ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 92/BC-UBDT
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 07 năm 2017
|
BÁO CÁO
TÌNH
HÌNH CÔNG TÁC DÂN TỘC, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC ĐỊA BÀN 10 TỈNH KHU VỰC MIỀN TRUNG -
TÂY NGUYÊN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Địa bàn 10 tỉnh khu vực Miền Trung - Tây Nguyên
(thuộc Vụ Địa phương II theo dõi) gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng, có diện tích
đất tự nhiên là 83.760,80 km2; đơn vị hành chính gồm: 12 thành phố
trực thuộc tỉnh, 08 thị xã và 103 huyện, có 1.568 đơn vị cấp xã (trong đó, có
1.292 xã, 183 phường, 93 thị trấn). Toàn vùng có 3.076 thôn đặc biệt khó khăn,
337 xã khu vực 111, 479 xã khu vực II và 264 xã khu vực I (Theo Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ). Có 15 huyện nghèo được
hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ (huyện 30a) và 07 huyện nghèo hưởng chính
sách hỗ trợ theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 15/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ (huyện 30b). (Phụ Lục 1).
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ AN NINH CHÍNH TRỊ
1. Tình hình sản xuất và đời sống
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất và đời
sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tương đối ổn định. Sản xuất
nông nghiệp được thuận lợi, năng suất vụ lúa đông xuân 2016-2017 đều tăng so với
vụ đông xuân trước1. Hiện nay, các địa phương đã gieo trồng
các loại hoa màu vụ hè thu và tiếp tục chăm sóc các loại cây công nghiệp lâu
năm (cà phê, hồ tiêu, điều ...). Tuy nhiên, ở một số nơi do thời tiết thay đổi
thất thường tạo điều kiện cho các loại nấm, sâu bệnh hại phát triển gây thiệt hại
nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn2; giá cả một số mặt
hàng nông sản và giá heo hơi giảm mạnh, khó khăn trong sản xuất và chăn nuôi.
Bên cạnh đó, liên tiếp xảy ra các trận mưa to kèm lốc xoáy đã làm thiệt hại nhiều
nhà cửa, tài sản và diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn3.
Công tác phát triển rừng được các địa phương quan
tâm đang tích cực triển khai thực hiện, riêng các tỉnh Tây Nguyên được Bộ
NN&PTNT giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp
bền vững năm 2017: trồng 12.559 ha rừng tập trung, trồng 4.669 ha rừng thay thế,
chăm sóc 21.581 ha rừng trồng, khoán bảo
vệ 221.232 ha rừng, bảo vệ 212.744 ha rừng đặc dụng, khoanh nuôi tái sinh
12.505 ha rừng, trồng cây phân tán 4,57 triệu cây. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
tuy được các địa phương chỉ đạo quyết liệt, song tình trạng chặt phá rừng trái
phép làm nương rẫy, vi phạm lâm luật vẫn tiếp diễn, đặc biệt là tại các tỉnh
KonTum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Quảng Ngãi4 đến thời điểm
tháng 5 đã có 327 vụ chặt phá rừng với 178,16 ha rừng bị tàn phá.
2. Về văn hóa - xã hội
Dịp Tết Đinh Dậu, các cấp ủy và chính quyền địa
phương đã tổ chức đi thăm hỏi, động viên chúc tết tặng quà cho các gia đình
chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồng bào DTTS nghèo, người có uy tín và tổ
chức đón tết cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng bào các dân tộc trong khu
vực đón Tết trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động
đồng bào chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của nhà nước, tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”.
Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sôi nổi
ở hầu khắp các địa phương, mừng Đảng, mừng xuân, mừng các ngày lễ lớn và các sự
kiện trọng đại của đất nước. Chào mừng 71 năm Ngày truyền thống của cơ quan làm
công tác dân tộc (03/5/1946 - 03/5/2017), cơ quan công tác dân tộc các địa
phương tổ chức tọa đàm ôn lại truyền thông vẻ vang của ngành. Ban Dân tộc tỉnh
Kon Tum đăng cai tổ chức Hội thao chào mừng ngày truyền thống của Ngành, tham
gia có các đoàn của 10 Ban Dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và Đông
Nam bộ
Chính sách về giáo dục và đào tạo được các địa
phương quan tâm thực hiện đầy đủ, các chế độ cho giáo viên và học sinh được thực
hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng. Hệ thống trường PTDTNT, PTDT bán trú từng
bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trang thiết bị phục vụ công tác
giảng dạy, học tập cho giáo viên và học sinh được đảm bảo. Số học sinh, sinh
viên là đồng bào DTTS đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học ngày càng
tăng. Cùng với toàn ngành, các trường dân tộc nội trú chuẩn bị xét, thi tuyển
sinh vào lớp 6, lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho
vùng đồng bào DTTS và miền núi được các địa phương quan tâm thực hiện, các tỉnh
Đắk Lắk, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã đào tạo nghề cho 9.8115 học viên. Riêng tỉnh Quảng Nam hiện có 407 lao động hoàn
thành chương trình đào tạo, trong đó 269 lao động được bàn giao cho doanh nghiệp.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS nghèo
và người nghèo vùng sâu, vùng khó khăn được quan tâm thực hiện thường xuyên; hỗ
trợ và cấp phát thẻ BHYT cho đồng bào DTTS nghèo được kịp thời6
thuận lợi cho người dân đi khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các cơ sở. Công tác
tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh trong vùng đồng bào DTTS được tăng
cường, nhằm hạn chế thấp nhất các dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất
huyết, bệnh tay - chân - miệng, thủy đậu ... vẫn xảy ra tại một số địa phương7. Riêng tỉnh Quảng Nam dịch bệnh Bạch hầu đã làm 03 người
DTTS tử vong.
Công tác xóa đói giảm nghèo được các địa phương
tích cực triển khai thực hiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS
được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm giảm khoảng
từ 2-3%, trong đó điển hình như tỉnh Lâm Đồng giảm 4,32%, Phú Yên giảm từ 4-5%.
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của toàn vùng thì tỷ lệ hộ nghèo trong đồng
bào DTTS vẫn còn cao, đặc biệt là tại các tỉnh Kon Tum chiếm 92,81%; Bình Định
75,33%; Khánh Hòa chiếm 57,9%; Quảng Ngãi chiếm 51,46%; Đăk Nông chiếm 40,39% .
3. Về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
vùng đồng bào DTTS khu vực Miền Trung - Tây Nguyên ổn định Các tổ chức tôn giáo
truyền thông hoạt động bình thường tuân thủ theo quy định của pháp luật. Lực lượng
chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình, tăng cường công tác tuần tra tại cơ sở,
vùng biên, đặc biệt là vào các ngày cao điểm, ngày lễ, tết để giữ vững an ninh
trật tự tại địa phương. Tuy nhiên, tình hình vượt biên vùng đồng bào vẫn còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố phức tạp, Fulro lưu vong vẫn chưa từ bỏ ý định chia rẽ đại đoàn
kết dân tộc, chống phá nhà nước ta; tình hình người DTTS Tây Nguyên vượt biên
tuy có giảm nhưng vẫn xảy ra, hiện nay số người DTTS vượt biên đang ở nước
ngoài là 408 người (trong đó 68 người ở Camphuchia, 340 người ở Thái Lan); Hoạt
động tà đạo “Hà Mòn” tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra, một số đối tượng cốt
cán trốn trong rừng vẫn thường xuyên liên lạc, tuyên truyền củng cố niềm tin
vào “Đức Mẹ”, hiện nay còn 93 trường hợp trên địa bàn của các tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lăk còn tin theo đạo Hà Mòn.
