Công trình dầu khí là gì? Công trình dầu khí được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu nào? Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm những gì?
>> Mật mã dân sự là gì? Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được quy định như thế nào?
>> Khi nào vé hành khách trong vận tải đường sắt hợp lệ?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Dầu khí 2022, công trình dầu khí bao gồm giàn khoan, giàn khai thác, giàn phụ trợ, kho chứa, kho chứa nổi, hệ thống đường ống, phao neo, giếng và tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị có liên quan, các kết cấu công trình được chế tạo, xây dựng, chôn ngầm và lắp đặt cố định hoặc tạm thời để phục vụ cho hoạt động dầu khí.
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Nghị định 45/2023/NĐ-CP, công trình dầu khí phải được thiết kế, chế tạo, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm đảm các yêu cầu sau:
(i) An toàn về công nghệ.
(ii) An toàn về xây dựng.
(iii) An toàn về phòng chống cháy nổ.
(iv) Vùng và hành lang an toàn.
(v) Các quy định về bảo vệ môi trường.
(vi) Chịu được các tải trọng dự kiến trong quá trình vận hành và khi xảy ra sự cố.
(vii) Không tạo ra sự cố dây chuyền từ sự cố đơn lẻ.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Công trình dầu khí là gì; Công trình dầu khí được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu nào (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Dầu khí 2022, vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí trên biển bao gồm:
(i) Vùng cấm xâm nhập đối với các công trình dầu khí trên biển, ngoại trừ các công trình ngầm, là vùng được xác định bằng bán kính 500 mét tính từ rìa ngoài cùng của các công trình về mọi phía bao gồm cả vị trí thả neo đối với các phương tiện nổi, công trình di động, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(ii) Vùng cấm thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển là vùng được xác định trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí bao gồm cả các công trình ngầm dưới đáy biển.
Các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo hoặc tiến hành các hoạt động ngầm dưới đáy biển, trừ trường hợp đặc biệt do nhà thầu chấp thuận hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Dầu khí 2022, nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
(i) Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng.
(ii) Đối tượng của hợp đồng.
(iii) Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng.
(iv) Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng.
(v) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành.
(vi) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng.
(vii) Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi.
(viii) Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí.
(ix) Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng.
(x) Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng.
(xi) Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng.
(xii) Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam.
(xiii) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí.
(xiv) Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm.
(xv) Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.