ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1809/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc,
ngày 07 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 05/12/2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày
07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy
sản;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày
25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành
nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày
11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND
ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND
ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND
ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 192/TTr-SNN&PTNT ngày 30/9/2022 về phê
duyệt Đề án phát triển Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này: “Đề án phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2023 - 2030”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT
Tỉnh
ủy; TTHĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở,
ban,
ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các Phó CVP
UBND tỉnh;
- Trung tâm tin học - Công báo tỉnh;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh, Cổng TT - GTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm
theo Quyết định số: 1809/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2022 của
UBND tỉnh)
Phần thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Thủy sản ngày 05/12/2017;
- Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày
20/11/2012;
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày
19/6/2015;
- Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13
ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày
07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
- Nghị định số 109/NĐ-CP ngày
29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày
17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày
02/02/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày
05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày
24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Thủy sản;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày
27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài
nguyên nước;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày
09/01/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản;
- Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày
13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;
- Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày
20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày
28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu,
sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày
25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày
11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày
16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến
thủy sản giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày
24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng,
chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững giai đoạn
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày
24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật
khuyến nông trung ương;
- Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày
27/4/2022 của Thủ thướng Chính phủ phê duyệt chương trình điều tra, đánh giá tổng
thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả
nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
- Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày
29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường hoạt động
thủy sản giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày
16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản
giai đoạn 2021-2030;
- Thông tư số 04/2016/TT-BNN-PTNT ngày
10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng chống bệnh động vật
thủy sản;
- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày
15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản;
- Thông Tư số 10/2021/TT-BNNPTNT ngày
19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu
tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg
ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025;
- Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày
11/12/2019 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày
11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;
- Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày
14/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày
10/9/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực
cấp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày
03/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản
xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông
nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 708/QĐ-UBND ngày
24/3/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, khơi
thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Ngành Nông nghiệp &
PTNT;
- Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày
25/6/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản
nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày
04/8/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển
thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số
339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
- Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày
24/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và
nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Văn bản số 11/CTr-UBND ngày
05/12/2021 của UBND tỉnh về Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2022.
II. CĂN CỨ THỰC TIỄN
Trong những năm qua, ngành thủy sản của
tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp vào sự tăng trưởng, phát
triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng hiện
đại. Giai đoạn 2016-2021, giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010) tăng
3,3%/năm, sản lượng thủy sản tăng 3,1%/năm, sản lượng nuôi trồng tăng 3,4%/năm,
năng suất nuôi trồng tăng 4,3%/năm. Sản lượng cá giống tăng bình quân 2,5%/năm.
Sản xuất thủy sản chiếm tỷ trọng 7,1% trong cơ cấu ngành Nông lâm nghiệp và Thủy
sản của tỉnh.
Trong nuôi trồng thủy sản, nhiều đối
tượng mới có hiệu quả được đưa vào nuôi; các hình thức, phương thức nuôi ngày
càng đa dạng và phát triển như nuôi trong ao, hồ, nuôi lồng, bể; nuôi quảng
canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và thâm canh, nuôi theo công nghệ cao... Đã
hình thành một số vùng sản xuất thủy sản tập trung như sản xuất giống ở xã Yên
Lập, Đại Đồng, Tân Tiến, Vũ Di - huyện Vĩnh Tường, nuôi cá thương phẩm ở xã Phú
Đa, Cao Đại, Tuân Chính - huyện Vĩnh Tường; xã Liên Châu, Nguyệt Đức, Tam Hồng
- huyện Yên Lạc; nuôi cá lồng trên sông Lô - huyện Sông Lô, sông Phó Đáy - huyện
Lập Thạch; nuôi cá Tầm, Trai nước ngọt lấy ngọc, cá Chiên, Ngạnh,
Lăng, Ếch ở huyện Tam Đảo, Sông Lô và Tam Dương...
Sản xuất thủy sản ngày càng đồng bộ,
tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thủy
sản từ con giống, thức ăn, xử lý môi trường tới các thiết bị phụ trợ như máy
cho cá ăn, máy tăng cường cung cấp oxy cho ao nuôi, máy đo các chỉ số thủy lý,
thủy hóa môi trường nước, hệ thống cảm biến... đã giảm bớt công lao động, tăng
năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, sản xuất thủy sản còn những tồn tại, hạn chế: Sản lượng và năng suất nuôi
trồng thủy sản có tăng nhưng ở mức thấp (bình quân đạt 3,4 tấn/ha), còn thấp so
với nhiều địa phương khác của vùng Đồng bằng Sông Hồng (Bắc Ninh 6,1 tấn/ha, Hải
Dương 5,3 tấn/ha, Hà Nội 5,0 tấn/ha...). Tổ chức sản xuất thủy sản chủ yếu là
quy mô hộ, số lượng doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất thủy sản
còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng nhiều vùng chưa được đầu tư hoặc đã xuống cấp, các
mô hình ứng dụng công nghệ cao còn ít. Sản phẩm thủy sản chủ yếu tiêu thụ dưới
dạng tươi sống, chưa có sản phẩm chế biến, chưa xây dựng được thương hiệu sản
phẩm thủy sản của tỉnh. Sản lượng khai thác thủy sản có xu hướng giảm...
Trong những năm tới, sản xuất thủy sản
của tỉnh sẽ đối mặt với những thách thức đó là: Thiên tai, dịch bệnh có xu hướng
diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Biến động của kinh tế thế giới, hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng do đó cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt,
yêu cầu về chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao...
Xuất phát từ các yêu cầu trên, việc xây
dựng “Đề án phát triển Thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2030” là rất
cần thiết nhằm định hướng và đề ra một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện
để thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, gia tăng giá trị
và góp phần xây dựng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ngày càng hiện đại, văn
minh.
Phần thứ hai
HIỆN
TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2021
I. ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
1. Điều kiện
tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu
nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tổng
diện tích tự nhiên 1.236,0 km2, dân số 1.191.782 người, 9 đơn vị
hành chính, gồm 02 thành phố, 7 huyện và 136 xã, phường, thị trấn.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp
giữa vùng đồi núi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình
đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và tạo nên các vùng sinh thái rõ rệt:
Đồng bằng, trung du và miền núi. Hệ thống sông, suối, ao, hồ khá dày đặc, chế độ
thủy văn của tỉnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Lô. Sông
Hồng chảy qua địa bàn tỉnh dài 28,5 km, lưu lượng nước trung bình năm là 3.730
m3/s. Sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh dài khoảng 29,9 km, lưu lượng
trung bình 762 m3/s. Hệ thống sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có
mức tác động thủy văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô nhưng có ý nghĩa
to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như
kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre... cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy
sản và tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa.
- Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vành
đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình
năm vào khoảng 23,2 - 25°c (riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao trên 900 m có nhiệt
độ trung bình 18,3°C), cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào các
tháng 12, 1 và tháng 2. Lượng mưa trong năm từ 1.500 - 1.700 mm, lượng mưa tập
trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 và chiếm trên 60% lượng mưa cả năm.
Vĩnh Phúc có điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong đó có kinh tế thủy sản. Từ điều kiện tự
nhiên của tỉnh sẽ liên quan đến việc lựa chọn đối tượng nuôi, hình thức, phương
thức nuôi phù hợp và tương ứng với các vùng khác nhau để khai thác tiềm năng,
thế mạnh của các địa phương trong phát triển thủy sản.
2. Điều kiện
kinh tế - xã hội
2.1. Điều kiện kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2016-2021, tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng trưởng bình quân 8,6%/năm, trong đó: Nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng 2,4%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 10,7%/năm; dịch vụ
tăng 6,2%/năm. Quy mô công nghiệp ngày càng được mở rộng và đóng góp chính vào
tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để có nguồn lực đầu tư
cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong đó có nông nghiệp, nông dân và
nông thôn.
Bảng 1: Tăng
trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2021
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2021
|
BQ giai đoạn
2016-2021 (%)
|
GRDP (giá SS 2010)
|
Tỷ đồng
|
42.430,20
|
65.024,51
|
8,60
|
Nông, lâm, thủy sản
|
nt
|
4.376,97
|
4.931,02
|
2,41
|
Công nghiệp, xây dựng
|
nt
|
25.161,91
|
42.992,79
|
10,70
|
Dịch vụ
|
nt
|
12.891,32
|
17.100,70
|
6,02
|
(Nguồn: Cục
thống kê Vĩnh Phúc)
2.1.2. Cơ cấu kinh tế
Năm 2021, tỷ trọng công nghiệp và xây
dựng chiếm 48,02% cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng 49.919,46 tỷ đồng so với năm
2016; khu vực dịch vụ chiếm 2,67%; trong khi tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản
có xu hướng giảm từ 7,02% năm 2016 xuống 5,89% năm 2021. Thuế sản phẩm cũng có
xu hướng giảm từ 30,75% năm 2016 xuống 21,42% năm 2021. Như vậy, có thể thấy cơ
cấu kinh tế Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp
và tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Bảng 2: Cơ cấu
kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2021
TT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2021
|
1
|
GRDP (giá hiện
hành)
|
Tỷ đồng
|
86.263,92
|
136.183,38
|
|
Nông, lâm, thủy sản
|
nt
|
6.057,31
|
8.027,71
|
|
Công nghiệp, xây dựng
|
nt
|
34.435,23
|
65.390,11
|
|
Dịch vụ
|
nt
|
19.245,52
|
33.601,47
|
|
Thuế SP
|
nt
|
26.525,87
|
29.164,08
|
2
|
Cơ cấu GRDP
|
%
|
100,00
|
100,00
|
|
Nông, lâm, thủy sản
|
nt
|
7,02
|
5,89
|
|
Công nghiệp, xây dựng
|
nt
|
39,92
|
48,02
|
|
Dịch vụ
|
nt
|
22,31
|
24,67
|
|
Thuế SP
|
nt
|
30,75
|
21,42
|
(Nguồn: Cục
thống kê Vĩnh Phúc)
2.2. Điều kiện xã hội
2.2.1. Dân số và phân bố dân cư
Năm 2021 tỉnh Vĩnh Phúc có 1.191.782
người, 9 đơn vị hành chính trong đó có 2 thành phố và 7 huyện với 15 phường, 16
thị trấn và 105 xã. Các huyện có diện tích tự nhiên lớn gồm Tam Đảo (234,7km2),
Lập Thạch (172 km2), Sông Lô (150,67 km2); thấp nhất là
Tp Vĩnh Yên với 50,39 km2. Vĩnh Tường là huyện có dân số đông nhất với
212.518 người, tiếp đến là Yên Lạc 160.922 người, thấp nhất là huyện Tam Đảo với
86.145 người. Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 964 người/km2, tập
trung cao nhất tại thành phố Vĩnh Yên 2.448 người/km2, tiếp đến là
huyện Yên Lạc 1.495 người/km2; dân cư tập trung thưa hơn tại các huyện
như Tam Đảo 367 người/km2, Sông Lô 681 người/km2.
Bảng 3: Diện
tích, mật độ dân số và các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2021
STT
|
Đơn vị HC
|
Diện tích (km2)
|
Dân số (người)
|
Mật độ dân
số (người/km2)
|
Đơn vị HC cấp
xã
|
1
|
TP Vĩnh Yên
|
50,39
|
123.353
|
2.448
|
7 phường, 2
xã
|
2
|
TP. Phúc Yên
|
119,49
|
110.295
|
923
|
8 phường, 2
xã
|
3
|
Huyện Vĩnh Tường
|
144,01
|
212.518
|
1.476
|
3 thị trấn,
25 xã
|
4
|
Huyện Yên Lạc
|
107,65
|
160.922
|
1.495
|
1 thị trấn,
16 xã
|
5
|
Huyện Bình Xuyên
|
148,48
|
137.907
|
929
|
5 thị trấn,
8 xã
|
6
|
Huyện Tam Dương
|
108,25
|
117.980
|
1.090
|
1 thị trấn,
12 xã
|
7
|
Huyện Tam Đảo
|
234,7
|
86.145
|
367
|
3 thị trấn,
6 xã
|
8
|
Huyện Sông Lô
|
150,67
|
102.664
|
681
|
1 thị trấn,
16 xã
|
9
|
Huyện Lập Thạch
|
172,36
|
139.998
|
812
|
2 thị trấn,
18 xã
|
Tổng cộng
|
1.236,00
|
1.191.782
|
|
15 phường,
16 thị trấn, 105
xã
|
(Nguồn: Cục
thống kê Vĩnh Phúc)
2.2.2. Về lao động
Năm 2021, số người trong độ tuổi lao động
đang làm việc của tỉnh là 570.048 người chiếm 98,6% tổng số người trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động. Trong đó lao động ở thành thị 166.127 người chiếm
29,14 %, lao động ở nông thôn 403.921 người chiếm 70,85%. Tỷ lệ lao động trong
độ tuổi đang làm việc đã qua đào tạo là 34,69%, tăng 10,59% so với năm 2016; tỷ
lệ chưa qua đào tạo là 65,3%. Như vậy, số người trong tuổi lao động đang làm việc
được đào tạo của tỉnh đang có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên nông thôn vẫn
là khu vực có số lượng lao động tập trung cao của tỉnh.
Chia theo ngành sản xuất chính, năm
2021 phân bố lao động trong độ tuổi đang làm việc trong 3 ngành sản xuất có sự
khác biệt: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,52%
tương đương 77.048 người, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất
51,44% tương đương 293.216 người và ngành dịch vụ chiếm 35,05% tương đương
199.784 người. Phân bố lao động phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển dịch mạnh
từ ngành nông lâm nghiệp và thủy sản sang ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
trong giai đoạn 2016-2021.
2.3. Kết cấu hạ tầng khác
2.3.1. Hạ tầng giao thông
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ liền kề với thủ đô Hà Nội. Mạng lưới giao thông đường bộ của
tỉnh khá phát triển với 3 loại: Giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông. Hệ
thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông
cao. Là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Đường bộ: Cao tốc Hà Nội - Lào
Cai đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc dài 40,4 km; có 3 tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
dài tổng cộng 81,64 km, gồm Quốc lộ 2 (còn gọi 2A), Quốc lộ 2 đoạn tránh, Quốc
lộ 2C; Đường địa phương gồm Quốc lộ 2B có chiều dài 24,2 km;
tuyến Quốc lộ 2 đoạn từ từ Km29+800-Km36+100 với chiều dài 6,3 km; Đường tỉnh
có 17 tuyến với tổng chiều dài 693,11 km; Đường đô thị có tổng số 308,9 km.
- Đường sắt: Trên địa bàn
tỉnh có 01 tuyến đường sắt cấp Quốc gia đi qua dài 35 km, khổ 1.000 mm là tuyến
Hà Nội - Lào Cai, có 05 nhà ga hiện đang khai thác, gồm: ga Phúc
Yên, ga Hương Canh, ga Vĩnh Yên, ga Hướng Lại, ga Bạch Hạc. Trong đó 02 ga chính
là ga Phúc Yên và ga Vĩnh Yên.
- Đường thủy nội địa: Hiện có 02
tuyến vận tải thủy nội địa quốc gia do Trung ương quản lý đi qua địa bàn Vĩnh
Phúc bao gồm: Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai (qua Sông Hồng): Đoạn qua tỉnh
Vĩnh Phúc có chiều dài 41 km là tuyến sông cấp II từ ngã ba Bạch Hạc đến xã Trung
Hà, huyện Yên Lạc. Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang (đi qua Sông Lô): Đoạn
đi qua tỉnh có chiều dài 34 km, sông cấp III từ xã Quang Yên, huyện Sông Lô đến
ngã ba Bạch Hạc. Trên địa bàn tỉnh có 03 cảng sông, 39 bến hàng hóa, 02 bến phà
và 05 bến khách ngang sông phân bố trên Sông Hồng và Sông Lô. Các cảng sông đều
là các cảng tạm, bốc xếp thủ công, công suất hạn chế. Hiện tại có 03 cảng chính
gồm Như Thụy, Đức Bác và Vĩnh Thịnh. Có 02 bến phà gồm phà Then và phà Đức Bác;
05 bến đò ngang sông gồm Đôn Nhân 1, Đôn Nhân 2, Đức Bác, Phú Hậu và Vĩnh Ninh.
2.3.2. Hạ tầng kỹ thuật điện
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi
về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối
được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, đảm bảo thuận lợi, cung cấp đầy đủ để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Gồm lưới điện 500kV, lưới điện 220kV, lưới
điện 110kV, lưới điện
trung thế và lưới điện hạ thế. Đến nay có 136/136 xã, phường, thị trấn có điện,
đạt 100%. Tuy nhiên lưới điện và chất lượng điện ở một số khu vực nông thôn
không đồng đều, chất lượng còn kém.
2.3.3. Hạ tầng thủy lợi
Toàn tỉnh hiện có 441 hồ chứa lớn nhỏ,
383 trạm bơm, 06 đập dâng nước và hơn 7.000 km kênh mương các loại; hệ thống thủy
lợi trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, hệ thống trữ nước của
các hồ, đập tăng khoảng 40% so với trước đây, đảm bảo nước tới chủ động cho hơn
95% diện tích trồng trọt và khoảng 4.000 ha thủy sản. Nhiều công trình thủy lợi
có quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng như: Hồ điều hòa
Thanh Lanh, Vĩnh Thành, Bản Long; trạm bơm Liễu Trì, Đại Định; nâng cấp trạm
bơm Bạch Hạc; cải tạo hoàn thiện hệ thống kênh tiêu Bến Tre; cải tạo trạm bơm tiêu Đầm
Láng; xây dựng, sửa chữa một số dự án công trình kè chống sạt lở đuôi tràn xả
lũ, bờ sông, cầu qua kênh... Góp phần cải tạo môi trường sinh thái, chống biến
đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai.
2.3.4. Hạ tầng thương mại
Trong những năm qua, hạ tầng thương mại
của tỉnh khá phát triển. Hệ thống hạ tầng thương mại từng bước góp phần hình
thành nên kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh hiện đại, bắt đầu áp dụng
các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường... phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của
người dân.
Tính đến hết năm 2021 trên địa bàn tỉnh
có tổng số 84 chợ, trong đó: 01 chợ đầu mối, 04 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 68
chợ hạng III; 02 Trung tâm thương mại (TTTM) gồm TTTM Hà Minh Anh; TTTM SOIVA
Plaza và 07 siêu thị gồm: GO Vĩnh Phúc, Co.opmart, Điện máy HC, Lan Chi Mart
Vĩnh Yên, Vhome Prime; Lan Chi Mart Phúc Yên, Trang Đạt. Ngoài ra, còn hơn
1.252 cửa hàng tạp hóa, bán hàng ăn uống và các dịch vụ khác. Trung tâm
Logistic ICD Vĩnh Phúc đầu tiên của tỉnh đang được xây dựng trên địa bàn thị trấn
Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên với mục tiêu là xây dựng cơ sở hạ tầng
bền vững, logistics thông suốt với trung tâm ngang tầm quốc tế, giảm chi phí
cho doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng và phát triển nguồn
nhân lực cho Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2016-2021
1. Vị trí,
vai trò của thủy sản trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh
Trong giai đoạn 2016-2021, giá trị sản
xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,53%/năm, trong đó nông nghiệp
tăng 2,47%, lâm nghiệp tăng 3,87% và thủy sản tăng 3,25%/năm. Mặc dù tăng trưởng
của thủy sản chưa cao nhưng đã đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành nông
nghiệp trong những năm qua và thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp
của tỉnh.
Bảng 4: Giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2021
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
BQGĐ 2016-2021
(%/năm)
|
Giá trị SX nông, lâm
nghiệp và TS (giá SS 2010)
|
Tỷ đồng
|
9.604,4
|
9.974,5
|
10.369,5
|
10.106,1
|
10.431,2
|
10.940,2
|
2,53
|
Nông nghiệp
|
Nt
|
8.917,2
|
9.257,8
|
9.595,9
|
9.292,0
|
9.581,1
|
10.053,76
|
2,47
|
Lâm nghiệp
|
Nt
|
72,7
|
77,8
|
105,3
|
110,0
|
113,8
|
117,69
|
3,87
|
Thủy sản
|
Nt
|
614,5
|
638,9
|
668,3
|
704,1
|
736,3
|
764,8
|
3,25
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
Giai đoạn 2016-2021, cơ cấu sản xuất
thủy sản chiếm 6,8-7,6% trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh.
Năm 2021, giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) đạt 1.186,6 tỷ đồng, tăng
300,2 tỷ đồng so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 7,1%. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ
trong ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng đã góp phần giải quyết công ăn
việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho hơn 10 nghìn hộ dân trên địa
bàn tỉnh. Đóng góp vào ổn định xã hội và xây dựng nông thôn mới ở các địa
phương.
Bảng 5: Cơ cấu
thủy sản của tỉnh giai đoạn 2016-2021
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Giá trị SX nông, lâm
nghiệp và TS (giá thực tế)
|
Tỷ đồng
|
12.525,9
|
12.230,0
|
13.286,4
|
13.370,5
|
15.622,9
|
16.597,4
|
Thủy sản:
|
Nt
|
886,4
|
903,0
|
937,9
|
1.009,0
|
1.068,9
|
1.186,6
|
Nuôi trồng
|
Nt
|
819,9
|
835,1
|
867,5
|
937,3
|
995,6
|
1.114,2
|
Khai thác
|
Nt
|
66,5
|
67,9
|
70,4
|
71,7
|
73,3
|
72,4
|
Cơ cấu
|
%
|
7,1
|
7,4
|
7,1
|
7,5
|
6,8
|
7,1
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
2. Thực trạng
sản xuất giống thủy sản
2.1. Quy mô sản xuất
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 07 cơ sở
sản xuất giống với tổng diện tích 32,6 ha, số lượng 5.909 con với 15,2 tấn cá bố
mẹ các loại. Đến nay đa số các cơ sở đã chuyển sang hình thức ương dưỡng, chỉ
còn 03 cơ sở sản xuất giống gồm 02 cơ sở tư nhân và 01 cơ sở nhà nước thuộc
Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Phúc.
Các cơ sở sản xuất giống chủ yếu sản
xuất cá bột để bán cho các hộ ương cá giống của tỉnh và các tỉnh trong vùng,
còn một phần ương thành cá giống. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần
500 hộ tham gia ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản. Các cơ sở này hình thành
nên vùng sản xuất giống thủy sản tập trung ở các xã Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến
huyện Vĩnh Tường.
2.2. Sản lượng giống thủy sản
Tổng sản lượng cá giống sản xuất trong
giai đoạn 2016 - 2021 tăng bình quân 2,5%/năm (tăng từ 2.586,1 triệu con năm
2016 lên 3.043,5 triệu con năm 2021). Trong đó: Sản lượng cá bột tăng 2,2%/năm,
sản lượng cá hương và cá giống tăng tương đối đều nhau trong giai đoạn này với
mức tăng tương ứng 3,0%/năm và 3,1 %/năm.
Trong cơ cấu sản lượng giống thủy sản,
cá bột chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60%). Đối tượng sản xuất giống chủ yếu là các
loài cá Trắm, Trôi, Mè, Chép, bên
cạnh đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn cung ứng cho thị trường trong và ngoài
tỉnh một số loài khác như: Ba ba, Ếch, cá Nheo, Trê, Lóc, Rô
phi...
Kiểm dịch giống thủy sản: Trong giai
đoạn 2016-2021, cơ quan chuyên môn của tỉnh đã cấp 142 giấy chứng nhận kiểm dịch
cho các tổ chức, cá nhân với số lượng trên 4 triệu con cá giống các loại như Trắm,
Chép, Rô phi...
Bảng 6: Sản
lượng cá giống giai đoạn 2016-2021
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
BQGĐ 2016-2021
(%/năm)
|
Sản lượng giống
|
Triệu con
|
2.586,1
|
2.608,7
|
2.739,7
|
2.879,5
|
2.979,3
|
3.043,5
|
2,5
|
Cá bột
|
Nt
|
1.592,6
|
1.593,2
|
1.673,6
|
1.759,3
|
1.796,6
|
1.821,2
|
2,2
|
Cá hương
|
Nt
|
703,0
|
713,0
|
747,5
|
783,3
|
827,9
|
857,3
|
3,0
|
Cá giống
|
Nt
|
290,5
|
302,5
|
318,6
|
336,9
|
354,8
|
365,0
|
3,1
|
(Nguồn: Cục Thống kê Vĩnh
Phúc)
2.3. Đánh giá
2.3.1. Kết quả
Tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương có truyền
thống sản xuất giống cá nước ngọt của các tỉnh phía Bắc. Những năm qua, sản xuất
giống của tỉnh ngày càng ổn định và phát triển, sản lượng giống liên tục tăng.
Chất lượng con giống của tỉnh khá tốt,
nên có thị trường tiêu thụ sản phẩm với sản lượng khoảng trên 70% cá giống bán
ra ngoài tỉnh.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
- Ngoài sản xuất giống các loài cá
truyền thống như Mè, Trôi, Trắm, Chép, một số đối tượng khác chưa làm chủ được
công nghệ vẫn nhập cá ở các nơi khác về để ương dưỡng, kinh doanh như: Rô phi
đơn tính, Chép lai, Nheo...
- Hiện giống thủy sản của tỉnh chưa
xây dựng được thương hiệu sản phẩm.
- Người sản xuất, ương dưỡng giống thủy
sản dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo chuyên sâu hoặc tiếp cận quy
trình kỹ thuật sản xuất các loài thủy sản có giá trị, kinh tế, đặc hữu...
3. Thực trạng nuôi trồng
thủy sản
3.1. Diện tích
Giai đoạn 2016-2021, diện tích nuôi trồng
thủy sản của tỉnh có xu hướng giảm nhẹ, bình quân giảm 0,8%/năm (từ 6.866,4 ha
năm 2016 xuống 6.632,4 ha năm 2021). Diện tích nuôi thủy sản của tỉnh chủ yếu
là diện tích ao, đầm, hồ thủy lợi vừa chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa
kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng gần 60 hồ thủy lợi
kết hợp cho nuôi thủy sản với diện tích trên 370 ha. Phần lớn các hồ này tập
trung ở huyện Tam Đảo, Sông Lô và Lập Thạch. Một số hồ có diện tích lớn như: Hồ
Đồng Mỏ (60 ha), Xạ Hương (90 ha), Làng Hà (39,3 ha), Hồ Lập Đinh (41,5 ha), hồ
Đa Mang (45,6 ha), hồ Đá Ngang (14,3 ha), hồ Vân Trục (170 ha), hồ Bò Lạc (64
ha).
Bảng 7: Diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2021
ĐVT: Ha
STT
|
Chỉ tiêu
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
BQGĐ 2016-2021
(%/năm)
|
|
Tổng diện tích
|
6.866,4
|
6.915,8
|
6.951,2
|
6.815,2
|
6.680,6
|
6.632,4
|
0,8
|
1
|
DT nuôi thương phẩm
|
6.715,0
|
6.760,2
|
6.795,0
|
6.658,3
|
6.523,4
|
6.481,8
|
0,83
|
|
DT nuôi Thâm canh, bán
thâm canh
|
3.172,4
|
3.246,1
|
3.387,4
|
3.417,6
|
3.860,7
|
3.833,0
|
2,98
|
|
DT nuôi Quảng canh cải
tiến
|
3.542,6
|
3.514,1
|
3.407,6
|
3.240,7
|
2.662,7
|
2.648,9
|
"-4,93
|
2
|
Diện tích sản xuất ương giống
|
151,4
|
155,6
|
156,2
|
156,9
|
157,2
|
150,6
|
"-0,69
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
Tổng diện tích nuôi thủy sản có xu hướng
giảm nhưng diện tích nuôi thương phẩm tăng bình quân 0,83 %/năm, trong đó diện
tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng bình quân 2,98%/năm. Diện tích nuôi
quảng canh cải tiến giảm dần, bình quân giảm 4,93%/năm.
Diện tích sản xuất và ương dưỡng giống
thủy sản duy trì ổn định và giảm nhẹ, giai đoạn 2016-2021 giảm 0,69%/năm; năm
2021 diện tích sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản của tỉnh đạt 150,6 ha, giảm
0,8ha so với năm 2016, diện tích sản xuất giống thủy sản tập trung chủ yếu ở
huyện Vĩnh Tường (111,1 ha).
Phần lớn diện tích nuôi thủy
sản của tỉnh tập trung ở huyện Vĩnh Tường (1.638,1ha), Yên Lạc (1.557,3ha).
Giai đoạn 2016-2021, các huyện, thành phố có biến động lớn về diện tích thủy sản như Bình
Xuyên, Tam Dương, Phúc Yên và Vĩnh Yên do thực hiện phát triển đô thị, khu công
nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất... Năm 2021, diện tích nuôi thủy sản của
Tp. Vĩnh Yên giảm 50,6% tương đương 199,3 ha so với năm 2016, huyện Bình Xuyên
giảm 22,5% tương đương 248,7ha, huyện Tam Dương 4,6% tương đương 12,7ha.
Bảng 8: Diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản huyện, thành phố giai đoạn 2016-2021
ĐV: Ha
STT
|
Huyện/tp
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
1
|
Vĩnh Yên
|
393,5
|
404,1
|
397,5
|
308,0
|
265,9
|
194,2
|
2
|
Phúc Yên
|
283,1
|
271,9
|
283,7
|
333,0
|
333,8
|
340,2
|
3
|
Lập Thạch
|
798,3
|
812,0
|
812,5
|
812,4
|
800,2
|
796,6
|
4
|
Sông Lô
|
903,8
|
913,3
|
928,2
|
912,7
|
924,0
|
932,2
|
5
|
Tam Dương
|
277,1
|
291,3
|
295,3
|
296,6
|
268,7
|
264,4
|
6
|
Tam Đảo
|
56,4
|
56,2
|
55,8
|
54,5
|
51,9
|
51,5
|
7
|
Bình Xuyên
|
1.106,6
|
1.055,6
|
967,5
|
860,5
|
868,0
|
857,9
|
8
|
Yên Lạc
|
1.460,2
|
1.476,0
|
1.549,7
|
1.557,4
|
1.539,2
|
1.557,3
|
9
|
Vĩnh Tường
|
1.587,4
|
1.635,4
|
1.661,0
|
1.680,1
|
1.628,9
|
1.638,1
|
Tổng
|
6.866,4
|
6.915,8
|
6.951,2
|
6.815,2
|
6.680,6
|
6.632,4
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
3.2. Sản lượng và năng suất nuôi trồng
thủy sản
Giai đoạn 2016 - 2021, mặc dù diện
tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh giảm nhưng sản lượng thủy sản tăng
bình quân 3,1%/năm; trong đó sản lượng nuôi trồng tăng 3,4%/năm. Năm 2021, sản
lượng NTTS đạt 21.757,1 tấn, tăng 4.472,9 tấn tương đương 25,9% so với năm
2016.
Sản lượng cá chiếm chủ yếu trong cơ cấu
tổng sản lượng sản phẩm thủy sản của tỉnh, bình quân chiếm 93,3%, năm 2021 sản
lượng cá chiếm 94,3% tương đương 22.289,6 tấn; sản lượng thủy đặc sản chiếm tỷ
lệ thấp, bình quân 6,7 %. Trong cơ cấu các loại cá, cá trắm có sản lượng tăng
khá cao, năm 2021 đạt 4.238,7 tấn, tăng 1.128,4 tấn so với năm 2016, cá chép
tăng 598,4 tấn, cá rô phi tăng 211,5 tấn so với năm 2016.
Bảng 9: Sản
lượng và năng suất thủy sản giai đoạn 2016-2021
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
BQGĐ 2016- 2021
(%/năm)
|
1
|
Sản lượng
|
Tấn
|
19.408,7
|
20.179,9
|
21.027,9
|
22.005,5
|
22.857,6
|
23.647,0
|
3,1
|
|
Nuôi trồng
|
Nt
|
17.284,2
|
18.114,8
|
19.004,9
|
20.032,1
|
20.907,9
|
21.757,1
|
3,4
|
|
Khai thác
|
Nt
|
2.124,5
|
2.065,1
|
2.023,0
|
1.973,4
|
1.949,7
|
1.889,9
|
0,8
|
2
|
Năng suất
|
Tấn/ha
|
2,6
|
2,7
|
2,8
|
3,0
|
3,2
|
3,4
|
4,3
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
Các huyện có sản lượng thủy sản cao là
những huyện trọng điểm về phát triển thủy sản của tỉnh và hiện đang tập trung
chủ yếu các vùng NTTS tập trung. Năm 2021, huyện Vĩnh Tường đạt 7.597,2 tấn,
tăng 1.431,9 tấn so với năm 2016; Yên Lạc đạt 5.597,2 tấn tăng 1.284,5; huyện Lập
Thạch đạt 1.757,8 tấn, tăng 389,7 tấn; huyện Bình Xuyên 2.344,9 tấn, tăng 361,4
tấn so với năm 2016. Tam Đảo là huyện có sản lượng thủy sản thấp nhất, năm 2021
đạt 173,2 tấn, tăng 18,2 tấn so với năm 2016.
Trong giai đoạn 2016-2021, huyện Lập
Thạch, Yên Lạc và Vĩnh Tường là 3 huyện có mức tăng sản lượng thủy sản cao nhất
tương ứng với 3,5%, 3,4% và 3%. Các huyện, thành phố còn lại có mức tăng trưởng
tương đối đều nhau và ở mức thấp từ 2,3-2,6%/năm.
Bảng 10: Sản
lượng thủy sản huyện, thành phố giai đoạn 2016-2021
ĐVT: Tấn
STT
|
Huyện/tp
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
BQ giai đoạn
2016-2021 (%/năm)
|
1
|
Vĩnh Yên
|
603,4
|
655,5
|
679,1
|
715,9
|
747,9
|
747,4
|
2,3
|
2
|
Phúc Yên
|
624,4
|
645,2
|
689,9
|
731,9
|
763,5
|
763,8
|
2,9
|
3
|
Lập Thạch
|
1.368,1
|
1.423,0
|
1.520,8
|
1.603,4
|
1.672,3
|
1.757,8
|
3,5
|
4
|
Sông Lô
|
1.424,7
|
1.466,2
|
1.564,1
|
1.624,8
|
1.687,2
|
1.743,3
|
2,6
|
5
|
Tam Dương
|
710,0
|
753,2
|
804,3
|
842,7
|
872,9
|
860,6
|
2,5
|
6
|
Tam Đảo
|
155,0
|
153,0
|
174,6
|
164,1
|
171,7
|
173,2
|
2,4
|
7
|
Bình Xuyên
|
1.983,5
|
2.090,6
|
2.175,5
|
2.267,3
|
2.333,9
|
2.344,9
|
2,4
|
8
|
Yên Lạc
|
6.374,3
|
6.561,9
|
6.776,2
|
7.075,2
|
7.345,3
|
7.658,8
|
3,4
|
9
|
Vĩnh Tường
|
6.165,3
|
6.431,3
|
6.643,4
|
6.980,1
|
7.262,9
|
7.597,2
|
3,0
|
Tổng
|
19.408,7
|
20.179,9
|
21.027,9
|
22.005,5
|
22.857,6
|
23.647,0
|
3,1
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
- Năng suất nuôi: Trong những năm qua,
hoạt động NTTS của tỉnh thể hiện ngày càng rõ nét xu hướng phát triển theo hướng
thâm canh, năng suất nuôi tăng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt
4,3%/năm, năng suất bình quân tăng từ 2,6 tấn/ha năm 2016 lên 3,4 tấn/ha năm
2021. Trong đó huyện Vĩnh Tường có năng suất bình quân đạt cao nhất 4,8 tấn/ha,
tiếp đến là huyện Yên Lạc 4,5 tấn/ha, thành phố Vĩnh Yên
3,8 tấn/ha, các huyện, thành phố có năng suất thủy sản nuôi thấp như huyện Sông
Lô bình quân đạt 1,7 tấn/ha, Tp Phúc Yên 2,1 tấn/ha và huyện Lập Thạch 2,2 tấn/ha.
3.3. Phương thức và hình thức
nuôi
- Phương thức nuôi: Phương thức nuôi
trong NTTS có sự chuyển biến rõ rệt trong giai đoạn 2016 - 2021. Năm 2021, diện
tích nuôi thâm canh đạt khoảng 450 ha, nuôi bán thâm canh trên 3.300 ha, diện
tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến khoảng 2.600 ha (diện tích nuôi thâm canh
và bán thâm canh chiếm chủ yếu, trên 60% tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh).
Điều này cho thấy người NTTS đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư kỹ thuật, thức
ăn và con giống để tăng năng suất.
- Hình thức nuôi: Hình thức nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nuôi ao, hồ, đầm và diện tích 1 lúa - 1
cá; việc phát triển nuôi các loài thủy sản trong bể hay lồng, bè trên hồ chứa
và trên sông còn hạn chế. Chưa khai thác hết tiềm năng về địa hình, điều kiện tự
nhiên của tỉnh để phát triển nuôi thủy sản. Đã hình thành một số vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung tại xã Yên Lập, Phú Đa, Tuân Chính huyện Vĩnh Tường; xã Yên
Đồng, Tam Hồng, Nguyệt Đức huyện Yên Lạc.
Đối với nuôi ao, đầm, hồ: Nuôi ghép
các loài cá theo phương thức bán thâm canh vẫn là chính, nuôi đơn chủ yếu đối với
hình thức nuôi lồng, bể. Bên cạnh đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh
các giống cá mới ngày càng được mở rộng như: Cá Rô phi đơn tính, Chép lai 3
máu. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học,
công tác phòng, chống dịch bệnh ngày càng được người dân quan tâm chú trọng đầu
tư. Một số loài nuôi theo hướng thâm canh như cá Rô phi đơn tính, Chép lai, Trắm năng suất đạt
trên 10 tấn/ha. Ngoài nuôi cá giống mới chính vụ, các hộ còn nuôi cá qua đông
cho hiệu quả kinh tế cao, giúp khép kín nuôi 2 vụ/năm và nâng cao hiệu quả kinh
tế trên một đơn vị diện tích mặt nước.
Đối với nuôi cá lồng bè: Nuôi cá lồng
bè với ưu điểm là nguồn nước chảy nên nước trong lồng, bè được lưu thông liên tục,
hàm lượng oxy cao nên cá sinh trưởng nhanh, cho năng suất và chất lượng cao.
Tuy nhiên, nuôi thủy sản lồng, bè trên địa bàn tỉnh chưa phát triển, người dân
nuôi cá lồng có hiệu quả kinh tế nhưng vẫn đang phát triển một
cách tự phát và chưa ổn định. Hiện trên địa tỉnh có khoảng 10 hộ với trên 60 lồng
nuôi, chủ yếu tập trung tại huyện Sông Lô (5 hộ/42 lồng), còn lại ở huyện Lập
Thạch, Vĩnh Tường, Tam Đảo và thành phố Phúc Yên.
3.4. Đối tượng nuôi
Các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt
tương đối đa dạng, phù hợp với phổ thức ăn khác nhau, nhằm tận dụng nguồn dinh
dưỡng trong chuỗi thức ăn của thủy vực bằng cách nuôi ghép. Trong những năm gần
đây, ngoài các đối tượng nuôi truyền thống đã có nhiều mô hình đưa các đối tượng
có giá trị kinh tế vào nuôi thử nghiệm và thành công. Các đối tượng nuôi có thể
chia thành các nhóm sau:
- Nhóm cá nuôi truyền thống: Trong các
đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh, theo kết quả thống kê sản lượng cho thấy,
nhóm cá chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng các loại cá nuôi gồm cá Trôi (33,6%),
cá Mè (20,4%, cá Trắm (18,4%), cá Chép (8,7%), cá khác chiếm 13,9%... Đối với
các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cá Trắm cỏ, Rô phi đơn tính, cá Chép được xem
là những đối tượng nuôi nhiều nhất trong cơ cấu đàn cá nuôi. Đối với loại
hình nuôi trong hồ chứa: Đối tượng nuôi chính là các loài cá như cá Mè hoa, cá
Mè trắng, cá Trôi và cá Chép. Đối với nuôi trong các ao, hồ nhỏ chủ yếu là các
loài như cá Trắm cỏ, cá Trôi, cá Chép, cá Chim trắng. Nuôi lồng với các đối tượng
chính như cá Rô phi, Trắm cỏ, Nheo,
Lăng, Ếch...
- Các đối tượng khác: Với diện tích nhỏ
nuôi cá Trắm đen, cá Lóc và Rô đồng... Ngoài ra, còn có các đối tượng đặc sản
khác như cá Tầm, Ếch, Ba ba, Trai nước ngọt lấy ngọc, Ốc nhồi... Tuy
sản lượng của các loài thủy đặc sản không nhiều nhưng góp phần quan trọng trong
việc đa dạng hóa đối tượng và nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản của tỉnh.
- Đối với cá Tầm: Hiện nay có 02 cơ sở
nuôi cá Tầm ở Đạo Trù - Tam Đảo và Đồng Quế - Sông Lô với số lượng 16 bể, mỗi bể
thể tích từ 70-100 m3, lượng giống thả khoảng 10.000 con, sản lượng khoảng 15 tấn/năm.
3.5. Đánh giá
3.5.1. Kết quả đạt được
- Mặc dù diện tích nuôi thủy sản có xu
hướng giảm trong giai đoạn 2016-2021 nhưng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm
canh tăng. Diện tích sản xuất và ương dưỡng giống duy trì ổn định, ít biến động
và đem lại hiệu quả kinh tế.
- Sản lượng thủy sản tăng bình quân
3,1%/năm; trong đó sản lượng nuôi trồng tăng bình quân 3,4%/năm. Năng suất nuôi trồng thủy sản
tăng từ 2,6 tấn/ha năm 2016
lên 3,4 tấn/ha năm 2021. Giá trị thủy sản/ha đất đạt 209,74 triệu đồng, tăng 59,01
triệu đồng so với năm 2016.
- Đã xuất hiện nhiều điển hình nuôi cá
có hiệu quả, đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Yên
Lập, Phú Đa, Tuân Chính huyện Vĩnh Tường; xã Yên Đồng, Tam Hồng, Nguyệt Đức huyện
Yên Lạc.
- Ngoài các đối tượng nuôi truyền thống
đã có nhiều mô hình đưa các đối tượng có giá trị kinh tế vào nuôi như cá Tầm,
Chép lai, Trai nước ngọt lấy ngọc...
- Trên địa bàn tỉnh bước đầu có các mô
hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thủy sản, đã có diện tích được chứng
nhận VietGAP.
3.5.2. Tồn tại, hạn chế
- Diện tích nuôi trồng thủy sản có xu
hướng ngày càng giảm do phát triển đô thị, công nghiệp, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất...
- Năng suất, sản lượng thủy sản tăng
nhưng vẫn còn thấp so với các tỉnh lân cận và bình quân chung của vùng Đồng bằng
sông Hồng.
- Chưa phát triển nuôi các đối tượng đặc
sản, có giá trị kinh tế cung cấp cho thị trường.
- Diện tích sản xuất được cấp chứng nhận,
ứng dụng công nghệ cao còn thấp, số lượng HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác thủy sản
chưa phát triển chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Đến nay có 19 cơ sở nuôi
thủy sản trên địa bàn tỉnh với diện tích trên 140 ha được cấp giấy chứng nhận
VietGAP. Hiện có 01 HTX sản xuất thủy sản và 25 trang trại thủy sản.
- Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài
cá truyền thống và chiếm trên 90% sản lượng thủy sản của tỉnh. Ngoài nuôi theo
hình thức ao, đầm, hồ, chưa phát triển nuôi thủy sản theo hình thức lồng, bể,
công nghệ cao, hữu cơ...
4. Cơ sở hạ tầng phục
vụ sản xuất thủy sản
4.1. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất
giống thủy sản
Đối với sản xuất giống thủy sản, giai
đoạn 2016-2021, UBND tỉnh đã phê duyệt 02 dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hạ
tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất giống thủy sản thuộc 02 đơn vị do Nhà nước quản
lý gồm Trung tâm giống Thủy sản Vĩnh Phúc và Đội Khảo nghiệm và cứu hộ động vật
thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản. Một số các hạng mục đã được đầu tư phục vụ sản
xuất giống gồm sửa chữa, nâng cấp bờ bao, kênh dẫn nước, hệ thống bể ấp và trạm
điện.
Tuy nhiên, đối với hạ tầng kỹ thuật
phục vụ sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản của các cơ sở tư nhân thời gian
qua chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới. Phần lớn vẫn là các
ao đất, chưa được kè bờ, nạo vét, quy mô nhỏ lẻ, chưa hình hình thành hạ tầng
cho vùng sản xuất tập trung.
4.2. Hạ tầng kỹ thuật nuôi thủy sản
thương phẩm
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi thủy sản thương
phẩm chưa đồng bộ, đã xuống cấp, thời gian qua chưa được đầu tư. Hệ thống thủy
lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp; hệ
thống cấp và thoát nước nhiều nơi chưa đảm bảo.
Tỷ lệ các hộ thực hiện kè bờ, nạo vét
bùn sau mỗi vụ nuôi đối với hệ thống ao, hồ nuôi thủy sản chưa cao, hầu hết là
bờ đất; do đó dễ gây sạt lở, bồi lấp, tầng bùn dày...khó khăn trong việc nuôi
thâm canh, áp dụng tạo sóng, ô xy, đi lại vận chuyển hàng hóa, thất thoát thủy
sản nuôi khi xảy ra mưa to bão lớn.
Ở nhiều khu vực nuôi thủy sản trên địa
bàn tỉnh chưa có hệ thống điện 3 pha riêng cho các vùng nuôi. Hệ thống bờ bao,
kênh, mương cấp và thoát nước thiếu bền vững, nhiều nơi chưa đầu tư thiết bị phụ
trợ vào sản xuất.
4.3. Đánh giá
4.3.1. Kết quả đạt được
- Hạ tầng sản xuất giống thủy
sản thời gian qua đã được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, phần nào đáp ứng yêu cầu
phục vụ sản xuất giống thủy sản của tỉnh.
- Một số hộ nuôi thủy sản đã chủ động
đầu tư mua các thiết bị phục vụ sản xuất thủy sản như máy tạo oxy, máy cho cá
ăn, thiết bị đo môi trường nhưng chủ yếu là các hộ nuôi cá thâm canh.
4.3.2. Tồn tại, hạn chế
- Hệ thống cấp và thoát nước dành
riêng cho sản xuất thủy sản chưa có, hiện vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi
thủy sản thương phẩm chưa được đầu tư, đã có chính sách hỗ trợ nhưng người dân
không tiếp cận được do quy định thực hiện còn bất cập.
- Diện tích nuôi được người sản xuất
kè bờ bao, nạo vét hàng năm còn thấp.
5. Thực trạng môi trường
nước và phòng chống dịch bệnh thủy sản
5.1. Thực trạng môi trường nước
5.1.1. Đánh giá chất lượng mặt
ở các sông, hồ, đầm trên địa bàn tỉnh
* Kết quả quan trắc môi trường nước mặt
ở một số sông trên địa bàn tỉnh
Sông Phan: Tình trạng ô nhiễm hữu cơ
diễn ra phổ biến tại nhiều vị trí quan trắc khác nhau, dọc lưu vực sông ghi nhận
tình trạng vượt quy chuẩn đối với các chỉ tiêu TSS, NO2-, NH4+, PO43-, NH4+
, Coliform, dầu mỡ. Năm 2021 chất lượng nước mặt sông Phan tại các điểm
quan trắc cải thiện hơn so với năm 2020 (giảm thông số TSS vượt quy chuẩn cho
phép (QCCP). Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm 2 thông số NO2-, NH4+ vẫn diễn ra
tại tất cả các điểm quan trắc.
Sông Cà Lồ: Chất lượng môi trường nước
mặt sông Cà Lồ đang bị ô nhiễm tại hầu hết các điểm trên toàn bộ dòng chảy, đặc
biệt là các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, NH4+, tổng dầu mỡ
và tổng coliform đều
vượt QCCP. Tình trạng ô nhiễm 02 thông số NH4+, NO2- diễn ra tại
tất cả các điểm quan trắc. Tuy nhiên, chưa xuất hiện sự ô nhiễm kim loại nặng tại
các vị trí quan trắc dọc theo lưu vực sông.
Sông Bến Tre: Năm 2021 kết quả quan trắc
chất lượng nước sông Bến Tre tốt hơn so với các năm trước. Tại các điểm quan trắc
có 04 thông số vượt QCCP. Như vậy tình trạng ô nhiễm các thông số quan trắc được
cải thiện, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm 2 thông số NO2-, NH4+ vẫn diễn ra
phổ biến tại tất cả các điểm quan trắc.
Sông Phó Đáy: Tình trạng ô nhiễm NO2- diễn ra phổ
biến tại tất cả các vị trí dọc lưu vực sông, chất lượng nước sông được cải thiện,
các chỉ tiêu vượt quy chuẩn năm 2021 giảm so với những năm trước, có 4 thông số
vượt QCCP gồm COD, Fe, NO2-, NH4+.
Sông Lô: Qua kết quả phân tích chất lượng
nước mặt sông Lô năm 2021 có 02 thông số vượt QCCP (NO2-, NH4+, giảm thông
số vượt QCCP so với các năm trước và chất lượng nước tại các điểm quan trắc trên
lưu vực sông Lô cải thiện
hơn so với các năm trước.
Bảng 11: Kết
quả quan trắc môi trường ở một số sông trên địa
bàn tỉnh năm 2021
Thông số quan
trắc
|
Đơn vị tính
|
Sông Cà Lồ
|
Sông Phan
|
Sông Bến
Tre
|
Sông Phó Đáy
|
Sông Lô
|
QC
08-MT:2015/BT NMT (cột B1)
|
pH
|
-
|
7,2
|
7,5
|
7,2
|
7,1
|
7,1
|
5,5-9
|
Nhiệt độ
|
°C
|
24,27
|
24,13
|
23,93
|
24,05
|
23,92
|
"-
|
Độ đục
|
NTU
|
36,88
|
36,12
|
36,27
|
35,57
|
20,90
|
"-
|
Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
|
mg/l
|
5,17
|
5,16
|
5,18
|
5,63
|
5,20
|
≥ 4
|
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
|
mg/l
|
8,55
|
8,55
|
8,88
|
21,49
|
6,50
|
15
|
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
|
mg/l
|
18,37
|
16,68
|
16,50
|
14,82
|
15,80
|
30
|
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
|
mg/l
|
27,08
|
22,03
|
27,26
|
20,15
|
23,73
|
50
|
Phôtphat (PO43-)
|
mg/l
|
0,06
|
0,10
|
0,11
|
0,04
|
0,07
|
0,3
|
Nitrit (NO2-)
|
mg/l
|
0,13
|
0,10
|
0,09
|
0,06
|
0,02
|
0,05
|
Amoni (NH4+)
|
mg/l
|
2,32
|
1,96
|
1,80
|
1,06
|
0,69
|
0,9
|
Sắt (Fe)
|
mg/l
|
0,71
|
0,86
|
0,69
|
0,58
|
0,56
|
1,5
|
(Nguồn: Sở
Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc)
* Kết quả quan trắc môi trường chất lượng
nước mặt các thủy vực tĩnh (hồ, đầm):
Qua kết quả phân tích chất lượng nước
tại các vị trí quan trắc trên các thủy vực tĩnh năm 2021 nhận thấy: Nước mặt tại
các điểm quan trắc: Hồ Bò Lạc, Đầm Vạc - hồ Khai Quang, Vực Xanh có chất lượng
nước tốt hơn so với năm 2020, các thông số vượt QCCP giảm. Nước mặt tại các điểm
quan trắc: Đập Vân Trục, Đầm Rưng, Đập Xạ Hương, hồ Thanh Lanh, hồ Đại Lải có
chất lượng nước không biến đổi nhiều so với năm 2020. Trong khi đó, nước
mặt tại các điểm quan trắc: Trạm bơm đê cụt Đầm Vạc, hồ Đại Lải, đầm Diệu, hồ
làng Hà có chất lượng nước kém hơn so với năm 2020 do có số lượng các thông số
vượt quy chuẩn cho phép cao hơn những năm trước.
Bảng 12: Kết
quả quan trắc môi trường ở một
số hồ, đầm trên địa bàn tỉnh năm 2021
Thông số quan
trắc
|
Đơn vị tính
|
Hồ Bò lạc
|
Đập Vân trục
|
Hồ Đại lải
|
Đầm Rưng
|
Hồ Xạ Hương
|
Hồ Làng Hà
|
QC
08-MT:2015/BTNMT (cột B1)
|
pH
|
-
|
7,2
|
7,2
|
7,1
|
7,2
|
7,2
|
7,1
|
5,5-9
|
Nhiệt độ
|
°C
|
24,12
|
24,07
|
26,17
|
23,90
|
23,90
|
24,1
|
"-
|
Độ đục
|
NTU
|
39,68
|
37,12
|
35,38
|
38,27
|
38,28
|
37,8
|
"-
|
Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
|
mg/l
|
5,17
|
5,17
|
5,19
|
5,13
|
5,26
|
5,17
|
≥ 4
|
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
|
mg/l
|
6,67
|
6,97
|
6,72
|
10,85
|
5,75
|
5,70
|
15
|
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
|
mg/l
|
13,60
|
14,93
|
15,47
|
20,27
|
11,73
|
13,4
|
30
|
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
|
mg/l
|
5,83
|
13,83
|
14,33
|
59,67
|
23,50
|
18,3
|
50
|
Phôtphat (PO43-)
|
mg/l
|
0,07
|
0,05
|
0,05
|
0,05
|
0,05
|
0,12
|
0,3
|
Nitrit (NO2-)
|
mg/l
|
0,03
|
0,03
|
0,01
|
0,02
|
0,02
|
0,02
|
0,05
|
Amoni (NH4+)
|
mg/l
|
0,73
|
0,98
|
0,83
|
0,95
|
0,76
|
0,76
|
0,9
|
Sắt (Fe)
|
mg/l
|
0,09
|
0,15
|
0,04
|
0,91
|
0,04
|
0,1
|
1,5
|
(Nguồn: Sở
Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc)
5.1.2. Quan trắc môi trường nước trong
ao nuôi trồng thủy sản
Năm 2016, Chi cục Thú y phối hợp với
các cơ quan chuyên môn thu thập và phân tích mẫu nước ao nuôi cá tại 100 hộ sản
xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm trên địa bàn tỉnh. Phân tích các chỉ
tiêu thủy lý thủy hóa gồm: NH3, H2S, BOD5 và
04 chỉ tiêu vi khuẩn trong nước. Kết quả kiểm tra có 10 mẫu phát hiện vi khuẩn Streptococcus
sp, Pseudomonas sp, Aeromonas sp và 39 mẫu phát hiện vi khuẩn Pseudomonas
sp, Aeromonas sp trong nước ao nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn
ngành. Thông số NH3 ở tất cả các mẫu phân tích đều có giá trị phù hợp
với môi trường nuôi cá nước ngọt; 6 mẫu có thông số H2S
cao hơn ngưỡng 0,1mg/l; 47 mẫu
có thông số BOD5 cao hơn ngưỡng cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT.
Năm 2021, Chi cục Thủy sản đã phối hợp
với Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu
NTTS I) thực hiện thu 204 mẫu/6 đợt để phân tích 9 thông số môi trường nước gồm:
pH, O2, H2S, COD, NH4+, tổng chất rắn
lơ lửng (TSS), độ trong và vi khuẩn Streptococcus sp. Kết quả phân tích
cho thấy các thông số có chỉ số cao, vượt ngưỡng giới hạn theo QCVN
08-MT:2015/BTNMT gồm: 121/204 mẫu TSS, chiếm 59,3%, mẫu cao nhất vượt 3,5 lần; 45/204
mẫu N-NO2-, chiếm
22,1%, mẫu cao nhất vượt 7,2 lần; 36/204 mẫu N-NH4+, chiếm 17,6%,
mẫu cao nhất vượt 5,3 lần; 30/204 mẫu COD, chiếm 14,7%, mẫu cao nhất vượt 2,7 lần,
vi khuẩn Streptocococcus sp 73/204 mẫu, chiếm 35,8%. Các thông số còn lại
phần lớn đều trong ngưỡng giới hạn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.
5.2. Về giám sát phòng, chống dịch bệnh
Nhìn chung giai đoạn 2016-2021, tình
hình dịch bệnh trên địa bàn ổn định, qua giám sát của đơn vị chuyên môn không
phát hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Tuy nhiên, một số
bệnh như: Viêm ruột, xuất huyết, bệnh ký sinh trùng... xảy ra ở một số hộ nuôi
đã được cán bộ thú y, thủy sản hướng dẫn xử lý kịp nên đã hạn chế thiệt hại cho
người nuôi.
Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã thực hiện
thu 297 mẫu cá (Trắm cỏ, Chép, Rô phi...) đối với 225 lượt hộ, cơ sở sản xuất,
ương cá giống và nuôi cá thịt trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, giám sát chủ động
bệnh do virut VNN, SCV, TiLV và bệnh do vi khuẩn Aeromonas sp, Pseudomonas
sp, Streptococcus sp. Kết quả kiểm tra cho thấy có 96/207 mẫu nhiễm vi
khuẩn (chiếm 46,4%); 12/132 mẫu nhiễm virut SCV và TiLV (chiếm 9,1%).
5.3. Đánh giá
5.3.1. Kết quả
- Quan trắc môi trường đã được triển
khai trên một số sông, hồ, đầm và vùng nuôi thủy sản tập trung của tỉnh. Công tác
phòng, chống dịch bệnh đã được cơ quan chuyên môn triển khai hàng năm, người
dân ngày càng quan tâm và chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh
cho thủy sản nuôi.
- Chỉ tiêu môi trường của các hồ thực
hiện quan trắc đều đáp ứng được cho sự sinh trưởng và phát triển của động vật
thủy sinh.
5.3.2. Tồn tại, hạn chế
- Chất lượng nước ở một số sông vẫn
chưa được cải thiện. Trong ao nuôi và một số khu vực cấp nước đầu nguồn vẫn có
các thông số môi trường vượt ngưỡng theo quy chuẩn, chưa đảm bảo cho nuôi trồng
thủy sản.
- Số lượng mẫu nước và mẫu cá bệnh thực
hiện giám sát, phân tích hàng năm còn thấp.
- Một số diện tích nuôi trồng thủy sản
vẫn xảy ra thiệt hại do sự cố môi trường và bệnh.
6. Khai thác, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản
6.1. Khai thác thủy sản
- Sản lượng khai thác: Giai đoạn
2016-2021, sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh có xu hướng giảm nhẹ, bình
quân giảm 0,64%/năm. Năm 2021, sản lượng thủy sản khai thác giảm 234,6 tấn so với
năm 2016. Giá trị khai thác thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân
0,33%/năm, giá trị khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng thấp khoảng 6-7,5% tổng
giá trị sản xuất ngành thủy sản.
Bảng 13: Sản
lượng và giá trị khai thác thủy sản giai đoạn 2016-2021
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
1
|
Sản lượng
|
Tấn
|
2.124,5
|
2.065,1
|
2.023,0
|
1.973,4
|
1.949,7
|
1.889,9
|
2
|
Giá trị SX (giá SS 2010)
|
Triệu đồng
|
43.356,6
|
42.367,5
|
41.619,0
|
40.370,7
|
39.784,4
|
38.674,6
|
3
|
Giá trị SX (giá thực tế)
|
Triệu đồng
|
66.457,0
|
67.927,9
|
70.390,1
|
71.694,3
|
73.290,8
|
72.410,5
|
(Nguồn: Cục
Thống kê Vĩnh Phúc)
Sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh
chủ yếu trên các sông, hồ, đầm. Các huyện có sản lượng khai thác thủy sản cao
như huyện Yên Lạc, Bình Xuyên và huyện Vĩnh Tường; trong đó cao nhất là huyện
Yên Lạc 801,9 tấn/năm. Các huyện có sản lượng thấp như thành phố Phúc Yên 53,9
tấn/năm, Lập Thạch 53,4 tấn/năm.
- Đối tượng khai thác: Đối tượng khai
thác chính là cá, ốc, hến, trai; ngoài ra còn một số đối tượng thủy sản khác
như tôm, cua. Trong cơ cấu
sản phẩm thủy sản khai thác của tỉnh, sản lượng thủy sản khác (cua, ốc, hến,
trai...) chiếm chủ yếu 66%, cá chiếm 31% còn lại là tôm 3% trong tổng sản lượng
thủy sản của tỉnh.
- Phương tiện, vùng khai thác:
Do đặc thù của nghề cá nhỏ lẻ quy mô hộ
gia đình nên các phương tiện khai thác thủy sản nội địa được đầu tư đơn giản,
nhỏ và phù hợp với khả năng tài chính của hộ dân, chủ yếu là thuyền thủ công,
chỉ một số thuyền khai thác tại các hồ chứa có gắn động cơ.
Tổng số thuyền trên địa bàn tỉnh giảm
từ 585 chiếc năm 2016 xuống 304 chiếc năm 2021. Giai đoạn 2016-2021, thuyền
khai thác có xu hướng giảm dần do nguồn lợi suy giảm, giá trị sản phẩm thấp;
các thuyền tập trung chủ yếu tại huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Thuyền thường được
đóng bằng gỗ, còn lại là thuyền tôn và xi măng. Nghề khai thác nội địa có tính
đa dạng thuộc loại thấp, chỉ tập trung chủ yếu ở các họ nghề là nghề lưới bén,
nghề câu, chài quăng, đăng, rọ, mơn úp cá.... Ngoài ra người dân còn sử dụng một
số ngư cụ đánh bắt thủy sản trái phép mang tính hủy diệt như: Kích điện, lưới
có kích thước mắt lưới nhỏ... đánh bắt cá các cỡ và cá con, vào mùa cá đẻ, sinh
sản...
- Mùa vụ khai thác: Có thể chia thành
hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa, sản lượng và đối tượng khai thác
thủy sản tương đối phong phú và cho sản lượng cao hơn.
6.2. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản
Trên địa bàn tỉnh có sông Lô, sông Hồng,
các đầm, hồ, suối ... nên hệ cá nước ngọt tự nhiên phong phú. Trên sông Hồng,
thời gian cấm khai thác từ 1/3-31/7 hàng năm các bãi cá đẻ trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường gồm cá Anh Vũ, cá Rầm Xanh, cá Lăng, cá Chiên, cá Ngạnh,
cá Mòi cờ Hoa; Khu vực cấm khai thác cá Mòi cờ hoa thuộc địa bàn huyện Vĩnh Tường
và Yên Lạc từ 1/3-31/5 hàng năm. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên khác trong lưu vực
sông, đầm, hồ... cũng khá phong phú như: Tôm riu, Cua đồng, Trai
cánh, Ốc, cá Bống, Hến... là đối
tượng rất cần thiết cho đời sống của người dân ở các vùng nông thôn.
Giai đoạn 2016-2021, Chi cục Thủy sản
phối hợp với các địa phương tổ chức thả trên 18 tấn cá giống bổ sung, tái tạo
nguồn lợi thủy sản, gồm các loại cá: Cá Trắm, cá Chép, cá Mè, cá Trôi, cá Chày.
Ngoài ra huyện Yên Lạc thả 250 kg, huyện Sông Lô thả 915 kg cá truyền thống các
loại. Riêng giáo hội phật giáo tỉnh đã vận động các tăng ni phật tử, các nhà hảo
tâm mỗi năm thả phóng sinh hàng tấn cá các loại xuống các thủy vực sông, hồ...
góp phần, tăng cường thả giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn
tỉnh. Tổ chức 50 lớp tập huấn cho 2.500 lượt cán bộ huyện, xã và người sản xuất,
khai thác thủy sản, in và cấp trên 18.000 tờ gấp, tờ rơi, thực hiện 6 chuyên mục
tuyên truyền về các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
6.3. Đánh giá
6.3.1. Kết quả
- Công tác bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản được quan tâm triển khai thực hiện.
- Ý thức, trách nhiệm của người dân về
bảo vệ nguồn lợi thủy sản được nâng lên, tình trạng sử dụng kích điện đã giảm,
không còn hiện tượng sử dụng thuốc độc, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản.
- Thực hiện thả bổ sung, tái tạo nguồn
lợi thủy sản tại một số thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh đã huy động được
nhiều người dân tham gia.
6.3.2. Tồn tại, hạn chế
- Sản lượng khai thác thủy sản giảm
qua các năm, nguồn lợi thủy sản nội đồng đã và đang bị tận diệt. Một số nơi vẫn
xảy ra tình trạng sử dụng kích điện, lờ bát quái để khai thác thủy sản.
- Chưa thực hiện được bảo tồn, lưu giữ
các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của địa phương.
7. Sơ chế, chế biến,
tiêu thụ và ATTP thủy sản
7.1. Sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản
Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy
sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản. Có một số cơ sở nhỏ lẻ chế biến chả cá rô
phi được bán tại chợ. Tỉnh có sản phẩm truyền thống cá thính Lập Thạch cung cấp
cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Thời gian qua lĩnh vực sơ chế và chế
biến sản phẩm thủy sản chưa được đầu tư hỗ trợ phát triển cũng như chưa thu hút
các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này.
7.2. Tiêu thụ thủy sản
Các sản phẩm thủy sản cung cấp tiêu thụ
trong tỉnh đều từ nguồn khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Các sản phẩm
này đều được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, được bày bán trong chợ phục vụ nhu cầu
mua bán của nhân dân trong tỉnh và một phần được xuất đi các tỉnh lân cận như Phú
Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Nội... Thu mua và cung cấp cho thị trường
tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái, chưa hình thành các tổ chức liên kết sản
xuất và tiêu thụ thủy sản.
Sản lượng thủy sản năm 2021 đạt 23,6
ngàn tấn (sản lượng từ nuôi trồng thủy sản 21,7 nghìn tấn, từ khai thác gần 1,9
nghìn tấn). Thị trường chính các sản phẩm cá thịt của Vĩnh Phúc tiêu thụ trong
tỉnh (khoảng 80%) và một số tỉnh lân cận (khoảng 20%). Đối với sản phẩm cá
thính, hiện nay trên địa bàn huyện Lập Thạch có trên 70 hộ tham gia sản xuất cá
thính, tập trung chủ yếu ở xã Tiên Lữ và Văn Quán, hàng năm cung cấp 40 - 50 tấn cá
thính ra thị trường, chủ yếu cho thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền núi phía Bắc, một
số tỉnh phía Nam, Tây Nguyên. Tuy nhiên, số lượng khách còn nhỏ lẻ, chưa nhiều.
Đây là mặt hàng có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh.
7.3. An toàn thực phẩm
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
(ATTP) đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu không những của người tiêu dùng,
cơ quan quản lý mà của tất cả các quốc gia. Trong xu thế thương mại toàn cầu một
số nước nhập khẩu thủy sản đã tạo ra các rào cản kỹ thuật như yêu cầu về dư lượng
các hóa chất, thuốc
kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.
Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực
phẩm trong lĩnh vực sản xuất thủy sản của tỉnh trong thời gian qua đã được quan
tâm: Hàng năm các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT với chức
năng, nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh, an
toàn vệ sinh thú y thủy sản của các cơ sở bán thuốc thú y và thức ăn dùng trong
thủy sản. Các địa phương thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở
sản xuất thủy sản đủ điều kiện ATTP, cấp xã tổ chức cho các hộ sản xuất thủy sản
nhỏ lẻ ký cam kết đảm
bảo ATTP theo quy định và phân cấp quản lý tại Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND
ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh về quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong
quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số
17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số
09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Sản phẩm thủy sản khi đưa ra thị trường
đảm bảo an toàn, người nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Cơ
quan chuyên môn thực hiện vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền giúp các cơ sở nắm bắt
được các quy định của pháp luật. Tuyên truyền, khuyến cáo người nuôi, thả giống
đảm bảo chất lượng đã được kiểm dịch đầy đủ; không lạm dụng các hóa chất, kháng
sinh để chữa trị bệnh cho thủy sản, không sử dụng chất thải của động vật chưa
qua ủ để nuôi cá; không xả nước và các chất thải từ ao, hồ, đầm nuôi thủy sản
đang bị bệnh ra môi trường xung quanh khi chưa qua xử lý. Trong giai đoạn
2016-2021, đã thực hiện giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với 52 mẫu thực
phẩm thủy sản và chưa phát hiện mẫu vi phạm.
7.4. Đánh giá
7.4.1. Kết quả
- Sản phẩm thủy sản sản xuất ra trên địa
bàn cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh 80%, cung cấp ra ngoài tỉnh 20%, qua
giám sát sản phẩm thủy sản của tỉnh đảm bảo ATTP. Cá thính Lập Thạch đã được
nhiều người dân ở các địa phương ngoài tỉnh tin dùng.
- Tỉnh đã phân cấp rõ cho các ngành,
các cấp trong thực hiện quản lý nhà nước về ATTP, bước đầu đã có chính sách hỗ
trợ khuyến khích sản xuất thủy sản đảm bảo ATTP.
7.4.2. Tồn tại, hạn chế
- Chưa phát triển dịch vụ sơ chế, chế
biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tiêu thụ thủy sản chủ yếu ở dạng tươi sống,
phân phối tới các chợ chủ yếu qua các thương lái. Chưa có sản phẩm thủy sản qua
sơ chế, chế biến ngoại trừ sản phẩm cá thính Lập Thạch.
- Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản
được chứng nhận tiêu chuẩn VieGAP còn thấp, hiện mới đạt 2% tổng diện tích nuôi
thủy sản được chứng nhận.
- Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm còn hạn chế. Đã thực hiện giám sát ATTP đối với
sản phẩm thủy sản tuy nhiên số lượng mẫu giám sát còn thấp.
8. Hệ thống tổ chức,
quản lý nhà nước về thủy sản
8.1. Hệ thống tổ chức quản lý
- Cấp tỉnh: Bộ máy quản lý hoạt động
thủy sản cấp tỉnh hiện có Chi cục Thủy sản, là cơ quan quản lý trực thuộc Sở
Nông nghiệp và PTNT, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và
PTNT tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên
ngành thủy sản về các lĩnh vực: Khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn, quản lý môi trường
nuôi, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, kiểm tra chuyên ngành thủy sản....
Ngoài ra còn có các đơn vị quản lý liên quan đến thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp
và PTNT (Chi cục Chăn nuôi - Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống
nông nghiệp).
- Cấp huyện, thành phố: Nhiệm vụ quản
lý các hoạt động thủy sản được giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng
Kinh tế của các huyện, thành phố.
- Cấp xã: Nhiệm vụ quản lý các hoạt động
thủy sản được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, hiện nay do cán bộ thú y, cán bộ
nông nghiệp xã đảm nhận.
8.2. Về nguồn nhân lực
- Cấp tỉnh: Lực lượng chính triển khai công
tác quản lý thủy sản là Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm
Khuyến nông, Trung tâm giống nông nghiệp. Một số cán bộ trong các cơ quan đã được
đào tạo kiến thức về quản lý thủy sản đáp ứng một phần năng lực thực thi nhiệm
vụ. Tuy nhiên, hiện số biên chế của các đơn vị này còn hết sức hạn chế, Chi cục
Thủy sản hiện có 05 cán bộ chuyên môn, Chi cục Chăn nuôi Thú y có 01 cán bộ
chuyên môn, Trung tâm Khuyến nông có 02 cán bộ chuyên môn và Trung tâm Giống
nông nghiệp có 12 công nhân kỹ thuật.
- Cấp huyện và cấp xã: Cán bộ quản lý
thủy sản được giao kiêm nhiệm với các công việc khác. Hiện nay mới có huyện
Vĩnh Tường, Yên Lạc có cán bộ chuyên môn về thủy sản. Các huyện, thành phố còn
lại hầu hết hoạt động kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên môn.
8.3. Kiểm tra chuyên ngành về thủy sản
Hàng năm các đơn vị chuyên môn phối hợp
với địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản. Thực
hiện kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, cơ sở kinh doanh
thức ăn, thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản
thương phẩm và hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2016-2021, đã tiến hành kiểm
tra 157 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn và nuôi trồng thủy sản. Đồng
thời tiến hành thu 19 mẫu thức ăn thủy sản, 17 mẫu hóa chất xử lý môi trường thủy
sản, 32 mẫu cá để phân tích các chỉ tiêu chất lượng theo quy định. Kết quả kiểm
tra, các sản phẩm đảm bảo theo quy định. Thực hiện giám sát ATTP đối với sản phẩm
thủy sản: Đã triển khai lấy 52 mẫu sản phẩm thủy sản gồm cá Trôi, Mè, Trắm,
Chép, Rô phi... phân tích các chỉ tiêu về ATTP, gồm 18 mẫu phân tích chỉ tiêu
kháng sinh Cloramphenicol, Oxytetracyclin, 20 mẫu phân tích chỉ tiêu kháng sinh
Clotetracyclin và 14 mẫu phân tích chỉ tiêu chất béo, protein, kháng sinh, vi
sinh vật. Kết quả không phát hiện dư lượng kháng sinh, các mẫu đảm bảo theo quy
định.
