Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 07/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 13/NQ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong hai ngày 03 và 04 tháng 02 năm 2009, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009 và phương hướng, giải pháp thúc đẩy tăng cường phát triển kinh tế. Chính phủ đã thảo luận, đánh giá công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam thời gian qua và đã thống nhất một số định hướng và giải pháp cơ bản cho những năm tiếp theo.

I. VỀ TÌNH HÌNH ĐTNN NĂM 2006 – 2008

Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 5 năm 2006 – 2010 là 7,5% - 8%, phấn đấu ở mức 8%; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP. Để đạt mục tiêu này, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cần huy động là khoảng 160 tỷ USD, trong đó, ĐTNN cần đạt khoảng 25,1 tỷ USD,  trung bình trên 5 tỷ USD mỗi năm. Trong 3 năm đầu của kỳ kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, ĐTNN đã gia tăng mạnh mẽ cả về vốn thực hiện và vốn đăng ký. So với mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 5 năm 2006 – 2010, vốn đăng ký đã đạt 97,6 tỷ USD, vượt 77,4%; vốn thực hiện đã đạt khoảng 23,6 tỷ USD, bằng 94,4% mục tiêu.

Khu vực kinh tế ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực kinh tế ĐTNN trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, từ 17,02% năm 2006 (so với 15,99% năm 2005) lên 17,66% năm 2007; đồng thời, góp phần đưa tỷ lệ đầu tư toàn xã hội bình quân lên mức trên 45% GDP trong 3 năm đầu kế hoạch 2006 – 2010.Trong hoạt động xuất khẩu, khu vực kinh tế ĐTNN giữ vị trí trọng yếu, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2008, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007. Trong 3 năm 2006 – 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo thêm 370.000 việc làm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ USD. Hệ thống pháp lý điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và dự án ĐTNN ngày càng được hoàn thiện, chính sách điều tiết kinh tế linh hoạt, hiệu quả; chính quyền trung ương và địa phương đã tích cực và chủ động hơn trong thu hút và quản lý ĐTNN bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, khiến Việt Nam vẫn là nơi có sức hút đối với các nhà ĐTNN.

Mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ nêu trên, song thực tiễn ĐTNN vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn tiếp tục bộc lộ nhiều hạn chế của môi trường đầu tư, thậm chí có những mặt còn trở nên gay gắt hơn trước sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam. Vẫn còn tình trạng vẫn còn sự thiếu đồng bộ, chưa nhất quán giữa các quy định của pháp luật chung về đầu tư, kinh doanh và pháp luật chuyên ngành; công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung; sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đang là nhân tố gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư; tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư; việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng, tình trạng vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường ... Một số vấn đề mới phát sinh đang bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang và sẽ làm cho nguồn vốn ĐTNN toàn cầu bị thu hẹp và trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với các khó khăn từ cuộc khủng hoảng này. Điều này dẫn đến nhiều dự án ĐTNN đã được cấp phép có khả năng giãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn ĐTNN thực hiện so với vốn đăng ký giảm so với những năm trước. Các nhà đầu tư tiềm năng khi dự định đầu tư tại Việt Nam sẽ phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay trong bối cảnh khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Trước thực trạng trên, nhiệm vụ tổng quát trong công tác ĐTNN trong thời gian tới là tập trung khắc phục các mặt tồn tại của môi trường đầu tư, hạn chế đến mức thấp nhất tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm tận dụng cơ hội thu hút ĐTNN, góp phần đạt mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bền vững môi trường.

II. ĐỊNH HƯỚNG, YÊU CẦU THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐTNN

- Nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và quản lý vốn ĐTNN đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút ĐTNN, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

- Thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia…

- Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh; cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án ĐTNN theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước thực thi chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.

- Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động ĐTNN cần được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng,…

- Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án ĐTNN có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc đình công có thể xảy ra.

- Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này.

- Công tác quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để tiếp tục thu hút và quản lý nguồn vốn ĐTNN trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách sau:

1. Nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư

a) Các giải pháp:

- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.

- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, môi trường đô thị…), phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát các quy định còn chồng chéo, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong quá trình xây dựng chính sách liên quan đến đầu tư; kiến nghị giải pháp khắc phục, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các dự án ĐTNN đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai; thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện.

Chủ trì thành lập các tổ công tác liên ngành với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan để xúc tiến đầu tư và thúc đẩy giải ngân các dự án quy mô lớn: nghiên cứu, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các dự án ĐTNN; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án quy mô lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý III năm 2009 về các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Trong quý III năm 2009, ban hành quy định về chế độ báo cáo về ĐTNN thay thế Thông tư liên tịch số 01/1997/TTLT-BKH-TCTK của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê về chế độ báo cáo của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Giao Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành trong quý III năm 2009 về các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án chế biến nông sản tại các vùng xa trung tâm, vùng kinh tế kém phát triển theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Đối với các dự án ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo vệ môi trường (theo Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009).

