HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2023/NQ-HĐND
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ MỨC CHI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11
năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14
tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm
2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm
2012;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20
tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3
năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân
sách Nhà nước;
Xét các Tờ trình số 464/TTr-UBND ngày 18 tháng
11 năm 2023; số 463/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2023; số 460/TTr-UBND ngày 18
tháng 11 năm 2023; số 459/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2023; số 483/TTr-UBND
ngày 27 tháng 11 năm 2023; số 448/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2023; số
447/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Báo cáo
thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố; các Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy
ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và biểu quyết của đại biểu Hội đồng
nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội, cụ thể:
1. Quy định nội dung, mức chi đặc thù trong công
tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên
trách phòng, chống ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 01,
02 kèm theo).
2. Quy định nội dung, mức chi đối với người cai
nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, người cai
nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập và người được phân
công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa
bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo).
3. Quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm y tế
cho người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi; người khuyết tật nhẹ; học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2024 - 2025 (Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo).
4. Quy định chính sách đặc thù cho một số nhóm trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em cần sự hỗ trợ khẩn cấp và trẻ em bị tai nạn,
thương tích nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục
05 kèm theo).
5. Quy định một số chế độ thu hút, đãi ngộ đặc thù
đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao của thành phố Hà Nội
(Chi tiết tại Phụ lục 06 kèm theo).
6. Quy định cơ chế hỗ trợ đối với dự án Đa dạng hóa
sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố (Chi tiết
tại Phụ lục 07 kèm theo).
7. Quy định nội dung, mức chi hỗ trợ Hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025 (Chi tiết tại
Phụ lục 08 kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:
Tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng đối tượng,
đúng chính sách, đúng quy định và công khai, minh bạch, tránh các tiêu cực có
thể xảy ra.
Tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo công
khai, rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ để các cá nhân, tổ chức biết, thực hiện.
Tổ chức kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện
chính sách.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, nếu phát sinh
khó khăn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, Ủy ban nhân dân Thành phố kịp thời tổng
hợp, báo cáo HĐND Thành để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố,
các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng
nhân dân Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tuyên truyền, vận động,
tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát tổ chức thực hiện.
4. Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
khóa XVI, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2023 có hiệu lực từ ngày
16 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội;
- Ban công tác ĐB của UBTVQH;
- Các Bộ: Công an; Tư pháp, Tài chính; Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa Thể
thao & Du lịch; LĐTBXH; NN&PTNT; Công thương; Nội vụ; Tài nguyên
& Môi trường;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Thường trực HĐND, UBND Thành phố;
- MTTQ Việt Nam Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- VP Thành ủy, các Ban Đảng Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND TP, VP UBND TP;
- Công an TP; Tòa án nhân dân TP; Viện Kiểm sát Nhân dân TP; Cục hải quan TP;
- Các sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH Thành phố; Bảo hiểm Xã hội Hà Nội;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo TP; cổng GTĐT TP;
- Lưu:VT, BVHXH.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
PHỤ LỤC 01
QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống ma túy.
Căn cứ Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05 tháng
10 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện
ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định nội dung, mức chi thực hiện công tác quản
lý người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện công tác quản
lý người sử dụng trái phép chất ma túy.
III. NỘI DUNG, MỨC CHI ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ
DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1. Chi lập hồ sơ quản lý người sử dụng trái phép chất
ma túy: Mức chi 30.000 đồng/hồ sơ.
2. Chi hỗ trợ công tác quản lý người sử dụng trái
phép chất ma túy: chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, cước phí bưu chính,
in ấn tài liệu, mẫu biểu phục vụ cho công tác lập hồ sơ: Mức chi căn cứ vào hóa
đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chi hỗ trợ người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm
lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ người bị quản lý người sử dụng trái phép chất ma
túy tại cấp xã theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Mức chi
1.080.000 đồng/người/tháng (nếu 01 người tham gia thực hiện nhiệm vụ tư vấn
tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ cho nhiều đối tượng khác nhau thì chỉ được hưởng
01 mức hỗ trợ cao nhất).
4. Chi tổ chức xét nghiệm chất ma túy đối với người
sử dụng trái phép chất ma túy định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật
về phòng, chống ma túy và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, bao gồm: Mức chi
xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể người sử dụng trái phép chất ma túy căn cứ
vào hóa đơn chứng từ chi tiêu hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Mức chi xét nghiệm tình trạng nghiện ma túy: theo giá dịch vụ
y tế do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở công lập đủ điều kiện
xác định tình trạng nghiện ma túy và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác quản lý người sử
dụng trái phép chất ma túy được bố trí trong dự toán ngân sách Ủy ban nhân dân
cấp huyện giao cho Công an cấp huyện hàng năm.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 02
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐẶC THÙ HỖ TRỢ LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH
PHÒNG, CHỐNG MA TÚY THUỘC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống ma túy.
Căn cứ Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05 tháng
10 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện
ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định chế độ đặc thù hỗ trợ lực lượng chuyên
trách phòng, chống ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyên trách phòng,
chống ma túy và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy thuộc Công an Thành phố
và Công an cấp huyện; Cục Hải quan Thành phố; Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố;
Tòa án nhân dân Thành phố; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy
ban nhân dân cấp xã.
III. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Công an Thành phố và Công an cấp huyện:
3.600.000 đồng/người/tháng.
2. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng
kỹ thuật nghiệp vụ (giám sát viễn thông) thuộc Công an Thành phố:
2.700.000 đồng/người/tháng.
3. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ thuộc các sở, ngành
Thành phố và cán bộ, chiến sỹ thuộc Công an Thành phố tham gia Ủy viên, Tổ giúp
việc, cán bộ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại
dâm Thành phố và cán bộ Công an làm thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống
AIDS, ma túy, mại dâm cấp huyện: 1.800.000đồng/người/tháng.
4. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ chuyên trách phòng,
chống ma túy (Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy) thuộc Cục Hải quan
Thành phố: 1.800.000đồng/người/tháng.
5. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ chuyên trách phòng,
chống ma túy thuộc Phòng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra, kiểm sát
xét xử án an ninh, ma túy, Viện Kiểm sát nhân dân: 1.800.000đồng/người/tháng.
6. Hỗ trợ Tòa án nhân dân Thành phố xét xử các vụ
án ma túy (sơ thẩm, phúc thẩm). 300.000đồng/bị cáo.
7. Hỗ trợ Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
cấp huyện tham gia kiểm sát điều tra thực hành quyền công tố, xét xử án ma túy:
150.000đồng/bị cáo.
8. Hỗ trợ Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
cấp huyện tham gia phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ
sở cai nghiện bắt buộc: 100.000đồng/người/phiên họp.
9. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ làm công tác phòng,
chống ma túy thuộc phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện: 1.800.000đồng/người/tháng.
10. Hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ chuyên trách
phòng, chống ma túy cấp xã (01 đồng chí Công an cấp xã và 01 đồng chí công
chức văn hóa xã hội cấp xã thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã): 1.800.000đồng/người/tháng.