Đối với khai thác thủy sản, Chi cục Thủy
sản phối hợp với Công an tỉnh, Cảnh sát đường sông và các địa phương thực hiện
kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đã phát hiện 19 trường
hợp sử dụng kích điện để khai thác thủy sản, đã bàn giao cho cấp xã xử lý theo quy định.
Thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hành vi sử dụng công cụ
kích điện khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh đã chỉ đạo công an
xã tổ chức kiểm tra, kiểm soát, vận động người dân tự nguyện giao nộp các ngư cụ
bị cấm trên địa bàn tỉnh. Phát hiện, xử lý 601 trường hợp sử dụng kích điện để
đánh cá, xử phạt vi phạm hành chính 126 đối tượng, với tổng số tiền là
63.000.000 đ. Vận động 519 trường hợp tự nguyện giao nộp 519 bộ công cụ kích điện
cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Qua đó từng bước hạn chế tiến tới loại
bỏ hành vi sử dụng ngư cụ hủy diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
9. Tình hình nghiên cứu,
ứng dụng KHCN và hoạt động khuyến ngư
Thời gian qua có 2 dự án về thủy sản
thuộc Chương trình nông thôn miền núi (Xây dựng mô hình nuôi cá Tầm Xibêri
thương phẩm tại huyện Tam Đảo, Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Biofloc của
Israel trong nuôi siêu thâm canh cá Rô phi đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao), 01 đề tài cấp tỉnh (Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuần hoàn khép
kín Aquaponics hướng tới phát triển nông nghiệp hữu cơ an toàn trên địa bàn tỉnh)
và 05 mô hình thủy sản (Mô hình nuôi thâm canh cá Trắm cỏ trong ao
với quy mô 0,3 ha; mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ sống trong ao với quy mô
01 ha; mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước
trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao với quy mô 03 ha; mô hình nuôi cá lồng
giá trị cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 1.500m3,
mô hình nuôi thủy sản thâm canh liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 6ha).
Việc triển khai dự án, đề tài và xây dựng
mô hình đã giúp quản lý tốt dịch bệnh và môi trường nước ao nuôi, tiết kiệm nước,
nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản. Ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết
tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao kiến thức và nhận thức của người nuôi thủy sản,
tích cực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đồng bộ hóa trong nuôi thủy sản để
nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
9.1. Kết quả
- Đã có các dự án, đề tài, mô hình
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Người dân ngày càng chú trọng đầu
tư, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất thủy sản từ chất lượng con
giống đến thức ăn, xử lý môi trường tới trang bị các máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất. Chú trọng lựa chọn những loài có giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng
cao vào nuôi, sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, chế biến bên cạnh các loại
thức ăn truyền thống như ngô, thóc, sắn, thức ăn tận dụng... Tăng cường đầu tư
các thiết bị phụ trợ phục vụ quá trình nuôi như máy cho cá ăn, máy tạo oxy,
máy; các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường như BKC, Iodin, Vicato, Zeolite,
thuốc bổ như vitamin C, men tiêu hóa, bổ gan... trong nuôi thủy sản.
9.2. Tồn tại, hạn chế
- Việc nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng
khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế nhất là đối với lĩnh vực
giống thủy sản; sơ chế và chế biến thủy sản.
- Chưa có nhiều mô hình chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật cho bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh. Chưa có sự tham gia của
nhiều doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
10. Kết quả hỗ trợ thủy
sản giai đoạn 2016-2021
10.1. Kết quả thực hiện Nghị quyết số
201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ
trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- Hỗ trợ nuôi cá giống mới: Giai đoạn
2016-2020 triển khai cấp hỗ trợ 728 ha cho 624 hộ nuôi cá giống mới thâm canh
trên địa bàn tỉnh. Trong đó Chi cục Thủy sản thực hiện hỗ trợ 640 ha/561 hộ/9
huyện, thành phố. Cụ thể: Vĩnh Tường 170 ha/146 hộ, Yên Lạc 186ha/138 hộ,
BìnhXuyên 44,4 ha/37 hộ, Phúc Yên 14,8ha/13 hộ, Vĩnh Yên 22,4 hộ/27 hộ,
58,5ha/70 hộ, Tam Đảo 9,2ha/9 hộ, Sông Lô 39,1 ha/37 hộ, Lập Thạch 95,9ha/84 hộ.
Trung tâm Giống Thủy sản hỗ trợ.
- Hỗ trợ máy sục khí tạo oxy trong
nuôi cá: Hỗ trợ cho các hộ nuôi cá thâm canh số lượng 525 máy/525 hộ. Trong đó
huyện Vĩnh Tường: 197 máy/197 hộ, Yên Lạc: 259 máy/259 hộ; Lập Thạch: 13 máy/13
hộ; Sông Lô: 9 máy/9 hộ; Tam Dương: 26 máy/26 hộ, Bình Xuyên 14 máy/14 hộ, Vĩnh
Yên 4 máy/4 hộ, Phúc Yên 3 máy/3 hộ.
10.2. Kết quả thực hiện Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh
Năm 2021, hỗ trợ giống thủy chủ lực và
các đối tượng chủ lực với 140 ha/9 huyện, thành phố. Trong đó, Chi cục Thủy sản
thực hiện hỗ trợ 100 ha nuôi ao/63 hộ/6 huyện, thành phố. Cụ
thể: Vĩnh Tường: 32,9 ha/21 hộ; Yên Lạc: 53,6ha/30 hộ; Tam Dương: 2,9 ha/4 hộ;
Bình Xuyên: 3,0 ha/2 hộ; Vĩnh Yên: 4,8 ha/3 hộ; Phúc Yên: 2,8 ha/3 hộ. Thực hiện
hỗ trợ 1.600m3 nuôi lồng, bể/3 hộ/3 huyện, thành phố,
đạt 100% kế hoạch được giao. Cụ thể: Sông Lô: 800m3 lồng/1 hộ; Phúc
Yên: 400m3 lồng/1 hộ; Tam Đảo: 400m3 bể/1 hộ. Trung tâm
Giống Nông nghiệp thực hiện hỗ trợ 40 ha/2 huyện, gồm huyện Lập Thạch 25ha/16 hộ
và Sông Lô 15 ha/16 hộ.
10.3. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giai đoạn 2016-2021, đối với sản xuất
giống thủy sản đã thực hiện dự án sửa chữa, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ sản xuất giống thủy sản của Trung tâm Giống thủy sản Vĩnh Phúc và
dự án sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất giống thủy
sản của Đội khảo nghiệm và cứu hộ động vật thủy sản tại Vũ Di của Chi cục Thủy
sản. Đã thực hiện cải tạo, sửa chữa mái bê tông của ao nuôi hiện tại đang bị sạt,
trượt và mất ổn định với tổng chiều dài L=800m; cải tạo, sửa chữa và xây mới
các đoạn kênh dẫn nước vào ao nuôi; cải tạo, sửa chữa đoạn tường rào bảo vệ:
xây dựng đoạn tường rào L=20m. Sửa chữa, cải tạo vị trí bờ ao bị sạt trượt với
tổng chiều dài L=974m; xây dựng 1 nhà sản xuất diện tích 259,2 m2; cải
tạo, nâng cấp 1 trạm biến áp 110KVA lên trạm 180 KVA.
10.4. Hỗ trợ các mô hình khuyến ngư
Năm 2019, triển khai hỗ trợ mô hình
nuôi thâm canh cá Trắm cỏ trong ao với quy mô với quy mô 0,3ha (2.500 con) được
triển khai tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc.
Năm 2021: Triển khai hỗ trợ 4 mô hình
thủy sản trên địa bàn tỉnh, gồm mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ sống trong
ao với quy mô 01 ha (15.000 con) được triển khai tại huyện Yên Lạc. Mô hình ứng dụng
hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt
thâm canh cao với quy mô 03ha (30.000 con) được triển khai tại huyện Yên Lạc, Lập
Thạch và Sông Lô. Mô hình nuôi cá lồng giá trị cao gắn với liên kết tiêu thụ sản
phẩm với quy mô 1.500m3 (15 lồng) được triển khai tại xã Thái Hòa,
Liễn Sơn huyện Lập Thạch; xã Đức Bác huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc. Mô hình nuôi thủy
sản thâm canh liên kết tiêu thụ sản phẩm với quy mô 6ha thực hiện trên 3 hộ/3
huyện, thành phố gồm Lập Thạch, Tam Dương và Phúc Yên.
10.5. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP
trong sản xuất thủy sản
Trong giai đoạn 2016-2021, đã triển
khai hỗ trợ 19 cơ sở nuôi trồng thủy sản theo VietGAP. Tổng diện tích hỗ trợ
143,3 ha/19 hộ/5 huyện, thành phố, trong đó Vĩnh Tường 69,83 ha, Bình Xuyên
41,7ha, Yên Lạc 3ha, Sông Lô 5 ha, Phúc Yên 14 ha. Đối tượng nuôi là các loài
cá truyền thống với sản lượng trên 1.000 tấn. Diện tích nuôi thủy sản của tỉnh
được cấp chứng nhận VietGAP còn thấp mới chiếm 2,2% tổng diện tích nuôi thủy sản
thương phẩm của tỉnh. Thời gian tới tiếp tục khuyến khích áp dụng mở rộng diện
tích nuôi thủy sản theo VietGAP trên địa bàn tỉnh.
10.6 Đánh giá
10.6.1. Kết quả
- Tỉnh đã quan tâm tới phát triển thủy
sản bằng việc ban hành một số cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch
để phát triển thủy sản.
- Thông qua các cơ chế, chính sách,
chương trình hỗ trợ của tỉnh nhất là chương trình nuôi cá giống mới, máy tạo ôxy
đã giúp cho người dân quen dần với phương thức nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn
công nghiệp trong nuôi thủy sản; thay đổi tư duy sản xuất từ thả cá sang nuôi
cá, tăng vụ/năm, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất... thúc đẩy tăng năng suất,
sản lượng thủy sản nuôi trồng. Đã xuất hiện nhiều điển hình nuôi cá có hiệu quả
có thời điểm cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha so với phương thức nuôi truyền
thống.
- Với các cơ chế chính sách hỗ trợ thủy
sản thời gian qua thực sự là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản của
tỉnh. Sản lượng thủy sản năm 2021 tăng 21,8% so với năm 2016. Giá trị sản phẩm
thủy sản/ha đất tăng 39,2% so với năm 2016. Sản xuất thủy sản đóng góp chung
vào phát triển và tăng trưởng của ngành nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh. Giúp người dân tăng thu nhập, nhiều hộ làm giàu từ
sản xuất thủy sản.
10.6.2. Tồn tại, hạn chế
- Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh
mới tập trung vào hỗ trợ con giống, hạ tầng sản xuất giống thủy sản, quy mô, đối
tượng hỗ trợ còn hạn chế, chưa có nhiều đối tượng đặc sản, giá trị kinh tế.
- Vĩnh Phúc chưa có sản phẩm thủy sản
có thương hiệu, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển sơ chế, chế biến thủy sản.
- Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ về hạ
tầng các vùng sản xuất tập trung nhưng không triển khai được do khó khăn, vướng
mắc về thủ tục hồ
sơ, tổ chức thực hiện.
- Chưa có chính sách hỗ trợ về công
nghệ, ứng dụng KHKT trong sản xuất giống; hỗ trợ sản phẩm xử lý môi trường, ứng
dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản...
- Chưa chú trọng đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho ngành thủy sản, chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phụ trách thủy sản cấp huyện, xã. Tập
huấn, phổ biến kỹ thuật, quy định của pháp luật về thủy sản cho người sản xuất
còn hạn chế (khoảng 10 lớp/năm).
11. Kinh phí đầu tư,
hỗ trợ thủy sản giai đoạn 2016-2021
- Tổng kinh phí hỗ trợ thủy sản giai
đoạn 2016-2021 từ ngân sách tỉnh: 46.279,3 triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ giống thủy sản:
29.678,3 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ hạ tầng sản xuất giống
thủy sản: 7.850 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ máy tạo oxy: 2.375
triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ mô hình khuyến ngư:
4.613,8 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ quan trắc môi trường:
484 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh
thủy sản: 570,2 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ VietGAP: 532 triệu đồng.
- Kinh phí hỗ trợ công tác bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản: 2.551 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục 01)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ
SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2021
1. Ưu điểm
- Năng suất, sản lượng và giá trị sản
xuất thủy sản tăng trong thời gian qua, đóng, năm 2021 đạt 764,8 tỷ đồng (giá
so sánh 2010), tăng 150,3 tỷ đồng so với năm 2016.
- Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ sản
xuất thủy sản trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, là động lực cho thủy sản
phát triển.
- Vĩnh Phúc đã sản xuất, cung ứng đủ
giống cho NTTS trong tỉnh, hàng năm còn cung cấp một số lượng cá bột, cá hương,
cá giống cho các tỉnh phía Bắc.
- Cơ cấu nuôi những loài cá có giá trị
kinh tế như Rô phi đơn tính, cá Chép lai, cá Trắm cỏ, Lăng... ngày càng tăng.
Nuôi bán thâm canh và thâm canh là chủ yếu chiếm trên 60% diện tích mặt nước
nuôi thủy sản của tỉnh. Do đó năng suất nuôi dần được tăng lên, giá trị kinh tế
trên một diện tích nuôi trồng cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2021, giá trị thủy
sản/ha đất đạt 209,74 triệu đồng, tăng 59,01 triệu đồng so với năm 2016, bình
quân giai đoạn 2016-2021 tăng 5,43%/năm.
- Đã hình thành một số vùng nuôi thủy
sản tập trung, mang lại hiệu quả như sản xuất, ương dưỡng và kinh doanh giống
thủy sản ở xã Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến huyện Vĩnh Tường, nuôi cá thương phẩm
ở xã Phú Đa, Tuân Chính huyện Vĩnh Tường, xã Tam Hồng, Yên Đồng, Nguyệt Đức huyện
Yên Lạc, nuôi cá lồng ở huyện Sông
Lô... Các đối tượng nuôi và hình thức nuôi ngày càng đa dạng và phong phú như
nuôi bể, nuôi ao, đầm, hồ, nuôi lồng. Ngoài các loài cá truyền thống còn có các
đối tượng thủy đặc sản như Ba ba, cá Tầm, Ếch, Ốc nhồi, nuôi Trai nước ngọt lấy
ngọc...
- Tạo việc làm cho người dân, đời sống
của người nông dân từng bước được cải thiện và nâng cao, góp phần ổn định an
ninh, chính trị của địa phương. Tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cho xã hội, là động
lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất
nông nghiệp.
- Công tác bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản đạt được những kết quả nhất định. Ý thức của người dân trong công
tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được nâng lên; tình trạng sử dụng kích điện đã giảm,
không còn hiện tượng dùng thuốc độc, thuốc nổ để khai thác thủy sản; hoạt động
thả giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên trên địa
bàn tỉnh ngày càng được nhiều người dân tham gia, hưởng ứng...
2. Những tồn
tại, hạn chế
- Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực
trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) xong diện tích nuôi thâm canh thủy
sản của Vĩnh Phúc còn thấp. Năng suất, sản lượng có tăng nhưng mức tăng và năng
suất nuôi bình quân của tỉnh còn thấp so với các tỉnh lân cận, hiện năng suất đạt
3,4 tấn/ha.
- Tuy sản xuất cá giống là thế mạnh của
tỉnh nhưng chủ yếu sản xuất các đối tượng truyền thống, những giống mới và có
giá trị kinh tế được sản xuất với số lượng còn ít. Các cơ sở sản xuất giống
chưa xây dựng thương hiệu cá giống.
- Đối tượng nuôi mới, đối tượng thủy đặc
sản có giá trị kinh tế cao có quy mô, số lượng nhỏ. Diện tích nuôi thủy sản
theo hướng hữu cơ, công nghệ cao, được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chưa nhiều,
chưa có mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi.
- Hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản
chưa đồng bộ, nhiều nơi đã xuống cấp chưa được đầu tư. Đường giao thông và hệ
thống điện 3 pha cho nhiều vùng nuôi còn gặp khó khăn. Nguồn nước phục vụ sản
xuất thủy sản vẫn phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi chung cho ngành nông nghiệp.
- Tổ chức sản xuất trong NTTS còn manh
mún, nhỏ lẻ (chủ yếu nuôi ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư vào NTTS
còn ít), tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua thương lái, chưa có sản phẩm thủy sản chế
biến ngoài sản phẩm cá thính.
- Nguồn lợi thủy sản ở một số hồ và
sông của Vĩnh Phúc có xu hướng giảm. Tần suất bắt gặp các loài đặc hữu, bản địa của
địa phương như cá Cóc Tam Đảo, Mòi cờ hoa, Chiên... rất ít, số lượng giảm mạnh.
Ở một số nơi vẫn
sử dụng kích điện để khai thác thủy sản nhất là vào thời điểm khi trời mưa.
- Kinh phí phân bổ đầu tư cho lĩnh vực
thủy sản còn thấp, chưa có nhiều chính sách đột phá, quy mô, phương thức hỗ trợ
còn bất cập, do đó vẫn còn chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản người dân chưa
tiếp cận được như hỗ trợ hạ tầng sản xuất giống và nuôi thủy sản thương phẩm
theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh. Chưa có quy
hoạch, đề án riêng cho lĩnh vực thủy sản.
3. Nguyên
nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Thời tiết khí hậu bất lợi, nắng
nóng, mưa lớn, lũ, lũ quét, rét đậm, rét hại, dịch bệnh thủy sản vẫn tiềm ẩn, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nuôi.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản
chưa ổn định, đất đai, diện tích mặt nước giao thầu ngắn, nguồn vốn của người
dân còn khó khăn... nên ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư vào sản xuất thủy sản của
các tổ chức, cá nhân.
- Tác động trực tiếp nhất là giá vật
tư đầu vào cho sản xuất, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất,
giá liên tục tăng trong thời gian qua làm giá thành sản xuất tăng, khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một số hộ nuôi thủy sản
còn hạn chế, do đó chưa đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả.
