Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm lệ phí môn bài không? Đối tượng nộp lệ phí môn bài bao gồm những ai? Mức phạt khi chậm nộp lệ phí môn bài được quy định như thế nào?
>> Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN khi dự án đầu tư mở rộng đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:
Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
4. Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ chỉ nộp thêm lệ phí môn bài nếu tăng vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng lên trên 10 tỷ đồng. Khi đó, mức lệ phí môn bài sẽ tăng từ 2 triệu đồng lên thành 3 triệu đồng.
Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm lệ phí môn bài không
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp được miễn lệ phí môn bài quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP), cụ thể bao gồm:
(i) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã 2023.
(iii) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(iv) Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
(v) Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(vi) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản trên (nếu có).
(vii) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15), quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế như sau:
(i) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
(ii) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, mức tính tiền chậm nộp = số tiền lệ phí môn bài chậm nộp x 0.03% x số ngày chậm nộp.