Tiếp theo Phần 21; nay, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP cập nhật Toàn văn điểm mới Luật Đất đai 2024 [Phần 22 – Quyền, nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng QSDĐ và khi giải thể, phá sản].
Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt, nghiên cứu, áp dụng Luật Đất đai 2024; sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP cập nhật toàn văn điểm mới Luật Đất đai 2024 so với Luật Đất đai 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 (sau đây gọi gọn là Luật Đất đai 2013):
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
STT |
Luật Đất đai 2024 |
Luật Đất đai 2013 |
Ghi chú |
36 |
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ); QSDĐ của tổ chức kinh tế khi giải thể, phá sản1. Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng QSDĐ của cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng QSDĐ; b) Đất của cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm. 2. QSDĐ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ có nguồn gốc do Nhà nước hỗ trợ thì Nhà nước thu hồi đất đó theo quy định của Luật này và pháp luật về hợp tác xã; b) Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ không có nguồn gốc do Nhà nước hỗ trợ; đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất, QSDĐ đó là của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên. 3. QSDĐ của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp khi giải thể, phá sản được xử lý theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về phá sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. |
Điều 177. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng QSDĐ; QSDĐ của tổ chức kinh tế khi giải thể, phá sản 1. Tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế khác thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 174 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Đất của tổ chức kinh tế góp vốn có nguồn gốc do được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, do nhận chuyển nhượng QSDĐ; b) Đất của hộ gia đình, cá nhân góp vốn mà không phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm. 2. QSDĐ của hợp tác xã khi giải thể, phá sản thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì Nhà nước thu hồi đất đó; b) Đối với đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, do mua tài sản gắn liền với đất hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp từ người khác mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền mua tài sản gắn liền với đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; đất do thành viên góp quyền sử dụng vào hợp tác xã thì Nhà nước không thu hồi đất, QSDĐ đó là của hợp tác xã và được xử lý theo điều lệ của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên. 3. QSDĐ của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp khi giải thể, phá sản được xử lý theo quy định của pháp luật. |
- Luật Đất đai 2024 có thêm quy định mới so với Luật Đất đai 2013 về QSDĐ của liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản. - Thêm vào đó, Luật Đất đai 2024 còn quy định QSDĐ của tổ chức kinh tế là doanh nghiệp khi giải thể, phá sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về phá sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. |
Xem tiếp >>Toàn văn điểm mới Luật Đất đai 2024 [Phần 23 – Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất]