Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3250/KH-UBND 2022 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU phát triển du lịch Kon Tum

Số hiệu: 3250/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Y Ngọc
Ngày ban hành: 29/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3250/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XVI VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 12-NQ/TU).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và toàn thể Nhân dân về phát triển du lịch, coi nhiệm vụ phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời gắn trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan đối với kết quả phát triển du lịch.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải được các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ, tích cực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Lồng ghép các chương trình, kế hoạch đầu tư hàng năm.

Phát triển du lịch Kon Tum trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và nhân văn… đảm bảo tính kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên, với cả nước, các tỉnh khu vực tam giác phát triển CLV và phát triển bền vững.

II. CÁC MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong cả nước, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2025

- Về đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch

+ Kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 05 khách sạn cao cấp hạng từ 4 đến 5 sao. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, các hộ kinh doanh đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ ở phân khúc trung bình và bình dân.

+ Công nhận ít nhất 01-02 khu, 04-08 điểm du lịch địa phương. Thu hút đầu tư 02 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao. Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01-02 sản phẩm du lịch đặc trưng.

+ Phấn đấu xây dựng Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

- Về lượt khách du lịch: Lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 2,5 triệu lượt người. Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại tỉnh từ 02 ngày trở lên.

- Về lao động ngành du lịch: Lao động phục vụ trong ngành du lịch khoảng 3.000 người (trong đó lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 1.500 người).

- Về tỷ trọng gia tăng các ngành dịch vụ du lịch: Chiếm khoảng 10% GRDP của tỉnh.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- Về đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch

+ Có ít nhất 9-10 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn hạng từ 4 đến 5 sao.

+ Công nhận thêm 01-02 khu du lịch cấp tỉnh, 06-10 điểm du lịch địa phương. Thu hút đầu tư thêm 01 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao.

+ Phấn đấu cơ bản hoàn thành các tiêu chí để công nhận Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông đạt chuẩn Khu du lịch cấp quốc gia.

- Về lượt khách du lịch: Phấn đấu đón trên 3,5 triệu lượt khách du lịch.

- Về lao động ngành du lịch: Lao động phục vụ trong ngành du lịch khoảng 3.500 người (trong đó lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 2.000 người).

- Về tỷ trọng gia tăng các ngành dịch vụ du lịch: Chiếm khoảng 15% GRDP của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc phát triển du lịch của địa phương

Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 12-NQ/TU và Kế hoạch này để toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của du lịch trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, khu vực, mang tính xã hội hóa cao và đem lại hiệu quả đa dạng về kinh tế, văn hoá, chính trị, đối ngoại, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác của địa phương cùng phát triển với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ tỉnh đến cơ sở.

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ hỗ trợ phát triển du lịch, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch, gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch với việc đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị hàng năm.

- Rà soát, bổ sung, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch: công nhận, quản lý các tuyến, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai các giải pháp về phát triển du lịch. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân và cộng đồng dân cư tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị nhất là các xã, phường, thị trấn trọng điểm du lịch tổ chức tuyên truyền thường xuyên về vai trò, vị trí của du lịch để mọi cán bộ chính quyền, mặt trận, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân ở địa bàn nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển du lịch, trên cơ sở đó nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch trong công tác quản lý cũng như tham gia các hoạt động du lịch. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cơ sở trong khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch ở địa phương; xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, thân thiện của người dân và du khách trong hoạt động du lịch; thực hiện tốt việc bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; ban hành cơ chế, chính sách; huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tập trung nghiên cứu, xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch; trong đó, tập trung hỗ trợ về lãi suất, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở lưu trú. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích các làng dân tộc thiểu số bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng, khôi phục làng nghề truyền thống, góp phần tạo ra sản phẩm phong phú, phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách.

- Liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh và thu hút sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch về làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, mở từ 02-04 lớp bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ buồng, bàn, bar; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng quản lý, điều hành du lịch cho các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Bồi dưỡng kiến thức, văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phục vụ, ngoại ngữ... cho đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách; chú trọng xây dựng đội ngũ thuyết minh viên du lịch nắm vững những kiến thức về lịch sử, văn hóa địa phương.

- Phấn đấu đến năm 2025 có 90% lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch được bồi dưỡng, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh du lịch.

- Đề xuất khen thưởng, biểu dương những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp quan trọng trong phát triển sự nghiệp du lịch của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, công bằng để thu hút các nhà đầu tư dịch vụ du lịch.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan chú trọng phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai hiệu quả các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong đó tập trung kêu gọi đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi - giải trí, khu mua sắm thương mại, ẩm thực… và ưu tiên các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch mang tầm quốc gia.

- Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, du lịch sinh thái, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ kinh doanh du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Chủ trì tổ chức thực hiện Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất một khu vực kiểu mẫu về phát triển kinh tế ban đêm đi vào hoạt động. Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan lồng ghép các nội dung của Đề án vào Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, hằng năm của tỉnh.

- Tham mưu, bố trí vốn đầu tư phát triển để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh,... phục vụ phát triển du lịch.

c) Sở Tài Nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành, địa phương có liên quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch phát triển du lịch với các quy hoạch khác; theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án du lịch.

- Tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác bảo vệ môi trường, trong đó: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở du lịch thuộc thẩm quyền quản lý về bảo vệ cảnh quan môi trường của tỉnh có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định.

d) Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông tổ chức lập Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2035 đảm bảo thời gian và theo đúng quy định.

- Phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng (khu du lịch) theo quy định của pháp luật về xây dựng.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp gắn với việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nắm bắt thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch, lựa chọn định hướng học nghề, tìm việc làm phù hợp sau học nghề.

f) Sở Giao thông Vận tải

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu tập trung tăng cường nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông đủ khả năng kết nối thuận lợi các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó, ưu tiên mở rộng, nâng cấp QL 24, ĐT 672; ĐT 675, ĐT 676, và các đường tỉnh lộ còn lại…, xây dựng một số tuyến đường của tỉnh phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.

- Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng và xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ du lịch lòng hồ như: hồ thủy điện Plei Krông, hồ thủy điện Ya Ly, thủy điện thượng Kon Tum. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao quy mô cấp vùng và cấp quốc gia.

g) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư phát triển hạ tầng số, đặc biệt là tại các khu vực phát triển du lịch trọng điểm như: Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông; Vườn quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy; các khu, điểm du lịch định hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại các huyện, thành phố nhằm đảm bảo thông tin được thông suốt phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và dịch vụ du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh.

h) Sở Tài chính

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

i) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tập trung hình thành các khu, điểm du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế hiện có của từng địa phương. Đầu tư, nâng cấp các điểm tham quan phục vụ du khách.

- Đến năm 2025, công nhận ít nhất 01-02 khu, 04-08 điểm du lịch địa phương. Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01-02 sản phẩm du lịch đặc trưng.

* Thành phố Kon Tum: Làng Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa; Khu ẩm thực kết hợp vui chơi giải trí Đăk Rơ Wa; nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái khu vực lòng hồ thủy điện Plei Krông...

* Huyện Kon Rẫy: Làng Kon Brăp Du, xã Tân Lập; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thác và suối nước nóng Đăk Kôi...

* Huyện Kon Plông: Phát triển hoàn thiện các khu du lịch hiện có và đẩy mạnh phát triển sau khi hoàn thành công tác quy hoạch điều chỉnh, trước mắt xây dựng, phát triển Làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng giai đoạn 2022-2025...

* Huyện Đăk Hà: Khu du lịch rừng đặc dụng Đăk Uy; Làng Du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi...

* Huyện Sa Thầy: Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; Làng Văn hóa du lịch Bar Gốc...