- Giao Bộ Công thương:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành trong quý III năm 2009 về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến gắn với các dự án đầu tư lớn từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 nêu trên.

- Giao Bộ Xây dựng:

Nghiên cứu và đề xuất Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Xây dựng có liên quan đến công tác xây dựng trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư như thiết kế cơ sở trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư có xây dựng),…tạo điều kiện thuận lợi để thu hút tốt các nguồn lực; đề xuất giải pháp khắc phục những vướng mắc trong việc huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

- Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường:

+ Chủ trì rà soát và sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật Thanh tra và các văn bản khác về xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả của các dự án đầu tư đã cấp phép.

- Giao Bộ Khoa học và Công nghệ:

Rà soát, đánh giá về trình độ công nghệ đang được áp dụng tại các dự án có vốn ĐTNN, đề xuất biện pháp thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

- Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Chỉ đạo các cơ quan tham mưu của địa phương phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành tiến hành thẩm tra thận trọng khi xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn trên các phương diện: công nghệ, năng lực thực hiện, nguy cơ ô nhiễm môi trường, …đặc biệt lưu ý về quy mô vốn của dự án đối với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên như đất đai, khoáng sản… trên cơ sở phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, quy hoạch ngành và chiến lược phát triển vùng nhằm bảo đảm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực cũng như phát huy lợi thế để phát triển bền vững.

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai dự án; việc giao đất phải được tiến hành theo tiến độ thực hiện dự án; tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.

+ Thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ban hành quy định về suất đầu tư tối thiểu/ha đối với các dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng diện tích đất lớn, đặc biệt là đất nông nghiệp chuyên trồng lúa.

+ Đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan phương án xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Nhóm giải pháp về quy hoạch

a) Các giải pháp:

- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; rà soát điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời đối với các quy hoạch đã lạc hậu; có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch đã được duyệt.

- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

- Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ phương án xây dựng dự án Luật Quy hoạch để trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2010 – 2011.

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát để bổ sung các quy hoạch còn thiếu, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu. Báo cáo rà soát hoàn thành trong quý IV năm 2009.

- Giao các Bộ quản lý chuyên ngành và các địa phương:

Chủ động rà soát các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung hoặc trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Công bố danh mục các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm thủy sản, đặc biệt là tại các khu vực xa trung tâm, vùng kinh tế kém phát triển,… cần ưu tiên thu hút vốn ĐTNN trong giai đoạn đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

+ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp ngăn ngừa tình trạng nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

- Giao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch:

Công bố danh mục các dự án thu hút ĐTNN trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, khu du lịch tổng hợp và chuyên đề làm động lực cho phát triển du lịch của các vùng du lịch tiềm năng; đề xuất các biện pháp ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ trước tháng 7 năm 2009.

- Giao Bộ Công thương:

Công bố danh mục các dự án ngành công nghiệp, năng lượng, khoáng sản, … cần ưu tiên thu hút vốn ĐTNN trong giai đoạn tới năm 2020; hoàn thành trong quý IV năm 2009.

- Giao Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tiến hành rà soát quy hoạch về hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông trong tổng thể quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quy hoạch về hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông với các lĩnh vực hạ tầng khác.

3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng

a) Các giải pháp:

- Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,…); hệ thống cầu và đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc – Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

- Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước – Thị Vải, Lạch Huyện,…

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, trình Chính phủ trước tháng 10 năm 2009.

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách về phương thức hợp tác đầu tư Nhà nước – Tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng (phương thức PPPs) trong năm 2009.

- Giao Bộ Công thương:

Rà soát tình hình cung cấp điện cho các doanh nghiệp ĐTNN, nhất là các dự án có nhu cầu sử dụng điện lớn, các khu công nghiệp tập trung đánh giá khả năng và đề xuất giải pháp bảo đảm cấp điện ổn định cho sản xuất kinh doanh, bao gồm cả biện pháp huy động các nguồn vốn cho phát triển nguồn điện.

- Giao Bộ Giao thông vận tải:

Rà soát lại các dự án giao thông vận tải ưu tiên thu hút ĐTNN và chuẩn bị các thủ tục đầu tư cần thiết để gọi vốn ĐTNN; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan kiến nghị các chính sách ưu đãi đối với các dự án vốn đầu tư rất lớn, khả năng hoàn vốn khó khăn như: đường sắt, cảng biển, đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2009.

- Giao Bộ Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương sửa đổi, hoàn thiện các quy định về xây dựng nhà ở, kinh doanh khu đô thị, kinh doanh bất động sản, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

a) Các giải pháp:

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN đào tạo lao động ở các trình độ, góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 là nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao trình độ lao động, đặc biệt là đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chủ trì hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Nghị định số 06/2000/NĐ-CP , Nghị định số 18/2001/NĐ-CP và Nghị định số 165/2005/NĐ-CP theo hướng phân định rõ các loại hình đào tạo có yếu tố nước ngoài, theo đó làm rõ những thủ tục nào là bắt buộc theo pháp luật về đầu tư, những thủ tục nào là đặc thù cho ngành giáo dục, từ đó có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, điều kiện, quy trình thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý phù hợp với các quy định của pháp luật áp dụng đối với từng loại hình cơ sở đào tạo, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009;

- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo thực hiện công tác quản lý nhà nước trong việc thẩm tra, giám sát, hậu kiểm đối với các cơ sở giáo dục đào tạo có vốn ĐTNN.

- Giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các giải pháp hạn chế đình công xảy ra không đúng trình tự pháp luật quy định.

+ Thực hiện việc soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và các giải pháp đưa pháp luật lao động vào cuộc sống thông qua việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

+ Xây dựng đề án “Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2008 – 2020” và đề án “Cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài”, đặc biệt lưu ý tới việc đào tạo các ngành nghề hiện đang thiếu hụt lao động và đào tạo tại các khu vực tập trung các khu công nghiệp, các dự án lớn có nhu cầu cao về số lượng lao động, chuyển đổi nghề cho nông dân khi bị thu hồi đất làm dự án đầu tư.

- Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

+ Tập trung giải quyết cơ bản tình trạng đình công xảy ra không theo trình tự pháp luật quy định trên địa bàn quản lý.

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các cơ quan địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

5. Nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN

a) Các giải pháp:

- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ĐTNN; nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN của các cơ quan chức năng.

- Tiến hành tổng kết, đánh giá việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN trong thời gian qua, phát hiện những bất cập, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trên cơ sở rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình phân cấp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định về quy chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài. Trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2009.

- Các Bộ, ngành tham gia thẩm tra dự án; có trách nhiệm trả lời trong thời hạn quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ; đồng thời chịu trách nhiệm về các nội dung thẩm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan mình; đặc biệt là các nội dung về quy hoạch, đất đai, môi trường, công nghệ, các điều kiện phải đáp ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành,… làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án.

- Các Bộ, cơ quan: Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo nhanh, cập nhật thông tin hàng tháng về tình hình tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đầu tư và vốn thực hiện của các dự án ĐTNN thuộc phạm vi thẩm quyền của mình về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và định kỳ hàng quý, 6 tháng và một năm tổng hợp, đánh giá hoạt động đầu tư trên địa bàn để đề xuất các giải pháp phù hợp đối với khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.

6. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:

a) Các giải pháp:

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…; chú trọng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn.

- Hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với danh mục đầu tư quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư; xây dựng danh mục gọi vốn ĐTNN cho giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo.

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu và xây dựng mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương; xây dựng văn bản pháp quy về công tác Xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 – 2010. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. Tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp.

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

b) Phân công nhiệm vụ:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật về công tác xúc tiến đầu tư theo hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác xúc tiến đầu tư và cụ thể hóa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác xúc tiến đầu tư; xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và có chiều sâu. Trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

+ Nghiên cứu xu hướng và chiến lược đầu tư của một số đối tác có tiềm năng để có phương án chủ động vận động các nhà ĐTNN, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2009.

+ Làm đầu mối quản lý, điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước (bao gồm cả các cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư tại nước ngoài).

+ Hướng dẫn mẫu biểu, nội dung thông tin để các ngành, địa phương thống nhất xây dựng “project profile” cho các dự án gọi vốn ĐTNN, làm cơ sở vận động đầu tư; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Danh mục dự án quốc gia gọi vốn ĐTNN giai đoạn 2011 – 2015, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2010.

+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn; hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

- Giao Bộ Ngoại giao:

Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, …) khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và điều kiện liên quan tới việc thành lập và hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như đã được Thủ tướng chỉ đạo tại văn bản số 103/TB-VPCP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường bộ phận xúc tiến ĐTNN tại một số địa bàn trọng điểm và Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BKH-BNG ngày 17 tháng 3 năm 2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Ngoại giao hướng dẫn triển khai bộ phận xúc tiến ĐTNN tại một số địa bàn trọng điểm.

- Giao các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm.

+ Chủ động thực hiện xây dựng thông tin chi tiết về dự án (project profile) đối với dự án do ngành, địa phương mình đề xuất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2007 ban hành Danh mục quốc gia kêu gọi ĐTNN giai đoạn 2006 – 2010, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước tháng 6 năm 2009.

7. Một số giải pháp khác

a) Tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện thành công Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 – nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá cải cách hành chính của Chính phủ từ nay đến hết 2010 – để tiếp tục thu hút ĐTNN.

b) Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

c) Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.

d) Thực hiện hiệu quả chương trình sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn III; tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc XTĐT và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án.

đ) Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: theo chức năng và nhiệm vụ của mình, Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của chính sách, pháp luật về ĐTNN nói chung và việc thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung giải pháp nêu tại mục này; báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì các buổi đối thoại giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư.

Để đảm bảo kịp thời và đồng bộ triển khai các nội dung của Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất cho phép áp dụng quy trình rút gọn đối với việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý II, III năm 2009.

IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trước các khó khăn của tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, nhiệm vụ giữ vững tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo cuộc sống của nhân dân được đặt ra hết sức nặng nề. Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương cần thống nhất thực hiện linh hoạt, kịp thời và hiệu quả các giải pháp điều hành đã được Chính phủ thống nhất thông qua và ban hành. Huy động tối đa mọi nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng góp quan trọng của khu vực có vốn ĐTNN vào đầu tư, kích cầu nền kinh tế, tạo thu nhập, việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp nêu trong Nghị quyết này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp đã nêu trong Nghị quyết này ngay sau khi Chính phủ ban hành; đồng thời, định kỳ 06 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ để ban hành các biện pháp điều hành phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí Thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG   




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 13/NQ-CP

Hanoi, April 7, 2009

 

RESOLUTION

ON ORIENTATIONS AND SOLUTIONS TO ATTRACT AND MANAGE FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN THE COMING TIME

On February 3-4, 2009, the Government held its regular meeting to evaluate the socio-economic situation of January- 2009 and work out directions and solutions to boost economic development. The Government discussed and evaluated the attraction and management of foreign investment capital in Vietnam over the past time and reached agreement on a number of orientations and basic solutions for the coming years.

I. FOREIGN INVESTMENT SITUATION IN THE 2006-2008 PERIOD

The Xth Party Congress's Resolution set the targets of an average gross domestic product growth of 7.5-8% in the 2006-2010 period, striving for 8%: and the society's total investment capital of around 40% of GDP. To achieve these targets, the society will need to raise a total development investment capital of around IISD 160 billion, including around DSD 25.1 billion in foreign investment, or an average of over USD 5 billion each year. In the first three years of the 2006-2010 plan, both disbursed and registered foreign investment capital increased considerably. Registered capital reached USD 97.6 billion, 77.4% higher than the target set for the whole 2006-2010 period: and disbursed capital reached around USD 23.6 billion, 94.4% of the target.

The foreign-invested sector has added an important capital source for development investment and played an increasingly active role in Vietnam's economic restructuring and growth. The foreign-invested sector's proportion in GDP kept rising over years, from 17.02% in 2006 (compared with 15.99% in 2005) to 17.66% in 2007; the sector contributed to raising the entire society's average investment rate to over 45% of GDP in the first three years of the 2006-2010 plan. The foreign-invested sector has played a significant role in export activity, accounting for 44% of the country's total export value in 2008. a 24% increase over 2007. During 2006-2008, foreign-invested enterprises additionally created 370.000 jobs and remitted around USD 5 billion in taxes into the state budget. The legal system governing the organization and operation of foreign-invested enterprises and projects had been increasingly improved with flexible and effective economic administration policies; central and local governments had been more active and dynamic in attracting and managing foreign investment with numerous measures reducing administrative procedures and supporting and creating favorable conditions for investors in project implementation, making Vietnam still an attractive destination for foreign investors.

Despite the above encouraging results, Vietnam's investment environment has over the past time revealed many limitations, some of which have even become more serious given strong and remarkable growth of foreign investment in Vietnam. There remain inconsistencies among investment and business laws and specialized laws; territorial planning and planning of branches, trades, domains and products are poor and inadequate, especially given the thorough decentralization of investment licensing and management to localities, resulting in a general imbalance; poor outside-fence infrastructure still worries investors; trained human resources, especially technical workers and engineers, arc insufficient. Many problems still exists in land recovery, resettlement and site clearance and the observance of the environmental protection law. A number of emerging problems have started adversely affecting the investment environment, restraining the economy's capacity to attract and use investment capital.

