ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 521/KH-UBND
|
Quảng Nam, ngày
22 tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024
Thực hiện Công văn số 6074/BTTTT-CĐSQG
ngày 06/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn các bộ, ngành, địa
phương chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh; theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 365/TTr-STTTT ngày 25/12/2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch
chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024 như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
I. Kết quả
thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023
1. Về nâng
cao nhận thức
- UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp,
các ngành tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết,
quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh và nâng cao nhận thức,
kiến thức về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan,
đơn vị hành chính nhà nước cũng như tạo được sự lan tỏa, đồng thuận của người
dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Giao nhiệm vụ cho Sở Thông
tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí, Bản tin, Cổng/Trang
Thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tập trung, đẩy mạnh
tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền thông về công tác chuyển đổi số tỉnh
Quảng Nam, trong đó:
+ Triển khai tuyên truyền trên
Cổng Thông tin điện tử tỉnh (địa chỉ: quangnam.gov.vn); Tuyên truyền trên
Chuyên trang Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam (tại địa chỉ:
chuyendoiso.quangnam.gov.vn); đồng thời tuyên truyền trên các nền tảng Mạng xã
hội (gồm: Zalo 1022 Quảng Nam; fanpage Facebook 1022 Quảng Nam, ứng dụng Smart
Quang Nam...);
+ Xây dựng 06 “Bản tin điện tử
Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam”; sản xuất 05 phóng sự truyền hình và 19 tin video
về CĐS phát trong chương trình Bản tin tổng hợp hằng tuần và đồng thời đăng
trên Chuyên trang Chuyển đổi số, Cổng TTĐT tỉnh và các trang Mạng xã hội (gồm:
Zalo 1022 Quảng Nam; fanpage Facebook 1022 Quảng Nam, ứng dụng Smart Quang
Nam...);
+ Sản xuất 04 bản tin phát
thanh tuyên truyền về Chuyển đổi số, cung cấp phát sóng trên Đài Truyền thanh của
241 xã, phường, thị trấn (mỗi bản tin 10 phút); đã tham gia viết 02 bài về CĐS
đăng trên Trang Chuyển đổi số quốc gia tại địa chỉ https://t63.mic.gov.vn; viết 02 câu chuyện chuyển đổi số gửi Bộ
Thông tin và Truyền thông biên tập In sách Câu chuyện Chuyển đổi số năm 2023;
ngoài ra, bộ phận truyền thông của Sở còn sản xuất các tin bài để đăng trên báo
Vietnamnet, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam và gửi nội
dung, hình ảnh cho các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về kết quả CĐS của
Quảng Nam.
- Xây dựng chuyên mục truyền
thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thương mại điện tử cho cộng đồng
trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam; Đăng tải các chương trình truyền
hình lên website: www.qrt.vn; đăng tải hơn 300 tác phẩm về chuyển đổi số trên
Báo Quảng Nam. Báo Quảng Nam đã tập trung tuyên truyền những mô hình, cách làm
hay trong chuyển đổi số, nhằm hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt tuyên truyền những hoạt động của thanh niên gắn với chuyển đổi số
trong Tháng thanh niên; thông tin kết quả cải cách hành chính; nỗ lực tháo gỡ
khó khăn về nhân lực, về hạ tầng trong chuyển đổi số ở cơ sở; các hoạt động đẩy
mạnh chuyển đổi số; nỗ lực ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho
người dân, doanh nghiệp...
- Các cơ quan báo chí ngoài tỉnh
đã tích cực tuyên truyền, đưa tin về các sự kiện, hoạt động, các kết quả đạt được
về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số của tỉnh, như: Báo điện tử
VietNamnet đã đăng 20 bài viết, phỏng vấn chuyên sâu và hơn 150 tin, bài tuyên
truyền khác về chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam; các cơ quan báo chí hợp tác truyền
thông về tỉnh Quảng Nam, gồm: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Truyền hình
Quốc hội Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên (VTV8), Cơ quan thường trú khu vực miền Trung - Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV); các cơ quan báo chí, phóng viên thường trú địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng
đã có nhiều tin, bài viết, phỏng vấn chất lượng về tuyên truyền cải cách hành
chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức chuỗi sự kiện nhân
ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 như diễn tập An toàn thông tin, khánh thành
Trung tâm tích hợp dữ liệu, mạng diện rộng SD WAN, Trung tâm giám sát an toàn
thông tin - SOC, Hội thảo, hội nghị chuyển đổi số, Khai mạc cuộc thi tìm hiểu Cải
cách hành chính, Chuyển đổi số trên sóng truyền hình tỉnh Quảng Nam.
* Các địa phương đã tích cực
tuyên truyền ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10:
- Tuyên truyền trực quan: băng
rôn, phướn, tổ chức diễu hành,…
- Tuyên truyền bằng hình thức
sân khấu hóa: các xã, phường của thành phố Tam kỳ đã tổ chức các cuộc thi, liên
hoan tuyên truyền về chuyển đổi số hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10.
Mô hình Ngày thứ 5 Nghe dân nói của phường An Mỹ. Mô hình “Ngày thứ 7 - Ngày
công dân số” tại phường Tân Thạnh, An Xuân.
- Tiếp tục triển khai Tổ xung
kích “Ngày thứ 5 trực tuyến” tại Bộ phận một cửa huyện Thăng Bình. Triển khai gắn
QR code tại di tích lịch sử Mộ Tiểu La - Nguyễn Thành.
- Viết tin, bài đăng trên Cổng
thông tin điện của địa phương, tuyên truyền trên các trang mạng xã hội
facebook, zalo,…
- Xây dựng chuyên mục, các
video, phóng sự về hoạt động chuyển đổi số, đặc biệt phát huy vai trò của Tổ
công nghệ cộng đồng và thanh niên trong công tác chuyển đổi số.
- Tổ chức phát động hưởng ứng,
tuyên truyền hướng dẫn người dân thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm chợ
trên địa bàn.
2. Về hoàn
thiện chính sách, quy định cho chuyển đổi số
- HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết
số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 sửa đổi Điều 2 Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày
17/9/2020 của HĐND tỉnh về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng
chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
- UBND tỉnh ban hành nhiều Quyết
định, Kế hoạch, Công văn chỉ đạo về công tác chuyển đổi số (Danh mục các văn
bản về chuyển đổi số ban hành năm 2023 tại phụ lục I đính kèm).
3. Về phát
triển hạ tầng số
- Tính đến tháng 12/2023, toàn
tỉnh hiện có 1.428.322 thuê bao điện thoại (trong đó số thuê bao điện thoại cố
định là 20.067, số thuê bao điện thoại di động là 1.408.255); Số thuê bao
internet băng rộng là 931.306 (trong đó số thuê bao internet cố định là
261.425, số thuê bao internet di động là 669.881). Tỉ lệ thuê bao điện thoại
thông minh đạt 76,8%.
- Toàn tỉnh phát triển được
2.112 trạm BTS, đường truyền cáp quang đã kéo đến: cấp xã 100% (241/241), cấp
thôn: 96,5 % (1.197/1.240); sóng thông tin di động 3G, 4G đã phủ sóng cấp xã:
100% (241/241), cấp thôn: 94,8% (1.176/1.240); 81,8% nhà văn hóa thôn có wifi
(1014/1240).
- Đã triển khai kết nối với mạng
truyền số liệu chuyên dùng đến 100% các xã trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai nâng cấp hạ tầng
Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số, đô thị
thông minh, hướng đến sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng
WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình
hiện có 8/20 điểm cầu Sở, Ban, ngành, 18/18 điểm cầu cấp huyện, 238/241 điểm cầu
xã, phường, thị trấn.
- Các địa phương cũng đã tập
trung triển khai nâng cấp hạ tầng CNTT: mạng LAN, hệ thống máy tính, Hội nghị
truyền hình để phục vụ cho việc triển khai CĐS tại địa phương.
4. Về phát
triển dữ liệu số
a) Tình hình triển khai các
CSDL chuyên ngành
Hầu hết các ngành đã xây dựng
CSDL chuyên ngành và triển khai các hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý
nhà nước của ngành, lĩnh vực. Tổng số CSDL Trung ương, CSDL chuyên ngành của tỉnh
đang triển khai: 86 hệ thống, trong đó có 55 hệ thống của Trung ương triển
khai, 31 hệ thống CSDL chuyên ngành của tỉnh. Cụ thể một số CSDL chuyên ngành
như sau:
- Lĩnh vực y tế: đã triển khai
hệ thống hồ sơ sức khỏe, phần mềm tiêm chủng quốc gia; phần mềm giám sát và báo
cáo bệnh truyền nhiễm; phần mềm tiêm chủng dịch vụ trực tuyến; phần mềm quản lý
bệnh tăng huyết áp, phần mềm quản lý chất thải y tế.
- Lĩnh vực giáo dục: triển khai
hệ thống quản lý trường học đến 100% các trường công lập, cập nhật đầy đủ thông
tin giáo viên, học sinh, tạo lập học bạ điện tử (tỷ lệ đạt 50%). Đã triển khai
CSDL ngành giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống Trung tâm điều
hành giáo dục thông minh - IOC Edu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Hệ thống
quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (Vahis); Ứng dụng VRAIN trên điện
thoại (http://Vrain.vn) theo dõi thông tin lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy
văn chuyên dùng; Hệ thống quản lý, giám sát rừng tỉnh Quảng Nam; Phần mềm Hệ thống
giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản; Phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành,
quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân; App Phòng chống thiên tai ứng dụng
trên điện thoại, máy tính.
- Lĩnh vực du lịch: đã triển
khai phần mềm Quản lý CSDL Di sản, di tích trên địa bàn tỉnh; đưa vào sử dụng hệ
thống phần mềm Du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hệ thống này được
sử dụng tại Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch Quảng Nam, có khả năng chia sẻ,
dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ du lịch của tỉnh và cả nước.
- Lĩnh vực tài nguyên và môi
trường: đã xây dựng và triển khai một số phần mềm như: Phần mềm TMV-LIS Hệ thống
thông tin đất đai Quảng Nam; Phần mềm Hệ thống thông tin Môi trường tỉnh Quảng
Nam; Phần mềm Hệ thống Quan trắc tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
(iLotusLand) đầu tư năm 2020; đang triển khai thử nghiệm Phần mềm quản lý giao
dịch điện tử hồ sơ đất đai liên thông điện tử với Dịch vụ công tỉnh và cơ quan
Thuế.
- Lĩnh vực Giao thông vận tải:
triển khai thí điểm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) trong công tác
công bố, công khai thông tin quy hoạch. Triển khai Phần mềm quản lý hạ tầng
giao thông (GIS); Phần mềm Quản lý, kiểm tra và giám sát bảo trì đường bộ
(GOVONE) và nhiều phần mềm do Bộ Giao thông vận tải phát triển trên các lĩnh vực
của ngành.
- Thực hiện Quyết định số
1623/QĐ-UBND ngày 03/8/2023 của UBND tỉnh về Phê duyệt danh mục nhiệm vụ ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2023, trong số 19 cơ sở dữ liệu chuyên
ngành dự kiến triển khai trong năm 2023, đến nay đang triển khai 01 CSDL, đã thẩm
định 04 CSDL, đang thẩm định 02 CSDL, 03 CSDL yêu cầu bổ sung hoàn thiện, 07
CSDL chưa trình, 02 CSDL đang chờ ý kiến của Sở Tài chính.
b) Về kết nối với các hệ thống
thông tin, CSDL của các Bộ, ngành Trung ương
Về kết nối với các hệ thống
thông tin, CSDL của các Bộ, ngành Trung ương (theo Phụ lục II đính kèm).
5. Nền tảng
số
- Duy trì, cập nhật Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt
Nam và triển khai áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê
duyệt.
- Về triển khai kết nối chia sẻ
dữ liệu qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP):
+ Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu của tỉnh (LGSP) được duy trì hoạt động ổn định phục vụ kết nối, liên
thông, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Tất các ứng dụng có dữ liệu
dùng chung được kết nối, chia sẻ qua LGSP.
+ Hiện có 37/86 dịch vụ kết nối,
chia sẻ dữ liệu qua LGSP (đạt tỷ lệ 43%), kết nối các hệ thống như các CSDL của
TW, các CSDL dùng chung của tỉnh (Qoffice, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của
tỉnh, CSDL Cán bộ, công chức, hệ thống IOC tỉnh, smart, egov Quảng Nam), các
CSDL chuyên ngành. Tổng số giao dịch từ đầu năm 2023 đến nay là 265.659.149
giao dịch, tỷ lệ thành công 99,8%.
- Có 20/20 dịch vụ dữ liệu có
trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng
chính thức.
- Về kết nối với các hệ thống
thông tin, CSDL của các Bộ, ngành Trung ương:
+ Đối với nhiệm vụ kết nối,
tích hợp, chia sẻ dữ liệu kết quả giải quyết thủ tục hành chính với Kho quản lý
dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để chia sẻ,
tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa: đã kết nối, tích hợp hệ thống, cho phép đồng
bộ kho số hóa dữ liệu kết quả TTHC từ cổng DVC của tỉnh với Cổng DVC QG để chia
sẻ, tái sử dụng dữ liệu.
+ Đối với nhiệm vụ kết nối với
hệ thống định danh và xác thực điện tử: đã tích hợp dịch vụ xác thực (đăng nhập/đăng
xuất) với hệ thống định danh và xác thực điện tử, cho phép công dân có thể sử dụng
định danh điện tử để đăng nhập trên Cổng DVC của tỉnh. Sở TTTT đã có văn bản
yêu cầu VNPT (đơn vị triển khai hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh) thực
hiện kết nối tích hợp thông tin giấy tờ và thực hiện lấy thông tin công dân từ
việc quét QR code trên ứng dụng VNeID.
+ Về kết nối với phần mềm dịch
vụ công liên thông của Bộ Công an: đã triển khai hạ tầng, kỹ thuật kết nối hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với hệ thống phần mềm dịch
vụ công liên thông, phối hợp với Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cung cấp
thông tin máy chủ (Dev-Test (Internet): URL, SecretKey; Pro (qua SS): URL. DST
code, IP SS, SecretKey), hoàn thành đưa API lên hệ thống Pro.
- Về triển khai ứng dụng smart,
egov Quảng Nam, 1022 Quảng Nam:
+ Tính đến ngày 30/11/2023, số
liệu lượt tải cài đặt Smart Quảng Nam tổng cộng 51.054 lượt, trong đó Bản
IOS (phiên bản 2.4.5): 16.733; Bản Android (phiên bản 1.5.5): 34.321. Ứng
dụng egov Quảng Nam: tổng số lượt cài đặt ứng dụng 2952 lượt cài đặt, trong đó
IOS (phiên bản 1.5.2): 453; Android (phiên bản 1.5.2): 2.499
+ Triển khai tổng đài dịch vụ
công 1022: Từ ngày 01/11/2023 đến ngày 30/11/2023, Tổng đài Thông tin Dịch vụ
công 1022 tỉnh (Tổng đài 1022) đã tiếp nhận 13014lượt thông tin, phản ánh kiến
nghị, trong đó: có 3765 cuộc gọi qua số tổng đài 0235.1022, tương tác qua các
kênh 1022 gồm: Email (114 lượt), Facebook (1139 lượt), Zalo (882 lượt),
Website, App (86 lượt), Chatbot (7028lượt) của người dân, doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh liên quan đến các phạm vi tiếp nhận, trả lời của Tổng đài 1022. Về kết
quả xử lý: đã có 12842/13014 thông tin phản ánh, kiến nghị đã được xử lý (tỉ lệ
xử lý thông tin đạt 98,7%). Có 172 phản ánh kiến nghị Đài 1022 đã chuyển về Sở,
Ngành và địa phương đã xử lý 154 PAKN, còn 18 PAKN nhưng chưa có kết quả phản hồi.
- Triển khai Trung tâm thông
tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh (IOC):
+ Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp
với Sở Tài chính, VNPT Quảng Nam bổ sung chỉ tiêu khai thác các báo cáo ngân
sách hàng ngày trên hệ thống báo cáo ngân sách của Bộ Tài chính trên IOC tỉnh,
gồm 3 loại: Thu NSNN, Thu NSĐP, Chi NS, từ tỉnh đến huyện. Đã thể hiện thành
các dashboard trên IOC.
+ UBND các huyện, thị xã, thành
phố triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh cấp huyện. Đến nay đã
có có 7 IOC cấp huyện đã khai trương, đưa vào vận hành chính thức[1], có 6 huyện, thành phố đang triển khai thử nghiệm[2] .
- Triển khai thực hiện đề tài
Nghiên cứu ứng dụng Chatbot trong Cổng dịch vụ Hành chính công và Cổng Thông
tin điện tử của tỉnh. Đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tư phát triển hạ
tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin liên
lạc, chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị,
phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
6. Về nhân
lực số
- Hiện trạng nguồn nhân lực
CNTT, chuyển đổi số: Hiện nay, tổng số công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên
trách/kiêm nhiệm về công nghệ thông tin, chuyển đổi số của tỉnh là 336 người,
trong đó lực lượng chuyên trách là 92 người (70 cấp tỉnh, 22 cấp huyện); lực lượng
kiêm nhiệm là 244 người (01 cấp tỉnh; 02 cấp huyện, 241 cấp xã).
- Tuy nhiên, nguồn nhân lực
CNTT trong các CQNN cấp tỉnh, cấp huyện chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn còn thiếu
cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (đặc biệt là thiếu
cán bộ chuyên trách CNTT cấp huyện), chưa có khả năng triển khai các hệ thống ứng
dụng tác nghiệp và xử lý sự cố an toàn thông tin. Trong thời gian qua, tỉnh thường
xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ phụ trách
CNTT trên địa bàn tỉnh với các nội dung đào tạo về quản trị, vận hành các hệ thống
ứng dụng dùng chung, quản trị trang thông tin điện tử, an toàn bảo mật thông
tin, ứng cứu sự cố máy tính, …
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
241/241 xã đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng với 1.200 tổ công nghệ số cộng đồng
với gần 6.200 người tham gia. Đã tổ chức tập huấn cho 100% thành viên tổ công
nghệ cộng đồng để triển khai nhiệm vụ.
- Năm 2023, tổng số cán bộ được
đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số là gần 15.380 người trong đó:
+ Tỉnh tổ chức cho hơn 2.180
người (tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; tập huấn công
tác quản lý đầu tư, chi cho chuyển đổi số; tập huấn số hoá trong tiếp nhận giải
quyết thủ tục hành chính; Tập huấn cho thành viên tổ công nghệ cộng đồng; Tổ chức
tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số phục vụ xây dựng nông
thôn mới).
+ Ngoài ra, các đơn vị, địa
phương đã tổ chức tập huấn chuyển đổi số cho 13.200 cán bộ công chức viên chức.
Thông qua các chương trình tập huấn, bồi dưỡng đã giúp cho công chức, viên chức
củng cố được kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công việc,
góp phần tạo nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch ở chính quyền các cấp.
7. Đảm bảo
an toàn thông tin mạng
- Đã tổ chức triển khai đầy đủ
các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ
Thông tin và Truyền thông như sau:
+ Thuê dịch vụ giám sát an toàn
thông tin (SOC) đối với các hệ thống của tỉnh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn
các nguy cơ tấn công, xâm nhập hệ thống mạng trái phép; thường xuyên hướng dẫn,
cảnh báo các đơn vị về các lỗ hổng bảo mật và các giải pháp tăng cường đảm bảo
an toàn thông tin.
+ Tiếp tục duy trì hoạt động hệ
thống giám sát mã độc tập trung (EDR) kết nối chia sẻ dữ liệu mã độc về Cục an
toàn thông tin theo quy định.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá định
kỳ về an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
- Tổ chức diễn tập thực chiến
an toàn thông tin mạng cho gần 100 cán bộ chuyên trách CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Về phê duyệt cấp độ an toàn
thông tin: UBND tỉnh ban hành 06 Quyết định Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống
thông tin.[3]
- Cấp huyện đã phê duyệt cấp độ
an toàn thông tin cho 06 hệ thống[4].
8. Chính
quyền số
- Đã triển khai hệ thống quản
lý văn bản Qoffice tập trung đến tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh,
kết nối trục liên thông văn bản chính phủ và tích hợp chữ ký số chuyên dùng, phục
vụ gửi nhận văn bản điện tử. Hiện nay, tất cả các đơn vị đã thực hiện gửi nhận
văn bản điện tử (không kèm bản giấy) đối với hầu hết các văn bản thông thường.
- Ứng dụng chứng thư số, chữ ký
số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước của tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Đến thời điểm hiện tại đã cấp được 4.799 chứng thư số, chữ ký số cho tổ chức và
cá nhân, trong đó: 873 chứng thư số cho tổ chức; 3.926 chữ ký số cho cá nhân,
đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin mạng trong gửi, nhận thông điệp điện
tử, văn bản điện tử và chứng thực điện tử. Các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng hiệu
quả chữ ký số được cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của cơ quan trong việc
bảo đảm xác thực và bảo mật thông tin, 100% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện
ký số, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, tạo được
môi trường làm việc hiện đại. góp phần tích cực trong việc cải cách hành chính
và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều
hành công việc.
- Hệ thống thư điện tử công vụ
của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức
trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp
thư điện tử công vụ. Số lượng tài khoản cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn
toàn tỉnh là 30.335 tài khoản. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên
sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc đạt 100%.
- Về tình hình triển khai Hệ thống
thông tin giải quyết TTHC và DVC TT:
+ Đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công
với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh thành hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính tập trung duy nhất của tỉnh, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ
dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ
tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Phần mềm cơ bản
đáp ứng tiếp nhận, điều phối và xử lý hồ sơ trong quá trình giải quyết thủ tục
hành chính.
+ Đã cấu hình 1887 thủ tục hành
chính, khai báo 2.745 quy trình, 205 biểu mẫu; đã khai báo 56.211 tài khoản người
dùng là cán bộ, công chức
+ Triển khai cung cấp Dịch vụ
công trực tuyến: Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh
đã kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Cung cấp, công khai 1.305 DVCTT trên
Cổng Dịch vụ công Quốc gia (trong đó có 1.289 dịch vụ công trực tuyến toàn
trình) phục vụ nhu cầu giải quyết TTHC của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
tỉnh. Hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày
25/5/2023, Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 22/8/2023, Quyết định số
1888/QĐ-UBND ngày 07/9/2023 Phê duyệt Danh mục DVC trực tuyến gồm 1.237 DVC
toàn trình và 442 DVC một phần.
+ Tỷ lệ DVCTT toàn trình: :
1237/1289, tỷ lệ 95,9%.
+ Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến năm
2023: 76162/99483, tỷ lệ 76,55%.
+ Tỷ lệ TTHC được triển khai
thanh toán trực tuyến: 304/459, tỷ lệ 66%.
+ Tỷ lệ TTHC có phát sinh giao
dịch thanh toán trực tuyến: 127/304, tỷ lệ 41,78%.
+ Tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực
tuyến: 7155/32329, tỷ lệ 22,1%.
+ Về triển khai biên lai điện tử:
hiện nay đã có 15/18 Sở (bao gồm 03 Sở không thu phí); 16/18 huyện; 236/241 xã
đã triển khai biên lai điện tử.
- Về số hóa kết quả giải quyết
thủ tục hành chính: 169.556/234.154, Tỷ lệ 72,4%, trong đó:
+ Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của cấp tỉnh: 69.573/106.121, tỷ lệ 65,6%.
+ Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của cấp huyện: 81,8%.
+ Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả
giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đối với TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của cấp xã: 77,2%.
- Hiện nay, Kho lưu trữ điện tử
dùng chung của tỉnh đã triển khai thử nghiệm, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ
chức 02 lớp tập huấn, sử dụng Kho lưu trữ dữ liệu và số hóa hồ sơ cho các cơ
quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để các cơ quan, đơn vị, địa phương sử
dụng, khai thác có hiệu quả Kho lưu trữ dữ liệu của tỉnh, chữ ký số tập trung,
hướng dẫn về các chức năng của hệ thống lưu trữ điện tử và ký số tập trung, chữ
ký số cá nhân, tạo lập chỉnh lý và lưu trữ hồ sơ, bóc tách thông tin kết quả giải
quyết thủ tục hành chính.
- Về kết nối với phần mềm dịch
vụ công liên thông với Bộ Công an: đã triển khai hạ tầng, kỹ thuật kết nối hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với hệ thống phần mềm dịch
vụ công liên thông, phối hợp với Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an cung cấp
thông tin máy chủ (Dev-Test (Internet): URL, SecretKey; Pro (qua SS): URL. DST
code, IP SS, SecretKey), hoàn thành đưa API lên hệ thống Pro.
9. Phát triển
kinh tế số
- Thực hiện Kế hoạch số
6247/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh về Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển
khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số
246/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2023-2025, trong năm 2023, tỉnh Quảng Nam đã triển khai tuyên
truyền, tập huấn hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng các nền tảng số
nhằm tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh tạo ra các
giá trị mới cho doanh nghiệp.
- Tích cực chỉ đạo, hỗ trợ, đôn
đốc doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh tham gia chuyển đổi số trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
- Tuyên truyền, hỗ trợ các
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong kinh doanh: website, sàn thương mại điện
tử, mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, hợp đồng điện tử, nộp thuế điện
tử, hóa đơn điện tử, sử dụng phần mềm kế toán, quản lý nội bộ…; đưa sản phẩm
OCOP, đặc sản địa phương lên sàn TMĐT (phối hợp Bưu điện: sàn Postmart.vn, bưu
chính Viettel: sàn Voso.vn).
- Đến nay, trên 50% doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nền tảng số trong hoạt động quản trị nội
bộ, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau; 100% doanh nghiệp phát sinh số
thuế phải nộp đã thực hiện nộp thuế điện tử; việc quản lý nhân sự, hàng hóa,
thu chi kế toán được thực hiện bằng phần mềm; 100% doanh nghiệp đã triển khai sử
dụng hóa đơn điện tử; 100% siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh
toán POS không dùng tiền mặt; nhiều doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận
đơn hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế số của tỉnh.
- Theo thống kê của Bộ Thông
tin và Truyền thông, Quảng Nam có 24.368 giao dịch trên sàn thương mại điện tử;
5.896 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử; 188.662 hộ sản xuất nông nghiệp được
đạo tạo kỹ năng số.
10. Phát
triển xã hội số
- Tập trung triển khai phủ rộng
mạng cáp quang, di động băng thông rộng tạo môi trường thuận lợi trong công tác
chuyển đổi số. Tăng cường phổ cập, khuyến khích người dân sử dụng dữ liệu di động
tốc độ cao 4G và sử dụng thiết bị di động thông minh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh
có 76,8% thuê bao điện thoại thông minh.
- Tập trung triển khai Tổ CNCĐ
đến các thôn, khối phố. Hiện nay 18/18 huyện, thị xã, thành phố triển khai
thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, trên địa bàn tỉnh có 241/241 xã đã
thành lập tổ công nghệ cộng đồng với 1.200 tổ công nghệ số cộng đồng với trên
6.200 người tham gia..
- Đa dạng hóa các kênh thông
tin giao tiếp giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã qua Trang TTĐT xã,
đài truyền thanh, Zalo. Tạo các nhóm zalo trong xã, thôn để cung cấp thông tin
nhanh chóng đến cho người dân. Đang triển khai thực hiện thường xuyên thông qua
đài phát thanh, các nền tảng mạng xã hội.
- Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi
số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh
viện, cơ sở y tế, trong các chợ, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Các ngân
hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel, Mobile đã tăng cường
công tác truyền thông, hướng dẫn; phối hợp với chính quyền các cấp, tổ CNCĐ để
triển khai hướng dẫn cho người dân cài đặt, sử dụng; hướng dẫn tiểu thương triển
khai các mô hình chợ 4.0. Đến nay số tài khoản đã được kích hoạt: VNPT hơn
20.000; Viettel được hơn 35.800; Mobifone 7.906 thuê bao.
- Đẩy mạnh triển khai thúc đẩy
phát triển công dân số; khuyến khích mỗi người dân tuổi thành niên đều có danh
tính số. Tính đến tháng 11/2023, toàn tỉnh đã kích hoạt 732.857 tài khoản định
danh điện tử, vượt chỉ tiêu được giao.
III. Đánh
giá chung
1. Kết quả đạt được
- Thời gian qua, công tác chuyển
đổi số trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt,
qua đó đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo nền tảng để tổ chức
triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn tiếp
theo.
- Nhận thức của các cấp, các
ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số được nâng
lên rõ rệt.
- UBND tỉnh, các Sở, Ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống các
văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chuyển đổi số, quan tâm bố trí
kinh phí, nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi số.
- Đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức làm công tác chuyển đổi số từng bước được nâng cao trình độ để đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Tồn tại, hạn chế
- Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu
giữa các CSDL chuyên ngành với các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, hệ
thống IOC, smart Quảng Nam còn hạn chế, chưa phát huy được tối đa hiệu quả của
các CSDL. Đến nay, còn nhiều CSDL chưa kết nối với hệ thống LGSP của tỉnh,
nguyên nhân là do các CSDL xây dựng trước đây chưa có dịch vụ kết nối, cần nâng
cấp, bổ sung tính năng chia sẻ dữ liệu.
- Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết
bị công nghệ thông tin ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng được
yêu cầu, chưa có mô hình kết nối mạng thống nhất, đồng bộ, thiếu các giải pháp
về bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin, dẫn đến nguy cơ về mất an toàn thông
tin.
3. Khó khăn, vướng mắc
- Hiện nay, cán bộ tư pháp, hộ
tịch tại địa phương phải sử dụng nhiều phần mềm (06 phần mềm, trừ phần mềm dùng
chung của tỉnh); phải nhập lại cùng nội dung thông tin trên các phần mềm khác
nhau.
- Nguồn nhân lực làm công tác
chuyển đổi số ở các đơn vị còn thiếu, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm nên khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số ở đơn vị, địa
phương.
- Một số thôn chưa được phủ
sóng 3G,4G, hầu hết nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, đây là các khu
vực địa hình khó khăn, ít người. Việc đầu tư hạ tầng viễn thông là do doanh
nghiệp viễn thông đầu tư theo kế hoạch phát triển kinh doanh và từ nguồn vốn của
doanh nghiệp. Ở các khu vực miền núi việc đầu tư hạ tầng viễn thông còn hạn chế
vì phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiện nay, chưa có kinh phí hỗ
trợ cho tổ công nghệ cộng đồng hoạt động nên khó khăn để duy trì công tác hướng
dẫn, tuyên truyền người dân thực hiện chuyển đổi số.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ
LẬP KẾ HOẠCH
- Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng năm 2030.
- Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ
điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 146/QĐ-TTg
ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức,
phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030".
- Quyết định số 411/QĐ-TTg
ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển
kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 505/QĐ-TTg
ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
- Quyết định số 964/QĐ-TTg
ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng
quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025,
tầm nhìn 2030.
- Kế hoạch số 6863/KH-UBND
ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn
2021-2025.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU
ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về về chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết số 33/NQ-HĐND
ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin,
xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
- Nghị quyết số 17/NQ-HĐND
ngày 12/7/2023 sửa đổi Điều 2 Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 17/9/2020 của HĐND
tỉnh về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 2322/QĐ-UBND
ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Danh mục mã định danh điện tử các cơ
quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam.
- Quyết định số 1587/QĐ-UBND
ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-HĐND
ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin,
xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số
17/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về sửa đổi Điều 2 Nghị quyết số
33/NQ-HĐND ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh.
- Quyết định số 2768/QĐ-UBND
ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh Phê duyệt nội dung duy trì, cập nhật Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam (Phiên bản 2.0).
- Kế hoạch số 5642/KH-UBND
ngày 25/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế
số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
- Kế hoạch số 4438/QĐ-UBND
ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An
ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến
năm 2025, tầm nhìn 2030.
II. Mục
tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng các nền tảng, phát
triển hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn
nhân lực CNTT-TT, nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính,
nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân,
xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người
dân; ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội
số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc
phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI),
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành
chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SiPas),
chỉ số cải cách hành chính (PAR Index).
- Hiện đại hoá, nâng cao năng lực
hoạt động công tác quản lý, điều hành trong các quản lý đô thị; cải thiện mối
liên kết giữa Chính quyền - người dân - doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo lập
nền tảng xây dựng và phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, có
tính kết nối và mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội cho các đô thị lớn
trong khi vẫn giúp đô thị tăng cường năng lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn
hoá vật thể và phi vật thể.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phát triển Chính quyền
số
- Trên 95% tỷ lệ hồ sơ công việc
tại cấp tỉnh, trên 85% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện, trên 65% tỷ lệ hồ
sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu
tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ
đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được thực hiện trên hệ thống
thông tin báo cáo của tỉnh; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ
thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc
gia.
- 100% CSDL tạo nền tảng phát
triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ
liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp DVC kịp thời, một lần khai báo, trọn
vòng đời phục vụ người dân và phát triển KTXH.
- 100% thủ tục hành chính đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực
tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần và được cung cấp trên nhiều
phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Duy trì kết nối,
chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia.
- 95% dịch vụ công trực tuyến
được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng
được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó; 90% người dân và
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông
suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương.
- 90% người dân và doanh nghiệp
hài lòng về việc giải quyết TTHC.
- 100% tỷ lệ DVC được hỗ trợ giải
đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.
- 100% các nhà văn hóa thôn, khối
phố có lắp đặt wifi phục vụ người dân.
2.2. Phát triển kinh tế số
- Phấn đấu kinh tế số chiếm từ
10% GRDP của tỉnh.
- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của
kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu trên 2%.
- Phấn đấu năng suất lao động hằng
năm tăng tối thiểu 7%
- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp sử
dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.
- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp
nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 35%.
- 100% sản phẩm xuất khẩu có thế
mạnh, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia các sàn
thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
2.3. Phát triển xã hội số
- Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình có
đường Internet cáp quang băng rộng đạt trên 80%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có người có
điện thoại thông minh đạt 85%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có
điện thoại thông minh đạt trên 80%.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động
4G/5G và điện thoại di động thông minh.
- 100% các trường học có ứng dụng
công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý; 100% trường học, cơ sở
giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học
phí.
- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh,
huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công
nghệ số. 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, tị xã, thành phố
triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Phấn đấu đạt trên 90% người
dân tỉnh Quảng Nam có hồ sơ sức khỏe điện tử.
2.3. Mục tiêu về phát triển
hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- 100% tỷ lệ giao dịch trên Cổng
Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện
tử.
- Tối thiểu 70% hệ thống thông
tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo
cấp độ.
- 100% CBCCVC và người lao động
của các cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ
năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.
- 100% cán bộ chuyên trách CNTT
của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.
III. NHIỆM
VỤ
1. Nhận
thức số
- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ
quan báo chí, Bản tin, Cổng/ Trang Thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở
trên địa bàn tỉnh tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền
thông về công tác chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức triển khai hiệu quả,
có ý nghĩa thiết thực các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc
gia năm 2024.
- Tìm kiếm những sáng kiến,
cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,
người dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng.
- Tổ chức các lớp tập huấn,
tuyên truyền về chuyển đổi số cho cán bộ công chức, các tổ CNCĐ, người dân,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp OCOP….
- Các đơn vị, địa phương chỉ đạo
cán bộ công chức, viên chức tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc
gia để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công
tác.
2. Thể chế
số
- Ban hành các Kế hoạch: Kế hoạch
chuyển đổi số năm 2024, Kế hoạch tuyên truyền chuyển đổi số năm 2024, Kế hoạch
tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ chuyển đổi số.
- Xây dựng, ban hành các Quy chế
về khai thác, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung, tạo khung khổ pháp lý
để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát
triển Chính quyền số.
- Xem xét ban hành, trình HĐND
tỉnh ban hành các chính sách về Chuyển đổi số: chính sách tỷ lệ chi tối thiểu
và hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; chính sách Quy định mức hỗ trợ kinh
phí cho hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thực hiện kiểm tra tình hình
xây dựng, phát triển, vận hành các CSDL chuyên ngành, kết nối, chia sẻ dữ liệu
tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Báo cáo tình hình triển khai
thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Các địa phương Ban hành Kế hoạch
hoạt động tổ công nghệ cộng đồng.
3. Hạ tầng
số
- Tiếp tục nâng cấp hạ tầng
Trung tâm dữ liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị
thông minh; Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã.
- Xây dựng phòng họp trực tuyến
tại các đơn vị, địa phương.
- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật,
trang thiết bị công nghệ thông tin tại các đơn vị, địa phương.
- Rà soát, xóa các vùng lõm
sóng trên địa bàn, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động.
- Nâng cấp hạ tầng CNTT tại
UBND cấp xã, lắp đặt Wifi tại các nhà văn hóa thôn, khối phố.
4. Dữ liệu
số
- Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu
quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ
liệu cấp tỉnh (LGSP); Khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở
dữ liệu quốc gia với các hệ thống của tỉnh.
- Triển khai xây dựng các cơ sở
dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành theo Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày
17/9/2020 và Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh.
- Xây dựng các bộ CSDL mở, Cổng
dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh.
- Tiếp tục hoàn thiện Kho lưu
trữ điện tử dùng chung của tỉnh.
5. Nền tảng
số
- Cập nhật, xây dựng Kiến trúc
chính quyền điện tử tỉnh phiên bản 3.0 bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành.
- Triển khai ứng dụng Nền tảng
Trợ lý ảo: Trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; Trợ lý ảo phục vụ người dân,
doanh nghiệp.
- Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu
dùng chung tỉnh Quảng Nam: đây là nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu tập
trung cấp tỉnh.
6. Nhân lực
số
- Triển khai đào tạo nhân lực số
trong cơ sở giáo dục đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học, các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
- Triển khai bồi dưỡng, tập huấn
kỹ năng số cho công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách CNTT.
- Triển khai tập huấn kỹ năng số
cho tổ Công nghệ cộng đồng, người dân.
- Các địa phương bố trí nhân lực
CNTT cho các phòng VH&TT huyện.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo về
chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, an toàn thông
tin.
7. An
toàn thông tin mạng
- Tổ chức triển khai nhiệm vụ bảo
đảm an toàn thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thông tin. Các nhóm việc cần
triển khai bao gồm: Xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ; Triển khai
phương án bảo vệ theo hồ sơ đã được phê duyệt; Thực hiện kiểm tra, đánh giá định
kỳ.
- Triển khai các giải pháp
phòng, chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống tập trung
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hoàn thành phân loại, xác định,
phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, phương án bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia về
an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Triển khai đầy đủ phương án bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận
hành.
- Duy trì, mở rộng phạm vi, quy
mô trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ
thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
- Tổ chức diễn tập thực chiến bảo
đảm an toàn thông tin mạng năm 2024.
- Tiếp tục triển khai các nhiệm
vụ, giải pháp tại Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh,
sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.
8. Chính
quyền số
- Tiếp tục triển khai cung cấp
DVCTT toàn trình và một phần theo chỉ đạo của Chính phủ; triển khai đầy đủ quy
định về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để có thể tái sử dụng.
- Triển khai nhiệm vụ về số hóa
kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2021-2025 theo Kế hoạch số 8079/KH-UBND ngày 12/11/2021, cập nhật, lưu trữ dữ
liệu trên hệ thống lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh đảm bảo đầy đủ, đúng quy
định.
- Tiếp tục triển khai có hiệu
quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục
hành chính, Hệ thống thư điện tử, Cổng thông tin điện tử Hệ thống thông tin báo
cáo, Cổng dữ liệu mở và Kho dữ liệu dùng chung ... bảo đảm an toàn thông tin
khi trao đổi văn bản trên môi trường mạng.
- Tiếp tục tổ chức triển khai
thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 17/9/2020;
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định
số 1587/QĐ-UBND ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị triển
khai thực hiện; thẩm định các hồ sơ nhiệm vụ ứng dụng CNTT của các đơn vị theo
quy định, đảm bảo tuân thủ Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam.
- Triển khai có hiệu quả các hệ
thống Trung tâm điều hành thông minh (IOC), ứng dụng Smart Quảng Nam, Egov Quảng
Nam hệ thống phản ánh kiến nghị 1022, chatbot 1022, trên cơ sở đẩy mạnh kết nối,
khai thác dữ liệu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống.
- Tổ chức triển khai thực hiện
nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện
tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tập
trung đồng bộ triển khai các giải pháp, biện pháp, xây dựng các mô hình về chuyển
đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06
và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh năm
2024 theo Kế hoạch số 7384/KH-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh.
- Đẩy mạnh phát triển dữ liệu số
và kết nối, chia sẻ dữ liệu: xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các CSDL
chuyên ngành ưu tiên thực hiện trong năm 2024 theo danh mục tại phụ lục 3 kèm
theo Kế hoạch này. Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các CSDL chuyên
ngành với nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh, cung cấp dữ liệu mở
theo Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 30/10/2023. Đưa vào vận hành khai thác kho
dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Triển khai hệ thống ký số tập
trung, ký số qua SIM CA theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ, đưa vào sử dụng
các ứng dụng hỗ trợ ký số trên điện thoại thông minh nhằm đảm bảo thuận lợi, tiện
ích trong công tác chỉ đạo, điều hành qua môi trường mạng.
9. Kinh tế
số
- Xây dựng Kế hoạch phát triển
doanh nghiệp công nghệ số giai đoạn 2024 - 2026 và 2026 - 2030.
- Đo lường kinh tế số; Phát triển
kinh tế số ngành, lĩnh vực.
- Thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến
để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, thành phố biết để sử dụng các
nền tảng số chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Triển khai các chương trình,
kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ số vào trong quản lý, quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm từ ứng
dụng công nghệ số.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng
công cụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp để thực hiện đánh giá mức độ
chuyển đổi số doanh nghiệp.
- Triển khai hỗ trợ đưa hộ sản
xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo hướng dẫn tại Quyết định số
1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 và Quyết định số 350/QĐ- BTTTT ngày 24/02/2022 của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ
nông dân, hợp tác xã tham gia sàn thương mại điện tử giới thiệu quảng bá nông sản.
10. Xã hội
số
- Triển khai phổ cập cho
người dân sử dụng ứng dụng VNeID, là danh tính số, có giá trị tương đương thẻ
Căn cước công dân.
- Đẩy mạnh phát triển xã hội số,
phổ cập dịch vụ Internet băng thông rộng đến hộ gia đình và phủ sóng di động
4G/5G.
- Tiếp tục triển khai có hiệu
quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương; triển khai phổ
cập cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Triển khai phổ cập cho người
dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phổ cập cho người dân trưởng thành sử dụng
chữ ký số cá nhân; phổ cập cho người dân sử dụng ứng dụng thanh toán số; phổ cập
cho người dân được bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản.
- Triển khai thực hiện chuyển đổi
số trong trường học, trước hết là ứng dụng công nghệ số hiệu quả trong công tác
quản lý, quản trị nhà trường; trong công tác giảng dạy và học tập.
- Tổ chức đào tạo tập huấn
thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân; thực hiện lồng ghép triển
khai chuyển đổi số trong thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế,
trong các chợ, hộ kinh doanh…
- Phát triển các nền tảng số phục
vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại
chỗ và từ xa; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, tiến tới không sử dụng
bệnh án giấy.
- Đẩy mạnh việc triển khai sử dụng
chữ ký số trong lĩnh vực y tế, giáo dục tích hợp chữ ký số vào các hệ thống phần
mềm quản lý trong lĩnh vực y tế, giáo dục để ký số các dữ liệu điện tử, đảm bảo
giá trị pháp lý theo quy định.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh
công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với
người dân, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng, phát triển Chính quyền số
và đô thị thông minh trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang,
chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải
pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động ứng
dụng và phát triển CNTT của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành
vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về về chuyển đổi số, xây dựng
chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Ứng dụng các kênh truyền
thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo
điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số
vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào
tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực
tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền người dân
thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để có thể tiếp cận dịch vụ số mọi
lúc, mọi nơi.
2. Phát
triển mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Phối hợp doanh nghiệp bưu
chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng
xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;…
- Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa
cải cách hành chính với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình
nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù
hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục
hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
- Cập nhật, nâng cao kiến thức
cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo khung chương trình bồi
dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm
về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
- Tăng cường phối hợp với các Tập
đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ,
công chức, viên chức của tỉnh.
3. Nghiên
cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu, đề xuất
triển khai các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng
Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng đô thị thông minh
dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi
khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao
diện lập trình ứng dụng mở (Open API)...trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ
kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách phát triển chính
quyền số. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và CNTT để triển khai hạ
tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.
4. Thu
hút nguồn lực CNTT
- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn
lực để phát triển Chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ
công nghệ thông tin.
- Ưu tiên bố trí đầu tư công để
thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cơ sở dữ liệu, nền tảng,
các ứng dụng, dịch vụ của tỉnh.
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu
hút đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và truyền
thông.
- Khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư cho ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức
quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
5. Tăng
cường hợp tác quốc tế
Chủ động hợp tác quốc tế về chuyển
đổi số, tổ chức hội thảo, xây dựng chương trình hợp tác, huy động nguồn lực,
đào tạo cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, học tập kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác chiến lược có trình độ khoa học
công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết, thỏa thuận hợp tác với tỉnh;
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo.
V. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được
bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành;
các nguồn kinh phí lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án liên quan; nguồn
huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ, xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp
pháp khác theo quy định.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan đầu mối chủ trì,
hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương tổ chức triển
khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ trước ngày 30 của tháng cuối quý báo cáo UBND
tỉnh kết quả thực hiện về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến việc
thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai công
tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để
các cấp, các ngành, đông đảo người dân và doanh nghiệp hiểu và tham gia vào Kế
hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức kiểm tra tình hình xây dựng, phát triển, vận hành các
CSDL chuyên ngành, kết nối, chia sẻ dữ liệu tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn
tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo
dục và Đào tạo triển khai ứng dụng chữ ký số, tích hợp chữ ký số công cộng/chuyên
dùng trong các ứng dụng chuyên ngành Y tế, Giáo dục.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan hướng dẫn các Sở, Ban, ngành,địa phương thực hiện cải cách hành
chính.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số cải cách hành chính theo
hướng gắn kết chặt chẽ phát triển Chính quyền số với hoạt động cải cách hành
chính, Chính quyền số trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy cải cách hành chính
nhà nước.
- Hằng năm, chủ trì phối hợp với
các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức
về chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu
tư cho các chương trình, dự án công nghệ thông tin để thực hiện Kế hoạch; tiến
hành tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lồng ghép nội dung các chương
trình, dự án được phép thực hiện.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí
vốn đầu tư cho các chương trình, dự án công nghệ thông tin để thực hiện Kế hoạch;
tiến hành tổng hợp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lồng ghép nội dung các
chương trình, dự án được phép thực hiện.
5. Các Sở, Ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng
Kế hoạch triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị mình. Chủ động tổ chức thực
hiện có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra, không trùng lắp
với nhiệm vụ của tỉnh.
- Chủ động nâng cao tinh thần
trách nhiệm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ thực hiện chuyển đổi số tại ngành mình, cấp mình; coi đây là nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở
Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án đảm bảo tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả, đúng quy
định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế
hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của
tháng cuối quý) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và HĐND tỉnh theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, điều chỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (để báo cáo);
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài QRT, Báo Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX (H).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|
PHỤ LỤC I
CÁC VĂN BẢN CỦA TỈNH VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ BAN HÀNH NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Quyết định số 531/QĐ-UBND
ngày 17/3/2023 của UBND tỉnh Ban hành mô hình mạng nội bộ, kết nối mạng diện rộng
của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
2. Quyết định số 1059/QĐ-UBND
ngày 25/5/2023 của UBND tỉnh về Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ
điều kiện thực hiện toàn trình và Danh mục dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện
thực hiện một phần trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
3. Quyết định số 1587/QĐ-UBND
ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-HĐND
ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin,
xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số
17/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về sửa đổi Điều 2 Nghị quyết số
33/NQ-HĐND ngày 17/9/2020 của HĐND tỉnh;
4. Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 03/8/2023 của UBND tỉnh về Phê duyệt danh mục nhiệm vụ ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số năm 2023;
5. Quyết định số 1206/QĐ-UBND
ngày 13/6/2023 của UBND tỉnh Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển
đổi số của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam năm 2022;
6. Quyết định số 2316/QĐ-UBND
ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh về Ban hành Danh mục dữ liệu mở tỉnh Quảng Nam;
7. Kế hoạch số 8793/KH-UBND
ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2023;
8. Kế hoạch số 739/KH-UBND ngày
14/02/2023 của UBND tỉnh về truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023;
9. Kế hoạch số 1879/KH-UBND
ngày 31/3/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây
dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, giai đoạn 2021-2025;
10. Kế hoạch số 2309/KH-UBND
ngày 18/4/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây
dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam năm 2023.
11. Kế hoạch số 4438/KH-UBND
ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh Triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng
quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025,
tầm nhìn 2030;
12. Kế hoạch số 4872/KH-UBND
ngày 25/7/2023 của UBND tỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ
công trực tuyến của tỉnh Quảng Nam năm 2023;
13. Kế hoạch số 7384/KH-UBND
ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh về Thực hiện các mô hình triển khai, nhiệm vụ tại
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục
vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam;
14. Kế hoạch số 7501/KH-UBND
ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh về Cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số
(DTI) tỉnh Quảng Nam năm 2023.
PHỤ LỤC II
KẾT NỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN, CSDL CỦA CÁC BỘ
NGÀNH, TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Đvt:
lần
STT
|
Dịch vụ
|
Tổng
|
Thành công
|
Thất bại
|
I
|
Dịch vụ dùng chung cấp tỉnh
|
262.401.852
|
262.082.008
|
319.844
|
1
|
Trục liên thông văn bản - Dịch
vụ liên thông văn bản - phục vụ công chức, viên chức, cơ quan nhà nước
|
262.350.331
|
262.030.498
|
319.833
|
2
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
tỉnh Quảng Nam - phục vụ cơ quan nhà nước
|
50.935
|
50.935
|
0
|
3
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ Dữ liệu
cảnh báo lũ Quảng Nam - phục vụ cơ quan nhà nước
|
566
|
555
|
11
|
4
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
SmartApp tỉnh Quảng Nam
|
18
|
18
|
0
|
5
|
LGSP - SmartApp - Dịch vụ
thoát nước
|
2
|
2
|
0
|
II
|
Dịch vụ Khai thác
CSDL/HTTT Quốc gia
|
2.201.606
|
2.137.053
|
64.553
|
1
|
Hệ thống chia sẻ thông tin
nguồn trung ương
|
1.692.247
|
1.639.587
|
52.660
|
2
|
NGSP- Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
về công chức viên chức - phục vụ công chức viên chức
|
352.242
|
341.713
|
10.529
|
3
|
NGSP - Dịch vụ bưu chính công
ích - phục vụ công dân, doanh nghiệp, công chức, cơ quan nhà nước
|
111.443
|
111.002
|
441
|
4
|
NGSP - Dịch vụ hộ tịch tư
pháp - phục vụ công dân
|
20.674
|
20.567
|
107
|
5
|
Dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư
pháp
|
8.820
|
8.350
|
470
|
6
|
NGSP - Dịch vụ cấp mã số đơn
vị có quan hệ ngân sách - phục vụ doanh nghiệp
|
5.054
|
5.049
|
5
|
7
|
NGSP - Dịch vụ lý lịch tư
pháp - phục vụ công dân
|
5.318
|
5.013
|
305
|
8
|
NGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
Hệ thống quản lý vận tải - phục vụ công dân, doanh nghiệp
|
1.843
|
1.838
|
5
|
9
|
NGSP - Dịch vụ cơ sở dữ liệu đăng
ký doanh nghiệp - phục vụ doanh nghiệp
|
1.432
|
1.411
|
21
|
10
|
NGSP - Trả thông tin địa chỉ
từ mã Vpostcode phục vụ phòng chống covid - phục vụ công dân
|
954
|
954
|
0
|
11
|
NGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
BHXH hộ gia đình - phục vụ công dân, doanh nghiệp
|
894
|
892
|
2
|
12
|
NGSP - Dịch vụ quản lý văn bản
quy phạm pháp luật - phục vụ cơ quan nước, công chức, công dân, doanh nghiệp
|
598
|
597
|
1
|
13
|
Dịch vụ chia sẻ dữ liệu của
BHXH
|
36
|
36
|
0
|
14
|
NSGP - Dịch vụ danh mục dùng
chung - phục vụ công dân, doanh nghiệp, công chức, cơ quan nhà nước
|
27
|
23
|
4
|
15
|
NGSP - Dịch vụ khai thác đồng
bộ dữ liệu về giá - phục vụ doanh nghiệp
|
19
|
16
|
3
|
16
|
NGSP - Dịch vụ đồng bộ hồ sơ,
trạng thái xử lý TTHC thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện
bán, cho thuê mua - phục vụ công dân, doanh nghiệp
|
4
|
4
|
0
|
17
|
NGSP - Dịch vụ cơ sở dữ liệu
dân cư - phục vụ công dân
|
1
|
1
|
0
|
III
|
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành
|
817.625
|
814.703
|
2.922
|
1
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
cán bộ công chức tỉnh Quảng Nam 2.0
|
366.145
|
365.618
|
527
|
2
|
LGSP - Dịch vụ khai thác kho
dữ liệu - phục vụ cơ quan nhà nước
|
334.532
|
333.732
|
800
|
3
|
Bộ TNMT - Hệ thống thông tin
giải quyết thủ tục hành chính tập trung trên toàn quốc - phục vụ công dân,
doanh nghiệp
|
84.867
|
84.039
|
828
|
4
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
Egov App
|
31.190
|
30.425
|
765
|
5
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
hộ nghèo tỉnh Quảng Nam - phục vụ công dân
|
401
|
399
|
2
|
6
|
Sở Công Thương - Dịch vụ chia
sẻ dữ liệu Sở Công Thương - phục vụ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước
|
243
|
243
|
0
|
7
|
Dịch vụ thống kê giao dịch
LGSP cho Egov
|
238
|
238
|
0
|
8
|
EgovQuangNam
|
9
|
9
|
0
|
IV
|
Hệ thống
|
449.995
|
448.239
|
1.756
|
1
|
LGSP - Chia sẻ dữ liệu giám
sát - phục vụ hệ thống
|
305.230
|
303.855
|
1.375
|
2
|
Dịch vụ phân quyền tập trung
|
144.739
|
144.358
|
381
|
3
|
Dịch vụ tra cứu thông tin tự
động
|
26
|
26
|
0
|
V
|
Dịch vụ dùng chung cấp Huyện
|
132.504
|
129.349
|
3.155
|
1
|
LGSP - Dịch vụ chia sẻ các số
liệu về kết quả giải quyết TTHC - phục vụ cơ quan nhà nước
|
132.504
|
129.349
|
3.155
|
VI
|
Dịch vụ công
|
40.692
|
37.742
|
2.950
|
1
|
DVC - Dịch vụ công Quảng Nam
- phục vụ công dân, doanh nghiệp
|
40.692
|
37.742
|
2.950
|
VII
|
Dịch vụ ký số tập trung tỉnh
Quảng Nam
|
10.329
|
10.055
|
274
|
1
|
LGSP - Ký số tập trung - v2.0
|
9.135
|
8.877
|
258
|
2
|
LGSP - Ký số tập trung - v2.1
|
1.188
|
1.172
|
16
|
3
|
LGSP - Ký số tập trung - phục
vụ công chức, viên chức, cơ quan nhà nước
|
6
|
6
|
0
|
|
TỔNG
|
266.054.603
|
265.659.149
|
395.454
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
SỐ TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 521/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT
|
Nội dung công việc
|
Đơn vị chủ trì triển khai
|
Đơn vị phối hợp
|
Kết quả công việc
|
Thời gian thực hiện
|
I
|
Chuyển
đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm triển khai
|
|
|
|
|
1
|
Thực hiện công tác tuyên truyền
chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan
đơn vị; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam, hệ thống truyền
thanh cơ sở, mạng xã hội….
|
Sở TTTT, UBND cấp huyện; Các cơ quan truyền thông, báo chí
|
|
Nâng cao nhận thức của người
dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; Thúc đẩy sự
tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự
tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
|
Cả năm
|
2
|
Tổ chức sự kiện “Ngày chuyển
đổi số” năm 2024.
|
Sở TT&TT; Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Quý IV
|
3
|
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội về
chuyển đổi số. Tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân, hướng dẫn người dân
sử dụng các dịch vụ số của cơ quan nhà nước và kỹ năng bảo đảm an toàn thông
tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng,
|
Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Cả năm
|
II
|
Nhóm
nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng cho chuyển đổi số
|
|
|
|
|
1
|
Cơ chế, chính sách
|
|
|
|
|
1.1
|
Xây dựng, duy trì Kiến trúc
Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Quảng Nam, phiên bản 3.0
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UNND các huyện, thị xã, thành phố
|
Xây dựng, cập nhật Kiến trúc
Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Hòa Bình phù hợp với Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành
|
Quý IV/2024
|
1.2
|
Quy chế quản lý, vận hành và
khai thác Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UNND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý IV/2024
|
1.3
|
Quy chế quản lý, vận hành hệ
thống lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý IV/2024
|
1.4
|
Quy chế quản lý, vận hành,
khai thác hệ thống “Ứng dụng Chính phủ điện tử giúp điều hành, quản lý và kết
nối với người dân, doanh nghiệp”
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý III/2024
|
1.5
|
Quy chế quản lý, vận hành hệ
thống mạng WAN của tỉnh
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn.
|
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý III/2024
|
1.6
|
Quy chế quản lý, vận hành hệ
thống thông tin nguồn của tỉnh
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý II/2024
|
1.7
|
Quy chế quản lý và sử dụng chữ
ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng
Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
(thay thế Quyết định số Số 1914/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 của UBND tỉnh)
|
Quý III/2024
|
1.8
|
Quy chế gửi, nhận văn bản điện
tử của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh (Thay
thế Quyết định 2675/QĐ-UBND ngày 04/9/2018 của UBND tỉnh
|
Quý III/2024
|
1.9
|
Quy chế hoạt động Cổng thông
tin điện tử tỉnh Quảng Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
(Thay thế Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh)
|
Quý III/2024
|
1.10
|
Quy chế quản lý, vận hành,
khai thác nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Quảng Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh
(Thay thế Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của UBND tỉnh)
|
Quý IV/2024
|
1.11
|
Quy chế quản lý, vận hành và
sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Quyết định của UBND tỉnh (Thay
thế Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 04/5/2020 của UBND tỉnh)
|
Quý III/2024
|
1.12
|
Kế hoạch về nâng cao chất lượng
và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh Quảng Nam năm 2024
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Kế hoạch UBND tỉnh
|
Quý I/2024
|
1.13
|
Chính sách tỷ lệ chi tối thiểu
và hướng dẫn định mức chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
|
Sở Tài chính
|
Sở TT&TT
|
Nghị quyết của HĐND tỉnh hoặc
Quyết định của UBND tỉnh
|
Quý III/2024
|
1.14
|
Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa (trong đó có nội dung Chuyển đổi số)
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Kế hoạch của UBND tỉnh
|
Quý I/2024
|
1.15
|
Chính sách thuê chuyên gia
chuyển đổi số
|
Sở TT&TT
|
Sở Tài chính
|
Quyết định của UBND tỉnh hoặc
Nghị quyết của HĐND tỉnh
|
Quý IV/2024
|
1.16
|
Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ
kinh phí cho hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
|
Sở TT&TT
|
Sở Tài chính
|
Nghị quyết của HĐND tỉnh
|
Quý IV/2024
|
1.17
|
Báo cáo tình hình triển khai
thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Báo cáo của UBND tỉnh
|
Quý I/2024
|
1.18
|
Kế hoạch hoạt động tổ công
nghệ cộng đồng năm 2024
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
Kế hoạch hoạt động tổ công
nghệ cộng đồng
|
Quý I/2024
|
2
|
Phát triển hạ tầng kỹ thuật
số
|
|
|
|
|
2.1
|
Nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ
liệu tỉnh, đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh.
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Cả năm
|
2.2
|
Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng
WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn
|
|
Cả năm
|
2.3
|
Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật,
trang thiết bị công nghệ thông tin tại các đơn vị, địa phương
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
|
Cả năm
|
2.4
|
Phát triển hạ tầng viễn thông
(trạm BTS, cáp quang) đến các khu vực lõm sóng, vùng sâu, vùng xa của tỉnh
|
Các doanh nghiệp viễn thông, internet
|
Sở TT&TT
|
Triển khai phủ sóng di động tốc
độ cao tới 100% thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, vùng lõm sóng
trên địa bàn tỉnh
|
Cả năm
|
2.5
|
Nâng cấp mạng LAN tại các đơn
vị, địa phương
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
Cải tạo hệ thống mạng LAN, bổ
sung thiết bị dự phòng, phân vùng mạng, quy hoạch theo đúng chuẩn quy định của
Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 của UBND tỉnh
|
Cả năm
|
2.6
|
Lắp đặt Wifi tại các nhà văn
hóa thôn, khối phố
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
Tất cả nhà văn hóa thôn, khối
phố trên địa bàn tỉnh đều có wifi
|
Cả năm
|
2.7
|
Phát triển, mở rộng mạng kết
nối internet công cộng tại các đô thị và khu kinh tế trọng điểm được lựa chọn
phát triển theo hướng đô thị thông minh
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông,
internet
|
Sở TT&TT
|
Cung cấp dịch vụ internet
công cộng phục vụ phát triển xã hội số - kinh tế số của tỉnh
|
Cả năm
|
2.8
|
Thí điểm triển khai mạng 5G tại
khu đô thị thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
|
Các doanh nghiệp viễn thông, internet
|
Sở TT&TT
|
Triển khai mạng di động tốc độ
cao, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và Việt nam
|
Cả năm
|
2.9
|
Triển khai mỗi hộ gia đình có
khả năng tiếp cận một đường Internet cáp quang băng rộng.
|
Sở TT&TT
|
Các doanh nghiệp viễn thông
|
Có kế hoạch phát triển mạng
viễn thông hiệu quả và bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạng viễn thông
tại các khu vực khó khăn
|
Cả năm
|
2.10
|
Nâng cấp hệ thống mạng, máy
chủ tại Văn phòng UBND tỉnh
|
VP UBND tỉnh
|
Sở TT&TT Sở Tài chính Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Nâng cấp hệ thống mạng Lan,
máy chủ tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam: như đầu tư hệ thống wifi, hệ thống
server…
|
Cả năm
|
3
|
Phát triển nền tảng số
|
|
|
|
|
3.1
|
Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu
dùng chung tỉnh Quảng Nam
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UNND các huyện, thị xã, thành phố
|
Kho cơ sở dữ liệu dùng chung
tỉnh Quảng Nam
|
Cả năm
|
3.2
|
Xây dựng các bộ CSDL mở, Cổng
dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh.
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UNND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các bộ CSDL mở, Cổng dịch vụ
dữ liệu mở của tỉnh
|
Cả năm
|
4
|
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
|
|
|
|
|
4.1
|
Thuê dịch vụ giám sát an toàn
thông tin cho hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và các ứng dụng Chính
quyền điện tử
|
Sở TT&TT
|
|
Triển khai an toàn thông tin
4 lớp theo Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướn Chính phủ về tăng cường
đảm bảo an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam
|
Cả năm
|
4.2
|
Đánh giá an toàn thông tin
cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh: Q-Office, một cửa dịch vụ công, email
công vụ
|
Sở TT&TT
|
|
Kiểm thử dò quét các lỗ bảo mật
của các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, kịp thời phát hiện, có biện
pháp khắc phục các lỗ hổng bảo mật nhằm tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng
đối với hệ thống Chính quyền điện tử của tỉnh
|
Cả năm
|
4.3
|
Triển khai phần mềm phòng chống
virus, mã độc tập trung
|
Sở TT&TT
|
|
Phân tích, xử lý và ngăn chặn
mã độc Trang bị phần mềm phòng chống virus, mã độc tập trung
|
Cả năm
|
4.4
|
Tổ chức diễn tập thực chiến bảo
đảm an toàn thông tin mạng trong năm 2024
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Diễn tập thực chiến bảo đảm
an toàn thông tin mạng
|
Quý III/2024
|
4.5
|
Trang bị các phần mềm diệt
virut máy tính bản quyền
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Mua sắm phần mềm
|
Cả năm
|
5
|
Phát triển nguồn nhân lực
số
|
|
|
|
|
5.1
|
Tổ chức đào tạo, tập huấn về
chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành, Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở Nội vụ Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức, viên chức trong triển khai nhiệm vụ của các cấp, các ngành tiếp cận
những nội dung, kiến thức mới về chuyển đổi số của tỉnh.
|
Cả năm
|
5.2
|
Tập huấn chuyên sâu về chuyển
đổi số cho cán bộ chuyên trách CNTT
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Tập huấn theo nội dung chương
trình của Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Theo Kế hoạch của Bộ TTTTT
|
5.3
|
Đào tạo, tập huấn cho Tổ công
nghệ cộng đồng
|
Sở TT&TT UBND các huyện, thị xã, thành phố,
|
Sở TT&TT
|
Tổ công nghệ số cộng đồng hướng
dẫn chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số các kỹ năng số cơ bản,
thiết yếu gồm: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mua sắm trực tuyến; thanh
toán trực tuyến; tự bảo vệ mình trên không gian mạng
|
Cả năm
|
III
|
Nhóm
nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính quyền số
|
|
|
|
|
1
|
Số hoá hồ sơ, kết quả giải
quyết hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Các Sở, Ban,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
|
Sở Nội Vụ, Sở Tài chính
|
- Triển khai nhiệm vụ về số
hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải
quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai
đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 8079/KH-UBND ngày 12/11/2021.
|
2024- 2025
|
2
|
Thuê dịch vụ Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố,
|
- Hệ thống mới phải đáp ứng
việc tái cấu trúc quy trình giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ
công trực tuyến đủ điều kiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và kịp thời đáp ứng
các thủ tục hành chính phải thực hiện trong năm 2022 theo Quyết định số
422/QĐ-TTg và Quyết định số 06/QĐ-TTg.
- Hệ thống mới đáp ứng số hóa
hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; đáp ứng thực hiện thanh toán trực
tuyến.
- Hệ thống mới đáp ứng liên
thông, kết nối với các hệ thống thông tin giải quyết TTHC của quốc gia, bộ
ngành Trung ương.
- Hệ thống mới triển khai
trên địa bàn toàn tỉnh từ tỉnh đến địa phương
|
2024- 2026
|
3
|
Nâng cấp Cổng thông tin điện
tử
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố,
|
Nâng cấp Cổng TTĐT tỉnh và
các cổng thành phần đáp ứng các chỉ tiêu nêu tai công văn số 4946/BTTTT-CĐSQG
ngày 04/10/2022 của Bộ TTTT hướng dẫn triển khai Nghị định số 42/2022/NĐ-CP
ngày 24/6/2022 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. -Hệ thống nâng cấp được triển
khai cho Cổng TTĐT tỉnh, 40 cổng thông tin điện tử thành phần của 22 Sở, ban,
ngành, 18 huyện, thị xã, thành phố và hệ thống lõi để triển khai đến
241 xã trên địa bàn tỉnh.
|
2024
|
4
|
Nâng cấp và mở rộng email
công vụ cho khối Đảng, hội, đoàn thể
|
Sở TT&TT
|
|
Mở rộng, cung cấp hệ thống thư
điện tử cho khối Đảng, đoàn thể và đối tượng
sử dụng khác ngoài
phạm vi của
giai đoạn 2019 với dự kiến tổng số tài khoản
(cả đã có và phát
sinh mới) có thể lên đến
50.000 - 60.000 cho toàn bộ tỉnh; - Tích
hợp ký số, mã hóa của Ban cơ yếu nhằm giúp bảo mật các thư của khối Đảng,
Đoàn thể
|
2024
|
5
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực thông tin
và truyền thông
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
- Xây dựng quy trình tin học hóa hồ sơ
thẩm định dự án, theo dõi quá trình triển khai dự án, kết quả chuyển giao, vận
hành các dự án Công nghệ thông tin trên địa
bàn. Quản lý,
theo dõi tình
hình sử dụng các phần mềm,
CSDL chuyên ngành tại các đơn vị.
- Xây dựng chức
năng quản lý các doanh nghiệp bưu chính, doanh nghiệp viễn thông và báo cáo của các
doanh nghiệp. - Xây dựng các chức năng lưu trữ
thông tin dữ liệu,
quản lý nhà
nước, cấp phép tài liệu không kinh doanh lĩnh vực
Thông tin - Báo chí - Xuất bản.
- Xây dựng và quản lý thông
tin phóng viên thường trú, văn phòng đại diện các cơ quan báo chí trên địa
bàn tỉnh.
- Quản lý kế hoạch thanh kiểm
tra, quản lý các đợt thanh kiểm tra, kết quả đợt thanh kiểm tra
|
2024
|
6
|
Xây dựng hệ thống phần mềm
đánh giá chỉ số chuyển đổi số DTI
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố,
|
Hệ thống phần mềm để chấm chỉ
số DTI
|
2024
|
7
|
Hệ thống CSDL quản lý quy hoạch
và cấp phép xây dựng
|
Sở Xây dựng
|
Sở TT&TT Sở Tài chính Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Hệ thống CSDL quản lý quy hoạch
và cấp phép xây dựng
|
2024- 2025
|
8
|
Xây dựng Hệ thống thông tin
và cơ sở dữ liệu quản lý ngành tài nguyên và môi trường
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
- Hệ thống thông tin đất đai
(LIS)
- Xây dựng Cơ sở sở dữ liệu nền
thông tin địa lý (GIS), Cổng thông tin địa lý chia sẻ dữ liệu dùng chung tỉnh
Quảng Nam
|
2024- 2025
|
9
|
Xây dựng CSDL và phần mềm quản
lý nhà nước Ngành VH,TT&DL tỉnh Quảng Nam
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Xây dựng CSDL và phần mềm quản
lý nhà nước Ngành VH,TT&DL tỉnh Quảng Nam
|
2024- 2025
|
10
|
CSDL chuyên ngành Y tế
|
Sở Y tế
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Hồ sơ sức khỏe điện tử; Hệ thống
thông tin quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ; Hệ thống điều hành y tế thông
minh (IOC Y tế) ; Hệ thống khám chữa bệnh từ xa; Hệ thống thông tin quản lý
trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 -
2025
|
2024- 2025
|
11
|
Xây dựng CSDL chuyên ngành
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Phần mềm phục vụ quản lý nhà
nước các lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội
|
2024- 2025
|
12
|
Xây dựng CSDL Hệ thống thông
tin chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
CSDL chăn nuôi, thú y; trồng
trọt và bảo vệ thực vật; Thủy sản và Quản lý tàu cá; Quản lý chất lượng nông
lâm thủy sản, …
|
2024- 2025
|
13
|
Xây dựng Hệ thống thống kê
báo cáo số liệu tổng hợp của tỉnh. Xây dựng trung tâm giám sát, điều hành đô
thị thông minh (IOC)
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Hệ thống thống kê báo cáo số
liệu tổng hợp của tỉnh. Xây dựng trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông
minh (IOC)
|
2024- 2025
|
14
|
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ
trợ quản lý, điều hành tác nghiệp tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
|
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Phần mềm hỗ trợ quản lý nội
dung kỳ họp HĐND; Hệ thống quản lý, theo dõi ý kiến, kiến nghị của HĐND tỉnh
|
2024
|
15
|
Xây dựng CSDL chuyên ngành
Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Triển khai Hệ thống quản lý
văn bằng chứng chỉ; Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục;...
