Từ ngày 01/7/2023, số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu và tối đa của người lao động làm việc tại công ty tư nhân được thực hiện như thế nào? – Thanh Vũ (Phú Yên).
>> Bảo hiểm xã hội một lần năm 2023: Các điểm mới có lợi cho người lao động
>> Thủ tục đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT online đối với người chỉ tham gia BHYT năm 2023
Số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tối thiểu và tối đa của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ ngày 01/7/2023 được thực hiện như sau:
- Số tiền đóng BHXH tối thiểu của người lao động tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là: 374.400 đồng/tháng, 332.800 đồng/tháng, 291.200 đồng/tháng, 260.000 đồng/tháng. [Xem chi tiết danh sách các Vùng Tại đây]
- Số tiền đóng BHXH tối đa của người lao động là 2.880.000 đồng/tháng.
![]() |
File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023 |
Ảnh chụp File Excel tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2023
- Số tiền đóng BHYT tối thiểu của người lao động tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là: 70.200 đồng/tháng, 62.400 đồng/tháng, 54.600 đồng/tháng, 48.750 đồng/tháng. [Xem chi tiết danh sách các Vùng Tại đây]
- Số tiền đóng BHXH tối đa của người lao động là 540.000 đồng/tháng.
- Số tiền đóng BHTN tối thiểu của người lao động tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là: 46.800 đồng/tháng, 41.600 đồng/tháng, 36.400 đồng/tháng, 32.500 đồng/tháng. [Xem chi tiết danh sách các Vùng Tại đây]
- Số tiền đóng BHTN tối đa của người lao động tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là: 936.000 đồng/tháng, 832.000 đồng/tháng, 728.000 đồng/tháng, 650.000 đồng/tháng. [Xem chi tiết danh sách các Vùng Tại đây]
Các nội dung nêu trên được căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015, năm 2018, năm 2019); Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2015, năm 2018, năm 2020); Luật Việc làm 2013; Nghị định 38/2022/NĐ-CP; Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội.
Trong phạm vi bài viết này, BHXH được hiểu là bảo hiểm xã hội, BHYT được hiểu là bảo hiểm y tế, BHTN được hiểu là bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - Luật Bảo hiểm xã hội 2014 1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở. 2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. 3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. 4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này. |