Tiêu chuẩn Việt Nam về Sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp được quy định chi tiết tại TCVN 13975:2024.
>> Quyền và trách nhiệm của ngân hàng trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ 17/7/2024
>> Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 15/8/2024
TCVN 13975:2024 được xây dựng trên cơ sở tham khảo JIS K 5668:2010, Texture paints (Synthetic resin emulsion type) (Sơn sần, (gốc nhũ tương nhựa tổng hợp)) do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như sau:
Căn cứ Mục 7.15 TCVN 13975:2024, việc xác định độ bền phơi nhiễm ngoài trời của sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp được thực hiện theo TCVN 9761 (ISO 2810) và các quy định như sau:
Sử dụng sáu tấm xi măng sợi có bề mặt đã được xử lý. Trước khi sơn mẫu, sơn phủ mặt sau một hoặc hai lần bằng phương pháp được mô tả trong Mục 7.14.1a). Tấm thử phải được sơn theo quy trình từ 7.14.1a) đến c) của TCVN 13975:2024 và để khô trong 7 ngày đến 14 ngày, số lượng tấm mẫu thử phải là 3 cho mỗi loại mẫu sơn cần thử và mẫu sản phẩm đối chứng, 1 trong 3 tấm mẫu thử là mẫu so sánh. Nếu đã biết rằng có rất ít sự thay đổi trong kết quả của từng mẫu cần thử độ bền phơi nhiễm ngoài trời, thì có thể sử dụng chỉ 1 tấm mẫu thử chịu tác động khí hậu.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Để xác định độ bền phơi nhiễm ngoài trời của sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp thì thực hiện theo các cách sau:
(i) Thời điểm bắt đầu thử nghiệm là tháng 4 hoặc tháng 10 hàng năm.
(ii) Thời gian thử nghiệm là 12 tháng.
(iii) Thời gian quan sát là 6 tháng một lần kể từ sau khi bắt đầu.
(iv) Các hạng mục đánh giá là cấp độ của độ phấn hóa và sự thay đổi ngoại quan của màng sơn.
(v) Cấp độ của độ phấn hóa được kiểm tra theo TCVN 12005-6 (ISO 4628-6).
(vi) Đối với những thay đổi về ngoại quan của màng sơn, sau khi kiểm tra cấp độ của độ phấn hóa, làm sạch mẫu thử chịu tác động của khí hậu và kiểm tra độ phồng, nứt và bong tróc bằng cách so sánh với mẫu đối chứng.
(vii) Mức độ thay đổi màu sắc phải được quan sát trực quan đối với 4 tấm thử gồm “tấm mẫu thử của sơn thử nghiệm”, “tấm mẫu thử so sánh của sơn thử nghiệm", “tấm mẫu thử của mẫu đối chứng”, và “tấm mẫu thử so sánh của mẫu đối chứng”; và mức độ thay đổi màu sẽ được xác định bằng so sánh trực tiếp sự khác biệt giữa sơn thử nghiệm và mẫu đối chứng.
(viii) Nếu các khiếm khuyết như bụi bẩn, đổi màu, vết nứt, v.v... xuất hiện trên bề mặt tấm mẫu thử độ bền phơi nhiễm ngoài trời do sự bám dính hoặc tác động của các vật chất từ bên ngoài, thì phải ghi lại các điều kiện tình trạng đó, và sử dụng làm tham khảo để đưa ra đánh giá cuối cùng.
Nếu độ phấn hóa có cấp độ 3 hoặc thấp hơn, không có hiện tượng phồng rộp, nứt hoặc bong tróc và mức độ thay đổi màu không lớn hơn so với sơn sản phẩm mẫu, thì kết luận mẫu sơn thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về độ bền phơi nhiễm ngoài trời quy định trong Bảng 1 TCVN 13975:2024.
Căn cứ Mục 9 TCVN 13975:2024, các thùng chứa sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp phải ghi rõ ra các thông tin sau đây bằng loại mực khó bị phai mờ.
(i) Tên sản phẩm.
(ii) Chủng loại.
(iii) Khối lượng tịnh hoặc dung tích thực.
(iv) Tên hoặc tên viết tắt của nhà sản xuất.
(v) Ngày hoặc viết tắt của ngày sản xuất.
(vi) Số hiệu sản xuất hoặc số lô.
(vii) Cách pha loãng (tỷ lệ nước và sơn).
(ix) Phương pháp sơn.
(x) Lượng sơn tiêu chuẩn.