Từ ngày 15/8/2024, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 02/08/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử có trách nhiệm như sau:
(i) Ban hành Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định hướng dẫn cho các thành viên khi tham gia và kết nối với hệ thống của tổ chức chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử; thông báo cho các thành viên trước khi điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định hướng dẫn này.
(ii) Đảm bảo sự vận hành thông suốt, duy trì hoạt động ổn định của hệ thống; thông báo cho các thành viên về kế hoạch nâng cấp, cập nhật, bảo trì hệ thống trong trường hợp có khả năng gây gián đoạn cung ứng dịch vụ cho khách hàng và các thành viên.
(iii) Công bố các loại phí và mức phí cho các thành viên trước khi áp dụng.
(iv) Ban hành quy định về quyết toán, đối soát, tra soát giữa tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử và các thành viên.
(v) Phối hợp với các thành viên xử lý lỗi, sự cố phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống.
(vi) Phối hợp với các thành viên xử lý yêu cầu hỗ trợ của khách hàng trong quá trình các thành viên cung cấp dịch vụ.
(vii) Phối hợp với các thành viên xác minh các trường hợp nghi ngờ phát sinh rủi ro gian lận, giả mạo.
(viii) Cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ, đột xuất về các giao dịch thông qua hệ thống của tổ chức chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử khi có yêu cầu của các thành viên.
(ix) Phối hợp với các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng, cung ứng dịch vụ.
(x) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với các thành viên.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 15/8/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tổ chức chuyển mạch tài chính quốc tế có trách nhiệm sau:
(i) Tuân thủ các trách nhiệm của tổ chức chuyển mạch tài chính theo quy định tại Mục 1 nêu trên.
(ii) Ban hành quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn kết nối các hệ thống thanh toán quốc tế để thực hiện chuyển mạch tài chính các giao dịch thanh toán quốc tế, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật Việt Nam.
(iii) Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với các hệ thống thanh toán quốc tế, phù hợp với quy định của pháp luật.
(Căn cứ khoản 2 Điều 35 Thông tư 40/2024/TT-NHNN)
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử có trách nhiệm được quy định như sau:
(i) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN và pháp luật hiện hành về hoạt động thanh toán, đảm bảo có tối thiểu các nội dung sau:
- Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với thành viên tham gia Hệ thống bù trừ điện tử.
- Tạm dừng, chấm dứt tư cách thành viên Hệ thống bù trừ điện tử.
- Quy trình nghiệp vụ thanh toán và cơ chế quản lý rủi ro của Hệ thống bù trừ điện tử.
- Quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý, giám sát hạn mức bù trừ điện tử.
- Thời gian hoạt động của Hệ thống bù trừ điện tử gồm: thời gian nhận lệnh, thời gian xử lý bù trừ, quyết toán, số phiên giao dịch bù trừ điện tử.
- Việc vấn tin, đối chiếu và quy trình xử lý sai sót, tra soát khiếu nại.
- Xử lý trong trường hợp Hệ thống bù trừ điện tử bị gián đoạn hoạt động do bảo trì, bảo dưỡng hoặc sự cố kỹ thuật, các trường hợp khẩn cấp.
- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó có nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong xử lý quyết toán bù trừ điện tử.
- Chính sách phí.
(ii) Xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý bù trừ các giao dịch thanh toán của các thành viên, đảm bảo Hệ thống bù trừ điện tử vận hành an toàn, thông suốt.
(iii) Theo dõi, quản lý và cập nhật kịp thời hạn mức bù trừ điện tử của các thành viên quyết toán; áp dụng các biện pháp cảnh báo hiệu quả để thành viên quyết toán kịp thời điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử, đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
(iv) Lập và gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán.
(v) Nhận và thông báo kết quả quyết toán bù trừ điện tử từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tới các thành viên quyết toán.
(vi) Tính toán, xác định nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của từng thành viên quyết toán và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để làm căn cứ thu hồi nợ đối với khoản vay để quyết toán bù trừ điện tử.
(vii) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) xây dựng quy trình phối hợp trong quản lý ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử của thành viên quyết toán.
(Căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 40/2024/TT-NHNN)