IV. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
Trường hợp 01 người cùng đồng thời tham gia thực hiện
ở nhiều vị trí, nhiệm vụ thì chỉ được hưởng 01 mức hỗ trợ cao nhất quy định tại
Nghị quyết này.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách Thành
phố giao Công an Thành phố, Cục Hải quan Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân
Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố và trong dự toán ngân sách Ủy ban nhân dân
cấp huyện hằng năm.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 03
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN BỊ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC, NGƯỜI CAI NGHIỆN MA
TÚY TỰ NGUYỆN TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY CÔNG LẬP VÀ NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG TRỰC
TIẾP GIÚP ĐỠ NGƯỜI ĐƯỢC GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 116/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi một số điều của Luật Phòng, chống ma
túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau
cai nghiện ma túy;
Căn cứ Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng
10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05 tháng
10 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng,
cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 82/2022/BTC ngày 30 tháng 12
năm 2022 quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định nội dung, mức chi đối với người cai nghiện
bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, người cai nghiện
ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập và người được phân công
trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai
nghiện ma túy công lập.
3. Người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được
giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 120/2021/NĐ-CP
ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành
chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy
tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
5. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc
sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
III. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI
1. Chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy bị
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
a. Tiền thuốc cắt cơn (trừ trường hợp đã được điều
trị cắt cơn tại tổ chức xã hội, cơ sở xã hội, cơ sở đa chức năng), giải độc,
thuốc điều trị rối loạn tâm thần và điều trị các bệnh cơ hội khác (nếu có):
Theo thực tế phát sinh, tối đa 650.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
b. Tiền khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần: Thực hiện
theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh công lập.
c. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn: Mức hỗ trợ
cụ thể tùy theo từng nghề, thời gian học thực tế, tối đa không vượt quá mức hỗ
trợ cao nhất (06 triệu đồng/người/khóa học) theo quy định tại khoản 1 Điều 7
Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính; không hỗ
trợ tiền học nghề cho đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc từ lần thứ hai trở đi đã được học nghề.
Hình thức học nghề thực hiện theo điểm b khoản 6 Điều
5 Thông tư số 62/2022/TT-BTC ngày 05 tháng 10 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định
việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế
độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai
nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản
lý sau cai nghiện ma túy.
2. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy
tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Hỗ trợ chỗ ở đối với toàn bộ người cai nghiện tự
nguyện. Đối với người cai nghiện có nơi thường trú, tạm trú trên địa bàn Hà Nội
cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập của Thành phố, khi
hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 29 Luật
Phòng, chống ma túy thì được hỗ trợ kinh phí cai nghiện tự nguyện. Cụ thể:
a. Tiền thuốc cắt cơn, giải độc, thuốc điều trị rối
loạn tâm thần và điều trị các bệnh cơ hội khác (nếu có): Theo thực tế
phát sinh, tối đa 650.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
b. Thuốc chữa bệnh thông thường, phòng, chống lây
nhiễm HIV/AIDS, các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh cho người bị ốm
được điều trị tại cơ sở cai nghiện: tính theo chi phí thực tế và hóa đơn chứng
từ hợp pháp.
c. Tiền điện, nước sinh hoạt: 100.000 đồng/người/tháng.
d. Tiền tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí khác: 60.000 đồng/người/6 tháng.
3. Chi hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp
giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 29
Nghị định số 120/2021/NĐ-CP .
Hỗ trợ cho người được phân công giúp đỡ người được
giáo dục: 450.000 đồng/tháng/người được giáo dục. Một người có thể được phân
công quản lý giáo dục, giúp đỡ nhiều người nhưng không quá 03 người cùng một thời
điểm.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp.
Ngân sách cấp Thành phố bổ sung có mục tiêu kinh phí cho ngân sách cấp huyện
trong giai đoạn 2024 - 2025 để thực hiện chính sách theo quy định.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nghị quyết này bãi bỏ các quy định sau:
1. Mức hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt; tiền hoạt
động văn hóa, thể thao và mức đóng góp tiền điện, nước sinh hoạt tại tiểu mục
a, b mục 3 Phụ lục 05 Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của của Hội
đồng nhân dân Thành phố;
2. Tiểu mục 3.1 mục 3 Phụ lục 05 Nghị quyết số
03/2017/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 của của Hội đồng nhân dân Thành phố;
3. Mức hỗ trợ tiền thuốc điều trị, cắt cơn giải độc,
điều trị rối loạn tâm thần, hỗ trợ 100% kinh phí đóng góp đối với các đối tượng
thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng; người khuyết tật; người chưa thành niên; người nhiễm HIV, người cao
tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại điểm a khoản 1 và mức đóng góp chi phí sàng
lọc đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm y tế
theo chỉ định của bác sỹ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS), chi điều trị nhiễm trùng
cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số
15/2019/NQ- HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định
chính sách hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng
đồng và chính sách hỗ trợ, chế độ đóng góp đối với người cai nghiện ma túy trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định tại Thông tư số 124/2018/TT-BTC .
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 04
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI
CAO TUỔI TỪ 70 ĐẾN DƯỚI 80 TUỔI; NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHẸ; HỌC SINH, SINH VIÊN CÓ
HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN; NGƯỜI THUỘC HỘ GIA ĐÌNH LÀM NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ
NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng
10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một
số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19 tháng
10 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng bảo hiểm
y tế cho người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi; người khuyết tật nhẹ; học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2024 - 2025.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi đang thường
trú trên địa bàn thành phố Hà Nội không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
bắt buộc.
Người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang
thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ
dưới 16 tuổi).
Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn
thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố (quy định
tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy
định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025), chưa
được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả công lập và
ngoài công lập) được UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập hoặc phân cấp
cho Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã quyết định thành lập.
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố đang thường trú trên
địa bàn thành phố Hà Nội (quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày
05/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố
Hà Nội giai đoạn 2022-2025).
III. NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ
1. Người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi, người
khuyết tật nhẹ (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi) đang
thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ 100%
mức đóng bảo hiểm y tế.
2. Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn
thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố (quy định
tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy
định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025), chưa
được cấp thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (kể cả công lập và
ngoài công lập) được UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập hoặc phân cấp
cho Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã quyết định thành lập: Hỗ trợ thêm 70% mức
đóng bảo hiểm y tế.
3. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố đang thường
trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (quy định tại Quyết định số
13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy định chuẩn nghèo
đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025): Hỗ trợ thêm 30% mức
đóng bảo hiểm y tế.
IV. THỜI GIAN HỖ TRỢ
Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn ngân sách Thành phố bổ sung cho ngân sách
quận, huyện, thị xã trong giai đoạn 2024 - 2025 để thực hiện chính sách theo quy
định đối với các đối tượng:
a. Người cao tuổi từ đủ 70 đến dưới 80 tuổi, người
khuyết tật nhẹ (không bao gồm trẻ em khuyết tật nhẹ dưới 16 tuổi) đang
thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
b. Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn
thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố chưa được cấp
thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do UBND các quận, huyện, thị xã quản
lý.
