Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh thuộc nhóm mã ngành nào? Cụ thể trong nhóm mã ngành 4772 gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 6201 là gì? Lập trình máy vi tính thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4772 là về bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Nhóm 4772 bao gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Bán lẻ thuốc chữa bệnh.
- Bán lẻ dụng cụ y tế và đồ chỉnh hình.
- Bán lẻ nước hoa, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh.
Cụ thể, mã ngành 4772 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm mã ngành 47721 gồm:
- Bán lẻ thuốc tân dược (kể cả thuốc thú y).
- Bán lẻ dụng cụ, thiết bị y tế và chỉnh hình.
Nhóm mã ngành 47722 gồm:
- Bán lẻ nước hoa, nước thơm.
- Bán lẻ mỹ phẩm: Son, phấn, kem, chế phẩm trang điểm mắt và đồ dùng trang điểm khác.
- Bán lẻ vật phẩm vệ sinh: Nước gội đầu, sữa tắm, khăn giấy thơm...
Nhóm mã ngành 47723 gồm:
- Bán các loại thuốc đông y, thuốc nam.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 38 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP), điều kiện bán lẻ thuốc lưu động được quy định như sau:
(i) Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thuốc.
- Cơ sở bán buôn thuốc.
- Cơ sở bán lẻ thuốc.
- Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(ii) Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại khoản (i) nêu trên và có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 13 của Luật Dược.
(iii) Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.
(iv) Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.
Căn cứ Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã được quy định như sau:
(i) Địa bàn mở quầy thuốc:
- Xã, thị trấn.
- Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi.
- Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất nêu trên đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày 01/7/2017, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày 01/7/2017.
(ii) Địa bàn mở tủ thuốc:
- Trạm y tế xã.
- Trạm y tế của thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.