Khi nào vé hành khách trong vận tải đường sắt hợp lệ? Bán vé hành khách được quy định như thế nào? Người đi tàu phải mua vé bổ sung trong trường hợp nào?
>> Lệ phí cấp đổi đăng ký xe năm 2025 là bao nhiêu?
>> Lệ phí đăng ký xe năm 2025 lần đầu là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành.
- Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé.
- Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về vé hành khách trong vận tải đường sắt (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
2. Bán vé hành khách được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, quy định về bán vé hành khách như sau:
(i) Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.
(ii) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận.
Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.
(iii) Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản (ii).
3. Người đi tàu phải mua vé bổ sung trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:
(i) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé.
(ii) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao.
(iii) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác. Trường hợp không thể bán vé bổ sung cho hành khách thì giải quyết như sau:
+ Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại khoản (i), khoản (iii) phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp.
+ Đối với hành khách quy định tại khoản (ii), tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.
4. Đối tượng nào được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
(i) Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
(ii) Thương binh, bệnh binh.
(iii) Người khuyết tật.
(iv) Phụ nữ có thai.
(v) Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
(vi) Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
(vii) Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.
Trên đây là các đối tượng được ưu tiên xếp hàng khi mua vé đi tàu.
Điều 9. Trả lại vé, đổi vé đi tàu - Thông tư 09/2018/TT-BGTVT Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách. |