Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 109/2010/NĐ-CP kinh doanh xuất khẩu gạo

Số hiệu: 109/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 109/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2010

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là gạo).

2. Hoạt động nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong quản lý, điều hành xuất khẩu gạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Điều 4. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

b) Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

c) Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

Điều 5. Kiểm tra và xác nhận kho chứa, cơ sở xay, xát

Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác nhận kho chứa, cơ sở xay, xát trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định này trong thời hạn tối đa 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản của thương nhân và các giấy tờ, tài liệu liên quan.

Điều 6. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.

c) Bản chính bản kê kho chứa, bản chính bản kê cơ sở xay, xát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định này đã được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận theo quy định tại Nghị định này.

3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

5. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:

a) Tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới đến Bộ Công thương, hồ sơ gồm:

- Các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.

- Bản báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

b) Thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 7. Cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận

1. Bộ Công thương xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

a) Có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.

b) Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.

c) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại hoặc được điều chỉnh nội dung trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận

1. Bộ Công thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi.

b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.

d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 12 (mười hai) tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật.

đ) Thương nhân không duy trì việc đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh.

e) Thương nhân có hành vi vi phạm được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 26 Nghị định này.

g) Thương nhân tái phạm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 27 Nghị định này.

2. Trong trường hợp thương nhân bị xử lý vi phạm theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, Bộ Công thương chỉ xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi đã hết thời hạn tối thiểu sau đây:

a) Trường hợp thương nhân vi phạm lần đầu, thời hạn này là 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi.

b) Trường hợp thương nhân vi phạm từ lần thứ hai trở đi hoặc vi phạm lần đầu nhưng có từ 02 (hai) hành vi vi phạm trở lên, thời hạn này là 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi.

3. Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân sau khi bị thu hồi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận nêu tại điểm e khoản 1 Điều này thì việc cấp Giấy chứng nhận mới phải tuân thủ thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Ngoài các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 9. Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận

Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí.

Chương 3.

ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO

Điều 10. Mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo

Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:

1. Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

2. Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.

3. Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Điều 11. Cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

1. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, chủng loại theo mùa vụ trong năm.

2. Việc điều hành xuất khẩu gạo thực hiện trên cơ sở nguồn thóc, gạo hàng hóa được cân đối cho xuất khẩu hàng năm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 12. Dự trữ lưu thông

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% (mười phần trăm) số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 (sáu) tháng trước đó.

Điều 13. Mua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua này để người dân biết; niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trực tiếp giao dịch.

2. Trường hợp mua thóc, gạo hàng hóa qua thương nhân khác hoặc từ các cơ sở chế biến, thương nhân và các cơ sở chế biến phải liên kết, tổ chức thành hệ thống ổn định để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Khuyến khích thương nhân mua thóc, gạo hàng hóa thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

4. Thương nhân thực hiện mua thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Điều này được vay tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành.

Điều 14. Điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

1. Nguyên tắc điều tiết.

Thực hiện cơ chế điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trên thị trường trên cơ sở giá thóc định hướng bình quân từng vụ sản xuất được xác định và công bố theo quy định tại Điều này nhằm góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành (dưới đây gọi là giá thóc định hướng).

2. Xác định, công bố giá thóc định hướng.

a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định, hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ xác định và công bố giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính trong toàn tỉnh, thành phố ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm.

Trên cơ sở giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.

b) Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định, công bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình quân cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành.

3. Cơ chế điều tiết

a) Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường bằng hoặc cao hơn giá thóc định hướng, Nhà nước không can thiệp.

b) Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường không thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả.

Điều 15. Bình ổn giá thóc, gạo trong nước

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tổ chức hệ thống thu mua, phân phối gạo và bảo đảm bình ổn thị trường tiêu dùng nội địa; kiểm tra việc thực hiện mua thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.

2. Khi giá gạo trong nước biến động gia tăng vượt mức quy định theo pháp luật hiện hành, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về bình ổn giá mặt hàng gạo và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đưa ngay gạo dự trữ lưu thông bổ sung vào nguồn cung ứng thị trường trong nước.

3. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tham gia bình ổn giá và được bù đắp các chi phí phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung

1. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng cơ chế, tiêu chí để chỉ định thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung và chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng tập trung.

3. Thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung trực tiếp xuất khẩu 20% (hai mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng.

Căn cứ các tiêu chí tại khoản 4 Điều này và quy định do Bộ Công thương ban hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ số lượng gạo 80% (tám mươi phần trăm) còn lại của hợp đồng cho các thương nhân khác để thực hiện ủy thác xuất khẩu.

4. Việc phân bổ hợp đồng tập trung cho các thương nhân để thực hiện ủy thác xuất khẩu dựa trên cơ sở các tiêu chí sau đây:

a) Thành tích xuất khẩu trực tiếp 06 (sáu) tháng trước đó của thương nhân.

b) Trách nhiệm thực hiện giao hàng theo các hợp đồng tập trung đã được giao.

c) Lượng thóc, gạo hiện có sẵn của thương nhân.

d) Thành tích mua thóc gạo của thương nhân theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công thương ban hành quy định hướng dẫn về hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung và xử lý vi phạm liên quan đến việc giao dịch, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung.