2. Nguồn ngân sách cấp Thành phố để thực hiện chính
sách theo quy định đối với các đối tượng:
a. Học sinh, sinh viên đang thường trú trên địa bàn
thành phố Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố chưa được cấp
thẻ bảo hiểm y tế đang tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thành phố và các Sở, ngành quản
lý.
b. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo chuẩn của Thành phố đang thường
trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 05
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO MỘT SỐ NHÓM TRẺ EM CÓ
HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT, TRẺ EM CẦN SỰ HỖ TRỢ KHẨN CẤP VÀ TRẺ EM BỊ TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật người khuyết tật;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng
5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng
3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02
tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về việc xác
định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
1. Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ
cho một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em cần sự hỗ trợ khẩn cấp và
trẻ em bị tai nạn, thương tích nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Trẻ em là người dưới 16 tuổi (tính đến thời điểm
xảy ra vụ việc).
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Trẻ em đăng ký thường trú và sinh sống trên địa
bàn thành phố Hà Nội bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại xảy ra trên địa bàn Thành
phố, gồm:
Trẻ em bị bạo lực theo quy định tại Luật Trẻ em được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận mà đối tượng vi phạm bị xử lý hành
chính hoặc bị xử lý hình sự.
Trẻ em bị bóc lột theo quy định tại Luật Trẻ em được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận mà đối tượng vi phạm bị xử lý hành
chính hoặc bị xử lý hình sự.
Trẻ em bị xâm hại tình dục theo quy định tại Luật
Trẻ em được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận.
Trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc theo quy định tại Luật Trẻ
em được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận.
Trẻ em bị mua bán theo quy định tại Nghị quyết số
02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
về hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán
người dưới 16 tuổi của Bộ Luật hình sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết
luận.
Trẻ em bị xâm hại bằng các hình thức gây tổn hại
khác (theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Trẻ em đăng ký thường trú và sinh sống trên địa
bàn thành phố Hà Nội thuộc gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn
do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi đối tượng cư trú) xác nhận.
3. Trẻ em đăng ký thường trú và sinh sống trên địa
bàn thành phố Hà Nội bị tử vong do tai nạn thương tích hoặc bị tai nạn thương
tích nghiêm trọng và trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích hoặc bị tai nạn
thương tích nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn Thành phố, gồm:
Trẻ em bị tử vong do các loại hình tai nạn thương
tích theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trẻ em bị tai nạn, thương tích nghiêm trọng: được
cơ quan y tế có thẩm quyền xác định mức độ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên.
Các loại hình tai nạn thương tích bao gồm: ngã; bỏng/cháy;
tai nạn giao thông; ngộ độc các loại; cắt, đâm; ngạt thở, hóc nghẹn; súc vật cắn;
chết đuối/đuối nước; bạo lực; bom, mìn/vật nổ; điện giật; các loại tai nạn
thương tích khác theo hướng dẫn bổ sung của Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội tại thời điểm thực hiện Nghị quyết.
4. Trẻ em khuyết tật nhẹ theo quy định pháp luật về
người khuyết tật có đăng ký thường trú và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo (gồm: ung thư,
suy thận phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4, nhiễm
HIV/AIDS hoặc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định của cơ quan y tế) hoặc bệnh
phải điều trị dài ngày (theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của
Bộ Y tế) thuộc hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo hoặc cha/mẹ/người nuôi dưỡng
thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định, có khám chữa
bệnh theo chính sách bảo hiểm y tế, đăng ký thường trú và sinh sống trên địa
bàn thành phố Hà Nội và trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị
dài ngày đang sống tại các Cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, có khám chữa bệnh theo chính sách bảo hiểm y tế.
III. NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ
1. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em đăng ký thường
trú và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại
xảy ra trên địa bàn Thành phố
Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt: bằng 25 lần mức chuẩn
trợ giúp xã hội theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố tại thời điểm áp
dụng/trẻ em
2. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em đăng ký thường
trú và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc gia đình có nhà ở bị đổ, sập,
trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà
không còn nơi ở được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi đối tượng cư trú) xác
nhận.
Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt: bằng 25 lần mức chuẩn
trợ giúp xã hội theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố tại thời điểm áp
dụng/trẻ em/vụ việc
3. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em đăng ký thường
trú và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội bị tử vong do tai nạn thương
tích hoặc bị tai nạn thương tích nghiêm trọng và trẻ em bị tử vong do tai nạn
thương tích hoặc bị tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn Thành
phố
Hỗ trợ một lần bằng tiền mặt: bằng 25 lần mức chuẩn
trợ giúp xã hội theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố tại thời điểm áp
dụng/trẻ em/vụ việc
* Đối với các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng khi
lãnh đạo Thành phố chỉ đạo đi thăm, môi trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tử vong do
tai nạn thương tích, trẻ em bị tai nạn thương tích nghiêm trọng được hỗ trợ bổ
sung một lần bằng tiền mặt không quả 30 triệu đồng/trẻ.
4. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em khuyết tật
nhẹ theo quy định pháp luật về người khuyết tật có đăng ký thường trú và sinh sống
trên địa bàn thành phố Hà Nội
a. Trợ cấp xã hội hằng tháng: hệ số 1 mức chuẩn trợ
giúp xã hội theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố tại thời điểm áp dụng.
b. Cấp thẻ BHYT miễn phí cho trẻ em khuyết tật nhẹ
từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
5. Chính sách hỗ trợ đối với trẻ em bị mắc bệnh
hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ gia đình nghèo hoặc cận
nghèo hoặc cha/mẹ/người nuôi dưỡng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng
tháng theo quy định, có khám chữa bệnh theo chính sách bảo hiểm y tế, đăng ký
thường trú và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội và trẻ em bị mắc bệnh hiểm
nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày đang sống tại các Cơ sở trợ giúp xã hội
trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có khám chữa bệnh theo chính
sách bảo hiểm y tế
a. Hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh
Trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều
trị dài ngày khi có chi phí từ 05 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh
hoặc có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong
01 năm: hỗ trợ 100% phần còn lại của tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ
phần thanh toán của Bảo hiểm y tế quy định, nhưng mức hỗ trợ không quá 150 lần
mức chuẩn trợ giúp xã hội/năm (mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định của HĐND
Thành phố tại thời điểm áp dụng).
b. Hỗ trợ tiền ăn
Trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều
trị dài ngày: Mức hỗ trợ 50.000 đồng/trẻ/ngày (không quá 15 ngày trong 01 lần
khám, chữa bệnh và tổng số ngày hỗ trợ không quá 75 ngày/năm).
c. Hỗ trợ tiền đi lại (lượt đi và về) từ nơi ở đến
nơi khám, chữa bệnh theo giá phương tiện giao thông công cộng thông thường trên
địa bàn Thành phố cho trẻ và 01 người chăm sóc trẻ trong thời gian trẻ khám chữa
bệnh.
d. Trợ cấp xã hội hằng tháng đối với trẻ em mắc bệnh
hiểm nghèo tại cộng đồng
Mức trợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức chuẩn trợ
giúp xã hội theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố tại thời điểm áp dụng
nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
Hệ số 2,5 đối với trẻ em dưới 4 tuổi.
Hệ số 1,5 đối với trẻ em từ đủ 4 tuổi trở lên đến
dưới 16 tuổi.
IV. NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng chính sách hỗ
trợ với mức khác nhau theo các văn bản quy định của Chính phủ, Thành phố ban
hành thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách cấp Thành phố, cấp huyện đảm bảo theo
phân cấp.
2. Ngân sách cấp Thành phố: bố trí trong dự toán
giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng năm để hỗ trợ cho các đối tượng
đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các đối tượng được lãnh đạo Thành phố đi thăm.
3. Ngân sách cấp huyện: đảm bảo hỗ trợ cho các đối
tượng tại cộng đồng trên địa bàn. Ngân sách cấp Thành phố bổ sung có mục tiêu
kinh phí cho ngân sách cấp huyện trong giai đoạn 2024 - 2025 để thực hiện chính
sách theo quy định.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 06
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ THU HÚT, ĐÃI NGỘ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI
VẬN ĐỘNG VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN ĐẠT THÀNH TÍCH CAO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân Thành phố)
Căn cứ Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng
11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động
viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu;
Căn cứ Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan,
binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
Thực hiện Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng
02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035 ”.
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định một số chế độ thu hút, đãi ngộ đặc thù đối
với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao của thành phố Hà Nội; vận
động viên có quốc tịch Việt Nam đang cư trú và đạt thành tích tại các giải thi
đấu ở nước ngoài và vận động viên các tỉnh, thành, ngành đã đạt thành tích tại
các giải thi đấu trong nước và quốc tế.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Vận động viên, huấn luyện viên của thành phố Hà
Nội được triệu tập tập huấn, thi đấu cho đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc
gia theo quyết định triệu tập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Vận động viên, huấn luyện viên của thành phố Hà
Nội đạt thành tích cao tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế (tính thành
tích từ giải thi đấu gần nhất trong hệ thống các Đại hội, giải vô địch từng
môn) và hiện vẫn đang thi đấu, huấn luyện cho thành phố Hà Nội.
3. Vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu
quy định tại mục 2, phần III (huy chương vàng Đại hội Thể thao toàn quốc trở
lên) và có thời gian tập luyện, thi đấu cho thể thao Hà Nội từ 05 năm trở lên,
được cơ quan sử dụng vận động viên đánh giá không còn khả năng thi đấu thể
thao.
III. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI
1. Chế độ trợ cấp trách nhiệm thường xuyên đối với
vận động viên, huấn luyện viên của thành phố Hà Nội được triệu tập tập huấn,
thi đấu tại đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia theo quyết định triệu tập
của cơ quan có thẩm quyền.
1.1. Thời gian hưởng chế độ
a. Thời gian hưởng chế độ theo quyết định triệu tập
của cơ quan có thẩm quyền.
b. Trường hợp số ngày được triệu tập không đủ 01
tháng thì được tính như sau:
Số ngày được triệu tập không quá 15 ngày trong 01
tháng: thời gian hưởng chế độ là 1/2 (nửa) tháng.
Số ngày được triệu tập trên 15 ngày trong 01 tháng:
thời gian hưởng chế độ là 01 tháng.
1.2. Nội dung chi, mức chi cụ thể
a. Vận động viên, huấn luyện viên được triệu tập tập
huấn, thi đấu tại đội tuyển quốc gia: 7.000.000 đồng/người/tháng
b. Vận động viên, huấn luyện viên được triệu tập tập
huấn, thi đấu đội tuyển trẻ quốc gia: 5.000.000 đồng/người/tháng
2. Chế độ trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với vận động
viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao tại các giải thi đấu trong nước hoặc
quốc tế và hiện vẫn đang thi đấu, huấn luyện cho thành phố Hà Nội.
2.1. Điều kiện hưởng chế độ
a. Vận động viên, huấn luyện viên sau khi đạt thành
tích, tiếp tục thi đấu, huấn luyện cho thành phố Hà Nội.
2.2. Thời gian hưởng chế độ
a. Vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ
trợ cấp, đãi ngộ đặc thù từ tháng sau liền kề tính từ thời gian được ghi trong
quyết định (hoặc giấy chứng nhận) công nhận thành tích đạt được của cơ quan có
thẩm quyền đến hết thời gian hưởng chế độ theo quy định.
b. Vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ
trợ cấp, đãi ngộ đặc thù theo chu kỳ từng Đại hội thể thao (Thế vận hội
Olympic, Đại hội thể thao Châu Á - ASIAD, Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA
Games; Đại hội Thể thao toàn quốc) và chu kỳ thi đấu của từng môn thể thao
(tương ứng thời điểm Đại hội, giải thi đấu kế tiếp kết thúc).
Riêng đối với thành tích Vượt qua vòng loại Thế vận
hội Olympic, Cúp Bóng đá Thế giới - World Cup: Thời gian được hưởng tính từ thời
điểm vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic, Cúp Bóng đá Thế giới -
World Cup đến thời điểm giải đấu kế tiếp hoàn thành.
Vận động viên, huấn luyện viên đã đạt thành tích
trước thời điểm Nghị quyết ban hành, thời gian được hưởng chế độ trợ cấp là thời
gian còn lại của chu kỳ Đại hội, giải thi đấu tính từ khi Nghị quyết có hiệu lực.
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh hoặc
các trường hợp bất khả kháng dẫn đến phải lùi thời gian hoặc dừng tổ chức Đại hội,
giải thi đấu kế tiếp thì thời gian được hưởng chế độ được kéo dài thêm tối đa
không quá 12 tháng.
c. Trong trường hợp vận động viên, huấn luyện viên
đạt nhiều thành tích tại các giải đấu khác nhau thì chỉ được hưởng chế độ đãi
ngộ đặc biệt ở mức cao nhất trong cùng một thời gian theo chu kỳ quy định.
Trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp, nếu vận động
viên đạt thêm nhiều thành tích mới sẽ được xét duyệt hưởng chế độ với thành
tích cao nhất. Hết thời gian hưởng chế độ cao nhất nếu còn thời gian hưởng cho
việc đạt thành tích tại các giải khác, vận động viên tiếp tục được hưởng chế độ
đối với giải khác theo nguyên tắc chọn thành tích cao nhất như trên.
