Hiện tại tôi đang tìm hiểu về tiêu chuẩn Công trình thủy lợi, hố móng trong vùng cát chảy. Tiêu chuẩn này được quy định tại văn bản nào đang còn hiệu lực? – Tuấn Anh (Cần Thơ).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 03/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11323:2020: Công trình thủy lợi - Hố móng trong vùng cát chảy - Thi công và nghiệm thu. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11323:2020 có một số nội dung đáng chú ý sau:
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Một khu vực không gian xác định trong đất đá, sử dụng để thi công công trình thủy lợi, thực hiện bằng cách đào và di chuyển khối đất đá ra khỏi khu vực đó.
Hiện tượng cát bị kéo khi dòng thấm vượt giới hạn, trôi theo dòng nước vào trong hố móng.
Khu vực có hiện tượng cát bị nước ngầm làm dịch chuyển, trôi theo dòng nước vào trong hố móng.
Hiện tượng các hạt cát nhỏ hơn bị kéo ra ngoài qua kẽ hở giữa các hạt cát lớn hơn, dưới tác dụng cơ học của dòng thấm.
Hình thành khi áp lực đẩy ngược của nước ngầm lớn, làm cho cát dưới đáy hố móng bị cuốn theo nước ngầm đi lên bề mặt đáy hố móng. Mạch đùn hoặc mạch sủi có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung.
Kết cấu ở đáy hố mỏng, có tác dụng ngăn nước thấm qua đáy hố móng và chống áp lực đẩy nổi. Ngoài ra, còn có tác dụng như một tầng văng chống. Bịt đáy hố mỏng thi công bằng cách đổ bê tông trong nước, gọi là bê tông bịt đáy. Nếu thi công bằng phương pháp trộn sâu, gọi là xi măng đất bịt đáy.
Biện pháp đào hố móng công trình trong nền cát tự nhiên, không sử dụng các biện pháp chống đỡ thành hố móng.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
(i) Trước khi tiến hành thi công hố móng, cần nghiên cứu, đánh giá các tài liệu sau:
- Tài liệu địa hình khu vực xây dựng, khu vực hố móng;
- Tài liệu địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn liên quan đến hố móng;
- Tài liệu về dân sinh, kinh tế - xã hội;
- Tài liệu về vật liệu xây dựng xung quanh khu vực hố móng;
- Tài liệu về công trình.
(ii) Căn cứ vào hồ sơ thi công hố móng được phê duyệt, cần lập thiết kế chi tiết về tổ chức và biện pháp thi công, an toàn lao động.
(iii) Khi thi công hố móng phải tuân thủ hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật thi công đã được phê duyệt. Trường hợp nếu phát hiện thấy hồ sơ thiết kế hoặc chỉ dẫn kỹ thuật không phù hợp thì cần kiến nghị để điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung.
(i) Kiểm tra tài liệu địa hình, địa chất công trình và địa chất thủy văn: Trước khi tiến hành thi công, phải tự kiểm tra lại cao, tọa độ, địa hình của hố móng và địa chất công trình, địa chất thủy văn. Trường hợp phát hiện có sự sai khác đáng kể so với khảo sát thiết kế hoặc vượt quá giới hạn cho phép, cần bảo ngay cho các bên liên quan để chỉnh sửa bổ sung trước khi thực hiện.
(ii) Kiểm tra tài liệu khí tượng thủy văn: Trước khi tiến hành thi công, phải tự kiểm tra lại tài liệu khí tượng thủy văn. Nếu phát hiện sai khác giữa tài liệu quan trắc thực tế với tài liệu trong hồ sơ thiết kế thì phải báo cáo ngay với các bên liên quan để có biện pháp xử lý.
Khi thực hiện các biện pháp để xử lý nền cát chảy, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không được để dòng thấm kéo trôi cát và không được để đùn cát dưới nền và vách hố móng vào đáy hố móng;
- Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thi công móng công trình, mức nước ngầm phải duy trì ở cao trình thấp hơn đáy móng công trình ít nhất 0,5 m;
- Đảm bảo không gây biến dạng và ảnh hưởng đến kết cấu công trình lân cận;
- Biện pháp xử lý nền cát chảy phải khả thi và đảm bảo tính hợp lý về kinh tế;
- Trong trường hợp phải thi công công trình trong mùa mưa hoặc khi có nguồn nước mặt khác, biện pháp tiêu nước trong hố móng phải đảm bảo không làm phá hủy kết cấu đất của đáy và mái hố móng.