Điều 17. Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

1. Căn cứ quy định của Nghị định này, Bộ Công thương ban hành quy định về đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo để Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết, thương nhân nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Công thương để đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 (mười) ngày làm việc.

3. Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung hợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu.

4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của thương nhân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu của thương nhân theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu thương nhân đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

Trường hợp không chấp thuận đăng ký, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải có văn bản trả lời chậm nhất trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân và nêu rõ lý do.

Điều 18. Tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

1. Thương nhân có Giấy chứng nhận được đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo khi đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Hợp đồng xuất khẩu có giá xuất khẩu không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu được công bố theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

b) Có sẵn lượng gạo ít nhất bằng 50% (năm mươi phần trăm) lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

c) Phù hợp với quy định về hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung do Bộ Công thương ban hành theo quy định của Nghị định này.  

2. Ưu tiên đăng ký trước hợp đồng đối với thương nhân đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản theo chính sách hiện hành của Nhà nước.

Điều 19. Giá sàn gạo xuất khẩu

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản lượng lúa hàng hóa lớn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu theo các nguyên tắc sau:

a) Phù hợp với diễn biến của thị trường trong nước và thế giới.

b) Phù hợp với giá thóc định hướng được công bố, mặt bằng giá mua thóc, gạo hàng hóa trong nước, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

2. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Hiệp hội Lương thực Việt Nam công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra, giám sát việc công bố giá sàn gạo xuất khẩu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 20. Thống kê, báo cáo tình hình đăng ký hợp đồng xuất khẩu

1. Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm thống kê, cập nhật số lượng, trị giá, chủng loại thóc, gạo, thị trường, khách hàng, thương nhân xuất khẩu, số lượng hợp đồng đăng ký hàng ngày và báo cáo bằng văn bản theo định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu về Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Báo cáo định kỳ được đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu.

2. Trường hợp có diễn biến bất thường trong việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải báo cáo ngay với các Bộ, ngành liên quan để kịp thời xử lý.

Điều 21. Thuế xuất khẩu thóc, gạo

Việc áp dụng thuế đối với thóc, gạo xuất khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 22. Bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo

Để đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, căn cứ yêu cầu thực tế điều hành xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu còn có trách nhiệm sau:

1. Bộ Công thương

a) Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung, tiến hành đàm phán với các nước có nhu cầu nhập khẩu, ký kết các biên bản thỏa thuận về xuất khẩu gạo với nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ của nước ngoài.

b) Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh của thương nhân; phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo theo thẩm quyền.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, năng suất cao; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường.

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các Tổng Công ty Lương thực Nhà nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bình ổn thị trường nội địa, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này.

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu trong việc chỉ đạo mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất lúa theo chính sách hiện hành và quy định tại Nghị định này.

d) Xây dựng quy hoạch hệ thống kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo; ban hành quy chuẩn chung về kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và hướng dẫn thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.

3. Bộ Tài chính

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, quy định về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu đối với thương nhân xây dựng, mở rộng, hiện đại hóa kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp bình ổn giá gạo theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng, giá, thị trường xuất khẩu và kết quả xuất khẩu gạo của từng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn cho thương nhân vay để mua thóc, gạo hàng hóa theo kế hoạch dự kiến được cân đối theo quy định tại Nghị định này.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất lúa, bảo đảm cơ cấu giống, chỉ đạo việc cung ứng vật tư, kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu của thị trường; kiểm tra hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thóc, gạo trên địa bàn; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở xay xát thóc, gạo trên địa bàn; chỉ đạo việc mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước.

b) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan về sản lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa tồn đọng và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch thóc, gạo trên địa bàn để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

c) Chỉ đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất lúa từng vụ trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

d) Tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân địa phương thực hiện sản xuất lúa theo quy hoạch và định hướng chung của Nhà nước để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thóc, gạo.

Điều 24. Trách nhiệm của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Ngoài chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam còn có các trách nhiệm cụ thể sau:

1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện mua thóc, gạo thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước.

2. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thương nhân mua thóc, gạo hàng hóa, duy trì mức dự trữ lưu thông bắt buộc, bình ổn thị trường theo quy định tại Nghị định này.

4. Xây dựng và duy trì hoạt động của trang thông tin điện tử về tình hình cung - cầu gạo, thị trường trong và ngoài nước, khách hàng nhập khẩu, giá cả và dự báo thương mại gạo, thông tin về xuất khẩu và tiêu thụ thóc, gạo.

5. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo; hướng dẫn hội viên chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.

