Hiện tại tôi đang tìm hiểu về tiêu chuẩn Công trình thủy lợi, thiết bị quan trắc. Cho hỏi Tiêu chuẩn này được quy định tại văn bản nào đang còn hiệu lực? – Phạm Cường (Tiền Giang).
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8215:2021: Công trình thủy lợi - Thiết bị quan trắc. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8215:2021 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4253 Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8304 Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8477 Công trình thủy lợi - Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9360 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9399 Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa;
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11699 Công trình thủy lợi - Đánh giá an toàn đập.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
2.1. Đơn nguyên đo (Measure unit)
Đoạn công trình có kết cấu vật liệu khác nhau, hoặc có cùng vật liệu và kết cấu nhưng được phân chia bởi các khớp (khe) nối mà trên đó có bố trí các thiết bị đo.
2.2. Tiết diện đo/Mặt cắt quan trắc (Measure section)
Mặt cắt ngang hay mặt cắt đứng để thể hiện vị trí, loại thiết bị đo.
2.3. Tuyến đo/Tuyến quan trắc (Measuring line)
Là đường thẳng theo phương ngang hay dọc tim công trình mà trên đó có bố trí các thiết bị đo.
2.4. Điểm đo/Điểm quan trắc (Measuring point)
Vị trí đặt từng thiết bị đo.
2.5. Thông số quan trắc (Monitoring parameters).
Những đại lượng cơ học như biến dạng, chuyển vị, ứng suất, áp lực, v.v..., xuất hiện trong các kết cấu của công trình dưới tác dụng của tải trọng.
2.6. Thiết bị quan trắc (Monitoring equipment).
Thiết bị được dùng để đo những thông số cần thiết phục vụ cho việc đánh giá trạng thái của công trình. Nó bao gồm các đầu đo/cảm biến gắn vào công trình và các dụng cụ để đọc số liệu của các đầu đo và cảm biến ấy.
2.7. Đầu đo/Cảm biến (Sensor)
Thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Đầu đo/Cảm biến làm việc theo những nguyên lý khác nhau như: điện trở, dây rung, thủy lực hay quang học.
2.8. Thiết bị đo/Dụng cụ đo (Readout unit)
Thiết bị/dụng cụ dùng để đo các số liệu (đại lượng quan trắc) của các đầu đo/cảm biến.
2.9. Quan trắc thủ công (Manual monitoring)
Phương pháp quan trắc trực tiếp do con người trực tiếp thực hiện bằng trực quan thông qua các dụng cụ đo để ghi đo số liệu cho từng đầu đo/cảm biến.
2.10. Quan trắc tự động (Automatic monitoring)
Phương pháp quan trắc gián tiếp, việc ghi đo số liệu được tự động thực hiện bằng cách kết nối các cảm biến vào một hệ thống có các dụng cụ đo tự động.
2.11. Số dọc ban đầu (Initial reading or zero reading)
Số đọc đầu tiên (số đọc "0”) của thiết bị quan trắc, sau khi đã được lắp đặt vào vị trí và chuẩn bị chịu tác động cần quan trắc gây sự biến đổi số đọc.
2.12. Giá trị giới hạn (Limited values)
Giá trị của thông số xem xét của công trình, được xác định theo lý thuyết cho điều kiện bất lợi nhất mà khi giá trị quan trắc lớn hơn giá trị này thì cần phải có các biện pháp kỹ thuật can thiệp đến công trình.
(i) Nội dung quan trắc phụ thuộc vào cấp, loại và hình thức công trình thực hiện theo quy định tại điều 5.1.
(ii) Quan trắc công trình phải được thực hiện liên tục ngay từ khi mở móng xây dựng, trong suốt quá trình thi công và khai thác vận hành.
(iii) Công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng tài liệu quan trắc:
- Công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng tài liệu quan trắc thực hiện theo các quy định về quản lý hồ sơ công trình;
- Các kết quả quan trắc cần được phân tích, tính toán, tổng hợp lưu trữ để sử dụng và cung cấp khi có yêu cầu;
(iv) Hồ sơ thiết kế quan trắc gồm quy trình lắp đặt, quy trình quan trắc cùng các biểu mẫu thống nhất để ghi chép số liệu quan trắc.
(v) Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật làm căn cứ để thiết kế quan trắc:
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến công tác thiết kế và thi công lắp đặt thiết bị quan trắc;
- Hồ sơ khảo sát, thiết kế công trình (đối với công trình xây dựng mới), báo cáo đánh giá hiện trạng và hồ sơ hoàn công (nếu có) của công trình đã xây dựng (đã có).
(vi) Khi thiết kế, thi công lắp đặt bổ sung (hoặc thay thế) hệ thống quan trắc cho các công trình đã có, thì tùy thuộc vào hiện trạng, khả năng thực hiện, số liệu quan trắc (nếu có) và cấp của công trình để luận chứng làm cơ sở thiết kế lắp đặt một phần hay toàn bộ các nội dung quan trắc theo quy định tại điều 5.1 Quá trình thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu hệ thống quan trắc cho các công trình đã có thực hiện tương ứng theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
(vii) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công trình để lựa chọn và đề xuất các hình thức quan trắc (thủ công hoặc tự động) quy định tại điều 5.2 thông qua việc phân tích so sánh về kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu về công tác quản lý vận hành. Thiết bị quan trắc nên bố trí theo từng tuyến đo vuông góc với trục (tim) của công trình để thuận tiện cho việc kết nối và quan trắc.
(viii) Bố trí thiết bị đo phục vụ cho quan trắc đặc biệt (nếu cần thiết) cũng như quan trắc tạm thời trong thời gian thi công nên tập trung vào một khối, một đoạn công trình (một đơn nguyên đo) đại diện quan trọng nhất mà dựa vào đó có thể đánh giá được sự làm việc của toàn bộ công trình.
(ix)Thiết kế quan trắc phải đảm bảo yêu cầu theo quy định tại điều 5.3.
(x) Thi công và nghiệm thu hệ thống thiết bị quan trắc phải tuân thủ hồ sơ thiết kế được phê duyệt.