Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1/7/2025.
>> Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
>> Phân phối tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước từ 15/4/2025
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về "lương cơ bản" trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng đây là thuật ngữ rất quen thuộc sử dụng trong lĩnh vực lao động - tiền lương.
Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Theo đó, lương cơ bản là mức lương cố định mà người lao động nhận được theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, hay các chế độ phúc lợi bổ sung khác.
Nói cách đơn giản, lương cơ bản là phần lương "cứng" mà người lao động được trả dựa trên công việc họ đảm nhận, thường được dùng làm cơ sở để tính toán các khoản khác như bảo hiểm xã hội, giờ làm thêm, hoặc các phúc lợi liên quan.
Cách xác định lương cơ bản:
- Đối với cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
- Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước:
Mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng
![]() |
Bảng tính các khoản hưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội tính theo lương cơ sở mới nhất |
Tăng lương cơ bản từ ngày 1/7/2025 phải không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
>> Xem thêm:
Mức lương mới trước và sau khi cải cách tiền lương, bỏ lương cơ sở
Bỏ lương cơ sở, mức lương mới là gì? Quy định về mức lương mới như thế nào?
Mức tham chiếu trước và sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng lương cơ bản từ ngày 1/7/2025.
Đối với mức lương cơ sở 2025 đang áp dụng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ ngày 01/7/2024 đến nay. Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Đối với mức lương tối thiểu vùng 2025 đang áp dụng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP từ ngày 01/7/2024 đến nay. Theo đó mức lương tối thiểu vùng hiện nay là: 4,96 triệu đồng (vùng I); 4,41 triệu đồng (vùng II); 3,86 triệu đồng (vùng III) và 3,45 triệu đồng (vùng IV).
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
3.450.000 |
16.600 |
(Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP)
>> Xem thêm: Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện năm 2025 trên cả nước
Tóm lại, hiện nay chưa có bất kỳ quy định chính thức nào về việc tăng lương cơ bản từ ngày 1/7/2025. Việc điều chỉnh lương trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội. Người lao động cần theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức để tránh nhầm lẫn với tin đồn không chính xác.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
…
Theo đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Ngoài ra. các khoản trợ cấp áp dụng lương cơ sở 2025 có thể kể đến như:
- Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau.
- Trợ cấp 1 lần khi sinh con.
- Mức dưỡng sức sau thai sản.
- Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Mức dưỡng sức sau điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp mai táng.
- Trợ cấp tuất hằng tháng.