6. Định kỳ báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý về Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long về diễn biến tình hình giá mua thóc, gạo; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn kho dự trữ lưu thông của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

7. Kịp thời báo cáo các Bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất biện pháp xử lý.

Điều 25. Trách nhiệm báo cáo của thương nhân

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo như sau:

1. Báo cáo định kỳ theo quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ủy ban nhân dân và Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân có trụ sở chính và nơi thương nhân có kho chứa, cơ sở xay, xát về tình hình mua, giá mua thóc, gạo, việc tạm trữ, dự trữ, ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo. Báo cáo định kỳ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Báo cáo ngay bằng văn bản với Bộ Công thương, Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi không đáp ứng được các điều kiện về kho chứa, cơ sở xay, xát theo quy định tại Điều 4 Nghị định này hoặc khi không còn Giấy chứng nhận đã được cấp do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu huỷ và nêu rõ lý do.

Chương 5.

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 26. Hành vi vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo  

1. Kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận.

2. Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

4. Đầu cơ thóc, gạo nhằm lũng đoạn thị trường, gây bất ổn giá thóc, gạo trên thị trường; ép giá hoặc có hành vi khác trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo gây thiệt hại cho người trồng lúa.

5. Không đảm bảo lượng gạo dự trữ lưu thông theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

6. Gian lận trong việc khai báo giá xuất khẩu, lượng gạo có sẵn hoặc các thủ đoạn khác nhằm lừa dối để được đăng ký hợp đồng xuất khẩu; không thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định.

7. Giả mạo chứng từ hoặc các thủ đoạn gian lận khác để được ưu tiên trong đăng ký hợp đồng xuất khẩu, phân bổ thực hiện hợp đồng tập trung.

8. Dự thầu, giao dịch hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường có hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung trái quy định và chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

9. Báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo được quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 27. Xử lý vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn bị xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

3. Thương nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 26 Nghị định này bị áp dụng biện pháp tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định sau đây:

a) Trường hợp thương nhân vi phạm lần đầu thì bị xử lý tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong thời hạn 03 (ba) tháng.

b) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày bị áp dụng biện pháp tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu 03 (ba) tháng mà thương nhân tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị xử lý tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo 06 (sáu) tháng, không kể thời gian bị tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu trước đó.

c) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày bị áp dụng biện pháp tạm ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu 06 (sáu) tháng mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì Bộ Công thương xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của thương nhân.

4. Trong trường hợp thương nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này, trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân, Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức khác, Bộ Công thương xem xét, áp dụng biện pháp xử lý vi phạm đối với thương nhân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời hạn 09 (chín) tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thương nhân chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trước khi Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được hoạt động theo giấy phép đã được cấp.

3. Trong thời hạn 01 (một) năm, tính từ khi hết thời hạn chuyển tiếp quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân được thuê kho chứa, cơ sở xay, xát để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại điểm b, c khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

Việc thuê kho chứa và cơ sở xay, xát do Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 10 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện trước đây trái với quy định của Nghị định này.

Điều 30. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

1. Căn cứ trách nhiệm cụ thể được phân công theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ: Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: ……

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Kính gửi: Bộ Công thương

1. Tên thương nhân: ..........................................................................................

- Tên thương nhân bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ........................................

- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………. Số điện thoại: ……………. Số fax:...........

- Địa chỉ website (nếu có):..................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số…… do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

Đề nghị Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân theo quy định tại Nghị định số …../2010/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

- ...........................................................................................................................

- ...........................................................................................................................

3. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai trên đây và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: ……/GCN

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số …../2010/NĐ-CP ngày  … tháng … năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;

Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của ……………. (tên thương nhân)………….;

CHỨNG NHẬN:

Tên thương nhân:.................................................................................................

Tên thương nhân và tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có):.......................

Địa chỉ trụ sở chính:  ...........................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số ……. do ...... (tên cơ quan cấp)……… cấp ngày …. tháng ….. năm ……

ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

theo quy định tại Nghị định số …/2010/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

1. Chi tiết về địa điểm, sức chứa của kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo:

2. Chi tiết về địa điểm, công suất của cơ sở xay, xát thóc, gạo:...........................

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày …. tháng ….. năm 20…./.

 

 

Sao kính gửi:
- Tổng cục Hải quan;
- UBND tỉnh/thành phố….;
(Nơi thương nhân có trụ sở chính);
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Lưu: VT, XNK (02). 

BỘ TRƯỞNG

 

PHỤ LỤC III

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: ……….

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại/điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Kính gửi: Bộ Công thương

1. Tên thương nhân:............................................................................................

- Tên thương nhân bằng tiếng nước ngoài (nếu có): .........................................

- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………. Số điện thoại: ……………. Số fax:............

- Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số……do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

Đề nghị Bộ Công thương cấp lại/điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho …….. (tên thương nhân) …… thay thế/trong Giấy chứng nhận số …. cấp ngày …. tháng ….. năm…… theo quy định tại Nghị định số …../2010/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Lý do đề nghị cấp lại như sau:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

2. Hồ sơ kèm theo gồm:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

3. Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung trong Đơn và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo đơn này./.

 

 

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IV

MẪU BẢN KÊ KHO CHỨA THÓC, GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: ………

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

BẢN KÊ KHO CHỨA THÓC, GẠO

1. Tên thương nhân:............................................................................................

- Tên thương nhân bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..........................................

- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………. Số điện thoại: ……………. Số fax:............

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số……do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

2. Kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo của thương nhân:

STT

Tên kho

Địa chỉ

Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa

Điều kiện bảo quản

Ghi chú

Thóc

Gạo

1.

………

………

………

………

………

………

………

2.

………

………

………

………

………

………

………

3. Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật và xin gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh./.

 

Sở Công thương tỉnh/thành phố … đã kiểm tra thực tế kho chứa của thương nhân và xác nhận như sau:

1. Về tính xác thực của các thông tin trong bản kê của thương nhân: ……………………………………………...

2. Về việc đáp ứng điều kiện về kho chứa để cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số …../2010/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo:…………………

…………………………………………………………………

(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

* Lưu ý:

- Mục địa chỉ: Phải ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.

- Mục hình thức sở hữu: Nếu cơ sở xay xát không thuộc sở hữu của thương nhân thì phải ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân cho thuê và phải gửi kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê.

- Mục điều kiện bảo quản: Phải ghi rõ điều kiện bảo quản đảm bảo hay không đảm bảo; thời gian bảo quản tối đa được bao lâu.

 

PHỤ LỤC V

MẪU BẢN KÊ CƠ SỞ XAY, XÁT THÓC, GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: …….

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

BẢN KÊ CƠ SỞ XAY, XÁT THÓC, GẠO

1. Tên thương nhân:............................................................................................

- Tên thương nhân bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..........................................

- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ………………. Số điện thoại: ……………. Số fax:............

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số……do …….. (tên cơ quan cấp) ……… cấp ngày …. tháng ….. năm……

2. Cơ sở xay, xát của thương nhân như sau:

STT

Tên cơ sở xay, xát

Địa chỉ

Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Công suất (tấn/giờ)

Sản phẩm

Ghi chú

1.

………

………

………

………

………

………

2.

………

………

………

………

………

………

3. Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật và xin gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh./.

 

Sở Công thương tỉnh/thành phố … đã kiểm tra thực tế kho chứa của thương nhân và xác nhận như sau:

1. Về tính xác thực của các thông tin trong bản kê của thương nhân: ……………………………………………...

2. Về việc đáp ứng điều kiện về cư sở xay, xát để cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định số …../2010/NĐ-CP ngày …. tháng ….. năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo:…………………

…………………………………………………………………

(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

* Lưu ý:

- Mục địa chỉ: Phải ghi cụ thể, chính xác số nhà (nếu có); đường/phố (hoặc thôn, xóm, ấp); xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố.

- Mục hình thức sở hữu: Nếu cơ sở xay, xát không thuộc sở hữu của thương nhân thì phải ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân cho thuê và phải gửi kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê.

- Mục sản phẩm: Phải ghi rõ các loại sản phẩm, các thông số cơ bản của sản phẩm chế biến.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------

Số: ……….

……., ngày  …. tháng …. năm 20…

 

BÁO CÁO

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo

Kính gửi: Bộ Công Thương

Thực hiện quy định của Nghị định số ……/2010/NĐ-CP của Chính phủ,……….. (tên thương nhân) …… xin báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:

1. Về việc chấp hành các quy định về điều kiện kinh doanh:

a) Về kho chứa:.....................................................................................................

b) Về cơ sở xay, xát:.............................................................................................

2. Về việc chấp hành các quy định về mua tạm trữ, dự trữ lưu thông thóc, gạo:

a) Về số lượng/giá mua thóc, gạo:........................................................................

b) Về thời gian, tiến độ thực hiện:.........................................................................

3. Về việc chấp hành các quy định về giá sàn gạo xuất khẩu, đăng ký hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung:

a) Về giá sàn gạo xuất khẩu:..................................................................................

b) Về đăng ký hợp đồng xuất khẩu:.......................................................................

c) Về thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung:...............................................

4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo:

a) Kết quả mua thóc, gạo hàng hoá:.......................................................................

b) Kết quả xuất khẩu (theo hợp đồng tập trung/hợp đồng thương mại):................

c) Các hình thức khen thưởng đã đạt được (nếu có):.............................................

5. Về việc chấp hành pháp luật: (Nêu cụ thể các vi phạm về thuế, hải quan, các vi phạm khác và hình thức xử lý đã bị áp dụng, nếu có). 

6. Các nội dung khác và kiến nghị của thương nhân (nếu có): ...............................

Thương nhân cam đoan những nội dung trên đây là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung báo cáo này.

 

 

Đồng kính gửi:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính: Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế;
- UBND tỉnh/thành phố ……;
- Sở Công Thương tỉnh/thành phố......;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

 

* Lưu ý: Trường hợp để đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 6 Nghị định này thì thương nhân chỉ gửi báo cáo này về Bộ Công thương. Trường hợp đề nghị cấp mới thì thương nhân báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo từ khi được cấp Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 109/2010/ND-CP

Hanoi, November 04, 2010

 

DECREE

ON RICE EXPORT BUSINESS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade
.

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Decree does not govern the import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer and transit of rice and subcontract production of rice for foreign parties and non-commercial export, donation and giving as. a gift of rice.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to traders defined in the Commercial Law: agencies and organizations in charge of rice export management and administration and other concerned organizations and individuals.

Article 3. Right to rice export business

1. Vietnamese traders of all economic sectors that fully satisfy the conditions specified in Article 4 of this Decree and obtain a certificate of eligibility for rice export business (below referred to as certificate) may conduct rice export business under this Decree and relevant laws.

2. Traders being foreign-invested enterprises shall conduct rice export business under this Decree; relevant laws of Vietnam and commitments of the Socialist Republic of Vietnam under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Chapter II

RICE EXPORT BUSINESS CONDITIONS AND CERTIFICATES

Article 4. Rice export business conditions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Being established and registering business under law.

b/ Having at least 1 (one) warehouse which can store at least 5,000 (five thousand) tons of paddies and meets general regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

c/ Having at least 1 (one) rice mill with an hourly capacity of at least 10 tons of paddies which meets general regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The rice warehouse and mill mentioned in this Article must be owned by the trader and located in a province or centrally run city which has export commodity rice or an international seaport with rice export activities at the time the trader applies for a certificate.

Article 5. Inspection and certification of rice warehouses and mills

Within 10 (ten) working days after receiving a trader's written request and related documents, provincial-level Industry and Trade Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Agriculture and Rural Development Departments in, inspecting and certifying rice warehouses and mills in localities according to the forms provided in Appendices TV and V to this Decree.

Article 6. Grant of certificates

1. The Ministry of Industry and Trade shall grant certificates to traders under Article 4 of this Decree.

2. A certificate application dossier comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A valid copy of the business registration certificate or enterprise registration certificate or investment certificate-

c/ The original statement of rice warehouses and the original statement of mills made according to the forms provided in Appendices IV and V to this Decree, which are certified by a provincial-level Industry and Trade Department under this Decree.

3. Within 15 (fifteen) working days after receiving a complete and valid dossier, the Ministry of Industry and Trade shall consider the dossier and grant a certificate according to the form provided in Appendix II to this Decree.

In case of refusal, the Ministry of Industry and Trade shall issue a written reply clearly stating the reason.

4. A certificate is valid for 5 (five) years from the date of its grant. When a certificate expires a trader shall apply for a new certificate to continue rice export business.

5. A new certificate in replacement of a to-be-expired one shall be granted as follows:

a/ At least 30 (thirty) days before a certificate expires, a trader shall submit a dossier of application for a new certificate to the Ministry of Industry and Trade. A dossier comprises:

- The papers specified in Clause 2 of this Article.

- The original certificate. When the original certificate is lost, damaged or destroyed, the trader shall make a written explanation clearly stating the reason.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The time limit for consideration and grant of a new certificate complies with Clause 3 of this Article,

Article 7. Re-grant and modification of certificates

1. The Ministry of Industry and Trade shall consider and re-grant or modify a certificate when:

a/ There is a change in the certificate's contents.

b/ The certificate is lost, damaged or destroyed.

2. A dossier of application for re-grant or modification of a certificate comprises:

a/ An application made according to the form provided in Appendix III to this Decree.

b/ The original certificate. When the original certificate is lost, damaged or destroyed, the trader shall make a written explanation clearly stating the reason.

c/ Documents related to changes in the certificate's contents, for the case defined at Point a. Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The validity of a re-granted or modified certificate under Clause 1 of this Article is the same as that of the previously granted certificate.

Article 8. Revocation of certificates

1. The Ministry of Industry and Trade shall consider and revoke a certificate when:

a/ The trader possessing the certificate requests such revocation.

b/ The trader is dissolved or bankrupt under law.

c/ The trader has its business registration certificate or enterprise registration certificate or investment certificate revoked.

d/ The trader fails to export rice for 12 (twelve) consecutive months, unless the trader has announced business suspension under law.

e/ The trader fails to maintain the business conditions specified at Points b and c. Clause 1, Article 4 of this Decree during its business operation.

f/ The trader commits any of the violations specified in Clauses 1 thru 5, Article 26 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Industry and Trade may only consider and grant a new certificate to a violating trader that is handled under Point e. Clause 1 of this Article, past the following time limits:

a/ 12-(twelve) months after the issuance of the certificate revocation decision, for a trader committing a violation for the first time.

b/ 36 (thirty six) months after the issuance of the certificate revocation decision, for a trader committing a violation for the second time onward or committing 2 (two) or more violations for the first time.

3. The grant of new certificates to traders subject to certificate revocation complies with Article 6 of this Decree.

The grant of a new certificate to a trader subject to certificate revocation under Point f. Clause 1 of this Article must comply with the time limits defined in Clause 2 of this Article,

4. In addition to cases subject to certificate revocation under this Decree, rice exporters may-have their certificates revoked under other legal documents promulgated by competent state agencies.

Article 9. Fees for grant, re-grant and modification of certificates

Applicants for grant, re-grant and modification of certificates are not required to pay any fees.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Objectives and principles of rice export administration

The administration of rice export must adhere to the following objectives and principles:

1. Increase of commodity rice sale and assurance of interests of rice growers under current policy.

2. Balance of export and domestic consumption; contribution to the valorization of domestic rice prices.

3. Fulfillment of international commitments; assurance of efficient export.

Article 11. Balance of commodity rice sources for export

1. Annually, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level People's Committees in. balancing domestic needs for rice and announcing in the fourth quarter commodity rice sources for export in the subsequent planning year; and update and notify the Ministry of Industry and Trade and the Vietnam Food Association of crop-based production, output and categories of rice in the year.

2. Rice export shall be administered based on commodity rice sources planned for annual export under Clause 1 of this Article.

Article 12. Circulation reserves

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Procurement of commodity rice for export

1. Rice exporters shall notify their rice procurement points to provincial-level People's Committees and make public these points; and post up buying prices based on commodity rice quality and categories to facilitate farmers' direct sale.

2. For procurement of commodity rice from other traders or processors, those traders and processors shall associate and organize themselves into a stable system for compliance with Clause 1 of this Article.

3. Traders arc encouraged to procure commodity rice under contracts signed with producers according to current state policy on procurement of commodity farm produce under contracts.

4. Traders procuring commodity rice under this Article may take export credit loans under current regulations.

Article 14. Regulation of prices of commodity rice for export

1. Principles of regulation

To regulate market prices of commodity rice for export based on the average directed price of paddy for each crop, which is determined and announced under this Article to guarantee profits for rice growers under current policy (below referred to as directed paddy price).

2. Determination and announcement of the directed paddy price

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the estimated average cost price for each crop announced by provincial-level People's Committees, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, examining, reviewing and determining the average cost price of paddy for each crop in the entire production sector.

b/ Based on the average cost price estimated for each crop, the Ministry of Finance shall determine and announce the directed paddy price at the beginning of a crop as the basis for regulating market prices of commodity rice to guarantee the average profit for rice growers under current policy.

3. Regulation mechanism

a/ When the market price of commodity rice is equal to or higher than the directed price of rice, the State makes no interventions.

b/ When the market price of commodity rice is lower than the directed paddy price, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Stale Bank of Vietnam and the Vietnam Food Association in, proposing the Prime Minister to consider and take specific measures to keep the market price of commodity rice not lower than the directed paddy price while ensuring efficient rice export.

Article 15. Valorization of domestic rice prices

1. Provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, directing rice exporters in their localities in organizing rice procurement and distribution networks to stabilize the domestic market; and inspect the procurement of commodity rice under this Decree.

2. When the domestic rice price is higher than the limit currently prescribed by law. the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People's Committees and the Vietnam Food Association in, pursuant to the current law on rice price valorization and the Prime Minister's direction, guiding rice exporters in promptly supplying their rice circulation reserves for the domestic market.

3. Rice exporters shall participate in price valorization and may have arising expenses offset under competent state agencies' guidance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Performance of contracts on centralized rice export

1. A contract on centralized rice export is the one signed under agreement between a competent agency of the Vietnamese government and a foreign government or foreign territory, or the one signed under the Prime Minister's direction.

2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Vietnam Food Association in, elaborating mechanisms and criteria for designation of traders to sign and perform centralized contracts, and direct the performance of these contracts.

3. A trader signing and performing a centralized contract shall directly export 20% (twenty percent) of the rice volume staled in the contract.

Based on the criteria specified in Clause 4 of this Article and the Ministry of Industry and Trade's regulations, the Vietnam Food Association shall allocate the remaining 80% (eighty percent) of the rice volume stated in the contract to other traders for entrusted export.

4. Rice export volume under a centralized contract shall be allocated to traders for entrusted export based on the following criteria:

a/ Traders' direct export performance in the previous 6 (six) months.

b/ Responsibilities for rice delivery under centralized contracts previously assigned to traders.

c/ Traders' available volume of rice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Pursuant to this Decree, the Ministry of Industry and Trade shall promulgate regulations guiding contracts on centralized rice export and handle violations related to the negotiation, signing and performance of contracts on rice export to markets with centralized contracts.

Article 17. Registration of rice export contracts

1. Pursuant to this Decree, the Ministry of Industry and Trade shall promulgate regulations on registration of rice export contracts for the Vietnam Food Association to register rice export contracts.

2. Within 3 (three) working days after a rice export contract is signed, a trader shall submit a dossier under the Ministry of Industry and Trade's regulations to the Vietnam Food Association for registration of such contract. In case of having plausible reasons, this time limit may be extended for not more than 10 (ten) working days.

3. A trader is liable for the accuracy of the registered contract's information: may only deliver goods after the contract is registered under regulations; and shall produce the registered export contract to a customs office when clearing export procedures.

