Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1117/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Văn Đệ
Ngày ban hành: 24/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1117/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 24 tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2023-2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1274/TTr-SNN-KHTC ngày 13/4/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2023-2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Văn phòng điều phối NTM TW (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức Chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thị ủy và Thành ủy;
- PVP KT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đệ

ĐỀ ÁN

“MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2023-2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An)

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên Đề án: Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025.

2. Cơ quan chỉ đạo thực hiện Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

3. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An.

4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2023 - 2025.

5. Phạm vi và địa bàn thực hiện: Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sau đây gọi tắt là Chương trình OCOP) được xác định là một giải pháp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể là các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Chương trình OCOP được thực hiện theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Trong giai đoạn 2019-2022, Chương trình thực hiện trong điều kiện khó khăn, xuất phát điểm thấp, ảnh hưởng dịch Covid -19, nguồn lực hạn chế; nhận thức của một số cán bộ Đảng viên và nhân dân bước đầu còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa kịp thời. Song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ ngành Trung ương; với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, biết phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, cộng với những chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội được tỉnh, các huyện ban hành, tổ chức thực hiện trong thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn. Nhờ đó, đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm được công nhận đạt hạng OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước; trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 01 sản phẩm đạt 5 sao đã được Trung ương đánh giá, công nhận, trong đó có 9 điểm du lịch nông thôn[1] và Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt sao được công nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình OCOP thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển sản phẩm OCOP của các địa phương đơn vị. Vì vậy, để tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2022, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc nhằm thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của các chủ thể sản xuất và người dân về sản phẩm OCOP thì việc ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025” là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

a) Các văn bản của Trung ương

- Luật An toàn thực phẩm;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Văn bản hợp nhất số 30/VBHN-VBQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình OCOP);

- Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

- Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

- Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 29/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;

- Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/06/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ nông nghiệp và PTNT về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

- Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

- Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025.

b) Các văn bản của địa phương

- Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2030;

- Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/07/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh quy định một số Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025;

- Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 5239/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030;

- Quyết định số 4222/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030;

- Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh về việc quy định các nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 -2025;

- Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 31/01/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ và và Chương trình hành động số 55-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 03/3/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.

2. Căn cứ thực tiễn

Căn cứ kết quả sau 4 năm (2019 -2022) thực hiện chương trình OCOP; các bài học về công tác tổ chức thực hiện, công tác xây dựng cơ chế chính sách. Vai trò của công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhất là vai trò của người đứng đầu các cấp quyết liệt, thường xuyên, liên tục; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm của các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình vượt lên để trở thành nhà sản xuất kinh doanh có uy tín và thương hiệu trên thị trường chính là nhân tố, động lực thúc đẩy chương trình OCOP phát triển.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2019 - 2022

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác quản lý điều hành triển khai chương trình

a) Cấp tỉnh: Để thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tại quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 12/3/2019. Triển khai thực hiện Đề án UBND tỉnh đã có quyết định số 1432/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 về việc thành lập Ban điều hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030, do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng Ban thường trực và các thành viên là lãnh đạo các Sở, ngành liên quan.

Ban điều hành Chương trình OCOP-NA đã có Quyết định số 490/QĐ-BĐHCT-PTNT ngày 06/6/2019 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án và Quyết định số 2209/QĐ-BĐH ngày 13/6/2019 ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ Ban điều hành Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2030; đồng thời thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách cho Ban điều hành Chương trình OCOP tỉnh; Thành lập 03 tổ chuyên sâu gồm: Tổ nghiệp vụ Phát triển sản phẩm và Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; Tổ nghiệp vụ xúc tiến thương mại và truyền thông; Tổ Hành chính và Tổng hợp thông tin.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành 02 văn bản, gồm: Số 5779/UBND-NN ngày 15/8/2019 và 4670/UBND-NN ngày 10/3/2020 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Cơ quan thường trực Chương trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã ban hành 09 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc,...

b) Cấp huyện: Đến nay, 21/21 huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Ban điều hành Chương trình OCOP cấp huyện; xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2022; Quyết định thành lập tổ chuyên sâu và Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện. Cơ quan thường trực tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình OCOP cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế;

2. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức

Công tác tuyên truyền về OCOP được Sở Nông nghiệp và PTNT và các cấp, các ngành chú trọng triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong Xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và mạng xã hội như: Tổ chức in ấn 17.000 tờ rơi về Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP; xây dựng Website OCOP Nghệ An (tại địa chỉ: http://ocop.nghean.gov.vn); phối hợp với các Báo, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về cách làm hay, mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo,... trong thực hiện chương trình OCOP và đã đăng được hơn 64 bài trên các Báo, 36 chuyên đề trên Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An; ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết tuyên truyền của các báo, đài truyền hình tự thực hiện.

3. Công tác tập huấn

Từ năm 2019 đến năm 2022 cấp tỉnh đã tổ chức 16 lớp tập huấn, tuyên truyền về Chương trình OCOP cho đối tượng cán bộ các cấp, các chủ thể sản xuất (trên 800 lượt người tham dự); ngoài ra, các huyện như: Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Yên Thành, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn và TP Vinh,.... đã tổ chức được 24 lớp tập huấn cho 1.242 lượt người để phổ biến cho các cán bộ chủ chốt, các doanh nghiệp, các HTX, chủ thể,... tại địa phương mình về những nội dung cơ bản về Chương trình OCOP, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng quản lý cho cán bộ các cấp; xây dựng ý tưởng, đăng ký ý tưởng, nhận ý tưởng; xây dựng phương án sản xuất/kinh doanh; phát triển sản phẩm; đánh giá và xếp hạng sản phẩm; các nội dung về tái cấu trúc các HTX,....

4. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách triển khai Chương trình

- Cấp tỉnh: Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 quy định một số Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; trong đó, có 4 nội dung hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, gồm máy móc thiết bị, nhãn mác, bao bì, điểm giới thiệu quảng bá và bán hàng, tiền thưởng; một số chính sách liên quan khác như Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/07/2019 của HĐND tỉnh về một số Chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Nghệ An gồm 03 nội dung Hỗ trợ di dời làng nghề; hỗ trợ công nhận làng nghề; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề; Nghị Quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025.

Cấp huyện: Tùy tình hình cụ thể các địa phương đã ban hành một số cơ chế đặc thù, lồng ghép các chương trình dự án nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP. Điển hình như các huyện: Nghĩa Đàn; Tân kỳ; Tương Dương; Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc,... Hỗ trợ tư vấn, truy xuất nguồn gốc, phân tích, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì đóng gói,...

5. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2022

Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2019-2022 đạt 213.581 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 9.961 triệu đồng, chiếm 4,7%; Ngân sách địa phương hỗ trợ 10.940 triệu đồng, chiếm 5,1%; Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 37.300 triệu đồng, chiếm 17,5%; Vốn tín dụng 25.800 triệu đồng, chiếm 12,1%; Vốn huy động từ chủ thể, người dân 124.580 triệu đồng chiếm 58,3%. Vốn huy động khác 5.000 triệu đồng, chiếm 2,3%.

(Có phụ lục 01 kèm theo).

6. Kết quả thực hiện mục tiêu chính của Chương trình đến năm 2022

Sau 04 năm triển khai Chương trình OCOP, mặc dù trong điều kiện khó khăn do điểm xuất phát thấp, nguồn lực hạn chế, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng đến nay Chương trình OCOP đã trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh và đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của tỉnh dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại, chất lượng, giá trị, thu nhập ngày càng cao góp phần đưa diện mạo nông thôn tỉnh nhà ngày càng khởi sắc.

Trong giai đoạn 2019 - 2022, toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, chiếm 4,6% số sản phẩm đạt hạng sao cả nước; trong đó: 43 sản phẩm đạt 4 sao; 359 sản phẩm đạt 3 sao và có 01 sản phẩm đạt 5 sao đã được Trung ương đánh giá công nhận, trong đó có 9 điểm du lịch nông thôn và Nghệ An là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận.

- Về cơ cấu sản phẩm: Trong 403 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, có 294 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm (chiếm 72,9%); 53 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống (chiếm 13,2%); có 28 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược (chiếm 7,0%); có 16 sản phẩm thuộc nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí (chiếm 3,9%); có 03 sản phẩm thuộc nhóm may mặc (chiếm 0,8%) và 09 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng (chiếm 2,2%).

- Về chủ thể tham gia: Hiện có 235 chủ thể có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh trong đó: 53 Doanh nghiệp vừa và nhỏ với 137 sản phẩm (chiếm 22,6%); 79 HTX với 137 sản phẩm (chiếm 33,7%); 32 Tổ hợp tác với 36 sản phần (chiếm 13,7 %); 18 cơ sở sản xuất kinh doanh với 29 sản phẩm (chiếm 7,7%); 53 hộ kinh doanh với 64 sản phẩm (chiếm 22,6%).

Qua đó, đã góp phần từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đến nay, toàn tỉnh đã có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75,18%); 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 53 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

(Có chi tiết có phụ lục 2a và 2b kèm theo)

7. Kết quả triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm

Ngay từ đầu thực hiện Chương trình các ngành, các cấp, các địa phương đã xác định tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm OCOP là chìa khóa thành công của Chương trình, nên thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại được các cấp, các ngành trong tỉnh hết sức quan tâm, triển khai đa dạng các hình thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream); triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản của các vùng miền trong cả nước,... góp phần làm nên thành công của chương trình. Từ đó giúp cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, hộ gia đình đưa sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng quan tâm sử dụng.

(Có phụ lục 03 kèm theo)

8. Một số kết quả nổi bật của chương trình tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn

a) Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, TP Vinh. Doanh thu sản phẩm đạt hạng 03 sao trở lên hàng năm tăng khoảng 8 - 10% và lợi nhuận bình quân hàng năm tăng khoảng 120-150 triệu đồng. Từ khi thực hiện Chương trình đến nay đã có 99 sản phẩm mới được ra đời và được công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên.

b) Thông qua Chương trình đã hình thành được một số liên kết theo chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Sản phẩm Tảo xoắn Quỳnh Lưu, HTX Gà đồi Thanh Chương, HTX Nhút Hạnh Lâm, HTX Bưởi Diễn Thanh Nho, HTX gừng Kỳ Sơn; Nước mắm Tân Hội Cửa Lò; Lạc sen Diễn Châu, Dược liệu Pù Mát, Chè Thanh Chương, Tinh bột nghệ Hoàng Mai, Chả cá trích Công ty Biển Quỳnh, Bò giàng HTX sản xuất và kinh doanh Thảo Hảo Tương Dương,....

c) Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.300 lao động và khoảng 1.800 - 2.000 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 3,5-4,0 triệu đồng/người/tháng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; đặc biệt là phát huy vai trò phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số, điển hình như: Sản phẩm Dệt Thổ cẩm gắn với các Làng du lịch cộng đồng (Homestay) bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu; bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Nưa (xã Yên Khê) huyện Con Cuông, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 150 hộ với 205 lao động, thu nhập bình quân 3,8 - 4,2 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, cảnh quan môi trường của địa phương.

d) Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã làm gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu; mặc dù, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid -19 nhưng doanh thu của nhiều chủ thể trong năm 2021 vẫn tăng từ 10-15%, điển hình như: Sản phẩm thủy sản của Công ty cổ phần Biển Quỳnh, dược liệu của Công ty dược liệu Pù Mát, Lạc Diễn Thịnh - Diễn Châu, Sen quê Bác; Thịt bò giàng Tương Dương; Hương Quỳ Châu; dò bê Chung Tài; nước mắm Cửa Hội; dò bê Nam Đàn; nhút và gà đồi Thanh Chương, cam Hương Hóa, cam Đồng Thành và Ốc bươu đen Yên Thành,....

đ) Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có truy xuất nguồn gốc, có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường, điển hình như sản phẩm của: Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát, Công ty cổ phần khoa học công nghệ tảo VN, Công ty cổ phần Biển Quỳnh, Công ty CP đầu tư và sản xuất ATC, HTX Nông nghiệp Sen Quê Bác, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Tâm, Chuối, Dứa của Công ty Hasafood Quỳ Hợp,...

e) Chương trình OCOP góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn như làng nghề thổ cẩm Châu Tiến Quỳ Châu; Na Loi Kỳ Sơn; Rượu Men Lá Con Cuông; Rượu cần Tân Kỳ,...

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh kết quả đạt được thì quá trình phát triển các sản phẩm OCOP thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

1. Một số sản phẩm OCOP do sản xuất chủ yếu là thủ công, máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất còn hạn chế, chưa quan tâm đến kiểu dáng, bao bì đóng gói nên sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, giá thành cao.

2. Một số địa phương còn lúng túng trong cách làm, xác định lợi thế, tiềm năng và chủ thể sản xuất, mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, đặc biệt là các sản phẩm làng nghề truyền thống.

3. Các cơ chế, chính sách tuy đã được ban hành song nguồn lực dành cho triển khai Chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực hiện ở một số địa phương;

4. Công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP đã được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế, đến nay chỉ có 17 điểm trình diễn bán hàng OCOP (Sở Công Thương, Liên minh HTX, TP Vinh, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò, các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Tương Dương, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳ Châu), hiện tại các địa phương, các chủ thể sản xuất sản phẩm hàng hóa OCOP còn thiếu địa điểm để giới thiệu tiềm năng, lợi thế và xúc tiến thương mại kết hợp với khai thác tiềm năng du lịch.