2.3. Nội dung chi, mức chi cụ thể
a. Chi trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với vận động
viên đạt thành tích cao tại các Đại hội Thể thao, các Giải vô địch thế giới,
Châu Á từng môn (ký hiệu viết tắt: huy chương vàng: HCV; huy chương bạc: HCB; huy
chương đồng: HCĐ)
(Đơn vị tính: đồng/người/tháng)
TT
|
Giải thi đấu
|
Mức chi
|
HCV
|
HCB
|
HCĐ
|
1
|
Đại hội Thể thao
|
|
|
|
a
|
Thế vận hội Olympic
|
74.500.000
|
41.000.000
|
33.500.000
|
b
|
Đại hội Thể thao Châu Á -ASIAD
|
33.500.000
|
18.500.000
|
15.000.000
|
c
|
Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games
|
15.000.000
|
8.500.000
|
7.000.000
|
d
|
Đại hội Thể thao toàn quốc
|
7.000.000
|
|
|
2
|
Giải vô địch Thế giới từng môn
|
|
|
|
a
|
Nhóm I
|
33.500.000
|
18.500.000
|
15.000.000
|
b
|
Nhóm II
|
23.500.000
|
13.000.000
|
11.000.000
|
3
|
Giải vô địch Châu Á từng môn
|
|
|
|
a
|
Nhóm I
|
23.500.000
|
13.000.000
|
11.000.000
|
b
|
Nhóm II
|
16.500.000
|
9.000.000
|
7.500.000
|
Các môn Nhóm I (nhóm các môn thuộc hệ thống thi đấu
Olympic, ASIAD): Bóng đá, Bắn súng, Bắn cung, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng ném,
Bóng rổ, Boxing, cầu lông, cầu mây, Cử tạ, Cờ vua, Điền kinh, Đấu kiếm, Đua
thuyền, Golf, Judo, Karate, Kurash, Quần vợt, Taekwondo, Thể thao dưới nước
(Bơi, nhảy cầu), Các môn thể dục (Thể dục dụng cụ, Thể dục nghệ thuật, sport
Aerobic), Vật, Xe đạp, Wushu.
Các môn Nhóm II (các môn còn lại): Bi sắt, Bowling,
Billiards & Snooker, Cờ tướng, Đá cầu, Jujitsu, Khiêu vũ thể thao,
KickBoxing, Lặn, Muay, Pencak Silat, Thể hình, Vovinam, Võ cổ truyền,...
Việc phân loại nhóm môn tại các giải vô địch thế giới,
Châu Á từng môn có thể điều chỉnh theo định hướng và kế hoạch phát triển thể
thao thành tích cao của thành phố Hà Nội.
b. Chi trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với vận động
viên vượt qua vòng loại (Thế vận hội Olympic, Cúp Bóng đá Thế giới - World
Cup): 17.000.000 đồng/người/tháng.
c. Chi trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với huấn luyện
viên có vận động viên đạt thành tích cao tại các giải thi đấu trong nước và quốc
tế, hiện vẫn đang huấn luyện cho thành phố Hà Nội: Huấn luyện viên được hưởng
chế độ bằng % chế độ của vận động viên.
d. Chi trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với vận động
viên đạt từ 02 huy chương vàng trở lên thì chế độ đãi ngộ được tính như sau: từ
huy chương vàng thứ 2 trở đi, mỗi huy chương vàng tiếp theo được tính tăng thêm
10% so với mức chi của huy chương vàng thứ nhất.
đ. Chi trợ cấp, đãi ngộ đặc thù đối với vận động
viên đạt thành tích huy chương đồng thời phá kỷ lục của giải đấu được hưởng chế
độ đãi ngộ tăng thêm 10% so với mức chi của huy chương đang được hưởng.
3. Chế độ thu hút vận động viên có quốc tịch Việt
Nam đang cư trú và đạt thành tích tại các giải thi đấu ở nước ngoài; vận động
viên các tỉnh, thành, ngành đã đạt thành tích tại các giải thi đấu trong nước
và quốc tế tham gia thi đấu cho thành phố Hà Nội.
3.1. Nội dung chi
Thanh toán tiền vé máy bay, phương tiện đi lại (01
lượt khứ hồi) khi thu hút vận động viên có quốc tịch Việt Nam đang cư trú và đạt
thành tích tại các giải thi đấu ở nước ngoài; vận động viên các tỉnh, thành,
ngành đã đạt thành tích tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế về tham gia
thi đấu cho thành phố Hà Nội.
3.2. Mức chi
Mức chi thanh toán tiền vé máy bay, phương tiện đi
lại được thực hiện thanh toán theo hóa đơn thực tế (hạng ghế thường) để di chuyển
từ nơi vận động viên đang cư trú đến địa điểm đội tuyển thể thao thành phố Hà Nội
đang tập luyện, thi đấu và ngược lại.
4. Chế độ trợ cấp tạo việc làm đối với vận động
viên đạt thành tích tại các giải thi đấu quy định tại mục 2, phần III (huy
chương vàng Đại hội thể thao toàn quốc trở lên) và có thời gian tập luyện, thi
đấu cho thể thao Hà Nội từ 05 năm trở lên, được cơ quan sử dụng vận động viên
đánh giá không còn khả năng thi đấu thể thao.
4.1. Điều kiện hưởng chế độ
Vận động viên đạt thành tích tại các giải thi đấu
quy định tại mục 2, phần III (huy chương vàng Đại hội Thể thao toàn quốc trở
lên) và có thời gian tập luyện, thi đấu cho thể thao Hà Nội từ 05 năm trở lên,
được cơ quan sử dụng vận động viên đánh giá không còn khả năng thi đấu thể
thao.
4.2. Nội dung chi, mức chi cụ thể
Đơn vị tính: đồng
TT
|
Nội dung
|
Mức chi
|
1
|
Vận động viên đạt thành tích huy chương vàng tại
Đại hội Thể thao toàn quốc
|
30.000.000
|
2
|
Vận động viên đạt thành tích huy chương tại SEA
Games (HCV, HCB, HCĐ)
|
60.000.000
|
3
|
Vận động viên đạt thành tích HCV tại 03 kỳ SEA
Games liên tiếp; đạt thành tích huy chương tại ASIAD (HCV, HCB, HCĐ), Giải vô
địch thế giới, Châu Á từng môn
|
90.000.000
|
4
|
Vận động viên đạt thành tích huy chương tại Thế vận
hội Olympic (HCV, HCB, HCĐ)
|
120.000.000
|
Trong trường hợp vận động viên đạt nhiều thành tích
tại các giải đấu khác nhau thì chỉ được hưởng chế độ trợ cấp tạo việc làm ở mức
cao nhất khi được cơ quan sử dụng vận động viên đánh giá không còn khả năng thi
đấu thể thao.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn ngân sách cấp Thành phố.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
PHỤ LỤC 07
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ,
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO ĐỂ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021- 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5
năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng
7 năm 2018 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng
4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường
xuyên;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng
4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng
6 năm 2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng
01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25
tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội
dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng
8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự
nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2021-2025.
Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành quy định cơ chế
hỗ trợ đối với dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để triển
khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
trên địa bàn Thành phố với các nội dung sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định cơ chế hỗ trợ đối với dự án Đa dạng hóa sinh
kế, phát triển mô hình giảm nghèo để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.
Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều
chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối
tượng thụ hưởng, được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong
thời gian 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát
nghèo) trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang sản xuất nông nghiệp có nhu
cầu và đủ điều kiện hỗ trợ. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo
có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia
đình, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan.
III. ĐIỀU KIỆN, CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
1. Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết
theo chuỗi giá trị
Thực hiện theo khoản 12 Điều 1 Nghị định
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 Nghị
định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về Điều kiện hỗ trợ
phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
2. Cơ chế
a) Chi hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì
liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết,
chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng hợp
đồng liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật,
phương án phát triển thị trường tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm:
Chi khảo sát, điều tra xác định, lựa chọn địa bàn
thực hiện kế hoạch liên kết và các hộ có nhu cầu, điều kiện để tham gia kế hoạch
liên kết, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Biểu số 01 kèm theo
Nghị quyết này.
Chi nghiên cứu, lập và xây dựng dự án, kế hoạch
liên kết, phương án sản xuất, nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại
Biểu số 02 kèm theo Nghị quyết này.
b) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản
lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ: Nội
dung và mức chi thực hiện theo khoản 1, Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15
tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính.
c) Hỗ trợ 70% kinh phí mua nguyên liệu, giống cây,
con, vật tư kỹ thuật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật) theo
kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 03 chu kỳ sản xuất.
Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 50% tổng chi phí
thực hiện một (01) kế hoạch liên kết.
3. Phương thức thực hiện
a) Thực hiện theo quy định tại Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định
cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định
số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm và theo các
văn bản hướng dẫn thực hiện của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội về hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Mẫu đơn, biểu mẫu, trình tự thủ tục đối với
đề nghị hỗ trợ kế hoạch liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
thực hiện theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ;
Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm tháng 6 năm 2022 của Bộ Lao động-
Thương binh và xã hội. Các nội dung kế hoạch liên kết đảm bảo đầy đủ nội dung
quy định tại điểm 3 khoản 12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm
2023; chủ trì liên kết cam kết và có biện pháp nộp lại toàn bộ kinh phí hỗ trợ
trong trường hợp không thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch liên kết đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt (như bảo lãnh thực hiện hợp đồng với cơ quan,
đơn vị được giao vốn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất).
b) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch,
dự toán; đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết thực hiện hoạt động hỗ trợ
phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại khoản
12 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung
khoản 6, khoản 7 Điều 21 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ.
IV. ĐIỀU KIỆN, CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CỘNG ĐỒNG
1. Điều kiện hỗ trợ
Thực hiện theo khoản 13 Điều 1 Nghị định
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 Nghị
định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về Điều kiện hỗ trợ
phát triển sản xuất cộng đồng.
2. Cơ chế
a) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các
thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm: Nội dung và
mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 55/2023/TT-BTC
ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính.
b) Hỗ trợ 70% kinh phí mua nguyên liệu, giống cây,
con, vật tư kỹ thuật (phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật) theo
kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình tư vấn,
hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả: Nội dung và mức chi thực hiện
theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng
8 năm 2023 của Bộ Tài chính.
d) Hỗ trợ tổ chức đi thực tế học tập các dự án có
hiệu quả giữa các địa phương: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại
điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ
Tài chính.
e) Hỗ trợ xây dựng và quản lý dự án, kế hoạch,
phương án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện theo quy định
tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài
chính.
Hỗ trợ tối đa không quá 60% tổng chi phí thực hiện
một (01) dự án trên địa bàn vùng nông thôn thuộc phạm vi Thành phố.
3. Phương thức thực hiện
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị
định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị
định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
b) Mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo khoản
2 Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 05 năm 2022 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội. Lựa chọn dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng
thực hiện theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP ngày 24
tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
c) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch,
dự toán; đại diện tổ nhóm cộng đồng và các thành viên thực hiện hoạt động hỗ trợ
phát triển sản xuất cộng đồng theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định
38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều
22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ.
V. ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NHIỆM VỤ
1. Điều kiện hỗ trợ
a) Sau tối đa 30 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị được
giao vốn có văn bản gửi đến UBND huyện, xã để thông báo rộng rãi kế hoạch thực
hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ
trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên các phương tiện truyền thông hoặc trên
trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị nhưng
không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác
hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư thì các đối tượng được hỗ trợ chuyển
sang thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ.
b) Tối thiểu 70% phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước phải được dùng để hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên quan
trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân.
2. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
hoạt động khuyến nông trong Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách
nhà nước lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội; thực hiện
theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đối với
nội dung mua nguyên liệu, giống cây, con, vật tư kỹ thuật (phân bón, thức ăn
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật) thực hiện tỷ lệ hỗ trợ 70% kinh phí theo kế
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đối tượng thuộc Nghị quyết này.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện một (01) dự án tối đa
không quá ba (03) tỷ đồng.
3. Phương thức thực hiện
a) Thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày
10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên.
b) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch,
dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại khoản
14 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 về sửa đổi, bổ
sung khoản 4 Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của
Chính phủ.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn
chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác
của cấp có thẩm quyền thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 16 tháng 12 năm 2023./.
