ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 781/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
21 tháng 4 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông
tin, ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số
749/QĐ-TTg , ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược
phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số
394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước,
phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 18/TTr-STTTT, ngày 24/02/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển
chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022.
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách
nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, PCT phụ trách VHXH;
- CVP, PVP phụ trách VHXH;
- TT.PVHCC;
- Lưu: VT, 1.16.02.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày / 4/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021
I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
Tỉnh
Vĩnh Long đã ban hành các văn bản tạo môi trường pháp lý cho phát triển Chính
quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng:
- Nghị
quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về phát triển công
nghệ thông tin và truyền thông tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm
2030;
- Quyết
định số 3612/QĐ-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
Phê duyệt “Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 2.0”;
- Quyết
định số 3613/QĐ-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
Phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Long, phiên bản
1.0;
- Quyết
định số 394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, phát triển chính quyền điện tử/chính quyền số và bảo đảm an toàn thông
tin mạng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 và Quyết
định số 1617/QĐ-UBND , ngày 23/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
điều chỉnh Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước,
phát triển chính quyền điện tử/chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
giai đoạn 2021-2025;
- Quyết
định số 1104/QĐ-UBND , ngày 14/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”;
- Quyết
định số 1012/QĐ-UBND, ngày 05/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế
hoạch triển khai và hoàn thành mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện
lên trực tuyến mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2021;
- Quyết
định số 1617/QĐ-UBND , ngày 23/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
điều chỉnh Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước,
phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
giai đoạn 2021-2025;
- Quyết
định số 1564/QĐ-UBND, ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Đội Ứng cứu
sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh;
- Quyết
định số 2021/QĐ-UBND , ngày 29/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU, ngày 26/5/2020
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết
định số 1822/QĐ-UBND, ngày 07/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về ban
hành mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ
liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Quyết
định số 2559/QĐ-UBND, ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Đề án “Chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”;
- Quyết
định số 4531/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Quy chế
quản lý và vận hành Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long;
- Quyết
định số 480/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Ban hành
Quy chế quản lý và vận hành hệ thống thông tin quản lý Văn bản và điều hành tỉnh
Vĩnh Long;
- Quyết
định số 598/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy
trình Tổ chức, vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình của UBND tỉnh Vĩnh Long;
- Kế
hoạch số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển doanh
nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định hướng
đến năm 2030;
- Kế
hoạch số 45/KH-UBND, ngày 20/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai “Đề án
nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông
tin” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm 2030;
- Kế
hoạch số 67/KH-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực
hiện Chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030;
- Kết
hoạch số 66/KH-UBND, ngày 31/12/2020 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc triển
khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc
quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long;
- Kế
hoạch số 09/KH-UBND, ngày 26/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin
giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Mạng
diện rộng của tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã. Hệ thống mạng hoạt động ổn định thông suốt; 100% sở, ban, ngành,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã có hệ thống mạng LAN kết nối vào mạng WAN của tỉnh;
tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 98% (trừ máy tính soạn thảo văn bản mật);
100% sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã được triển khai hệ thống
tường lửa (Firewall) bảo đảm an toàn thông tin; triển khai hệ thống họp trực
tuyến kết nối với Chính phủ đến 107 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh
Vĩnh Long có 04 hệ thống thông tin cấp độ 3 phục vụ ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) cho cơ quan Nhà nước: Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh, Hệ thống
thông tin của Văn phòng UBND tỉnh , Hệ thống thông tin của Sở Tài Nguyên và Môi
trường:
-
Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh do Trung tâm CNTT&TT thuộc Sở Thông tin
và Truyền thông quản lý kỹ thuật, vận hành: có 17 máy chủ triển khai nền tảng ảo
hóa, hệ thống các thiết bị mạng, hệ thống bảo mật, hệ thống giám sát bảo đảm an
toàn thông tin cho hệ thống ứng dụng dùng chung và chuyên ngành của tỉnh (184
tên miền) phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
và hoạt động chuyên ngành của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, 107 đơn vị
xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc cơ quan Nhà nước như: trang thông
tin điện tử các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp xã, hệ thống thư điện tử, cổng
dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử, các cơ sở dữ liệu dùng chung và
chuyên ngành, các ứng dụng trong triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh:
nền tảng hỗ trợ lãnh đạo trong công tác chỉ đạo điều hành, hệ thống họp thông
minh; hệ thống giám sát camera; nền tảng phục vụ người dân (dịch vụ phản ánh hiện
trường, thông tin chính quyền, thông tin khẩn cấp, dịch vụ công, y tế, giáo dục,
các ứng dụng trong công tác phòng chống dịch Covid-19),....
- Hệ
thống thông tin của Văn phòng UBND tỉnh do Trung tâm Tin học - Công báo thuộc
Văn phòng UBND tỉnh quản lý kỹ thuật, vận hành: có 15 máy chủ triển khai nền tảng
ảo hóa, hệ thống mạng, hệ thống bảo mật bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống ứng
dụng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trên
phạm vị toàn tỉnh cho các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các cấp, cụ thể: Hệ thống Cổng
thông tin điện tử tỉnh (gồm 31 Cổng thông tin điện tử), hệ thống thông tin Quản
lý văn bản và điều hành và Trục liên thông văn bản của tỉnh (800 đơn vị tham
gia sử dụng), hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (các sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã), hệ thống thông tin họp không giấy của UBND tỉnh, Công báo
điện tử, Hệ thống hội nghị trực tuyến của Chính phủ, của UBND tỉnh với 48 tên
miền được sử dụng.
- Hệ
thống thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường do Văn phòng đăng ký đất đai quản
lý: có 16 máy chủ, hệ thống mạng, thiết bị bảo mật phục vụ vận hành hệ thống ứng
dụng chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường từ tỉnh đến huyện, xã: phần mềm
quản lý cơ sở dữ liệu đất đai VILIS, phần mềm quản lý chất thải nguy hại, phần
mềm quản lý thu phí nước tải công nghiệp, phần mềm quản lý và tích hợp dữ liệu
quan trắc, phần mềm xử lý số liệu Envista ARM, phần mềm Envidas Ultimate.
III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG
Nền tảng
chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh Vĩnh Long (LGSP) - giai đoạn 1 của tỉnh
đã triển khai hoạt động ổn định, đã tích hợp được 21 dịch vụ (Hệ thống thư điện
tử của tỉnh, Cổng dịch vụ công của tỉnh, hệ thống thông tin một cửa điện tử của
tỉnh, hệ thống trang thông tin điện tử, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, các dịch
vụ trong triển khai thí điểm đô thị thông minh....) phục vụ cho 137 cơ quan,
đơn vị sử dụng, đồng thời đã thực hiện kết nối với hệ thống kết nối, liên thông
các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) để tích hợp, chia sẻ dữ
liệu lên cổng dịch vụ công quốc gia và các Bộ, Ngành Trung ương.
Nền tảng
chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh Vĩnh Long (LGSP) đã kết nối, chia sẻ dữ
liệu với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ cho các hệ thống
thông tin của tỉnh kết nối, khai thác 03 cơ sở dữ liệu, 06 hệ thống thông tin của
Bộ, ngành Trung ương và đã được Cục Tin học hóa xác nhận tại Công văn số
134/THH-THHT ngày 24/01/2022 về việc xác nhận kết nối LGSP Vĩnh Long với các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành gồm: Cơ sở dữ liệu quốc
gia về Đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu chuyên ngành Bảo hiểm; Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư; Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; Hệ thống Văn
bản quy phạm pháp luật; Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; Hệ thống
cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Hệ thống thông tin quản lý danh mục
điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử
của Việt Nam.
Trục
liên thông văn bản của tỉnh thực hiện kết nối liên thống 800 đơn vị trên địa
bàn tỉnh với Chính phủ, bộ ngành Trung ương và các địa phương ngoài tình đúng
theo quy định của Chính phủ tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
Trục
xác thực (SSO) đã kết nối xác thực tập trung cho các ứng dụng dùng chung và
chuyên ngành đang vận hành tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh: Hệ thống thư điện
tử của tỉnh, Cổng dịch vụ công của tỉnh, hệ thống thông tin một cửa
điện
tử của tỉnh, hệ thống trang thông tin điện tử, hệ thống hỗ trợ tham gia cộng đồng,
tra cứu thông tin GIS cơ bản, cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm và một số
dịch vụ trong triển khai thí điểm đô thị thông minh: hệ thống chỉ đạo điều
hành, họp thông minh, dịch vụ phản ánh hiện trường....
IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU
Tỉnh
đã ban hành danh mục 23 cơ sở dữ liệu dùng chung tại Quyết định số 4559/QĐ-UBND
ngày 31/12/2021, hiện có 18/23 cơ sở dữ liệu dùng chung đã được xây dựng và
đang hoạt động phục vụ cho cơ quan nhà nước.
V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ
1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ
quan nhà nước
Hệ thống
thư điện tử tỉnh triển khai đến 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, tổng
số hộp thư điện tử hiện đang hoạt động là 11.101 hộp thư; cấp 2.078 chứng thư số
cho 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã;
Hệ thống
Quản lý văn bản và điều hành tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính nhà
nước từ cấp tỉnh đến cấp xã và một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo gửi, nhận thông suốt với bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc và thực hiện ký số văn bản điện tử bằng
SIM-PKI cho lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo cấp sở và tương đương qua Hệ thống Quản
lý văn bản và điều hành tỉnh trên giao diện Web base, hệ điều hành Android,
iOS.
100%
cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã có cổng thông tin điện tử tuân thủ theo
quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Năm 2021, Sở Thông tin
và Truyền thông đã thực hiện chuyển đổi 127 cổng/trang thông tin điện tử các sở,
ban, ngành tỉnh và UBND cấp xã sang hoạt động trên địa chỉ IPv6.
Cổng
thông tin điện tử của tỉnh, vận hành ổn định, an toàn và bảo mật, đáp ứng các
tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật theo quy định của Bộ TTTT về Cổng thông thông tin
điện tử và khung kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh, hiện tại đã có 31 Cổng
thành phần (8 huyện, thị xã và thành phố, 16 sở ngành tỉnh) và 07 Cổng chuyên
ngành được tích hợp thành Cổng con của Cổng thông tin điện tử của tỉnh (Văn bản
QPPL và điều hành, Thủ tục hành chính, Công báo, Cổng VP UBND tỉnh, Cổng phổ biến
giáo dục pháp luật của tỉnh, Cổng tin tức chỉ đạo điều hành, Phiên bản tiếng Cổng
UBND tỉnh, Cổng Lịch công tác), đồng thời thực hiện tích hợp kết quả trao đổi
văn bản điện tử, kết quả tiếp nhận hồ sơ 1 cửa, các sở, ban, ngành tỉnh và các
huyện, thị xã và thành phố.
Hiện
nay, có 18 Sở, ban, ngành; 08 huyện, thị xã, thành phố; 107/107 xã, phường, thị
trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch
vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh.
Cổng
Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh có thực hiện kết nối,
liên thông với: Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia
về bảo hiểm; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống
thanh toán trực tuyến của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia (paygov); hệ thống
cấp mã số đơn vị với ngân sách; hệ thống thông tin quản lý danh mục dùng chung
của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử Việt Nam; hệ thống
của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST)1; dịch vụ xác thực thông tin công dân đến cơ sở dữ
liệu (CSDL) quốc gia dân cư; dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính
trong thực hiện thủ tục đất đai; hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến
và hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã
kết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch công quốc gia, đăng tải 1.697 dịch vụ
công trực tuyến (DVCTT) lên Cổng dịch vụ công của tỉnh, trong đó: có 42 DVCTT mức
độ 3, tỷ lệ DVCTT mức độ 3 đạt tỷ lệ 2,48%; 1.160 DVCTT mức độ 4, cấu hình, cập
nhật dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện mức độ 4 cho 1.160/1.160 dịch vụ trên
Cổng dịch vụ công của tỉnh, đạt tỷ lệ 100%.
Cơ
quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện khai thác các ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng
chung, chuyên ngành mang lại hiệu quả tích cực như: Phần mềm quản lý năng lượng;
Phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng; Phần mềm cơ sở dữ liệu nền doanh nghiệp; Phần
mềm cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm; Phần mềm kê khai thuế thu nhập cá
nhân; Khiếu nại - Tố cáo; Phần mềm Quản lý đất đai VLAP; cơ sở dữ liệu quốc gia
về đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống thông tin lý lịch tư pháp;....
Thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã triển
khai hệ thống truyền thanh ứng dụng Công nghệ thông tin - Viễn thông tại 10
UBND cấp xã của 02 huyện Vũng Liêm, huyện Long Hồ đã mang lại hiệu quả tích cực.
Nền tảng
CSDL nông nghiệp, bưu chính viễn thông: triển khai dưới dạng nền tảng GIS, có
thể mở rộng tích hợp các lĩnh vực liên quan đến công thương, y tế (tình hình dịch
Covid-19) giúp dễ dàng tích hợp.
Xây dựng
và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về đất đai, liên thông, chia sẻ
dữ liệu đất đai, đáp ứng nhu cầu kết nối và chia sẻ thông tin đất đai với các
ngành có liên quan (xây dựng, ngân hàng…), người dân và doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
Tỉnh
đã triển khai hội nghị truyền hình trực tuyến kết nối 4 cấp từ Trung ương đến
UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã phục vụ các cuộc hội nghị trực tuyến
giữa Trung ương và địa phương hoặc các cuộc họp triển khai nhiệm vụ tại địa
phương.
Trên
địa bàn tỉnh đã triển khai quảng bá các loại nông sản, sản phẩm OCOP trên các
sàn thương mại điện tử như: Sàn thương mại điện tử Voso.vn được Viettel Post
Vĩnh Long hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản với 33 sản phẩm2; Sàn thương mại điện tử Postmart.vn được Bưu điện
Vĩnh Long hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản với 61 sản phẩm3. Trong đó, 02 Sàn đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 100 tấn nông
sản. Sàn Voso có sản lượng đơn hàng năm 2021 là 6.040 tăng trưởng 120% so với
năm 2020, doanh thu thương mại trong năm 2021 đạt 4.136 tỷ đồng góp phần tăng
trưởng doanh thu chung của Bưu chính Viettel 10% so năm 2020.
2. Ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cổng
dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp, công khai bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề
thường gặp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính; tích hợp Hệ thống
thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đảm
bảo thực hiện 2 hệ thống thống nhất, thông suốt với Cổng Dịch vụ công quốc gia;
Kết quả các kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành trung ương, địa phương:
Hoàn thành 05 kết nối, chia sẻ dữ liệu4, đang thực hiện 04 kết nối, chia sẻ5, chuẩn bị thực hiện 04 kết nối, chia sẻ6.
3. Ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19
Có
864.700/1.022.791 người dân thực hiện khai báo y tế trên hệ thống thông tin quản
lý y tế đạt tỷ lệ 70,71%; tỷ lệ người dân khai báo y tế qua ứng dụng PC- Covid
đạt 17,63%; tổng số lượt quét mã QR là 348.670. Thông tin tổng số mũi tiêm quản
lý trên Phần mềm quản lý tiêm chủng/Tổng mũi tiêm thực tế là 1.648.870/1.770.078
(đạt tỷ lệ 93,15%). Triển khai kết nối camera theo dõi các khu cách ly, chốt kiểm
dịch với số lượng là 164 camera; kết nối 74 camera tại các điểm chợ.
Triển
khai phần mềm tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình dịch bệnh covid-19
(https://covid.yte.gov.vn) và bản đồ thông tin dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn
tỉnh (https://bandocovid.vinhlong.gov.vn); nền tảng quản lý lấy mẫu và trả kết
quả xét nghiệm tại các huyện, thị xã, thành phố; Nền tảng quản lý tiêm chủng; nền
tảng truy vết,..Các nền tảng, ứng dụng được liên kết, tích hợp vào ứng dụng
“Smart Vĩnh Long”, hệ thống giám sát điều hành dịch vụ đô thị thông minh.
VI. NGUỒN NHÂN LỰC
Toàn
tỉnh có tổng số cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách, phụ trách CNTT của tỉnh
197 người; 100% cán bộ chuyên trách CNTT của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có
trình độ đại học CNTT trở lên; 100% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có chứng
chỉ ứng dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định.
Tổ chức
tập huấn, hướng dẫn ứng dụng CNTT gồm 20 lớp với 446 lượt CBCCVC tham dự (Hệ thống
thông tin Một cửa điện tử cấp xã; Hệ thống Chỉ đạo điều hành và tương tác nội bộ
(ứng dụng của dịch vụ đô thị thông minh); Dịch vụ phản ánh hiện trường; Hệ thống
đánh giá hài lòng cho người dân cho 6 huyện và cấp xã).
Chương
trình thời sự trên sóng truyền hình đã phát sóng được 72 tin và 48 bài có nội
dung tuyên truyền; Chương trình thời sự trên sóng phát thanh đã phát sóng 168
tin, 50 bài có nội dung về thực hiện cải cách hành chính, tuyên truyền về chính
sách pháp luật của nhà nước, tuyên truyền về chính phủ điện tử, hoạt động của
trung tâm phục vụ hành chính công,.... Trang Zalo Official Chuyển đổi số Vĩnh
Long có 6.978.391 lượt xem bài viết, 37.5130 lượt tương tác và 35.826 lượt quan
tâm. Trang Fanpage (Facebook) Chuyển đổi số Vĩnh Long hiện có 9.627 lượt tiếp cận,
6.704 lượt tương tác và 957 người theo dõi. Tổ chức 10 cuộc tuyên truyền, 04 lớp
đào tạo kỹ năng cho các cơ sở, doanh nghiệp.
Công
tác tuyên truyền chuyển đổi nhận thức, đào tạo nhân lực, nâng cao kiến thức, kỹ
năng về công nghệ số, chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp được quan tâm.
Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long xây dựng chuyên mục chuyển đổi số phát
mỗi tuần 02 lần bắt đầu từ tháng 5/2021. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu thương mại
điện tử với 887 lượt tham dự; tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Tuyên truyền ứng dụng
công nghệ thông tin trong cải cách hành chính năm 2021” có 22 đơn vị đăng ký dự
thi với tổng số 899 thí sinh.
VII. AN TOÀN THÔNG TIN
1.
Về văn bản chỉ đạo
Tỉnh
Vĩnh Long đã ban hành các văn bản:
- Quyết
định số 1104/QĐ-UBND , ngày 14/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành “Kế hoạch kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông
tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”.
- Quyết
định số 2559/QĐ-UBND, ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Đề án “Chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”.
- Quyết
định số 3382/QĐ-UBND , ngày 07/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Kế hoạch xác định, thẩm định, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông
tin và công tác thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong
cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2022.
- Kế
hoạch số 09/KH-UBND, ngày 26/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về tuyên
truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Kế
hoạch số 02/KH-STTTT, ngày 15/01/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc
Hoạt động Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Long năm 2021.
- Kế
hoạch số 32/KH-STTTT, ngày 23/4/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long
về việc tập huấn và diễn tập an toàn thông tin mạng năm 2021 với chủ đề “Phân
tích, điều tra, bóc gỡ mã độc tấn công từ chối dịch vụ vào cổng/trang thông tin
điện tử”.
- Kế
hoạch số 51/KH-STTTT, ngày 22/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc
đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin cấp
xã, phường, thị trấn.
- Kế
hoạch số 52/KH-STTTT, ngày 22/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc
đào tạo an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT khối Đảng, Đoàn thể.
- Kế
hoạch số 55/KH-STTTT, ngày 22/6/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc
đào tạo an toàn thông tin cho quản trị mạng sở, ban, ngành, huyện.
- Các
văn bản cảnh báo nguy cơ bảo mật của Sở Thông tin và Truyền thông về: phần mềm
SolarWinds SerV-U Manager File Transfer và Sers-U Secure FTP; Oracle WebLogic
Server; bảo mật trong các sản phẩm Microsoft; Camera IP Hikvision và lỗ hỏng bảo
mật trong VMware; ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft….
2.
Thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Tổ chức
thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin (kết quả: 23 hồ sơ cấp độ 1,
03 hồ sơ cấp độ 2, 03 hồ sơ cấp độ 3). Triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho
hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp” trên địa bàn tỉnh.
3.
Thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC)
Triển
khai hệ thống giám sát an toàn thông tin cho 78 đơn vị (09 sở và 05 huyện, 64
xã) với 524 máy tính, đồng thời hệ thống giám sát an toàn thông tin đã kết nối
và chia sẻ dữ liệu Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia.
4.
Triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo 4 lớp
Thực
hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg , ngày 07/06/2019 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã triển
khai bảo đảm an toàn thông tin với mô hình 04 lớp cho Trung tâm tích hợp dữ liệu
tỉnh theo hướng dẫn tại Công văn số 1552/BTTTT-CATTT , ngày 28/4/2020 của Cục An
toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đôn đốc tổ chức triển
khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo mô hình “4 lớp”.
5.
Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
Trong
năm 2021, hệ thống bảo mật của Trung Tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh thiết bị ghi nhận
và ngăn chặn 1.501.074 sự kiện (spam mail, thăm dò mật khẩu,…), 66.424 sự kiện
tấn công, thăm dò các ứng dụng, dịch vụ WEB, đa số là các truy vấn đến tên miền
có được cảnh báo, dấu hiệu nguy hại (mã độc, C&C Server, spam); hệ thống
quan trắc đã triển khai tại một số đơn vị ghi nhận hơn 29.697.553 sự kiện, có
74.993 mối nguy hại có thể phát sinh thành sự cố (mức độ cao: 14.122; trung
bình: 41.351; thấp: 19.520 (ghi nhận xuất phát từ 2.766 địa chỉ nguồn với đa số
là các truy vấn tên miền *.cc, *.dyndns.org, *.ru,…).
Triển
khai đánh giá tín nhiệm mạng cho tổng cộng 130 cổng/trang thông tin điện tử
trong cơ quan nhà nước trên địa bàn bao gồm 23 sở, ban, ngành và 107 trang
thông tin điện tử các xã, phường, thị trấn.
Tháng
11/2021 đã hoàn thành kết nối giám sát đường truyền số liệu chuyên dùng cho
100% UBND cấp huyện, 100% UBND cấp xã với hệ thống giám sát của Cục Bưu điện
Trung ương.
Tỉnh
đã tổ chức hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông
tin cho 29 cơ quan, đơn vị, trong đó có 23 hồ sơ cấp độ 1, 03 hồ sơ cấp độ 2,
03 hồ sơ cấp độ 3.
7.6.
Tập huấn, đào tạo và diễn tập an toàn thông tin mạng
Tổ chức
03 lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về an toàn thông tin từ cơ bản đến nâng
cao cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến
cấp xã, đặc biệt cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách CNTT từ cấp tỉnh đến cấp xã
với 172 lượt tham dự.
Tổ chức
01 Hội thảo “Giải pháp an toàn thông tin trong chuyển đổi số năm 2021” và diễn
tập an toàn thông tin mạng năm 2021 chủ đề “Phân tích, điều tra, bóc gỡ mã độc
tấn công từ chối dịch vụ vào cổng thông tin điện tử” với 260 lượt người tham dự.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng
kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2021 của tỉnh: 29.747 triệu đồng.
Trong
đó:
- Vốn
đầu tư từ ngân sách của tỉnh: 650 triệu đồng.
- Vốn
sự nghiệp từ ngân sách của tỉnh: : 29.097 triệu đồng.