The world economic crisis has been reducing and will reduce the global foreign investment capital source, directly affecting Vietnam in the coming time. Transnational corporations have been adjusting their business strategies to tackle difficulties caused by this crisis. This leads to the delay, downscale or non-implementation of licensed foreign-invested projects, consequently decreasing disbursed foreign investment capital against registered capital compared with previous years. Potential investors will consider more carefully and spend more time deciding on their investment in Vietnam, banks will also not make easy lending decisions given common world economic difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. ORIENTATIONS AND REQUIREMENTS FOR FOREIGN INVFSTMENT ATTRACTION AND MANAGFMENT

- To raise awareness about the policy to increasingly attract and manage foreign investment capital affirmed at the Xth National Party Congress, which is "To increasingly attract foreign investment capital, which is set to account for over one-third of the entire society's development investment capital in 5 years (2006-2010). To expand domains, localities and forms to attract foreign investment, focusing on potentially large markets and world leading economic groups, creating drastic changes in the quantity, quality and efficiency of foreign direct investment."

- To attract in a targeted and selective manner foreign investment in important domains, including high technology; auxiliary industries; development of infrastructure and human resources; farm produce processing, development of difficulty-hit, agricultural and rural areas; economical and efficient use of natural resources and energy saving; highly added-value services; export-intensive industries; branches of social security significance (healthcare, pharmaceutical, vaccine and biological industries), environmental safety and national security.

- To review and make consistent laws on enterprises, investment, land, construction and business and specialized laws; to fully formulate and publicize regulations on conditions for specialized investment and business in order to make transparent market access criteria and conditions and production and business conditions; to formulate and promulgate regulations on post-licensing examination, inspection and management of foreign-invested projects under the 2005 Investment Law and Decree No. 108/2006/ND-CP to provide a basis for state management agencies to perform their management, examination and inspection functions.

- To promulgate a law on planning and planning management to prevent imbalanced and rampant licensing, causing redundancy, waste and low investment efficiency given the decentralization of investment licensing and management to localities.

- To settle infrastructure problems that hinder foreign investment such as systems of outside-fence infrastructure, electricity and water supply, roads and seaports; energy supply stability and site clearance.

- To settle problems related to human resources for large-scale foreign-invested projects, especially the shortage of trained human resources and outdated curricula of education and training institutions and vocational schools; to prevent and settle labor disputes to reduce strikes.

- To renew and improve the quality of investment promotion and promulgate a legal document to govern this activity, serving as a uniform legal ground for the state management, coordination and organization of this activity.

- To enhance the state management and coordination among central agencies and between central and local governments which must be associated with the functions, tasks and responsibilities of each agency, To work out a reporting mechanism which enables timely synthesis of information and assessment of situations in order to propose the Government effective administering solutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To attract and manage foreign investment capital in the coming time, ministries, branches and localities should implement the following urgent solutions:

1. Solutions on investment attracting policy

a/ Solutions:

- To continue reviewing laws and policies on investment and business to amend inconsistent and contradictory provisions and supplement insufficient ones; to revise problematic and unclear provisions related to investment and business procedures.

- To promulgate incentives for investment in urban development, development of technical infrastructure (water supply and drainage, urban environment), development of houses for social policy beneficiaries and low-income earners; construction of welfare works (houses, hospitals, schools, cultural and sports facilities) for workers of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic zones; and for agricultural and rural development projects.

- To take measures to speed up disbursement; not to license projects that use outdated technologies or adversely affect the environment: to thoroughly verify land-intensive projects and conditionally allocate land according to project schedules: to take into account the ratio of investment to land area, including land of industrial parks. To review projects having received investment certificates nationwide to adopt appropriate solutions for each type of projects.

b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Planning and Investment:

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, reviewing overlapping regulations and mechanisms of coordination among ministries and branches in the formulation of investment-related policies; to propose solutions and submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To assume the prime responsibility for setting up interdisciplinary teams joined by concerned ministries and branches to promote investment and speed up the disbursement of capital for large-scale projects: to study and propose measures to promptly settle problems arising in the implementation of foreign-invested projects; to propose to the Prime Minister for consideration and decision specific mechanisms and policies applicable to large-scale projects which are significant to economic development of branches and localities.

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying and submitting to the Prime Minister for promulgation in the third quarter of 2009 investment incentives for projects to build welfare works (houses, hospitals, schools and cultural and sports facilities) for workers of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones and economic zones;

+ To promulgate in the third quarter of 2009 regulations on reporting on foreign investment to replace Joint Circular No. 01/1997/TTLT-BKH-TCTK of the Ministry of Planning and Investment and the General Statistics Office, on reporting regulations applicable to foreign-invested enterprises.

- To assign the Ministry of Finance to assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in, studying and submitting to the Government for promulgation in the third quarter of 2009 investment incentives for projects to process farm produce in far areas and economically underdeveloped areas on the list publicized by the Ministry of Agriculture and Rural Development and projects to apply science and technology to production and business to create added value for products and protect the environment (under the National Assembly's Resolution No. 23/2008/QH12 of November 6, 2008. on the 2009 socio-economic development plan).

- To assign the Ministry of Industry and Trade to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in. studying and submitting to the Government for promulgation in the third quarter of 2009 mechanisms and policies to mobilize social resources for investment in developing auxiliary and processing industries associated with large projects invested with foreign direct capital under the National Assembly's Resolution No. 23/2008/QH12 of November 6, 2008.

- To assign the Ministry of Construction to study and propose the Prime Minister to submit to the National Assembly guidelines to amend and supplement a number of Construction Law provisions on construction applicable to the grant of investment certificates, such as basic designs in dossiers of application for investment certificates (for investment projects involving construction) in order to create favorable conditions for attracting resources; to propose solutions to problems in raising capital for real estate investment. To submit these guidelines and solutions to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

- To assign the Ministry of Natural Resources and Environment:

+ To assume the prime responsibility for reviewing, amending and supplementing regulations on administrative sanctioning in the natural resources and environment domain; to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Government Inspectorate and concerned ministries and branches in. reviewing and submitting to the Prime Minister in the third quarter of 2009 amendments and supplements to such legal documents as the Penal Code, the Inspection Law and other documents concerning the handling of violations of regulations on natural resources and environment.

+ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and local administrations in increasing inspection, examination and handling of licensed projects that improperly or inefficiently use land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assign People's Committees of provinces and centrally run cities:

+ To direct their advisory agencies to coordinate with line ministries and specialized management agencies in carefully verifying projects in terms of technology, implementation capacity and environmental pollution risks, paying special attention to the projects' capital for reasonable use of natural resources such as land and minerals, and conformity with local socio-economic development plans, approved land use plannings, plannings of branches and regional development strategies to assure reasonable and effective use of resources and promotion of advantages for sustainable development.

+ To direct functional agencies in managing and closely monitoring the project implementation; allocating land according to project implementation schedules; promptly carrying out procedures to recover land and withdraw investment certificates of projects which cannot be implemented or fail to use up allocated land, for allocation to more efficient new projects and simultaneously, within the scope of their competence, proactively paying site clearance compensations and allocating land to investors as committed, especially for large-scale projects which investors are ready to disburse capital for implementation.

+ To reach agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development on the promulgation of regulations on minimum investment level/ha for land-intensive investment projects, especially those using rice-growing land.

+ To propose to the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and branches options to settle matters falling beyond their competence for sum-up and report to the Prime Minister.

2. Solutions on planning

a/ Solutions:

- To well elaborate and manage master plans, especially socio-economic development, territorial, detailed land use, branch and major product plannings; to review and promptly adjust outdated master plans; to adopt specific plans to implement approved master plans.

- To widely publicize approved master plans, to speed up site clearance for investment projects: to effectively review, examine and adjust land use master plans, especially for coastal localities, to assure sustainable economic and environmental development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Planning and Investment:

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and agencies in. studying and submitting to the Government a scheme to draft the Planning Law for submission to the National Assembly for passage in 2010-2011.

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in. reviewing master plans to add lacking and adjust outdated ones. To complete review reports in the fourth quarter of 2009.

- To assign line ministries and localities to proactively review master plans on socio-economic development, land use, branches, domains and products for adjustment and supplementation or submission to competent agencies for prompt adjustment and supplementation to meet the country's socio-economic development requirements.

- To assign the Ministry of Agriculture and Rural Development:

+ To announce a list of agricultural, forestry and fishery projects, especially those in far and economically underdeveloped areas, prioritized for foreign investment up to 2020, and submit it to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

+ To study and propose solutions to prevent farmers from breaching contracts on material supply for farm produce processing mills and submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

+ To assign the Ministry of Culture. Sports and Tourism to announce a list of tourist projects calling for foreign investment, especially national tourist zones, tourist complexes and specialized tourist zones, to give an impulse to tourism development in potential areas; to propose incentives and supports for tourism investment projects and submit them to the Prime Minister before July 2009.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assign the Ministry of Information and Communication to assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, reviewing plannings on information technology-communication infrastructure in the socio-economic infrastructure master plan; to propose solutions to raising the effectiveness of combination of plannings on information technology-communication infrastructure and on other infrastructure.

3. Solutions on infrastructure improvement

a/ Solutions:

- To review, adjust, approve and publicize infrastructure plannings up to 2020. To make the fullest use of resources to invest in infrastructure development, especially non-state budget funds to prioritize water supply and drainage, environmental sanitation (treatment of solid waste and wastewater); and systems of bridges and express ways, initially the North-South route and the two Vietnam-China economic corridors; to improve the quality of railway services, initially the North-South express railway and railway along the two Vietnam-China economic corridors, railroads connecting clusters of big seaports and big mines with the national railway system, and inner-city railways of Hanoi and Ho Chi Minh City; to generate and use electricity from new energies such as wind, tide, solar energy; post and telecommunications and information technology projects.