5. Công tác tuyên truyền về chương trình OCOP tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm OCOP.

III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân khách quan

- Chương trình OCOP là một chương trình mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế nông thôn, do đó giai đoạn đầu triển khai nhiều địa phương còn lúng túng;

- Các hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời, có một số nội dung chưa sát với thực tế.

- Mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với các nhà khoa học, nhà đầu tư và thị trường còn lỏng lẻo, chưa gắn bó chặt chẽ;

- Lao động địa phương dồi dào nhưng trình độ thấp chưa đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa nông thôn.

2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân, nhất là các chủ thể sản phẩm chưa đầy đủ về Chương trình;

- Việc áp dụng và đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất tuy đã được quan tâm, có một số chủ thể đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhưng nhìn chung còn chậm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành, cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm;

- Một số chủ thể thiếu tính chủ động trong việc tìm kiếm thị trường cho hàng hóa sản phẩm.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Sự quan tâm chỉ đạo của các địa phương, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của người đứng đầu, là nhân tố quyết định quan trọng nhất cho việc triển khai thành công của Chương trình.

2. Đẩy mạnh sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và trí thức bản địa,... là chìa khóa thành công cho các chủ thể.

3. Vai trò của chủ thể, sự chủ động của người dân, đặc biệt là phát huy tính chủ động sáng tạo của các chủ thể và cộng đồng là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP.

4. Vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách của nhà nước, đặc biệt là sự chủ động của các cơ quan quản lý chương trình cấp tỉnh trong việc đề xuất, tham mưu cơ chế, chính sách, giải pháp là sự khích lệ và hỗ trợ rất tốt cho người làm OCOP.

5. Làm tốt việc kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá nâng cao hình ảnh, giá trị của sản phẩm OCOP chính là cánh tay nối dài để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP.

Phần thứ 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2023-2025”

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm: Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) và cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2025.

- Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP, trong đó: Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện, định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ; tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến hết năm 2025 phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 650 sản phẩm OCOP[2] được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10% sản phẩm đạt hạng 4 sao; có ít nhất 5 sản phẩm đạt hạng 5 sao.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 30% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm.

- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có ít nhất 35% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể OCOP là doanh nghiệp nhỏ và vừa[3].

- Có ít nhất 10% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng[4].

- Có ít nhất 5% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống[5].

- Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là phụ nữ, ít nhất 15% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh[6].

- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); phấn đấu cấp tỉnh xây dựng 02 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại TP Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; mỗi đơn vị cấp huyện có ít nhất 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP[7].

(Có phụ lục 4 kèm theo)

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi không gian thực hiện: Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi về thời gian: Đề án được triển khai thực hiện đến hết năm 2025.

2. Đối tượng thực hiện

- Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể, bao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

- Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

+ Nhóm thực phẩm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

+ Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

+ Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.

+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren,... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

+ Nhóm sinh vật cảnh: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

+ Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

3. Yêu cầu thực hiện

- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.

- Phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.

- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng

- Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là 11 huyện miền núi, đồng bào dân tộc, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở 6 nhóm sản phẩm qua điều tra khảo sát, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân và phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP tại các địa phương, xác định ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc cho giai đoạn 2023-2025, cụ thể từng địa phương như sau:

(1). Huyện Quỳ Châu: Rễ Hương (Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Bình); Quế (Châu Hạnh, Châu Hoàn, Châu Tiến); Vịt Bầu Quỳ (Châu Tiến); Lùng (Châu Thắng, Châu Bình, Châu Hạnh); Lúa Japonica (Châu Tiến).

(2). Huyện Quỳ Hợp: Mía, Cam, Quýt, Chè (Nghĩa Xuân, Xuân Thành, Minh Hợp); các loại Dược liệu (Yên Hợp).

(3). Huyện Nghĩa Đàn: Mía (Nghĩa Mai, Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh); Ổi; Cam (Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Phú); Bơ (Nghĩa Phú, Nghĩa Bình); Cây dược liệu (Nghĩa Hội, Nghĩa Sơn).

(4). Thị xã Thái Hòa: Bưởi (Phường Quang Tiến); Nho (Nghĩa Thuận).

(5). Huyện Quỳnh Lưu: Rau, củ quả các loại (Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Văn, Quỳnh Bảng); Dứa (Quỳnh Thắng, Tân Thắng); Nuôi trồng thủy sản Tôm, Tảo (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Thanh, An Hòa); Rễ Hương (Quỳnh Thắng); Nước mắm (Sơn Hải, An Hòa, Quỳnh Thuận, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa); Muối (An Hòa, Quỳnh Yên, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Thuận).

(6). Thị xã Hoàng Mai: Vùng nuôi tôm (Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị, Quỳnh Liên); Rau củ quả (Quỳnh Liên); Nước mắm (Quỳnh Dị).

(7). Huyện Diễn Châu: Lạc, Vừng (Diễn Thịnh, Diễn Trung, Diễn An, Diễn Hùng, Diễn Hoàng, Diễn Hoa, Diễn Lộc, Diễn Thành); Rau củ quả (Diễn Phong, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Kỷ, Diễn Hồng); Mùi Tàu (Diễn Thái); Hành tăm (Diễn Nguyên, Diễn Thái, Minh Châu, Diễn Đồng); Nuôi trồng thủy sản Tôm, Cá (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Kim, Diễn Vạn); Nước mắm, Muối (Diễn Vạn, Diễn Kim).

(8). Huyện Yên Thành: Vùng trồng Cam (Đồng Thành, Minh Thành); Cây Cảnh (Minh Thành và Kim Thành): Khu chăn nuôi lợn tập trung (Tây Thành); Gạo thảo dược Vĩnh Thành; Nhân trần (Tiến Thành); Lươn (Long Thành, Văn Thành, Xuân Thành, Thọ Thành, Đô Thành, Minh Thành, Mỹ Thành).

(9). Thị xã Cửa Lò: Tôm nõn, Mắm tép, Chả Cá Thu, Dò chả, Kẹo cu đơ, Nước mắm (Nghi Hải, Nghi Thủy, Cửa Hội, Nghi Tân).

(10). Huyện Nghi Lộc: Hành Tăm (Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Thuận); Trồng Cam (Nghi Diên); Tôm (Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Khánh Hợp, Nghi Xá, Phúc Thọ); Nghệ (Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Văn); Bưởi Da xanh (Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Văn); Các loại dưa, rau (Nghi Trung); các sản phẩm chế biến từ hải sản (Nghi Xuân); Hương thẻ (Nghi Xá).