Biểu
01 - Phụ lục 07
CHI KHẢO SÁT, ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN ĐỊA BÀN THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH LIÊN KẾT VÀ CÁC HỘ CÓ NHU CẦU, ĐIỀU KIỆN THAM GIA LIÊN KẾT
(Kèm theo Phụ lục 07, Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm
2023 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
STT
|
Nội dung
|
Mức chi
|
1
|
Chi xây dựng phương án điều tra và lập mẫu phiếu
điều tra
|
Theo quy định tương ứng của Thành phố về mức chi
của các cuộc điều tra, thống kê do ngân sách Thành phố đảm bảo (Phụ lục 01 của
Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 và Phụ lục 01 của Nghị quyết số
06/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của HĐND Thành phố)
|
2
|
Chi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo
sát, điều tra
|
3
|
Chi tiền công khảo sát điều tra
|
-
|
Chi tiền công khảo sát điều tra
|
-
|
Chi tiền công cho người dẫn đường
|
4
|
Chi cho đối tượng cung cấp thông tin
|
a)
|
Đối với cá nhân
|
-
|
Dưới 30 chỉ tiêu hoặc 30 chỉ tiêu
|
-
|
Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
|
-
|
Trên 40 chỉ tiêu
|
b)
|
Đối với tổ chức (Không bao gồm các cơ quan,
đơn vị của nhà nước thực hiện cung cấp thông tin theo quy định)
|
|
Dưới 30 hoặc 30 chỉ tiêu
|
-
|
Từ 31 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu
|
-
|
Trên 40 chỉ tiêu
|
c)
|
Đối tượng cung cấp thông tin là cơ quan đơn vị của
nhà nước
|
5
|
Chi vận chuyển tài liệu khảo sát, điều tra, thuê
xe phục vụ khảo sát điều tra
|
6
|
Chi xử lý kết quả khảo sát điều tra
|
7
|
Các khoản chi khác liên quan đến khảo sát, điều
tra (Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, xăng xe và các khoản chi phí khác
để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác khảo sát điều tra)
|
Biểu
02 - Phụ lục 07
CHI NGHIÊN CỨU, LẬP VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH LIÊN KẾT, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
(Kèm theo Phụ lục 07, Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm
2023 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
TT
|
Chức danh/Nội
dung công việc
|
Mức chi
|
I
|
Hệ số công lao động của các chức danh xây dựng
nhiệm vụ liên kết (tính theo mức lương cơ sở hiện hành)
|
Theo quy định tương ứng của Thành phố về định mức
lập dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước của thành phố Hà Nội tại phụ lục 08 Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND ngày
04/7/2023 của HĐND Thành phố
|
1
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ
|
2
|
Thư ký
|
3
|
Thành viên chính
|
4
|
Thành viên
|
5
|
Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
|
II
|
Chi vật tư, văn phòng phẩm: Thanh toán theo thực
tế
|
PHỤ LỤC 08
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân
sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng
4 năm 2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung
cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng
6 năm 2022 của Chính phủ về Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: Số
152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 về quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng
6 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm
2016;
Căn cứ Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30 tháng
12 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý sử dụng
kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn
2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020
của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6
năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18 tháng
7 năm 2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về kinh tế tập thể, hợp tác xã: số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 về phê
duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn
2021-2025; số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 về phê duyệt Chiến lược Phát
triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030; số 1318/QĐ-TTg ngày 22
tháng 7 năm 2021 về Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
giai đoạn 2021-2025.
HĐND Thành phố ban hành quy định nội dung, mức chi hỗ
trợ Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023-2025 với các nội
dung sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định nội dung, mức chi hỗ trợ đưa lao động trẻ
về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo
dưới 3 tháng nâng cao năng lực cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ thuê
địa điểm, vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho các hợp tác xã nông nghiệp
thuộc Kế hoạch củng cố, kiện toàn hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số 4010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm
2022 và Đề án hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã giai đoạn
2023-2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4381/QĐ-UBND ngày 05 tháng
9 năm 2023 của UBND Thành phố.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức và hoạt động
theo Luật Hợp tác xã, thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý,
chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ tại hợp tác xã nông nghiệp thuộc Kế hoạch củng cố,
kiện toàn hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2022-2025 theo Quyết định số 4010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2022 và Đề án hỗ
trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã giai đoạn 2023-2025, định
hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 4381/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2023 của
UBND Thành phố.
III. HỖ TRỢ ĐƯA LAO ĐỘNG TRẺ VỀ LÀM VIỆC TẠI HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Điều kiện lựa chọn hợp tác xã nông nghiệp và
tuyển chọn lao động trẻ thực hiện hỗ trợ
* Điều kiện các hợp tác xã nông nghiệp được hỗ
trợ
- Hợp tác xã có hoạt động liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm.
- Hợp tác xã có phương án sản xuất, kinh doanh cụ
thể là các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của hợp tác xã có nhu cầu tuyển
dụng lao động chuyên môn;
- Hợp tác xã có phương án sử dụng lao động phù hợp
hiệu quả đối với lao động trẻ dự kiến tuyển dụng về làm việc và đồng thời phải
có phương án trả lương cho lao động trẻ sau thời gian kết thúc hỗ trợ.
- Hợp tác xã có nhu cầu thực sự và có văn bản đề
nghị hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại Hợp tác xã.
- Mỗi huyện, thị xã thí điểm hỗ trợ đưa lao động trẻ
về làm việc tại 01- 03 hợp tác xã. Trường hợp có nhiều hợp tác xã đáp ứng điều
kiện trên thì lựa chọn hợp tác xã có quy mô lớn hơn và có tổng nguồn vốn của hợp
tác xã cao hơn.
- Ưu tiên các Hợp tác xã:
Có phương án trả lương bổ sung cho lao động trẻ;
Có nhiều thành viên hơn; sản xuất theo hợp đồng ký
kết với các tổ chức; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGap, Hữu cơ hoặc
tiêu chuẩn tương đương; sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.
* Điều kiện tuyển chọn lao động trẻ thực hiện hỗ
trợ:
Việc tuyển chọn và tuyển dụng lao động trẻ do hợp
tác xã nông nghiệp tự chủ và tự quyết định. Một số điều kiện lựa chọn như sau:
- Chuyên môn của lao động trẻ: Các chuyên ngành về
lĩnh vực kinh tế hoặc kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công nghệ thông
tin và có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
- Lao động trẻ không quá 35 tuổi đối với nữ và 40
tuổi đối với nam;
- Có cam kết bằng văn bản làm việc tại hợp tác xã
trong thời gian tối thiểu 03 năm (đủ 36 tháng); tuân thủ quy chế làm việc của hợp
tác xã.
- Ưu tiên lao động trẻ: Có sự hiểu biết về kinh tế
tập thể, hợp tác xã; là con em thành viên hợp tác xã, sống tại địa phương nơi hợp
tác xã đặt trụ sở chính; những lao động có trình độ học vấn cao hơn (thạc sỹ,
tiến sỹ).
2. Nội dung, mức chi
Lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp
được hỗ trợ kinh phí hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng, tối đa
02 năm/người và tối đa 02 người/hợp tác xã/năm.
3. Phương thức thực hiện
- Ngân sách cấp Thành phố từ nguồn chi thường xuyên
hỗ trợ trực tiếp cho hợp tác xã nông nghiệp thông qua đơn vị được giao kế hoạch,
dự toán để tổ chức thực hiện.
- Trình tự thực hiện:
Căn cứ vào văn bản triển khai của đơn vị được giao
kế hoạch, dự toán; Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi văn bản hướng dẫn đến các hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ
sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm: (1) Văn bản đề nghị hỗ trợ; Bản
sao giấy đăng ký hợp tác xã; (2) Phương án sử dụng lao động của hợp tác
xã nông nghiệp đối với lao động được tuyển dụng; (3) Tài liệu của hợp
tác xã nông nghiệp về việc tuyển dụng lao động trẻ (như: Hợp đồng liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp với đơn vị khác; hợp
đồng lao động đã ký giữa hợp tác xã nông nghiệp với lao động trẻ; Căn cước công
dân, bằng cấp, cam kết của lao động trẻ về việc làm việc tại hợp tác xã, ...).
Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, lựa chọn và tổng
hợp gửi danh sách các hợp tác xã nông nghiệp đủ điều kiện về đơn vị được giao kế
hoạch, dự toán.