4. Về dân di cư tự do
Tình hình dân di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên
tuy đã giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Hiện nay, trên địa bàn
các huyện M’Drắk, Krông Bông, tỉnh ĐắkLắk nhiều hộ đồng bào (chủ yếu là người
Mông) bán hết tài sản, ruộng đất đi ra khỏi địa phương không rõ nguyên nhân; địa
bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng hiện còn 502 hộ với 2.584 khẩu dân di cư tự
do (chủ yếu là người Mông, Dao) chưa được bố trí ổn định, việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội gặp khó khăn do công tác quản lý phức tạp, giao thông
đi lại khó khăn.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC
1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện
Các cấp, các ngành Trung ương và địa phương đã tập
trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chính sách, tạo bước chuyển biến tích cực
trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh các chính sách của
Trung ương ban hành, các địa phương đã ban hành các chính sách thực hiện trên địa
bàn ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, thực hiện các chính sách cho đồng bào dân
tộc thiểu số.
2. Kết quả thực hiện các chính sách dân tộc năm
2016 và 6 tháng đầu năm 2017 của khu vực
2.1. Các chương trình, chính sách dân tộc do Ủy ban
Dân tộc quản lý
- Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020:
Năm 2016, 10 tỉnh trong khu vực được được đầu tư
445 xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã an toan khu8 và có
/14 thôn, bản9 ĐBKK thuộc xã khu vực II, với tổng vốn là
714.857 triệu đồng, thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất,
duy tu bảo dưỡng công trình và nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng, kết
quả thực hiện và giải ngân đến 31/12/2016 đạt trên 90% kế hoạch. Các hạng mục
công trình được đầu tư xây dựng và hỗ trợ phát triển sản xuất ... đều xuất phát
từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, các công trình hoàn thành đưa
vào sử dụng cơ bản đều phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích
thiết thực cho người dân vùng hưởng lợi, được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy
nhiên do nguồn vốn phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Thực hiện Chương trình 135 năm 2017, Ủy ban Dân tộc
đã có Công văn số 130/UBDT-VP135 ngày 22/02/2017 hướng dẫn các tỉnh chỉ đạo, tổ
chức thực hiện. Ngày 10/5/2017, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban ban hành Thông tư số
01/2017/TT- UBDT hướng dẫn thực hiện Chương trình 135, xây dựng phương án phân
bổ vốn viện trợ của Chính phủ Ai Len cho các xã ĐBKK thuộc Chương trình; tăng
cường công tác truyền thông về CT 135; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng
Kế hoạch phân bổ vốn năm 2017 và dự kiến phân bổ nguồn vốn giai đoạn 2018-2020;
phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các Thông tư quy định về quản lý và sử dụng
vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQGGNBV giai đoạn
2016-2020; Thông tư quy định thực hiện dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQGGNBV giai đoạn 2016-2020.
Tổng hợp, xác định danh mục xã, thôn và dự
thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã, Quyết định của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn thuộc diện đầu tư
của Chương trình.
Tại các địa phương, Ban Dân tộc các tỉnh đã phối hợp
với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo các CTMTQG
thống nhất ở cấp tỉnh, huyện, xã. UBND các tỉnh đã xây dựng và ban hành nguyên
tắc, tiêu chí phân bổ vốn ngân sách TW thực hiện CT 135, đảm bảo tập trung nguồn
lực cho các xã, thôn khó khăn nhất trên địa bàn.
Năm 2017, Chương trình 135 kế hoạch vốn cho 10 tỉnh
của khu vực 751.489 triệu đồng. Trong đó vốn ĐTPT: 556.800 triệu đồng; DTBD:
33.634 triệu đồng; đào tạo: 13.940 triệu đồng và hỗ trợ PTSX 147.115 triệu đồng
(trong đó phát triển sản xuất: 138.915 triệu đồng, nhân rộng mô hình: 5.500 triệu
đồng) để thực hiện trong năm 2017. (Phụ lục 2).
Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng: Hầu hết các địa phương
đang tiến hành các thủ tục chuẩn bị hồ sơ thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu
tư các công trình hạ tầng và duy tu bảo dưỡng. Đối với Dự án hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, do Bộ Nông nghiệp
và PTNT chưa ban hành hướng dẫn, một số địa phương đã chủ động thực hiện các hoạt
động của dự án theo hướng dẫn của Thông tư 05 và hướng dẫn của địa phương. Dự
án nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở, các địa phương đang tiến hành
rà soát, lập danh sách đối tượng và nhu cầu năng lực để xây dựng kế hoạch thực
hiện.
- Chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg:
Năm 2016, Đề án đã hết thời gian thực hiện nhưng vẫn
tiếp tục triển khai thực hiện từ nguồn vốn được bổ sung năm 2015 chuyển sang và
được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đến hết năm 2016. Toàn khu vực được
bố trí vốn 236.068 triệu đồng (trong đó, 19.480 triệu đồng ngân sách địa
phương) để hỗ trợ cho các hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng
bào DTTS nghèo, vùng khó khăn. Kết quả thực hiện và giải ngân đạt trên 70% kế
hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện các địa phương trong tỉnh đã gặp rất
nhiều khó khăn do quỹ đất của các địa phương không còn, giải pháp khác để thay
thế đất sản xuất bằng chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động,
giao khoán bảo vệ và trồng rừng các địa
phương triển khai hiệu quả còn thấp. Riêng tỉnh ĐắkLắk sau khi điều chỉnh nội
dung hỗ trợ, địa bàn đầu tư, danh mục dự án đã thực hiện và giải ngân đạt 100%
kế hoạch vốn giao.
Các đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách theo
Quyết định trên được tiếp tục thụ hưởng chính sách tại Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc
thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2017-2020.
- Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC theo
Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg
Đề án đã hết thời gian thực hiện nhưng vẫn tiếp tục
triển khai thực hiện từ nguồn vốn được bổ sung năm 2015 chuyển sang và được Thủ
tướng Chính phủ cho phép thực hiện đến hết năm 2016. Đối với các đối tượng chưa
được thụ hưởng chính sách theo các Quyết định trên, Ủy ban Dân tộc đề xuất được
tiếp tục thụ hưởng chính sách tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2016, toàn khu vực được bố trí 153.550 triệu đồng,
thực hiện đầu tư các điểm ĐCĐC tập trung và hỗ trợ ĐCĐC xen ghép. Tiến độ thực
hiện của một số địa phương chậm, khối lượng các hạng mục công trình đạt thấp.