(11). Huyện Quế Phong: Chè hoa vàng (Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Nậm Nhoóng, Mường Nọc, Châu Kim); Quế (Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Nậm Giải, Nậm Nhoóng, Châu Kim); Bon bo (Hạnh Dịch, Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Châu Thôn, Thông Thụ, Đồng Văn); Lúa nếp Cầy Nọi (Mường Nọc, Thị trấn Kim Sơn, Châu Kim, Tri Lễ, Nậm Giải); Lùng (Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong, Mường Nọc, Quang Phong); Lúa Japonica (Mường Nọc, Tiền Phong, thị trấn Kim Sơn, Châu Kim, Tri Lễ).

(12). Huyện Kỳ Sơn: Gừng (Nậm Cắn, Na Ngoi, Nậm Càn, Tây Sơn, Đoọc Mạy); Dược liệu (Mường Lống, Huồi Tụ); Chè (Huồi Tụ, Na Ngoi, Nậm Càn); Nước Khoáng (Tà Cạ).

(13). Huyện Tương Dương: Xoài (Thị trấn Thạch Giám, Tam Thái, Xá Lượng); Rau củ quả (Thị trấn Thạch Giám, Tam Thái, Tam Quang, Lưu Kiền).

(14). Huyện Con Cuông: Cây dược liệu (Chi Khê, Châu Khê); Cam (Môn Sơn); Cây Chè (Yên Khê, Chi Khê, Bồng Khê).

(15). Huyện Anh Sơn: Chè (Cẩm Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn, Thọ Sơn, Đức Sơn, Bình Sơn, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Hùng Sơn, Đỉnh Sơn); Cam (Đỉnh Sơn, Hội Sơn, Khai Sơn, Cẩm Sơn).

(16). Huyện Đô Lương: Cây ăn quả Bưởi, Nhãn, Xoài (Hồng Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây); Cây Cảnh (Thị trấn, Lưu Sơn, Thịnh Sơn); Nuôi trồng thủy sản (Thịnh Sơn); Chăn nuôi gia súc (Đại Sơn).

(17). Huyện Thanh Chương: Chè (Hạnh Lâm, Ngọc Lâm); Cam, Bưởi (Thanh Đức, Hạnh lâm, Thanh Nho, Thanh Liên); Rễ Hương (Thanh Đức).

(18). Huyện Nam Đàn: Đậu tương (Thượng Tân Lộc); Sen (Kim Liên); Hồng (Nam Anh); Sắn dây (Nam Anh, Nam Thanh, Nam Xuân, Xuân Hòa); Chanh (Nam Kim).

(19). Huyện Hưng Nguyên: Rươi (Châu Nhân); Nếp (Hưng Tân); Chanh (Hưng Yên Nam).

(20). Huyện Tân Kỳ: Mía (Nghĩa Đồng, Giai Xuân, Thân Hợp, Nghĩa Phúc, Phú Sơn); Cây ăn quả Chuối Cam, ổi (Đồng Văn, Tân Phú).

(21). Thành phố Vinh: Hoa, Cây cảnh (Nghi Ân); Rau, củ quả (Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Liên).

- Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh gắn với các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP như: Kinh tế rừng (cây lâm nghiệp phục vụ chế biến gỗ, đồ gỗ, như: Keo ở hầu hết các địa phương, Mét Con Cuông, Tương Dương,...), cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (Mía Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ; Chè Thanh Chương, Anh Sơn, Kỳ Sơn, cao su Nghĩa Đàn, Thanh Chương và Anh Sơn,...), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương, Tân Kỳ, Con Cuông, Anh Sơn và các địa phương vùng Phủ Quỳ,...), cây dược liệu (chú trọng phát triển các loại dược liệu có giá trị cao ở một số vùng sinh thái đặc thù, dược liệu dưới tán rừng: Sâm Pu xai lai leng, Sâm một hoa bảy lá Kỳ Sơn, Tương Dương; Nấm linh chi, Cà dây Leo, Giảo cổ Lam, Hà Thủ ô, Khôi Nhung tía Con Cuông và Tương Dương, sắn dây, Nghệ, Mật ong, Cỏ đị, Nhân trần, Ích mậu, Xạ đen... ở Con Cuông, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thái Hòa, Yên Thành, Chè hoa vàng ở Quế Phong), Chăn nuôi gia súc (bò thịt, lợn ở hầu hết các địa phương) và các sản phẩm đặc sản, đặc hữu khác,...

2. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

a) Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm:

- Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn như: Các điểm du lịch cộng đồng; Rượu men lá; rượu cần; đan lát; thổ cẩm; hương trầm; nước mắm; muối,...

- Các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc, trong đó ưu tiên:

+ Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo như: Các sản phẩm Mây tre đan, Thổ cẩm; Làng nghề làm Hương trầm, Làng nghề hoa, cây cảnh, nồi đất,...

+ Sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa như: Cá mát sông giăng, thịt bò giàng, Cà ngọt Tương Dương, Lươn Yên Thành, Vinh, Nhút Thanh Chương, Tương, Dò bê Nam Đàn, Rươi Hưng Nguyên; mực một nắng, cá thu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò; gà đồi Thanh Chương, gà đen Kỳ Sơn, vịt bầu Quỳ, tôm nõn, nước mắm Diễn Châu và Quỳnh Lưu, kẹo lạc, bánh đa Đô Lương, bánh gai Anh Sơn,...

+ Sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống như: Dệt Thổ Cẩm, Đan lát, Các lễ hội: Pu Nhạ Thầu Kỳ Sơn; Lễ Hội đền 9 Gian Quế Phong; Lễ Hội Đền Vạn Tương Dương, Lễ Hội Làng Vạc thị xã Thái Hòa, Lễ Hội uống nước nhớ nguồn Anh Sơn...

- Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, làng nghề truyền thống như: Các sản phẩm từ Trâu, Bò, Lợn Đen, Gà Đen, Mây tre Đan, Thổ cẩm ở 11 huyện Miền núi và Nam Đàn; Rươi Hương Nguyên; Lươn Yên Thành; Nhút, Trám Thanh Chương; Các sản phẩm chế biến từ Tôm cá biển, Nước Mắm, Lạc ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu; Tương Nam Đàn,...

b) Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương,...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

- Quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

- Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng các mô hình cộng đồng, dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc như: Mô hình nông nghiệp - nông thôn kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng bản Yên Khê, huyện Con Cuông; du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến, huyện Quỳ Châu; du lịch cộng đồng xã Mường Lống, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn; du lịch cộng đồng bản Khe Cớ, bản Quang Phúc (rừng Săng lẻ), huyện Tương Dương,...

c) Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; trong đó, quan tâm đầu tư để hoàn thiện các sản phẩm có tiềm năng đạt 05 sao dự kiến gồm: Lươn NAP Poods Vinh; Dò bê Tứ Phương; Cà gai leo Pù mát và một số sản phẩm Mây tre đan Đức Phong.

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP

- Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, các chủ thể để nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng, tinh thần hợp tác, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP thông qua việc thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ hợp tác xã theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

4. Về quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu

- Các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm OCOP dưới nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng quảng bá trên trang web, fanpage trên mạng xã hội nhằm quảng bá cho các sản phẩm; xây dựng ấn phẩm, tờ rơi, panô, khẩu hiệu, băng hình (video, clip) để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền,... đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động như: Hội nghị kết nối cung - cầu, hội chợ, triển lãm, sự kiện,...

- Tăng cường hỗ trợ các chủ thể OCOP giới thiệu, cung cấp các sản phẩm của địa phương đến các trung tâm, điểm giới thiệu, siêu thị, nhà hàng, hội nghị giao thương, các điểm du lịch,... trong ngoài tỉnh và quốc tế, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương;

- Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn tại 16 điểm ở cấp huyện còn lại;

5. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP

- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP mỗi năm 2 kỳ vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm, tăng cường áp dụng công nghệ số liên thông trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp huyện.

- Xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và giám sát sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ và thống nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm.

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách, quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm ở các địa phương, duy trì điều kiện sản xuất của các chủ thể và chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận.

6. Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình

- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm OCOP trong toàn tỉnh, thúc đẩy Chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP của các vùng trong tỉnh, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể và kết nối du lịch.

- Nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo nghề gắn với Chương trình OCOP; tăng cường năng lực cho cán bộ chuyên trách ở các địa phương.

- Thúc đẩy phong trào phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

7. Tăng cường chuyển đổi số

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông, số hóa trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện;

- Hỗ trợ các chủ thể phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.

- Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

8. Xây dựng các mô hình để nhân rộng tạo động lực phát triển sản phẩm

Hằng năm xây dựng ít nhất 01 mô hình về các nội dung sau: Mô hình thí điểm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng tuần hoàn và nông nghiệp hữu cơ; Mô hình thí điểm nâng cao năng lực sơ chế và chế biến quy mô vừa và nhỏ; Mô hình thí điểm hoàn thiện và nâng cao sản phẩm OCOP đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; Mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng.

V. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng chi phí thực hiện

Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2023-2025 là 202.344 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình 43.060 triệu đồng, chiếm 21,2%; Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 12.466 triệu đồng, chiếm 6,2%; Vốn tín dụng 14.682 triệu đồng, chiếm 7,3%; Vốn huy động từ chủ thể, người dân 132.136 triệu đồng chiếm 65,3%.

(Có phụ lục 05 kèm theo)

2. Phân kỳ kinh phí

- Năm 2023: 60.703 triệu đồng, chiếm 30%

- Năm 2024: 80.938 triệu đồng, chiếm 40%

- Năm 2025: 60.703 triệu đồng, chiếm 30%

3. Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 43.060 triệu đồng chiếm 21,2% tổng nhu cầu nguồn vốn. Trong đó:

+ Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ nguồn Chương trình MTQG xây dựng NTM cho chương trình: 16.990 đồng chiếm 8,4% tổng nguồn vốn.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp theo Nghị quyết số 25/2020/HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh: 19.100 chiếm 9,4% tổng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

+ Ngân sách cấp huyện: 5.530 triệu đồng chiếm 2,7% tổng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

+ Ngân sách cấp xã: 1.440 triệu đồng chiếm 0,7% tổng nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

- Vốn huy động từ các chương trình, dự án lồng ghép khác: 12.466 triệu đồng chiếm 6,2% tổng nhu cầu nguồn vốn.

- Vốn tín dụng: 14.682 triệu đồng chiếm 7,3% tổng nhu cầu nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động từ chủ thể: 132.136 triệu đồng chiếm 65,3% tổng nhu cầu nguồn vốn.

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; gắn kết và lồng ghép với hoạt động truyền truyền trong xây dựng nông thôn mới để cán bộ, người dân, nhất là chủ thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiểu rõ lợi ích, giá trị kinh tế để tích cực tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền qua Hội nghị, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử về Chương trình OCOP; nêu gương điển hình, mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả của các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Chương trình OCOP.

2. Ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, đồng thời rà soát để hoàn thiện cơ chế, chính sách cho Chương trình OCOP

- Ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và tỉnh đã ban hành; đặc biệt là các chính sách được quy định tại Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Nghệ An Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025.

- Rà soát để tiếp tục hoàn thiện các chính sách phù hợp với giai đoạn mới, trong đó quan tâm ưu tiên hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, hướng dẫn, xây dựng hồ sơ sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện của địa phương; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đào tạo nghề cho lao động và nâng cao năng lực cộng đồng; sở hữu trí tuệ; bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm; hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại; thương mại điện tử, thực tế ảo; khen thưởng sản phẩm OCOP; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng; tổ chức đánh giá, phân hạng và giám sát sản phẩm OCOP.

3. Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy triển khai Chương trình OCOP theo hướng dẫn của Trung ương, Cơ quan thường trực cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) đảm nhận, cấp huyện do Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế đảm nhận.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ tỉnh đến cấp huyện.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho cán bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thanh niên, đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.

4. Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên

Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ đề ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm.

5. Về khoa học, công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người tiêu dùng.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP mới đang trong quá trình hoàn thiện để được công nhận đạt sao.

- Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

6. Huy động nguồn lực

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình; đồng thời, quan tâm lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đặc biệt là các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình dân tộc và miền núi và các chương trình, dự án khác có liên quan để hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP. Các địa phương cần ưu tiên lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, ngân sách địa phương để hỗ trợ các chủ thể đổi mới máy móc thiết bị, mẫu mã bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, tập huấn,...

- Các chủ thể tham gia OCOP xác định rõ nguồn lực chủ yếu là của chủ thể, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Vì vậy, tập trung huy động nguồn lực để phát triển và hoàn thiện nâng cao sản phẩm.

- Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương.

7. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP

- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở, hội/hiệp hội trong triển khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng.

- Đẩy mạnh giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu; duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia và có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp của cộng đồng vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.

8. Giải pháp về kiểm tra, công tác thi đua, khen thưởng

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc sự phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc, đảm bảo theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ, chu trình OCOP thường niên.

- Thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện, tham mưu xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP đã được đánh giá công nhận, các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu OCOP.

