Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ thu thập, cập nhật các thông tin để hướng dẫn cách rút Pi Network về ví, để quý khách hàng có thể tham khảo và thực hiện.
>> Tổng hợp danh mục công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách rút Pi Network về ví với những bước cực kỳ đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, quý khách hàng cần lưu ý rằng Tiền ảo Pi network không phải phương tiện thanh toán hợp pháp.
Theo đó, quý khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn cách rút Pi Network về ví tại bài viết này chỉ với 04 bước sau đây:
Bước 01. Tạo và xác nhận ví Pi
Sau khi tải và cài đặt ứng dụng Pi Browser, sẽ tiến hành Đăng ký tài khoản và tạo ví Pi. Cuối cùng là bước Xác nhận ví bằng cách nhập lại mật khẩu vừa được tạo.
Bước 02. Xác minh danh tính - Hoàn thành KYC
KYC là từ gọi tắt của Know Your Customer, có nghĩa là xác minh danh tính. Cần hoàn thành bước này để có thể rút Pi từ ví Pi sang ví Mainnet.
Sau khi tạo và xác nhận ví, cần thực hiện xác minh danh tính và chờ đợi quá trình xác minh, khi tài khoản Pi được xác nhận thành công sẽ nhận được thông báo.
Bước 03. Chuyển Pi sang Mainnet
Việc chuyển Pi sang Mainnet sẽ có thể được thực hiện ngay khi xác minh danh tính thành công. Chọn tính năng chuyển Pi trên ứng dụng Pi Browser để chuyển Pi vào Mainnet.
Lưu ý rằng, khi thực hiện chuyển đổi Pi sẽ cần xác nhận ví Pi.
Bước 04. Rút Pi về ví cá nhân
Đây là bước cuối cùng để rút Pi Network về ví cá nhân.
Quý khách hàng có thể rút Pi Network về ví cá nhân sau khi đã chuyển Pi vào ví Mainnet thành công. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, cần sử dụng một ví hỗ trợ Pi Network (vd: ví Pi chính thức hoặc ví của bên thứ ba tương thích với Pi) để nhận và lưu trữ Pi.
Lưu ý rằng, những nội dung tại “Hướng dẫn cách rút Pi Network về ví” chỉ mang tính chất tham khảo. Để nắm được thông tin chính xác nhất, quý khách hàng cần theo dõi các chính sách từ Pi qua trang web chính thức hoặc các cộng đồng, diễn đàn.
Xem thêm
>> Tiền ảo Pi là gì? Tiền ảo Pi có phải là phương tiện thanh toán tại Việt Nam không?
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hướng dẫn cách rút Pi Network về ví
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 và khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì tiền ảo Pi network không phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể quy định như sau:
Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.
Theo Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì việc bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử, được quy định như sau:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an toàn thông tin mạng, pháp luật về an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan khi thực hiện giao dịch điện tử.
2. Thông tin trong thông điệp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.
Căn cứ Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023, gồm 06 hành vi sau đây bị cấm trong giao dịch điện tử, cụ thể là:
1. Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
3. Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
4. Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
7. Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
8. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.