Hiệu quả của chính sách đạt chưa cao so với mục tiêu đề ra.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân
nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg (Phụ lục 3)
Năm 2016, các địa phương được bố trí 117.320 triệu
đồng để thực hiện chính sách, nhiều địa phương thực hiện đạt 100% kế hoạch. Việc
hỗ trợ của chính sách đã góp phần cùng với các chính sách khác của Nhà nước giải
quyết những khó khăn, bức xúc về đời sống tạo điều kiện hỗ trợ cho hộ nghèo
phát triển sản xuất, vươn lên thoát
nghèo, Tuy nhiên, định mức hỗ trợ theo quy định còn quá thấp, trong khi giá cả
các mặt hàng thiết yếu và vật tư nông nghiệp đều tăng mạnh. Bên cạnh đó việc hỗ
trợ của một số địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của người dân, rà
soát đối tượng thụ hưởng có nơi còn chậm dẫn đến việc hỗ trợ không kịp thời, đã
làm giảm hiệu quả của chính sách.
Năm 2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ tại cuộc họp ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020: Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg được giao Bộ Lao động, Thương
binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy
ban Dân tộc nghiên cứu đề xuất tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, thông qua việc bổ sung nguồn vốn vào Chương
trình để thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Để
tháo gỡ cho các địa phương trong quá trình thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg
năm 2017 cũng như hướng dẫn thực hiện chính sách trong năm tới, Ủy ban Dân tộc
đã ban hành văn bản số 218/UBDT-CSDT ngày 13/3/2017 và báo cáo 7 năm thực hiện
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị phối
hợp thực hiện theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ.
Kế hoạch vốn thực hiện năm 2017 của các tỉnh là
111.976 triệu đồng, để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp ...
phát triển sản xuất cho các hộ nghèo vùng khó khăn trên địa bàn. Các địa phương
đang tích cực triển khai thực hiện.
- Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ DTTS ĐBKK theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg
Năm 2016, Đề án đã hết thời gian thực hiện nhưng vẫn
tiếp tục triển khai thực hiện từ nguồn vốn được bổ sung năm 2015 chuyển sang và
được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện đến hết năm 2016.
Có 8.570 hộ nghèo trong khu vực được vay vốn, với tổng kinh phí là 87.794 triệu đồng, để đầu tư
phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Các địa phương đã triển khai thực
hiện vốn vay đúng đối tượng thụ hưởng, nhờ có thêm vốn vay đã giúp cho các hộ đồng
bào DTTS đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vốn để
phát triển sản xuất, ổn định đời sống, vươn lên thoát
nghèo. Tuy nhiên, do định mức cho vay thấp (8 triệu đồng/ hộ), trong khi thị
trường các mặt hàng như: con vật nuôi, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ
và nông cụ sản xuất giao động tăng, nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản
xuất của người dân.
Các đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách theo
các Quyết định trên được tiếp tục thụ hưởng tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách đối với người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 và Quyết
định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục 4 )
Năm 2016, toàn khu vực có 4.918 người uy tín và
kinh phí thực hiện là 11.755,71 triệu đồng. Các địa phương đã quan tâm thực hiện
chế độ chính sách theo quy định: tổ chức lớp lập huấn, tổ chức đoàn người uy
tín đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm,... vai trò, trách nhiệm của người
có uy tín được phát huy và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế
xã hội, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, chính sách vẫn còn một số bất cập về nội dung, cơ chế, định mức thực hiện,
cần sửa đổi và thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2017, chính sách người có uy tín được tiếp tục
thực hiện theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg , Quyết
định 56/2013/QĐ-TTg và Quyết định 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 Đề án
“Tăng cường vai trò của người uy tín trong vùng DTTS”. Ủy ban Dân tộc đã ban
hành các văn bản số 257/UBDT-DTTS ngày 21/3/2017 gửi các địa phương và văn bản
số 261/UBDT-DTTS gửi các bộ, ngành và hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án
“Tăng cường vai trò của người uy tín trong đồng bào DTTS”.
Năm 2017, 10 tỉnh trong khu vực được thông báo danh
sách có 4.919 người uy tín trong đồng bào DTTS. Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng với kế hoạch vốn là
10.401,04 triệu đồng để thực hiện chính sách trong năm 2017. Hiện nay các địa
phương đang tích cực triển khai thực hiện chính sách theo quy định.
- Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho
vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016, Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 16/01/2017:
Các ấn phẩm báo, tạp chí được cấp phát đúng đối tượng
thụ hưởng đã góp phần tuyên truyền về phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, giữ
gìn bản sắc dân tộc, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và cảnh
giác trước âm mưu của các thể lực thù địch, phê phán, đẩy lùi các tệ nạn xã hội,...
Tuy nhiên, một số địa phương việc cấp phát chưa kịp
thời đến đối tượng thụ hưởng đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách.
- Triển khai Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số
2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các
DTTS rất ít người giai đoạn 2016- 2025.
Ngày 22/5/2017, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư
số 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg , hiện đang hoàn
thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg. Do ngân sách
nhà nước khó khăn nên đến nay các địa phương chưa được bố trí vốn để thực hiện
02 Quyết định trên.
Tại các địa phương, UBND tỉnh đều giao cho Ban Dân
tộc chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất triển khai
các nội dung của quyết định. Hiện nay, các địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp
nhu cầu hỗ trợ đầu tư, xây dựng Đề án trình UBND tỉnh xin ý kiến Ủy ban Dân tộc
trước khi phê duyệt.
- Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS" theo Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015:
Năm 2016, các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi,
Phú Yên được bố trí 1.113,5 triệu đồng10 thực hiện Đề án
“Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên
địa bàn giai đoạn 2015 - 2020”. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch và tích cực
triển khai thực hiện các nội dung của mô hình điểm: tổ chức các hoạt động truyền
thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS trên địa bàn. Đây là mô hình điểm
rất thiết thực cần nhân rộng ra nhiều địa phương, để cộng đồng các DTTS có thể
nhận thức và ý thức pháp luật, trong hôn nhân của đồng bào DTTS, để góp phần
nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn.
Năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức tập huấn, hướng
dẫn triển khai thực hiện và xây dựng mô hình điểm tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và
Ninh Thuận.
Các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, đã được
phân bổ vốn với tổng kinh phí là 897 triệu đồng. Các địa phương đang triển khai
thực hiện.
- Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức người DTTS theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ
Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang tập trung nghiên cứu,
xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán
bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng của Quyết định số 402/QĐ-TTg.
Triển khai công tác thu thập thông tin, dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống chính trị; lập kế hoạch tổ chức “Thí điểm” các lớp bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức, viên chức theo 4 nhóm đối tượng trong hệ thống chính trị. Dự
kiến hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng chương
trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc 4 nhóm
đối tượng” vào tháng 12/2017.