Phần II
NỘI DUNG KẾ
HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
Luật
Công nghệ thông tin; Luật An toàn thông tin mạng;
Nghị
quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Nghị
quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
Nghị
định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về việc bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ;
Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Nghị
định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và
chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Quyết
định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm an toàn thông tin mạng
quốc gia;
Quyết
định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh
mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống
thông tin quan trọng quốc gia;
Quyết
định số 1622/QĐ-TTg ngày 25/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt
động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận
chuyên trách ứng cứu sự cố mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến
2025;
Quyết
định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông
tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến 2025”;
Quyết
định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
Quyết
định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin
mạng giai đoạn 2021-2025”;
Quyết
định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính về việc phủ phê duyệt Đề
án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021
2025”;
Quyết
định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi
trường mạng giai đoạn 2021 2025”;
Quyết
định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính về việc phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030;
Chỉ
thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực
phòng, chống phần mềm độc hại;
Chỉ
thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo
đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;
Nghị
quyết số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về việc phát triển
công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng
đến năm 2030;
Quyết
định số 3111/QĐ-UBND, ngày 13/12/2019 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Về
việc vận hành Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh Vĩnh Long (LGSP -
Local Government Service Platform) - giai đoạn 1;
Quyết
định số 152/QĐ-UBND , ngày 20/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh;
Quyết
định số 170/QĐ-UBND , ngày 21/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng Internet và mạng
xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;
Quyết
định số 1098/QĐ-UBND , ngày 07/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Kế hoạch triển khai ứng dụng chứng thư số chuyên dùng trong cơ quan
nhà nước tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025;
Quyết
định số 1825/QĐ-UBND, ngày 21/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt kế hoạch triển khai bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin theo
mô hình 4 lớp;
Quyết
định số 2620/QĐ-UBND , ngày 30/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh
Vĩnh Long;
Quyết
định số 2540/QĐ-UBND, ngày 08/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt
Kế hoạch chuyển đổi IPv6 trong hạ tầng mạng lưới, dịch vụ của cơ quan Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019 - 2025;
Quyết
định số 3612/QĐ-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê
duyệt “Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long, phiên bản 2.0”;
Quyết
định số 3613/QĐ-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Long, phiên bản
1.0;
Quyết
định số 394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông
tin mạng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 17/5/2021 và Quyết
định số 1617/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 về việc điều chỉnh Quyết định số
394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển
Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn
2021-2025;
Quyết
định số 1104/QĐ-UBND , ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 2025”;
Quyết
định số 2021/QĐ-UBND , ngày 29/07/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TU, ngày 26/5/2020
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển Công nghệ thông tin Truyền thông tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;
Quyết
định số 1822/QĐ-UBND, ngày 07/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về ban
hành mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ
liệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Quyết
định số 2559/QĐ-UBND, ngày 24/09/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
phê duyệt Đề án “Chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030”;
Chỉ
thị số 05/CT-UBND , ngày 12/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc thực
hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về gửi,
nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Kế hoạch
số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về phát triển
doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định
hướng đến năm 2030;
Kế hoạch
hành động số 40/KH-UBND , ngày 10/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc
triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -
2020, định hướng đến 2025;
Kế hoạch
số 45/KH-UBND, ngày 20/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về triển khai “Đề
án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ
thông tin” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch
số 66/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về triển khai
thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản
lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long;
Kế hoạch
số 67/KH-UBND , ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về triển khai
thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch
09/KH-UBND, ngày 26/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tuyên truyền,
nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 -
2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Kế hoạch
số 1104/KH-UBND, ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2021 - 2025”;
Công
văn số 3570/BTTTT-THH, ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển
Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022.
II. MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu tổng quát
Kế thừa
và triển khai sử dụng hiệu quả hạ tầng và các hệ thống, ứng dụng công nghệ
thông tin được trang bị trong thời gian qua. Nâng cao chất lượng các chỉ tiêu
đã đạt được trong thời gian vừa qua để từng bước thực hiện hoàn thành các chỉ
tiêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP , Nghị quyết số 19-NQ/TU.
Hoàn
thiện nền tảng chính quyền điện tử hướng tới chính phủ số theo Quyết định số
942/QĐ-TTg , Quyết định số 749/QĐ-TTg và Nghị định số 47/2020/NĐ- CP góp phần
nâng cao năng phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp và tiếp tục xây dựng Chính
quyền điện tử; định hướng xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số;
bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
2.
Mục tiêu cụ thể
a)
Phát triển Chính quyền số
- Bảo
đảm Lãnh đạo các đơn vị được trang bị thiết bị thông minh (máy tính bảng, máy
tính xách tay) nhằm thực hiện điều hành trên môi trường số.
-
Trang bị thiết bị đầu cuối phục vụ họp trực tuyến, hệ thống OC của các Sở, ban,
ngành.
-
Nâng cấp mạng nội bộ (LAN); Nâng cấp, bổ sung hệ thống thiết bị CNTT phục vụ xử
lý công việc. 100% cán bộ, công chức, viên chức cần sử dụng máy tính trong công
việc được trang bị máy tính đảm bảo đáp ứng triển khai các ứng dụng.
-
100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp
dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- 20%
chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế
- xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết
nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ
theo quy định.
- 90%
hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 40% hồ sơ
công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc
phạm vi bí mật nhà nước).
- 20%
hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định. Tối thiểu 10% hồ
sơ đảm bảo chia sẻ dữ liệu vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- 20%
cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản;
10% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích,
khai thác dữ liệu và công nghệ số.
- 20%
hệ thống thông tin ứng dụng trong cơ quan nhà nước sang được chuyển đổi địa chỉ
giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).
- 20%
cơ sở dữ liệu thuộc danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh được
kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; 10% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ
liệu để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ
người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
- Kế
hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số tối thiểu 01 Sở, tối thiểu 01 huyện và
01 số xã (xã Long Phước, huyện Long Hồ; xã Thuận An - thị xã Bình Minh,...).
- Triển
khai thí điểm hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và
an toàn thông tin.
-
Nâng cấp, duy trì các hoạt động tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu.
- Duy
trì mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD).
-
Khai thác sử dụng có hiệu quả các ứng dụng dùng chung của tỉnh: Cổng dịch vụ
công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh; hệ thống quản lý văn bản và chỉ đạo
điều hành; hệ thống thư điện tử của tỉnh; hệ thống họp thông minh; hệ thống chỉ
tiêu kinh tế xã hội;....
- Số
hóa và tạo lập các cơ sở dữ liệu.
-
Tăng cường ứng dụng nền tảng số và các trang mạng xã hội tạo kênh tương tác giữa
chính quyền với người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số.
-
Tăng cường tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính
công ích.
- Kết
nối hệ thống ứng dụng CNTT cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp.
b)
Phát triển kinh tế số
- 10%
sản phẩm OCOP, được đưa trên các sàn thương mại điện tử nội địa.
- 05%
doanh nghiệp SMEs được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số;
Tối thiểu 02% doanh nghiệp SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi
số doanh nghiệp; 02% doanh nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức
thương mại điện tử; 02% doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản
phẩm.
- Có
ít nhất 10 sản phẩm, hàng hóa ứng dụng các công nghệ số truy xuất nguồn gốc,
đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy
tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh.
- Phấn
đấu hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm
sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; dễ dàng gửi nhận
hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số.
-
Phát triển thương mại điện tử. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản
phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn.
c)
Phát triển xã hội số
- Hạ
tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 100% xã.
- 10%
dân số có tài khoản thanh toán điện tử.
-
Trên 40% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai nền tảng hỗ trợ dạy và học
từ xa và có thể chia sẻ tài nguyên dạy và học.
- Phấn
đấu người dân có danh tính số kèm theo QR code.
- Phấn
đấu trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường
số. Phấn đấu mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh
từ xa dựa trên nhu cầu thực tế. Phấn đấu mỗi bệnh viện, trung tâm y tế công đều
triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn
thuốc điện tử. Phấn đấu công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám
chữa bệnh.
- Phấn
đấu học sinh, sinh viên có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Phấn đấu các cơ sở
đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số. Phấn đấu
triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt, học liệu số.
- Phấn
đấu người dân có khả năng ứng dụng du lịch thông minh. Phấn đấu ứng dụng công
nghệ thực tế ảo, trợ lý du lịch ảo để cung cấp đầy đủ các thông tin theo thời
gian thực phục vụ người dân, du khách,…
- Phấn
đấu người nông dân có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ
liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các
khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng.
- Tiếp
tục cập nhật CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường và khai thác một cách có hiệu
quả, đảm bảo cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác thống
kê, báo cáo, công khai minh bạch.
- Phấn
đấu hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm
sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Phấn
đấu cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn
điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số.
d)
An toàn thông tin
- Tối
thiểu 70% hệ thống thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước được xác định cấp
độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.
- Tối
thiểu 90% máy tính kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng được cài đặt giải
pháp bảo vệ.
- Tối
thiểu 5% người đứng đầu của các đơn vị, tổ chức nhà nước (trực thuộc cơ quan)
được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông
tin.
- Tối
thiểu 10% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được tuyên
truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn
thông tin.
- Tối
thiểu 10% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được đào tạo,
bồi dưỡng về an toàn thông tin.
- Tiếp
tục thực hiện giám sát và bảo vệ theo mô hình 4 lớp; duy trì giám sát an toàn
thông tin; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
diễn tập, ứng cứu, khắc phục sự cố;….
III. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Tiếp
tục xây dựng các văn bản, chỉ đạo để xây dựng ứng dụng CNTT, Chính quyền điện tử/Chính
quyền số, bảo đảm an toàn thông tin (văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng
dẫn; quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật; quy định; quy chế; xây dựng/cập nhật Kiến
trúc Chính phủ điện tử/Chính phủ số;…).
Hướng
dẫn triển khai thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh phiên bản 2.0,
Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh phiên bản 1.0.
Xây dựng
chính sách về cơ sở dữ liệu (Chiến lược dữ liệu; Danh mục cơ sở dữ liệu (dùng
chung, chuyên ngành); Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu; Kế hoạch mở dữ liệu).
Xây dựng
chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà
nước.
Xây dựng
Kế hoạch kiểm tra hoạt động đảm bảo an toàn thông tin giám sát an toàn, an ninh
thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
2. Phát triển hạ tầng số
Tiếp
tục nâng cấp, mở rộng hạ tầng, trang thiết bị CNTT tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu
của tỉnh hướng đến việc triển khai theo mô hình điện toán đám mây và đáp ứng
các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền
thông; tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin tại Trung
tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.
Tiếp
tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; tăng cường triển khai các
giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.
Tiếp
tục thực hiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết
bị trên địa bàn tỉnh.
Tiếp
tục đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong nội
bộ các cơ quan Nhà nước: trang thiết bị CNTT; hạ tầng mạng LAN, thiết bị đảm bảo
an toàn thông tin; mạng Internet tốc độ cao,... đảm bảo các điều kiện cần thiết
sẵn sàng thực hiện kết nối, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh,
hướng tới hình thành hạ tầng phát triển Chính quyền số tỉnh Vĩnh Long.
Nghiên
cứu, phân tích để xem xét, bổ sung hạng mục ứng dụng, kết nối mạng IoT, tích hợp
cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào phát triển đô thị thông minh tỉnh Vĩnh
Long.
3. Phát triển các nền tảng, hệ thống
Nâng
cấp nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh phục vụ chính quyền số và xây dựng
nền tảng số, kho dữ liệu, dữ liệu mở phục vụ chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Long.
Triển
khai giải pháp kỹ thuật, các phần mềm quản lý, giám sát thông tin trên hệ thống
hạ tầng CNTT tỉnh.
Tiếp
tục phát triển mở rộng Trục liên thông văn bản của tỉnh đáp ứng nhu cầu kết nối
các hệ thống thông tin theo quy định của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Tiếp
tục nâng cấp, duy trì hệ thống Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh
Vĩnh Long (LGSP) - giai đoạn 1 của tỉnh.
4. Phát triển dữ liệu
Phát triển
các dữ liệu bám sát định hướng phát triển các dữ liệu, cơ sở dữ liệu theo Quyết
định số 942/QĐ-TTg và Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Duy
trì và phát triển kết nối, chia sẻ dữ liệu, khai thác thông tin từ các cơ sở dữ
liệu quốc gia như: CSDL dân cư, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tài nguyên
& môi trường,...
Xây dựng
và triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý hành
chính các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp, Tài
nguyên và Môi trường, Công Thương, Tư pháp, Văn hóa, Du lịch, Khoa học và Công
nghệ, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư,…
Xây dựng
và triển khai thực hiện hệ thống quản lý Tài liệu lưu trữ điện tử của tỉnh đáp ứng
quy định tại Quyết định số Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước
giai đoạn 2020 - 2025”.
Thực
hiện cung cấp dữ liệu mở theo định hướng tại Quyết định số 942/QĐ- TTg của Thủ
tướng Chính phủ và quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
Nâng
cấp hoàn thiện Cổng dịch vụ công; Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh
đáp ứng quy định của Chính phủ về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa.
Kết nối
các hệ thống CSDL, chuyên ngành. Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định
danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo
quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà
nước.
Phát
triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước phục
vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; hệ thống thông tin báo cáo; họp trực
tuyến; làm việc từ xa; phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; phục vụ các công
tác khác;....
Phát
triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp: cung cấp dịch vụ
công trực tuyến; các kênh tương tác với người dân/doanh nghiệp; ứng dụng CNTT tại
Bộ phận Một cửa các cấp; các dịch vụ đô thị thông minh nếu có; các ứng dụng
chuyên ngành,....
6. Bảo đảm an toàn thông tin
Tổ chức
triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin đối với các nhiệm vụ như
sau:
- Thường
xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn
thông tin trong hoạt động của cơ quan. Triển khai kế hoạch số 09/KH- UBND ngày
26/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long; Triển khai Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 14/5/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an
toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025”.
-
Hoàn thành xác định cấp độ và tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ. Thường xuyên rà soát, cập nhật để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn và quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Trong
đó, lưu ý thực hiện xác định cấp độ trong quá trình xây dựng mới hoặc nâng cấp
hệ thống thông tin theo quy định của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về
bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Duy
trì và phát triển hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp (kiện
toàn lực lượng tại chỗ; Lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát,
bảo vệ chuyên nghiệp; Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập; Kết nối,
chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ Thông
tin và Truyền thông. Mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, mức độ giám sát và bảo
vệ cho 100% hệ thống thông tin của cơ quan. Áp dụng quản lý hệ thống an toàn
thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (nhất là TCVN 11930:2017 )
vào hoạt động của cơ quan.
- Duy
trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng, kết nối và chia sẻ
thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục
An toàn thông tin).
- Thường
xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển
khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo Quyết định số
3382/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch xác định, thẩm định,
phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và công tác thực thi bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 -
2022.
- Rà
soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực bảo đảm
an toàn thông tin, phòng chống mã độc, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông
tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, hệ thống
trung tâm dữ liệu và thiết bị đầu cuối.
- Thực
hiện kiểm tra, đánh giá (về kỹ thuật) an toàn thông tin đối với các hệ thống
thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định, trong đó, chú trọng đối với các
nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung theo Công văn số
169/BTTTT-CATTT, ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về
việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Định
kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra đánh giá an toàn thông tin theo quy định của
pháp luật.
- Xây
dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các
đơn vị, tổ chức trực thuộc cơ quan theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP
của Chính phủ và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây
dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục
của các cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống
sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.
- Xây
dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ
trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản
lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.
- Triển
khai Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 31/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long
triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh,
sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”; Tăng cường tổ chức, tham
gia các hoạt động liên quan đến bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh,
sáng tạo trên môi trường mạng; nâng cao nhận thức và từng bước trang bị kỹ năng
số cho trẻ em trên địa bàn, tổ chức các lớp dạy kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ
và trẻ em ngoài trường học trên địa bàn có nhận thức và kỹ năng cơ bản tự bảo vệ
mình trên môi trường mạng.
-
Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam
trên các nền tảng số thuộc phạm vị quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc
phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm
pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.
7. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
Tiếp
tục thực hiện Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 14/05/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành “Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025.
Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế
số, an toàn thông tin thông qua tổ chức Hội nghị, hội thảo, tập huấn phát triển
chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, an toàn thông tin.
Tổ chức
đào tạo tập huấn về an toàn thông tin mạng cho lực lượng làm công tác an toàn
thông tin: Đào tạo kỹ năng xử lý, phân tích, truy vết sự cố mạng máy tính, tấn
công mạng; Đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố; Đào tạo về an toàn thông tin cho quản
trị mạng sở, ban, ngành, huyện; Đào tạo về an toàn thông tin cho cán bộ phụ
trách CNTT khối Đảng, Đoàn thể; Đào tạo kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ phụ
trách CNTT xã, phường, thị trấn; Đào tạo nâng cao năng lực phòng ngừa, chống vi
phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
Cử
công chức, viên chức tham gia các lớp về bồi dưỡng về CNTT, chuyển đổi số, an
toàn thông tin.
IV. GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ
năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
Các
cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và an toàn thông tin.
Sử dụng
hiệu quả hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử tuyên truyền về các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số.
Xây dựng
kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng
nhiều hình thức phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các
hội thi trực tuyến trong đó nội dung sử dụng các ứng dụng CNTT như Cổng dịch vụ
công, dịch vụ công trực tuyến,... Tuyên truyền, hướng dẫn bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức
của công dân trên không gian mạng.
Nâng
cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển
CNTT; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý.
Phát
huy vai trò của các nền tảng số và các trang mạng xã hội, là kênh tương tác giữa
chính quyền với người dân, doanh nghiệp.
2. Phát triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp
Tiếp
tục thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông, doanh
nghiệp lĩnh vực thông tin và truyền thông triển khai hạ tầng, dịch vụ ứng dụng
CNTT; tăng cường tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu
chính công ích; hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm nông nghiệp
lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
số và tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng xây dựng chính quyền điện tử,
chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh.
3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các
công nghệ
Triển
khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng
dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền
số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng dịch vụ đô thị thông minh.
Phối
hợp với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh trong công tác nghiên
cứu, tổ chức hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu những thành tựu công nghệ thông
tin và khả năng ứng dụng vào hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và phục
vụ người dân.
