Lập trình các phần mềm nhúng có thuộc nhóm lập trình máy vi tính hay không? Các hoạt động này đăng ký mã ngành 6201 có được không?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 6201 thuộc nhóm 620 về lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính. Cụ thể mã ngành 6201 - 62010 là về lập trình máy vi tính. Nhóm này bao gồm những hoạt động sau đây:
- Hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng.
- Lập trình các phần mềm nhúng.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6201 - 62010: Lập trình máy vi tính (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Phát hành các phần mềm trọn gói được phân vào nhóm 58200 (Xuất bản phần mềm).
- Lập và thiết kế hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm và công nghệ giao tiếp, kể cả trong trường hợp việc cung cấp phần mềm là một phần công việc tổng thể được phân vào nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006 thì công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây: a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này; b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này; c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó; d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó; đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó. 2. Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin có các quyền sau đây: a) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; b) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin; số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin. 3. Cơ quan nhà nước có quyền từ chối nhận thông tin trên môi trường mạng nếu độ tin cậy và bí mật của thông tin đó được truyền đưa qua môi trường mạng không được bảo đảm. Điều 13. Nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin - Luật Công nghệ thông tin 2006 1. Tổ chức, cá nhân có quyền tiến hành các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; hoạt động phòng, chống lụt, bão, thiên tai, thảm họa khác, cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động khác được Nhà nước khuyến khích. 3.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động viễn thông, hoạt động phát thanh, truyền hình trên môi trường mạng phải thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, báo chí và các quy định của Luật này. |