Các địa phương trong khu vực đang từng bước hoàn
thiện hệ thống thể chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức, viên chức người DTTS đảm bảo tỷ lệ cơ cấu hợp lý theo mức tối thiểu
tại Quyết định số 402/QĐ-TTg Tỉnh Kon Tum UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
568/KH-UBND ngày 7/3/2017 triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; tỉnh Đăk
Nông, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 11/5/2017 về thực hiện Đề
án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Tỉnh Khánh Hòa thực hiện Thông tư liên tịch số
02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh
ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 28/7/2015 về việc đẩy mạnh thực hiện chính
sách cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg ngày
10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển
bền vững sau năm 2015.
Ngay sau khi Quyết định 1557 được ban hành, Ủy ban
Dân tộc đã chủ động xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện và kế hoạch hành động
thực hiện Quyết định 1557 của Ủy ban Dân tộc; tổ chức các hội thảo tham vấn các
dự thảo văn bản trên. Trong khu vực 10 tỉnh, đã có 06 tỉnh ban hành kế hoạch thực
hiện QĐ 1557 gồm: tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đăk
Nông.
- Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu
số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Ngày 30/3/2017, Ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản
số 284/UBDT-CSDT hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị quyết
52/NQ-CP. Đến nay đã có 7/10 tỉnh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên ban hành
kế hoạch, văn bản triển khai Nghị quyết gồm: Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên,
Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông.
2.2. Một số chính sách dân tộc do các Bộ, ngành quản
lý:
Các bộ, ngành với chức năng, nhiệm vụ của mình đã
chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung xây dựng nhiều chính
sách mới nhằm hỗ trợ phát triển bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhiều chính sách mới được ban hành trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 như:
- Bộ NN&PTNT tham mưu ban hành Quyết định số
1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 ban hành về CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2020;
- Bộ LĐTB&XH tham mưu ban hành Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016
- 2020 trong đó tiếp tục ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS;
- Bộ GD&ĐT tham mưu ban hành Nghị định số
116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ
thông ở xã, thôn ĐBKK và Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày tháng năm phê duyệt Đề
án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 (Bộ GD&ĐT); Nghị định
57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học
tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS ít người đối với 16 dân tộc
có số dân dưới 10.000 người;
- Bộ Nội vụ tham mưu ban hành Quyết định số
402/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS
trong thời kỳ mới; Quyết định số 163/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020, trong đó khuyến khích cán bộ,
công chức, viên chức nữ, người DTTS, công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK học tập, nâng cao trình
độ, năng lực làm việc;
- Bộ Văn hóa TT&DL tham mưu ban hành Quyết định
số 586/QĐ-TTg ngày 03/5/2017 Phê duyệt “Chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách
Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới
vùng sâu, vùng xa, vùng DTTTS, vùng biên giới hải đảo, vùng ĐBKK”;
- Bộ Quốc phòng xây dựng hoàn chỉnh 04 Đề án: “Đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ số thanh niên DTTS đang tại ngũ cho các
DTTS dưới 10.000 người cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu
vực biên giới”, “Tăng cường sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp của Bộ đội Biên
phòng xuống các xã trọng điểm ở khu vực biên giới”, “Liên kết với chính quyền địa
phương mở lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ chiến sỹ hiện đang công tác ở vùng
dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới”, “Nâng cấp xây dựng mới các bệnh xá quân
dân y kết hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới”...
2.3. Chính sách riêng của các địa phương (Phụ lục
5)
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những thuận lợi
Trong 6 tháng đầu năm 2017, công tác dân tộc tiếp tục
nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các
bộ, ngành.
Ủy ban Dân tộc tập trung chỉ đạo, điều hành quyết
liệt, có hiệu quả xây dựng và ban hành Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày
10/5/2017 Quy định chi tiết thực hiện Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thông tư số
02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/2016/QĐ-TTg
ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020; Dự thảo
Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2086/2016/QĐ-TTg,... Công tác quản
lý nhà nước về công tác dân tộc tiếp tục được tăng cường; các nguồn vốn thực hiện
các chương trình, chính sách dân tộc được các Bộ, ngành Trung ương quan tâm
giao vốn để thực hiện ngay từ đầu năm.
Các Chương trình, chính sách được triển khai kịp thời,
đúng đối tượng; công tác phối hợp thực hiện chính sách và theo dõi chính sách,
nắm tình hình vùng dân tộc được Ủy ban Dân tộc quan tâm thực hiện. Các chính
sách được triển khai đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, có sự tham gia của
người dân trong việc lựa chọn đối tượng, nội dung đầu tư, hỗ trợ, giám sát quá
trình tổ chức thực hiện chính sách; cơ chế quản lý, điều hành được phân cấp rõ
ràng, thuận lợi trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách.
Các địa phương đã có
nhiều cố gắng trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính
trị trên địa bàn.
2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
2.1. Tại Trung ương
- Vốn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số
2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các
DTTS rất ít người giai đoạn 2016- 2025 chưa được bố trí để triển khai thực hiện.
- Năm 2017, ngân sách TW chưa bố trí vốn cho Ủy ban
Dân tộc để thực hiện chính sách đối với người uy tín; đặc biệt là không có kinh
phí để triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường vai trò của người uy tín trong
vùng DTTS” theo Quyết định 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016.
- Tiến độ triển khai dự án các công trình hạ tầng
thuộc Chương trình 135 còn chậm do phải thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư
theo quy định. Việc quản lý thiếu chặt chẽ nhất là đối với các công trình do xã
làm chủ đầu tư. Việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo chưa được
ban hành.
- Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc
xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện một số chính sách dân tộc
chưa chặt chẽ, các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm ảnh hưởng đến tiến độ
triển khai thực hiện.
- Sự phối hợp của các Bộ ngành trong đề xuất tích hợp
Quyết định 102/2009/QĐ-TTg vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016-2020, thông qua việc bổ sung nguồn
vốn vào Chương trình để thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất và nhân rộng mô
hình giảm nghèo còn chậm, gây nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực
hiện chính sách năm 2016 và 2017.
2.2. Tại địa phương
- Công tác chủ trì, phối hợp của một số cơ quan thường
trực với các sở, ngành liên quan trong việc tham mưu cho UBND tỉnh và triển
khai tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc còn nhiều hạn chế. Một số địa
phương chưa thực sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo đôn đốc tổ chức, thực hiện
các chương trình, chính sách dân tộc; tiến độ thực hiện còn chậm; giải ngân và
cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa kịp thời.
- Nguồn lực đầu tư thực hiện của chương trình, dự
án bố trí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, định mức suất đầu tư thấp và cơ cấu
phân bố chưa phù hợp với thực trạng và điều kiện kinh tế xã hội của các địa
phương. Giải ngân chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch được phê duyệt, có
chính sách cấp vốn thiếu đồng bộ.
- Việc xã hội hóa huy động nguồn lực địa phương,
các doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các chương trình, chính sách còn hạn
chế. Việc lồng ghép các chính sách khó thực hiện do mỗi chính sách có mục tiêu,
định mức, cơ quan quản lý và hướng dẫn riêng.
- Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, chất lượng
nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng,
thực hiện chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc còn hạn chế về
năng lực, chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân ...