- Việc giao thầu ao, hồ đầm còn ngắn,
nhiều chủ thể quản lý, người nuôi chưa an tâm đầu tư hạ tầng, kinh phí lớn...
- Một số địa phương chưa quan tâm, chú
trọng tới phát triển thủy sản, do vậy chưa chỉ đạo sát sao cũng như ban hành
các chính sách nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển thủy sản trên địa
bàn.
- Cán bộ chuyên môn thủy sản từ cấp tỉnh
tới cấp cơ sở còn thiếu, nghiệp vụ chuyên môn một số lĩnh vực còn yếu, do đó ảnh
hưởng đến công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ về thủy
sản.
4. Bài học
kinh nghiệm
- Để sản xuất thủy sản phát triển cần
sự vào cuộc, quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, cần có các cơ
chế, chính sách, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cụ thể, phù hợp tạo động lực
thúc đẩy thủy sản phát triển.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, đồng thời phát triển sản xuất theo hình thức liên kết, tăng
cường thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả về quản
lý nhà nước đối với thủy sản, trong đó cần quan tâm, chú trọng tới phát triển,
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lĩnh vực thủy sản.
Phần thứ ba
QUAN
ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2023-2030
I. TIỀM NĂNG, CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THỜI GIAN TỚI
1. Tiềm năng và cơ hội
- Trong thời gian qua tỉnh luôn quan
tâm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản
xuất trong nông nghiệp, thủy sản.
- Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng để
phát triển nuôi thủy sản nước ngọt với mạng lưới sông suối và hồ chứa khá dày đặc,
vị trí gần thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, gần cảng hàng không quốc tế nội
bài; với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như phát triển du lịch,
đô thị, công nghiệp, giao thông... là lợi thế cho phát triển dịch vụ thủy sản
và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của tỉnh. Là một trong những tỉnh có tốc độ
phát triển kinh tế cao của cả nước, thu hút và phát triển mạnh công nghiệp. Do
vậy có tiềm lực để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong
đó có lĩnh vực thủy sản.
- Tình hình chính trị - xã hội ổn định,
cải cách hành chính ngày càng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Với sự hội nhập
thị trường quốc tế ngày càng sâu rộng, quan hệ trên trường quốc tế được mở rộng,
kế thừa thành quả khoa học công nghệ trên thế giới và Việt Nam, kế thừa kết quả
kinh tế - xã hội sau 25 năm tái lập tỉnh đã đạt được trong thời gian vừa qua là
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản trong thời
gian tới.
2. Thách thức
- Sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy
sản nói riêng đối mặt với một số thách thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh nguy hiểm ngày càng khó lường và diễn biến phức tạp. Cạnh tranh thị trường trong
nước và xuất khẩu các mặt hàng nông sản ngày càng khốc liệt, đặc biệt yêu cầu
ngày càng cao của thị trường về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp
cùng với xu hướng bảo hộ và gia tăng rào cản thương mại trên thế giới... sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như duy trì sự tăng trưởng
và phát triển bền vững của ngành trong đó có lĩnh vực thủy sản.
- Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày càng nhanh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra cho nền nông
nghiệp Việt Nam nhiều thách thức mới.
- Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn
tỉnh ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa... Tổ chức sản
xuất nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán; giá cả nguyên vật liệu
đầu vào luôn biến động và xu hướng tăng; thị trường tiêu thụ chưa ổn định;
trình độ người nuôi ở một số nơi và nguồn lực đầu tư của người dân còn hạn chế;
cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản còn thiếu và chưa đảm bảo... sẽ là khó khăn,
thách thức đối với sản xuất thủy sản trong thời gian tới.
- Ô nhiễm môi trường và các mối nguy hại
về ô nhiễm môi trường, tài nguyên (đất, nước) ngày càng lớn và phức tạp hơn.
II. QUAN ĐIỂM, PHẠM
VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Quan điểm
- Phát triển thủy sản trên cơ sở khai
thác tối đa diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản phù hợp theo từng
địa phương một cách hiệu quả, theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh
thái.
- Chú trọng phát triển vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch
cơ cấu trong nội bộ ngành để sản xuất các đối tượng có giá trị kinh tế, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và chất lượng sản phẩm thủy sản, có khả
năng cạnh tranh cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Thu hút các nguồn lực, các thành phần
kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng
nòng cốt là hợp tác xã, các trang trại và doanh nghiệp liên kết với các hộ nuôi
trồng thủy sản.
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Đề án được triển
khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tượng thực hiện: Các Sở, ngành
liên quan và UBND cấp huyện, xã; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển thủy sản theo hướng thâm
canh, sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao,
thân thiện với môi trường, chú trọng sản xuất những sản phẩm thủy sản có lợi thế
của tỉnh, đảm bảo an toàn sinh học, giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất
khẩu. Tổ chức khai thác thủy sản hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi,
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời
sống, thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu giai đoạn 2023-2025
- Tốc độ tăng trưởng sản xuất thủy sản
đạt 3,5%/năm. Phát triển diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh đến năm 2025
đạt khoảng 4.150 ha, tăng bình quân 1,25%/năm.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
duy trì 6.200 ha.
- Sản lượng thủy sản đạt trên 26 nghìn
tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 24 nghìn tấn, sản lượng thủy sản
khai thác ổn định khoảng 1.950 tấn.. Phát triển nuôi lồng đến năm 2025 đạt khoảng
120 lồng với thể tích 12.960m3, đến năm 2030 đạt khoảng 240 lồng với
thể tích 25.920 m3.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng đến
năm 2025 tăng bình quân 3,5%/năm, năng suất đạt 4,0 tấn/ha. Đến năm 2030 tăng
bình quân 3,7%/năm, năng suất đạt 5,0 tấn/ha.
- Sản lượng giống thủy sản ổn định khoảng
3,1 tỷ con các loại. Duy trì và phát triển sản xuất đàn cá bột các loại bình
quân giai đoạn 2023-2025 tăng 0,1%/năm; cá hương tăng 0,2%/năm; cá giống tăng
0,4%/năm.
- Diện tích nuôi thủy sản được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn đạt 3-4%.
* Mục tiêu đến
năm 2030
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
thủy sản theo giá so sánh đạt 3,6 %/năm.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
duy trì ổn định 5.900 ha. Phát triển diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh
đến năm 2030, đạt 4.250 ha, tăng bình quân 0,8%/năm.
- Sản lượng thủy sản ước đạt trên
31.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 29 nghìn tấn, sản lượng khai
thác duy trì ổn định khoảng 1.900 tấn.
- Sản lượng giống ổn định khoảng 3,3 tỷ
con các loại, đến năm 2030, sản lượng cá bột tăng 0,8%/năm; cá hương tăng
2,25%/năm, cá giống tăng 1,05%/năm.
- Diện tích nuôi thủy sản được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn đạt 4-5%.
Bảng 14: Một
số chỉ tiêu thủy sản đến năm 2030
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Năm 2022
|
Năm 2025
|
GĐ
2023-2025 (%)
|
Năm 2030
|
GĐ
2026-2030 (%)
|
1
|
Giá trị SX TS (giá
SS)
|
Tỷ đồng
|
793,6
|
879,8
|
3,50
|
1.050,0
|
3,60
|
|
Nuôi trồng
|
Nt
|
754,4
|
839,3
|
|
1.008,8
|
|
|
Khai thác
|
Nt
|
39,2
|
40,5
|
|
41,2
|
|
2
|
Sản lượng
|
Tấn
|
24.359,9
|
26.743,8
|
3,2
|
31.656,8
|
3,40
|
|
Nuôi trồng
|
Nt
|
22.359,9
|
24.793,8
|
|
29.756,8
|
|
|
Khai thác
|
Nt
|
2.000,0
|
1.950,0
|
|
1.900,0
|
|
3
|
SL Giống TS
|
Triệu con
|
3.085,0
|
3.100,0
|
0,13
|
3.300,0
|
1,2
|
|
Cá bột
|
Nt
|
1.820,0
|
1.825,0
|
|
1.900,0
|
|
|
Cá hương
|
Nt
|
890,0
|
895,0
|
|
1.000,0
|
|
|
Cá giống
|
Nt
|
375,0
|
380,0
|
|
400,0
|
|
4
|
Diện tích
|
Ha
|
6.500,0
|
6.200,0
|
"-0,96
|
5.900,0
|
-1,02
|
|
Thâm canh
|
Nt
|
470,0
|
600,0
|
|
800,0
|
|
|
BTC
|
Nt
|
3.530,0
|
3.550,0
|
|
3.450,0
|
|
|
QCCT
|
Nt
|
2.350,0
|
1.900,0
|
|
1.500,0
|
|
|
SX giống TS
|
Nt
|
150,0
|
150,0
|
|
150,0
|
|
5
|
Nuôi lồng
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lồng
|
Lồng
|
66,0
|
120,0
|
|
240,0
|
|
|
Thể tích
|
M3
|
5.780,0
|
12.960,0
|
|
25.920,0
|
|
|
Sản lượng
|
Tấn
|
132,9
|
388,8
|
|
1.036,8
|
|
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2023-2030
1. Nhiệm vụ
1.1. Sản xuất giống thủy sản
- Phát triển hệ thống sản xuất và cung
ứng giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao, có thương hiệu, chất lượng phục vụ
nhu cầu sản xuất thủy sản nội tỉnh và xuất sang các tỉnh lân cận đối với những
đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh.
- Phát triển sản xuất và cung cấp một
số giống loài thủy sản đặc sản cho tỉnh và khu vực như cá Lăng, Trắm đen, Ba Ba,
Ếch...
- Tập trung phát triển xây dựng các
vùng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn về sản xuất, ương dưỡng và kinh doanh giống
thủy sản ở xã Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến, Vũ Di - huyện Vĩnh Tường.
- Xây dựng thương hiệu cá giống huyện
Vĩnh Tường.
- Tiếp tục sắp xếp và tổ chức lại sản
xuất giống theo hướng liên kết, thành lập HTX, tổ hợp tác, là những hạt nhân có
vai trò chính trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
1.2. Nuôi trồng thủy sản
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo
hướng mở rộng quy mô, diện tích nuôi, đầu tư cải tạo hạ tầng, áp dụng công nghệ
cao, tiên tiến, ưu tiên cho chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật làm tăng
năng suất, kiểm soát môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy
sản phù hợp với từng địa phương, từng vùng theo hướng bền vững, phù hợp với điều
kiện sinh thái, cụ thể:
+ Đối với các vùng mặt nước đã phát
triển nuôi trồng thủy sản (Huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc): Phát triển NTTS thâm
canh, bán thâm canh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, kiểm soát chặt chẽ
các vấn đề môi trường, dịch bệnh, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Đối với những vùng đất nông nghiệp
hoang hóa, đất trũng, trồng lúa hiệu quả thấp (Huyện Sông Lô, Lập Thạch, Bình
Xuyên...): Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản chuyên canh hoặc kết hợp trồng
lúa, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi
trường.
+ Đối với những khu vực mặt nước lớn
như hồ chứa, hồ tự nhiên, sông, suối (Huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc
Yên...): Điều tra đánh giá tiềm năng, xây dựng phương án phát triển nuôi thủy sản
kết hợp du lịch sinh thái, hoặc khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Bảng 15: Dự
kiến diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo huyện, thành phố đến
năm 2025 và 2030
ĐVT: Ha
STT
|
Huyện/TP
|
Năm 2021
|
Năm 2025
|
Năm 2030
|
1
|
Vĩnh Yên
|
194,2
|
164,0
|
155,0
|
2
|
Phúc Yên
|
340,2
|
325,0
|
325,0
|
3
|
Lập Thạch
|
796,6
|
774,2
|
752,2
|
4
|
Sông Lô
|
932,2
|
882,4
|
870,0
|
5
|
Tam Dương
|
264,4
|
264,4
|
180,6
|
6
|
Tam Đảo
|
51,5
|
48,0
|
48,0
|
7
|
Bình Xuyên
|
857,9
|
805,0
|
805,0
|
8
|
Yên Lạc
|
1.557,3
|
1.439,0
|
1.367,0
|
9
|
Vĩnh Tường
|
1.638,1
|
1.498,0
|
1.397,2
|
Tổng
|
6.632,4
|
6.200,0
|
5.900,0
|
- Phát triển nuôi các đối tượng thủy sản
có giá trị về thực phẩm, giải trí, kinh tế cao, kết hợp nhiều hình thức liên kết
sản xuất như nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái, nuôi cá cảnh/giải
trí, dịch vụ nghỉ dưỡng để thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia
vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ thủy sản của địa phương.
- Phấn đấu đạt giá trị sản lượng
31.656,8 tấn và giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.050 tỷ đồng vào năm 2030.
1.3. Khai thác và bảo vệ phát triển
nguồn lợi thủy sản
1.3.1. Khai thác thủy sản
- Duy trì các loại nghề khai thác có
tính chọn lọc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản từng vùng
trên địa bàn tỉnh, không gây suy giảm nguồn lợi, không khai thác vào mùa vụ
sinh sản, các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản.
- Sản lượng khai thác thủy sản duy trì
ổn định khoảng 1.900 tấn. Số thuyền khai thác thủy sản ổn định khoảng 300 chiếc
đến năm 2025 và 350 chiếc đến năm 2030.
- Hạn chế tối đa tình trạng người dân
khai thác thủy sản bằng xung điện, kích điện.
- Giám sát biến động nguồn lợi thủy sản
và chất lượng môi trường sống của loài thủy sản bảo đảm sản lượng khai thác phù
hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản.
1.3.2. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản
- Lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai
thác các nguồn gen thủy sản quý, hiếm, đặc hữu của địa phương.
- Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý
gắn với công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi trên các hệ thống sông, hồ, đầm tự
nhiên.
- Xây dựng một số khu bảo vệ nguồn lợi
đặc biệt đối với một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh
tại sông Lô và sông Hồng để bảo vệ bãi đẻ của một số loài cá di cư như: Cá
Chày, cá Lăng, cá Chiên, cá Rầm xanh, cá Mòi cờ Hoa.
- Nâng cao nhận thức của người dân
trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý các hoạt động, hình thức khai
thác thủy sản, nghiêm cấm và xử phạt những hình thức khai thác xâm hại đến nguồn
lợi thủy sản.
- Thực hiện điều tra, đánh giá đa dạng
sinh học của nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên, nhằm duy trì và phục
hồi hệ sinh thái cho các thủy vực.
2. Các giải
pháp chủ yếu
2.1. Giải pháp về khoa học công nghệ
2.1.1. Về giống thủy sản
- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng, chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống thủy sản.
- Hàng năm thực hiện bình tuyển, chọn
lọc, thay thế đàn cá bố mẹ truyền thống như cá Trắm cỏ, Chép, Mè, Trôi kém chất
lượng, thoái hóa. Bổ sung đàn cá giống bố mẹ thuần chủng cho các cơ sở sản xuất
giống thủy sản.
- Áp dụng phương pháp lai xa, chọn lọc
quần đàn, chọn lọc theo gia đình để có những giống tốt, sạch bệnh như cá Rô
phi, Chép.
- Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất các loài thủy sản mới, đặc hữu, có giá trị kinh tế như: Sản
xuất giống cá Lăng chấm, cá Nheo, cá Trắm đen, Lươn...
- Đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất
giống thủy sản đối với một số loài như Ba ba, Ếch, ốc Nhồi... cung cấp cho nhu
cầu của người nuôi trong và ngoài tỉnh.
- Các cơ sở ương dưỡng, kinh doanh giống
thủy sản tăng cường nhập các giống thủy sản sạch bệnh, có chất lượng cung ứng
cho người nuôi.
2.1.2. Về Nuôi trồng thủy sản
- Phát triển phương thức sản xuất phù
hợp với từng loại hình sản xuất và từng đối tượng nuôi nhằm phát huy tiềm năng,
lợi thế của mỗi địa phương. Cụ thể:
+ Tập trung vùng nuôi cá thịt thâm
canh, siêu thâm canh, công nghệ cao (cá Trắm, Chép, Rô phi, Diêu Hồng, Lóc...) ở
các xã: Phú Đa, Cao Đại, Tuân Chính, Kim Xá (huyện Vĩnh Tường); Tam Hồng, Nguyệt
Đức, Liên Châu, Yên Đồng, Yên Phương, Đồng Văn, Tề Lỗ (huyện Yên Lạc); Tân
Phong, Đạo Đức (huyện Bình Xuyên); Thanh Vân, Hoàng Đan, Hoàng Lâu (huyện
Tam Dương); Cao Minh (tp Phúc Yên); Phương Khoan, Tứ Yên (huyện Sông Lô); Văn
Quán, Đồng Ích (huyện Lập
Thạch).
+ Nuôi cá lồng thâm canh các loài cá
Trắm, Nheo, Ngạnh, Lăng, Chiên, Trắm giòn, Chép giòn... gắn với du lịch
sinh thái, liên kết tiêu thụ sản phẩm trên sông Lô tại các xã: Bạch Lưu, Đôn
Nhân, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong (huyện Sông Lô); nuôi thử nghiệm trên Hồng ở
Trung Hà, Trung Kiên và Hồng Châu (huyện Yên Lạc). Trên một số hồ thủy lợi lớn
như: Xạ Hương, Làng Hà, Đồng Mỏ (huyện Tam Đảo); Lập Đinh, Đồng Câu, Đại Lải
(Tp. Phúc Yên); Vân Trục, Đa Mang (huyện Lập Thạch); Bò Lạc, Suối Sải (huyện
Sông Lô). Tuy nhiên, phát triển nuôi cá lồng trên sông, hồ đảm bảo theo quy định
của Luật Thủy lợi, Luật Thủy sản và các quy định khác về nuôi trồng thủy sản.
+ Nuôi thủy sản hữu cơ và theo hướng hữu
cơ, xây dựng các mô hình thủy sản gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm với các
đối tượng nuôi phù hợp như: Tôm càng xanh, Cua, Ốc nhồi, Ếch...
tại các xã Thanh Trù, Hội Hợp (Vĩnh Yên); Vĩnh Thịnh, Tam Phúc, Vĩnh Sơn (Vĩnh
Tường); TT Yên Lạc, Trung Nguyên, Đồng Cương, Văn Tiến, Bình Định và Nguyệt Đức
(Yên Lạc); Tiên Lữ, Đình Chu, Đồng Ích (Lập Thạch); Đồng Thịnh, Như Thụy (Sông
Lô); Duy Phiên, Hoàng Lâu, Hoàng Đan (Tam Dương)...