|
2024- 2025
|
16
|
Xây dựng CSDL chuyên ngành Tư
pháp
|
Sở Tư pháp
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Phần mềm quản lý hệ thống cơ sở
dữ liệu chứng thực tỉnh Quảng Nam Số hóa toàn bộ dữ liệu hộ tịch trên địa bàn
tỉnh (Sở Tư pháp và 18 huyện, thị xã, thành phố) vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc của Bộ tư pháp Triển khai các CSDL quản lý chuyên ngành khác,
...
|
2024- 2025
|
17
|
Xây dựng CSDL về thanh tra và
Quản lý kê khai tài sản
|
Thanh tra tỉnh
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Xây dựng CSDL về kế hoạch
thanh tra và Quản lý kê khai tài sản
|
2024
|
18
|
Nâng cấp, mở rộng phần mềm chấm
điểm chỉ số cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam
|
Sở Nội vụ
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Nâng cấp, mở rộng phần mềm chấm
điểm chỉ số cải cách hành chính tỉnh Mở rộng Hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin đánh giá cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân đối
với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Nâng cấp, mở rộng phần mềm chấm
điểm Chỉ số cải cách hành chính đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
|
2024
|
19
|
Xây dựng Hệ thống phần mềm
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam
|
Sở Nội vụ
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Xây dựng Hệ thống phần mềm
đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
|
2024
|
20
|
Nâng cấp, mở rộng phần mềm quản
lý CSDL cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam
|
Sở Nội vụ
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Nâng cấp hệ thống thông tin
quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Quảng Nam theo mô hình phân cấp
quản lý theo khối chính quyền, khối Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã
hội.
- Quản lý thông tin tổ chức bộ
máy, biên chế, hội.
- Cung cấp công cụ thống kê
trực quan, sinh động phục vụ công tác thống kê, chỉ đạo, điều hành
|
2024
|
21
|
Kế hoạch thuê dịch vụ công
nghệ thông tin hạng mục: “Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại lưu
trữ lịch sử tỉnh”
|
Sở Nội vụ
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn
vị thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử
|
2024- 2026
|
22
|
Xây dựng Hệ thống thông tin
và CSDL phục vụ quản lý nhà nước chuyên ngành KH&CN
|
Sở KH&CN
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
CSDL chuyên gia tư vấn khoa học
và công nghệ Quảng Nam; CSDL phương tiện đo nhóm 2 trên địa bàn tỉnh; Ứng công
nghệ thông tin phục vụ đăng ký và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá tỉnh
Quảng Nam,…
|
2024
|
23
|
Xây dựng Phần mềm và CSDL phục
vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Đầu tư, môi trường, đất đai,
quy hoạch, hạ tầng, xây dựng, lao động, việc làm, thương mại; quản lý doanh
nghiệp và phục vụ công tác xúc tiến đầu tư tại các Khu kinh tế, Khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh
|
Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh QN
|
Sở TT&TT Sở Tài chính Sở Tài Nguyên và Môi trường
|
Xây dựng phần mềm phục vụ
công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: đầu tư, môi trường, đất đai, quy
hoạch, hạ tầng, xây dựng, lao động, việc làm, thương mại; quản lý doanh nghiệp
và phục vụ công tác xúc tiến đầu tư tại các Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam; Số hóa dữ liệu trên nền GIS đối với các bản đồ hiện
trạng cơ sở hạ tầng, quy hoạch
|
2024- 2027
|
24
|
Nâng cấp trang thông tin điện
tử Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam
|
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
|
Sở TT&TT Sở Tài chính
|
Nâng cấp trang thông tin điện
tử Đại biểu nhân dân tỉnh Quảng Nam đảm bảo theo quy định tại Nghị định số
42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ; sử dụng các Công nghệ mới, độ bảo
mật cao; Giao diện trang thông tin điện tử sẽ được thiết kế theo phong cách của
cơ quan nhà nước, giao diện thể hiện được sự nổi trội về các hoạt động của
Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu, các đại biểu
HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và các hoạt động của HĐND cấp huyện,
xã…
|
2024
|
IV
|
Nhóm
nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế số
|
|
|
|
|
1
|
Duy trì Sàn thương mại điện tử
tỉnh
|
Sở Công Thương
|
|
|
Cả năm
|
2
|
Triển khai các chương trình,
kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh chuyển đổi số, ứng
dụng công nghệ số
|
Sở TT&TT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
|
Cả năm
|
3
|
Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ
nông dân, hợp tác xã tham gia sàn thương mại điện tử giới thiệu quảng bá nông
sản.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện,
thị xã, thành phố
|
|
|
Cả năm
|
4
|
Đo lường kinh tế số
|
Cục Thống kê
|
Sở TT&TT
|
|
|
5
|
Xây dựng Kế hoạch phát triển
doanh nghiệp công nghệ số
|
Sở TT&TT
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Kế hoạch của UBND tỉnh
|
|
V
|
Nhóm
nhiệm vụ, giải pháp phát triển Xã hội số
|
|
|
|
|
1
|
Triển khai tuyên truyền về
chuyển đổi số, hướng dẫn khuyến khích người dân, doanh nghiệp, du khách sử dụng
từng chức năng, ứng dụng cụ thể của chuyển đổi số trên các kênh truyền thông.
|
Sở TT&TT
|
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng
thuận của người dân tham gia, sử dụng các dịch vụ về chuyển đổi số do cơ
quan, doanh nghiệp cung cấp
|
Cả năm
|
2
|
Triển khai hệ thống cáp quang
đến 100% hộ gia đình và đơn vị hành chính cấp xã, thôn trên địa bàn tỉnh
|
Doanh nghiệp viễn thông
|
Sở TT&TT
|
Hoàn thiện hạ tầng số, đảm bảo
mạng cáp quang có khả năng cung cấp đến 100% hộ gia đình và đơn vị hành chính
cấp xã trên địa bàn tỉnh
|
Cả năm
|
3
|
Triển khai, phổ cập dịch vụ mạng
di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh đảm bảo 100% người dân có điện
thoại di động thông minh
|
Doanh nghiệp viễn thông
|
Sở TT&TT
|
Phổ cập dịch vụ mạng di động
4G, từng bước thí điểm triển khai mạng 5G cung cấp dịch vụ mạng không dây tốc
độ nhanh hơn cho các thiết bị di động
|
Cả năm
|
4
|
Đào tạo tập huấn, Tiếp tục
triển khai có hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
Tổ công nghệ số cộng đồng
tích cực triển khai đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người truy cập,
sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
|
Cả năm
|
5
|
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn
hướng dẫn về chuyển đổi số cho người dân; Phổ cập cho người dân sử dụng dịch
vụ công trực tuyến; phổ cập cho người dân trưởng thành sử dụng chữ ký số cá
nhân; phổ cập cho người dân sử dụng ứng dụng thanh toán số; phổ cập cho người
dân được bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Sở TT&TT
|
Phổ cập cho người dân sử dụng
dịch vụ công trực tuyến; phổ cập cho người dân trưởng thành sử dụng chữ ký số
cá nhân; phổ cập cho người dân sử dụng ứng dụng thanh toán số; phổ cập cho
người dân được bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản
|
Cả năm
|
6
|
Triển khai thực hiện chuyển đổi
số trong trường học, ứng dụng công nghệ số hiệu quả trong công tác quản lý,
quản trị nhà trường; trong công tác giảng dạy và học tập.
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các trường học ứng dụng công
nghệ số trong công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập.
|
Cả năm
|
7
|
Đấy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại
địa phương, trong các chợ, hộ kinh doanh,…
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các trường học, cơ sở giáo dục
và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương, các chợ, hộ kinh doanh,… thực hiện
thanh toán không dùng tiền mặt
|
Cả năm
|
VI
|
Chuyển
đổi số trong xây dựng Nông thôn mới
|
|
|
|
|
|
Triển khai chuyển đổi số
trong xây dựng Nông thôn mới
|
Sở TT&TT
|
Sở NN&PTNT; UBND cấp huyện
|
Theo chương trình MTQG xây dựng
Nông thôn mới
|
Cả năm
|
[1] Bắc Trà My, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam
Trà My, Đông Giang, Nông Sơn, Đại Lộc
[2] Hội An, Phước Sơn, Núi Thành, Phú
Ninh, Thăng Bình, Tiên Phước
[3]
Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 20/7/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống
thông tin đối với Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tỉnh Quảng
Nam;
Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày
20/7/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thư điện
tử công vụ tỉnh Quảng Nam;
Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày
22/6/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống Trung
tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Nam;
Quyết định số 3154/QĐ-UBND ngày
18/11/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống Cổng
thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam;
Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày
18/11/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống Quản lý
văn bản và điều hành của tỉnh (Qoffice);
Quyết định số 3548QĐ-UBND ngày 26/12/2022 Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông
tin đối với Hệ thống Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Quảng Nam.
[4]
Quyết định số 45/QĐ-VHTT ngày 30/10/2023 Phòng VHTT TP Tam Kỳ Phê duyệt cấp độ
và phương án an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống mạng Lan của UBND phường
Tân Thạnh
Quyết định số 44/QĐ-VHTT ngày
30/10/2023 Phòng VHTT TP Tam Kỳ Phê duyệt cấp độ và phương án an toàn hệ thống
thông tin đối với Hệ thống mạng Lan của UBND phường An Xuân
Quyết định số 43/QĐ-VHTT ngày 30/10/2023 Phòng VHTT TP Tam Kỳ Phê duyệt cấp
độ và phương án an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống mạng Lan của UBND
phường An Sơn
Quyết định số 04/QĐ-VHTT ngày
27/10/2023 Phòng VHTT huyện Đại Lộc Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin
đối với các Hệ thống: Hệ thống mạng LAN, Hệ thống Hội nghị trực tuyến, Cổng
thông tin điện tử và IOC huyện của đơn vị vận hành Văn phòng HĐND&UBND huyện
Quyết định số 37/QĐ-VHTT ngày 21/12/2023 Phòng VHTT huyện Bắc Trà My Phê duyệt
cấp độ và phương án an toàn hệ thống thông tin đối với hệ thống Hội nghị truyền
hình trực tuyến của Văn phòng HĐND&UBND huyện