- Công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ở một số địa phương chưa được thường
xuyên; một số nơi, người dân chưa hiểu được đầy đủ về các chính sách chưa cố gắng
vươn lên thoát nghèo, vẫn còn có tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
- Một số tỉnh vẫn chưa ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg hoặc có lập Kế hoạch nhưng chưa chú trọng lồng
ghép với các nhiệm vụ của địa phương.
- Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số
48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, phải thực hiện các quy trình theo quy định,
sẽ kéo dài thời gian thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chính sách.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Công tác dân tộc là lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, đa
lĩnh vực, nhạy cảm, phức tạp. Địa bàn rộng, thời tiết diễn biến thất thường,
thiên tai thường xuyên xảy ra và gây hậu quả thiệt hại nhiều đến người và tài sản
của người dân trong khu vực. Tình hình an ninh chính trị tại các tỉnh Tây Nguyên
tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Đặc điểm, tính chất công tác dân tộc của các tỉnh
Nam, Trung trung bộ có nhiều nét khác với khu vực Tây Nguyên.
Nguồn lực đầu tư vào vùng DT&MN còn thấp, nhất
là kinh phí bố trí thực hiện các chính sách dân tộc chưa đảm bảo, không đồng bộ,
thiếu kịp thời, ảnh hưởng đến mục tiêu và hiệu quả của chính sách.
Một số tỉnh, địa phương lập kế hoạch và giao vốn chậm,
chỉ đạo điều hành công tác dân tộc thiếu quyết liệt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân
tộc thiểu số.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6
THÁNG CUỐI NĂM 2017
Trong 6 tháng cuối năm, Ủy ban Dân tộc đề nghị các
Ban Dân tộc trong khu vực thực hiện tốt những nội dung sau:
1. Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình vùng đồng
báo dân tộc thiểu số và miền núi để chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và phối hợp
với các sở, ngành liên quan giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trên địa
bàn.
2. Triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án, chính
sách dân tộc theo kế hoạch được giao năm 2017 trong đó chú trọng việc thực hiện
hợp phần nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc Chương trình 135
năm 2017.
3. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, danh mục đầu tư các dự
án thành phần theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát kết quả thực hiện, giải ngân kinh phí các chương trình, chính sách đảm bảo
đúng đối tượng, mục đích và các quy định; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư
xây dựng theo các quy định hiện hành để các chính sách dân tộc thực hiện có quả.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn
người dân phát huy tính chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của
Nhà nước, quyết tâm xây dựng kinh tế cho gia đình chủ yếu bằng các nguồn lực của
gia đình
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành,
địa phương:
1.1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ: Xem xét bố trí vốn
thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg , 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016; 59/QĐ-TTg ;
Quyết định 2561/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 và Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Có các giải pháp xử lý về kinh phí thực hiện CT 135 do các địa
phương đã thực hiện đối với các thôn, xã không thuộc ĐBKK theo QĐ 50/QĐ-TTg ;
(Các Quyết định được ban hành sau khi dự thảo chi nguồn ngân sách xin được cấp
bổ sung từ nguồn dự phòng nhà nước năm 2017).
1.2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNN: Sớm ban hành
Thông tư hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh
kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.
1.3. Đề nghị các bộ, ngành:
- Hướng dẫn địa phương lồng ghép nguồn vốn triển
khai chương trình, chính sách đầu tư trong vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm
tập trung nguồn lực, thực hiện có hiệu quả.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Nghị
định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc và các chính sách dân tộc bộ, ngành mình
đang quản lý.
2. Đối với Tỉnh ủy, UBND các tỉnh:
2.1. Ban hành Nghị quyết riêng của Tỉnh về công tác
dân tộc để có cơ sở cho các sở, ngành thực hiện thực hiện, đảm bảo công tác dân
tộc, chính sách dân tộc hiệu quả.
2.2. Chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp chặt
chẽ với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn, đôn đốc và giám sát chặt chẽ các huyện thị
và đơn vị thực hiện chính sách dân tộc.
2.3. Thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu phát triển
DTTS theo Quyết định 1557/QĐ-TTg vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2.4. Đẩy mạnh việc dạy nghề, giải quyết việc làm,
thu hút lao động DTTS vào làm tại các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào vùng DTTS để thu hút lao động người DTTS tham gia.
2.5. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, sử
dụng cán bộ DTTS ở tất cả các ngành các cấp. Đảm bảo tỷ lệ CBCC, VC người DTTS
tại các cơ quan, tổ chức đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư số
02/2014/TT-BNV-UBDT.
2.6. Quan tâm đến công tác cử tuyển, đổi mới phương
thức đào tạo cử tuyển, theo hướng cấp tỉnh quyết định ngành nghề đào tạo và bố
trí sử dụng sau khi đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; khắc
phục dần tình trạng sau khi đào tạo cử tuyển không phân được công tác.
2.7. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh
cho hộ DTTS nghèo, người dân sống tại vùng khó khăn và ĐBKK.
2.8. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ
tranh chấp, khiếu kiện đông người, nhất là những nội dung tranh chấp liên quan
đến vấn đề đất đai. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng
và Nhà nước.