- Kết thúc giai đoạn 2023-2025 Cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh lựa chọn tham mưu trình UBND tỉnh khen thưởng cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân, thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án theo quy định hiện hành.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là đơn vị thường trực Chương trình, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP hàng năm và theo giai đoạn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố, thị xã.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm và công bố sản phẩm đạt sao theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh bố trí nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nguồn ngân sách tỉnh, Lồng ghép các chương trình, đề án/dự án để thực hiện các nội dung của Đề án;

- Phối hợp với Sở Công Thương, các Sở ngành liên quan lồng ghép tổ chức các Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An; tổ chức tham gia các hội chợ OCOP ngoài tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án Chương trình OCOP tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025; tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành có liên quan của tỉnh để lồng ghép nguồn vốn thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở thẩm định, đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; căn cứ khả năng cân đối vốn, tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, địa phương, hướng dẫn lồng ghép các chương trình dự án, nguồn vốn đầu tư công, hỗ trợ các nội dung theo thẩm quyền đối với các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tham gia phát triển sản phẩm OCOP;

3. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí sự nghiệp theo Nghị quyết số 25/2020/NĐ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định;

4. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, tổ chức, lồng ghép giới thiệu, quảng bá các mặt hàng, sản phẩm của Chương trình OCOP tại các Hội chợ, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Hội nghị kết nối cung cầu, kết nối giao thương... trong và ngoài tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Nghệ An; ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định hiện hành;

- Nghiên cứu, hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường; quảng bá, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

- Tham gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp sản phẩm; đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm; hướng dẫn tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo thẩm quyền; xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm theo thẩm quyền.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.

- Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện theo quy định[8].

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

6. Sở Y tế

- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể OCOP thực hiện các thủ tục, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định về thuốc y học cổ truyền, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc thẩm quyền Sở Y tế quản lý.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

7. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển các sản phẩm nông nghiệp gắn với việc xây dựng các sản phẩm du lịch, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại để quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn, đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa, ẩm thực, sản vật của các địa phương[9] để quảng bá cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt động xúc tiến.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các huyện hỗ trợ các huyện Miền tây xây dựng các mô hình điểm du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 07/2020/HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh để nâng cao thu nhập cho người dân.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm OCOP và phần mềm đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh.

9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các trường, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh.

10. Ban Dân tộc tỉnh

Hỗ trợ, lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách cho các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm OCOP thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi[10].

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, địa phương, các chủ thể thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với Bộ tiêu chí OCOP;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tham gia các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

12. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, trang thông tin điện tử của UBND các cấp

- Tổ chức đăng tải thông tin tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tuyên truyền những cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả, những sản phẩm được thị trường ưa chuộng...

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đưa tin, bài về các hoạt động, quá trình, kết quả thực hiện Đề án; hỗ trợ chủ thể quảng bá sản phẩm OCOP.

13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Tích cực trong hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận nguồn vốn vay theo chính sách, quy định tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp hiện hành; xây dựng chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất và mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể tham gia chương trình được vay vốn đầu tư, gia tăng năng lực sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm OCOP.

14. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP theo chức năng nhiệm vụ gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tổ chức các Hội chợ OCOP, trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An, tổ chức tham gia các hội chợ OCOP ngoài tỉnh để quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

- Ưu tiên nguồn lực từ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm để tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các chủ thể, cán bộ quản lý về nâng cao nguồn nhân lực...

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp

Hỗ trợ các nội dung phát triển sản phẩm OCOP theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường tuyên truyền, vận động Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh, các hội viên tích cực tham gia phát triển sản phẩm OCOP; kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về sản xuất sản phẩm không an toàn, để xử lý theo quy định của pháp luật.

16. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Ưu tiên hỗ trợ các Hợp tác xã tham gia chương OCOP, vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh, hỗ trợ đào tạo nghề cho HTX tham gia chương trình trong nguồn kinh phí được cấp hàng năm, Tư vấn hỗ trợ thành lập mới các HTX, tổ hợp tác tại các địa phương tham gia chương trình nhưng chưa có HTX, tổ hợp tác.

17. UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong triển khai Chương trình OCOP với những nhiệm vụ chính sau:

- Tổng hợp ý tưởng/sản phẩm của các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển.

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP cấp huyện để hỗ trợ phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP trên phạm vi huyện.

- Hướng dẫn các chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là các chính sách: Tín dụng, khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị, đào tạo nghề, xúc tiến thương mại...

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức/chuyên gia tư vấn để hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại thực địa đối với các chủ thể để triển khai phương án kinh doanh. Triển khai chương trình đào tạo nghề nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

- Thành lập/Kiện toàn Hội đồng đánh giá và quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp huyện để đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện. Thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm của Hội đồng cấp huyện cho UBND cấp xã. Hoàn thiện và chuyển hồ sơ, mẫu sản phẩm đối với những sản phẩm đạt từ 70 điểm trở lên để đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia xúc tiến thương mại trong nội huyện, cấp tỉnh và Trung ương theo quy định;

18. UBND các xã, phường, thị trấn

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã;

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình, tích cực hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia chương trình OCOP;

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của UBND huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP.

19. Các chủ thể sản xuất sản phẩm

- Chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phát triển sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất lượng tiên tiến theo hướng Organic, GlobalGAP, GMP, VietGap, ISO.

- Duy trì, tiêu chuẩn hóa, nâng hạng sản phẩm OCOP, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến Thương mại và tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nhãn mác, logo, biểu trưng OCOP theo quy định; Khuyến khích, ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại địa phương, tạo việc làm, thu hút lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao đời sống;

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ VÀ Ý NGHĨA, TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

Kết quả thực hiện Đề án phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2023-2025 là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh; tạo điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; thu hút đầu tư, đẩy mạnh hợp tác, liên kết và nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp, các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực đầu tư sản xuất nông nghiệp. Khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Hiệu quả văn hóa, xã hội

Thông qua thực hiện Đề án góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn. Giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, nhất là người dân ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần ổn định đời sống và an sinh xã hội. Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển mạnh từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

3. Hiệu quả về môi trường

Thông qua thực hiện Đề án hình thành các vùng chuyên canh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành như VietGAP/GAHP,... giúp quản lý tốt dịch hại, bảo vệ môi trường; sản phẩm làm ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Góp phần hướng tới một nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, sạch và bền vững, là một trong những phương thức hữu hiệu, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên; giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất; hạn chế dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; cải thiện môi trường sinh thái, góp phần ổn định và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, trường hợp có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời./.

Biểu 1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỪ NĂM 2019-2022

ĐVT: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Tổng số

Nguồn vốn thực hiện Chương trình

Ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp

Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án

Vốn tín dụng

Vốn đóng góp của các chủ thể

Nguồn khác

Tổng

Trong đó

NSTW

NS Địa phương

Tổng cộng

213.581

20.901

9.961

10.940

37.300

25.800

124.580

5.000

1

Nam Đàn

19.760

4.760

3.000

1.760

15.000

2

Hưng Nguyên

5.000

200

200

800

3.000

1.000

3

TP Vinh

24.060

1.060

1.060

5.000

3.000

15.000

4

Nghi Lộc

5.640

640

420

220

5.000

5

TX Cửa Lò

17.020

520

520

1.000

500

15.000

6

Diễn Châu

5.510

1.010

330

680

500

4.000

7

Yên Thành

32.970

970

350

620

5.000

7.000

15.000

5.000

8

Quỳnh Lưu

62.430

930

450

480

15.000

11.400

35.100

9

Hoàng Mai

1.320

780

250

530

540

10

Đô Lương

11.430

1.430

750

680

5.000

5.000

11

Kỳ Sơn

3.980

980

580

400

2.700

300

12

Tương Dương

910

660

300

360

250

13

Con Cuông

1.450

1.030

320

710

420

14

Anh Sơn

10.380

980

360

620

1.400

8.000

15

Thanh Chương

1.410

1.110

750

360

200

100

16

Tân Kỳ

4.331

1.331

821

510

3.000

17

TX Thái Hòa

2.750

150

150

700

900

1.000

18

Nghĩa Đàn

900

450

320

130

450

19

Quỳ Hợp

870

870

360

510

20

Quỳ Châu

1.150

730

350

380

420

21

Quế Phong

310

310

250

60


Biểu 2 a: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG SẢN PHẨM TỪ NĂM 2019 ĐẾN THÁNG 12/2022

TT

Đơn vị

Tổng cộng

Tổng số sản phẩm đạt sao qua các năm

Trong đó

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

3 sao

4 sao

5 sao

Nâng hạng

DN

HTX

THT

CS SX

HSX

Tổng số đạt

3 sao

4 sao

5 sao

Tổng số đạt

3 sao

4 sao

5 sao

Tổng số đạt

3 sao

4 sao

5 sao

Nâng hạng

Tổng số đạt

3 sao

4 sao

5 sao

Đánh giá lại

Tổng cộng

403

359

43

1

10

53

79

32

18

53

48

33

15

0

65

54

11

0

140

125

14

1

4

160

151

3

0

6

1

Nam Đàn

69

60

9

0

2

1

6

2

13

9

7

6

1

16

10

6

26

24

2

2

22

22

2

Hưng Nguyên

5

5

0

0

0

3

2

2

2

3

3

3

TP Vinh

43

33

9

1

0

14

11

8

3

1

1

20

15

4

1

11

9

2

4

Nghi Lộc

9

8

1

0

0

2

5

2

2

1

1

7

7

5

TX Cửa Lò

15

13

2

0

0

3

2

1

4

3

2

1

7

6

1

5

5

6

Diễn Châu

18

16

2

0

1

4

6

1

2

3

2

1

2

2

8

7

1

1

6

6

7

Yên Thành

28

26

2

0

3

5

13

3

3

3

3

3

3

9

8

1

1

16

13

1

2

8

Quỳnh Lưu

21

18

3

0

0

5

4

2

4

4

1

3

4

4

7

7

6

6

9

Hoàng Mai

19

18

1

0

1

1

2

1

2

1

1

8

8

3

3

7

6

1

10

Đô Lương

26

24

2

0

0

3

1

5

1

6

4

2

2

8

8

14

14

11

Kỳ Sơn

8

8

0

0

0

1

4

1

1

1

1

1

6

6

12

Tương Dương

8

8

0

0

0

2

5

1

1

6

6

1

1

13

Con Cuông

23

16

7

0

0

1

3

4

3

3

3

3

7

3

4

10

10

14

Anh Sơn

17

17

0

0

0

2

4

1

1

3

3

5

5

6

6

3

3

15

Thanh Chương

20

17

3

0

0

3

8

3

7

5

2

4

3

1

2

2

7

7

16

Tân Kỳ

20

20

0

0

0

1

2

13

2

2

2

4

4

8

8

6

6

17

TX Thái Hòa

10

10

0

0

0

2

2

5

5

5

5

18

Nghĩa Đàn

13

12

1

0

0

1

5

2

3

4

3

1

9

9

19

Quỳ Hợp

14

14

0

0

0

3

4

1

7

7

7

7

20

Quỳ Châu

13

12

1

0

3

3

3

3

2

1

2

2

4

4

7

4

3

21

Quế Phong

4

4

0

0

0

1

3

2

2

2

2

Biểu 3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ THAM GIA XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2019-2022

TT

Tên đơn vị

Hội chợ

Hội nghị kết nối cung cầu

Trưng bày sản phẩm

Các hoạt động xúc tiến khác

Ghi chú

Tổng cộng

69

31

13

5

1

Sở Công Thương

20

2

2

Chi cục Phát triển nông thôn

10

2

3

3

Chi cục Quản lý nông lâm sản và thủy sản

13

3

4

Hội Nông dân tỉnh

2

5

Liên minh HTX tỉnh

2

8

6

Trung Tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

18

14

10

5

7

Huyện Nam Đàn

2

8

Huyện Kỳ Sơn

1

9

Huyện Con Cuông

1

10

Thành phố Vinh

2

Biểu 4 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP, GIAI ĐOẠN 2023-2025

ĐVT: Sản phẩm

STT

Tên địa phương



Tên sản phẩm

Loại hình tổ chức sản xuất

Tổng số sản phẩm đăng ký tham gia OCOP

Dự kiến số sản phẩm đạt sao hàng năm của từng huyện

Tổng số

Trong đó

Tổng số sản phẩm có khả năng đạt

Trong đó:

Hộ GĐ

Tổ hợp tác

HTX

DN

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

277

112

32

96

37

317

246

82

82

82

1

Huyện Quế Phong

12

4

4

3

1

12

9

3

3

3

2

Huyện Quỳ Châu

15

11

0

4

0

15

12

4

4

4

3

Huyện Quỳ Hợp

14

2

2

10

0

17

12

4

4

4

4

Thị xã Thái Hòa

16

5

0

7

4

38

30

10

10

10

5

Huyện Nghĩa Đàn

19

3

0

16

0

19

15

5

5

5

6

Thị xã Hoàng Mai

8

3

2

3

0

8

6

2

2

2

7

Huyện Quỳnh Lưu

18

9

0

3

6

23

18

6

6

6

8

Huyện Đô Lương

9

2

2

1

4

9

6

2

2

2

9

Huyện Nghi Lộc

14

6

0

8

0

14

9

3

3

3

10

Thị xã Cửa Lò

1

1

0

0

0

3

3

1

1

1

11

Huyện Hưng Nguyên

10

6

0

4

0

12

9

3

3

3

12

Huyện Nam Đàn

6

5

0

1

0

6

3

1

1

1

13

Huyện Con Cuông

7

3

0

3

1

7

6

2

2

2

14

Tương Dương

20

1

6

13

0

20

15

5

5

5

15

Huyện Tân Kỳ

26

19

2

2

3

26

21

7

7

7

16

Huyện Thanh Chương

10

6

3

0

1

10

9

3

3

3

17

Huyện Anh Sơn

15

4

1

7

3

21

15

5

5

5

18

Huyện Diễn Châu

22

9

3

5

5

22

18

6

6

6

19

Huyện Kỳ Sơn

15

7

6

1

1

15

12

4

4

4

20

Huyện Yên Thành

10

2

1

3

4

10

9

3

3

3

21

TP Vinh

10

4

0

2

10

9

3

3

3

Biểu 5: DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN OCOP, GIAI ĐOẠN 2023-2025