Đơn vị được giao kế hoạch, dự toán tổng hợp và phối
hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, lựa chọn các hợp tác xã nông nghiệp đáp
ứng yêu cầu tiêu chí, phê duyệt danh sách lao động trẻ được hỗ trợ; đồng thời
xây dựng kế hoạch hàng năm và phối hợp với Sở liên quan trình Ủy ban nhân dân
Thành phố giao dự toán ngân sách hàng năm theo quy định để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở Kế hoạch năm được giao và danh sách lao
động trẻ được phê duyệt hỗ trợ, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hỗ
trợ theo quy định.
Hàng tháng, quý, năm, hợp tác xã phải đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ của lao động trẻ gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn
vị được giao kế hoạch, dự toán. Trong trường hợp 3 tháng liên tục lao động trẻ
không hoàn thành nhiệm vụ, hợp tác xã nông nghiệp có văn bản đề nghị gửi Ủy ban
nhân dân cấp huyện và đơn vị được giao kế hoạch - dự toán đề nghị chấm dứt hợp
đồng lao động và ngừng hỗ trợ. Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cán bộ phối
hợp với đơn vị được giao kế hoạch, dự toán kiểm tra, giám sát việc đánh giá hiệu
quả hoàn thành công việc của hợp tác xã nông nghiệp đối với lao động trẻ.
IV. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI
3 THÁNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1. Điều kiện hỗ trợ
- Được hợp tác xã nông nghiệp cử tham gia đào tạo
nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của
đơn vị; đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo; có năng lực và trình độ phù
hợp với khóa học.
- Đối tượng đào tạo trong độ tuổi lao động và cam kết
bằng văn bản làm việc tại hợp tác xã ít nhất gấp đôi thời gian tham gia khóa
đào tạo; chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với Nhà nước trong trường
hợp không thực hiện cam kết.
Đối với khóa đào tạo theo chương trình đào tạo do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (như chương trình đào tạo trình độ
sơ cấp nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp,...) thì độ tuổi tuyển sinh thực hiện
theo quy định của Chương trình khung đào tạo.
2. Nội dung, mức chi
- Học phí, tài liệu học tập cho học viên: Được hỗ
trợ một lần bằng 100% kinh phí trả học phí, tài liệu học tập theo quy định của
cơ sở đào tạo tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
- Chi phí ăn, ở cho học viên: Được hỗ trợ kinh phí
tối đa bằng 02 lần mức lương tối thiểu vùng/01 khóa đào tạo. Trường hợp khóa
đào tạo có thời gian dưới 01 tháng thì thực hiện hỗ trợ theo số ngày thực tế
tham gia khóa đào tạo (26 ngày/01 tháng); cụ thể:
Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày thực học.
Hỗ trợ chi phí ở: 100.000 đồng/ngày thực học nếu địa
chỉ đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
3. Phương thức thực hiện
- Cơ quan được giao kế hoạch, dự toán tổ chức thực
hiện hỗ trợ đào tạo theo căn cứ kế hoạch được duyệt tiến hành đặt hàng, giao
nhiệm vụ đào tạo cho cơ sở đào tạo đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp
theo quy định.
- Việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo thực hiện
theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về Quy định
giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng
ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên”.
V. HỖ TRỢ THUÊ ĐỊA ĐIỂM VÀ VẬN HÀNH ĐIỂM GIỚI
THIỆU, BÁN SẢN PHẨM CHO HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Điều kiện các hợp tác xã nông nghiệp được hỗ
trợ
- Hợp tác xã có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ sản phẩm.
- Sản phẩm của hợp tác xã được giới thiệu, bán tại
địa điểm thuê phải được cấp giấy chứng nhận phù hợp với một trong các tiêu chuẩn:
Hữu cơ, VietGAP, tiêu chuẩn tương đương hoặc sản phẩm được chứng nhận OCOP.
- Hợp tác xã có nhu cầu và hợp đồng thuê địa điểm
giới thiệu, bán sản phẩm tại chợ hoặc khu đô thị, trung tâm thị trấn.
- Mỗi huyện, thị xã thí điểm hỗ trợ thuê địa điểm
và vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho từ 01- 03 hợp tác xã. Trường hợp
có nhiều hợp tác xã đáp ứng điều kiện trên thì lựa chọn hợp tác xã có quy mô lớn
hơn và có tổng nguồn vốn của hợp tác xã cao hơn, có nhiều thành viên hơn.
- Ưu tiên: Hợp tác xã nông nghiệp có nhiều thành
viên; Hợp tác xã được đánh giá xếp loại tốt theo quy định.
2. Nội dung chi, mức chi
Hỗ trợ kinh phí thuê địa điểm và vận hành điểm giới
thiệu, bán sản phẩm tại chợ hoặc tại các địa điểm khác trên địa bàn Thành phố;
mức hỗ trợ không quá 06 triệu đồng/tháng/HTX, thời gian hỗ trợ tối đa là 2
năm/01 HTX (24 tháng).
3. Phương thức thực hiện
- Ngân sách cấp Thành phố từ nguồn chi thường xuyên
hỗ trợ trực tiếp cho hợp tác xã nông nghiệp thông qua đơn vị được giao kế hoạch,
dự toán để tổ chức thực hiện.
- Trình tự thực hiện:
Căn cứ vào văn bản triển khai của đơn vị được giao
kế hoạch, dự toán; UBND cấp huyện gửi văn bản hướng dẫn đến các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn. Hợp tác xã có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ về UBND cấp huyện.
Hồ sơ gồm: (1) Văn bản đề nghị hỗ trợ; Bản
sao giấy đăng ký hợp tác xã; (2) Tài liệu của hợp tác xã về việc liên kết
tiêu thụ sản phẩm (Hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm của
hợp tác xã nông nghiệp với đơn vị khác); tài liệu chứng minh chất lượng sản
phẩm được giới thiệu, bán tại địa điểm thuê (như hữu cơ, VietGap, prograp hoặc
tiêu chuẩn tương đương hoặc sản phẩm được chứng nhận OCOP, ...); (3)
Văn bản thuê địa điểm (Hợp đồng thuê địa điểm, hóa đơn, chứng từ chứng minh
kinh phí thuê địa điểm,...)
Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, lựa chọn và tổng
hợp gửi danh sách các Hợp tác xã nông nghiệp đủ điều kiện về đơn vị được giao kế
hoạch, dự toán.
Đơn vị được giao kế hoạch, dự toán tổng hợp và phối
hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, lựa chọn các Hợp tác xã nông nghiệp đáp
ứng yêu cầu tiêu chí, phê duyệt danh sách Hợp tác xã được hỗ trợ thuê địa điểm
và vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm; đồng thời xây dựng kế hoạch hàng năm
và phối hợp với Sở liên quan trình UBND Thành phố giao dự toán ngân sách hàng
năm theo quy định để tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở Kế hoạch năm được giao và danh sách Hợp
tác xã nông nghiệp được phê duyệt hỗ trợ, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực
hiện hỗ trợ theo quy định.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn
chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản
khác của cấp có thẩm quyền thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế.
Các quy định tại phụ lục này có hiệu lực thi hành từ
ngày 16 tháng 12 năm 2023./.