2.9. Tích cực tuyên truyền chủ trương chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước theo nội dung và hình thức phù hợp với trình độ
nhận thức của đồng bào các dân tộc. Cương quyết đấu tranh với những luận điệu
xuyên tạc, lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Trên đây là Báo cáo tình hình công tác dân tộc,
chính sách dân tộc địa bàn 10 tỉnh khu vực Miền Trung - Tây Nguyên 6 tháng đầu
năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Ủy ban Dân tộc./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên;
- Các Thứ trưởng, PCN UBDT;
- Các Vụ, đơn vị thuộc UBDT;
- UBND tỉnh và Ban Dân tộc 10 tỉnh Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu VT, ĐPII.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
THỦ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Nông Quốc Tuấn
|
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY
NGUYÊN NĂM 2017
(Kèm theo Báo cáo số: 92/BC-UBDT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Tỉnh
|
Thành phố trực thuộc tỉnh
|
Thị xã
|
Huyện
|
Cấp xã
|
Thôn ĐBKK, xã thuộc KV III, II, I theo QĐ 582/QĐ- TTg
ngày 28/4/2017
|
Các huyện NQ 30a
|
Triển khai NQ 52
|
Triển khai QĐ 1557
|
Tổng diện tích (km2)
|
Tổng số
|
Xã
|
Phường
|
Thị trấn
|
Xã KV III
|
Xã KV II
|
Xã KV I
|
Thôn đbkk
|
30a
|
QĐ 293 5/2/2013
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
(15)
|
(16)
|
(17)
|
(18)
|
1
|
Quảng Nam
|
2
|
1
|
15
|
247
|
210
|
25
|
12
|
63
|
47
|
12
|
359
|
3
|
2
|
|
x
|
10,438
|
2
|
Quảng Ngãi
|
1
|
|
13
|
184
|
166
|
9
|
9
|
46
|
33
|
4
|
266
|
6
|
|
x
|
|
5,153
|
3
|
Bình Định
|
1
|
1
|
9
|
159
|
126
|
21
|
12
|
31
|
18
|
4
|
197
|
3
|
|
|
x
|
6,850.6
|
4
|
Phú Yên
|
1
|
1
|
7
|
112
|
91
|
16
|
5
|
16
|
2-
|
5
|
105
|
|
2
|
x
|
|
5,060.5
|
5
|
Khánh Hòa
|
2
|
1
|
6
|
140
|
99
|
35
|
6
|
6
|
29
|
16
|
65
|
|
|
x
|
x
|
5,217.7
|
6
|
Kon Tum
|
1
|
|
9
|
102
|
86
|
10
|
6
|
49
|
28
|
25
|
429
|
2
|
3
|
x
|
x
|
9,689.6
|
7
|
Gia Lai
|
1
|
2
|
14
|
222
|
184
|
24
|
14
|
61
|
107
|
54
|
664
|
|
4
|
x
|
|
15,536.9
|
8
|
Đắk Lắk
|
1
|
1
|
13
|
184
|
152
|
20
|
12
|
45
|
87
|
52
|
662
|
|
|
x
|
x
|
13,125.4
|
9
|
Đắk Nông
|
|
1
|
7
|
71
|
61
|
5
|
5
|
12
|
4-
|
15
|
179
|
|
|
x
|
|
6,515.6
|
10
|
Lâm Đồng
|
2
|
|
10
|
147
|
117
|
18
|
12
|
8
|
62
|
77
|
150
|
1
|
|
|
|
9,773.5
|
Tổng
|
12
|
8
|
103
|
1,568
|
1,292
|
183
|
93
|
337
|
479
|
264
|
3,076
|
15
|
11
|
7
|
5
|
87,360.8
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH 135 CÁC TỈNH KHU VỰC MIỀN TRUNG -
TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Báo cáo số: 92/BC-UBDT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Đơn vị
|
Năm 2016 theo QĐ 551/QĐ
|
Năm 2017 theo QĐ 1722
|
Kết quả thực hiện
|
Tổng kế hoạch vốn
|
ĐTPT
|
PTSX
|
Đào tạo
|
DT BD
|
Các HM CT và DT BD
|
(%) Thực hiện đến 31/12 2016
|
Kế hoạch vốn giao
|
ĐTPT
|
DT BD
|
Đào tạo
|
Hỗ trợ PTSX
|
Tổng vốn
|
Phát triển SX
|
Nhân rộng MH
|
1
|
Quảng Nam
|
123,632
|
90,600
|
26,850
|
|
5,707
|
26
|
99,7
|
121,678
|
90,600
|
5,493
|
2,193
|
23,392
|
22,692
|
700
|
|
2
|
Quảng Ngãi
|
78,858
|
58,500
|
19,000
|
2,390
|
1,718
|
149
|
52
|
87,148
|
64,800
|
3,928
|
1,592
|
16,828
|
16,228
|
600
|
|
3
|
Bình Định
|
41,111
|
30,420
|
8,755
|
|
1,916
|
47
|
100
|
45,662
|
33,800
|
2,049
|
850
|
8,963
|
8,463
|
500
|
|
4
|
Phú Yên
|
31,343
|
23,220
|
6,665
|
|
1,456
|
90
|
100
|
32,570
|
24,000
|
1,455
|
606
|
6,509
|
6,009
|
500
|
|
5
|
Khánh Hòa
|
9,400
|
6,600
|
1,900
|
420
|
419
|
|
90
|
4,700
|
2,000
|
0
|
0
|
2,700
|
0
|
0
|
|
6
|
Kon Tum
|
81,694
|
60,300
|
21,394
|
|
|
|
84,5
|
93,387
|
69,400
|
4,207
|
1,699
|
18,081
|
17,381
|
700
|
|
7
|
Gia Lai
|
141,353
|
105,120
|
29,610
|
|
6,521
|
291
|
95
|
156,848
|
116,800
|
7,081
|
3,030
|
29,937
|
29,237
|
700
|
|
8
|
Đăk Lăk
|
79,736
|
59,220
|
16,785
|
|
3,731
|
157
|
95
|
92,571
|
68,800
|
4,171
|
1,777
|
17,823
|
17,223
|
600
|
|
9
|
Đăk Nông
|
50,317
|
37,260
|
11,240
|
781
|
|
|
100
|
56,184
|
41,600
|
2,522
|
1,046
|
11,016
|
10,416
|
600
|
|
10
|
Lâm Đồng
|
62,123
|
46,080
|
13,200
|
|
2,843
|
125
|
100
|
60,741
|
45,000
|
2,728
|
1,147
|
11,866
|
11,266
|
600
|
|
Tổng
|
699,567
|
517,320
|
155,399
|
3,591
|
24,311
|
885
|
92
|
751,489
|
556,800
|
33,634
|
13,940
|
147,115
|
138,915
|
5,500
|
|
PHỤ LỤC 3
TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRỰC TIẾP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
102/2009/QĐ-TTG KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Báo cáo số: 92/BC-UBDT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc)
TT
|
Địa phương
|
Kinh phí năm
2016
|
kinh phí thực
hiện
|
Thực hiện đến
31/12/ 2016
|
Kế hoạch năm
2017
|
Kết quả thực hiện
|
Hình thức hỗ trợ:
Tiền mặt (TM), Hiện vật (HV)
|
1
|
Quảng Nam
|
10,679
|
10,679
|
100
|
17,887
|
|
TM+HV: giống cây/con, muối, thuốc thú y
|
2
|
Quảng Ngãi
|
13,376
|
5,444
|
41
|
12,419
|
|
TM+HV: giống cây, con, phân bón, muối
|
3
|
Bình Định
|
8,684
|
8,684
|
100
|
5,814
|
|
TM+HV: muối. Tỉnh đã nhận đủ kinh phí
|
4
|
Phú Yên
|
6,289
|
6,289
|
100
|
7,163
|
|
TM
|
5
|
Khánh Hòa
|
3,393
|
3,393
|
100
|
1,235
|
|
Ngân sách địa phương + Trung ương
|
6
|
Kon Tum
|
9,463
|
8,913
|
94
|
8,128
|
|
TM+HV: giống cây, con
|
7
|
Gia Lai
|
22,026
|
21,740
|
99
|
21,978
|
|
HV: Giống cây, con
|
8
|
Đắk Lắk
|
30,971.7
|
30,971.7
|
100
|
25.148
|
|
TM+HV: giống cây, con, phân bón, thuốc thú y
|
9
|
Đăk Nông
|
10,438
|
9,383
|
90
|
8,548
|
|
HV: Giống cây, con, muối
|
10
|
Lâm Đồng
|
2,000
|
2,000
|
100
|
3,652
|
|
TM
|
Tổng cộng
|
117,320
|
107,497
|
91.63
|
111,972
|
|
|
PHỤ LỤC 4
TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ UY TÍN THEO QUYẾT ĐỊNH
18/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH 56/QĐ-TTG KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Báo cáo số: 92/BC-UBDT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc)
STT
|
Đơn vị
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Số người
|
Kinh phí
(triệu đồng)
|
Số lớp tập huấn
|
Đi học tập kinh
nghiệm
|
Số lượt người
tham gia
|
Kinh phí
(triệu đồng)
|
Số lớp tập huấn
|
Đi học tập kinh
nghiệm
|
1
|
Quảng Nam
|
384
|
745
|
2
|
|
385
|
940
|
1
|
1
|
2
|
Quảng Ngãi
|
366
|
2,727
|
7
|
6
|
366
|
2,566
|
|
|
3
|
Bình Định
|
122
|
810
|
1
|
2
|
122
|
592
|
|
|
4
|
Phú Yên
|
118
|
567
|
1
|
1
|
118
|
729
|
1
|
|
5
|
Khánh Hòa
|
89
|
301.916
|
|
|
89
|
413.598
|
|
|
6
|
Kon Tum
|
763
|
1,802
|
2
|
2
|
804
|
810
|
3
|
|
7
|
Gia Lai
|
1,257
|
1,978.79
|
|
|
1,225
|
937
|
|
|
8
|
Đắk Lắk
|
1,026