* Huyện Ia H’Drai: Khu du lịch làng chài Sê San 4 (Thôn 7, xã Ia Tơi)...

* Huyện Đăk Tô: Khu du lịch suối nước nóng Đăk Tô, xã Kon Đào....

* Huyện Đăk Glei: Khu du lịch gắn với Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei (Ngục Tố Hữu); Khu du lịch thác nước chè...; Các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với phát triển Sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu.

* Huyện Ngọc Hồi: Làng văn hóa du lịch Đăk Răng, xã Đăk Dục; Làng Văn hóa du lịch Đăk Mế, xã Pờ Y... Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với khai thác lợi thế Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cột mốc quốc giới ba biên Việt Nam - Lào và Campuchia.

* Huyện Tu Mơ Rông: Khu du lịch Thác Siu Puông; Khu du lịch thác Tea Prông; Làng Pu Tá, xã Măng Ri... Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế của cây Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác trên địa bàn huyện.

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung; bãi đậu xe,... tại các khu, điểm du lịch của địa phương định hướng phát triển du lịch.

- Tích cực bố trí ngân sách và huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn du lịch, phát triển các khu công cộng phục vụ du lịch cộng đồng.

- Tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị phát wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

3. Nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm du lịch, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan:

- Xây dựng đề án đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để góp phần thu hút khách du lịch; trong đó, khuyến khích xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng riêng, trọng tâm là sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, tâm linh; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Phát huy tiềm năng lợi thế và xu thế thị trường du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới có tính đặc trưng, riêng có, cụ thể:

Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử: Các di tích lịch sử Ngục Kon Tum; di tích Chư Tan Kra, di tích Điểm cao 1015 (Đồi Charlei, Sạc Ly) huyện Sa Thầy; di tích Điểm cao 1049 (Delta); di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh huyện Đăk Tô; di tích Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; di tích Ngục Đăk Glei, huyện Đăk Glei; các công trình kiến trúc tôn giáo Nhà thờ gỗ, Chùa Tổ Đình Bác Ái... Các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực, phong tục tập quán các địa phương. Du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn tại huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum; đu dây, chèo thuyền vượt ghềnh thác trên các lòng hồ thủy điện Sê San, Ya Ly, Plei Krông, thủy điện Thượng Kon Tum... Du lịch sinh thái tại huyện Kon Plông, vườn Quốc gia Chư Mom Ray huyện Sa Thầy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông.

- Xây dựng, kết nối các tour du lịch và thị trường khách du lịch theo hướng coi trọng khai thác khách du lịch nội địa (khách du lịch trong tỉnh và trong nước), từng bước đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế trong khu vực ASEAN, thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các thị trường khách châu Âu, Úc, khu vực Đông Bắc Á, châu Mỹ.

- Tham mưu, phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội, văn hóa. Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế…; trong đó xây dựng và phát triển môn dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030[1].

- Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo du lịch của tỉnh để bảo tồn, giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa của tỉnh gắn với phát triển du lịch.

- Khảo sát, đánh giá lại cụ thể các tiềm năng du lịch gắn trách nhiệm với hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái rừng, hồ, thác, vườn, trang trại.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tăng cường bảo tồn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông, huyện Đăk Glei; Rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà) phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh để phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm) theo từng giai đoạn và hàng năm. Phối hợp triển khai thực hiện các dự án, đề án thành phần cấp tỉnh đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch.

c) Sở Tài chính

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

d) Sở Công Thương

- Đề nghị Công ty Điện lực Kon Tum phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư triển khai đầu tư lưới điện đến các khu du lịch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các khu du lịch; kêu gọi các chủ thể kinh doanh mua bán hàng hóa tại các trạm dừng nghỉ du lịch trên các tuyến đường. Tạo điều kiện phát triển dịch vụ thương mại, trưng bày, giới thiệu, giao lưu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế số du lịch dựa trên nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và các nền tảng số liên quan theo Quyết định số 381/QĐ-BTTTT ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch số 1250/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan.

- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động du lịch và dịch vụ liên quan; đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, giao dịch, thanh toán trực tuyến. Khuyến khích các doanh nghiệp đưa sản phẩm du lịch lên các nền tảng công nghệ số, tăng cường tương tác với du khách, kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của du khách để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Chủ động phối hợp liên kết các ngành của các địa phương, đơn vị liên quan trong và ngoài nước có tiềm năng du lịch tổ chức thực hiện tốt các chương trình liên kết, hợp tác, kết nối các tour du lịch; trong đó, kết nối tour du lịch và thị trường khách du lịch theo hướng coi trọng khai thác khách du lịch nội địa, từng bước đẩy mạnh khai thác các thị trường khách quốc tế trong khu vực ASEAN và Châu Âu, Châu Úc, khu vực Đông Bắc Á, Châu Mỹ.

b) Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai kết nối, tích hợp, liên thông dữ liệu số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, quản lý du khách của tỉnh,… với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về du lịch; hệ thống thông tin quản lý thông báo lưu trú và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.

c) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

d) Hiệp hội Du lịch tỉnh và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch

- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, của doanh nghiệp; mở rộng thị trường khách, quy mô doanh nghiệp.

- Tích cực tham gia nghiên cứu, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, khai thác có hiệu quả các tour, tuyến du lịch nội tỉnh, tích cực tham gia, xây dựng hình ảnh du lịch, con người Kon Tum thân thiện, mến khách.

- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác liên kết phát du lịch với các tỉnh, thành phố đã ký kết hợp tác phát triển; tích cực tham gia một số hoạt động trong các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

- Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, đặt phòng, thanh toán.

e) Sở Tài chính

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

(Các nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục đính kèm)

IV. KINH PHÍ

1. Nguồn ngân sách tỉnh: Các Sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao, hằng năm lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ cân đối trong dự toán thu, chi ngân sách huyện, thành phố đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán hằng năm để triển khai thực hiện.

3. Từ các nguồn xã hội hóa, theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này để chủ động nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch triển khai; rà soát cơ chế, chính sách, đề án, chương trình của đơn vị và dự toán kinh phí hàng năm nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

Báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc (nếu có) gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh có trách nhiệm triển khai, theo dõi, đôn đốc và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu đánh giá sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (đ/b);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (đ/b);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (đ/b);
- Các Sở, ban ngành liên quan (t/h);
- Các tổ chức, đoàn thể CT-XH tỉnh (p/h);
- UBND các huyện, thành phố (t/h);
- Đài PTTH tỉnh, Báo Kon Tum (t/h);
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP phụ trách;
- Lưu VT, Cổng TTĐT tỉnh, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 3250/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

1

Liên kết với trường đại học, cao đẳng để tổ chức bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh và thu hút sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch về làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, mở từ 2-4 lớp bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ buồng, bàn, bar; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng quản lý, điều hành du lịch cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

2

Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

3

Tham mưu, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch; trong đó, tập trung hỗ trợ về lãi suất, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở lưu trú.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Nghị quyết

2022-2030

4

Xây dựng Đề án đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Đề án

2023

5

Xây dựng, kết nối các tour du lịch và thị trường khách du lịch theo hướng coi trọng khai thác khách du lịch nội địa (khách du lịch trong tỉnh và trong nước), từng bước đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế trong khu vực ASEAN, thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các thị trường khách châu Âu, châu Úc, khu vực Đông Bắc Á, châu Mỹ.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2025

6

Phối hợp với các đơn vị có chức năng thuộc Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong nước để tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội, văn hóa. Đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế; trong đó xây dựng và phát triển môn dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030(1).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

7

Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội; phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của địa phương để tạo sự khác biệt, độc đáo của du lịch của tỉnh để bảo tồn, giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa của tỉnh gắn với phát triển du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