4. Thu hút nguồn nhân lực
Đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,
thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết,
nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong
việc xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh
tế - xã hội.
Tập
huấn kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo Khung
chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên
trách về CNTT do Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
Tăng
cường phối hợp với các công ty, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng
cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
Tranh
thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT; các nguồn vốn hỗ
trợ từ Trung ương thông qua các bộ chuyên ngành đối với các sở, ngành tỉnh và
nguồn vốn ngân sách tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Triển
khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu thực tế,
đầu tư có trọng điểm, có lộ trình, trong đầu tư chú trọng công tác đánh giá hiệu
quả đầu tư.
Đảm bảo
cân đối ngân sách hàng năm cho triển khai thực hiện các hoạt động ứng dụng và
phát triển CNTT.
Xác định
những nội dung Nhà nước phải tập trung đầu tư, quản lý, vận hành, những nội
dung có thể xã hội hóa để huy động các nguồn lực và công nghệ của xã hội.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng
kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2022 của tỉnh: 36.065 triệu đồng.
Trong
đó:
- Vốn
đầu tư từ ngân sách của tỉnh: 16.000 triệu đồng.
- Vốn
sự nghiệp từ ngân sách của tỉnh: 20.065 triệu đồng.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh
Tham mưu
Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện
Kế hoạch đạt hiệu quả; Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị triển khai thực
hiện Kế hoạch đúng tiến độ trên cơ sở nguồn vốn được giao; Chỉ đạo cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các sở, ngành, đơn vị
trong việc triển khai Kế hoạch.
2.
Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ
trì, phối hợp hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố
tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Triển
khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, một cửa liên
thông của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo
giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cán bộ
chuyên trách CNTT đảm bảo mục tiêu phát triển của các ngành, địa phương.
Phối
hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định; tránh đầu tư dàn
trải, lãng phí và hiệu quả thấp.
Hướng
dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo quy định.
3.
Văn phòng UBND tỉnh
Tổng
hợp trình UBND tỉnh cho chủ trương và phê duyệt các dự án theo kế hoạch được
duyệt.
Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh ban hành các văn
bản nhằm đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.
4.
Sở Nội vụ
Chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện Chương trình cải cách hành
chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử
tạo tiền đề cho ứng dụng CNTT hiệu quả.
5.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch
ngân sách hàng năm cho triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng
dụng CNTT hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
6.
Sở Tài chính
Phối
hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Kế
hoạch này.
7.
Các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
Triển
khai thực hiện các nội dung có liên quan của Kế hoạch này, tập trung vào triển
khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch.
Chủ động
lồng ghép, đề xuất bố trí nguồn lực triển khai các hoạt động thường xuyên về ứng
dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị.
Phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác triển khai các dự án, triển
khai và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng
dùng chung của tỉnh tại cơ quan, đơn vị mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu
tư.
Báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
- Phụ
lục 1: Tổng hợp hạng mục, dự án CNTT đề xuất năm 2022 của các cơ quan, đơn vị cấp
tỉnh.
- Phụ
lục 2: Tổng hợp hạng mục, dự án CNTT đề xuất năm 2022 của các cơ quan, đơn vị cấp
huyện.
Trên
đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước,
phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
năm 2022./.
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP HẠNG MỤC, DỰ ÁN CNTT
ĐỀ XUẤT NĂM 2022 (CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CẤP TỈNH)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /4/2022
của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Tên hạng mục, nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Tổng kinh phí
|
Ghi chú
|
Tổng cộng
|
Nguồn sự nghiệp
|
Nguồn đầu tư
|
1
|
Xây dựng phần mềm quản lý
chính sách người có công
|
Sở LĐ- TBXH
|
200
|
200
|
|
Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày
09/12/2021 của HĐND tỉnh.
|
2
|
Trang bị thiết bị đầu cuối phục
vụ họp trực tuyến, hệ thống OC của các sở, ban, ngành
|
Sở TTTT
|
1.200
|
1.200
|
|
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phạm vi: Sở, ban, ngành tỉnh
(theo danh sách đăng ký).
- Kinh phí: 15 * 80 triệu
(không bao gồm phần mềm)
- Nội dung trang bị: Tivi,
Camera, âm thanh, máy tính, …
|
3
|
Trang bị thiết bị thông minh
phục vụ Lãnh đạo các Sở, ban, ngành chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng
|
Sở TTTT
|
690
|
690
|
|
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phạm vi: Lãnh đạo Sở, ban,
ngành tỉnh (theo danh sách).
- Kinh phí: 44 * 15 triệu
(không bao gồm phần mềm)
+ chi phí tư vấn 30 triệu
- Nội dung trang bị: thiết bị
thông minh
|
4
|
Thuê dịch vụ công nghệ thông
tin "Phần mềm nền tảng số, kho dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ chuyển
đổi số tỉnh Vĩnh Long" năm 2022
|
Sở TTTT
|
500
|
500
|
|
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP
ngày 09/04/2020 của Chính phủ.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày
31/12/2020 triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020.
- Kinh phí thuê: Nền tảng số
và kho dữ liệu mở; các chi phí liên quan.
- Khảo sát cơ sở dữ liệu của
cơ quan nhà nước trên địa bàn phục vụ kết nối, lưu trữ vào kho dữ liệu dùng
chung của tỉnh.
- Kết nối, lưu trữ dữ liệu dùng
chung, chuyên ngành vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Thực hiện xử lý, phân tích
dữ liệu hỗ trợ ban hành quyết định phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của
lãnh đạo.
|
5
|
Xây dựng kết nối và chia sẻ dữ
liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022
|
Sở TTTT
|
300
|
300
|
|
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP
ngày 09/04/2020 của Chính phủ.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định 3612/QĐ-UBND
ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh.
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày
31/12/2020 triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020.
- Duy trì các kết nối CSDL của
các cơ quan nhà nước như: CSDL ngành Thông tin và Truyền thông, ngành Nông
nghiệp, dữ liệu chỉ tiêu KT-XH, ngành, dữ liệu hồ sơ một cửa, dữ liệu doanh
nghiệp, lý lịch tư pháp - hộ tịch, BHXH, mã định danh, Văn bản quy phạm pháp
luật, VNPost, cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư ... với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (theo Công văn số
134/THH-THHT ngày 24/01/2022 về việc xác nhận kết nối LGSP Vĩnh Long với các
hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, chuyên ngành).
- Xây dựng kết nối và chia sẻ
dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022 qua nền tảng tích
hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh.
- Phục vụ kết nối CSDL vào
kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
|
6
|
Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho
mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh năm 2022
|
Sở TTTT
|
200
|
200
|
|
Quyết định số 3252/QĐ-UBND
ngày 30/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh
|
7
|
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
về giá tại tỉnh Vĩnh Long
|
Sở Tài chính
|
2.000
|
2.000
|
|
- Nghị quyết số 40/NQ-HĐND
ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh
- Quyết định số 2970/QĐ-UBND
ngày 03/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
|
8
|
Phát triển thương mại điện tử
năm 2022
|
Sở Công Thương
|
500
|
500
|
|
- Quyết định số 2620/QĐ-UBND
ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh
- Quyết định số 394/QĐ- UBND
ngày 18/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Công văn số 1825/SCT-VP
ngày 07/10/2021 của Sở Công thương.
|
9
|
Máy chủ chứa dữ liệu số hóa,
truy xuất dữ liệu phục vụ bạn đọc, Windows Server (hệ điều hành bản quyền máy
chủ), máy scanner số hóa tài liệu
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
500
|
500
|
|
Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày
09/12/2021 của HĐND tỉnh.
|
10
|
Triển khai thực hiện kế hoạch
thí điểm chuyển đổi số năm 2022
|
Sở TTTT
|
1.885
|
1.885
|
|
- Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày
31/12/2020 của UBND tỉnh
- Đăng ký tham gia Chương
trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới
thông minh giai đoạn 2021-2025.