+ Nuôi thủy đặc sản như: Ba Ba, Ếch,
Lươn; một số loài cá như: Lăng chấm, Ngạnh, Trắm đen, Chày mắt đỏ... ở xã Tứ
Trưng, Yên Bình, Thượng Trưng (Vĩnh Tường); Yên Phương, Văn Tiến, Trung Nguyên,
Đồng Văn (Yên Lạc); Hương Canh, Tam Hợp, Đạo Đức (Bình Xuyên); Ngọc Thanh, Tiền
Châu (Phúc Yên); Hội Hợp, Đồng Tâm (Vĩnh Yên)...
+ Nuôi cá Tầm ở các xã: Đồng Quế huyện
Sông Lô, Đạo Trù, Minh Quang và TT Tam Đảo huyện Tam Đảo.
- Đẩy mạnh đầu tư các thiết bị hỗ trợ
phục vụ nuôi thủy sản nhằm giảm giá thành, kiểm soát kịp thời các yếu tố môi
trường như máy cho cá ăn, máy tạo oxy, hệ thống cảm biến kiểm soát các thông số
môi trường nước...
2.1.3. Về hạ tầng kỹ thuật
- Đầu tư, hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa
chữa hoặc xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và vật tư phục vụ sản
xuất giống thủy sản cho các cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản trên địa
bàn tỉnh.
- Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn
thiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo chất lượng
theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hệ thống cấp và thoát nước ở vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung để nâng cao năng suất và sản lượng. Đầu tư xây dựng
đường giao thông nội khu và đường giao thông kết nối giữa vùng nuôi trồng thủy
sản tập trung với trục giao thông chính đảm bảo thuận lợi cho việc vận chuyển
hàng hóa.
- Khuyến khích doanh nghiệp, người
nuôi thủy sản đầu tư, đẩy mạnh thực hiện kè bờ ao, nạo vét bùn đáy và kiên cố
hóa kênh mương cấp và thoát nước.
- Sử dụng hệ thống bể ương dưỡng giống,
nuôi thủy sản theo công nghệ mới mang lại hiệu quả, dễ thực hiện, thân thiện với
môi trường như bể compsite, bể lót bạt, bể bằng khung sắt...
2.1.4. Về thức ăn và vật tư thủy sản
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học, đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn, chất xử lý môi
trường, ngư lưới cụ...phát triển dịch vụ tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc,
phòng trị bệnh, đánh bắt, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
- Đẩy mạnh sử dụng thức ăn công nghiệp
ở diện tích nuôi bán thâm canh, thâm canh, công nghệ cao. Tăng cường sử dụng chế
phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Sử dụng thức ăn từ các nguyên liệu của
địa phương để phối trộn, tự chế nhằm giảm giá thành sản xuất như Ngô, đỗ tương,
thóc, sắn... với hình thức nuôi bán thâm canh, quảng canh cải tiến.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản thức
ăn, sản phẩm xử lý môi trường tốt, tránh cho ăn dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm
môi trường. Sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.
2.1.5. Về chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Phối hợp với các trường, viện, trung
tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công
nghệ trong sản xuất thủy sản phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản của tỉnh,
nhất là công tác giống, nuôi thủy sản thương phẩm... áp dụng quy trình nuôi an
toàn sinh học, thân thiện với môi trường.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến
nông, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho cán
bộ chuyên môn, Hợp tác xã (HTX) và hộ nuôi trồng thủy sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các Hội, Đoàn
thể (Nông dân, Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên, Liên minh HTX...) thực
hiện có hiệu quả các mô hình sản xuất thủy sản. Từ đó tổng kết, đánh giá làm cơ
sở khuyến khích, phát triển nhân rộng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh.
2.2. Giải pháp về môi trường và phòng
chống dịch bệnh thủy sản
2.2.1. Giải pháp về môi trường
- Tuyên truyền, phổ biến quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường, quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản, các
quy chuẩn đảm bảo điều kiện môi trường và an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy
sản.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mới, hiệu quả vào xử lý môi trường; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở xử
lý môi trường nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm sinh học, lắng, lọc nước trước
khi sử dụng, tăng cường trang bị máy cung cấp bổ sung ôxy, hạn chế sử dụng
kháng sinh, hóa chất, chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý, sử dụng thức ăn đảm bảo
chất lượng, số lượng phù hợp...
- Thực hiện quan trắc môi trường nước ở
các vùng nuôi trọng điểm, đầu nguồn cấp nhằm kiểm soát tốt và khuyến cáo các biện
pháp quản lý các thông số môi trường nước kịp thời, hiệu quả; khuyến khích đẩy
mạnh các mô hình nuôi hữu cơ, an toàn sinh học, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và
tương đương.
- Tăng cường hướng dẫn, khuyến cáo người
nuôi thu gom, xử lý vỏ, bao bì thuốc, hóa chất đảm bảo tránh gây ô nhiễm môi
trường.
2.2.2. Giải pháp về phòng chống dịch bệnh
- Tuyên truyền, phổ biến quy định pháp
luật về phòng chống dịch bệnh, quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản,
các quy chuẩn đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm
trong sản xuất thủy sản.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch phòng chống
dịch bệnh thủy sản và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện từ cấp tỉnh tới
cơ sở.
- Thực hiện giám sát và phòng, chống dịch
bệnh cho thủy sản nuôi, hướng dẫn kịp thời, hiệu quả cho người nuôi chủ động
trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản nhất là các bệnh nguy hiểm trên thủy sản
nuôi.
- Chủ động trong công tác phòng, chống
dịch bệnh từ khâu chọn giống, cải tạo ao, hồ tới quản lý môi trường, thức ăn,
chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thủy sản.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế
hoạch số 160/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống một số dịch bệnh
nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Giải pháp về khai thác, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Giải pháp về khai thác thủy sản
- Nâng cao nhận thức của người dân về
khai thác thủy sản, không sử dụng ngư cụ, các hình thức khai thác thủy sản mang
tính hủy diệt nguồn lợi và tác hại đến môi trường.
- Tổ chức khai thác thủy sản theo hình
thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở một số vùng
như Đầm Vạc, Đầm Rưng, hồ Vân Trục...
- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các
nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như kích điện, lờ bát quái,
ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ... Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi
phạm.
- Quản lý tốt hoạt động khai thác thủy
sản ở các vùng cấm khai thác thủy sản có thời gian trong năm ở khu vực sông Hồng
trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.
2.3.2. Giải pháp về bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản
- Tuyên truyền khuyến khích người
dân tích cực thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
như không đánh bắt cá con, vào mùa sinh sản, ở khu vực cấm có thời hạn, sử dụng
ngư cụ cấm...
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch thả bổ
sung các đối tượng thủy sản ra vùng nước tự nhiên như sông, hồ, đầm... nhằm tái
tạo, ổn định quần xã thủy sinh vật, cân bằng sinh thái ở các
thủy vực trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên thả bổ sung
các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, đặc
hữu của tỉnh.
- Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi
thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai
thác bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý các trường
hợp vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kiểm tra, kiểm soát, quản
lý các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp,
ngành, địa phương và các tổ chức cá nhân có liên quan về vai trò bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản duy trì các hệ sinh thái thủy sinh đối với sự phát triển bền
vững ngành thủy sản.
2.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản
xuất
2.4.1. Về tổ chức sản xuất
- Củng cố, đổi mới, phát triển và
thành lập các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 để
liên kết sản xuất thủy sản giữa các hộ, trang trại thủy sản với doanh nghiệp
trong tổ chức phát triển sản xuất thủy sản.
- Khuyến khích các hình thức hợp tác,
liên kết sản xuất với vai trò trung tâm của doanh nghiệp, HTX để phát triển
nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, chế biến
tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở có điều kiện về vốn, kiến thức, kỹ
thuật và tâm huyết... trong xây dựng phát triển giống thủy sản, nuôi trồng thủy
sản, chế biến thủy sản làm "hạt nhân" để tạo chuỗi liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2.4.2. Về quản lý sản xuất
- Nâng cao năng lực quản lý sản xuất
thủy sản theo hướng hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, công
nghệ số trong quản lý giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh,
nuôi trồng thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính trong lĩnh vực thủy sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng giống thủy sản, thức ăn, sản phẩm
xử lý cải tạo môi trường, đảm bảo ATTP trong sản xuất thủy sản và hoạt động
khai thác thủy sản. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng, hoàn thiện và áp dụng hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế,
chế biến, quản lý chất lượng hàng hóa, vật tư chuyên ngành thủy sản như giống,
thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, trang thiết bị, ATTP...
- Thường xuyên rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù
hợp với thực tế để thuận lợi trong công tác quản lý và thực thi.
2.5. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ về thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản từ tỉnh tới cơ sở.
- Phối hợp với cơ quan chuyên ngành
trong nước và quốc tế... đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý
nhà nước về thủy sản, trình độ chuyên môn cho cán bộ tỉnh theo .
- Chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật có
chuyên môn sâu trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi trồng, kiến thức quản lý và
tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo kỹ năng quản
lý, điều hành Hợp tác xã kiểu mới, tập huấn giúp nông dân nâng cao kiến thức
nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
- Thực hiện đào tạo, thu hút cán bộ
chuyên môn thủy sản theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND
tỉnh về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ trí thức và thu hút trọng dụng
người có tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Tổ chức cho cán bộ và người dân tham
quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất thủy sản mới, có hiệu quả trong
và ngoài tỉnh.
2.6. Giải pháp về tuyên truyền
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về phát triển sản xuất thủy sản
bền vững; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản để sản
xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; thông tin thị trường,
liên kết sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị thông qua các hình thức như: Tập huấn, in tờ rơi,
tờ gấp, hội thảo, chuyên mục, phóng sự, bản tin.... Mặt khác, kịp thời biểu
dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến và các sáng kiến, giải pháp
trong phát triển sản xuất thủy sản.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản
xuất thủy sản, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, phần mềm về giống thủy sản,
giá vật tư chủ yếu đầu vào cho sản xuất thủy sản, sản phẩm đầu ra, tình hình dịch
bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nuôi
trồng thủy sản... Từ đó giúp người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn có những
thông tin dự báo để chủ động trong xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về
các quy định trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các cơ
chế chính sách đầu tư hỗ trợ của trung ương và địa phương để người sản xuất,
kinh doanh thủy sản tiếp cận.
2.7. Giải pháp về thị trường, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm
- Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm các
thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm thủy sản là thế mạnh của
địa phương (giống, nuôi thương phẩm). Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá giới
thiệu sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại như: Tổ chức tham
gia các hội chợ, trang thương mại điện tử, mở rộng mạng lưới tiêu thụ thủy sản
và các sản phẩm chế biến từ thủy sản tại các cửa hàng thực phẩm,
các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tại cấp xã, siêu thị, nhà
hàng, khu du lịch, các bếp ăn tập thể đặc biệt là các bếp ăn tập thể trong các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các hợp tác xã, chủ
trang trại, hộ nuôi trồng thủy sản liên kết với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp chế biến, kinh doanh thực phẩm tạo chuỗi liên kết, cung ứng tiêu thụ sản
phẩm lâu dài, bền vững; mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh, các vùng lân
cận để trao đổi thông tin, dự báo thị trường, tìm nguồn đối tác...
- Xây dựng các chuỗi sản phẩm thủy sản
an toàn, có sự kiểm soát từ cơ sở sản xuất đến bàn ăn; hình thành mối liên kết
giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu
thụ kịp thời, giá cả phù hợp.
- Thử nghiệm phát triển một số mô hình
nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch ở huyện Tam Đảo, Vĩnh Tường và thành phố
Phúc Yên.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và xây
dựng, phát triển mạng lưới các cơ sở sơ chế, chế biến một số sản phẩm thủy sản ở
những vùng có sản lượng lớn của tỉnh như Vĩnh Tường, Yên Lạc. Đa dạng sản phẩm
cá thính Lập Thạch để cung ứng cho thị trường. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân đầu tư lĩnh vực sơ chế, chế biến thủy sản theo Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày
11/12/2019 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND
ngày 11/12/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý và phát triển
thương hiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Vĩnh Phúc cho sản phẩm thủy sản có tiềm
năng, lợi thế của từng địa phương như: Cá Thính Lập Thạch, Ngọc trai Tam Dương,
cá Tầm Tam Đảo...
2.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
2.6.1. Giai đoạn 2023-2025
Giai đoạn 2023-2025, tiếp tục thực hiện
các chính sách hiện có, không đề xuất cơ chế, chính sách mới. Cụ thể:
- Hỗ trợ giống thủy sản: Thực hiện hỗ
trợ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính
sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025.
- Hỗ trợ chứng nhận VietGAp trong sản
xuất thủy sản: Thực hiện hỗ
trợ theo Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế
hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2021-2025.
- Hỗ trợ mô hình thủy sản: Thực hiện hỗ
trợ theo Quyết định số 3016/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt
chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025.
- Hỗ trợ quan trắc môi trường trong
nuôi trồng thủy sản: Thực hiện theo Quyết định số 2592/QĐ-UBND
ngày 15/10/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh
báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh
thủy sản:
Thực hiện theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về phòng,
chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo Quyết định số 2590/QĐ-UBND ngày
15/10/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
- Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm: Thực
hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về
quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn: Thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số
87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2020-2025.
2.6.2. Đề xuất các chính sách giai đoạn
2026-2030
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách của trung ương và căn cứ điều kiện thực tiễn sản xuất cũng như
kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản trên địa bàn tỉnh thời
gian vừa qua; giai đoạn 2026-2030 đề xuất một số chính sách hỗ trợ phát triển
thủy sản như sau:
2.6.2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất giống
thủy sản
* Hỗ trợ bổ sung, thay thế đàn cá bố mẹ
- Căn cứ đề xuất: Căn cứ Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2021-2030. Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến
nông.
- Nội dung: Hỗ trợ thay thế, bổ sung
các loài cá bố mẹ có giá trị kinh tế, chủ lực của địa phương cho cơ sở sản xuất
giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô: Dự kiến hỗ trợ 2.500 kg cá bố
mẹ/5 năm.
- Tổng kinh phí: Dự kiến 600 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Từ nguồn sự nghiệp
kinh tế thuộc ngân sách tỉnh.
- Cơ sở tính toán: Trên địa bàn tỉnh
hiện có 3 cơ sở sản xuất giống với số lượng 8.500 kg cá mẹ, tỷ lệ thay thế, loại
thải chiếm 30% tổng đàn cá và tương đương 2.500 kg.
* Hỗ trợ sản xuất giống thủy sản
- Căn cứ đề xuất: Căn cứ Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2021-2030. Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045. Thông tư số 10/2021/TT-BNPTNT ngày 19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT Hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản
xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung: Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng
công nghệ cao, đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất giống thủy sản.
- Quy mô: Dự kiến hỗ trợ từ 1-2 cơ sở.
- Tổng kinh phí: Dự kiến 5.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh.
- Cơ sở tính toán: Dựa trên chi phí
chuyển giao công nghệ về sản xuất giống; các thiết bị sản xuất, quy định của Bộ
Tài Chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT... sẽ xây dựng dự án chi tiết các nội dung
trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện.
2.6.2.2. Hỗ trợ hạ tầng vùng sản xuất
thủy sản tập trung
- Căn cứ đề xuất: Quyết định số
703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình
phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2021-2030; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045. Thông tư số 10/2021/TT-BNPTNT ngày 19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT Hướng dẫn nội
dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo
Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung: Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư
kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (10 ha đối với
nuôi thương phẩm và 2 ha đối với sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản) gồm: Hệ
thống cấp, thoát nước đầu mối (kênh cấp, cống đầu mối, kênh thoát nước, trạm
bơm), kè (lót bạt) bờ bao, nạo vét, đường giao thông, hệ thống điện, công trình
xử lý nước thải chung, không quá 200 triệu đồng/ha.
- Quy mô: Trong 5 năm dự kiến hỗ trợ 4
ha/2 vùng cho sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản; 80 ha/3-6 vùng nuôi thương
phẩm. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại 3 huyện
Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.
- Kinh phí: Dự kiến 33.600 triệu đồng/5
năm, trong đó 16.800 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, 16.800 triệu đồng từ đối
ứng của người sản xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn vốn đầu tư công
đề xuất bố trí kế hoạch giai đoạn 2026-2030 và nguồn vốn đối ứng của người sản
xuất.
- Cơ sở tính toán: Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; kết quả đánh giá thực trạng hạ tầng
sản xuất giống của các cơ sở sản xuất giống, quy định Bộ Nông nghiệp &
PTNT, của Bộ Tài Chính .... Giai đoạn thực hiện Đề án sẽ triển khai lập dự án đầu
tư và chi tiết các hạng mục hỗ trợ trình phê duyệt chủ trương, quyết định đầu
tư của cấp có thẩm quyền và giao cho cấp huyện triển khai thực hiện.
2.6.2.3. Hỗ trợ
phát triển nuôi trồng thủy sản
* Hỗ trợ giống thủy sản
- Căn cứ đề xuất: Quyết định số
339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 2075/QĐ-UBND
ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ
lực cấp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Nội dung: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống
các loài thủy sản chủ lực của tỉnh, loài có giá trị kinh tế, thích ứng với biến
đổi khí hậu, không quá 50 triệu đồng/ha hoặc 20 triệu đồng/100 m3 lồng,
bể.
- Quy mô: Trong 5 năm dự kiến hỗ trợ
250 ha và 14.000m3 lồng, bể.
- Tổng kinh phí: 30.600 triệu đồng,
trong đó từ 15.300 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, 15.300 triệu đồng từ đối
ứng của người sản xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh và nguồn vốn đối ứng của người sản xuất.
- Cơ sở tính toán: Định mức, quy cỡ,
tiêu chuẩn con giống căn cứ theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN , ngày 24/2/2022 của
Bộ trưởng bộ nông nghiệp và PTNT; tính toán chi phí giống một số loài như tôm
càng xanh, cá Trắm đen, Ba ba
và một số loài cá chủ lực của tỉnh, loài có giá trị kinh tế khác (không quá 50
triệu đồng/ha); nuôi lồng, bè (không quá 20 triệu/ 100m3)
* Hỗ trợ thuốc và chế phẩm sinh học
- Căn cứ đề xuất: Quyết định số
339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị định số
83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.
- Nội dung: Hỗ trợ 50% chi phí mua thuốc,
chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi thủy sản thâm canh và bán thâm canh nhưng không
quá 10 triệu đồng/ha.
- Quy mô: Dự kiến hỗ trợ 500 ha/5 năm,
mỗi năm khoảng 100 ha.
- Tổng kinh phí: Dự kiến 10.000 triệu
đồng, trong đó 5.000 triệu đồng trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ, đối ứng của người
sản xuất 5.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh, đối ứng của người sản xuất.
- Cơ sở tính toán: Dựa vào quy trình kỹ
thuật, tính cho 1 ha gồm khoảng 700 kg vôi, khoảng 72 lít thuốc sát khuẩn và chế
phẩm sinh học, khoảng 4 kg vitamin C và men tiêu hóa. Căn cứ vào số lượng và
đơn giá hiện tại tương ứng khoảng 18 triệu đồng/ha.
* Hỗ trợ xây dựng mô hình thủy sản ứng
dụng công nghệ số, liên kết và gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm
- Căn cứ đề xuất: Quyết định số
339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị định số
83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông. Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày
24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật
khuyến nông trung ương.
- Nội dung: Hỗ trợ xây dựng các mô
hình thủy sản ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi đối tượng đặc sản gắn với
liên kết chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất thủy sản...
- Quy mô: Dự kiến 9-16 mô hình/5 năm;
trong đó 1-2 mô hình ứng dụng công nghệ cao (2 ha, 1-2ha/mô
hình), 6 - 10 mô hình ứng dụng công nghệ số (30 ha, 3-5ha/mô hình), 2-4 mô hình
gắn với liên kết chuỗi (600m2, 100-150m2 bể hoặc lồng/mô
hình).
- Tổng kinh phí: Dự kiến 12.600 triệu
đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 6.300 triệu đồng, đối ứng của người sản xuất
6.300 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh và đối ứng của người sản xuất.
- Cơ sở tính toán: Quyết định số
726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Trên cơ sở định mức
kỹ thuật tính chi phí giống, thức ăn, thiết bị hỗ trợ. Trong đó khoảng 500 triệu/1
ha nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, 200 triệu/150m2 bể hoặc lồng
nuôi đối tượng đặc sản gắn với liên kết; 150 triệu/ha nuôi thủy sản ứng dụng
công nghệ số.
* Hỗ trợ sản xuất
theo tiêu chuẩn
- Căn cứ đề xuất: Quyết định số
339/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số
01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản.
- Nội dung: Hỗ trợ 40 triệu đồng/cơ sở
(2ha/cơ sở) để tư vấn, đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP.
- Quy mô: 40-50 cơ sở/5 năm, 8-10 cơ sở/năm.
- Tổng kinh phí: 2.600 triệu đồng,
trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 2.000 triệu đồng, đối ứng của người sản xuất 600
triệu đồng.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh và nguồn vốn đối ứng của người sản xuất.
- Cơ sở tính toán: Căn cứ các tiêu chí
đánh giá tại Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/9/2014 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam
(VietGAP). Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuê tư vấn hướng dẫn áp dụng VietGAP
như: Thực hiện khảo sát, tư vấn nâng cấp điều kiện cơ sở; tập huấn kiến thức về
VietGAP; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo VietGAP, hướng dẫn cơ
sở áp dụng VietGAP; phân tích mẫu và chứng nhận VietGAP.
2.6.2.4. Hỗ trợ quan trắc môi trường
và phòng chống dịch bệnh
- Căn cứ đề xuất: Luật Thủy sản ngày
05/12/2017; Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Nghị định số
26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số 04/2016/TT-BNN-PTNT ngày 10/5/2016 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng chống bệnh động vật thủy sản.
- Nội dung: Hỗ trợ lấy mấu nước, mẫu
cá là các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh ở các vùng trọng điểm về NTTS.
- Quy mô: Thực hiện Quan trắc và cảnh
báo môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản, dự kiến lấy 200-240 mẫu nước
phân tích/năm, 1.000-1.200 mẫu/ 5 năm và 80-100 mẫu cá phân tích/năm, 400-500 mẫu/5
năm; mua sắm một số thiết bị, dụng cụ đo nhanh phục vụ quan trắc...
- Tổng kinh phí: Khái toán kinh phí dự
kiến 3.250 triệu đồng/5 năm.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh.
- Cơ sở tính toán: Thông tư
283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; Quyết định số 2418/QĐ-UBND
ngày 18/10/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ vùng nuôi các đối tượng thủy sản
chủ lực và trọng điểm của tỉnh tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Sông Lô...
2.6.2.5. Hỗ trợ công tác bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản
- Căn cứ đề xuất: Luật Thủy sản ngày
05/12/2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số
19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Quyết định số
541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy
hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Nội dung: Thả bổ sung nguồn lợi thủy
sản, điều tra, kiểm tra, kiểm soát thủy sinh vật ngoại lai xâm hại, bảo tồn và
lưu giữ nguồn gen trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền...
- Quy mô: Thực hiện thả cá bổ sung,
tái tạo nguồn lợi thủy sản, dự kiến mỗi năm thả từ 3 - 4 tấn cá giống truyền thống/năm
ra các thủy vực tự nhiên, trong 5 năm thả từ 15-20 tấn; tổ chức 01 cuộc điều
tra, thống kê nguồn lợi quy mô trên toàn tỉnh; thu gom, tiêu hủy
1.000-2.000 kg thủy sinh vật ngoại lai xâm hại; bảo tồn, lưu giữ 1-2 nguồn gen
thủy sản...
- Tổng kinh phí: Dự kiến 5.400 triệu đồng/5
năm.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh.
- Cơ sở tính toán: Thông tư số
109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính, Thông tư số 40/2017/TT-BTC
ngày 28/4/2017; Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính; Nghị
quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc...; trên cơ sở
số lượng và từng loài cá dự kiến thả bổ sung, công lao động, công đánh bắt, chi
phí mua con giống, vật tư phục vụ nuôi bảo tồn, lưu giữ nguồn gen.
2.6.2.6. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn
- Căn cứ đề xuất: Luật Thủy sản năm
2017, quy định của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT. Đảm bảo cán
bộ phụ trách thủy sản từ tỉnh tới cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng, có kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ về thủy sản.
- Nội dung: Hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức
cho cán bộ 9 huyện, thành phố kiến thức quản lý nhà nước về thủy sản và kỹ thuật
chuyên ngành thủy sản nước ngọt. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thủy sản cho
cán bộ phụ trách thủy sản của 136 xã, phường, thị trấn và các hộ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô: 02 lớp bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn cho cán bộ cấp huyện, 04 lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ cấp xã, 70 lớp
tập huấn (14 lớp/năm) cho người sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Tổng kinh phí: Dự kiến 959 triệu đồng/5
năm.
- Cơ sở tính toán: Căn cứ tính toán
khái toán kinh phí theo định mức quy định về một số mức chi công tác phí, chi tổ
chức hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017;
Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính; Nghị quyết số
48/2017/NQ-HĐND ngày
18/12/2017 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ dự kiến số lượng thực tế cần bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn về thủy sản cho cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp huyện: 02
lớp/5 năm, 5 ngày/lớp/9 cán bộ; tập huấn cho cán bộ nông nghiệp cấp xã: 4 lớp/5năm,
136 CB/1ngày/lớp; tập
huấn cho người sản xuất, kinh doanh thủy sản: 70 lớp/5 năm, 16 lớp/năm, 50 người/lớp
(trong đó: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên: mỗi huyện 02 lớp/năm;
các huyện, thành phố: Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên: 01 lớp/ năm). Tổng
số 14 lớp/năm, 70 lớp/5 năm.
- Thời gian thực hiện: Dự kiến thực hiện
trong 5 năm từ năm 2026-2030.
- Nguồn vốn: Từ nguồn sự nghiệp kinh tế
thuộc ngân sách tỉnh.
3. Khái toán
kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2023-2030
3.1. Giai đoạn 2023-2025
Tổng kinh phí thực hiện: 54.877,2 triệu
đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn đối ứng: 25.775,7 triệu đồng.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
29.101,5 triệu đồng. Gồm các nội dung:
+ Hỗ trợ giống thủy sản theo Nghị Quyết
số 20/2020/NQ-HĐND: 13.500 triệu đồng.
+ Hỗ trợ chứng nhận VietGAP: 360 triệu
đồng.
+ Hỗ trợ quan trắc môi trường: 1.362
triệu đồng.
+ Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh: 421,8 triệu đồng.
+ Hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản: 1.290 triệu đồng.
+ Hỗ trợ các mô hình khuyến ngư:
12.167,7 triệu đồng.
Bảng 16: Phân
kỳ đầu tư hỗ trợ thủy sản giai đoạn 2023-2025
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Nội dung
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Giai đoạn 2023-2025
|
1
|
Hỗ trợ giống thủy sản (NQ 20/2020/NQ-HĐND)
|
5.000,0
|
4.500,0
|
4.000,0
|
13.500,0
|
2
|
Hỗ trợ VietGAP
|
120,0
|
120,0
|
120,0
|
360,0
|
3
|
Hỗ trợ quan trắc môi trường
|
454,0
|
454,0
|
454,0
|
1.362,0
|
4
|
Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh
|
140,6
|
140,6
|
140,6
|
421,8
|
5
|
Hỗ trợ bảo vệ và PTNLTS
|
430,0
|
430,0
|
430,0
|
1.290,0
|
6
|
Mô hình Khuyến ngư
|
4.055,9
|
4.055,9
|
4.055,9
|
12.167,7
|
Tổng cộng
|
10.200,5
|
9.700,5
|
9.200,5
|
29.101,5
|
(Chi tiết nguồn
kinh phí tại Phụ lục 2)
3.2. Giai đoạn 2026-2030
Tổng kinh phí: 105.955 triệu đồng. Trong
đó:
- Nguồn vốn đối ứng:
44.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
61.955 triệu đồng. Trong đó:
+ Hỗ trợ sản xuất giống thủy sản:
5.600 triệu đồng.
+ Hỗ trợ hạ tầng sản xuất thủy sản tập
trung: 21.800 triệu đồng.
+ Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản: 23.600
triệu đồng.
+ Hỗ trợ quan trắc môi trường và
phòng, chống dịch bệnh thủy sản: 3.250 triệu đồng.
+ Hỗ trợ khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản: 5.400 triệu đồng.
+ Hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, tập huấn:
959 triệu đồng.
+ Hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo:
1.346 triệu đồng.
Bảng 17: Phân
kỳ đầu tư hỗ trợ thủy sản giai đoạn 2026-2030
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Nội dung
|
Năm 2026
|
Năm 2027
|
Năm 2028
|
Năm 2029
|
Năm 2030
|
Giai đoạn 2026-2030
|
1
|
Hỗ trợ phát triển SX giống thủy sản
|
0
|
5.600
|
0
|
0
|
0
|
5.600
|
2
|
Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng sản
xuất TS tập trung
|
4.000
|
4.000
|
5.800
|
4.000
|
4.000
|
21.800
|
3
|
Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản
|
4.560
|
5.060
|
4.560
|
5.060
|
4.360
|
23.600
|
4
|
Hỗ trợ QTTMT và phòng, chống dịch bệnh
thủy sản
|
650
|
650
|
650
|
650
|
650
|
3.250
|
5
|
Hỗ trợ bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản
|
600
|
600
|
3.000
|
600
|
600
|
5.400
|
6
|
Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền
|
238
|
161
|
161
|
238
|
161
|
959
|
7
|
Quản lý, chỉ đạo
|
247
|
244
|
364
|
247
|
244
|
1.346
|
Tổng cộng
|
10.295
|
16.315
|
14.535
|
10.795
|
10.015
|
61.955
|
(Chi tiết nguồn
kinh phí tại Phụ lục 3)
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
- Phát triển thủy sản theo chuỗi giá
trị gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2030, sẽ gắn kết được
các hộ, trang trại, hình thành các nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh
nghiệp cùng nhau liên kết, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ trong phát triển sản xuất
thủy sản, chủ động được trong cung cấp sản phẩm đầu vào, giúp giảm chi phí, đảm
bảo chất lượng, an toàn, tin cậy và chủ động thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu
ra, tránh được tình trạng ép giá thường xảy ra trong sản xuất, góp phần phát
triển thủy sản bền vững và hiệu quả.
- Hạch toán hiệu quả nuôi trồng thủy sản
theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật lãi cao hơn
so với phương thức nuôi truyền thống từ 30-40 triệu đồng/ha đối với hình thức
nuôi bán thâm canh; 60-80 triệu đồng/ha đối với nuôi thủy sản theo phương thức
thâm canh.
- Giá trị sản xuất thủy sản (giá so
sánh 2010) đến năm 2025 ước đạt 879,8 tỷ đồng, đến năm 2030 ước đạt 1.050,0 tỷ
đồng. Bình quân giai đoạn 2023-2030 tăng 3,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng
3,6%/năm.
- Nâng cao giá trị sản xuất, tăng lợi
nhuận, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn tỉnh.
2. Hiệu quả xã hội
- Thay đổi phương thức, tư duy sản xuất
thủy sản từ nuôi tận dụng sang thâm canh, công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ số trong sản xuất thủy sản, áp dụng quy trình nuôi an toàn
sinh học, bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển các nhóm, tổ hợp tác, Hợp
tác xã liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất,
chế biến tiêu thụ sản phẩm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp, sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, chuyên môn hóa cao, tạo
ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng
tăng của xã hội.
- Đề án phát triển thủy sản có vai trò
quan trọng trong việc dần hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển
thủy sản, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nâng cao năng lực sản xuất, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện hiệu quả kế
hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông
thôn mới.
3. Hiệu quả môi trường
Công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng thủy sản từng bước được giải quyết thông qua việc củng
cố phương thức, quy mô sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản theo vùng, theo
xã trọng điểm, sản xuất an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi
trường; đầu tư cơ sở hạ tầng, có hệ thống, đồng bộ hóa các trang thiết bị phục
vụ sản xuất, tăng cường xử nước bằng chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng
sinh, hóa chất; ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất góp phần
giảm thiểu tác động bất lợi gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất thủy sản.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
Đề án thực hiện từ năm 2023 đến năm
2030, chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2023-2025: Trên cơ sở các
cơ chế, chính sách được
duyệt, xây dựng các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc kế hoạch hỗ trợ để thực
hiện Đề án.
- Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng Nghị
quyết, các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc kế hoạch cụ thể các chính sách
đề xuất hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM
1. Sở Nông nghiệp & PTNT
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan hướng dẫn các huyện, thành phố cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp kế hoạch
kinh phí hỗ trợ hàng năm của các địa phương, đơn vị trình Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tiến độ
và kết quả thực hiện Đề án hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn
đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án. Tham mưu, điều chỉnh,
bổ sung các nội dung dự án, kế hoạch hỗ trợ phù hợp với yêu cầu phát triển để
thực hiện Đề án có hiệu quả.
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường
công tác quản lý nhà nước về thủy sản, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết
quả thực hiện.
2. Sở Kế hoạch & Đầu tư
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
bố trí nguồn vốn thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng
năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh trình
HĐND bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành.
4. Sở Tài nguyên
và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho sản xuất thủy sản theo quy định pháp
luật; hướng dẫn các địa phương thủ tục hợp đồng thuê đất, giao đất, mặt nước;
chuyển đổi mục đích từ các loại đất sản xuất khác kém hiệu quả sang nuôi trồng
thủy sản; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại
các cơ sở sản xuất thủy sản.
5. Sở Xây dựng
Phối hợp hướng dẫn triển khai quy hoạch,
triển khai các dự án phát triển thủy sản của các tổ chức, cá nhân phù hợp quy
hoạch xây dựng; công tác thẩm định thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng đối với
các dự án theo quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và
đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển sản xuất thủy sản. Xây dựng định
hướng đặt hàng các nội dung nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất giống và chế biến các sản phẩm thủy sản. Hướng dẫn, hỗ trợ việc
xây dựng nhãn hiệu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản nhằm nâng cao
giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
7. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản; tạo điều kiện cho các sản phẩm
thủy sản tham gia các chương trình giao thương, kết nối cung
cầu giữa các tỉnh; hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm thương mại; hỗ trợ kết
nối tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm thủy sản vào bán tại các siêu thị, trung
tâm thương mại trong và ngoài tỉnh.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và xây dựng các phương
án tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các
ban, ngành có liên quan
Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với các cấp, các ngành chỉ đạo, tổ
chức thực hiện Đề án. Tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, đoàn viên và
Nhân dân tích cực tham gia thực hiện phát triển sản xuất thủy sản bền vững, hiệu
quả.
9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ thành lập
các Hợp tác xã, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác thủy sản tại các địa phương để thực
hiện có hiệu quả Đề án. Thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, khuyến
khích các Liên hiệp HTX, tổ hợp tác thành viên và thành viên của HTX, tổ hợp
tác sản xuất thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết chuỗi, tích cực đầu
tư sản xuất thủy sản theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ thông minh, hiện đại.
10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội và
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thực hiện hiệu
quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; tạo
cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục để các tổ chức, cá nhân liên quan tiếp cận
các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất thủy sản. Ưu tiên nguồn vốn
vay cho các vùng sản xuất tập trung, sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị sản
phẩm.
11. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Đề án đề xuất xây dựng
các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển sản xuất thủy sản phù hợp với quy
hoạch và điều kiện của từng địa phương. Cập nhật các vùng, khu vực
phát triển nuôi trồng thủy sản vào Quy hoạch chung cấp xã, làm cơ sở triển khai
các dự án phù hợp quy hoạch xây dựng.
- Chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ
cơ sở hạ tầng vùng sản xuất thủy sản tập trung trên địa bàn huyện, thành phố.
Phối hợp chặt chẽ với sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan chỉ đạo,
tổ chức thực hiện các nội dung Đề án có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.
- Chủ động bố trí và lồng ghép các nguồn
vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất thủy sản
đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, nội dung Đề án đã đề ra.
- Tiếp nhận, quản lý các nguồn kinh
phí; tổ chức nghiệm thu, giải ngân, thanh quyết toán các hạng mục hỗ trợ, các
nguồn kinh phí theo đúng quy định của nhà nước.
- Báo cáo kết quả thực hiện về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện Đề án có khó khăn, vướng mắc, thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo./.