8

Nghiên cứu, tham mưu xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch; trong đó, tập trung hỗ trợ về lãi suất, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở lưu trú. Đồng thời, hỗ trợ, khuyến khích các làng dân tộc thiểu số bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, đặc biệt là di sản văn hóa cồng chiêng, khôi phục làng nghề truyền thống, góp phần tạo ra sản phẩm phong phú, phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Nghị quyết

2023

9

Hoàn thiện hệ thống dữ liệu số hóa về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, quản lý du khách,… kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về du lịch và hệ thống thông tin quản lý thông báo lưu trú.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Thông Tin và Truyền thông và các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2025

10

Đến năm 2025, kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 05 khách sạn cao cấp hạng từ 4 đến 5 sao. Đến năm 2030, kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 9-10 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn hạng từ 4 đến 5 sao. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, các hộ kinh doanh đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ ở phân khúc trung bình và bình dân.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Quyết định đầu tư

2022-2030

11

Tham mưu tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư 5 tỉnh Tây Nguyên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Hội nghị xúc tiến đầu tư

2022-2025

12

Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất một khu vực kiểu mẫu về phát triển kinh tế ban đêm đi vào hoạt động. Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan lồng ghép các nội dung của Đề án vào Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, hằng năm của tỉnh.

 

 

Kế hoạch

2022-2025

13

Tăng cường nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông đủ khả năng kết nối thuận lợi các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, trong đó, ưu tiên mở rộng, nâng cấp QL 24, ĐT 672; ĐT 675, ĐT 676, và các đường tỉnh lộ còn lại…, xây dựng một số tuyến đường của tỉnh phục vụ trực tiếp cho phát triển du lịch.

Sở Giao thông Vận tải

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Hoàn thành dự án

2022-2030

14

Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng và xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ du lịch lòng hồ như: hồ thủy điện Plei Krông, hồ thủy điện Ya Ly, thủy điện thượng Kon Tum. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đảm bảo đủ khả năng phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao quy mô cấp vùng và cấp quốc gia.

 

 

Hoàn thành dự án

2022-2030

15

Tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; đôn đốc, hướng dẫn UBND huyện Kon Plông tổ chức lập Quy hoạch chung thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2035 đảm bảo tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển trong dài hạn; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập quy hoạch xây dựng các khu, điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng gắn với tiềm năng, lợi thế của từng huyện, thành phố phù hợp với Quy hoạch tỉnh Kon Tum, các quy hoạch chung được phê duyệt.

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Hồ sơ quy hoạch

2022-2030

16

Đề xuất, quy hoạch một số khu vực phù hợp để xây dựng các điểm dừng chân, khu vui chơi, giải trí, khu mua sắm thương mại, ẩm thực đa chức năng; kết nối các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh… phục vụ cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Sở Xây dựng; Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Hồ sơ quy hoạch

2022-2030

17

Tham mưu tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại giới thiệu những sản phẩm OCOP (Mỗi xã 1 sản phẩm) chất lượng, đặc trưng của tỉnh thông qua hội chợ, hội thảo, sự kiện trong và ngoài tỉnh và trên trang thông tin điện tử của ngành nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân và thu hút khách du lịch.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Sự kiện

Hằng năm

18

Đề xuất xây dựng các điểm giới thiệu, bán sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn OCOP chất lượng cao tại các khu du lịch, điểm du lịch hoặc ở vị trí thuận lợi.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

19

Tham mưu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư phát triển hạ tầng số, đặc biệt là tại các khu vực phát triển du lịch trọng điểm như: Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon plông; Vườn quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy; Các khu, điểm du lịch định hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại các huyện, thành phố nhằm đảm bảo thông tin được thông suốt phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và dịch vụ du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông Tin và Truyền thông

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

20

Chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án chuyển loại rừng, tham mưu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khu rừng tại các khu, điểm du lịch, điểm di tích trên địa bàn tỉnh và tăng cường bảo tồn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy; Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông; Rừng Đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà) phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

21

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh để phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm) theo từng giai đoạn và hàng năm. Phối hợp triển khai thực hiện các dự án, đề án thành phần cấp tỉnh đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

22

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

 

 

 

 

23

Chủ trì, hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

24

Chủ trì lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch phát triển du lịch với các quy hoạch khác; theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án du lịch.

