BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/VBHN-BCT
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 7 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2018/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM
2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
Thông tư số 30/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung Danh mục chi tiết theo mã HS của hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu
lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.
2. Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ
báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên
tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Nghị
định số 107/2018/NĐ-CP);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định
chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của
Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.[1]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng
tập trung và việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.
2. Chế độ báo cáo của thương nhân kinh doanh xuất
khẩu gạo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh
xuất khẩu gạo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
GIAO DỊCH XUẤT KHẨU GẠO
VÀO THỊ TRƯỜNG CÓ HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG VÀ VIỆC KÝ KẾT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
TẬP TRUNG
Điều 3. Chỉ định thương nhân đầu
mối giao dịch
1. Việc chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp
đồng tập trung căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số
107/2018/NĐ-CP .
2. Trường hợp từ hai thương nhân trở lên được chỉ định
làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối
luân phiên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 4. Cơ chế đầu mối luân
phiên
1. Cơ chế đầu mối luân phiên là cơ chế được áp dụng
khi có từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường
có hợp đồng tập trung nhưng cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước
ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập
trung chỉ có một thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng.
2. Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên như sau:
a) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông
báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên
báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt
đấu thầu.
Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên
kiến nghị không tham gia thì phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương,
thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.
b) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến
nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên,
thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với
Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.
Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được
tính là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được
tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên
chính thức của mình.
c) Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không
tham gia đợt đấu thầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý
do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác
tham gia giao dịch, dự thầu.
d) Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ
Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự
thầu.
3. Phân bổ chỉ tiêu cho các thương nhân đầu mối
theo cơ chế luân phiên như sau:
Thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên được trực
tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung, trong đó:
Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung được
thực hiện 2/3 (hai phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung.
Các thương nhân đầu mối không tham gia ký kết hợp đồng tập trung được phân bổ
thực hiện 1/3 (một phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung.
Điều 5. Trách nhiệm của các
thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên
1. Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung
theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:
a) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 4
Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .
b) Thực hiện 2/3 (hai phần ba) lượng gạo mà các
thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.
2. Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập
trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:
a) Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập
trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.
b) Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng
tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu;
trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.
c) Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng;
cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng
đã ký.
d) Thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo mà các
thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.
Điều 6. Đối tượng phân bổ chỉ
tiêu ủy thác xuất khẩu
1. Việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập
trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để ủy thác xuất khẩu thực hiện
theo quy định và tiêu chí quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 19 Nghị định số
107/2018/NĐ-CP .
2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam không được phân bổ
chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác cho các thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp theo quy định của Nghị định số
107/2018/NĐ-CP .
Điều 7. Quy trình phân bổ chỉ
tiêu ủy thác xuất khẩu
1. Sau khi nhận được báo cáo của thương nhân đầu mối
về việc đàm phán, giao dịch, dự thầu hoặc kết quả ký kết hợp đồng tập trung, Hiệp
hội Lương thực Việt Nam thông báo ngay bằng văn bản cho các thương nhân kinh
doanh xuất khẩu gạo biết để đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có
thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân gửi hồ sơ đăng ký chỉ
tiêu ủy thác xuất khẩu đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam bằng văn bản hoặc thư
điện tử (email), hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị được phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất
khẩu của thương nhân, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại gạo nhận xuất khẩu ủy
thác.
b) Báo cáo thành tích xuất khẩu gạo trực tiếp 06
tháng trước đó và tình hình tồn kho thóc, gạo (theo từng chủng loại) của thương
nhân, trong đó nêu rõ lượng gạo tồn kho do mua tạm trữ theo chỉ đạo của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).
c) Báo cáo kết quả xây dựng vùng nguyên liệu và thu
mua thóc, gạo sản xuất ra từ vùng nguyên liệu của thương nhân (nếu có xây dựng
vùng nguyên liệu).
Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký quá thời hạn nêu tại
khoản 2 Điều này, tính theo dấu bưu điện nơi nhận hoặc theo thời điểm nhận thư
điện tử (email), sẽ không được xem xét, phân bổ chỉ tiêu.
3. Căn cứ hồ sơ đăng ký của thương nhân, cân đối
nguồn gạo hàng hóa và tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, Hiệp hội Lương thực
Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thông báo bằng văn bản để các thương nhân
đã đăng ký biết, thực hiện.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy
thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.
Điều 8. Trả lại chỉ tiêu ủy
thác xuất khẩu
1. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện được
toàn bộ hoặc một phần chỉ tiêu ủy thác đã được phân bổ thì thương nhân phải có
văn bản trả lại chỉ tiêu đó gửi cho các thương nhân đầu mối và Hiệp hội Lương
thực Việt Nam trong vòng 3 ngày kể từ ngày có quyết định phân bổ chỉ tiêu của
Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Quá thời hạn trên, thương nhân bị xác định là
không thực hiện chỉ tiêu ủy thác.
