ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 607/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 31
tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CAO NGÀNH Y TẾ BẮC NINH GIAI
ĐOẠN 2022 - 2026
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Khám chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về phân tuyến kỹ thuật và danh
mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày
24/11/2014 của Bộ Y tế Quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
Căn cứ Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày
30/12/2016 của Bộ Y tế về Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong thực phẩm;
Căn cứ Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày
09/01/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
Căn cứ Quyết định 2482/QĐ-BYT ngày
13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ
thuật Thận nhân tạo;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14/12/2018 của Bộ Y tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm
tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Thông qua chủ trương ban
hành Đề án “Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành y tế Bắc Ninh giai đoạn 2022
- 2026”;
Theo đề nghị của Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế
Bắc Ninh giai đoạn 2022-2026” (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt tại
Điều 1 của Quyết định này đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND
tỉnh; Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Khoa học và Công nghệ;
Các đơn vị hạng I thuộc ngành Y tế Bắc Ninh và các cơ quan, đơn vị có liên quan
căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, KTTH;
- Lưu: VT, KGVX(NTT)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vương Quốc Tuấn
|
ĐỀ ÁN
ỨNG
DỤNG PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CAO NGÀNH Y TẾ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2022-2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 607/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Phần
thứ nhất
CƠ
SỞ THỰC TIỄN, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực hiện quan điểm chỉ đạo tại Nghị
quyết số 20-NQ/TW “Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng...y
tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng”. Sau 4 năm, ngành y tế
Bắc Ninh đã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực. Nhiều
kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh và
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều kỹ thuật cao tại các đơn vị hạng
I đã được triển khai thường quy như: Phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng,
tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp, lọc máu liên tục HDF online, can thiệp
tim mạch,... Bên cạnh đó, hệ thống y tế dự phòng đã được củng cố và phát triển
từ tỉnh đến cơ sở: 100% xã, phường duy trì đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; duy
trì miễn dịch cơ bản cho trẻ < 1 tuổi trên 98%; điều trị một số bệnh không
lây nhiễm tại trạm y tế; chủ động trong công tác phòng dịch, tổ chức khống chế
dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lan rộng trên địa bàn tỉnh.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 92/QĐ-TTg phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn
2013-2020. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh đã được Bộ Y tế phê duyệt Bệnh
viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi là Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch
Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi
Trung ương. Các hoạt động của đề án nhằm nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh
tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao
kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh. Với phương châm lấy người bệnh làm trung
tâm phục vụ để đổi mới và phát triển, thời gian qua, các đơn vị hạng I đã triển
khai thành công nhiều kỹ thuật cao, khó tương đương với tuyến Trung ương giúp
người bệnh được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại địa phương, tiết kiệm
chi phí điều trị, đồng thời giúp cho đội ngũ y, bác sĩ nâng cao tay nghề, hạn
chế biến chứng cho người bệnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực Y tế dự phòng cũng đã khẳng
định vị thế hàng đầu trên địa bàn tỉnh và khu vực, đặc biệt là lĩnh vực xét
nghiệm: SARS-CoV-2, Cúm A, Zika, HIV đo tải lượng hệ thống tự động,...
Bên cạnh những kết quả hoạt động
chuyên môn đã đạt được, các đơn vị hạng I trên địa bàn tỉnh vẫn còn có một số hạn
chế, khó khăn như: Mô hình bệnh tật kép (bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm),
các bệnh dịch mới nổi, công tác an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, trình độ
chuyên môn của một số chuyên khoa còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị
tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu
phòng bệnh, khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.
Hiện nay một số đơn vị tuyến tỉnh
trong khu vực đã triển khai được nhiều kỹ thuật cao như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Ninh triển khai được ghép thận, phẫu thuật nội soi tim, phẫu thuật nội
soi cột sống, siêu âm trong lòng mạch vành,...; Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc
Giang đã triển khai phẫu thuật tim, can thiệp tim mạch Nhi khoa; Bệnh viện Sản
Nhi tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã triển khai phẫu thuật tim mạch,
phân tích di truyền,... Trong lĩnh vực y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh đã triển khai được xét nghiệm vi chất, dư lượng
kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trên toàn quốc hiện chỉ
có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã triển khai quan trắc môi trường
và xét nghiệm nước RO; Chưa có đơn vị nào triển khai xét nghiệm hoạt chất phóng
xạ,...
Năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án
“Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế Bắc Ninh năm 2021”, tuy vậy một số
nhóm kỹ thuật trong đề án chưa triển khai được do tình hình diễn biến phức tạp
của dịch COVID-19. Trong thời gian tới, yêu cầu ngành Y tế Bắc Ninh tiếp tục
triển khai những kỹ thuật đã được phê duyệt năm 2021, đông thời tiếp tục phát triển,
mở rộng thêm các kỹ thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người
dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc triển khai các kỹ thuật cao tại các đơn vị hạng
I ngành y tế Bắc Ninh mang tính cấp thiết và đột phá, việc xây dựng Đề án: “Ứng
dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế Bắc Ninh giai đoạn 2022-2026”
là hết sức cần thiết.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Các văn bản của Trung ương
- Luật Khám chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y
tế; Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày
15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày
31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày
31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan
trắc môi trường;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 02/VBHN-BYT ngày
30/01/2019 của Bộ Y tế quy định về sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày
13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi đến năm 2030;
- Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày
07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát,
chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày
19/12/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và
hóa học trong thực phẩm;
- Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày
06/3/2018 của Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 2482/QĐ-BYT ngày
13/04/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật
nhân tạo;
- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày
21/4/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc,
chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;
- Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày
25/8/2005 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp
y tế;
- Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày
14/08/2013 của Bộ Y tế ban hành “Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc
thú y trong thực phẩm”;
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày
15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện;
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày
11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến kỹ thuật đối với hệ thống
cơ sở khám, chữa bệnh;
- Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày
24/11/2014 của Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày
30/12/2016 của Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong thực phẩm;
- Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày
10/5/2017 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh,
chữa bệnh ban hành kèm theo thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của bộ
trưởng Bộ Y tế về việc quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với
hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày
01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi
trường;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14/12/2018 của Bộ Y tế về ban hành quy chuẩn quốc gia và quy định kiểm tra, giám
sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt QCVN 14-2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm
- Chất bảo quản QCVN 4- 12:2010/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải Y
tế QCVN 28:2010/BTMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
10:2011/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và bột giấy
QCVN 12:2015/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN
62-MT:2016/BTMT.
2. Các văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Chương trình hành động số 46-CTr/TU
ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số
20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày
08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Thông qua chủ trương ban
hành Đề án “Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành y tế Bắc Ninh giai đoạn 2022
- 2026”;
- Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày
04/06/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 139/NQ-CP
của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số
20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới;
- Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày
02/02/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xếp công nhận hạng bệnh viện các đơn
vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế;
- Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày
25/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Bệnh
viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày
12/02/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xếp hạng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày
27/09/2019 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc xếp hạng Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh;
- Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày
31/10/2019 của UBND tỉnh Bắc về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cải tạo,
nâng cấp Trung tâm Kiểm soát bệnh tỉnh Bắc Ninh;
- Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày
30/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt phương án tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của Bệnh
viện Sản - Nhi trực thuộc Sở Y tế, giai đoạn 2020-2022;
- Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày
11/11/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt phương án tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh trực thuộc Sở Y tế, giai đoạn 2020-2022;
- Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày
25/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề án ứng dụng phát triển kỹ
thuật cao ngành Y tế Bắc Ninh năm 2021;
- Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày
20/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện “Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2025”;
- Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày
26/11/2020 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc
Ninh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.8
Phần
thứ hai
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Nâng cao năng lực để triển khai các kỹ
thuật cao tại các đơn vị hạng I thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, giúp người dân được
phòng bệnh, khám chữa bệnh chất lượng cao tương đương một số tỉnh và tuyến
Trung ương ngay tại tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Đảm bảo 100% các kỹ thuật cao đã được
phê duyệt, triển khai thực hiện tốt và duy trì bền vững.
- Giảm 60% bệnh nhân chuyển tuyến để
điều trị các bệnh lý tim mạch vào năm 2023 và 90% vào năm 2026 so với trước khi
thực hiện đề án (năm 2021).
- Giảm 40% bệnh nhân chuyển tuyến phẫu
thuật nội soi cột sống vào năm 2023 và 80% vào năm 2026 so với trước khi thực
hiện đề án (năm 2021).
- Giảm 30% bệnh nhân chuyển tuyến điều
trị bằng Iod 131 năm 2022, và 90% bệnh nhân chuyển tuyến vào năm 2023.
- Đen năm 2024 sẽ triển khai ca ghép
thận đầu tiên trên địa bàn tỉnh.
- 100% bệnh nhân có chỉ định xạ trị kỹ
thuật cao như u não, toàn não tủy, u dây thần kinh,...sẽ được điều trị tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh từ năm 2025.
- 100% các kỹ thuật về thụ tinh trong ống
nghiệm nâng cao được thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi vào năm 2023.
- 60% phụ nữ mang thai được tầm soát
(sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất vào năm
2025.
- 80% trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng
lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất vào năm 2025.
- Thực hiện 110 thông số quan trắc môi
trường vào năm 2022 và 124 thông số quan trắc môi trường vào năm 2025. Tham gia
kiểm tra, giám sát hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường trên
địa bàn tỉnh nhằm đề xuất giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.
- Chủ động giám sát, xét nghiệm nước
RO theo quy định cho các đơn vị chạy thận nhân tạo trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu
những rủi ro có thể xảy ra, bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh.
- Giám sát, đánh giá hoạt chất phóng xạ,
vi chất, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực nhằm nâng cao chất lượng
nước, thực phẩm cho người dân trên địa bàn tỉnh.
3. Ứng dụng
triển khai các kỹ thuật cao
3.1. Ứng dụng triển
khai các kỹ thuật cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nhóm các danh mục kỹ thuật theo Thông
tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế), gồm:
- Nhóm kỹ thuật điều trị bằng Iod 131
gồm 06 danh mục kỹ thuật, triển khai vào quý IV/2022 (Chuyển nhóm kỹ thuật từ
Đề án năm 2021 sang)
- Kỹ thuật phẫu thuật tim hở, triển
khai vào quý IV năm 2022 (Chuyển nhóm kỹ thuật từ Đề án năm 2021 sang)
- Triển khai được nhóm kỹ thuật thăm
dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần, gồm 06
danh mục kỹ thuật vào quý III năm 2022.
- Triển khai kỹ thuật siêu âm lòng mạch
vành vào quý III năm 2022.
- Triển khai được nhóm kỹ thuật phẫu
thuật nội soi tim, gồm 04 danh mục kỹ thuật vào quý IV năm 2023.
- Triển khai được nhóm kỹ thuật phẫu
thuật nội soi cột sống, gồm 05 danh mục kỹ thuật vào quý III năm 2023.
- Triển khai được 01 kỹ thuật ghép thận
vào quý II năm 2024.
- Triển khai được 01 kỹ thuật xạ trị bằng
máy gia tốc có điều biến liều vào quý II năm 2025.
3.2. Ứng dụng triển
khai các kỹ thuật cao tại Bệnh viện Sản Nhi
Nhóm các danh mục kỹ thuật theo Thông
tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế), gồm:
- Triển khai được nhóm kỹ thuật Sàng lọc,
chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh gồm 34 danh mục kỹ thuật vào quý
IV/2022 (Chuyển nhóm kỹ thuật từ Đề án năm 2021 sang).
- Triển khai được nhóm kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm nâng cao, gồm 10 danh mục kỹ thuật vào quý IV năm 2023.
- Triển khai được nhóm kỹ thuật sàng lọc,
chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi, gồm 17 danh mục kỹ
thuật vào quý IV năm 2024.
- Triển khai được nhóm kỹ thuật can
thiệp tim mạch Nhi khoa, gồm 72 danh mục kỹ thuật vào quý IV năm 2025.
- Triển khai được nhóm kỹ thuật phẫu
thuật tim mạch Nhi khoa, gồm 37 danh mục kỹ thuật vào quý IV năm 2026.
3.2. Ứng dụng triển
khai các kỹ thuật cao tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
- Triển khai được nhóm kỹ thuật xét
nghiệm nước RO trong lọc thận nhân tạo, gồm 25 chỉ tiêu vào quý IV năm 2023 (theo
Quyết định số 2482/QĐ-BYT);
- Triển khai được nhóm kỹ thuật xét
nghiệm chuyên sâu nước và thực phẩm, bao gồm 57 chỉ tiêu vào quý IV năm 2024 (theo
Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014; Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14/12/2018; Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016; QCVN 4-12:2010 của Bộ Y
tế).
- Triển khai được nhóm kỹ thuật quan
trắc môi trường gồm 110 thông số quan trắc môi trường vào quý III năm 2022 và
124 thông số quan trắc môi trường vào quý IV năm 2025 (theo Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia và Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường).
(Chi tiết Phụ
lục 3a, 3b kèm theo)
II. PHẠM VI VÀ LỘ TRÌNH
TRIỂN KHAI
1. Phạm vi triển khai: Các đơn vị hạng
I ngành Y tế Bắc Ninh
2. Thời gian triển khai: 2022 - 2026
3. Lộ trình triển khai
3.1. Năm 2022: Triển
khai 06 nhóm kỹ thuật
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
+ Nhóm kỹ thuật đã được phê duyệt theo
Đồ án “Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế năm 2021”, nhưng chưa
triển khai được do chưa bố trí được nguồn kinh phí năm 2021 để mua TTB, gồm:
Nhóm kỹ thuật điều trị bàng Iod 131; Kỹ thuật phẫu thuật tim hở.
+ Nhóm các kỹ thuật triển khai mới năm
2022, gồm: Thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao
tần; Siêu âm trong lòng mạch vành (IVUS).
- Bệnh viện Sản nhi: Triển khai nhóm kỹ
thuật đã được phê duyệt theo Đề án “ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế
năm 2021”, nhưng chưa triển khai được do chưa bố trí được nguồn kinh phí năm
2021 để mua TTB, gồm: Nhóm kỹ thuật trong Sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước
sinh và sơ sinh
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Nhóm các kỹ thuật quan trắc môi trường.
3.3. Năm 2023: Triển
khai 04 nhóm kỹ thuật
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nhóm các kỹ
thuật Phẫu thuật nội soi cột sống; Phẫu thuật nội soi tim.
- Bệnh viện Sản Nhi: Nhóm các kỹ thuật
Thụ tinh trong ống nghiệm nâng cao.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Nhóm các kỹ thuật Xét nghiệm nước RO.
3.4. Năm 2024: Triển
khai 03 nhóm kỹ thuật
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Kỹ thuật
Ghép thận.
- Bệnh viện Sản Nhi: Nhóm các kỹ thuật
Sàng lọc, chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Nhóm
các kỹ thuật Xét nghiệm chuyên sâu nước và thực phẩm (Xét nghiệm hoạt chất
phóng xạ, vi chất, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật). Mở rộng
nhóm các kỹ thuật Quan trắc môi trường.
3.5. Năm 2025: Triển
khai 02 nhóm kỹ thuật
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nhóm các kỹ
thuật Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều.
- Bệnh viện Sản Nhi: Nhóm các kỹ thuật
Can thiệp tim mạch Nhi khoa.
3.6. Năm 2026: Triển
khai 01 kỹ thuật
- Bệnh viện Sản Nhi: Nhóm các kỹ thuật
Phẫu thuật tim mạch Nhi khoa.
III. NỘI DUNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị phục vụ phát triển kỹ thuật cao
1.1. Bảo đảm cơ sở hạ
tầng triển khai kỹ thuật
- Sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có, đầu
tư bổ sung những hạng mục chưa có hoặc có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn.
- Phối hợp với các Bệnh viện tuyến
Trung ương và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn các tiêu chuẩn
về cơ sở hạ tầng để triển khai thực hiện các kỹ thuật cao hiệu quả, an toàn.
- Xây dựng kế hoạch mở rộng, cải tạo,
nâng cấp một số khoa, phòng đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện phát triển các kỹ
thuật cao:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Sửa chữa nhà
C4 thành Trung tâm thận, tiết niệu - Lọc máu. Sửa phòng xạ trị số 2-Trung tâm
Ung bướu để triển khai xạ trị có điều biến liều.
+ Bệnh viện Sản Nhi sử dụng cơ sở hạ tầng
hiện có, xây dựng mở rộng Bệnh viện Sản Nhi tại Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày
25/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh để triển khai các kỹ thuật: Sàng lọc,
chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể và hình thái thai nhi; Các can thiệp tim mạch
và phẫu thuật tim Nhi khoa.
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật mở rộng
các khu vực khoa xét nghiệm, đặc biệt các phòng hóa lý, vi sinh để triển khai
quan trắc môi trường và xét nghiệm nước RO; xét nghiệm chuyên sâu nước và thực
phẩm theo dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Trung tâm Kiểm soát bệnh tỉnh
Bắc Ninh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của
UBND tỉnh Bắc Ninh.
(Chi tiết Phụ
lục 4 kèm theo)
1.2. Trang thiết bị
Để triển khai các kỹ thuật cao cần bổ
sung mua sắm một số trang thiết bị hiện đại như:
- Hệ thống phẫu thuật nội soi tim.
- Hệ thống phẫu thuật nội soi cột sống.
- Hệ thống máy gia tốc tuyến tính có
điều biến liều.
- Hệ thống máy thăm dò điện sinh lý và
đốt tạo năng lượng sóng radio.
- Máy siêu âm trong lòng mạch vành.
- Hệ thống theo dõi và giám sát chất
lượng LAB thụ tinh trong ống nghiệm.
- Hệ thống theo dõi phôi liên tục kèm
tủ nuôi cấy phôi và phần mềm đánh giá chất lượng phôi.
- Hệ thống kính hiển vi đảo ngược, kèm
bộ vi thao tác, vi tiêm, laser phôi thoát màng, bàn chống rung chuyên dụng.
- Hệ thống phân tích di truyền.
- Hệ thống giải trình tự gen.
- Hệ thống máy tim phổi nhân tạo.
- Hệ thống sắc ký khí khối phổ hoặc sắc
ký khí 2 lần khối phổ (GC/MS/MS); Hệ thống sắc ký lỏng khối khối phổ hoặc sắc
ký lỏng 2 lần khối phổ (LC/MS/MS),...
Chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm các
trang thiết bị theo đúng quy định để triển khai các kỹ thuật cao theo từng giai
đoạn cụ thể trong đề án.
Riêng triển khai kỹ thuật ghép thận cần
có các xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa đặc thù trước ghép cũng như sau ghép để
điều trị chống thải ghép cần các hệ thống xét nghiệm miễn dịch, sinh hóa, huyết
học hiện đại với nguồn đầu tư lớn. Vì vậy để tiết kiệm, tránh lãng phí Bệnh viện
Đa khoa tỉnh chủ động ký hợp đồng và gửi các xét nghiệm đến các Viện, Bệnh viện
tuyển Trung ương thực hiện.
(Chi tiết Phụ
lục 5a, 5b, 5c kèm theo)
2. Nhân lực để
ứng dụng triển khai kỹ thuật cao
Sử dụng nguồn nhân lực hiện có của các
đơn vị đã được đào tạo, có đủ chứng chỉ, chứng nhận có thể triển khai các dịch
vụ kỹ thuật cao khi có trang thiết bị và cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn.
Đảm bảo tuyển dụng nhân lực theo đề án
vị trí việc làm đã được phê duyệt giai đoạn 2021-2023 và cử đi đào tạo để triển
khai các kỹ thuật tương ứng.
Căn cứ nhu cầu nhân lực triển khai đề
án giai đoạn 2022-2026, các đơn vị rà soát và xây dựng vị trí việc làm giai đoạn
tiếp theo đảm bảo đủ nhân lực triển khai Đề án.
3. Đào tạo
triển khai kỹ thuật cao
Tiếp tục cử đi đào tạo để phát triển kỹ
thuật cao theo các hình thức: Cử cán bộ hoặc kíp kỹ thuật đi đào tạo tại các Viện,
Bệnh viện tuyến Trung ương. Mời cán bộ, chuyên gia của các Viện, Bệnh viện tuyến
Trung ương về hỗ trợ, đào tạo tại chỗ theo hình thức cầm tay, chỉ việc tại đơn
vị. Thực hiện hợp đồng trọn gói chuyển giao gói kỹ thuật.
Hàng năm các đơn vị xây dựng kế hoạch
cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn đe cập nhật các kỹ thuật mới, không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn trên cơ sở lộ trình phát triển kỹ thuật cao.
Chuẩn bị nguồn nhân lực để khai các kỹ
thuật cao giai đoạn 2027 - 2035.
(Chi tiết Phụ
lục 6 kèm theo)
4. Phê duyệt danh mục
kỹ thuật
- Sau khi các đơn vị chuẩn bị đầy đủ
cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở Y tế.
- Căn cứ vào hồ sơ đề nghị phê duyệt
danh mục kỹ thuật, Sở Y tế thành lập Đoàn thẩm định phê duyệt danh mục kỹ thuật
hoặc hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Y tế thẩm định.
- Ban hành Quyết định phê duyệt danh mục
kỹ thuật theo quy định.
5. Hoạt động chỉ đạo
tuyến
- Tăng cường hợp tác đào tạo, triển
khai các kỹ thuật tiên tiến về chuyên ngành Tim mạch, Ung thư, Sản khoa, Nhi
khoa, Ghép tạng, Xét nghiệm, Thận Tiết niệu - Lọc máu, Chẩn đoán hình ảnh.
- Duy trì các hoạt động khám chữa bệnh
từ xa, hội thảo, hội nghị chuyên môn khoa học; thông tin hai chiều giữa các bệnh
viện, viện tuyến Trung ương với các đơn vị triển khai các kỹ thuật cao, nhằm
tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.
- Lồng ghép với các hoạt động của Đồ
án 1816 giữa các bệnh viện tuyến tỉnh với các bệnh viện tuyến Trung ương để triển
khai kỹ thuật cao có hiệu quả và bền vững.
6. Công tác kiểm tra,
đánh giá
- Xây dựng bộ tiêu chí, công cụ giám
sát để đánh giá kết quả triển khai các nhóm kỹ thuật cao theo từng giai đoạn của
Đề án.
- Hàng năm kiểm tra, đánh giá tổng kết
rút kinh nghiệm, bổ sung điều chỉnh các hoạt động phù hợp với thực tiễn.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện đề án
1.1. Kinh phí đề nghị Ngân sách nhà nước
cấp: 509.963.440.000 đồng, gồm:
- Năm 2022: 100.560.680.000 đồng,
trong đó:
+ 57.560.680.000 đồng đã được phê duyệt
tại Đề án “Ứng dụng phát triển kỹ thuật cao ngành Y tế Bắc Ninh năm 2021”
theo Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh, nhưng
chưa bố trí được kinh phí năm 2021 để mua sắm TTB triển khai kỹ thuật (Bệnh
viện đa khoa tỉnh: Nhóm kỹ thuật điều trị bang Iod 131; Kỹ thuật phẫu thuật tim
hở; Bệnh viện Sản nhi: Nhóm kỹ thuật trong Sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước
sinh và sơ sinh).
+ 43.000.000.000 đồng (Mua sắm TTB
triển khai các nhóm kỹ thuật mới năm 2022).
- Năm 2023: 112.202.760.000 đồng (Mua
sắm TTB: 82.202.760.000 đồng; Sửa chữa cơ sở vật chất: 30.000.000.000 đồng).
- Năm 2024: 102.200.000.000 đồng (Mua
sắm TTB: 67.200.000.000 đồng; Sửa chữa cơ sở vật chất: 35.000.000.000 đồng).
- Năm 2025: 195.000.000.000 đồng (Mua
sắm TTB).
1.2. Kinh phí từ nguồn quỹ PTHĐSN các
đơn vị: 51.715.870.000 đồng
(Chi tiết Phụ
lục 7 kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành liên quan tổ chức thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về
UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài
chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ rà soát và đề xuất bố trí nhân lực,
nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo
để triển khai các kỹ thuật cao.
- Tổng hợp những khó khăn vướng mắc
báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài
chính, Y tế và các đơn vị liên quan bố trí nguồn kinh phí hàng năm để triển
khai, thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Căn cứ chế độ, chính sách hiện hành và
dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Y tế và các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện
Đề án.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối với với Sở Y tế trong trong việc
thẩm định an toàn bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân theo
quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các tổ
chức có liên quan đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề
tài) nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng phát triển các kỹ thuật cao của Đề
án.
5. Các đơn vị Y tế thực hiện Đề án
Căn cứ vào Đề án “ứng dụng phát triển
kỹ thuật cao ngành Y tế Bắc Ninh giai đoạn 2022-2026” được UBND tỉnh phê duyệt,
xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể theo từng năm và giai đoạn, đề
xuất nguồn kinh phí đảm bảo triển khai Đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ động phối hợp với các Viện, Bệnh
viện tuyến Trung ương, các sở, ngành liên quan để triển khai thực hiện các nội
dung hoạt động của Đề án; Kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo việc triển khai
đề án đạt hiệu quả.
Chủ động cải tiến chất lượng theo Bộ
tiêu chí chất lượng bệnh viện, chuẩn quốc gia về Y tế dự phòng ưu tiên cải tiến
các điều kiện phục vụ người bệnh và chuẩn bị tốt nhân lực, cơ sở vật chất,
trang thiết bị,... để tiếp nhận các hỗ trợ chuyên môn từ tuyến trên./.