- To raise the competitiveness of Vietnam's seaport system; to call for investment in big ports of economic regions such as Hiep Phuoc - Thi Vai and Lach Huyen.

b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Planning and Investment:

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction, the Ministry of Transport and concerned ministries, branches and localities in. reviewing, adjusting, approving and publicizing infrastructure plannings up to 2020 and submit them to the Government before October 2009.

+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, studying and proposing policies on public-private partnerships (PPPs) in infrastructure development in 2009.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To assign the Ministry of Transport to review transport projects prioritized for foreign investment and prepare necessary investment procedures to call for foreign investment; to coordinate with the Ministry of Finance and agencies in proposing incentive policies for projects that have very large investment capital demands and are difficult to recover capital such as railways, seaports, express ways and express railways, and report them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2009.

To assign the Ministry of Construction to assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, amending and completing regulations on house construction and urban center and real estate business and submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

4. Solutions on human resources

a/ Solutions:

To complete legal documents on investment cooperation in education and training, to create favorable conditions to attract foreign investment in labor training of different levels, contributing to achieving the target of raising the rate of trained laborers to 40% under the 2001-2010 education strategy.

To study and adjust the labor restructuring in response to the economic restructuring; to raise the skills of laborers, especially fanners whose farm land is recovered for projects.

b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Education and Training:

+ To assume the prime responsibility for finalizing a draft decree to amend and supplement or replace Decrees No. 06/2000/ND-CP. No. 18/2001/ND-CP and No. 165/2005/ND-CP towards clearly defining types of training involving foreign elements, compulsory procedures under the investment law and procedures peculiar to the education sector, based on which to specifically guide criteria, conditions and order for establishment, operation and management according to regulations applicable to each type of training institution, and submit them to the Prime Minister in the third quarter of 2009;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assign the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

+ To assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries and branches in, performing the assigned tasks under the Prime Minister's Decision No. 1129/QD-TTg of August 18, 2008, promulgating the plan to implement June 5, 2008 Directive No. 22/CT-TW of the Secretariat of the Party Central Committee, on enhancement of leadership and direction of the establishment of harmonious, stable and progressive labor relations at enterprises, concentrating on solutions to reducing illegal strikes.

+ To draft the (amended) Labor Code and solutions to realizing the labor law by increasing examination, inspection and dissemination of the labor law among employees and employers.

+ To formulate schemes to renew and develop vocational training in the 2008-2020 period and to supply laborers meeting human resource requirements of enterprises and foreign investors, paying special attention to training in industries and trades in shortage of labor and re-training in geographical areas where are concentrated industrial parks and large labor-intensive projects and job change training for farmers whose land is recovered for investment projects.

- To assign People's Committees of provinces and centrally run cities:

+ To basically handle illegal strikes occurring in their localities.

+ To direct specialized and local agencies in increasingly disseminating the labor law among employees and employers; and increasing inspection and examination of the observance of the labor law by enterprises in their localities.

5. Solutions on coordination in state management of foreign investment operation

a/ Solutions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To increase training and refresher training for foreign investment administrators; to raise the capacity and efficiency of functional agencies in performing the state management of foreign investment.

- To review and evaluate the decentralization of state management of foreign investment over the past time, to identify problems and promptly make appropriate adjustments and supplements.

b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Planning and Investment:

- Based on reviews and evaluation on the decentralization of state management of foreign investment, to assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in. studying and proposing the Prime Minister to promulgate documents on coordination in foreign investment management between central and local governments and submit them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2009.

- Ministries and branches conducting project verification shall issue replies according to the deadline set in Decree No. 108/2006/ND-CP; and concurrently take responsibility for issues to be verified under their functions, tasks and competence, especially planning, land, environment, technology and conditions to be satisfied under specialized laws, to provide a basis for local state management agencies to grant investment certificates to projects.

- The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, the State Bank and provincial-level People's Committees shall quickly report and monthly update information on the receipt, grant of investment certificates and disbursed capital of foreign-invested projects falling within their competence to the Ministry of Planning and Investment, and quarterly, biannually and annually review and evaluate investment activities in their localities to propose appropriate solutions for the foreign-invested sector.

6. Solutions on investment promotion:

a/ Solutions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To complete project profiles for projects on the national investment list calling for foreign investment in the 2006-2010 period as a basis for calling investors; to make a list of projects calling for foreign investment in the 2011-2015 period and subsequent years.