2. Trên cơ sở tổng hợp lượng gạo mà các thương nhân
trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu hoặc không thực hiện, Hiệp hội Lương thực Việt
Nam phân bổ lại cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác hoặc cho
thương nhân đầu mối giao dịch, ký kết hợp đồng. Trường hợp phân bổ lại cho các
thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên thì thực hiện theo nguyên tắc
thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 2/3 (hai phần ba) lượng
gạo, các thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 1/3 (một
phần ba) lượng gạo.
Chương III
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA
THƯƠNG NHÂN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
Điều 9. Báo cáo tình hình ký kết,
thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và lượng thóc gạo, tồn kho
1. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, thương nhân báo
cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo Biểu
mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
2. Định kỳ vào thứ 5 hàng tuần, thương nhân báo cáo
Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng
loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành. Biểu mẫu báo cáo
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này.
3. Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến
Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử: phongnlts@moit.gov.vn.
Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương
nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua số fax:
024.22205520.
Điều 10. Báo cáo định kỳ hàng
quý, hàng năm và báo cáo đột xuất
1.[2] Thương nhân thực hiện Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm
theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục
kèm theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .
Báo cáo định kỳ hằng quý, thương nhân gửi về Bộ
Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu quý kế tiếp. Báo cáo định kỳ hằng năm,
thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.
Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến
Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử. Trong trường hợp có trục
trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về
Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).
2. Thương nhân thực hiện Báo cáo đột xuất quy định
tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP theo yêu cầu của Bộ Công Thương
về tình hình thị trường xuất khẩu, tình hình sản xuất, giá thóc gạo, tình hình
sản xuất kinh doanh và các yêu cầu khác phục vụ mục đích quản lý điều hành xuất
khẩu gạo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[3]
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15
tháng 11 năm 2018.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 44/2010/TT-BCT ngày
31 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu
gạo.
3. Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch
trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp
đồng đã ký.
4. Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được đăng ký,
hợp đồng tập trung đã được phân bổ thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực
thi hành thì được tiếp tục thực hiện.
5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn
đề phát sinh hoặc vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh xuất khẩu
gạo phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Bộ trưởng (để b/c);
- VPB (để đăng Cổng TTĐT Bộ Công Thương);
- VPC (để đăng CSDLQG về VBPL);
- Lưu: VT, XNK.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Sinh Nhật Tân
|
PHỤ LỤC I
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018
của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……
|
………, ngày ……
tháng …… năm ……
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH
KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO
(Tháng …………… Năm
……………)
Kính gửi: Bộ Công
Thương (Cục Xuất nhập khẩu)
Thực hiện theo quy định của Thông tư số
30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018, thương nhân báo cáo tình hình ký kết
và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo như sau:
1. Tên thương nhân:
2. Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất
khẩu gạo:
3. Điện thoại:
Fax:
4. Tình hình xuất khẩu của thương nhân từ ngày 15
tháng trước đến ngày 15 của tháng thực hiện báo cáo:
a) Theo chủng loại gạo xuất khẩu
Loại hợp đồng
|
STT
|
Chủng loại gạo
|
Phẩm cấp
|
Trị giá FOB
(USD)
|
Lượng xuất khẩu
(Tấn)
|
Hợp đồng thương mại
|
1
|
Gạo trắng
|
5% tấm
|
|
|
2
|
Gạo trắng
|
15% tấm
|
|
|
3
|
Gạo trắng
|
25% tấm
|
|
|
4
|
Gạo trắng
|
Loại khác
|
|
|
5
|
Gạo đồ
|
|
|
|
6
|
Gạo nếp
|
|
|
|
7
|
Gạo thơm
|
|
|
|
8
|
Gạo japonica
|
|
|
|
9
|
Gạo tấm
|
|
|
|
10
|
Loại khác
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
Hợp đồng tập trung
(kể cả ủy thác xuất khẩu)
|
1
|
Gạo trắng
|
5% tấm
|
|
|
2
|
Gạo trắng
|
15% tấm
|
|
|
3
|
Gạo trắng
|
25% tấm
|
|
|
4
|
Gạo đồ
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
b) Theo thị trường xuất khẩu
Kỳ báo cáo
|
STT
|
Thị trường xuất
khẩu
(viết tên tiếng Anh)
|
Trị giá FOB
(USD)
|
Lượng xuất khẩu
(Tấn)
|
Hợp đồng thương mại
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
Hợp đồng tập trung
(kể cả ủy thác xuất khẩu)
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
5. Tình hình ký kết hợp đồng của thương nhân từ
ngày 15 tháng trước đến ngày 15 của tháng thực hiện báo cáo:
a) Hợp đồng thương nhân mới ký kết:
STT
|
Loại hợp đồng
|
Ngày hợp đồng
|
Chủng loại gạo
|
Phẩm cấp
|
Thị trường xuất
khẩu
|
Số lượng
(Tấn)
|
Trị giá FOB
(USD)
|
Thời gian giao
hàng
(giao toàn bộ/giao theo đợt)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
b) Hợp đồng đã ký kết mà thương nhân hủy:
STT
|
Loại hợp đồng
|
Ngày hợp đồng
|
Chủng loại gạo
|
Phẩm cấp
|
Thị trường xuất
khẩu
|
Số lượng
(Tấn)
|
Trị giá FOB
(USD)
|
Ngày hủy hợp đồng
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
Ghi chú:
- Chủng loại gạo chia theo: gạo trắng, gạo đồ, gạo
nếp, gạo thơm, gạo japonica, gạo tấm, loại khác.
- Phẩm cấp chia theo gạo 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm,
100% tấm, loại khác.
- Thị trường xuất khẩu viết tên tiếng Anh của nước
xuất khẩu.
- Trong trường hợp hợp đằng quy định điều kiện
giao hàng khác điều kiện FOB, thương nhân quy đổi để có giá trị FOB.
|
Người đại diện theo pháp luật của
thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG TUẦN LƯỢNG THÓC, GẠO TỒN KHO CỦA
THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của
Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
………, ngày ……
tháng …… năm 20……
|
BÁO CÁO LƯỢNG
THÓC, GẠO TỒN KHO
(Tuần từ ngày ...
tháng .... năm .... đến ngày ... tháng ... năm .... )
Kính gửi: Bộ Công
Thương (Cục Xuất nhập khẩu)
Thực hiện theo quy định của Thông tư số
30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
báo cáo lượng thóc, gạo tồn kho như sau:
1. Tên thương nhân:
2. Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất
khẩu gạo:
3. Điện thoại:
Fax:
4. Email:
Website:
5. Lượng thóc, gạo tồn kho:
STT
|
Chủng loại thóc,
gạo
|
Lượng tồn kho tại
thời điểm báo cáo (Tấn)
|
Gạo
|
Thóc
|
1
|
Gạo trắng
|
|
|
2
|
Gạo đồ
|
|
|
3
|
Gạo nếp
|
|
|
4
|
Gạo thơm
|
|
|
5
|
Gạo japonica
|
|
|
6
|
Gạo tấm
|
|
|
7
|
Loại khác:
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
Thương nhân cam kết về nội dung báo cáo trên đây./.
Đồng kính gửi:
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Sở Công Thương địa phương.
|
Người đại diện theo pháp luật của
thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC I[4]
DANH MỤC CHI TIẾT THEO MÃ HS ĐỐI VỚI THÓC, GẠO XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Công Thương)
Mã hàng
|
Mô tả hàng hóa
|
10.06
|
Lúa gạo.
|
1006.10
|
- Thóc;
|
1006.10.10
|
- - Để gieo trồng
|
1006.10.90
|
- - Loại khác
|
1006.20
|
- Gạo lứt
|
1006.20.10
|
- - Gạo Hom Mali
|
1006.20.90
|
- - Loại khác
|
1006.30
|
- Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được
đánh bóng hoặc hồ (glazed):
|
1006.30.30
|
- - Gạo nếp
|
1006.30.40
|
- - Gạo Hom Mali
|
|
- - Loại khác:
|
1006.30.91
|
- - - Gạo đồ
|
1006.30.99
|
- - - Loại khác
|
1006.40
|
- Tấm:
|
1006.40.10
|
- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi
|
1006.40.90
|
- - Loại khác
|
[1] Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục
chi tiết theo mã HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông
tư của Bộ Công Thương có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng
6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương;
Thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26
tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc
đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra
chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại
giai đoạn 2018 - 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ
sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định
tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:”
Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số
quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành hoặc liên tịch ban hành có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng
01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà
nước;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bộ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng
Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Điều 26 của Thông tư số 42/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về
chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc
liên tịch ban hành, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2020
[3] Điều 9 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ
sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định
tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm
2020 quy định như sau:
“Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
29 tháng 01 năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu
có vướng mắc, thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ
Công Thương để xử lý./.”
Điều 37 của Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ
sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng
02 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
05 tháng 02 năm 2020.
2. Bãi bỏ các quy định sau:
a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BCT
ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.
b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản
lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định tư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT
ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm
tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán
điện.
d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31
tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ
tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực.
3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực
Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định
tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP .
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.”
[4] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại
Điều 1 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương,
có hiệu lực từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.