Chào PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP, tôi có một thắc mắc rất mong được hỗ trợ. Tôi không biết chức danh công việc có ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ bảo hiểm và độc hại sau này hay không? (ví dụ trước làm chức danh trải vãi trong ngành may mặc và sau thời gian được chuyển lên thợ cắt may công nghiệp, nhưng trong sổ BHXH vẫn còn ghi chúc danh trải vãi cho đến nay). Vậy cho hỏi như vậy có ảnh hưởng gì sau nay không? Xin cảm ơn!
Nhà máy chúng tôi ở Nghệ An có hơn 2.000 công nhân viên. Nếu dựa theo mức lương hiện tại thì nhà máy phải chi một số tiền rất lớn để đóng BHXH. Do đó, chúng tôi đang có dự định điều chỉnh thang bảng lương, theo đó chuyển 30% mức lương hiện nay thành tiền thưởng để giảm tiền đóng các loại bảo hiểm. Xin tư vấn giúp chúng tôi các vấn đề sau: - Các khoản thu nhập nào không phải đóng BHXH? - Dự định trên của chúng tôi có phù hợp với quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn.
Từ năm 2018, tôi cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào để đóng bảo hiểm?
Xin chào Pháp lý khởi nghiệp, mình muốn hỏi về luật đóng bảo hiểm từ ngày 1/1/2018. Cụ thể như sau: Theo mình biết thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những khoản sau đây: - Mức lương; - phụ cấp lương - Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động (đây là nội dung mới) Vậy thì Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Xin cảm ơn.
Đối với trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục thì áp dụng đối với khám bệnh đúng tuyến hay trái tuyến?
Quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm ghi 5 năm liên tục khác với người có thẻ bảo hiểm không ghi 05 năm liên tục?
Khi nào tôi được cấp thẻ bảo hiểm y tế có xác nhận đủ 05 năm liên tục?
Bên mình hiện nay vẫn đang sử dụng người lao động làm việc ở hai nơi. Vậy bạn cho mình hỏi có cần phải ghi rõ về nghĩa vụ đóng bảo hiểm trong hợp đồng không và có phải yêu cầu người lao động xác nhận là đã làm việc và đóng bảo hiểm ở nơi khác không?