4. Within 2 (two) working days after receiving a trader's valid registration dossier, the Vietnam Food Association shall register the trader's contract under the Ministry of Industry and Trade's regulations if the trader fully satisfies the criteria specified in Clause 1, Article 18 of this Decree.

In case of refusal, within 2 (two) working days after receiving a trader's registration dossier, the Vietnam Food Association shall issue a written reply clearly stating the reason.

Article 18. Criteria for registration of rice export contracts

1. A trader with a certificate may register a rice export contract when fully satisfying the following criteria:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The trader has an available rice volume equal to at least 50% (fifty percent) of the export volume under the registered contract, excluding the regular rice reserve for circulation under Article 12 of this Decree.

c/ The trader complies with regulations on centralized rice export contracts promulgated by the Ministry of Industry and Trade in pursuance to this Decree.

2. Contract registration priority is given to traders fully satisfying the criteria specified in Clause 1 of this Article that procure rice directly from rice producers under farm produce sale contracts according to current state policy.

Article 19. Floor export price of rice

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, provincial-level People's Committees with high commodity rice output and the Vietnam Food Association in. guiding methods to determine the floor export price of rice on the following principles:

a/ Conformity with domestic and world market developments.

b/ Conformity with the announced directed paddy price and domestic purchase price of commodity rice, and business costs and profits of rice exporters.

2. Based on the Ministry of Finance's guidance, the Vietnam Food Association shall announce the floor export price of rice in each period as a basis for the signing and registration of export contracts.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, inspecting and supervising the Vietnam Food Association in announcing the floor export price of rice under this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Vietnam Food Association shall make statistics on and update rice volumes, value, categories, markets, customers, exporters, and number of contracts registered daily, and submit weekly, monthly, quarterly and annual or irregular reports upon request to the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Periodical reports shall be also sent to provincial-level People's Committees of localities with commodity rice exports.

2. The Vietnam Food Association shall promptly report abnormal developments in the registration of export contracts to concerned ministries and sectors for timely settlement.

Article 21. Rice export duties

Rice export duties shall be imposed under the tax law.

Article 22. Assurance of objectives and principles of rice export administration

To assure the objectives and principles of rice export administration and based on actual requirements for export administration, the Prime Minister shall consider and adjust rice export activities at the proposal of the Ministers of Industry and Trade; Agriculture and Rural Development; and Finance and the Vietnam Food Association.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES AND CONCERNED ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition to the responsibilities defined in this Decree and other current laws, the Ministries of Industry and Trade; Agriculture and Rural Development; and Finance, the State Bank of Vietnam and provincial-level People's Committees of localities with commodity rice exports have the following responsibilities:

1. The Ministry of Industry and Trade

a/ To proactively seek and expand rice export markets under centralized contracts, negotiate with countries with import demands, and sign memoranda of understanding on rice export with other countries or territories.

b/ To inspect traders in meeting business conditions; to coordinate with competent agencies and organizations in inspecting, detecting and handling violations of regulations on rice export business: to settle complaints and denunciations and handle violations of regulations on rice export business according to its competence.

c/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors. provincial-level People's Committees and the Vietnam Food Association in, administering rice export on the principles laid down in this Decree.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a/ To uniformly direct localities in elaborating and implementing master plans on commodity rice zones; to guide farmers in intensively growing quality and high yield rice varieties; applying scientific and technological advances to rice production and processing; and improving the Vietnamese rice brand in the market.

b/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level People's Committees and the Vietnam Food Association in. monitoring production and rice output to balance rice sources for export; to assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, sectors, localities, the Vietnam Food Association and state food corporations in, guaranteeing national food security, stabilizing the domestic market and meeting the objectives and principles office export administration under this Decree.

c/ To coordinate with provincial-level People's Committees of localities with commodity rice exports in directing the direct procurement of rice from producers undercurrent policy and this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Finance

a/ To promulgate according to its competence or propose the Government or the Prime Minister to promulgate policies and regulations on investment credit and export credit for traders building, expanding or modernizing rice warehouses and mills, and rice exporters.

b/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, sectors and localities in, taking rice price valorization measures under current law.

c/ To direct the General Department of Customs in reviewing and monthly reporting on rice export volumes, prices, markets and performance of each rice exporter to the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Government Office and the Vietnam Food Association.

4. The State Bank of Vietnam

To direct commercial banks in proactively balancing and ensuring funds for borrowers to procure commodity rice under planning according to this Decree.

5. Provincial-level People's Committees of localities with commodity rice exports

a/ To elaborate and organize the implementation of master plans on paddy production development, ensuring the variety structure, to direct the provision of supplies and farming techniques and improvement of rice quality to meet market demands; to inspect rice production, circulation and sale in their localities: to manage and organize the implementation of master plans on rice warehouse and mil! systems in their localities: to direct the procurement of rice directly from producers and under contracts signed with producers according to current state policy.

b/ To report regularly or upon request by the Prime Minister or concerned ministries and sectors on commodity rice yield, categories and inventories and expected rice productivity and yield in their localities for rice export administration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To mobilize local organizations and people to produce rice under planning and general orientations of the Stale to develop production and raise the efficiency of rice production, trading and export.