ĐVT: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Định mức

Tổng nhu cầu kinh phí

Trong đó

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình

Vốn lồng ghép

Vốn tín dụng

Chủ thể

Tổng cộng

Trong đó

NSTW

NS tỉnh

NS huyện

NS xã

Tổng cộng

202.344

43.060

16.990

19.100

5.530

1.440

12.466

14.682

132.136

I

Kinh phí đánh giá phân hạng hàng năm tỉnh, huyện

2.430

2.430

2.430

0

0

1

Cấp tỉnh: (1 năm x 2 đợt/năm x 3 năm)

Đạt

6

90

540

540

540

2

Cấp huyện: (21 huyện thành, thi x 2 đợt x 3 năm)

Đợt

126

15

1.890

1.890

1.890

II

Kinh phí hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ và chủ thể

1.980

1.980

1.980

1

Cấp tỉnh: 4 lớp/năm x 3 năm

Lớp

12

60

720

720

720

2

Cấp huyện: (21 huyện thành, thi x 1 lớp x 3 năm)

Lớp

63

20

1.260

1.260

1.260

III

Xúc tiến thương mại

4.300

4.300

4.300

1

Tham gia hội chợ: 3h hội chợ /năm x 3 năm

năm

9

200

1.800

1.800

1.800

2

Xây dựng 2 điểm trưng bày tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Điểm

2

1.250

2.500

2.500

2.500

IV

Kinh phí tuyên truyền, các báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh

Năm

3

300

900

900

900

V

Tiền thưởng

246

7.900

7.900

0

7.900

0

1

Thưởng 3 sao

Sản phẩm

214

30

6.420

6.420

6.420

2

Thưởng 4 sao

Sản phẩm

27

40

1.080

1.080

1.080

3

Thưởng 5 sao

Sản phẩm

5

80

400

400

400

VI

Hỗ trợ máy móc thiết bị; Điểm trưng bày và bán sản phẩm, bao bì theo Nghị quyết số 25/2020/HĐND

11.200

11.200

0

11.200

1

Hỗ trợ máy móc thiết bị.

Máy

11

500

5.500

5.500

5.500

2

Hỗ trợ điểm trưng bày và bán sản phẩm (3 điểm/năm x 3 năm)

Điểm

9

300

2.700

2.700

2.700

3

Hỗ trợ bao bì nhãn mác

Sản phẩm

150

20

3.000

3.000

3.000

VII

Kinh phí thực hiện mô hình, dự án tạo động lực phát triển Chương trình

Mô hình /dự án

9

410

3.690

3.690

3.690

VIII

Hỗ trợ tư vấn, truy xuất nguồn gốc, tem nhãn..

Sản phẩm

246

15

3.690

3.690

3.690

0

0

0

0

IX

Kinh phí phát triển sản phẩm

Sản phẩm

246

166.254

6.970

0

5.530

1.440

12.466

14.682

132.136



[1]. So mục tiêu đề ra tại Đề án số 729/QĐ-UBND ngày 12/03/2019 đến năm 2030 toàn tỉnh phấn đấu có 200 sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên. Tuy nhiên đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm 03 sao trở lên vượt 101,5% so với kế hoạch đề ra chưa tính đến năm 2025.

[2] Giai đoạn 2019-2022 đã có 403 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Để đến năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu có 650 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên. Như vậy giai đoạn 2023-2025 phấn đấu có thêm ít nhất 246 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, bình quân 82 sản phẩm/năm (giai đoạn 2019 - 2022 đạt bình quân 101 sản phẩm/năm). Hiện tại qua điều tra, khảo sát tại các địa phương giai đoạn 2023-2025 có 317 sản phẩm có tiềm năng đạt hạng 03 sao trở lên; với 277 chủ thể. Dự kiến có ít nhất đạt 78% hạng 3 sao trở lên tương đương 246 sản phẩm, trong đó có ít nhất 10% đạt 04 sao tương đương 27 sản phẩm; có ít nhất 5 đạt tiềm năng 5 sao, dự kiến gồm: Lươn NAP Poods Vinh; Dò bê Tứ Phương; Cà gai leo Pù mát; Mây tre đan Đức Phong và Dò bê Chung tài.

[3] Tính đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh có 840 hợp tác xã, trong đó số HTX nông nghiệp có 656 HTX chiếm 78%; Tổng số lao động thường xuyên trong các hợp tác xã là 60.936 người. Thu nhập lao động đạt bình quân 4,56 triệu đồng/tháng, riêng lĩnh vực nuôi trồng hải sản thu nhập 8-10 triệu đồng/người/tháng. Giai đoạn 2019-2022 có 79 HTX với 137 sản phẩm OCOP (chiếm 33,8% số chủ thể tham gia); 32 Tổ hợp tác với 36 sản phẩm (chiếm 13,7%). Phấn đấu giai đoạn 2023-2025 có 35% HTX có sản phẩm OCOP tương đương 86 HTX Trong đó năm 2023 phấn đấu 25 HTX có sản phẩm OCOP; năm 2024 phấn đấu 30 HTX có sản phẩm OCOP; năm 2025 phấn đấu 35 HTX có sản phẩm OCOP; phấn đấu có ít 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa tương đương 82 chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[4] Có 10% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn tương đương 40 chủ thể.

[5] Hiện tại nghệ An có 182 làng nghề được UBND tỉnh công nhận phấn đấu giai đoạn 2023-2025 có 5% làng nghề có sản phẩm đạt chuẩn OCOP tương đương 9 làng nghề.

[6] Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20% tương đương 55 chủ thể; ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ tương đương 110 chủ thể; có ít nhất 15% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tương đương 42 chủ thể.

[7] Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...tương đương 138 chủ thể; Theo Nghị quyết 25/2020/NQ/HĐND ngày 13/12/2020 mỗi cấp huyện có 01 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP như vậy toàn tỉnh phải xây dựng cho được có 21 điểm, hiện tại đến hết năm 2022 toàn tỉnh mới có 17 điểm trình diễn bán hàng OCOP (Sở Công Thương, Liên minh HTX, TP Vinh, Thị xã Hoàng Mai, Thị xã Cửa Lò, Tân Kỳ, Nam Đàn, Tương Dương, Con Cuông, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳ Châu),

[8] Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An đến năm 2030

[9] Nghị quyết số 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An ngày 02/1/2021 về đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Nghệ An

[10] Quyết định số 1719/QĐ-TTg , phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1117/QĐ-UBND ngày 24/04/2023 phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023-2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


173

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.235.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!