ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số : 4212/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 17
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT
SỐ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 39-NQ/TW
NGÀY 16/8/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn
cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn
cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Trung Bộ đến năm 2010;
Xét
đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính sách đối với đồng bào
dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị.
Điều
2. Quyết
định này thay thế Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND tỉnh
Bình Định về việc ban hành Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo
Nghị quyết 39/NQ-TW của Bộ Chính trị và bãi bỏ các quy định tại Khoản 1,
Điều 1 của Quyết định số 371/QĐ-CTUBND ngày 24/02/2010 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc quy định hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc
hộ nghèo ở vùng khó khăn thực hiện theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg
ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều
3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Kho bạc, Chủ tịch UBND các
huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, và Thủ trưởng
các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Thu Hà
|
QUY ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO NGHỊ QUYẾT 39-NQ/TW NGÀY
16/8/2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
A.
Về các chính sách:
I.
Cấp muối i-ốt không thu tiền: cho đồng bào dân tộc thiểu số (cả hộ nghèo
và hộ không nghèo) đang sinh sống ở các địa bàn thuộc các huyện: Vân
Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, và Phù Cát; định mức 6
kg/người/năm.
II.
Hỗ trợ học sinh đi học:
1.
Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Hỗ
trợ cho học sinh là người dân tộc thiểu số đang đi học tại các
trường mẫu giáo & mầm non và phổ thông các cấp thuộc các huyện:
Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát.
2.
Mức hỗ trợ:
a. Học sinh mẫu giáo
được hỗ trợ 120.000 đồng/học sinh/tháng (trừ đối tượng đã được thụ
hưởng chính sách theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2011 - 2015);
b. Học sinh phổ thông:
b1. Học sinh đang học tại
các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc nội trú (trừ các đối
tượng học sinh đã thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Thông tư số
109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với
học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị
Đại học dân tộc); không được hưởng theo chính sách tại Quyết định số
85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, thì được hưởng hỗ
trợ mỗi tháng bằng 30% mức lương tối thiểu chung.
b2. Học sinh đang học tại
các trường phổ thông tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
(trừ đối tượng đã được hưởng theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày
24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học
sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn) thì được hỗ trợ mỗi tháng bằng 20% mức lương tối
thiểu chung.
Các
mức hỗ trợ trên được hưởng theo thời gian học thực tế tối đa 09
tháng/năm học. Nếu học sinh bỏ học thì không được hưởng chính sách
hỗ trợ này.
Các
đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định này, nếu có
nhiều mức hỗ trợ cho cùng một chính sách thì chỉ hưởng một mức hỗ
trợ cao nhất.
III.
Hỗ trợ tiền điện:
Cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số, (trừ đối tượng đã được hưởng theo
Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện): đối với nơi sử
dụng điện lưới và nơi không có điện lưới mà dùng máy nổ thì hỗ
trợ bằng tiền tương đương giá 5 lít dầu hỏa/hộ/năm, theo giá bán lẻ
tại cây xăng ở trung tâm huyện.
B.
Nguồn vốn thực hiện: Vốn ngân sách tỉnh.
C.
Tổ chức thực hiện
1.Ban Dân tộc tỉnh là cơ
quan chủ trì phối hợp với UBND các huyện thụ hưởng, xây dựng kế
hoạch muối i-ốt và kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp báo
cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ kinh phí cùng với kinh phí hoạt
động của Ban để tổ chức triển khai thực hiện chính sách cấp muối
i-ốt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc tổ chức thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo tình hình và
kết quả thực hiện hàng năm cho UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương
theo quy định. Mặt khác, chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên
quan và UBND các địa phương thụ hưởng tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện các chính sách theo chức năng, thẩm quyền được giao.
2. Sở Tài chính phối hợp
với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí
hàng năm cho các sở, ngành và UBND các huyện thụ hưởng để thực hiện
chính sách theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời hướng dẫn thực hiện cấp
phát, thanh quyết toán kinh phí theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà
nước, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện đầy đủ các chính sách nói trên;
3. Các sở, ngành liên quan:
3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học
sinh các Trường trung học phổ thông trực thuộc Sở và hướng dẫn, chỉ
đạo, kiểm tra hoặc thanh tra Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện
thực hiện việc hỗ trợ tiền cho học sinh là người dân tộc thiểu số đang theo
học ở các trường mẫu giáo và mầm non, tiểu học, THCS, bảo đảm các chế
độ được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định và quyết toán với cơ quan tài
chính theo quy định.
3.2. Sở Y tế phối hợp với
Ban Dân tộc tỉnh và các ngành liên quan trong việc kiểm tra hàm lượng
i-ốt trộn trong muối đúng theo quy định, để cấp phát cho đồng bào dân
tộc thiểu số bảo đảm chất lượng muối được cấp.
4. UBND các huyện: An Lão,
Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát chịu trách nhiệm trực tiếp
triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm
đúng đối tượng, địa bàn và các chế độ theo quy định; đồng thời chú ý thực hiện
việc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc theo dõi, đánh giá tổng hợp tình hình,
báo cáo cho UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) theo định kỳ 6 tháng/lần và đột
xuất để UBND tỉnh biết, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.