Article 24. Responsibilities of the Vietnam Food Association

In addition to its functions and tasks under current law^ the Vietnam Food Association has the following specific responsibilities:

1. To coordinate with provincial-level People's Committees in directing and guiding rice exporters in procuring rice under contracts signed with producers according to current stale policy.

2. To coordinate with competent agencies in inspecting and detecting violations of regulations on rice export business and propose competent agencies to handle these violations.

3. To coordinate with ministries, sectors and localities in directing and guiding traders in procuring commodity rice to maintain compulsory circulation reserves for market stabilization under this Decree.

4. To set up and maintain the operation of a website on rice supply and demand in domestic and overseas markets, importers, prices and commercial forecast of rice, and information on rice export and sale.

5. To proactively seek and expand rice export markets; to guide its members in proactively seeking, negotiating and signing export contracts to increase rice export efficiency.

6. To submit weekly, monthly and quarterly reports on purchase rice prices; export rice prices; and rice circulation reserves of rice exporters to the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Government Office and People's Committees of Mekong River delta provinces and centrally run cities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Reporting responsibilities of traders

Rice exporters shall comply with reporting regulations as follows:

1. Reporting on rice procurement, purchase prices, temporary storage and reserve and signing and performance of rice export contracts quarterly, annually and at the request of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Vietnam Food Association or provincial-level People's Committees and Industry and Trade Departments of localities in which they are headquartered and their rice warehouses and mills are based. Periodical reports shall be made according to the form provided in Appendix VI to this Decree.

2. Promptly reporting in writing to the Ministry of Industry and Trade and provincial-level Industry and Trade Departments when failing to satisfy the conditions on rice warehouses and mills specified in Article 4 of this Decree or no longer having certificates due to loss, damage or destruction, clearly stating the reason.

Chapter V

VIOLATIONS AND THEIR HANDLING

Article 26. Violations in rice export business

1. Untruthfully declaring rice warehouses and mills or committing other frauds to obtain a certificate.

2. Forging, erasing or modifying a certificate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Speculating rice to manipulate the market, causing rice price fluctuations in the market; forcing growers to sell rice at low prices or committing other acts in the course of rice export causing damage to rice growers.

5. Failing to maintain rice reserves for circulation under Article 12 of this Decree.

6. Fraudulently declaring export prices or available rice volumes or committing other frauds to be eligible for rice export contract registration: failing to register rice export contracts under regulations.

7. Forging documents or committing other frauds to receive priority in export contract registration and assignment to perform centralized contracts.

8. Bidding or making transactions for contracts on rice export directly or indirectly to markets with centralized rice export contracts in violation of regulations and the direction of competent state agencies.

9. Untruthfully reporting or failing to report under Article 25 of this Decree.

Article 27. Handling of violations in rice export business

1. Violators of regulations on rice export business under this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and pay compensation under law if causing damage.

2. In addition to being handled under law. rice exporters violating this Decree shall be handled under Clauses 3 and 4 of this Article or have their certificates revoked under Article 8 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Traders that commit violations for the first time shall be suspended from rice export contract registration for 3 (three) months.

b/ Within 12 (twelve) months after being suspended from export contract registration for

3 (three) months, traders that commit recidivism shall be suspended from rice export contract registration for 6 (six) months, not to mention the time of previous suspension from export contract registration.

c/ Within 12 (twelve) months after being suspended from export contract registration for 6 (six) months, traders that commit recidivism shall have their certificates revoked by the Ministry of Industry and Trade.

4. The Ministry of Industry and Trade shall consider and apply measures to handle violators of this Decree under this Decree and relevant laws at the written proposal of provincial-level People's Committees and Industry or Trade Departments, the Vietnam Food Association or other agencies or organizations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Transitional provisions

1. Within 9 (nine) months after the effective date of this Decree, traders without a certificate may continue their rice export business.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Foreign-invested traders engaged in rice production and export before the effective date of this Decree may further operate under their licenses.

3. Within 1 (one) year after the expiration of the transitional period specified in Clause 1 of this Article, traders may hire rice warehouses and mills meeting the business conditions specified at Points b and c. Clause 1, and Clause 2, Article 4 of this Decree:

The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, specifically guiding the hiring of rice warehouses and mills.

Article 29. Effect

1. This Decree takes effect on January 1, 2011.

2. To annul Clause 1, Article 10 of the Government's Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23. 2006. detailing the Commercial Law regarding international goods trading and goods agency, trading, subcontract production and transit with foreign parties, and previous guiding documents which are contrary to this Decree.

Article 30. Organization of implementation and implementation responsibilities

1. Based on specific responsibilities assigned to them under this Decree and other relevant laws, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the State Bank of Vietnam shall guide the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and the chairperson of the Vietnam Food Association shall implement this Decree.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Notes: All the appendices mentioned in this Decree are not printed herein.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.966

DMCA.com Protection Status
IP: 35.170.81.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!