- To survey, study and develop the model of central and local investment promotion agencies; to elaborate legal documents on investment promotion to create a uniform legal corridor for state management, and coordination and organization of investment promotion activities.

- To well implement the national investment promotion program for the 2007-2010 period. To quickly establish investment promotion sections in some key regions, To continue combining investment promotion with high-ranking leaders' visits and work trips to other countries.

- To increase training and refresher training for investment promotion officers.

b/ Task assignment:

- To assign the Ministry of Planning and Investment:

+ To elaborate and submit to the Prime Minister in the third quarter of 2009 for promulgation legal documents on investment promotion towards enhancing the state management of investment promotion and specifying coordination in investment promotion between agencies: and long-term and intensive investment promotion strategies.

+ To study investment trends and strategies of a number of potential partners to proactively work out schemes to mobilize foreign investors, creating remarkably quantitative and qualitative changes in foreign direct investment. To report thereon to the Prime Minister in the third quarter of 2009.

+ To act as the key agency in managing and coordinating investment promotion activities at home and abroad (including overseas investment promotion representative agencies).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To organize training and refresher training and cooperate with domestic and overseas agencies and organizations in providing training and refresher training for investment promotion officers.

- To assign the Ministry of Foreign Affairs to quickly establish investment promotion sections in a number of key regions. To coordinate with concerned ministries and branches (the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment) in promptly completing procedures and conditions for the establishment and operation of investment promotion sections in a number of key regions as directed by the Prime Minister in the Government Office's Notice No. 103/TB-VPCP of May 9, 2007, on the Prime Minister's conclusions on the scheme to increase foreign investment promotion sections in a number of key regions and March 17. 2008 Joint Circular No. 01/ 2008/TTLT-BKH-BNG of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Foreign Affairs, guiding the establishment of foreign investment promotion sections in a number of key regions.

- To assign ministries, branches and provincial-level People's Committees:

+ To continue reviewing, updating and supplementing lists of projects calling for investment in conformity with investment needs and development plannings of localities, branches, domains and products.

+ To proactively formulate projects profiles for projects proposed by their branches and localities, which were approved under the Prime Minister's Decision No. 1290/QD-TTg of September 26, 2007. promulgating the list of national projects calling for foreign investment in the 2006-2010 period, and submit them to the Ministry of Planning and Investment before June 2009.

7. Other solutions

a/ To drastically direct the successful implementation of the scheme to simplify administrative procedures in state management domains in the 2007-2010 period, which is the Government's central task and a breakthrough in administrative reform through 2010. to continue attracting foreign investment.

b/ To continue raising effectiveness of the prevention and control of corruption, negative practices and harassment to investors. To raise the sense of personal responsibility in work, thrift practice and waste control in state management agencies.

c/ To well build the system of foreign investment information management under the Prime Minister's Decision No. 43/2008/QD-TTg of March 24, 2008, ensuring information supply for management and administration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To maintain regular dialogues between leaders of the Government, ministries and branches and investors, especially the annual business forum, to promptly settle difficulties and problems in the implementation of current policies and laws, ensuring effective operation of projects to continue building investors' confidence in Vietnam's investment and business environment, creating a pervasive and positive effect on new investors.

f/ To increase inspection and examination: According to their functions and tasks, the Government Inspectorate, ministries, branches and localities shall adopt plans to increase inspection and examination of the observance of policies and laws on foreign investment in general and the implementation of this Resolution in particular.

The Ministry of Planning and Investment shall act as the key agency and coordinate with the Government Office, ministries, branches and provincial-level People's Committees in implementing the solutions specified in this Section; report to and propose the Prime Minister to chair dialogues between leaders of the Government, ministries and branches and investors.

To ensure the prompt and comprehensive implementation of this Resolution, the Government uniformly permits the application of fast-track procedures for the formulation, modification, amendment and supplementation of a number of legal documents which are planned for submission to the Government or the Prime Minister in the second and third quarters of 2009.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Given difficulties prompted by the current world economic decline, maintaining economic growth and assuring people's living conditions are heavy duties. The Government, ministries, branches and localities should uniformly, flexibly, promptly and effectively implement administering solutions adopted and promulgated by the Government. Al resources of all economic sectors, including the foreign-invested sector's important contributions should be tapped to the utmost for investment consumption stimulation, generation of incomes and jobs for laborers and raising of tax revenues.

The Government instructs ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces and centrally run cities, based on their assigned functions and tasks, to adopt plans to promptly implement, and take responsibility to the Government and the Prime Minister for the implementation of, the guidelines, tasks and solutions specified in this Resolution after its promulgation; and biannually report on implementation results to the Prime Minister and to the Ministry of Planning and Investment for review and report to the Government for adoption of appropriate administering measures.-

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07/04/2009 về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.999

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.145.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!