhiều đồi, bãi đất trống thuận tiện cho khai thác môn dù lượn, gắn phát triển du lịch.

Ở một số nơi không có điều kiện địa hình (đồi hoặc núi cao), khi cất cánh các phi công phải cần sự hỗ trợ của xe ô tô, rất khó khăn & tốn kém.

Địa hình khu vực xã Đăk Kôi, dọc tỉnh lộ 677 huyện Kon Rẫy có các bãi cất cánh đảm bảo độ cao nhưng có độ dốc lớn, thung lũng hẹp.

Khu vực dọc tuyến tỉnh lộ 677 huyện Kon Rẫy có phong cảnh rất đẹp, phù hợp phát triển du lịch. Tuy nhiên nằm trong khu vực thung lũng hẹp, độ dốc các bãi cất cánh đa số lớn hơn 25° không đủ điều kiện kỹ thuật phát triển môn dù lượn đại trà (chiều ngang thung lũng hẹp khoảng 400-500m). Tuy nhiên có thể lựa chọn một số khu vực có địa hình đồi thấp làm các điểm huấn luyện bay.

Khu vực đỉnh đèo Măng Đen (ranh giới huyện Kon Rẫy - huyện Kon Plông) có nhiều thuận lợi về địa hình, điểm cất, hạ cánh. Tuy nhiên có nhiều đường điện cao thế đã được xây dựng, không thuận lợi.

Thung lũng Sa Thầy nhìn từ khu vực núi Chư Tan Kra, có không gian rộng, không có vật cản trên đường lượn(bay), rất thuận lợi phát triển môn dù lượn.

Khu vực núi Chư Tan Kra, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy có rất nhiều điểm cất, hạ cánh, cự ly phù hợp, giao thông thuận lợi, đảm bảo các điều kiện khai thác phát triển môn dù lượn

Khu vực sân bay Măng Đen (cũ) đã được quy hoạch là sân bay Taxi, trước mắt có thể khai thác phục vụ bay dù lượn có động cơ và các phương tiện bay siêu nhẹ khác phục vụ phát triển du lịch.

Khu vực xã Pô Kô (thuộc địa bàn huyện Đăk Tô) chưa có các bãi đất trống để hạ cánh, nếu đầu tư khai thác phục vụ bay dù lượn, cần quy hoạch xây dựng các bãi hạ cánh phục vụ tập luyện và thi đấu với cự ly từ dưới 500 m đến 1500m (tính từ điểm cất cánh).

* Theo kết quả đo đạc của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum tại các huyện Sa Thầy, Đăk Tô và huyện Kon Rẫy có các thông số cơ bản sau:

a) Huyện Sa Thầy: Có tốc độ gió bình quân ngày/năm là 1,2m/s, tháng có hiện tượng gió giật cao nhất là tháng 4 với tốc độ 21m/s, độ ẩm không khí 73,8%, tổng số giờ nắng 2633,6 giờ, lượng mưa 1819,1 mm, số ngày có mưa 157.

b) Huyện Đăk Tô: Có tốc độ gió bình quân ngày/năm là 0,91m/s, tháng có hiện tượng gió giật là tháng 4 với tốc độ cao nhất 20m/s, độ ẩm không khí 81,2%, tổng số giờ nắng 2290,4 giờ, lượng mưa 1900,4 mm, số ngày có mưa 176.

c) Huyện Kon Rẫy: Có tốc độ gió bình quân ngày/năm là 1,7 m/s, tháng có hiện tượng gió giật là tháng 4 với tốc độ cao nhất 21m/s, độ ẩm không khí 77,1%, nhiệt độ trung bình tháng 22.3°C tổng số giờ nắng 2192 giờ, lượng mưa 1772.6mm, số ngày có mưa 132.

(xem chi tiết phần phụ lục 2)

Như vậy có thể thấy các điều kiện thời tiết, tốc độ gió, số giờ nắng... tại các địa bàn huyện nêu trên rất thuận lợi cho việc phát triển môn dù lượn (tốc độ gió lý tưởng cho hoạt động dù lượn là 0-4m/s).

Với địa hình đồi núi và nền đất trung bình cao (500-1100m) ở các vị trí thuộc các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum có rất nhiều điều kiện để triển khai các hoạt động du lịch thể thao, qua quá trình đánh giá nhanh trong chuyến khảo sát trên địa bàn tỉnh, đề xuất cơ bản như sau:

Khu vực

Tọa độ

Dù lượn không động cơ

Dù lượn có động cơ

Máy bay siêu nhẹ

Thời gian (*)

(1) Thành phố Kon Tum (Bờ sông Đak Bla)

14°21'01.3"N

107°59'20.6"E

 

Biểu diễn
Tập luyện

 

T1 => T12

(2) Huyện Kon Rẫy (xã Đăk Tờ Re)

14°22'59.2"N

108°06'08.9"E

Tập luyện cơ bản

 

 

T1 => T12

14°23'54.9"N

108°04'53.5"E

Tập luyện bay cao

 

 

T11 => T4

(3) Huyện Kon Plông (sân bay cũ)

14°35'30.0"N

108°17'07.9"E

 

 

Biểu diễn, Dịch vụ

T1 => T12

(4) Huyện Sa Thầy Núi Chư Tan Kra

14°21'19.1"N

107°44'03.4"E

Tập luyện nâng cao Thi đấu.

 

 

T11 => T4

14°24'35.9"N

107°47'17.5"E

 

Biểu diễn
Tập luyện

 

T1 => T12

(5) Huyện Đăk Tô & Huyện Sa Thầy - Đồi Charlie điểm cao 1015

14°21'19.1"N

107°44'03.4"E

Tập luyện nâng cao

 

 

T1 => T12

(*) Khi điều kiện thời tiết có mưa, bão, mây mù sẽ không triển khai các hoạt động bay.

Cùng với xu thế phát triển của các loại hình đi bộ xuyên rừng (trekking) , đi bộ đường dài (hiking), cắm trại (camping) các điểm bay của Kon Tum khi được đưa vào khai thác sẽ là điểm đến hấp dẫn cho giới trẻ tại Kon Tum nói riêng và giới trẻ cả nước nói chung về đây leo núi, tập luyện và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên từ độ cao trên 1200m-1500m cũng như tăng cường thể lực để chuẩn bị thể lực để chinh phục các thử thách khắp đất nước, đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn dựa trên lợi thế về tiềm năng đất đai, địa hình, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh.

IV. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN MÔN DÙ LƯỢN, GẮN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển môn dù lượn nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Kon Tum, dựa trên lợi thế về địa lý, địa hình, tài nguyên văn hóa, lịch sử và nhân văn của tỉnh, thu hút các hoạt động và đóng góp tích cực vào mục tiêu đưa du lịch Kon Tum thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác.

- Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, thể thao gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Phát triển đồng thời du lịch nội địa gắn kết với du lịch quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua hoạt động du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng mối liên kết phát triển của du lịch Kon Tum với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế.

- Phát triển du lịch là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI; thực hiện các quan điểm đã xác định trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kon Tum, có mối gắn kết với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, các tỉnh khu vực miền Trung và quốc tế.

- Hoạt động du lịch phải được khai thác dựa trên các yếu tố nền tảng của mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế, gắn kết văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo sự hài hòa trong quá trình hoạt động, hướng đến mục tiêu phát triển một cách bền vững.

- Phát triển môn dù lượn gắn với du lịch nhằm đóng góp tích cực cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở những địa phương trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển môn dù lượn, trong đó cần có sự tham gia của các đối tượng là người dân tộc thiểu số, thông qua chuỗi giá trị của các hoạt động du lịch nhằm đem lại thu nhập nâng cao đời sống của Nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế chung của tỉnh.

- Xây dựng các làng văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch. Gắn công tác bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa, bảo tồn nghề truyền thống của các dân tộc trong phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh việc thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng, huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch mang những nét riêng của tỉnh Kon Tum khai thác tích cực các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, các giá trị bản sắc văn hóa… dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, cả môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Góp phần tái tạo cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn môi trường xã hội, các giá trị bản sắc văn hóa không bị mai một mà ngày càng được làm giàu thêm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

- Phát triển môn dù lượn nhằm khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh về địa lý, địa hình qua đó đóng góp tích cực vào hoạt động du lịch chung của tỉnh, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI đã đề ra.

- Cùng với các thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa, du lịch cộng đồng, góp phần xây dựng thương hiệu mang bản sắc riêng của Kon Tum, nhằm thu hút khách du lịch, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, đóng góp tích cực vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch và hòa nhập cùng các khu vực trong nước và quốc tế theo xu hướng chung hiện nay thông qua hoạt động dù lượn.

b) Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

2.1. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

- Lượng khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2025, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt khách.

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: Đến năm 2025, có ít nhất 200 cơ sở lưu trú, kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 01-02 khách sạn cao cấp hạng 4 - 5 sao.

- Về lao động ngành du lịch: Đến năm 2025, có 2.200 lao động hoạt động trong ngành du lịch. Trong đó 250 lao động trực tiếp liên quan hoạt động dù lượn, mỗi huyện, thành phố có hoạt động dù lượn có từ 10-20 phi công được đào tạo; mỗi khu phức hợp du lịch thể thao phục vụ bay dù lượn có từ 05-10 lao động quản lý; 05-10 hướng dẫn viên du lịch am hiểu văn hóa, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của địa phương. Có ít nhất 20% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh du lịch đạt trình độ từ trung cấp trở lên; 80% số lao động còn lại được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch.

- Về công nhận các điểm, khu du lịch địa phương: Đến năm 2025, công nhận ít nhất 02 khu du lịch cấp tỉnh (vườn Quốc gia Chư Mom Ray và Rừng Đặc dụng Đăk Uy); đầu tư, phát triển mới và công nhận 03-05 điểm du lịch cộng đồng.

- Đến năm 2025, phát triển hoàn chỉnh 02 khu phức hợp du lịch - thể thao tại huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thể dục thể thao, bay dù lượn (khách sạn, nhà chờ vận động viên, nhà tập luyện duy trì thể lực, giải trí, bãi đỗ xe, bãi cất hạ cánh bay dù lượn...) gắn các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Ban hành Đề án phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển môn dù lượn, leo núi chinh phục đỉnh Chư Mom Ray, khai thác chuỗi giá trị du lịch thể thao mạo hiểm với du lịch sinh thái.

- Triển khai công tác lập kế hoạch xây dựng và khai thác các điểm bay dù lượn tại xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy; xã Đăk Tơ Re, huyện Kon Rẫy và xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (điểm bay đồi Charlie - xã Pô Kô), và các khu vực khác gắn với các điểm di tích, các làng du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện, thành phố. Hoàn thành trong năm 2023.

- Lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức giải Vô địch dù lượn Quốc gia hàng năm nhằm thu hút khách du lịch đến Kon Tum. Hoàn thành năm 2022.

- Đăng cai tổ chức giải Dù lượn Quốc tế tại Kon Tum (khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, hoạt động du lịch trở lại trạng thái bình thường mới).

- Đối với công tác xây dựng các điểm bay (cất và hạ cánh), phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công tác xây dựng hạ tầng:

+ Công tác xã hội hóa hoạt động dù lượn phục vụ phát triển du lịch.

+ Kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng, khai thác các điểm bay, điểm cất hạ cánh, các cơ sở hạ tầng du lịch khác.

- Thành lập Câu lạc bộ hàng không, hoặc hội dù lượn tỉnh Kon Tum làm đầu mối liên kết phát triển với các câu lạc bộ trên cả nước và Liên đoàn thể thao hàng không Việt Nam (đang được xúc tiến thành lập). Năm 2022, sau khi đề án được phê duyệt.

- Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch:

+ Công khai công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch xây dựng các bãi hạ cánh, cất cánh phục vụ phát triển môn dù lượn, trung tâm đào tạo…, hạ tầng du lịch khác để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.

+ Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành trong hoạt động dù lượn, tập luyện thể dục thể thao mạo hiểm khác, tuân thủ các quy định của pháp luật về loại hình hoạt động này.

+ Ban hành Quy chế quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ từ khâu lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động, phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và của các cấp chính quyền địa phương.

+ Ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách du lịch, hoạt động thể thao mạo hiểm, trong đó có môn dù lượn. Hoàn thành năm 2022.

* Mục tiêu đến năm 2030

- Phấn đấu đón trên 3 triệu lượt khách du lịch; tổng doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm 2025, tạo việc làm cho 3.500 lao động; nâng tỷ trọng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ du lịch chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh; tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân đạt 15%/năm và tổng thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân tăng 15%/năm.

- Phấn đấu cơ bản hoàn thành các tiêu chí để công nhận khu du lịch Măng Đen - Kon Plông đạt chuẩn khu du lịch cấp quốc gia, thu hút đầu tư thêm 01 sân golf, công nhận 01-02 khu du lịch cấp tỉnh, 06-10 điểm du lịch địa phương, có ít nhất 05 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao, thương mại quy mô cấp vùng và cấp quốc gia. Nâng cấp 01 khu du lịch thể thao, gắn các điểm bay đạt chuẩn Quốc tế, Phát triển có hiệu quả kinh tế ban đêm, đưa Kon Tum thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Nguyên nói chung và có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam.

PHẦN THỨ BA: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Xây dựng mô hình phát triển môn dù lượn gắn với các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương và phát triển bền vững; khai thác các giá trị ưu thế nổi trội, khác biệt gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; nghiên cứu gia tăng giá trị của các sản phẩm du lịch để giữ chân và thu hút chi tiêu, tiêu dùng từ du khách sẽ đem lại lợi ích đồng thời cho cả Du lịch và Nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn mới bền vững, khẳng định vị thế và mối quan hệ giữa du lịch và nông nghiệp, nông thôn.

- Liên kết tạo thành một tour du lịch trải nghiệm văn hóa - thể thao - các hoạt động nông nghiệp để tạo ra sản phẩm du lịch mang đậm nét bản sắc Kon Tum.

2. Hình thành các sản phẩm du lịch Văn hóa - Thể thao gắn với nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc địa phương, các làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

- Khu vực huyện Sa Thầy các hoạt động dù lượn gắn với các hoạt động cắm trại, hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu tại vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tham quan tìm hiểu các di tích Chư Tan Kra, di tích Đồi Charlie; di tích điểm cao 1049 (Delta) và các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Khu vực huyện Kon Rẫy, kết hợp hoạt động dù lượn gắn với hoạt động du lịch tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động chèo thuyền Cazac trên sông Đăk Kôi.

- Khu vực huyện Đăk Tô kết hợp hoạt động dù lượn với tham quan tìm hiểu di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, tìm hiểu trải nghiệm văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Khu vực thành phố Kon Tum, đóng vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh, đẩy mạnh các hoạt động du lịch khác và làm điểm kết nối các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Khu vực huyện Kon Plông tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển các loại hình du lịch trong đó có du lịch mạo hiểm, chèo thuyền, đu dây vượt thác…; kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái, khám phá hệ sinh thái trên lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum thuộc địa phận xã Đăk Tăng huyện Kon Plông.

- Hình thành chuỗi kết nối hoạt động bay dù lượn gắn với phát triển du lịch từ khâu đưa đón các vận động viên, phi công, khách du lịch... tại sân bay Plei Ku, Đà Nẵng đến các điểm bay tại Kon Tum, tham gia các hoạt động dịch vụ bay và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... kết nối chuỗi hoạt động du lịch tại Kon Tum.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động dù lượn bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch.

- Tổ chức các lớp đào tạo phi công bay dù lượn tại các huyện, thành phố (ưu tiên người đồng bào dân tộc thiểu số); đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo các phi công dù lượn là người địa phương; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm bay dù lượn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

2. Giải pháp về đầu tư tài chính

- Lồng ghép các chương trình đầu tư của tỉnh, của huyện theo kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại các điểm cất cánh, hạ cánh.

- Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch tổ chức huấn luyện, đào tạo phi công, tham gia thi đấu các giải hàng năm…, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để phát triển môn dù lượn.

- Tranh thủ các nguồn lực của các tài chính quốc tế trong việc tài trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực hoạt động dù lượn, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển môn dù lượn, xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch khác.

3. Giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý điều hành

- Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các điểm bay dù lượn, khu vực động lực phát triển du lịch và khu vực có tiềm năng du lịch khác trên địa bàn tỉnh.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.

- Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch thể thao (dù lượn, leo núi, chèo thuyền trên sông…).

- Tiếp tục tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế đến Kon Tum; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh kết nối hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Kon Tum với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng, qua cảng hàng không Plei Ku.

- Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch thể thao phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.

4. Giải pháp về tuyên truyền và quảng bá

- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu hoạt động bay dù lượn tại các điểm bay của tỉnh Kon Tum và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch.

- Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.

- Chú trọng huy động nguồn lực xã hội, kết hợp nguồn lực nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch.

5. Giải pháp về quy hoạch; đa dạng hóa; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

- Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao với hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác tối đa các yếu tố bản sắc, tài nguyên thiên nhiên, địa lý riêng của Kon Tum.

- Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân cùng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo hài hòa các mối lợi ích.

- Tăng cường đầu tư các loại hình lưu trú du lịch, đồng thời với việc kiểm tra giám sát và hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư mới, nâng cấp các cơ sở hiện có đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Tiến hành rà soát, quy hoạch các điểm, vị trí phát triển môn dù lượn, các làng đồng bào dân tộc thiểu số, làng nghề… để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch chung của tỉnh và của các địa phương, làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm đến du lịch, phục vụ việc phát triển có trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông đến các điểm khai thác bay dù lượn, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch Măng Đen - Kon Plông và khu vực có tiềm năng du lịch tại các huyện, thành phố nhằm nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.

6. Giải pháp xã hội hóa hoạt động dù lượn gắn phát triển du lịch

- Gắn kết các hoạt động dù lượn với hoạt động du lịch khác trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các địa phương quy hoạch phát triển môn dù lượn.

- Kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân xây dựng các điểm bay, cất cánh, hạ cánh, các cơ sở dịch vụ khác như bãi đỗ xe, ăn uống… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh doanh hiệu quả.

7. Giải pháp bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, gắn hoạt động bay dù lượn. Tuyên truyền các tổ chức cá nhân, tham gia hoạt động du lịch thực hiện quy tắc ứng xử văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch, xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường tại các khu điểm du lịch.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các điểm bay, cất hạ cánh các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch khác.

8. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch tỉnh Kon Tum; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến trong hoạt động dù lượn và các điểm du lịch khác, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

9. Hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; Thái Lan và các địa phương của các nước khác mà tỉnh Kon Tum đã có ký kết quan hệ song phương trong phát triển du lịch; Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế.

- Tiếp tục thu hút khách, mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày khách tham quan các phi công đến tham gia bay trải nghiệm tại Kon Tum.

- Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường có nhiều phi công dù lượn đến Kon Tum bay trải nghiệm và khám phá: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga (sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, đảm bảo an toàn).

- Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, quan tâm, tạo thuận lợi cho người dân tham gia hoạt động du lịch; thúc đẩy thị trường khách đi du lịch bay dù lượn kết hợp, tìm hiểu văn hóa, lịch sử và sinh thái với giáo dục truyền thống tại Kon Tum. Kết hợp hài hoà với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; ưu tiên hợp tác, liên kết khu vực để phát triển sản phẩm, quảng bá điểm đến chung; thực hiện hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch.

- Đẩy mạnh hợp tác để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch, đào tạo các hạt nhân phát triển môn dù lượn, từ công tác quản lý, điều hành, các phi công bay trải nghiệm và làm dịch vụ tại các điểm bay dù lượn trên địa bàn tỉnh.

10. Phát triển sản phẩm du lịch

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch thông qua hoạt động du lịch thể thao, dựa trên lợi thế về tài nguyên của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Kon Tum.

- Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và các loại dược liệu quý để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Kon Tum.

- Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm.

- Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

11. Xây dựng thương hiệu du lịch

- Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch các địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch của tỉnh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.

12. Quản lý nhà nước về du lịch

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường áp dụng hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch.

- Xây dựng và triển khai các giải pháp du lịch thông minh nhằm hình thành hệ sinh thái du lịch và tạo lợi ích tương hỗ giữa các đối tượng du khách, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân; tạo thuận lợi để du khách trải nghiệm các tiện ích du lịch chất lượng cao.

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ban ngành Trung ương và cấp có thẩm quyền những cơ chế, chính sách liên quan đến tình hình phát triển du lịch của địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác rà soát, hoàn thiện quy hoạch các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thu hút nguồn lực đầu tư, có chế độ ưu đãi thích hợp, thông thoáng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhất là các chính sách về đất đai.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí Đề án thực hiện trong đoạn 2021 - 2025 là: 84,902 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh, vốn sự nghiệp là 6,952 tỷ đồng, bao gồm các nội dung lập Quy hoạch, các hoạt động hỗ trợ phát triển môn dù lượn, đào tạo, tuyên truyền quảng bá... (trung bình mỗi năm khoảng 1,7 tỷ đồng, phân kỳ cho các năm 2022- 2025).

- Nguồn ngân sách cấp huyện, vốn sự nghiệp là 0,450 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; bảng chỉ dẫn đến các điểm cất, hạ cánh bay dù lượn.

- Nguồn xã hội hóa kêu gọi đầu tư: 77,5 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm cất hạ cánh, khu phức hợp du lịch, thể thao.

(Chi tiết phụ lục 3)

PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Các giai đoạn thực hiện của Đề án: chia thành 02 giai đoạn 2021-2025, 2025- 2030.

* Giai đoạn 2021-2022: Hoàn thành công tác rà soát quy hoạch các điểm bay, cất hạ cánh; các điểm khai thác du lịch thể thao mạo hiểm và các điểm du lịch khác.

- Ban hành các quy chế quản lý hoạt động du lịch, các môn thể thao mạo hiểm.

- Ban hành chính sách thu hút đầu tư phát triển môn dù lượn.

* Giai đoạn 2022-2025:

Triển khai đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng tại các điểm bay được quy hoạch.

- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo phi công tại các điểm bay dù lượn của địa phương.

- Lập Đề án đăng cai tổ chức các giải dù lượn, các giải thể thao mạo hiểm khu vực Quốc gia và quốc tế tại Kon Tum.

* Giai đoạn 2025-2030:

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp mở rộng các hoạt động dù lượn.

II. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển môn dù lượn, các môn thể thao mạo hiểm khác kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch đào tạo đội ngũ phi công người địa phương phục vụ phát triển du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát quy hoạch các khu, điểm bay dù lượn các điểm du lịch khác; tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đầu tư trong bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, nghiên cứu xây dựng các đề tài về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh.

- Hàng năm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cuộc thi tay nghề nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tăng cường công tác thẩm định, phân loại, xếp hạng, công nhận các cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch; triển khai các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách xây dựng phát triển sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư du lịch từ các công ty có tiềm lực trong nước và quốc tế để đầu tư các dự án xây dựng các điểm cất, hạ cánh, trung tâm huấn luyện thể thao hàng không phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch tại các địa phương; thiết lập đường dây nóng tại các điểm du lịch. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan đảm bảo các quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý hoạt động bay, cấp phép bay và các quy định khác có liên quan.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân liên quan khu vực biên giới, đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đúng định hướng và mục tiêu đề ra.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường phát sóng, đăng tải tin, bài tập trung tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh về vùng đất con người Kon Tum; giới thiệu nguồn lực, tài nguyên, tiềm năng du lịch của địa phương nhằm thu hút du khách và các nhà đầu tư đến với Kon Tum.

5. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trong việc hướng dẫn các nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn về sinh thực phẩm.

- Hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định khi tổ chức các sự kiện, cuộc thi dù lượn có quy mô.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hướng dẫn, vận động, khuyến khích các đơn vị, địa phương đầu tư triển khai xây dựng các làng nghề truyền thống gắn với du lịch; thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái rừng tại các khu du lịch, điểm du lịch, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Hướng dẫn xây dựng phát triển các sản phẩm OCOP tại các huyện, thành phố, gắn kết công tác tiêu thụ sản phẩm mua sắm của khách du lịch.

7. Sở Ngoại vụ

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu, mời, thu hút các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các đoàn khách quốc tế đến tham quan và tham dự các hoạt động xúc tiến, đầu tư, quảng bá du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh; tranh thủ sự quan tâm của giới báo chí nước ngoài để quảng bá những nét văn hóa đặc trưng, các danh lam thắng cảnh, các cơ sở làng nghề truyền thống và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh để kêu gọi, thu hút đầu tư.

8. Công an tỉnh

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách trong các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch theo các quy định của pháp luật.

9. Sở Tài chính

Hàng năm, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hoạt động sự nghiệp thực hiện Đề án liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với khả năng ngân sách và quy định hiện hành.

10. Sở Kế hoạch và Đầu Tư

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với quy định; đề xuất các giải pháp huy động, kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực du lịch.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong quá trình hoạt động, đầu tư kinh doanh du lịch.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ đề nghị giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đúng quy định và thuận lợi về mặt thời gian.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững.

12. Sở Xây dựng

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, quy hoạch xây dựng các khu vực có liên quan đến hoạt động dù lượn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

13. Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, quảng bá và xúc tiến thương mại.

- Tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng hóa phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trong tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp cũng như các địa phương tới Nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

14. Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các dự án giao thông trong đó ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch đề vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư, mở rộng thêm các tuyến xe buýt đến các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách và Nhân dân địa phương đi lại, tham quan du lịch. Cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển khách du lịch cho các cá nhân, doanh nghiệp hội đủ các điều kiện, nhanh hiệu quả.

15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chủ trì lập kế hoạch xây dựng hạ tầng, đường đến các điểm cất, hạ cánh phát triển môn dù lượn trên địa bàn các huyện, thành phố, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc hoàn chỉnh quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý các hoạt động dù lượn, các hoạt động du lịch khác… đẩy mạnh phát triển các điểm du lịch cộng đồng, các khu du lịch khác, quan tâm phát triển các loại sản phẩm du lịch.

III. KẾT LUẬN: Phát triển hoạt động dù lượn trên địa bàn các huyện, thành phố nhằm khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kết hợp với các tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa… của tỉnh. Từng bước tạo thương hiệu của du lịch Kon Tum mang bản sắc riêng, góp phần tích cực đưa du lịch Kon Tum trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI đã đề ra./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website Liên đoàn Thể thao hàng không thế giới (WORLD AIR SPORTS FEDERATION).

2. Thông tin năng lượng gió tại VN (Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT) Nguyễn Quốc Khánh.

3. Thông tin thời tiết tỉnh Kon Tum (Đài khí tượng, thủy văn Kon Tum).

4. Báo cáo số 263/BC-UBND ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh Kon Tum Tổng kết 10 năm Chiến lược PT TDTT tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

5. Báo cáo trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.

6. Tài liệu khác.

 

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ phát triển môn dù lượn tỉnh Kon Tum

Bản đồ tổng hợp quy hoạch các điểm, vị trí phát triển môn dù lượn gắn phát triển du lịch;

 

Phụ lục 2: Thông tin thời tiết cơ bản các huyện Sa Thầy, Đăk Tô và huyện Kon Rẫy

BẢNG TỔNG HỢP THÔNG TIN THỜI TIẾT

Huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

Tháng

Tốc độ gió TB (m/s)

Tốc độ gió lớn nhất (gió giật)- m/s

Tầm nhìn ngang (km)

Độ ẩm không khí %

Nhiệt độ TB tháng (độ C)

Số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

Số ngày có mưa

Ghi chú

01

0.8

15

15-25

74.7

19.0

269.1

2.1

1

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

02

1.1

15

15-25

72.0

21.0

249.0

6.9

3

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

03

0.7

18

15-25

72.7

23.2

254.2

46.9

7

Gió thường xuyên đổi hướng

04

1.4

20

15-25

76.8

24.5

220.8

98.9

13

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

05

1.2

15

15-20

83.0

24.6

190.2

212.1

22

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

06

1.1

15

15-20

87.4

24.1

131.2

280.2

28

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

07

0.6

14

15-20

88.9

23.6

120.1

323.0

24

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

08

0.6

12

15-20

89.7

23.2

106.8

413.5

27

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

09

0.6

16

15-20

88.4

22.9

122.9

288.7

23

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

10

0.7

14

15-20

84.2

22.1

173.8

160.5

17

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

11

1.1

16

15-25

80.0

21.0

204.8

58.0

8

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

12

1.1

15

15-25

77.0

19.3

247.6

9.5

2

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

Tổng năm

 

 

 

 

 

2290.4

1900.4

176

 

Bình quân/năm

0,91

 

 

81.2

22.4

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP THÔNG TIN THỜI TIẾT

Huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Tháng

Tốc độ gió TB (m/s)

Tốc độ gió lớn nhất (gió giật)- m/s

Tầm nhìn ngang (km)

Độ ẩm không khí %

Nhiệt độ TB tháng (độ C)

Số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

Số ngày có mưa

Ghi chú

01

1.2

14

15-25

67.8

19.8

287.5

0.6

1

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

02

1.5

16

15-25

66.8

21.8

257.4

4.3

3

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

03

1.0

18

15-25

66.8

24.1

260.1

32.5

6

Gió thường xuyên đổi hướng

04

0.9

21

15-25

66.8

25.0

279.2

97.5

10

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

05

0.7

16

15-20

73.9

25.8

227.1

207.4

20

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

06

0.8

15

15-20

80.0

24.7

187.2

280.8

23

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

07

0.9

15

15-20

84.0

23.9

110.2

335

25

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

08

1.2

13

15-20

82.0

24.4

173.5

349

26

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

09

1.1

16

15-20

80.0

24.2

173.3

302.6

20

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

10

1.4

15

15-20

77.0

23.9

220.3

160.5

15

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

11

1.6

16

15-25

72.9

23.7

234.9

46.7

6

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

12

1.9

16

15-25

67.8

22.9

222.9

2.2

2

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

Tổng năm

 

 

 

 

 

2633.6

1819.1

157

 

Bình quân/năm

1.2

 

 

73.8

23.7

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP THÔNG TIN THỜI TIẾT

Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Tháng

Tốc độ gió TB (m/s)

Tốc độ gió lớn nhất (gió giật)- m/s

Tầm nhìn ngang (km)

Độ ẩm không khí %

Nhiệt độ TB tháng (độ C)

Số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa (mm)

Số ngày có mưa

Ghi chú

01

2.2

17

15-25

70.9

18.6

239

0.1

1

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

02

2.3

16

15-25

69.8

20.5

214

5.8

2

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

03

1.7

18

15-25

69.8

22.9

217

52.7

4

Gió thường xuyên đổi hướng

04

1.4

21

15-25

69.8

24.4

232

103.9

5

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

05

1.4

18

15-20

77.2

24.5

189

213.7

12

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

06

1.6

16

15-20

83.6

23.1

156

238.1

17

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

07

1.0

16

15-20

87.8

22.4

92

268.8

24

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

08

1.4

15

15-20

85.7

22.9

144

334.1

25

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

09

1.3

16

15-20

83.6

22.7

144

272.4

21

Hướng gió chủ yếu là Tây Nam

10

1.6

19

15-20

80.4

22.4

183

185.4

11

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

11

2.3

19

15-25

76.2

22.3

195

89.1

7

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

12

2.4

17

15-25

70.9

21.4

186

8.5

3

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

Tổng năm

 

 

 

 

 

2192.0

1772.6

132

 

Bình quân/năm

1.7

 

 

77.1

22.3

 

 

 

 

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum


Phụ lục 3: Thuyết minh kinh phí tổng hợp thực hiện đề án

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Phân công thực hiện

Tổng kinh phí

Tổng kinh phí giai đoạn 2021-2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Vốn huy động khác

 

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

Vốn sự nghiệp

 

I. Công tác quy hoạch: Quy hoạch các điểm bay, cất hạ cánh, xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ hoạt động dù lượn:

5.652

5.652

 

 

3.076

 

 

2.576

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quy hoạch xây dựng các điểm bay dù lượn, trung tâm đào tạo huấn luyện; các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm khác: mỗi điểm khoảng 20-25 ha (Căn cứ định mức theo Thông tư 20/2019/TT- BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây Dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị).

5.152

5.152

 

 

2.576

 

 

2.576

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương, các sở ngành liên quan.

1.1

Huyện Sa Thầy (Khu vực núi Chư Tan Kra, điểm cao 1015, xã Ya Ly)

1.472

1.472

 

 

0.736

 

 

0.736

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Huyện Đăk Tô (Khu vực đồi Charlie, xã Pô Kô, Văn Lem, xã Tân Cảnh)

1.472

1.472

 

 

0.736

 

 

0.736

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Huyện Kon Rẫy (Khu vực xã Đăk Tờ Re (Kon Tơ Xinh); (Kon Xom Luh); Khu vực xã Đắk Ruồng, (Kon Keng).

0.736

0.736

 

 

0.368

 

 

0.368

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Huyện Kon Plông

0.736

0.736

 

 

0.368

 

 

0.368

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Thành phố Kon Tum (Xã Ngọc Bay, xã Ya Chim, xã Đăk Blà)

0.736

0.736

 

 

0.368

 

 

0.368

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lập hồ sơ dự án kêu gọi đầu tư các điểm bay dù lượn và các cơ sở đào tạo môn dù lượn, môn thể thao mạo hiểm khác phục vụ phát triển du lịch

0.5

0.5

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương, các sở ngành liên quan.

2.1

Huyện Sa Thầy (Khu vực núi Chư Tan Kra, điểm cao 1015)

0.1

0.1

 

 

0.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Huyện Đăk Tô (Khu vực đồi Charlie, xã Pô Kô, Văn Lem, xã Tân Cảnh)

0.1

0.1

 

 

0.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Huyện Kon Rẫy (Khu vực xã Đăk Tờ Re (Kon Tơ Xinh); (Kon Xom Luh); Khu vực xã Đắk Ruồng, (Kon Keng).

0.1

0.1

 

 

0.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Huyện Kon Plông

0.1

0.1

 

 

0.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Thành phố Kon Tum (Xã Ngọc Bay, xã Ya Chim, xã Đăk Blà)

0.1

0.1

 

 

0.1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Các hạng mục kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm cất hạ cánh, khu phức hợp du lịch, thể thao

77.50

 

 

77.50

 

 

22.50

 

 

22.50

 

 

16.25

 

 

16.25

 

1

Xây dựng các điểm cất cánh, hạ cánh tại các điểm bay cho các loại hình bay (có động cơ, không có động cơ, máy bay siêu nhẹ…, khu phức hợp thể thao du lịch)

65.0

 

 

65.0

 

 

17.5

 

 

17.5

 

 

15.0

 

 

15.0

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương, các sở ngành liên quan.

1.1

Huyện Sa Thầy

30

 

 

30

 

 

7.5

 

 

7.5

 

 

7.5

 

 

7.5

1.2

Huyện Đăk Tô

30

 

 

30

 

 

7.5

 

 

7.5

 

 

7.5

 

 

7.5

1.3

Huyện Kon Rẫy

5

 

 

5

 

 

2.5

 

 

2.5

 

 

 

 

 

 

2

Trung tâm huấn luyện đào tạo bay dù lượn (Có động cơ, không có động cơ ) và các loại hình thể thao mạo hiểm khác.

12.5

 

 

12.5

 

 

5.00

 

 

5.00

 

 

1.25

 

 

1.25

2.1

Huyện Sa Thầy

5

 

 

5

 

 

2.50

 

 

2.50

 

 

 

 

 

 

2.2

Thành phố Kon Tum

5

 

 

5

 

 

1.25

 

 

1.25

 

 

1.25

 

 

1.25

2.3

Huyện Kon Plông

2.5

 

 

2.5

 

 

1.25

 

 

1.25

 

 

 

 

 

 

III. Triển khai các hoạt động hỗ trợ xây dựng phát triển hoạt động dù lượn

1.750

1.300

0.450

 

0.575

0.1125

 

0.575

0.1125

 

0.150

0.1125

 

0.000

0.1125

 

 

1

Hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý và bảo vệ kiến trúc, cảnh quan, các điểm bay khai thác môn dù lượn

0.200

0.200

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương, các sở ngành liên quan.

2

Xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với phát triển môn dù lượn

0.300

0.300

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

 

 

 

3

Đào tạo ít nhất 20 người địa phương thành các phi công huấn luyện, tại các điểm bay

0.400

0.400

 

 

0.200

 

 

0.200

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến du lịch

0.050

 

0.050

 

 

0.0125

 

 

0.0125

 

 

0.0125

 

 

0.0125

 

5

Ấn phẩm giới thiệu điểm đến du lịch, xây dựng thương hiệu hoạt động bay dù lượn.

0.250

0.250

 

 

0.125

 

 

0.125

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm du lịch.

0.150

0.150

 

 

0.050

 

 

0.050

 

 

0.050

 

 

 

 

 

7

Bảng chỉ dẫn du lịch đến các điểm cất, hạ cánh bay dù lượn.

0.400

 

0.400

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

0.100

 

 

Tổng cộng (I)+(II)+(III)

84.902

6.952

0.450

77.50

3.651

0.1125

22.50

3.151

0.1125

22.50

0.150

0.1125

16.25

 

0.1125

16.25

 

Tám mươi bốn tỷ chín trăm lẻ hai triệu đồng

 



(1) Số liệu năm 2019.

(2) Thành phố Kon Tum: 154 thôn, làng, TDP (60 làng đồng bào dân tộc thiểu số (viết tắt là làng)); huyện Đắk Hà: 84 thôn, làng,TDP (có 47 làng); huyện Đắk Tô: 61 thôn, làng, TDP (có 37 làng); huyện Ngọc Hồi: 68 thôn, làng, TDP (có 52 làng); huyện Đắk Glei: 93 thôn, làng (có 93 làng); huyện Tu Mơ Rông:86 thôn, làng (có 86 làng); huyện Kon Rẫy: 49 thôn, làng (có 36 làng); huyện Kon Plông: 76 thôn, làng (có 72 làng); huyện Sa Thầy: 64 thôn, làng (có 41 làng); huyện Ia H’Drai: 21 thôn, làng (21 làng).

(3) Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: Kon Plông, Tu Mơ Rông và Ia H'Drai.

(4) Theo Điều 31.1 của Công ước Liên hiệp quốc có hiệu lực 26-4-2006; Tổng giám đốc UNESCO ký ngày 04-11- 2008: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào danh sách Di văn hóa phi vật thể của Nhân loại.

(5) Đã bố trí 36.120 triệu đồng để thực hiện 03 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, gồm: Đầu tư hạ tầng Khu du lịch văn hóa, lịch sử ngục Kon Tum (đã bố trí 30.420 triệu đồng); Tôn tạo, phục dựng di tích lịch sử Ngục Kon Tum (đã bố trí 500 triệu đồng); Trưng bày bảo tàng ngoài trời (đã bố trí 5.200 triệu đồng).

(6) Đã bố trí 25.117 triệu đồng để thực hiện đầu tư, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (đầu tư 06 dự án giao thông với kinh phí đã bố trí là 17.599 triệu đồng; đầu tư 01 dự án hệ thống điện chiếu sáng khu kinh tế cửa khẩu với kinh phí đã bố trí 339 triệu đồng; dự án Nhà trưng bày, giới thiệu cột mốc biên giới 03 nước Việt Nam – Lào – Campuchia với kinh phí đã bố trí 650 triệu đồng; dự án khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y giai đoạn I là 7.180 triệu đồng).

(7) Đã bố trí 85.000 triệu đồng, trong đó: huyện Ngọc Hồi 15.000 triệu đồng, huyện Kon Plông 15.000 triệu đồng, thành phố Kon Tum 55.000 triệu đồng.

UBND TP Kon Tum: 11 công trình về hạ tầng giao thông với tổng mức đầu tư 76.788 triệu đồng (trong năm 2018 và các dự án chuyển tiếp từ năm 2017). Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật công trình Công viên khu vực đường Trương Quang Trọng (trên cơ sở đồ án Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa, lịch sử ngục Kon Tum được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016) nhằm phục vụ phát triển Khu du lịch văn hóa lịch sử Ngục Kon Tum.

(8) Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(9) Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(10) Tiểu dự án tỉnh Kon Tum do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chủ dự án, có tổng vốn đầu tư 25,3 triệu USD (vốn vay ADB là 22,2 triệu USD, vốn đối ứng 3,1 triệu USD). Dự án có 03 hợp phần chính: (i) Cải thiện kết nối đường bộ, (ii) Xúc tiến thương mại, du lịch và (iii) Nâng cao năng lực. Trong đó, nội dung quảng bá và phát triển du lịch cộng đồng tại Làng Kon K'Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum và làng Kon Bring, xã Đăk Long, huyện Kon Plông là một trong những ưu tiên của hợp phần (ii) với tổng mức đầu tư 13.622 triệu đồng.

(11) Quyết định chủ trương đầu tư số 981/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(12) Cửa hàng miễn thuế của Công ty TNHH MTV TM Đông Dương; cửa hàng miễn thuế số 1 của Công ty TNHH Phát Thành Vinh PT; cửa hàng miễn thuế số 2 của Công ty TNHH MTV Thương mại Bờ Y.

(13) Nhà hàng, Khách sạn kết hợp Khu vui chơi giải trí công viên nước của Cty TNHH MTV Tân Phú Kon Tum; Nhà hàng, Khách sạn của Công ty TNHH XNK Đông Dương; Dự án nhà hàng ăn uống giải khát, Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh thương mại và dịch vụ, Thương mại ki ốt của Công ty TNHH Nhân Thành - 10B; dự án Khách sạn và các công trình phụ trợ của Công ty cổ phần Đăk RiPen; Trung tâm Thương mại Hồng Khuyên; Chợ biên giới của Công ty TNHH Vương Bảo Ngọc; Công trình thương mại dịch vụ của Công ty TNHH TM và Vận tải ô tô Quốc Huy; Văn phòng làm việc kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHHMTV Vương Trang Bờ Y; Văn phòng làm việc kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm của Công ty TNHH MTV Hải Dương Bờ Y; Công trình TM DV của Công ty TNHH MTV Bảo Long Ngọc Hồi.

(14) Tỉnh lộ 675: Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và công trình thoát nước từ Km37 - Km40+500; Khôi phục, cải tạo cầu Km39+354; Tỉnh lộ 671: Sửa chữa cầu treo Kon Klor; Quốc lộ 14C: sửa chữa nền, mặt đường, rãnh thoát nước đoạn từ Km42 đến Km72 để đảm bảo kết nối giao thông từ thành phố Kon Tum, huyện Sa Thầy đến huyện Ia H’Drai; đoạn Km12+250-Km18+400 để kết nối huyện Sa Thầy với huyện Ngọc Hồi; Đoạn đèo Lò Xo đường Hồ Chí Minh: xử lý điểm đen đoạn Km1434+500 - Km1436 (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum); Tỉnh lộ 678: Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và công trình thoát nước từ Km0 - Km12; Đường tái định cư thuỷ điện Plei Krông: Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường và công trình thoát nước từ Km0 - Km6; Đường Đăk Kôi - Đăk Pxi: Sửa chữa 2 cầu sắt tại Km16+500 và Km19+717.

UBND huyện Sa Thầy: Thực hiện việc tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường,... tại các điểm du lịch; thực hiện tu bổ, tôn tạo, sữa chữa nhỏ các điểm di tích lịch sử có nguy cơ xuống cấp.

UBND huyện Kon Plông: Chỉ đạo tăng cường hoàn chỉnh các khu chức năng, cụm điểm du lịch; triển khai lập các quy hoạch phân khu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đến nay đã phê duyệt được 07 đồ án.

UBND Ngọc Hồi: Đã xây dựng được 01 nhà trưng bày các sản phẩm truyền thống của đồng bào Dẻ Triêng (tại Làng Đắk Răng); cải tạo 01 sân biểu diễn văn nghệ, đốt lửa trại (tại Làng Đắk Răng); Ủy ban nhân dân các xã Đắk Dục, Bờ Y đã tuyên truyền, vận động Nhân dân 02 làng Đắk Mế và Đắk Răng trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên, thường xuyên phát dọn vệ sinh tại đường vào thôn và Nhà rông văn hóa thôn; Làng Đắk Răng, xã Đắk Dục đã huy động được sự đóng góp của Nhân dân để xây dựng cổng làng, 02 nhà vệ sinh công cộng, giếng nước và sửa chữa nhà rông với tổng số tiền khoảng 300 triệu đồng.

UBND huyện Đăk Glei: Từng bước nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng tại Khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei đủ điều kiện đăng ký trở thành điểm du lịch của tỉnh.

(15) Điểm du lịch Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring, thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Điểm du lịch Hồ Đam Bri, thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Điểm du lịch Thác Pa Sỹ thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum;Điểm du lịch sinh thái Êban Farm, thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum;Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm, thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (theoQuyết định số 116/QĐ-UBND ngày 6/2/2020 về việc công nhận các điểm du lịch trên địa bàn huyện Kon Plông); Điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơnthị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (theo Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 Về việc công nhận điểm du lịch Nhà máy Rượu Vang Sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum).

(16) Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi, thôn Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum).

(17) Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Làng du lịch cộng đồng Kon Klor, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; Điểm du lịch A Biu, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

(18) CT DL Sinh thái Miền cao; Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Hải Vân Kon Tum.

(19) CT TNHH MTV DL Măng Đen Đại Ngàn; CT TNHH MTV Du lịch và Thương mại Đông Dương Travel; Công ty TNHH MTV Du lịch Ngọc Linh Kon Tum; Công ty TNHH MTV du lịch Thảo Nguyên Việt Travel; Làng hồ Tourist.

(20) Sách giới thiệu sản phẩm Ẩm thực Kon Tum, Sách Du lịch Kon Tum "Trải nghiệm Văn hóa - Khám phá thiên nhiên" ..., Thực hiện các số báo có chủ đề "Kon Tum. Quảng bá ẩm thực và đặc sản Kon Tum, các sản phẩm Sâm Ngọc Linh; Gỏi lá Kon Tum …; được công nhận vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam (lần 2- năm 2013) theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam. Sâm Ngọc Linh được tổ chức kỷ lục châu Á xác lập là quà tặng đạt kỷ lục châu Á. Kỷ lục được công bố và giới thiệu trên cổng thông tin điện tử Kỷ lục Việt Nam www.kyluc.vn, TOP Việt Nam www.topvietnam.vn, trong các ấn phẩm “ Công bố Kỷ lục Việt Nam”, niên giám “ Kỷ lục Việt Nam”.

(21) Công tác bảo vệ môi trường du lịch, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế - Bằng cấp do các cơ sở nước ngoài đào tạo phải được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận nhưng không chỉ rõ cơ sở nào được công nhận tại Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài được Việt Nam công nhận…

(22) Qua kết quả khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 79,4% khách du lịch phản ánh Kon Tum có ít sự lựa chọn khi đi mua sắm); chi tiêu của khách du lịch khi đến Kon Tum thấp, từ 1-3 triệu đồng/người chiếm 58,7%; từ 5-10 triệu đồng/người chiếm 6,3%, chưa có người phản ánh chi tiêu tại Kon Tum trên 10 triệu đồng khi đi du lịch.

(23) Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 về việc phê duyệt Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 - 2025.

(24) Khu Trung tâm Thể dục thể thao của tỉnh, đã đầu tư xây dựng 01 sân tập luyện môn bóng đá 11 người; 01 Sân vận động tỉnh với sức chứa 12.000 chỗ ngồi (gồm sân bóng đá 11 người và đường chạy môn điền kinh đạt chuẩn quốc gia) đi vào hoạt động từ năm 2013, xây dựng mái che 02 khán đài sân vận động năm 2020, đáp ứng nhu cầu tập luyện thi đấu các giải trong tỉnh và đủ điều kiện đăng cai tổ chức một số giải thể thao khu vực và toàn quốc như môn bóng đá, điền kinh, cầu lông, võ thuật.

(25) Nguồn Báo Nhân dân điện tử; Công ty Đào tạo Thể thao hàng không Việt Nam.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1239/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.062

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.251.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!