- Phạm vi: tối thiểu 01 Sở, tối
thiểu 01 huyện và 01 số xã (xã Long Phước, huyện Long Hồ; xã Thuận An - thị
xã Bình Minh,...).
|
11
|
Đào tạo về an toàn thông tin,
chuyển đổi số cho cán bộ, công chức viên chức tỉnh năm 2022
|
Sở TTTT
|
410
|
410
|
|
Quyết định số 1104/QĐ-UBND
ngày 14/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
|
12
|
Triển khai thực hiện Kế hoạch
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
|
Sở TTTT
|
180
|
180
|
|
- Quyết định số 377/QĐ-BTTTT ,
ngày 26/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- Kế hoạch số 07/KH-UBND,
ngày 17/02/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
13
|
Thuê Hệ thống thông tin nguồn
của tỉnh năm 2022
|
Sở TTTT
|
180
|
180
|
|
- Quyết định 135/QĐ-TTg ngày
20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 1273/BTTTT-TTCS
ngày 27/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Công văn số 2356/UBND-VX,
ngày 17/5/2021 về việc tham mưu xây dựng Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
- Công văn số 8103/UBND-VX ,
ngày 20/12/2021 về việc giải pháp Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
|
14
|
Xây dựng hệ thống đài truyền
thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông năm 2022
|
Sở TTTT
|
500
|
500
|
|
- Quyết định 135/QĐ-TTg ngày
20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ
- Công văn số 1273/BTTTT-TTCS
ngày 27/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thông tư số
39/2020/TT-BTTTT , ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn
thông.
- Công văn số 2356/UBND-VX,
ngày 17/5/2021 về việc tham mưu xây dựng Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
- Công văn số 8103/UBND-VX,
ngày 20/12/2021 về việc giải pháp Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
|
15
|
Thuê tư vấn Xây dựng hệ thống
Quản lý An toàn thông tin theo ISO/IEC 27001:2013
|
Sở TTTT
|
50
|
50
|
|
|
16
|
Thực hiện kế hoạch triển khai
Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực
Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”
|
Sở TTTT
|
250
|
250
|
|
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ,
ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 614/UBND-PVHCC,
ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh.
|
17
|
Thuê dịch vụ Công nghệ thông tin
“Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long”
|
Sở Nội vụ
|
2.500
|
2.500
|
|
- Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ,
ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.
- Quyết định số 3615/QĐ-UBND,
ngày 27/12/2021.
|
18
|
Xây dựng phần mềm quản lý Thi
đua, khen thưởng
|
Sở Nội vụ
|
2.000
|
2.000
|
|
- Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ,
ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.
- Quyết định số
1505/SNV-TĐKT, ngày 14/02/2021 của Sở Nội vụ.
|
19
|
Nâng cấp hệ thống hạ tầng
Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số tỉnh Vĩnh
Long
|
Sở TTTT
|
8.000
|
|
8.000
|
- Nghị quyết số 38/NQ-HĐND
ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.
- Quyết định số 3422/QĐ-UBND
ngày 10/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
|
20
|
Nâng cấp công nghệ thông tin
trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Long
|
Văn phòng Tỉnh ủy
|
8.000
|
|
8.000
|
- Nghị quyết số 38/NQ-HĐND
ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.
- Quyết định số 16/QĐ-UBND
ngày 07/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.
|
21
|
Mua thiết bị đảm bảo phục vụ
họp không giấy (máy tính bảng IPAD) của UBND tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
720
|
720
|
|
Công văn số 1286/VPUBND-THCB
ngày 04/10/2021 của Văn phòng UBND tỉnh.
|
22
|
Thiết lập hệ thống (Tổng đài
1022) tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị ̣của người dân, doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
700
|
700
|
|
Công văn số 153/UBND-PVHCC của
UBND tỉnh
|
23
|
Mua sắm thiết bị tin học phục
vụ hoạt động mạng LAN Tòa nhà Khu hành chính và Văn phòng UBND tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
1.600
|
1.600
|
|
Công văn số 4919/UBND-KTNV,
ngày 27/8/2021 (Đã phê duyệt chủ trương và dự toán đầu tư)
|
24
|
Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch
vụ công; Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh (Nâng cấp, xây dựng hoàn
thiện Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin 1 cửa điện tử của tỉnh đáp ứng
yêu cầu quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ- CP và Nghị định số 45/2020/NĐ-
CP của Chính phủ)
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
3.000
|
3.000
|
|
Quyết
định số 394/QĐ-UBND, ngày 18/02/2021 (Đã phân bổ năm 2022 là 1.950 triệu
đồng)
|
Tổng cộng
|
36.065
|
20.065
|
16.000
|
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP HẠNG MỤC, DỰ ÁN CNTT
ĐỀ XUẤT NĂM 2022 (CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN)
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND, ngày
/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Tên hạng mục, nhiệm vụ
|
Đơn vị thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Ghi chú
|
Tổng cộng
|
Đầu tư
|
Sự nghiệp
|
|
1
|
Đào tạo tập huấn nâng cao trình
độ quản lý CNTT cho cán bộ ban ngành huyện, xã - thị trấn
|
Phòng VH&TT - UBND huyện Long Hồ
|
50
|
|
50
|
Ngân sách huyện
|
2
|
Kinh phí chi cho phát triển
Chính quyền điện tử và ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước từ huyện
đến các xã, thị trấn 2022
|
Phòng Tài chính - KH huyện Long Hồ
|
1.000
|
|
1.000
|
Ngân sách huyện và Trung ương
|
3
|
Đầu tư mua sắm các phần mềm
phục vụ chuyên ngành
|
Phòng Tài chính - KH huyện Long Hồ
|
100
|
|
100
|
Ngân sách huyện
|
4
|
Mua sắm bổ sung trang thiết bị
máy tính, máy in, máy scan
|
UBND huyện Bình Tân
|
1.100
|
|
1.100
|
Ngân sách huyện
|
5
|
Triển khai phần mềm Windows bản
quyền
|
UBND huyện Bình Tân
|
140
|
|
140
|
Ngân sách huyện
|
6
|
Tiếp tục triển khai phần mềm
diệt virus máy tính
|
UBND huyện Bình Tân
|
100
|
|
100
|
Ngân sách huyện
|
7
|
Triển khai hệ thống phòng họp
không giấy
|
UBND huyện Bình Tân
|
1.200
|
|
1.200
|
Ngân sách huyện
|
8
|
Nâng cấp hệ thống màn hình tại
phòng họp trực tuyến điểm cầu trung tâm UBND huyện
|
UBND huyện Bình Tân
|
70
|
|
70
|
Ngân sách huyện
|
9
|
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp
trang thông tin điện tử của huyện
|
UBND huyện Bình Tân
|
150
|
|
150
|
Ngân sách huyện
|
10
|
Bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng
CNTT, ATTT cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn
|
UBND huyện Bình Tân
|
150
|
|
150
|
Ngân sách huyện
|
11
|
Đào tạo tập huấn nâng cao trình
độ quản lý CNTT cho cán bộ ban ngành huyện, xã, thị trấn
|
Phòng VH&TT - UBND huyện Mang Thít
|
40
|
|
40
|
Ngân sách huyện
|
12
|
Đầu tư các trang thiết bị cho
ứng dụng CNTT năm 2022
|
Phòng TC - KH - UBND huyện Mang Thít
|
600
|
|
600
|
Ngân sách huyện
|
13
|
Đầu tư trang thiết bị máy vi
tính cho UBND các xã - thị trấn
|
Văn phòng HĐND và UBND huyện Vũng Liêm
|
300
|
|
300
|
Ngân sách huyện
|
14
|
Đầu tư trang bị màn chiếu tự
động ở các phòng họp và Hội trường UBND huyện.
|
UBND huyện Vũng Liêm
|
60
|
|
60
|
Ngân sách huyện
|
15
|
Bố trí kinh phí hoạt động ban
chỉ đạo CNTT
|
UBND huyện Vũng Liêm
|
7
|
|
7
|
Ngân sách huyện
|
16
|
Trang bị thiết bị tin học
|
UBND huyện Trà ôn
|
360
|
|
360
|
Ngân sách huyện
|
17
|
Đào tạo, tập huấn, xử lý sự cố
máy tính
|
UBND huyện Trà ôn
|
15
|
|
15
|
Ngân sách huyện
|
18
|
Vận hành Cổng thông tin điện
tử
|
UBND huyện Trà Ôn
|
100
|
|
100
|
Ngân sách huyện
|
19
|
Mua sắm tài sản (thiết bị
CNTT và PM); Quét virus, kiểm tra an toàn hệ thống mạng; Đào tạo, tập huấn, hội
thảo CNTT, chuyển đổi số; Tuyên truyền ứng dụng CNTT, chuyển đổi số; Xây dựng
đề án quy hoạch xây dựng công viên du lịch 4.0 (định hướng thành trung tâm giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của thành phố và của tỉnh)
|
UBND thành phố Vĩnh Long
|
1.642,4
|
|
1.642,4
|
Ngân sách huyện
|
TỔNG KINH PHÍ
|
7.184,4
|
0
|
7.184,4
|
|
PHỤ LỤC 3
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND, ngày
/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì tham mưu, theo dõi
|
Cơ quan phối hợp
|
I
|
Phát
triển Chính quyền số
|
1
|
Bảo đảm Lãnh đạo các đơn vị
được trang bị thiết bị thông minh (máy tính bảng, máy tính xách tay) nhằm thực
hiện điều hành trên môi trường số
|
Cấp tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông Cấp huyện: UBND cấp huyện
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện
|
2
|
Trang thiết bị đầu cuối phục
vụ họp trực tuyến, hệ thống OC của các Sở, ban, ngành
|
Cấp tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông Cấp huyện: UBND cấp huyện
|
Sở, ban, ngành tỉnh
|
3
|
Nâng cấp mạng nội bộ (LAN); Nâng
cấp, bổ sung hệ thống thiết bị CNTT phục vụ xử lý công việc. 100% cán bộ,
công chức, viên chức cần sử dụng máy tính trong công việc được trang bị máy
tính đảm bảo đáp ứng triển khai các ứng dụng
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
4
|
Đảm bảo 20% chế độ báo cáo,
chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục
vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích
hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo quy định.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
5
|
Đảm bảo 90% hồ sơ công việc tại
cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 40% hồ sơ công việc tại cấp xã
được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà
nước).
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
6
|
Đảm bảo 20% hồ sơ được tạo,
lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định. Tối thiểu 10% hồ sơ đảm bảo
chia sẻ dữ liệu vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
7
|
Đảm bảo 20% cán bộ, công chức,
viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 10% cán bộ,
công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ
liệu và công nghệ số
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
8
|
Đảm bảo 20% hệ thống thông
tin ứng dụng trong cơ quan nhà nước sang được chuyển đổi địa chỉ giao thức Internet
thế hệ mới (IPv6)
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
9
|
Đảm bảo 20% cơ sở dữ liệu thuộc
danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh được kết nối, chia sẻ
trên toàn tỉnh; 10% cơ quan nhà nước cấp tỉnh tham gia mở dữ liệu để cung cấp
dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và
phát triển kinh tế - xã hội
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
10
|
Xây dựng Kế hoạch triển khai thí
điểm chuyển đổi số tối thiểu 01 Sở và tối thiểu 02 UBND cấp xã năm 2022
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
11
|
Triển khai thí điểm hệ thống
thông tin nguồn cấp tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị
liên quan
|
12
|
Tăng cường tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và an toàn thông tin
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan thông tấn, báo chí
|
13
|
Nâng cấp, duy trì các hoạt động
tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
|
14
|
Duy trì mạng truyền số liệu
chuyên dùng TSLCD
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
15
|
Khai thác sử dụng có hiệu quả
các ứng dụng dùng chung của tỉnh: Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện
tử của tỉnh; hệ thống quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành; hệ thống thư điện
tử của tỉnh; hệ thống họp không giấy, hệ thống báo cáo của tỉnh; ....
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
16
|
Số hóa và tạo lập các cơ sở dữ
liệu
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
17
|
Tăng cường ứng dụng các nền tảng
số và các trang mạng xã hội tạo kênh tương tác giữa chính quyền với người
dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
18
|
Tăng cường tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
19
|
Kết nối hệ thống ứng dụng
CNTT cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
II
|
Phát
triển kinh tế số
|
1
|
Đảm bảo 10% sản phẩm OCOP, được
đưa trên các sàn thương mại điện tử nội địa
|
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Thông
tin và Truyền thông
|
UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
2
|
Đảm bảo 05% doanh nghiệp SMEs
được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 02%
doanh nghiệp SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp;
02% doanh nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện
tử; 02% doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm
|
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Thông
tin và Truyền thông
|
UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
3
|
Đảm bảo có ít nhất 10 sản phẩm,
hàng hóa ứng dụng các công nghệ số truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn quốc
gia, quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng chủ
lực của tỉnh
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện
|
4
|
Phấn đấu hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng
công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với
nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số
|
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Thông
tin và Truyền thông
|
Cục thuế Vĩnh Long; doanh nghiệp; hộ kinh doanh
|
5
|
Phát triển thương mại điện tử.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn
thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn
|
Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền
thông
|
Viettel Vĩnh Long, Bưu điện tỉnh Vĩnh Long; doanh nghiệp; hộ kinh doanh
|
III
|
Phát
triển xã hội số
|
1
|
Đảm bảo hạ tầng mạng băng rộng
cáp quang phủ trên 100% xã
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; các doanh nghiệp viễn
thông
|
2
|
Đảm bảo 10% dân số có tài khoản
thanh toán điện tử
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; các cơ quan, đơn vị
|
3
|
Đảm bảo trên 40% cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh triển khai nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa và có thể chia
sẻ tài nguyên dạy và học
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
4
|
Phấn đấu người dân có danh
tính số kèm theo QR code
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
5
|
Phấn đấu trạm y tế xã đều triển
khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số. Phấn đấu mỗi cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu
cầu thực tế. Phấn đấu mỗi bệnh viện, trung tâm y tế công đều triển khai hồ sơ
bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử.
Phấn đấu công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.
|
Sở Y tế
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
6
|
Phấn đấu học sinh, sinh viên
có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Phấn đấu các cơ sở đào tạo đều triển khai
hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số. Phấn đấu triển khai thanh
toán học phí không dùng tiền mặt, học liệu số.
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
7
|
Phấn đấu người dân có khả
năng ứng dụng du lịch thông minh. Phấn đấu ứng dụng công nghệ thực tế ảo, trợ
lý du lịch ảo để cung cấp đầy đủ các thông tin theo thời gian thực phục vụ
người dân, du khách…
|
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
8
|
Phấn đấu người nông dân có khả
năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp,
giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người
tiêu dùng
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
9
|
Tiếp tục cập nhật CSDL ngành
Tài nguyên và Môi trường và khai thác một cách có hiệu quả, đảm bảo cung cấp
các thông tin đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo, công
khai minh bạch.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
|
10
|
Phấn đấu hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng
công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh
|
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
11
|
Phấn đấu cá nhân, hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau
và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số
|
Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục thuế
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Cục thuế
|
IV
|
An
toàn thông tin
|
1
|
Đảm bảo tối thiểu 70% hệ thống
thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước được xác định cấp độ và triển
khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
2
|
Đảm bảo tối thiểu 90% máy
tính kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng được cài đặt giải pháp bảo vệ
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
3
|
Đảm bảo tối thiểu 5% người đứng
đầu của các đơn vị, tổ chức nhà nước (trực thuộc cơ quan) được tuyên truyền,
nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
4
|
Đảm bảo tối thiểu 10% cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được tuyên truyền, phổ biến
về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
5
|
Đảm bảo tối thiểu 10% cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về
an toàn thông tin
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
6
|
Đảm bảo tiếp tục thực hiện
giám sát và bảo vệ theo mô hình 4 lớp; duy trì giám sát an toàn thông tin; bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; diễn tập,
ứng cứu, khắc phục sự cố;….
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã
|
1
Công văn số 4336/BTTTT-THH , ngày 28/10/2021 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2
Văn bản số 33/BB- VTPost/TMĐT-VLG ngày 25/12/2021 của
Viettel Vĩnh Long.
3
Công văn số 53/BĐVL-KHKD ngày 11/1/2022 của Bưu điện
tỉnh Vĩnh Long.
4
cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, hệ thống cấp
mã số đơn vị với ngân sách, hệ thống thông tin quản lý danh mục dùng chung của
các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử Việt Nam, hệ thống phục
vụ dịch vụ công của tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost); thanh toán trực
tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia (Payment Platform).
5
dịch vụ xác thực thông tin công dân đến CSDL quốc gia
dân cư (đã hoàn thành ngày 21/6/2021, đang đợi Bộ công an kiểm tra an toàn
thông tin để đưa vào sử dụng), kết nối dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ
tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai (hoàn thành giao dịch, đang đợi xác
nhận của Cục Tin học hóa); Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp (đã kết nối và tập huấn
cho cán bộ 107 xã/phường/thị trấn để đưa vào sử dụng); Cơ sở dữ liệu quốc gia về
bảo hiểm: UBND cấp huyện, cấp xã (đã kết nối và tập huấn cho cán bộ 107 xã/phường/thị
trấn để đưa vào sử dụng)
6
cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (phân hệ tập trung tại
Bộ Tài nguyên và Môi trường); Hệ thống mã bưu chính Vpostcode (Tổng Công ty Bưu
điện Việt Nam); Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư
pháp); Nền tảng tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế)