Dưới đây là các quy định về thời điểm và hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2025.
>> Quy định mới về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm
>> Luật Bảo hiểm y tế 2024: Sửa đổi hình thức xử lý khi chậm đóng, trốn đóng BHYT
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, thời điểm hưởng trợ cấp được quy định như sau:
(i) Thời điểm để xác định tháng lương cơ sở vùng IV làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động được tính vào tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp bị tai nạn lao động mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
(ii) Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao được tính tại tháng người lao động bị chết.
(iii) Thời điểm hưởng trợ cấp đối với trường hợp giám định lại có kết quả tăng mức suy giảm khả năng lao động so với mức suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp thì được tính vào tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Toàn văn Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất 2024 |
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Lưu ý: Trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động, hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định như sau:
(i) Người lao động hoặc thân nhân người lao động bị nạn nộp hồ sơ theo quy định tại Mục 2 nếu trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong thời hạn như sau:
- 30 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bị chết.
(ii) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.