Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 18/VBHN-BCT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành: 12/07/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/VBHN-BCT

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2018/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Thông tư số 30/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ sung Danh mục chi tiết theo mã HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

2. Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2018/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Giao dịch xuất khẩu gạo vào thị trường có hợp đồng tập trung và việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung.

2. Chế độ báo cáo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chương II

GIAO DỊCH XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG CÓ HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG VÀ VIỆC KÝ KẾT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẬP TRUNG

Điều 3. Chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch

1. Việc chỉ định thương nhân đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung căn cứ vào các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

2. Trường hợp từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung thì thực hiện cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Cơ chế đầu mối luân phiên

1. Cơ chế đầu mối luân phiên là cơ chế được áp dụng khi có từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung nhưng cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập trung chỉ có một thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng.

2. Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên như sau:

a) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt đấu thầu.

Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên kiến nghị không tham gia thì phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương, thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.

b) Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên, thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.

Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được tính là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên chính thức của mình.

c) Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không tham gia đợt đấu thầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác tham gia giao dịch, dự thầu.

d) Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự thầu.

3. Phân bổ chỉ tiêu cho các thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên như sau:

Thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên được trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung, trong đó:

Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện 2/3 (hai phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung. Các thương nhân đầu mối không tham gia ký kết hợp đồng tập trung được phân bổ thực hiện 1/3 (một phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung.

Điều 5. Trách nhiệm của các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên

1. Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:

a) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

b) Thực hiện 2/3 (hai phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.

2. Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:

a) Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.

b) Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.

c) Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng; cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.

d) Thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.

Điều 6. Đối tượng phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu

1. Việc phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng tập trung cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để ủy thác xuất khẩu thực hiện theo quy định và tiêu chí quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

2. Hiệp hội Lương thực Việt Nam không được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu ủy thác cho các thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp theo quy định của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

Điều 7. Quy trình phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu

1. Sau khi nhận được báo cáo của thương nhân đầu mối về việc đàm phán, giao dịch, dự thầu hoặc kết quả ký kết hợp đồng tập trung, Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo ngay bằng văn bản cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo biết để đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân gửi hồ sơ đăng ký chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu đến Hiệp hội Lương thực Việt Nam bằng văn bản hoặc thư điện tử (email), hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị được phân bổ chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu của thương nhân, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại gạo nhận xuất khẩu ủy thác.

b) Báo cáo thành tích xuất khẩu gạo trực tiếp 06 tháng trước đó và tình hình tồn kho thóc, gạo (theo từng chủng loại) của thương nhân, trong đó nêu rõ lượng gạo tồn kho do mua tạm trữ theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).

c) Báo cáo kết quả xây dựng vùng nguyên liệu và thu mua thóc, gạo sản xuất ra từ vùng nguyên liệu của thương nhân (nếu có xây dựng vùng nguyên liệu).

Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký quá thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này, tính theo dấu bưu điện nơi nhận hoặc theo thời điểm nhận thư điện tử (email), sẽ không được xem xét, phân bổ chỉ tiêu.

3. Căn cứ hồ sơ đăng ký của thương nhân, cân đối nguồn gạo hàng hóa và tình hình mùa vụ thu hoạch trong nước, Hiệp hội Lương thực Việt Nam lập phương án phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thông báo bằng văn bản để các thương nhân đã đăng ký biết, thực hiện.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện hợp đồng tập trung, bao gồm cả việc ký kết, thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Công Thương.

Điều 8. Trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu

1. Trong trường hợp thương nhân không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần chỉ tiêu ủy thác đã được phân bổ thì thương nhân phải có văn bản trả lại chỉ tiêu đó gửi cho các thương nhân đầu mối và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong vòng 3 ngày kể từ ngày có quyết định phân bổ chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Quá thời hạn trên, thương nhân bị xác định là không thực hiện chỉ tiêu ủy thác.

2. Trên cơ sở tổng hợp lượng gạo mà các thương nhân trả lại chỉ tiêu ủy thác xuất khẩu hoặc không thực hiện, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ lại cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo khác hoặc cho thương nhân đầu mối giao dịch, ký kết hợp đồng. Trường hợp phân bổ lại cho các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên thì thực hiện theo nguyên tắc thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 2/3 (hai phần ba) lượng gạo, các thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo.

Chương III

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA THƯƠNG NHÂN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO

Điều 9. Báo cáo tình hình ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo và lượng thóc gạo, tồn kho

1. Định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Định kỳ vào thứ 5 hàng tuần, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành. Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử: phongnlts@moit.gov.vn. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua số fax: 024.22205520.

Điều 10. Báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo đột xuất

1.[2] Thương nhân thực hiện Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

Báo cáo định kỳ hằng quý, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu quý kế tiếp. Báo cáo định kỳ hằng năm, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.

Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).

2. Thương nhân thực hiện Báo cáo đột xuất quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP theo yêu cầu của Bộ Công Thương về tình hình thị trường xuất khẩu, tình hình sản xuất, giá thóc gạo, tình hình sản xuất kinh doanh và các yêu cầu khác phục vụ mục đích quản lý điều hành xuất khẩu gạo.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[3]

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.

2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 44/2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

3. Thương nhân đã được chỉ định làm đầu mối giao dịch trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng đã ký.

4. Đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được đăng ký, hợp đồng tập trung đã được phân bổ thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện.

5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, cơ quan, tổ chức và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Bộ Tư pháp (để theo dõi);
- Bộ trưởng (để b/c);
- VPB (để đăng Cổng TTĐT Bộ Công Thương);
- VPC (để đăng CSDLQG về VBPL);
- Lưu: VT, XNK.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Sinh Nhật Tân

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG THÁNG TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

………, ngày …… tháng …… năm ……

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO

(Tháng …………… Năm ……………)

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Thực hiện theo quy định của Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018, thương nhân báo cáo tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo như sau:

1. Tên thương nhân:

2. Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:

3. Điện thoại: Fax:

4. Tình hình xuất khẩu của thương nhân từ ngày 15 tháng trước đến ngày 15 của tháng thực hiện báo cáo:

a) Theo chủng loại gạo xuất khẩu

Loại hợp đồng

STT

Chủng loại gạo

Phẩm cấp

Trị giá FOB
(USD)

Lượng xuất khẩu
(Tấn)

Hợp đồng thương mại

1

Gạo trắng

5% tấm

2

Gạo trắng

15% tấm

3

Gạo trắng

25% tấm

4

Gạo trắng

Loại khác

5

Gạo đồ

6

Gạo nếp

7

Gạo thơm

8

Gạo japonica

9

Gạo tấm

10

Loại khác

Tổng cộng

Hợp đồng tập trung (kể cả ủy thác xuất khẩu)

1

Gạo trắng

5% tấm

2

Gạo trắng

15% tấm

3

Gạo trắng

25% tấm

4

Gạo đồ

Tổng cộng

b) Theo thị trường xuất khẩu

Kỳ báo cáo

STT

Thị trường xuất khẩu
(viết tên tiếng Anh)

Trị giá FOB
(USD)

Lượng xuất khẩu
(Tấn)

Hợp đồng thương mại

1

2

Tổng cộng

Hợp đồng tập trung (kể cả ủy thác xuất khẩu)

1

2

Tổng cộng

5. Tình hình ký kết hợp đồng của thương nhân từ ngày 15 tháng trước đến ngày 15 của tháng thực hiện báo cáo:

a) Hợp đồng thương nhân mới ký kết:

STT

Loại hợp đồng

Ngày hợp đồng

Chủng loại gạo

Phẩm cấp

Thị trường xuất khẩu

Số lượng
(Tấn)

Trị giá FOB
(USD)

Thời gian giao hàng
(giao toàn bộ/giao theo đợt)

1

2

Tổng cộng

b) Hợp đồng đã ký kết mà thương nhân hủy:

STT

Loại hợp đồng

Ngày hợp đồng

Chủng loại gạo

Phẩm cấp

Thị trường xuất khẩu

Số lượng
(Tấn)

Trị giá FOB
(USD)

Ngày hủy hợp đồng

1

2

Tổng cộng

Ghi chú:

- Chủng loại gạo chia theo: gạo trắng, gạo đồ, gạo nếp, gạo thơm, gạo japonica, gạo tấm, loại khác.

- Phẩm cấp chia theo gạo 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm, 100% tấm, loại khác.

- Thị trường xuất khẩu viết tên tiếng Anh của nước xuất khẩu.

- Trong trường hợp hợp đằng quy định điều kiện giao hàng khác điều kiện FOB, thương nhân quy đổi để có giá trị FOB.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ HÀNG TUẦN LƯỢNG THÓC, GẠO TỒN KHO CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …… tháng …… năm 20……

BÁO CÁO LƯỢNG THÓC, GẠO TỒN KHO

(Tuần từ ngày ... tháng .... năm .... đến ngày ... tháng ... năm .... )

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

Thực hiện theo quy định của Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo lượng thóc, gạo tồn kho như sau:

1. Tên thương nhân:

2. Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:

3. Điện thoại: Fax:

4. Email: Website:

5. Lượng thóc, gạo tồn kho:

STT

Chủng loại thóc, gạo

Lượng tồn kho tại thời điểm báo cáo (Tấn)

Gạo

Thóc

1

Gạo trắng

2

Gạo đồ

3

Gạo nếp

4

Gạo thơm

5

Gạo japonica

6

Gạo tấm

7

Loại khác:

Tổng cộng

Thương nhân cam kết về nội dung báo cáo trên đây./.

Đồng kính gửi:
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- Sở Công Thương địa phương.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu)

PHỤ LỤC I[4]

DANH MỤC CHI TIẾT THEO MÃ HS ĐỐI VỚI THÓC, GẠO XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ Công Thương)

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

10.06

Lúa gạo.

1006.10

- Thóc;

1006.10.10

- - Để gieo trồng

1006.10.90

- - Loại khác

1006.20

- Gạo lứt

1006.20.10

- - Gạo Hom Mali

1006.20.90

- - Loại khác

1006.30

- Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):

1006.30.30

- - Gạo nếp

1006.30.40

- - Gạo Hom Mali

- - Loại khác:

1006.30.91

- - - Gạo đồ

1006.30.99

- - - Loại khác

1006.40

- Tấm:

1006.40.10

- - Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi

1006.40.90

- - Loại khác



[1] Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:”

Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bộ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.”

[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 26 của Thông tư số 42/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực từ ngày 05 tháng 02 năm 2020

[3] Điều 9 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020 quy định như sau:

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công Thương để xử lý./.”

Điều 37 của Thông tư số 42/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020 quy định như sau:

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.

2. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BCT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.

b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định tư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực.

3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP .

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.”

[4] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 41/2019/TT-BCT bổ sung Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại một số Thông tư của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 29 tháng 01 năm 2020.

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 18/VBHN-BCT

Hanoi, July 12, 2023

 

CIRCULAR

ON ELABORATION OF CERTAIN ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 107/2018/ND-CP DATED AUGUST 15, 2018 ON RICE EXPORT

Circular No. 30/2018/TT-BTC dated October 01, 2018 of the Minister of Industry and Trade elaborating certain Articles of the Government's Decree No. 107/2018/ND-CP dated August 15, 2018 on rice export, which comes into force from November 15, 2018, is amended by:

1. Circular No. 41/2019/TT-BCT dated December 16, 2019 of the Minister of Industry and Trade on additions to Vietnam's nomenclature of exports and imports prescribed in certain Articles of the Ministry of Industry and Trade, which comes into force from January 29, 2020.

2. Circular No. 42/2019/TT-BCT dated December 18, 2019 of the Minister of Industry and Trade on amendments to periodic reporting in Circulars promulgated by the Minister of Industry and Trade, or jointly promulgated, which comes into force from February 05, 2020.

Pursuant to Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government of Vietnam on function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam;

Pursuant to the Government's Decree No.107/2018/ND-CP dated August 15, 2018 on rice export (hereinafter referred to as “Decree No.107/2018/ND-CP”);

At the request of the Director General of the Agency of Foreign Trade (AFT),

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for:

1. The export of rice under centralized contracts and the conclusion and performance of centralized contracts.

2. Reporting by rice exporters.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to rice exporters and relevant agencies, organizations, and individuals.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Designating leading exporters in rice transactions

1. Qualified rice exporters shall be selected and designated to play the leading role in the rice transactions conducted under centralized contracts in conformity with criteria set forth in Clause 2 Article 19 of the Decree No. 107/2018/ND-CP.

2. Where there are two exporters or more designated to play the leading role in rice transactions for a market under a centralized contract, the rotation mechanism prescribed in Article 4 hereof shall apply.

Article 4. Rotation mechanism for leading role

1. The rotation mechanism for leading role applies in case there are two rice exporters or more designated to play the leading role for an export market under a centralized contract but only one exporter is allowed to bid to supply rice and conclude the centralized contract after winning the bidding as requested by a regulatory authority or authorized importer of the importing country.

2. Procedures of the rotation mechanism for leading role:

a) Within 01 day from the receipt of the notification of rice import from the importing country, the leading exporter in his/her turn shall submit reports to the Ministry of Industry and Trade and the Vietnam Food Administration on his/her capacity to win the bidding.

If the leading exporter refuses to participate in the bidding in his/her turn, he/she must provide written reasons for such refusal to the Ministry of Industry and Trade, and inform the Vietnam Food Administration and other leading exporter(s) of such refusal.

b) Within 01 day from the receipt of the written notification of refusal to participate in the bidding from the leading exporter in turn, the other leading exporter in his/her turn shall reach an agreement with the Vietnam Food Association on his/her participation in the bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If all of designated leading exporters refuse to participate in the bidding, the Vietnam Food Association shall submit a report which specifies reasons for refusal to participate in the bidding by leading exporters and proposes other exporters qualified to participate in the bidding to the Ministry of Industry and Trade.

d) The exporter participating in the bidding may request the Ministry of Industry and Trade to assist the completion of relevant procedures, if necessary.

3. Allocation of rice export quotas to leading exporters according to rotation mechanism:

Leading exporters following the rotation mechanism are allowed to directly export 20% of the rice quantity specified in the signed centralized contract, in which,

the leading exporter that is a party of the centralized contract is allowed to supply 2/3 of that 20% of the rice quantity specified in the centralized contract, and the remains are supplied by other leading exporters.

Article 5. Responsibilities of leading exporters under rotation mechanism

1. Leading exporters that enter into centralized contracts under the rotation mechanism shall:

a) Discharge responsibilities mentioned in Clause 4 Article 19 of the Decree No. 107/2018/ND-CP.

b) Supply 2/3 of the rice quantity which the in-charge exporters as designated fail to supply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Cooperate with leading exporters that directly enter into centralized contracts and the Vietnam Food Administration in formulating rice export or bidding plans.

b) Cooperate with leading exporters that directly enter into centralized contracts in monitoring market developments and issues concerning the bidding; discuss with the Vietnam Food Administration about rice export or bidding plans.

c) Prepare rice products for exporting under centralized contracts; perform the signed centralized contracts together with leading exporters that directly enter into those centralized contracts.

d) Supply 1/3 of the rice quantity which the in-charge exporters as designated fail to supply.

Article 6. Entities to be allocated entrusted export quotas

1. The quantity of rice to be exported under the signed centralized contracts shall be allocated to rice exporters for carrying out the entrusted export in conformity with regulations and criteria set forth in Clause 6 and Clause 7 Article 19 of the Decree No. 107/2018/ND-CP.

2. The Vietnam Food Administration shall not allocate entrusted export quotas to rice exporters who fail to obtain the certificate of eligibility to export rice from competent authorities as regulated in the Decree No. 107/2018/ND-CP.

Article 7. Procedures for allocation of entrusted export quotas

1. Upon the receipt of the report from the leading exporter on negotiation, bidding or conclusion of a centralized contract, the Vietnam Food Administration shall request rice exporters in writing to register their entrusted export quotas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form for registration of entrusted export quota, which specifies the quantity and type of rice to be exported under entrustment.

b) The report on rice export for the last 06 months and on unhusked and husked rice inventories (sorted by type) of the exporter, which specifies the quantity of rice bought for reserve purpose at the direction of regulatory authorities (if any).

c) The report on the establishment of rice material zones and purchase of unhusked and husked rice from these zones (if any).

An application which is submitted after the deadline prescribed in Clause 2 of this Article, according to the date displayed on the stamp of the receiving post office or the date of receiving email, shall be rejected.

3. Based on received application documentation, the balancing of rice sources and domestic farming status, the Vietnam Food Administration shall formulate a plan for allocation of export quotas in conformity with regulations in Article 6 hereof, and inform rice exporters of their allocated rice quotas.

The Vietnam Food Administration shall monitor and expedite the performance of the signed centralized contracts, including the conclusion and performance of entrusted export contracts, and submit reports thereof to the Ministry of Industry and Trade.

Article 8. Refusal to accept allocated export quota

1. If a rice exporter is unable to partially or entirely supply the rice quantity as allocated, he/she must hand over the rice quantity which he/she cannot supply to leading exporters and the Vietnam Food Administration within 03 days from the date on which he/she receives the decision on allocation of entrusted export quota from the Vietnam Food Administration. Over the said time limit, it’s determined that he/she fails to fulfill the task.

2. Upon the aggregation of the rice quantity which rice exporters fail to supply as reported, the Vietnam Food Administration shall allocate unrealized entrusted export quotas to other rice exporters or leading exporters concluding centralized contracts.  If the rice quotas are allocated to leading exporters under the rotation mechanism, 2/3 of the rice quantity shall be allocated to the leading exporter that directly enters into the centralized contract and the remains shall be allocated to other leading exporters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



REPORTING BY RICE EXPORTERS

Article 9. Reports on rice export contracts and unhusked and husked rice inventories

1. On the 20th of every month, each exporter shall submit a report to the Ministry of Industry and Trade on the conclusion and performance of rice export contracts made according to the report form stated in the Appendix I enclosed herewith.

2. On Thursday weekly, each exporter shall submit a report to the Ministry of Industry and Trade on his/her actual husked and unhusked rice inventories sorted by type for data consolidation.  Report form is provided in the Appendix II enclosed herewith.

3. Report files shall be electronically sent to the Ministry of Industry and Trade (via the Import-Export Department) via email: phongnlts@moit.gov.vn. In case of failure to send electronic files because of technical errors, reports may be sent to the Ministry of Industry and Trade (via the Import-Export Department) via fax number: 024.22205520.

Article 10. Quarterly, annual and ad hoc reports

1. [2] Rice exporters shall prepare quarterly and annual reports according to Form No. 04 provided in the Appendix enclosed with the Decree No. 107/2018/ND-CP.

Quarterly reports shall be submitted to the Ministry of Industry and Trade by the 20th of the first month of the following quarter. Annual reports shall be submitted to the Ministry of Industry and Trade by January 20 of the following year.

Reports in the electronic data file format shall be submitted to the Ministry of Industry and Trade (via Import-Export Department) via emails. In case of failure to send electronic files because of technical errors, reports may be sent to the Ministry of Industry and Trade (via the Import-Export Department) via fax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS [3]

Article 11. Effect

1. This Circular shall enter into force as from November 15, 2018.

2. The Circular No. 44/2010/TT-BCT dated December 31, 2010 is abrogated by this Circular.

3. Rice export contracts which are concluded by the exporters who are designated to play the leading role in rice transactions before the date of entry into force of this Circular shall be performed until their expiry dates.

4. Rice export contracts and concentrated contracts of which the rice quantity has been allocated to rice exporters before the date of entry into force of this Circular shall remain valid.

5. Difficulties that arise during the implementation of this Circular must be promptly reported to the Ministry of Industry and Trade for consideration./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Sinh Nhat Tan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BCT ngày 12/07/2023 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.733

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.137.96
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!