Sở Tài nguyên và Môi Trường

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

25

Tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao về công tác bảo vệ môi trường, trong đó: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở du lịch thuộc thẩm quyền quản lý về bảo vệ cảnh quan môi trường của tỉnh có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định.

Sở Tài nguyên và Môi Trường

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan

Kế hoạch

2022-2030

26

Tăng cường truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, tích cực triển khai công tác phổ biến, tuyên truyền, tư vấn học nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp cho người lao động có thêm thông tin từ phía doanh nghiệp du lịch để có sự lựa chọn định hướng học nghề, tìm việc làm sau học nghề.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Kế hoạch

2022-2030

27

Đẩy mạnh truyền thông quảng bá, giới thiệu hình ảnh các điểm đến du lịch của Kon Tum trên các báo, đài truyền hình trung ương và địa phương. Tiếp tục duy trì chuyên trang, chuyên mục du lịch chuyên biệt, chú trọng ứng dụng nền tảng số, mạng xã hội để tăng sự tương tác của du khách.

Báo Kon Tum, Đài PTTH tỉnh

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Bài viết, video tuyên truyền, quảng bá

2022-2030

28

Quy hoạch, lựa chọn địa điểm, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế ban đêm và khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 4-5 sao (có dự án đầu tư cụ thể).

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

Quy hoạch, kế hoạch

2022-2030

29

Quy hoạch, hoặc ưu tiên quỹ đất thuận lợi, kêu gọi thu hút đầu tư, xây dựng khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; xây dựng hình thành các khu phố đi bộ, phát triển kinh tế đêm, xây dựng các vườn hoa đặc sắc theo chủ đề và theo mùa quanh năm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

Quy hoạch, kế hoạch

2022-2030

30

Nghiên cứu, hằng năm tổ chức các sự kiện, lễ hội nhằm thu hút khách du lịch và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP cho người dân.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Sở, ngành liên quan

Sự kiện

Hằng năm

31

Xây dựng phương án chuyển đổi rừng và quy chế quản lý, bảo vệ đối với một số khu rừng phòng hộ tại một số khu du lịch, điểm du lịch, điểm di tích trên địa bàn tỉnh

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

Kế hoạch

2022-2030

32

- Đến năm 2025, công nhận ít nhất 01-02 khu, 04-08 điểm du lịch địa phương. Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch; xây dựng từ 01-02 sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Đến năm 2030, công nhận thêm 01-02 khu du lịch cấp tỉnh, 06-10 điểm du lịch địa phương.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

Kế hoạch

2022-2030

33

Tập trung, rà soát, xây dựng kế hoạch lắp đặt thiết bị phát wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các Sở, ngành liên quan

Kế hoạch

2022-2030

34

- Chủ động tham mưu tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, của doanh nghiệp; mở rộng thị trường khách, quy mô doanh nghiệp.

- Tích cực tham gia nghiên cứu, đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, khai thác có hiệu quả các tour, tuyến du lịch nội tỉnh, tích cực tham gia, xây dựng hình ảnh du lịch, con người Kon Tum thân thiện, mến khách.

- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác liên kết phát du lịch với các tỉnh, thành phố đã ký kết hợp tác phát triển; tích cực tham gia một số hoạt động trong các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

- Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, đặt phòng, thanh toán.

Hiệp hội Du lịch tỉnh và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch

Các Sở, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch

Hàng năm

 



[1] Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Tổ chức khai thác bay dù lượn gắn với phát triển du lịch tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3250/KH-UBND ngày 29/09/2022 thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.212

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!