ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/2020/QĐ-UBND
|
Hải Phòng, ngày
02 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN CÁC VỊNH THUỘC QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN
CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày
15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm
2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29
tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng
7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng
cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng
11 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường
thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng
9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng
10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng
4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
Căn cứ Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng
6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ
vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15
tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định điều kiện của người
điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ
trên phương tiện vận tải khách du lịch;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15
tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số
điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT ngày 09
tháng 4 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải về việc quy định quản lý và khai
thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ
trình số 07/TTr-SDL ngày 31 tháng 8 năm 2020, Công văn số 798/SDL-QHKHPTDL ngày
21 tháng 9 năm 2020; Báo cáo thẩm định số 114/BC-STP ngày 25 tháng 8 năm 2020 của
Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động
du lịch trến các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải
Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2020
và thay thế Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban
nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các
vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở,
ngành: Du lịch, Giao thông vận tải, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp, Công Thương, Y tế,
Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải; Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Các Vụ PC Bộ: VHTTDL, GTVT;
- Tổng cục Du lịch;
- Cục KTVB QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đoàn ĐB QH TP Hải Phòng;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các VP: TU, HĐND TP;
- Các Ban: TU, HĐND TP;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Báo Hải Phòng, Đài PT&TH HP;
- Cổng TTĐT TP, Công báo TP;
- Các Phòng chuyên viên;
- Các Chuyên viên UBND TP;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN CÁC VỊNH THUỘC QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về việc quản lý các hoạt động
du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, bao gồm quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động khác có ảnh hưởng đến môi trường du lịch,
môi trường vùng vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động du. lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Dịch vụ du lịch trên vịnh là việc cung cấp
các dịch vụ về vận chuyển, lữ hành, lưu trú, ăn uống, mua sắm, thể thao, vui
chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
tham quan các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
2. Dịch vụ vận tải khách du lịch là việc
cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch bằng các phương tiện thủy nội địa
theo tuyến, chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch trên các
vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
3. Dịch vụ ăn uống và mua sắm là việc cung cấp
các dịch vụ bán hàng ăn uống và cung cấp sản phẩm hàng hóa cho khách du lịch
trên các bãi đá, bãi cạn, đảo, hang động, nhà hàng nổi, trên bè, trên các
phương tiện vận tải, tàu tham quan, tàu thủy lưu trú du lịch và các tuyến, điểm
tham quan du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
4. Dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí là việc
cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu về hoạt động thể thao; vui chơi giải trí
nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn của khách du lịch trên các vịnh thuộc
quần đảo Cát Bà.
5. Điểm kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh là
những địa điểm cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch trên vịnh được các cấp có
thẩm quyền công bố, cấp phép hoạt động.
6. Cảng, bến khách du lịch đường thủy là cảng,
bến thủy nội địa được công bố, cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật
đường thủy nội địa để neo đậu phương tiện thủy nội địa, đón trả khách du lịch
và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
7. Tàu du lịch là phương tiện vận tải hành
khách đường thủy nội địa, chuyên phục vụ khách du lịch trên vinh, bao gồm:
a) Tàu tham quan là tàu du lịch vận chuyển,
phục vụ khách du lịch và không kinh doanh dịch vụ lưu trú qua đêm trên tàu.
b) Tàu thủy lưu trú du lịch là phương tiện
thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho
khách du lịch ngủ qua đêm, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, an ninh
trật tự và các quy định khác của. pháp luật; đảm bảo các tiêu chuẩn về thiết kế
kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ và nhân lực theo Tiêu chuẩn quốc
gia TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú - xếp hạng.
8. Phương tiện chuyển tải là phương tiện chở
khách chuyên hoạt động chuyển tải và phục vụ cho tàu tham quan du lịch, tàu lưu
trú du lịch trong vùng nước neo đậu của cảng, bến và khu neo đậu, khi hoạt động
phương tiện phải được cấp phép của Cảng vụ đường thủy nội địa.
9. Khu vực neo đậu là khu vực neo đậu tàu
trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà được quy định tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư
liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong
hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
10. Chủ tàu du lịch là tổ chức, cá nhân sở hữu
phương tiện, được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa của
tàu.
11. Chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư
xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thủy
nội địa.
12. Cảng vụ: Trong Quy chế này, Cảng vụ được
hiểu là Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.
13. Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải.
14. Đơn vị khai thác cảng, bến là tổ chức,
cá nhân sử dụng cảng, bến để kinh doanh, khai thác.
15. Bảo vệ môi trường du lịch là việc ngăn
ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ
môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích, bảo đảm phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn,
phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Điều 4. Quy định chung đối với
các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
1. Chỉ được hoạt động kinh doanh trong các khu vực,
điểm dịch vụ du lịch đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. Các hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, Quy chế này và các quy định khác có liên quan;
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà, quy
hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu chức năng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Đăng ký mẫu vé hoặc chứng từ thu dịch vụ với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền; niêm yết công khai bảng giá chi phí dịch vụ; nộp
các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định.
3. Thông tin công khai, minh bạch số lượng, chất lượng,
giá cả các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho khách du lịch trong trường hợp lỗi của mình gây ra. Thực hiện Bộ Quy tắc ứng
xử văn minh du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Có hòm thư góp ý, đặt ở vị trí dễ quan sát, đảm
bảo thẩm mỹ, chất liệu thân thiện với môi trường. Các công cụ góp ý khác như:
hòm thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng của Sở Du lịch, Ủy ban nhân dân
huyện Cát Hải, Công an huyện Cát Hải, Đồn Biên phòng Cát Hải, Đồn Biên phòng
Cát Bà. được công bố công khai, rõ ràng trên Bảng nội quy, Bảng niêm yết giá và
những nơi dễ nhận biết.
5. Có đủ trang thiết bị để thu gom, xử lý chất
thài, nước thải và ứng phó với sự cố môi trường có thể xảy ra; thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường và khắc phục hậu
quả do sự cố môi trường.
6. Có đầy đủ trang thiết bị, phương án đảm bảo an
toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; có trách nhiệm thông báo
ngay cho cơ quan chức năng về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối
với khách du lịch để có biện pháp giải quyết kịp thời và huy động, tham gia lực
lượng cứu hộ.
7. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch
trên vịnh chỉ ký kết hợp đồng du lịch với doanh nghiệp lữ hành có giấy phép
kinh doanh dịch vụ lữ hành.
8. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 5. Quy định chung về bảo vệ
môi trường trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà
1. Mọi hoạt động trong khu vực quàn đảo Cát Bà
không vi phạm các điều cấm tại Luật Di sản văn hóa; Luật Bảo vệ môi trường; Luật
Đa dạng sinh học; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Lâm nghiệp;
Luật Du lịch; Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự và các quy
định pháp luật khác về bảo vệ môi trường.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch
trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định
về bảo vệ môi trường và cam kết bảo vệ môi trường vịnh; đăng ký quy mô, nội
dung, hình thức hoạt động dịch vụ với Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát
Bà và chấp hành nghiêm các nội dung đã cam kết, chịu sự kiểm tra, giám sát của
các cơ quan chức năng có liên quan. Cùng với người dân địa phương có trách nhiệm
giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của
tài nguyên du lịch. Không xây dựng các công trình, dự án khi chưa được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo
Cát Bà khi phát, hiện những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến bảo tồn, đa dạng
sinh học, cảnh quan thiên nhiên, có trách nhiệm kịp thời thông báo với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền và phối hợp ngăn chặn, xử lý khi được yêu cầu.
4. Việc khai thác các nguồn nước biển ven bờ cho mục
đích kinh doanh dịch vụ du lịch phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước.
5. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phải đảm
bảo không xâm hại đến đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng ngập mặn,
bãi triều, rạn san hô, cỏ biển, hệ sinh thái hang động, thực vật tự nhiên của
quần đảo Cát Bà; không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan của các di tích
nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng.
6. Không khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản
trái phép; săn bắn, khai thác và mua bán các loài động, thực vật hoang dã thuộc
quần đảo Cát Bà.
7. Không xả rác thải, nước thải, đổ bùn đất, hóa chất
tẩy rửa và các chất độc hại khác trực tiếp xuống các vịnh thuộc quần đảo Cát
Bà.
8. Tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với
môi trường, làm bằng vật liệu có nguồn gốc hữu cơ hoặc có thể dùng nhiều lần. Hạn
chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần và các sản phẩm khó
phân hủy trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Giảm thiểu
rác thải nhựa; chọn lọc và ưu tiên đặt mua sản phẩm có dán nhãn thân thiện với
môi trường, sản phẩm sử dụng bao bì hữu cơ, bao bì phân hủy, bao bì sử dụng nhiều
lần của các nhà cung cấp vật tư đầu vào cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 9 Luật Du lịch.
2. Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch các giá trị
văn hóa, lịch sử Việt Nam. Chụp ảnh, quay clip tại các khu vực quân sự, quốc
phòng.
3. Neo đậu tàu thuyền tại những
khu vực bảo tôn san hô.
4. Quảng cáo, kinh doanh mua, bán, chế biến thực phẩm
từ các loài sinh vật rừng, biển bị cấm săn bắn; săn bắt, đánh bắt, giết, vận
chuyển, buôn, bán, khai thác, tiêu thụ các bộ phận, chế phẩm, sản vật có nguồn
gốc từ các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt
Nam và thế giới. Quảng cáo không đúng chất lượng; loại, hạng của các phương tiện
vận tải hành khách đường thủy nội địa; tàu nghỉ đêm và các dịch vụ du lịch khác
trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
5. Tổ chức các hoạt động dịch vụ
du lịch khi có giông, bão, thời tiết bất thường (trừ một số hoạt động dịch vụ
du lịch tổ chức trong nhà không chịu tác động bởi thời tiết) hoặc trong các điều
kiện mà các cơ quan có thẩm quyền không cho phép.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm
khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Mục 1. DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁCH DU
LỊCH BẰNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 7. Quy định về kinh doanh
dịch vụ vận tải khách du lịch
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ vận
tải khách du lịch đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định
128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh
doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa; Điều 5, Điều 7 Thông tư số
42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của Bộ Giao
thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục
vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
Phương tiện vận tải phục vụ khách du lịch phải đảm
bảo các điều kiện quy định tại Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 của
Chính phủ; các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Nghị
định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng cháy chữa và cháy và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ
Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày 31/7/2014 của Chính phủ; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của
Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy; Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 quy định công tác cứu
nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 42/2017/TT-BCA
ngày 20/10/2017 của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với
một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT
ngày 09/4/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý và khai thác thông
tin nhận dạng tự động của tàu thuyền; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN
72:2013/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện
thủy nội địa và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia sửa đổi 1:2015 QCVN 72:2013/BGTVT của
Bộ Giao thông vận tải về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
2. Phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải
hành khách trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà phải neo đậu tại các bến được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Có phương án bảo vệ môi trường; thu gom,
xử lý chất thải trên tàu, chất thải từ bể phốt vệ sinh, dầu cặn thu được khi sử
dụng thiết bị phân ly dầu nước (hoặc thiết bị tương đương). Trước và sau mỗi
chuyến vận chuyển khách phải làm vệ sinh phương tiện sạch sẽ.
3. Trách nhiệm của thuyền trưởng,
thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy
được quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư liên tịch số
22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 23/6/2012 của Bộ Giao
thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn
giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;
Điều 23 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày
17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
Thông tư số 39/2019/TT- BGTVT ngày
15/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện,
thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định
biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.
Điều 8. Quy định đối với khách
du lịch sử dụng dịch vụ vận tải
1. Thực hiện các quy định tại Điều 11, Điều 12 Luật
Du lịch.
2. Thực hiện các quy định về an ninh trật tự, nội
quy vận tải hành khách trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà và hướng dẫn thực hiện
các biện pháp an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện.
3. Mua vé hành khách hoặc trả cước phí vận tải theo
đúng quy định; mua đầy đủ vé tham quan các tuyến, điểm du lịch theo quy định;
thanh toán chi phí dịch vụ theo đúng thỏa thuận.
4. Khai đúng các nội dung khi chủ tàu du lịch lập
danh sách hành khách.
5. Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian quy định
hoặc đã thỏa thuận.
6. Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hóa mà
pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với người.
7. Tuân thủ các nội quy về bảo vệ môi trường tại
các bến cảng, trên các phương tiện thủy và những điểm đến du lịch; không xả các
chất thải, rác thải xuống vịnh; không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ
gây cháy khi tham gia các hoạt động du lịch.
Điều 9. Những hành vi không được
thực hiện trong kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch
1. Chạy không đúng tuyến; đón, trả khách không đúng
nơi quy định; vi phạm các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội
địa, chất lượng phục vụ khách du lịch và các quy định về giá, phí.
2. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chở vượt
quá số khách tham quan theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
3. Sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch đã
hết thời hạn đăng kiểm.
4. Ăn ở, sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình trên các
phương tiện vận tải thủy.
5. Dùng phương tiện thủy nội địa hoạt động kinh
doanh lữ hành khi chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định
hiện hành của pháp luật.
6. Có hành vi lừa đảo hoặc cấu kết với tổ chức, cá
nhân khác để lừa đảo khách du lịch. Không xuất hóa đơn, vé hành khách hợp lệ
cho khách du lịch theo quy định.
7. Tự ý thay đổi kết cấu, tính năng, công dụng của
tàu du lịch.
8. Các hành vi khác có liên quan vi phạm quy định của
pháp luật và Quy chế này.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ TÀU DU LỊCH
Điều 10. Quy định về an toàn,
kỹ thuật, trang thiết bị và hoạt động đối với tàu tham quan, tàu thủy lưu trú,
nhà hàng nổi và khách sạn nổi
1. Đối với tàu tham quan và nhà hàng nổi:
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế
này. Đảm bảo phương tiện và trang thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt, vệ
sinh môi trường và chất lượng dịch vụ theo đúng quy định, chế độ thông tin liên
lạc đảm bảo hoạt động 24/24 giờ.
b) Đảm bảo thực hiện đầy đủ
các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 Luạt
Du lịch.
2. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch và khách sạn nổi:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh dịch
vụ lưu trú tại Điều 25, Điều 44 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện.
b) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế
này. Đảm bảo phương tiện và trang thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt, vệ
sinh môi trường và chất lượng dịch vụ theo đúng quy định, chế độ thông tin liên
lạc đảm bảo hoạt động 24/24 giờ..
c) Đảm bảo thực hiện đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 49 và Điều 53 Luật Du lịch; các điều kiện tối thiểu về
cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định số
168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Du lịch; Khoản 5, Điều 5 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của
Chính phủ về sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 11. Quy định về cấp biển
hiệu phương tiện thủy nội địa vận tải khách du lịch và xếp hạng tàu thủy lưu
trú du lịch, nhà hàng nổi, khách sạn nổi
1. Biển hiệu phương tiện thủy nội địa vận tải khách
du lịch do Sở Giao thông, vận tải cấp theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều
19 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Du lịch.
2. Sở Du lịch xếp hạng: Tàu thủy lưu trú du lịch
theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9372:2012 về Tàu thủy lưu trú - xếp hạng; khách sạn
nổi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - xếp hạng; nhà hàng nổi
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định tại Điều 9 Thông tư số
06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
3. Kết quả xếp hạng tàu thủy lưu trú du lịch dùng để
xác định chất lượng dịch vụ của tàu và là cơ sở để xây dựng đơn giá bán dịch vụ
lưu trú nghỉ đêm và các loại hình dịch vụ khác trên tàu.
Điều 12. Quy định khác
1. Đối với tàu tham quan:
a) Đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 2, Điều
5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao
thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn
giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
b) Các hướng dẫn về an toàn và giá dịch vụ thể hiện
bằng tiếng Việt và tối thiểu 01 ngôn ngữ tiếng nước ngoài (tiếng Anh).
c) Xây dựng và thực hiện phương án phòng chống
giông bão, chống đắm và cứu hộ cứu nạn tại chỗ.
d) Mỗi tàu bố trí 01 két sắt chống cháy có khóa bằng
mật mã để bảo quản tài sản của khách du lịch.
đ) Các phương tiện thủy nội địa phải niêm yết số điện
thoại đường dây nóng (hotline) của Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân huyện Cát Hải, Công an huyện Cát Hải, Đồn Biên phòng Cát Hải, Đồn Biên
phòng Cát Bà. Lập danh sách hành khách trên phương tiện thủy theo mẫu quy định
tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này. Danh
sách được lập thành 03 bản cho mỗi chuyến tàu, 01 bản giao cho Thuyền trưởng,
01 bản lưu tại Cảng vụ nơi cấp phép rời cảng, bến và 01 bản gửi Trạm Kiểm soát
Biên phòng nơi đăng ký, kiểm chứng phương tiện xuất bến trong 30 ngày.
2. Đối với tàu thủy lưu trú du lịch:
a) Đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều
5 Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ Giao
thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn
giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
b) Chủ tàu thủy lưu trú du lịch có trách nhiệm khai
báo đăng ký tạm trú cho khách du lịch lưu trú với cơ quan Công an theo quy định
tại Thông tư số 42/2017/TT-BCA ngày 20/10/2017 của Bộ Công an quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về
an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; khai
báo với Trạm Kiểm soát Biên phòng nơi phương tiện xuất bến và nơi phương tiện đến
về hoạt động của người, phương tiện theo quy định tại Nghị định số
71/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý người, phương tiện trong khu vực biên giới
biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục 3. QUY ĐỊNH VỀ CẢNG, BẾN VÀ
CẤP PHÉP CHO TÀU DU LỊCH VÀO, RỜI CẢNG, BẾN ĐÓN, TRẢ KHÁCH
Điều 13. Quy định về cảng, bến
khách du lịch
1. Cảng, bến khách du lịch, bao gồm: Cảng, bến
trong đất liền; cảng, bến tại điểm tham quan và khu vực neo đậu tàu thủy lưu
trú du lịch.
2. Công tác quản lý, khai thác
cảng, bến khách du lịch thực hiện theo quy định tại Thông tư số
50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận
tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa; Thông tư liên tịch số
22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 của Bộ
Giao thông vận tải -Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn
giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa
và Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
3. Trách nhiệm của chủ cảng, bến:
Thực hiện theo quy định tại Điều 22, Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản
lý cảng, bến thủy nội địa.
Điều 14. Cấp phép tàu vào, rời
cảng, bến đón, trả khách
1. Cảng vụ cấp giấy phép vào, rời cảng, bến theo
quy định hiện hành của pháp luật. Căn cứ cấp tàu, vùng hoạt động, khả năng khai
thác và bản tin dự báo thời tiết vùng biển Hải Phòng do Trung tâm Dự báo khí tượng
thủy văn khu vực Đông Bắc cung cấp, Cảng vụ cấp phép cho tàu hoạt động. Trường
hợp Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc có cảnh báo thời tiết
nguy hiểm khi tàu du lịch đang hành trình tham quan vịnh, Cảng vụ thông báo cho
các đơn vị liên quan và chủ tàu du lịch, Thuyền trưởng biết, chủ động theo dõi
diễn biến thời tiết, có biện pháp phòng tránh và vào nơi trú ẩn an toàn.
2. Giấy phép vào cảng, bến có
giá trị sử dụng trong 30 ngày kể từ ngày cấp.
3. Tại các cảng, bến ở điểm tham quan, khu vực lưu trú,
Thuyền trưởng sử dụng giấy phép rời cảng, bến đã cấp cho tàu tại cảng, bến
trong đất liền, để trình báo với đại diện Cảng vụ và làm cơ sở xác nhận cho tàu
chuyển tuyến hoặc về cảng, bến trong đất liền.
Điều 15. Thời gian tàu vào cảng,
bến
1. Mùa hè (tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10):
Chậm nhất đến 19h00.
2. Mùa đông (tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/3
năm sau): Chậm nhất đến 18h30.
3. Thời gian đưa tàu vào khu vực lưu trú chậm nhất
là 18h30 (đối với mùa đông), 19h00 (đối với mùa hè).
Điều 16. Quy định về không cấp
phép rời cảng, bến
Cơ quan Cảng vụ từ chối cấp phép rời cảng, bến cho
tàu du lịch hoạt động phục vụ khách du lịch trên vịnh trong các trường hợp sau:
1. Khi thời tiết có diễn biến xấu phức tạp theo
thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc và khi điều
kiện thời tiết có cấp gió vượt quá mức cho phép đối với cấp kỹ thuật của tàu.
2. Tàu du lịch vận chuyển khách tham quan theo các
tuyến tại Phụ lục 02 kèm theo Quy chế này không có
giấy phép rời cảng, bến cuối cùng; tàu đưa khách đến các điểm du lịch chưa được
công bố theo quy định.
3. Khi có quyết định hoặc kết luận của cơ quan có
thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của thuyền viên, nhân viên trên tàu du lịch hoặc
chủ tàu du lịch.
4. Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của
pháp luật.
Chương III
DỊCH VỤ ĂN UỐNG, MUA SẮM,
THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC
Mục 1. DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ MUA
SẮM
Điều 17. Quy định đối với
tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống và mua sắm
1. Có phương án, trang thiết bị an toàn phòng cháy
và chữa cháy phù hợp, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để ở vị trí thuận tiện
cho việc sử dụng theo quy định. Có hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống
thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Có thùng thu gom chất thải và rác
thải.
2. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh
công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại
có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm ít nhất là 100 mét.
3. Thực hiện văn minh thương mại và tuân thủ các
quy định pháp luật về thương mại hiện hành.
4. Dừng bán sản phẩm, hàng hóa khi phát hiện không
bảo đảm an toàn và thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người
tiêu dùng biết. Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục hậu quả khi
phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh
gây ra.
5. Sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh dịch vụ phải
trả lại hiện trạng cảnh quan, môi trường như ban đầu.
6. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và mua sắm
chỉ được treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi được Sở Du lịch
ra quyết định công nhận theo quy định tại Điều 56 Luật Du lịch, Điều 8, Điều 9
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 18. Quy định đối với
khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn uống và mua sắm
1. Thực hiện các quy định tại Điều 11, Điều 12 Luật
Du lịch.
2. Thực hiện đúng các quy định và hướng dẫn của người
sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản,
sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
3. Cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất
an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy
ban nhân dân huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống.
4. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại
các điểm kinh doanh, dịch vụ; không xả các chất thải, rác thải xuống vịnh.
Điều 19. Những hành vi không
được thực hiện trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và mua sắm
1. Các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 5 Luật An
toàn thực phẩm.
2. Kinh doanh sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm
kinh doanh theo quy định; hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng.
3. Mua, bán sản phẩm có nguồn gốc từ các loài động,
thực vật thuộc danh mục cấm; san hô, nhũ đá và sản phẩm chế tác từ san hô, nhũ
đá.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của
pháp luật có liên quan.
Mục 2. DỊCH VỤ THỂ THAO, VUI
CHƠI GIẢI TRÍ VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC
Điều 20. Quy định đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thể thao
1. Thực hiện theo các quy định tại Điều 50, Điều
51, Điều 55, Điều 56 Luật Thể dục, Thể thao và Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thể dục, Thể thao; Chương III, Chương IV Nghị định số
36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao; Điều 10 Nghị định số
168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Du lịch.
2. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao chỉ được
treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi được Sở Du lịch ra quyết
định công nhận theo quy định tại Điều 56 Luật Du lịch, Điều 10 Thông tư số
06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 21. Quy định đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ liên quan khác
1. Thực hiện các quy định tại
Khoản 1 Điều 17 Quy chế này.
2. Có biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tinh thần và vật chất cho người sử dụng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật khi để xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh.
3. Có thiết bị thông tin liên lạc phù hợp, radio theo
dõi thời tiết; trang thiết bị an toàn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, để ở vị
trí thuận tiện cho việc sử dụng.
4. Lắp đặt hệ thống phao neo, cờ hiệu giới hạn vùng
nước được hoạt động để phân biệt khu vực hoạt động dịch vụ với các khu vực
khác. Cảnh báo các nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra cho khách du lịch; thông báo
kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn xảy ra.
5. Trang bị xuồng và nhân viên cứu hộ thường trực,
đảm bảo đủ số lượng hoạt động trong suốt quá trình tổ chức kinh doanh dịch vụ vui
chơi giải trí và dịch vụ liên quan khác.
6. Có tủ thuốc, túi thuốc, dụng cụ y tế và thuốc
thông thường theo danh mục của Sở Y tế quy định để chữa trị, sơ cứu khi có tai
nạn xảy ra; có bảng khuyến cáo về an toàn, sức khỏe đối với khách du lịch và đặt
ở nơi dễ nhìn thấy.
7. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
và dịch vụ liên quan khác chi được treo biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch khi được Sở Du lịch ra quyết định công nhận theo quy định tại Điều 56
Luật Du lịch, Điều 11, Điều 12 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 22. Quy định đối với
khách du lịch sử dụng dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ liên quan
khác
1. Thực hiện các quy định tại Luật Thể dục, Thể
thao và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, Thể thao; Điều 11,
Điều 12 Luật Du lịch và Khoản 4 Điều 18 Quy chế này.
2. Trong quá trình sử dụng các dịch vụ, khách du lịch
cần tuân thủ các quy định và thực hiện đúng yêu cầu của người hướng dẫn, nhân
viên phục vụ, nhân viên cứu hộ với từng môn thể thao, từng loại hình vui chơi
giải trí và dịch vụ liên quan khác.
3. Chịu trách nhiệm về những hậu quả từ việc không
tuân thủ nội quy, hướng dẫn của người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu
hộ.
Điều 23. Những hành vi không
được thực hiện trong kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí và dịch vụ
liên quan khác
1. Tổ chức các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí
có nội dung:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
b) Kích động bạo lực, chia rẽ khối đoàn kết các dân
tộc, truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, lối sống đồi trụy; tệ nạn xã hội, cờ
bạc, mê tín dị đoan; trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;
xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân
phẩm của công dân.
d) Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch các giá trị của
quần đảo Cát Bà. Các hoạt động xâm hại tài nguyên, môi trường du lịch, hủy hoại
hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản và các hành vi trái pháp luật khác.
2. Tạo ra trò chơi mang tính chất cờ bạc, cá cược,
có giải thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị.
3. Bố trí các trò chơi giải trí cách dưới 200 mét đối
với các địa điểm như: Trường học, cơ quan hành chính Nhà nước, bệnh viện, chốn
tôn nghiêm.
4. Tổ chức và cung cấp các dịch vụ thể thao, vui
chơi giải trí khi có giông bão, thời tiết bất thường ảnh hưởng đến sự an toàn của
khách du lịch (trừ một số dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trong nhà không
chịu tác động bởi thời tiết) hoặc trong các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền
không cho phép.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC
Điều 24. Sở Du lịch
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các đơn vị hoạt
động du lịch bảo vệ, phát huy giá trị danh lam thắng cảnh, điểm tham quan du lịch,
điểm di tích trên quần đảo Cát Bà và thực hiện các quy định tại Quy chế này.
2. Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch trên các vịnh; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có
trách nhiệm xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp theo dõi tình hình môi trường du lịch tại
các khu du lịch, điểm du lịch trên vịnh; phát hiện kịp thời các hiện tượng ô
nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, các hành vi xâm phạm môi trường du lịch;
xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp cùng các ngành, địa phương
liên quan thực hiện việc thẩm định, công bố các điểm dịch vụ du lịch trên vịnh;
thẩm định, công bố hạng cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
5. Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm của các hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch theo quy định hiện hành của pháp luật.
6. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức
tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch cho nhân viên tham gia hoạt động
dịch vụ du lịch.
7. Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát
chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch.
8. Phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan
kiểm tra, giám sát việc thực hiện an ninh trật tự, vệ sinh môi trường đối với
hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Điều 25. Sở Giao thông vận tải
1. Cấp phép hoạt động, công bố cảng bến, điểm neo đậu,
tuyến, luồng theo quy định của pháp luật và Quy chế này. Kiểm tra, giám sát các
quy định về an toàn, kỹ thuật đối với tàu du lịch, cảng, bến, khu vực neo đậu,
luồng tuyến thủy nội địa và các công trình khác có liên quan.
2. Chỉ đạo Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng thực
hiện quản lý cấp phép rời cảngj bến theo quy định của pháp luật và các quy định
của Quy chế này..
3. Chủ trì, hướng dẫn, thẩm định, cấp bằng, chứng
chỉ chuyên môn đối với người điều khiển và các phương tiện thủy đủ điều kiện
tham gia hoạt động dịch vụ du lịch. Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết
quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn
cơ bản theo quy định tại Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT ngày 15/10/2019.
4. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục đội ngũ thuyền
viên chấp hành các quy định của Nhà nước về giao thông đường thủy và các quy định
về hoạt động phục vụ vận chuyển khách du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát
Bà. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch trên vịnh.
5. Chủ trì cấp biển hiệu
phương tiện vận tải khách du lịch trên các vịnh, thuộc quần đảo Cát Bà sau khi
có ý kiến tham gia của Sở Du lịch, Sở Y tế, Công an thành phố và Ủy ban nhân
dân huyện Cát Hải về đảm bảo an ninh an toàn, điều kiện kinh doanh tối thiểu và
khả năng đáp ứng, vị trí điểm đỗ; đối với tàu thủy lưu trú du lịch phải được cơ
quan có thẩm quyền xác nhận về khả năng đáp ứng điểm đỗ nghỉ đêm trên vịnh.
Điều 26. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Hải Phòng
1. Phối hợp cùng các lực lượng
chức năng liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra các phương tiện vận chuyển
khách du lịch về chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội
địa, kiên quyết xử lý tình trạng chở quá tải, không đủ các điều kiện an toàn về
vận tải hành khách và phòng chống cháy nổ, không đảm bảo các thủ tục giấy tờ về
người và phương tiện.
2. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và
các lực lượng chức năng trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về an toàn giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là các quy định về đảm bảo
an toàn hoạt động của các phương tiện vận tải khách du lịch, tàu đò, tàu cao tốc
chở khách, phương tiện vui chơi giải trí và nhà hàng nổi trên địa bàn.
3. Phối hợp với các lực lượng
trực cứu hộ, cứu nạn trên khu vực địa bàn quản lý. Chủ động phối hợp với các
ngành, địa phương liên quan giải quyết các sự cố xảy ra đối với các hoạt động
du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Điều 27. Ủy ban nhân dân huyện
Cát Hải
1. Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà thực hiện
đúng Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy
định quản lý đối với điểm dịch vụ, loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trên
các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Chỉ đạo, triển
khai tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên các vịnh thuộc quần
đảo Cát Bà ký cam kết bảo vệ môi trường; đăng ký nội dung, hình thức hoạt động
dịch vụ du lịch và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định và đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, chủ trì và phối hợp với các cơ
quan liên quan kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật đối với các tổ chức,
cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh.
4. Quản lý nhà nước trên địa bàn về toàn bộ hoạt động
dịch vụ và vận chuyển khách du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, trừ
các nội dung quản lý thuộc trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải theo quy định
của pháp luật.
5. Quản lý và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo yêu cầu
về an toàn, thuận tiện cho khách và tàu du lịch ra, vào các điểm tham quan, điểm
neo đậu trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
6. Thực hiện bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường
trên các vịnh; kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường tại các điểm kinh
doanh dịch vụ du lịch.
7. Duy trì hoạt động 24/24h của hệ thống thông tin
liên lạc với các tàu du lịch trên kênh thường trực của Cảng vụ đường thủy nội địa
Hải Phòng.
8. Là cơ quan thường trực cứu hộ, cứu nạn; chủ động
phối hợp vơi các ngành, địa phương liên quan giải quyết các sự cố xảy ra trên các
vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Bố trí phương tiện để phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm, cứu
nạn và cứu hộ.
9. Đề xuất thành phố quy hoạch khu vực neo đậu tàu
thủy lưu trú du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Tổ chức thu gom rác tại
các điểm tham quan, khu vực neo đậu và vùng nước được giao quản lý theo quy định.
10. Tổ chức và phối hợp với các ngành và địa phương
liên quan quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý theo quy định đối với các hành
vi vi phạm về vé tham quan vịnh, các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường,
cảnh quan vịnh.
11. Chỉ đạo các xã, thị trấn giáp danh địa giới
hành chính với tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý địa giới hành chính,
có biện pháp xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm lấn của tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động du lịch.
12. Chỉ đạo Ban Quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát
Bà thực hiện nhiệm vụ thu gom, vớt rác thải tại các điểm tham quan, điểm neo đậu;
ký hợp đồng thu gom rác thải với các phương tiện thủy khi có nhu cầu; chủ trì
xây dựng nội quy, quy định quản lý đối với các điểm tham quan, điểm neo đậu cho
tàu lưu trú và các loại hình dịch vụ khác trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Thực hiện nhiệm vụ bán vé, thu phí tham quan và tham quan lưu trú nghỉ đêm trên
vịnh đối với tàu thủy lưu trú du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
13. Chỉ đạo các xã, thị trấn thuộc huyện Cát Hải:
a) Hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền cho cộng
đồng dân cư trên địa bàn trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
b) Phát hiện và xử lý theo
thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
Điều 28. Các Sở, ban, ngành có
liên quan
Có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định về cấp phép
thực hiện, phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định liên quan
thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch trên các vịnh
thuộc quần đảo Cát Bà có trách nhiệm tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm
tra việc thi hành Quy chế này; chấp hành quyết định của đoàn thanh tra, kiểm
tra và có quyền giải trình, khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 30. Các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải
có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế nầy./.
PHỤ
LỤC I
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hải Phòng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
……….., ngày....
tháng.... năm 20....
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH SỬ DỤNG TÀU DU LỊCH THAM QUAN
TRÊN CÁC VỊNH THUỘC QUẦN ĐẢO CÁT BÀ
Tên phương tiện:................................................
Số đăng ký: ……………………………..
Tên chủ phương tiện:
..................................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................
Tên thuyền trưởng:....................................................
Số bằng (CCCM):………………….
Tuyến tham
quan:.........................................................................................................
Thời gian rời bến: hồi....giờ……., ngày
..../..../20……
Số khách xuống phương tiện..............................................................................
người
Quốc tịch:
VN........................................... người; nước ngoài………………………người
STT
|
Họ và tên
|
Năm sinh (tuổi)
|
Nam/nữ
|
Địa chỉ nơi ở
hiện nay
|
Quốc tịch
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
……..
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hành khách…………………………người (bằng chữ………………………..người)
|
NGƯỜI LẬP DANH
SÁCH
(Ký, ghi rõ họ, tên)
|
PHỤ
LỤC II
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hải Phòng)
CÁC TUYẾN THAM QUAN DU LỊCH TRÊN CÁC VỊNH
THUỘC QUẦN ĐẢO CÁT BÀ
1. Tham quan ban ngày, gồm các tuyến:
- Tuyến 1: Bến Bèo - Làng Chài - Đảo Khỉ - Bến Bèo.
- Tuyến 2: Bến Bèo - Làng Chài - Đảo Khỉ - Hòn Rùa
- Cửa Việt Hải - Quai Tơ - Ba Trái Đào - Hang Tối - Hang Sáng - Bến Bèo.
- Tuyến 3: Bến Gót - Gia Luận - Trà Báu - Áng Ông Cậm
- Hang Tối - Hang Sáng - Gia Luận - Bến Gót.
- Tuyến 4: Bến tàu Trung tâm du lịch Cát Bà - Đảo
Cát ông - Chùa Thiên Ứng - Bến tàu trung tâm du lịch Cát Bà.
2. Tham quan lưu trú nghỉ đêm trên vịnh (Thời
gian lưu trú tối đa tính 01 đêm là 24 giờ, tính từ thời điểm xuất bến):
- Tham quan tuyến 1, 2, 4 và lưu trú qua đêm trên vịnh
(Tham quan điểm lưu trú Áng Vẹm; Quai Tơ - Tùng Gấu; Tùng Tràng).
- Tham quan tuyến 3 và lưu trú qua đêm trên vịnh
(Tham quan điểm lưu trú Thoi Quýt; Tùng Tràng).