|
1,507
|
2
|
1
|
1,018
|
|
|
|
9
|
Đăk Nông
|
299
|
327
|
1
|
2
|
303
|
683
|
|
|
10
|
Lâm Đồng
|
494
|
990
|
1
|
1
|
489
|
2,730.44
|
|
|
Tổng
|
4,918
|
11,755.71
|
17
|
15
|
4,919
|
10,401.04
|
5
|
1
|
PHỤ LỤC 5
TỔNG HỢP CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC MIỀN
TRUNG - TÂY NGUYÊN
(Kèm theo Báo cáo số: 92/BC-UBDT, ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc)
Tỉnh
|
Nội dung chính
sách
|
Tình hình thực
hiện chính sách
|
2
|
3
|
4
|
Quảng Nam
|
- Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của
Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND
ngày 19/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2017-2021.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho Chương
trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2016-2020 (Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh)
|
Kinh phí ngân sách tỉnh cấp để thực hiện
5.928.000.000 đồng (Năm tỷ chín trăm hai tám triệu đồng). Chính sách chi hỗ
trợ mua bảo hiểm y tế: Tổng số thẻ
41.696 thẻ, số tiền chi 6.806.704.000 đồng.
|
Quảng Ngãi
|
Chính sách cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết
yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017
|
các địa phương đã cấp phát 18.890 kg bột ngọt;
99.466 lít nước mắm; 49.773 lít dầu ăn cho đồng bào DTTS ở vùng miền núi của
tỉnh.
|
Thực hiện công tác tuyên truyền đảm bảo trật tự
an toàn giao thông trên vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
|
Từ kinh phí hỗ trợ 41 triệu đồng của Ban an toàn
Giao thông về tổ chức công tác tuyên truyền cho vùng đồng bào dân tộc và miền
núi, Ban Dân tộc đang xây dựng kế hoạch thực hiện.
|
Chương trình giáo dục đời sống gia đình trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1693/QĐ-UBND ngày 19/9/2016
của UBND tỉnh
|
Trong năm 2017 là 156 triệu đồng, Ban Dân tộc tỉnh
đang xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình này.
|
Bình Định
|
Thực hiện Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày
17/12/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách đối với đồng bào
dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị
|
Kế hoạch thực hiện năm 2017 dự kiến khoảng
17.239,746 triệu đồng cho các chính sách: cấp muối I Ốt cho đồng bào dân tộc
thiểu số, hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số các cấp, hỗ trợ tiền
điện cho đồng bào dân tộc thiểu số (114,895 trđ - trừ đối tượng được hưởng
theo Quyết định 28)
|
Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 của
UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và CTHĐ của Chính
phủ thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh
|
Kinh phí UBND tỉnh giao: 100 triệu đồng. Hiện nay
Ban Dân tộc đang triển khai thực hiện xây dựng Đề án phát triển cây trồng, vật
nuôi và cây đặc sản vùng dân tộc thiểu số tỉnh đến năm 2025.
|
|
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào DTTS và miền núi theo Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 11/8/2016
Thực hiện Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho
trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -
2020, định hướng đến năm 2025" theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày
02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình “Sữa học đường” tại 2 huyện
miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh giai đoạn 2016 - 2020.
|
Tổng nguồn vốn phân bổ năm 2017 là 33.000 triệu đồng,
trong đó: vốn đầu tư phát triển: 24.000 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 9.000 triệu
đồng, thực hiện các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến GDPL, hỗ trợ mô hình
phát triển kinh tế hộ, thoát nghèo bền
vững, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, thăm quan học tập, hỗ trợ nước
sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có
hơn 8.000 học sinh, sinh viên là con em đồng bào DTTS đang theo học từ tiểu học
đến trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được thụ
hưởng chế độ học bổng theo NQ số 17/2012/NQ-HĐND ngày 28/6/2012 của HĐND tỉnh.
|
Khánh Hòa -
|
Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 15/12/2009 của
HĐND tỉnh về hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng khó khăn;
Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 05/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ
trợ tiền ăn cho bệnh nhân; Nghị quyết số 06/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 của Hội
đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh
|
Hỗ trợ 5% chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng
thuộc hộ gia đình nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân điều
trị nội trú là đồng bào DTTS, người thuộc diện hộ nghèo và người được nuôi dưỡng
tại các cơ sở bảo trợ xã hội (3% mức lương tối thiểu chung/ người bệnh/
ngày), hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trên địa
bàn; Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo trên
địa bàn tỉnh.
|
Kon Tum
|
Chính sách đối với đồng bào DTTS tiêu biểu trong
các lĩnh vực Theo Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh
Kon Tum
|
UBND tỉnh cấp để tổ chức biểu dương, thăm hỏi đối
với các hộ, cá nhân đồng bào DTTS tiêu biểu năm 2017: 261 triệu đồng. Đã tổ
chức Hội nghị biểu dương cá nhân người DTTS tiêu biểu năm 2017 với 60 đại biểu
tham dự và thăm hỏi, tặng quà cho 400 hộ gia đình, cá nhân đồng bào DTTS tiêu
biểu có thành tích trong mọi lĩnh vực năm 2017 trên địa bàn, đạt 100% kế hoạch.
|
Chính sách cao su tiểu điền, cà phê xứ lạnh.
|
UBND các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông
đang triển khai thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố theo kế hoạch đề
ra.
|
Đăk Nông
|
- Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của
UBND tỉnh Đắk Nông về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối
với hộ gia đình đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2015 - 2020
|
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm Ban Dân tộc phối
hợp với Sở Tài chính đã giải quyết cho 123 hồ sơ với kinh phí 285,372 triệu đồng.
|
Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 UBND tỉnh
Đắk Nông về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm học 2016 - 2017 đến
năm học 2020 - 2021
|
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, đã hỗ trợ cho
52 học sinh sinh trên địa bàn với kinh phí là 639,5 triệu đồng.
|
- Chương trình hành động số 04-CTr/TU, ngày
18/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác DTTS giai đoạn
2011-2016.
- Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 07/5/2004 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kết nghĩa giữa các cơ quan Đảng, chính quyền,
đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang đối với bon, buôn đồng bào
DTTS tại chỗ và Quyết định số 484/QĐ-UB, ngày 24/5/2004 của UBND tỉnh, về việc
tổ chức kết nghĩa với các bon, buôn đồng bào DTTS tại chỗ
|
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ UBND tỉnh về quy định
kinh phí thăm, tặng quà các đơn vị, cá nhân tiêu biểu và gia đình chính sách
nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, mỗi cơ quan, đơn vị được hỗ trợ 6
triệu đồng để thăm, hỏi bon/buôn đồng bào nhân dịp Tết. Tổng kinh phí ngân sách địa phương chi cho chính sách là
408 triệu đảng. Ngoài nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ, các huyện, thị xã cũng
đã huy động bằng nhiều chương trình, nguồn lực tổ chức thăm hỏi, động viên, nắm
bắt tình hình an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn các bon, buôn được các đơn vị giao kết nghĩa.
|
Lâm Đồng
|
Chính sách trợ giá giống cây trồng
|
Vốn phân bổ năm 2017 là: 8.907,900 triệu đồng. Trợ
giá cho 760 tấn lúa giống (3.800 triệu đồng), 75 tấn bắp giống (1.125 triệu đồng)
và 1.270 ha giống cây trồng các loại (3.982,900 triệu đồng)
Ban Dân tộc đã trình UBND tỉnh phê duyệt
phương án triển khai thực hiện hỗ trợ trực tiếp và trợ giá giống cây trồng.
|
Hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đang theo học tại
các trường ĐH, CĐ, TCCN (theo Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND)
|
Tổng kinh phí đã thực hiện năm học 2016-2017 là
9.086,615 triệu đồng, hỗ trợ cho 3.999 HS,SV. Đến tháng 6/2017, đã phân bổ
4.490 triệu đồng cho các địa phương chi trả cho đối tượng thụ hưởng (đã chi
trả 3.567 triệu đồng cho 2.214 em, đạt 79% kế hoạch đối với vốn đã cấp), số
kinh phí còn lại Ban Dân tộc đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính tiếp tục phân
bổ cho các địa phương để cấp kịp thời cho các em.
|
1 Quảng Nam đạt 46 tạ/ ha
tăng 5,1 tạ; Đăk Lăk tổng sản lượng lương
thực có hạt vụ đông xuân đạt 260.384 tấn, đạt 121%, vượt so với kế hoạch, tăng
31.256 tấn so với vụ đông xuân trước; Kon Tum ước sản lượng thu 20.250 tấn,
tăng 1.152 tấn, ...
2 Tỉnh Lâm Đồng bọ xít muỗi
làm hại 27.834 ha điều, 41.500 ha cây cà phê bị nhiễm nặng và 1.439,5 ha nhiễm
trung bình; tại tỉnh Đắk Lắk sâu bệnh làm hại 57,55 ha cây cà phê.
3 Xảy ra nhiều nhất tại các
tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Tỉnh ĐắkLắk xảy ra 16 vụ lốc tố,
giông sét, mưa đá làm hư hỏng 207 nhà dân, 20 phòng học, gãy đỗ 22 ha cây ăn quả,
chết 02 con trâu: mưa lớn gây lũ, ngập lụt cục bộ đã làm 1.462 ha cây trồng bị ảnh
hưởng do ngập lụt, trong đó 1.257 ha lúa, 205 ha ngô và rau màu các loại, số diện
tích cây trồng bị ngập có khả năng bị mất trắng do bùn, cát bồi lấp. Tại tỉnh Lâm
Đồng, thuộc địa bàn huyện cát Tiên và Bảo Lâm mưa giông, lốc xoáy đã làm
thiệt hại nhiều tài sản, nhà cửa của người dân, trong đó làm lốc mái hoàn toàn
của 19 căn nhà và nhiều tài sản khác của đồng bào DTTS.
4 Tại tỉnh Đắk Nông
tính đến tháng 5/2017 xảy ra 264 vụ phá rừng trái phép với 163,97 ha rừng bị
phá; 11 vụ lấn chiếm đất rừng, 14 vụ khai thác lâm sản trái pháp luật; 28 vụ
mua bán, vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép ... đã xử lý hành chính 121 vụ, tịch
thu 221,81 m3 gỗ các loại, tổng số tiền sau xử lý là 623,9 triệu đồng;
tại tỉnh Kon Tum xảy ra 52 vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích là
7,92 ha, tăng 50 vụ so với cùng kỳ năm trước; tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến
tháng 5/2017 đã xảy ra 462 vụ vi phạm tài nguyên rừng, tịch thu 660,264 m3
gỗ, tạm giữ 58 xe các loại (ô tô 06 chiếc, xe cày càng 10 chiếc, xe máy 42 chiếc);
tỉnh Quảng Ngãi trên địa bàn huyện miền núi đã xảy ra 11 vụ phá rừng với
diện tích rừng bị phá hại là 6,27 ha (2,18 ha rừng phòng hộ, 4,09 ha rừng sản
xuất).
5 Quảng Nam: 1.022 người
trong đó DTTS 583 người; Quảng Ngãi: 250 người; Gia Lai: 3.176 người (trong đó
DTTS 1.055 người); Đắk Lắk: 5.363 người.
6 Quảng Nam: 15.925; Quảng
Ngãi: 477.832: Kon Tum: 456.369 thẻ; Gia Lai 422.053; Đăk Lăk: 1.363.510; Đăk
Nông: 17340
7 Tính đến tháng 5/2017 Tại
tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 169 ca, tăng 33 ca so với cùng kỳ năm trước; sốt
rét 85 ca, tăng 10 ca so với cùng kỳ năm trước; bệnh Tay - Chân - Miệng 111 ca,
tăng 79 ca so với cùng kỳ; tỉnh Kon Tum, 56 ca mắc bệnh sốt xuất
huyết Dengue giảm 90 ca so với cùng kỳ năm trước; 42 ca bệnh tay - chân - miệng,
giảm 71 ca so với cùng kỳ năm trước; 605 ca mắc bệnh thủy đậu, tăng 111 ca so với
cùng kỳ năm trước; 24 ca mắc bệnh quai bị, Bệnh Sốt rét 55 ca mắc, giảm 45 ca
so với cùng kỳ năm trước. Quảng Nam 6 tháng đầu năm, tại huyện Tây Giang xuất
hiện dịch bệnh Bạch hầu khiến 03 người tử vong vào đầu tháng 1 và cuối tháng
4/2017, đến nay dịch bệnh bạch hầu cơ bản được khống chế, không có dấu hiệu lây
lan.
8 Quyết định số 204/QĐ-TTg
ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
9 Quyết định số 75/QĐ-UBDT
ngày 29/02/2016 của UBDT phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vào diện đầu tư của CT
135 năm 2016
10 Bình Định 290 triệu đồng;
Quảng Ngãi 701,70 triệu đồng: Phú Yên 121,5 triệu đồng